Bài tập trắc nghiệm Mùa xuân nho nhỏ - Dẫn luận ngôn ngữ & Thực hành tiếng Việt | Trường Đại học Quy Nhơn
Bài tập trắc nghiệm Mùa xuân nho nhỏ - Dẫn luận ngôn ngữ & Thực hành tiếng Việt | Trường Đại học Quy Nhơn được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Dẫn luận ngôn ngữ và thực hành Tiếng Việt
Trường: Đại học Quy Nhơn
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập trắc nghiệm Mùa xuân nho nhỏ
1. Tên thật của nhà thơ Thanh Hải là:
A. Phạm Ngọc Hoan B. Phạm Bá Ngoãn C. Phan Thanh Viễn D. Phạm Trí Viễn
2. Nhà thơ Thanh Hải viết:
Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. (Mùa xuân nho nhỏ)
Hai câu thơ trên có sự chuyển đổi cảm giác từ:
A. Thính giác đến thị giác. B. Thị giác đến xúc giác. C. Thính giác, thị giác đến xúc giác. D. Ba câu trên đều sai.
3. Chủ đề của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là gì?
A. Thể hiện sự suy tuy về đất nước trong gian lao B. Thể hiện tình yêu sâu nặng với xứ Huế
C. Thể hiện khát vọng được hoà mình vào nhịp sống đương thời
D. Thể hiện niềm yêu mến tha thiết cuộc sống, đất nước và ước nguyện của tác giả
4. Ý nào nêu đúng nhất về giọng điệu bài thơ trên?
A. Hào hùng, mạnh mẽ B. Trong sáng, thiết tha C. Bâng khuâng, tiếc nuối D. Nghiêm trang, thành kính
5. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được bắt nguồn từ cảm xúc nào?
A. Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân Hà Nội. B. Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế.
C. Cảm xúc về vẻ đẹp và truyền thống của đất nước. D. Cảm xúc về thời điểm lịch sử đáng ghi nhớ của dân tộc.
6. Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ có ý nghĩa gì?
A. Đây là mùa xuân bình thường trong cuộc đời của tác giả.
B. Đây là mùa xuân của một vùng đất nhỏ của đất nước.
C. Đây là ước nguyện của tác giả muốn đóng góp một phần nhỏ của mình là cho đất nước ngày càng giàu đẹp.
D. Đây là một trong bốn mùa đẹp nhất của tác giả.
7. Sự sáng tạo đặc sắc nhất của Thanh Hải trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là gì?
A. Hình ảnh cành hoa. B. Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ. C. Hình ảnh con chim.D. Hình ảnh nốt nhạc trầm.
8. Cảm nhận của em về lời thơ:
Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước.
A. Hình ảnh so sánh. B. Gợi liên tưởng đến vẻ đẹp, ánh sáng và hi vọng.
C. Cả hai đều đúng. D. Cả hai đều sai.
Câu 9: Bài thơ mùa xuân nho nhỏ được sáng tác trong giai đoạn nào?
A. 1930- 1945 B. 1954- 1975 C. 1945- 1954 D. 1975- 2000
Câu 10: Mùa xuân nho nhỏ được viết giống thể thơ của tác phẩm nào?
A. Đêm nay Bác không ngủ B. Bài thơ về tiểu đội xe không kính C. Đồng chí D. Đoàn thuyền đánh cá
Câu 11: Mùa xuân nho nhỏ bắt nguồn từ cảm xúc nào?
A. Cảm xúc về vẻ đẹp và truyền thống của đất nước B. Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế
C. Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân Hà Nội D. Cảm xúc về thời điểm lịch sử đáng nhớ của dân tộc
Câu 12: Ý nào nêu đúng nhất về giọng điệu của bài thơ?
A. Hào hùng, mạnh mẽ B. Bâng khuâng, tiếc nuối C. Trong sáng, thiết tha D. Nghiêm trang, thành kính
Câu 14: Tác giả đã sử dụng phép tu từ nào là chính trong đoạn thơ sau? Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng
A. So sánh B. Ẩn dụ C. Hoán dụ D. Nhân hóa
Câu 15: Dòng nào sau đây nói đúng về hình ảnh con chim hót, cành hoa, nốt trầm xao xuyến?
A. Là những gì đẹp nhất của mùa xuân B. Là những gì nhỏ bé trong cuộc sống
C. Là những gì đẹp nhất mà mỗi con người muốn có
D. Là mong muốn khiêm nhường và tha thiết của nhà thơ
Câu 16: Phép tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Một mùa xuân nho nhỏ”?
A. So sánh B. Nhân hóa C. Ẩn dụ D. Ẩn dụ
Câu 17: Nhà thơ thể hiện tình cảm gì qua bài thơ trên?
A. Tình yêu thiên nhiên, đất nước B. Tình yêu cuộc sống C. Khát vọng cống hiến cho đời D. Cả 3 ý trên
Câu 18: Bài thơ mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời,
thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp sức lực vào mùa xuân lớn của đất nước?
A. Đúng B. Sai
Câu 19: Mùa xuân nho nhỏ được viết giống thể thơ của tác phẩm nào?
A. Đêm nay Bác không ngủ
B. Bài thơ về tiểu đội xe không kính
C. Đồng chí D. Đoàn thuyền đánh cá
Câu 20: Mùa xuân của đất trời đã được tác giả phác họa bằng những hình ảnh, chi tiết nào ?
