Bài tập triết học giữa kì - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Đầu tiên, ta phân tích biện chứng là gì. Trong lịch sử triết học, khái niệm biện chứng được dung theo nhiều nghĩa khác nhau. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
42 - Huỳnh Kim Ngân - MLP-DH47ISB-5 BÀI LÀM
Câu 1: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng. Vận dụng
mối quan hệ này vào hoạt động nhận thức và thực tiễn của bản thân.
Đầu tiên, ta phân tích biện chứng là gì. Trong lịch sử triết học, khái niệm biện chứng
được dung theo nhiều nghĩa khác nhau. Nhưng cụ thể trong triết học hiện đại, biện
chứng được định nghĩa là phương pháp xem xét những sự vật và những phản ánh
của chúng trong tư tưởng, trong mối quan hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự
ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và tiêu vong của chúng.
Nhằm xây dựng phương pháp luận khoa học, người ta nghiên cứu và khái quát biện
chứng của thế giới thành các nguyên lí, quy luật khoa học. Có 3 hình thức cơ bản
của phép biện chứng là phép biện chứng chất phác cổ đại, phép biện chứng duy tâm
và phép biện chứng duy vật. Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên cơ sở một
hệ thống những nguyên lý, những phạm trù cơ bản, những quy luật phổ biến phản
ánh đúng đắn hiện thực.
Cái riêng là phạm trù triết học chỉ một sự vật, một hiện tượng nhất định. Còn cái
chung chỉ những mặt, những thuộc tính không những có ở một sự vật, một hiện
tượng nào đó mà còn lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng khác nữa. Cái riêng là
cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung, còn cái chung thì sâu sắc hơn cái riêng. Cái
riêng phong phú hơn cái chung bởi nó nắm giữ nhiều đặc điểm khác biệt mà cái 1
chung không có được. Ngược lại cái chung lại sâu sắc hơn cái riêng vì nó có nhiều
đặc điểm hơn, phản ánh những thuộc tính, mối liên hệ lặp lại ở nhiều cái riêng cùng loại.
Ví dụ như người nông dân Việt Nam bên cạnh cái chung với nông dân của các nước
khác là có tư hữu nhỏ, sản xuất nông nghiệp, sống ở nông thôn, v.v., còn có đặc điểm
riêng là chịu ảnh hưởng của văn hóa làng xã, của các tập quán lâu đời của dân tộc,
của điều kiện tự nhiên của đất nước, nên rất cần cù lao động, có khả năng chịu đựng
được những khó khăn trong cuộc sống
Từ ví dụ trên ta rút ra được kết luận: Muốn nhận thức được cái chung, cái bản chất
thì phải xuất phát từ cái riêng. Chỉ cái riêng mới tồn tại độc lập. Cái chung chỉ tồn
tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu thị sự tồn tại của mình. Cái chung là
cái sâu sắc, bản chất chi phối cái riêng nên: Nhiệm vụ của nhận thức là phải tìm ra
cái chung và trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái chung để tạo cái riêng. Nếu
trong thực tiễn, chúng ta không hiểu được cái chung thì khi đi tìm hiểu sâu về cái
riêng, rất dễ rơi vào trạng thái mù quáng, hoạt động một cách mò mẫm, thiếu chủ
động. Tuy nhiên, cái chung biểu hiện thông qua cái riêng, nên khi áp dụng cái chung
phải tùy vào từng cái riêng cụ thể để vận dụng cho thích hợp.
Để vận dụng mối quan hệ này vào hoạt động nhận thức và thực tiễn của bản thân,
chẳng hạn, khi áp dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, phải căn cứ
vào tình hình cụ thể của từng thời kỳ lịch sử ở mỗi nước để vận dụng những nguyên
lý đó cho thích hợp, có vậy mới đưa lại kết quả trong hoạt động thực tiễn. Trong
hoạt động thực tiễn, con người cần phải chủ động tác động vào sự chuyển hóa cái
mới thành cái chung để phát triển nó và ngược lại, tác động cái cũ thành cái đơn nhất 2
để xóa bỏ nó nhằm mang lại lợi ích cho con người và xã hội.
Cách vận dụng thứ hai là vận dụng một cách sá g
n tạo. Biết phân biệt cái chung và
cái riêng để làm giàu bản sắc cá nhân và bản sắc dân tộc, cũng như biết cách hòa
nhập với cộng đồng khi cần thiết. Cái riêng không tách rời cái chung, mỗi cá nhân
không thể tồn tại độc lập với mọi người mà ngược lại, chúng ta phải học hỏi những
tiến bộ của người khác để không ngừng phát triển, hoàn thiện bản thân. Tuy nhiên
ta cần chọn lọc ra những đặc điểm sao cho phù hợp với đặc điểm, điều kiện phát triển của bản thân.