A. Màu sắc, hình ảnh, âm thanh
B. Bông hoa, dòng sông, tiếng chim hót. .
C. Bông hoa, dòng sông, tiếng chim hót giọt âm thanh. D. Cảnh sắc của xứ Huế.
Câu 21: Viết Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải đã thể hiện được :
A. Một tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên say đắm của mình.
B. Niềm tha thiết yêu cuộc sống, khát vọng được dâng hiến cho đời của nhà thơ.
C. Tình yêu đất nước- một đất nước đang hối hả chiến đấu và dựng xây.
D. Niềm say sưa ngây ngất của mình trước mùa xuân của đất trời.
Câu 22: Những hình ảnh nào đã thể hiện ước nguyện khiêm nhương mà cao đẹp của nhà thơ ?
A. Cành hoa, con chim hót. B. Cành hoa, con chim hót, dòng sông xanh.
C. Cành hoa, con chim hót, nốt trầm xao xuyến D. Cành hoa, con chim hót, giọt sương mai. Cho đoạn thơ sau Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Câu 23: Những hình ảnh “ con chim” , “cành hoa” , “nốt trầm xao xuyến” cùng có chung một ý nghĩa biểu tượng gì ?
A. Là những gì tươi đẹp , có ích cho cuộc đời. B. Là những gì bình dị ,nhỏ bé, nhưng có ích cho cuộc đời .
C. Là những cống hiến lớn lao cho cuộc đời. D. Là những hình ảnh đẹp nhất của mùa xuân
Câu 24: Điều tâm niệm của nhà thơ thể hiện rõ nét qua khổ thơ trên là gì ?
A. Khát vọng được sống và được hưởng một cuộc sống tươi đẹp.
B. Niềm khát khao được làm những gì thật sự lớn lao có ích cho đất nước
C. Khát khao được hòa mình vào thiên nhiên
D. Khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống, cống hiến phần tốt đẹp dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước .
Câu 25: Mùa xuân tươi đẹp của đất nước được tập trung thể hiện qua những hình ảnh nào ?
A. Người cầm súng, người ra đồng, lộc non. B. Hình ảnh, so sánh, từ láy.
C. Lộc trải dài nương mạ. D. Lộc giắt đầy trên lưng.
Câu 26: Bài thơ muốn gửi đi thông điệp gì?
A. Thất bại là mẹ thành công. B. Sống là cống hiến.
C. Sức khỏe là điều tuyệt vời nhất của chúng ta. D. Hãy chậm rãi để hưởng thụ cuộc sống tươi đẹp.
Câu 27: Sự chuyển đổi ngôi thứ từ "tôi" sang "ta" có ý nghĩa gì?
A. Khẳng định vai trò của tác giả đối với cuộc đời. B. Thể hiện cái tôi cá nhân của tác giả trước cuộc đời.
C. Nói về quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 28: Hành động đưa ray ra "hứng" "giọt long lanh" và "tiếng chim" thể hiện cảm xúc gì của tác giả?
A. Cảm nhận được những điều gần gũi, thanh bình của quê hương.
B. Cái nhìn trìu mến đối với cảnh vật. C. Ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời. D. Tất cả các đáp án trên
Câu 29: Nhan đề "Mùa xuân nho nhỏ" mang ý nghĩa gì?
A. Là biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người.
B. Là quan niệm về sự thống nhất giữa cái riêng với cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng.
C. Là nguyện ước thiêng liêng của nhà thơ.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 30: Nhận xét nào đúng nhất về nội dung bài thơ?
A. Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời.
B. Bài thơ là những cảm nhận, suy ngẫm về tình cảm gia đình nói chung.
C. Bài thơ thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước. D. Phương án A và C
Câu 31: Nhận định nào đúng khi giới thiệu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ?
A. Bài thơ với chất liệu dân gian với những hình ảnh thơ độc đáo đã ngợi ca ý nghĩa cuộc sống đối với mỗi người
B. Là bài ca bất hủ gắn bó cùng những thăng trầm, gian khổ của chiến tranh.
C. Là tiếng nói thiết tha của người trọng bệnh đang khao khát được cống hiến cho cuộc đời.
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
32. Từ ‘lộc” trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được hiểu theo nghĩa?
A. Lợi lộc, may mắn. B. Chồi non.
C. Đem mùa xuân đến cho mọi miền đất nước. D. Cả B và c đều đúng.
Câu 33: Xác định biện pháp tu từ trong hai câu thơ: Dù là tuổi hai mươi /Dù là khi tóc bạc.
A. Hoán dụ B. Ẩn dụ. C. Điệp ngữ. D. Cả B và C đều đúng.
34. “Giọt long lanh” trong bài Mùa xuân nho nhỏ là giọt gì?
A. Mưa xuân. B. Sương sớm. C. Âm thanh tiếng chim chiền chiện. D. Tưởng tượng của nhà thơ.
35. Câu hát “Nam ai Nam bình” là điệu ca ở vùng nào trên đất nước ta?
A. Dân ca Bắc Bộ. B. Dân ca Nam Bộ. C. Dân ca xứ Huế. D. Dân ca xứ Nghệ.
Câu 36: Bài thơ mùa xuân nho nhỏ được sáng tác trong giai đoạn nào?
A. Viết tháng 11- 1980, trong những ngày nhà thơ vận lộn với bệnh tật trước khi qua đời.
B. Viết tháng 11- 1981, trong những ngày nhà thơ vận lộn với bệnh tật trước khi qua đời
C. Viết tháng 11- 1982, trong những ngày nhà thơ vận lộn với bệnh tật trước khi qua đời.
D. Viết tháng 11- 1979, trong những ngày nhà thơ vận lộn với bệnh tật trước khi qua đời.
Câu 37: Cảm xúc của tác giả qua đoạn thơ sau là gì?
Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng
A. Sung sướng, xúc động B. Tự hào, biết ơn C. Thương cảm, thành kính D. Buồn thương, đau xót
Câu 38: Hành động đưa ray ra "hứng" "giọt long lanh" và "tiếng chim" thể hiện cảm xúc gì của tác giả?
A. Cảm nhận được những điều gần gũi, thanh bình của quê hương.B. Cái nhìn trìu mến đối với cảnh vật.
C. Ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời. D. Tất cả các đáp án trên
II. PHẦN TỰ LUẬN: (5đ) ĐÊ 1: Cho câu thơ sau: Mọc giữa dòng sông xanh
…………………………..
Câu 1: Hãy chép chính xác những dòng thơ còn lại để hoàn thiện khổ thơ? Đoạn thơ trên trích trong bài
thơ nào của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
Câu 2: Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của khổ thơ em vừa chép?
Câu 3: Chỉ ra thành phần biệt lập được sử dụng trong khổ thơ vừa chép?
Câu 4: Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ?
Câu 5: Viết đoạn văn(7-10 câu) trình bày cảm nhận về bức tranh thiên nhiên được thể hiện trong đoạn
thơ( trong đoạn văn có sử dụng phép thế và gạch chân phép thế đó) ĐỀ 2:
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4 Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc.
(Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải)
Câu 1. Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?
Câu 2. Xác định 2 biện pháp tu từ chính được tác giả sử dụng trong đoạn thơ và phân tích hiệu quả nghệ thuật của chúng?
Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn thơ?
Câu 4. Nhan đề "Mùa xuân nho nhỏ" được cấu tạo bởi những từ loại nào? Việc kết hợp như vậy thể hiện
nguyện vọng nào của tác giả?
Câu 5. Đoạn thơ gợi cho anh (chị) những tình cảm gì về ý nghĩa cuộc sống của mỗi con người?
Câu 6. Nốt nhạc trong bài thơ thể hiện nét gì? Điều đó góp phần gì vào việc thể hiện nguyện ước của tác giả?
ĐỀ 3:Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, nhà thơ bắt đầu bằng câu:
Mọc giữa dòng sông xanh
Câu 1. Chép chính xác 11 câu tiếp theo để hoàn thiện đoạn thơ.
Câu 2. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ, trong hoàn cảnh đó có ý nghĩa thế nào đối với việc bày tỏ cảm xúc của nhà thơ?
Câu 3. Nêu ý nghĩa nhan đề bài thơ, từ đó liên hệ tới mối quan hệ với tác phẩm.
Câu 4. Những câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Em hãy nêu tác dụng của biện pháp ấy.
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
Câu 5. Từ “lộc” trong bài được sử dụng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Theo em, vì sao hình ảnh “người
cầm súng” lại được tác giả miêu tả “Lộc giắt đầy trên lưng”?
Câu 6. Em hãy chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng của chúng.
Chép khổ thơ thứ 3 của bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương. Niềm xúc động của nhà thơ khi vào viếng lăng Bác.
Phân tích những điểm đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ Viếng lăng Bác (Viễn Phương).
1. Những điểm đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ Viếng lăng Bác (Viễn Phương).
2. Thể thơ tự do: Thể hiện mạch cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ, niềm xúc động, đau xót khi đến viếng lăng Bác.
3. Nhịp thơ chậm, biến đổi theo cảm xúc trữ tình. Giọng điệu thơ phù hợp với sự tuôn chảy tự nhiên của
cảm xúc. Giọng điệu vừa tha thiết, vừa trang nghiêm, xen lẫn đau xót, tự hào.
4. Hình ảnh ẩn dụ: Trời xanh, vầng trăng, mặt trời ⟶ thể hiện sự tôn kính với Bác.
– “Trời xanh”: tượng trưng cho sự vĩnh hằng, vô tận của tên tuổi và sự nghiệp của Người.
– “Vầng trăng”: tâm hồn cao đẹp của Người.
– “Mặt trời”: Sự vĩ đại của Bác, vừa thể hiện niềm tôn kính của nhân dân đối với Người.
5. Điệp ngữ: “Muốn làm” – thể hiện ước nguyện thiết tha muốn được ở bên Bác.
– Điệp ngữ: “Muốn làm” được lặp đi nhiều lần như một niềm chung thủy sắt son, một ước nguyện rất chân
thành của nhà thơ trước khi đi vào giấc ngủ nghìn thu của Người.
1. (2đ) Đại từ “tôi” chuyển sang đại từ “ta” trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải có phải
là ngẫu nhiên không? Vì sao?
2. (3đ) Sự chuyển đổi của thiên nhiên, đất trời vào thu được miêu tả như thế nào trong bài thơ Sang
thu của Hữu Thỉnh?
1. (2đ) Đại từ “tôi” chuyển sang “ta” trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải không phải là ngẫu nhiên. Vì:
– Xưng “tôi” vừa biểu hiện một cái tôi cụ thể rất riêng của tác giả, vừa thể hiện sự nâng niu trân trọng của
tác giả trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân thiên nhiên và đất nước.
– “Ta” vừa số ít, vừa số nhiều; vừa nói lên được nỗi niềm riêng cùa tác giả, vừa diễn đạt cái chung của mọi
người. Đó là tâm sự, là ước vọng cửa tác giả nhưng cũng là của chung mọi người. Cách chuyển cách xưng
hô thể hiện khát vọng sống có ích, đem hương sắc, niềm vui tô điểm cho mùa xuân đất nước.