Câu 2: Có quan điểm cho rằng, trong thời đại văn minh trí tuệ hiện nay tự bản
thân khoa học – công nghệ và những chủ trương, chính sách đúng đắn có thể
làm thay đổi đời sống vật chất, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Dựa vào lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, anh/chị hãy phê phán quan điểm t
rên đây và làm rõ quan điểm của mình.
Quan điểm này làm cản trở, thậm chí triệt tiêu sự phát triển. Bệnh chủ quan duy ý
chí là một sai lầm kép, trong đó chủ thể tư duy vừa mắc phải chủ nghĩa chủ quan, lại
vừa rơi vào chủ nghĩa duy ý chí. Chủ nghĩa chủ quan chỉ thể hiện khuynh hướng
tuyệt đối hoá vai trò của chủ thể trong quan niệm và hành động, phủ nhận hoàn toàn
hay phần nào bản chất và tính quy luật của thế giới vật chất, của hiện thực khách
quan. Trong trường hợp này, quan điểm chỉ tập trung dựa vào tự bản thân khoa học
– công nghệ và những chủ trương, chính sách để thay đổi đời sống vật chất và thúc
đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội chứ chưa thật sự dựa vào những hành động thiết thực của con người. 3
Thực chất của quan điểm này, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn,
người ta tuyệt đối hoá nhân tố chủ quan, xa rời hiện thực khách quan, coi thường các
quy luật khách quan của sự vận động và phát triển. Đây là kết quả nếu không nói là
tất cả của những điều kiện sinh hoạt vật chất - xã hội, cụ thể là của trình độ phát triển thấp kém về kinh tế.
Sự thể hiện về trình độ văn hoá, khoa học của chủ thể nhận thức có thể khẳng định
rằng, ở một mức độ nào đó, người ta không thể có được tư duy biện chứng khoa học
khi trình độ văn hoá, khoa học chưa đạt đến một chuẩn mực cần có. Vì vậy, sự yếu
kém về trình độ văn hoá, khoa học sẽ tất yếu dẫn đến tư duy kinh nghiệm và phạm
phải sai lầm chủ quan duy ý chí. Trong trường hợp này, quan điểm chỉ chú trọng vào
sự phát triển của bản thân khoa học – công nghệ chứ không tập trung vào sự phát
triển tư duy của con người hay sự nỗ lực phát triển khoa học – công nghệ đó của con
người. Do ý thức sai lầm về vai trò của lý luận mà dẫn đến lãng quên việc thường
xuyên chủ động nâng cạo năng lực tư duy lý luận (trong đó bao gồm cả quá trình
học tập lý luận và kiểm nghiệm thực tiễn.
Còn về quá trình hoạch định đường lối chiến lược, sách lược cách mạng và sự cụ thể
hoá đường lối đó bằng các chủ trương, chính sách và pháp luật, nếu bị sự can thiệp,
áp đặt của ý muốn chủ quan tự phát sẽ làm nguy hại nghiêm trọng đến sự phát triển
của đất nước mà trước mắt cũng như lâu dài, hậu quả của nó khó có thể lường trước
được. Về vấn đề này, V.I.Lênin đã cảnh báo: "Đối với một chính Đảng vô sản, không
sai lầm nào nguy là nguy hiểm hơn là định ra sách lược của mình theo ý muốn chủ
quan. Định ra một sách lược vô sản nói trên cơ sở đó có nghĩa là làm cho sách lược đó bị thất bại". 4
Ở Việt Nam, trong thời kỳ xây dựng CHXH trước đây, chúng ta cũng đã mắc phải
căn bệnh này. Căn bệnh đó biểu hiện ở c ỗ
h , chúng ta đã chủ quan trong việc đánh
giá những khả năng hiện có, vì thế mà sinh ra những ảo tưởng về tốc độ cải tạo, phát
triển kinh tế, và do đó, dẫn đến việc đề ra những chỉ tiêu quá cao trong xây dựng cơ
bản và phát triền sản xuất. Trong cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội trước đổi mới,
chúng ta đã không có được một đường lối, chính sách phát triển kinh tế thận trọng
và khoa học dẫn đường. Sai lầm chủ quan duy ý chí đó là sự vi phạm nguyên tắc
khách quan của sự xem xét, trái với tinh thần của phép biện chứng duy vật. 5