2.: (3đ) Sự chuyển đổi của thiên nhiên, đất trời vào thu được miêu tả trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh:
– Hương ổi lan vào không gian phả vào gió se. (Khứu giác)
– Gió se, nhè nhẹ hơi lạnh và khô. (Xúc giác)
– Sương thu nhè nhẹ mỏng manh “chùng chình qua ngõ”. (Thị giác)
– Dòng sông trôi chậm rãi, không cuồn cuộn, ào ạt như thời gian mùa hè, gợi sự bình yên.
– Những cánh chim đã bắt đầu vội vã bay đi, tìm nơi tránh rét ở những miền ấm áp hơn.
– Những đám mây lơ lửng trên tầng không làm cho người đọc cảm nhận cả không gian và thời gian đang
chuyển mùa: nửa là của mùa hạ. nửa lại vắt sang thu.
– Nắng vẫn còn nồng nhưng những cơn mưa rào mùa hạ đã bớt dần.
⟶ Cảnh vật sống động, đẹp và có hồn.
⟶ Tác giả đã cảm nhận qua nhiều giác quan: tâm hồn nhạy cảm, quan sát tinh tế, miêu tả không gian cảnh
vật như đang từ từ chuyển sang mùa thu. Đây là sự liên tưởng sáng tạo và thú vị.
Câu 2. Các hình ảnh “con chim”, “một cành hoa”, “một nốt trầm” có những đặc điểm gì giống nhau?
Là những hình ảnh bình dị, khiêm nhường của thiên nhiên, cuộc sống mang lại niềm vui, vẻ đẹp cho
đời một cách tự nhiên.
Là những hình ảnh mang ước nguyện chân thành, tha thiết của nhà thơ: được cống hiến những gì tốt
đẹp, dù nhỏ bé, đơn sơ cho cuộc đời chung.
Câu 3. Xác định một biện pháp tu từ mà em thích nhất trong đoạn thơ trên và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Nhân hóa: "vất vả và gian lao", tổ quốc như một người mẹ tần tảo, vất vả và gian lao, đã làm nổi bật
sự trường tồn của đất nước. Để có được sự trường tồn ấy, tổ quốc đã thấm bao máu, mồ hôi và cả
nước mắt của các thế hệ, của những tháng năm đằng đẵng lúc hưng thịnh, lúc thăng trầm. Nhưng dù
kẻ thù có mạnh đến đâu thì dân tộc Việt Nam cũng sẽ không khuất phục.
So sánh: "Đất nước như vì sao / Cứ đi lên phía trước" ➞ làm ý thơ hàm súc, giàu tính biểu đạt hơn.
Sao là nguồn sáng bất diệt của thiên hà, là vẻ đẹp lung linh của bầu trời đêm, là hiện thân của sự vĩnh
hằng trong vũ trụ. So sánh như thế, là tác giả đã ngợi ca đất nước trường tồn, và đang hướng về một
tương lai tươi sáng. Qua đó cũng thể hiện niềm tin tưởng của tác giả vào tương lai rạng ngời của dân tộc Việt Nam.
Điệp ngữ "đất nước" được nhắc lại hai lần thể hiện sâu sắc ý vất vả, đất nước vẫn tỏa sáng đi lên
không gì có thể ngăn cản được.
Điệp từ "ta" được lặp đi lặp lại thể hiện một ước nguyện chân thành, thiết tha.
Liệt kê: Chim hót, cành hoa, nốt trầm cho thấy ước nguyện giản dị, chân thành.
Câu 4. Đoạn thơ gợi cho em suy nghĩ gì về cuộc sống có ý nghĩa của mỗi con người?
Được sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước hòa bình chúng ta phải biết yêu cuộc sống, yêu
đất nước, biết ơn những con người Việt Nam cần cù trong lao động, anh dũng kiên cường đấu tranh
có được hòa bình hôm nay.
Phải biết tin yêu và tin tưởng rằng Tổ Quốc ta dù trải qua bao thăng trầm biến đổi bởi chiến tranh,
bom đạn,… nhưng vẫn ngời sáng lung linh như những vì sao.
Phải biết tự hào, trân trọng gìn giữ và ra sức cống hiến, phát triển để nước nhà đi lên và cuộc sống
ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Phải biết hóa thân "sống đẹp" để hiến dâng, để phục vụ cho một mục đích cao cả "làm nên đất nước muôn đời".
Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, nhà thơ bắt đầu bằng câu:
Mọc giữa dòng sông xanh
Câu 1. Chép chính xác 11 câu tiếp theo để hoàn thiện đoạn thơ.
Câu 2. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ, trong hoàn cảnh đó có ý nghĩa thế nào đối với việc bày
tỏ cảm xúc của nhà thơ?
Câu 3. Nêu ý nghĩa nhan đề bài thơ, từ đó liên hệ tới mối quan hệ với tác phẩm.
Câu 4. Những câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Em hãy nêu tác dụng của biện pháp ấy.
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
Câu 5. Từ “lộc” trong bài được sử dụng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Theo em, vì sao hình ảnh
“người cầm súng” lại được tác giả miêu tả “Lộc giắt đầy trên lưng”?
Câu 6. Em hãy chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng của chúng.
Đáp án đọc hiểu Mùa xuân nho nhỏ Câu 2.
Hoàn cảnh sáng tác: Mùa xuân nho nhỏ được viết vào tháng 11/1980, không bao lâu sau trước khi
nhà thơ qua đời, thể hiện được niềm yêu mến cuộc sống, yêu nước thiết tha và ước nguyện của tác giả.
➞ Từ tình yêu cuộc sống, yêu cuộc đời, thiên nhiên được khơi nguồn, nảy nở từ sức sống, vẻ đẹp
của mùa xuân thiên nhiên, mở rộng ra với mùa xuân đất nước, cách mạng. Cảm xúc lắng đọng dần
vào suy tư và ước nguyện: nhà thơ muốn nhập vào bản hòa ca vĩ đại của cuộc đời bằng một nốt trầm
xao xuyến của riêng mình, góp vào mùa xuân chung lớn lao “mùa xuân nho nhỏ”. Câu 3.
Ý nghĩa nhan đề bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" (Thanh Hải ).
"Mùa xuân nho nhỏ" là một nhan đề hay, một ẩn dụ đầy sáng tạo, giàu ý nghĩa đã góp phần thể hiện
nội dung tư tưởng của tác phẩm - ước nguyện chân thành của nhà thơ Thanh Hải dành cho cuộc đời. Ý nghĩa:
Thể hiện ước nguyện, khát vọng khiêm nhường mà rất đỗi chân thành, tha thiết, cao đẹp.
Thể hiện quan niệm về sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng. Ai
cũng phải sống có ích cho đời, sống làm đẹp cho đất nước. Câu 4.
Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:
Giọt long lanh là những giọt mưa xuân, giọt mưa xuân, trong sáng, rơi xuống từng nhành cây, kẽ lá.
Tiếng chim từ chỗ là âm thanh (cảm nhận bằng thính giác) chuyển thành “từng giọt” (hình và khối,
cảm nhận bằng thị giác), từng giọt long lanh ánh sáng và màu sắc có thể bằng xúc giác (tôi đưa tay tôi hứng).
→ Câu thơ gợi ra niềm cảm xúc say mê, ngây ngất của tác của tác giả trước cảnh trời đất xứ Huế vào mùa
xuân, thể hiện mong muốn hòa nhập thiên nhiên, đất trời trong tâm tưởng giữa mùa đông lạnh giá khiến ta vô cùng khâm phục. Câu 5.
Từ “lộc” trong câu thơ là từ có tính nhiều nghĩa.
Nghĩa chính: là những mầm non nhú lên ở cây khi mùa xuân đến.
Nghĩa chuyển: sức sống, sức phát triển của đất nước, với nhiệm vụ bảo vệ đất nước trong những ngày đầu xuân.
Hình ảnh “Người cầm súng” lại được tác giả miêu tả “Lộc giắt đầy trên lưng” là vì: Trên đường hành quân,
trên lưng người lính lúc nào cũng có những cành lá để ngụy trang, trên đó có những lộc non mới nhú lên
khi mùa xuân đến. Với nghĩa chuyển của từ “lộc”, ta cảm nhận anh bộ đội như mang trên mình mùa xuân
của đất nước. Anh cầm súng để bảo vệ mùa xuân tươi đẹp đó. Cách diễn đạt sức sống của một đất nước
vào mùa xuân với nhiệm vụ lớn lao: Bảo vệ đất nước thật cụ thể và sinh động.
Câu 6. Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng của chúng:
- Đảo ngữ từ “mọc”
➞Tác dụng: Nhấn mạnh vị trí trung tâm và sức sống tiềm tàng của bông hoa xứ Huế.
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: “Giọt long lanh”
➞Tác dụng: “Giọt long lanh rơi” có phải giọt sương, giọt nắng, giọt mưa , hay chính là giọt âm thanh của
tiếng chim chiền chiện đã ngưng đọng thành hình, thành khối, thành sức sống mùa xuân có sắc màu lóng
lánh? Rõ ràng, âm thanh tiếng chim vô hình, vô ảnh vốn được cảm nhận bằng thính giác đã được hữu hình,
hữu ảnh thành vật thể được cảm nhận bằng thị giác và xúc giác.
- Điệp cấu trúc “mùa xuân người cầm súng – mùa xuân người ra đồng”
➞Tác dụng: Nhấn mạnh hai lực lượng nòng cốt của đất nước là người lính và người nông dân với hai
nhiệm vụ là bảo vệ và xây dựng đất nước. - Ẩn dụ từ “lộc”
➞Tác dụng: chỉ chồi non, lá non. Nhưng “lộc” còn có nghĩa là mùa xuân, là sức sống, là thành quả hạnh
phúc. Đặc biệt hơn từ lộc còn là sức sống, là tuổi trẻ, sức thanh xuân tươi mới đầy mơ ước, lí tưởng, đầy
những hoài bão và khát vọng cống hiến của tuổi trẻ, sôi nổi trong mỗi tâm hồn con người – tâm hồn của
người lính dũng cảm, kiên cường nơi lửa đạn bom rơi – tâm hồn của người nông dân cần cù, hăng say tăng
gia sản xuất. “Lộc” chính là thành quả hôm nay và niềm tin, hy vọng ngày mai.
- So sánh từ “như” + Điệp ngữ từ “tất cả”
➞Tác dụng: Nhà thơ đã khái quát được cả một thời đại của dân tộc. Cả đất nước đang hối hả, khẩn trương
sản xuất và chiến đấu. Tất cả đều náo nức, rộn ràng trong mùa xuân tươi đẹp của thiên nhiên, của đất nước. - Dấu (…)
➞Tác dụng: Thể hiện đất nước sẽ còn phát triển không ngừng trong tương lai.
Đề đọc hiểu Mùa xuân nho nhỏ - Đề 3
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4 Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc.
(Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải)
Câu 1. Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?
Câu 2. Xác định 2 biện pháp tu từ chính được tác giả sử dụng trong đoạn thơ và phân tích hiệu quả nghệ thuật của chúng?
Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn thơ?
Câu 4. Nhan đề "Mùa xuân nho nhỏ" được cấu tạo bởi những từ loại nào? Việc kết hợp như vậy thể hiện
nguyện vọng nào của tác giả?
Câu 5. Đoạn thơ gợi cho anh (chị) những tình cảm gì về ý nghĩa cuộc sống của mỗi con người?
Câu 6. Nốt nhạc trong bài thơ thể hiện nét gì? Điều đó góp phần gì vào việc thể hiện nguyện ước của tác giả?
Đáp án đọc hiểu Mùa xuân nho nhỏ
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.
Câu 2: Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: (Các em lựa chọn 2 trong các BPTT bên dưới)
Biện pháp điệp ngữ: “ta làm” diễn tả khát vọng muốn được làm những việc hữu ích dâng hiến cho cuộc đời
được bày tỏ qua những hình ảnh tự nhiên, giản dị: chim, nhành hoa, nốt trầm.
Điệp từ “ta” như một lời khẳng định, đó không chỉ là ước nguyện của nhà thơ mà còn là ước nguyện
chung của rất nhiều người.
Biện pháp đảo ngữ trong câu thơ “lặng lẽ dâng cho đời”: nhấn mạnh vào trạng thái thầm lặng khi
cống hiến, khát vọng được hóa thân một cách lặng lẽ, khiêm nhường.
Điệp ngữ “dù là” nhấn mạnh vào sự tha thiết cũng như sức cống hiến không ngừng nghỉ, có thể nói
đây là sự tận hiến của người khát khao sống có ích cho đời dù là khi trẻ hay già.
Mùa xuân nho nhỏ: biện pháp ẩn dụ đầy sáng tạo thể hiện thiết tha và cảm động ước mong được
cống hiến, sống đẹp và có ích với cuộc đời chung.
Câu 3: Nội dung chính của đoạn thơ là khát vọng mãnh liệt của nhà thơ khi muốn hóa thân mình thành
một mùa xuân nho nhỏ lặng lẽ tỏa hương cho đời để cống hiến cho đất nước, nhân dân những điều cao đẹp. Câu 4.
Cấu tạo nhan đề: một danh từ ("mùa xuân") kết hợp với một tính từ ("nho nhỏ").
Tác dụng: Làm cho hình ảnh mùa xuân trở nên hiện hữu, có hình khối qua đó giúp tạo sự hấp dẫn, thu hút hơn với bài thơ. Giải thích thêm:
“Mùa xuân” mang ý nghĩa tả thực – đó là mùa khởi đầu của một năm, là mùa của lộc non lá biếc,
của vạn vật sinh sôi nảy nở.
“Mùa xuân” còn mang ý nghĩa ẩn dụ, biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của sự sống và
cuộc đời mỗi con người. Mùa xuân hay chính là sức trẻ trong tâm hồn và trí tuệ, là nhiệt huyết và
năng lực cống hiến của mỗi người vào mùa xuân lớn của thiên nhiên, của đất nước.
Từ láy “nho nhỏ” làm rõ hơn đặc điểm của mùa xuân rất giản dị, rất khiêm nhường. Câu 5.
Đảm bảo yêu cầu về hình thức của đoạn văn.
Nội dung nêu được những ý cơ bản: Sống ở trên đời phải biết sống vì cái chung, phải biết cống hiến cho
đời. Cuộc sống vì vậy mới trở nên thật sự có ý nghĩa. Câu 6.
“Một nốt trầm” chính là sự khiêm nhường, lặng lẽ của tác giả giữa bản giao hưởng bất tận của cuộc sống.
Nốt trầm góp một chút công sức để các nốt nhạc khúc thăng hoa hơn, ở đây tác giả rất tinh tế khi kết hợp
nốt trầm lắng với tính từ “xao xuyến”. Như vậy, chính nốt trầm cũng tạo dấu ấn, gây được những xao động
đẹp đẽ trong lòng người đọc. Qua đó thể hiện nguyện ước chân thành, nhỏ bé của nhà thơ được hóa thân
thành những điều đẹp đẽ như nốt trầm xao xuyến kia, luôn có mặt, hiện hữu trong bản đàn muôn bậc của sự sống. Cho câu thơ sau: Mọc giữa dòng sông xanh
…………………………..
Câu 1: Hãy chép chính xác những dòng thơ còn lại để hoàn thiện khổ thơ? Đoạn thơ trên trích trong bài
thơ nào của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
Câu 2: Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của khổ thơ em vừa chép?
Câu 3: Chỉ ra thành phần biệt lập được sử dụng trong khổ thơ vừa chép?
Câu 4: Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ?
Câu 5: Viết đoạn văn(7-10 câu) trình bày cảm nhận về bức tranh thiên nhiên được thể hiện trong đoạn
thơ( trong đoạn văn có sử dụng phép thế và gạch chân phép thế đó) Gợi ý:
Câu 1: Đoạn thơ được trích trong bài “ Mùa xuân nho nhỏ” của tác giả Thanh Hải
Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ ra đời tháng 11/ 1980 trong hoàn cảnh đặc biệt:- Đất nước vừa trải qua cuộc
chiến tranh biên giới phía Bắc, nên kinh tế còn trì trệ, kém phát triển.
Câu 2: – Thể thơ: 5 chữ
– Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
Câu 3: Từ “ơi” trong câu thơ “ Ơi con chim chiền chiện” thuộc thành phần biệt lập dùng để gọi đáp. Câu 4:
– Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác qua câu thơ “ Từng giọt long lanh rơi; Tôi đưa tay tôi hứng”
Tác dụng: Thể hiện cảm xúc say sưa ngây ngất của tác giả trước cảnh đất trời xứ Huế vào xuân. Đồng thời
tác giả còn muốn hòa nhập vào thiên nhiên, đất trời. Từ đó cho thấy được tình yêu thiên nhiên của tác giả.
– Nghệ thuật đảo ngữ qua hai câu thơ “ Mọc giữa dòng sông xanh; Một bông hoa tím biếc” Tác dụng: Tác
giả đặt từ “ mọc” lên đầu câu cho thấy được sức sống mãnh liệt, sự vươn lên trỗi dậy của bông hoa. Từ đó,
cho ta thấy được sức sống mãnh liệt của mùa xuân thiên nhiên.
– Nghệ thuật nhân hóa lời gọi “ơi” và lời hỏi “ chi”
Tác dụng : Câu thơ đã trở thành lời trò truyện trực tiếp với thiên nhiên, bộc lộ sự ngạc nhiên, xúc động
trước vẻ đẹp của mùa xuân.
Câu 5: Cần trình bày một cách tự nhiên, chân thành những cảm nhận của bản thân về đoạn thơ được trích.
Vẻ đẹp trong sáng, đầy sức sống của xứ Huế mùa xuân. Bức tranh được nhà thơ vẽ với màu sắc hài
hoà, điểm vào đó là âm thanh cao vút, vui tươi, rộn ràng…
Động từ mọc đảo lên đầu câu nhấn mạnh sự sống của bông hoa. + Tình cảm của nhà thơ.
+ Tình yêu mùa xuân thể hiện qua bức tranh xuân, qua câu hỏi con chim chiền chiên.
+ Hành động “hứng” giọt long lanh rơi là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Sự níu giữ, yêu tha thiết mùa xuân,
cuộc đời, dồn vào hành động ấy. Đoạn văn tham khảo:
Đoạn thơ trên được trích trong văn bản “ Mùa xuân nho nhỏ” của tác giả Thanh Hải đã rất thành công
trong việc thể hiện bức tranh thiên nhiên mùa xuân xứ Huế thật đẹp và đầy sức sống(1). Tác giả đã sử
dụng nghệ thuật đảo ngữ, động từ “mọc” được đặt ở ngay đầu câu thơ cho thấy được sức sống mãnh liệt
của bông hoa(2). Không gian cao rộng của bầu trời, rộng dài của dòng sông, màu sắc hài hòa của bông hoa
tím biếc và màu xanh của dòng sông- màu sắc đặc trưng của xứ Huế (3). Rộn rã, tươi vui giữa âm thanh
của tiếng chim chiền chiện, lan tỏa khắp bầu trời xuân(4). Các từ “ơi”, “ chi”, “ mà” như những lời trò
chuyện với thiên nhiên thật trìu mến, thân thương(5).
Đặc biệt hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “Từng giọt long lanh rơi; Tôi đưa tay tôi hứng” đã thể hiện
cảm xúc say xưa, ngây ngất của nhà thơ trước đất trời xứ Huế vào xuân(6). Tóm lại, với việc sử dụng thể
thơ ngũ ngôn gần với giọng điệu dân ca miền Trung tạo ra âm hưởng nhẹ nhàng và tha thiết, thấm vào lòng
người đoạn thơ cho ta thấy lòng yêu thiên nhiên và tình yêu cuộc sống sâu sắc của nhà thơ(7). Cho đoạn thơ:
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao
Câu 1: Tác giả nhắc tới hai lớp người: “ người cầm súng” và “ người ra đồng”. Điều đó có ý nghĩa gì?
Câu 2: Em hiểu như thế nào về hình ảnh “lộc”?
Câu 3: Tìm các biện pháp sử dụng trong khổ thơ và nêu tác dụng?
Câu 4: Xét về mặt cấu tạo, các từ “ hối hả”, “ xôn xao” thuộc kiểu từ gì? Theo em , việc sử dụng các từ đó
có tác dụng như thế nào?
Câu 5: Viết đoạn văn phân tích để làm rõ giá trị của điệp ngữ trong đoạn thơ trên? Gợi ý:
Câu 1: Tác giả nhắc tới hai lớp người: “ người cầm súng” ( những người lính nơi tiền tuyến) và “ người ra
đồng”( những người nông dân ở hậu phương). Điều đó có ý nghĩa:
– Chỉ rõ hai nhiệm vụ quan trọng của nước ta lức bấy giờ là chiến đấu và sản xuất, bảo vệ và xây dựng đất nước.
– Chỉ rõ hai lực lượng nòng cốt của cách mạng lúc bấy giờ.
Câu 2: “lộc” vừa có nghĩa thực là chồi non xanh biếc( trên vòm lá ngụy trang của người lính), là mạ non
trên những cánh đồng của người nông dân- dấu hiệu đặc trưng của mùa xuân vừa là hình ảnh ẩn dụ tượng
trưng cho sức sống của mùa xuân, c ủa đất nước trong giai đoạn chuyển mình, gợi lên niềm tin vào một
cuộc sống tươi đẹp phía trước. Câu 3:
– Ẩn dụ “lộc” gợi sức sống mới, gợi những thành quả trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
– Điệp từ “mùa xuân”, “lộc” nhấn mạnh sắc xuân, sức xuân đang dâng tràn trên mọi miền đất nước. Điệp
ngữ “tất cả như” kết hợp với hai từ láy “ hối hả” và “xôn xao” nhấn mạnh không khí chung- nhộn nhịp,
khẩn trương và tâm trạng chung- rộn ràng, náo nức của con người trong công cuộc chiến đấu, bảo vệ và xây dựng đất nước.
-> các biện pháp tu từ đã vẽ nên bức tranh mùa xuân của đất nước tràn đầy sức sống.
Câu 4: Xét về mặt cấu tạo, các từ “ hối hả”, “ xôn xao” là các từ láy. Từ láy tượng hình “hối hả” và tượng
thanh “xôn xao” đã tái hiện không khí lao động vô cùng khẩn trương, sôi động của cả đất nước khi đứng
trước những nhiệm vụ cách mạng mới, đồng thời diễn tả niềm vui, sự náo nức trong mỗi con người.
Câu 5: Đoạn văn tham khảo:
Đoạn thơ trên trích trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của tác giả Thanh Hải đã rất thành công trong việc
thể hiện rõ giá trị của các điệp ngữ được sử dụng trong đoạn thơ. Các điệp ngữ trên đều được nằm ở đầu
các câu thơ. Vị trí đó có lẽ chính là dụng ý của nhà thơ để tạo nên cái hay cho bài thơ.
Tác giả vừa sử dụng điệp ngữ nối liền và điệp ngữ cách quãng để tạo nên sự phong phú cho các điệp ngữ,
tránh sự nhàm chán. Cách sử dụng điệp ngữ trong đoạn thơ trên nhà thơ còn muốn tạo nhịp điệu cho câu
thơ, đoạn thơ. Các điệp ngữ tạo nên điểm nhấn cho câu thơ như nốt nhấn ở một bản nhạc, góp phần gợi
không khí sôi nổi, khẩn trương, tấp nập của bức tranh đất nước vừa lao động, vừa chiến đấu. Phiếu bài tập số 3
Cho câu thơ: “ Đất nước bốn nghìn năm”
Câu 1: Hãy chép tiếp những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ?
Câu 2: Trong khổ thơ nhà thơ đã có những suy nghĩ và cảm xúc gì về đất nước?
Câu 3: Hình ảnh đất nước được miêu tả bằng những biện pháp tư từ nào? Nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó?
Câu 4: Đã có nhiều nhà thơ sáng tạo nên những hình ảnh đất nước rất đẹp. Thế nhưng, nếu đã
đọc Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, ta không thể quên khổ thơ:
Đất nước bốn nghìn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước.
Em hãy trình bày ấn tượng của tác giả về đất nước qua việc phân tích các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ trên? Gợi ý:
Câu 1: Hs chép chính xác khổ thơ.
Câu 2: Suy nghĩ và cảm xúc của nhà thơ về đất nước:
– Tác giả tổng kết lịch sử mấy ngàn năm của đất nước bằng hai tính từ rất ngắn gọn, hàm súc/; “ vất vả,
gian lao”, thể hiện sự thấu hiểu, tình yêu, sự trân trọng, tự hào về lịch sử dân tộc.
– Tin tưởng, tự hào về vẻ đẹp lung linh, sự phát triển mạnh mẽ, tương lai rạng ngời và sự trường tồn của đất nước.
Câu 3: Hình ảnh đất nước được miêu tả bằng biện pháp tư từ nhân hóa( vất vả, gian lao, đi lên) và so sánh
( đất nước như vì sao). Tác dụng bộc lộ tình yêu, niềm tự hào về đất nước và niềm tin vào tương lai tươi sáng của đất nước. Câu 4:
Trong bốn câu thơ, Thanh Hải đã nhân hoá đất nước vất vả và gian lao. Hình ảnh đất nước trở nên gần gũi,
mang vóc dáng người mẹ, người chị tần tảo, cần cù “vất vả và gian lao”.
Khi so sánh đất nước với “vì sao cứ đi lên phía trước”, nhà thơ đã sáng tạo nên hình ảnh đất nước
rất khiêm nhường (là vì sao chứ không dùng hình ảnh mặt trời) nhưng cũng rất tráng lệ. Là một vì sao
nhưng ở vị trí đi lên phía trước dẫn đầu. Đó là hình ảnh tiên phong của cách mạng Việt Nam, của đất
nước trong lịch sử thế giới.
Hình ảnh thơ đặc sắc và hàm súc, ca ngợi sự trường tổn, hướng về tương lai của đất nước. Đó chính
là lòng tự hào dân tộc sâu sắc *Đoạn văn tham khảo:
Để làm cho đoạn thơ trên gây ấn tượng sâu sắc, chúng ta không thể không nhắc tới cách sử dụng các biện
pháp tu từ được nhà thơ sử dụng trong đoạn thơ. Trong bốn câu thơ, Thanh Hải đã nhân hoá đất nước “vất
vả và gian lao” kết hợp với nghệ thuật hoán dụ “ đất nước” đã cho ta thấy được hình ảnh một đất nước trải
dài hàng ngàn năm lịch sử để phát triển và đi lên. Hình ảnh đất nước trở nên gần gũi, mang vóc dáng người
mẹ, người chị tần tảo, đảm đang, tháo vát, cần cù vươn lên trong cuộc sống.
Khi so sánh đất nước với “vì sao cứ đi lên phía trước”, nhà thơ đã sáng tạo nên hình ảnh đất nước rất
khiêm nhường (là vì sao chứ không dùng hình ảnh mặt trời) nhưng cũng rất tráng lệ. Là một vì sao nhưng
ở vị trí đi lên phía trước dẫn đầu. Đó là hình ảnh tiên phong của cách mạng Việt Nam, của đất nước trong
lịch sử thế giới. Các biện pháp tu từ đã tạo nên dấu ấn cho đoạn thơ, hình ảnh thơ đặc sắc và hàm súc, ca
ngợi sự trường tổn, hướng về tương lai của đất nước. Đó chính là lòng tự hào dân tộc sâu sắc.