Bài tập triết học Mác - Lênin | Học viện Ngân Hàng

Bài tập triết học Mác - Lênin với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!

lOMoARcPSD| 40419767
Bt-nhóm-triết2 - triết hc mac lenin
8. Mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng được thể hiện như thế nào? Vận dụng
vào giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể trong hoạt động
học tập và đời sống của sinh viên HVNH hiện nay.
Gợi ý:
+ Các khái niệm: cái riêng, cái chung, cái đơn nhất;
+ Mối quan hệ giữa cái chung với cái riêng và cái đơn nhất;
+ Ý nghĩa phương pháp luận rút ra;
+ Vận dụng giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và….
Theo quan niệm của phép biện chứng duy vật, nhận thức bắt đầu từ sự phản ánh
những sự vật, hiện tượng cụ thể của thế giới. Nhưng trong quá trình so sánh những
sự vật hiện tượng này với những sự vật, hiện tượng khác, phân biệt chỗ giống nhau
và khác nhau giữa chúng, nhận thức đi đến sự phân biệt cái riêng, cái chung.
1. Khái niệm
Cái riêng: phạm trù triết học dùng để chỉ 1 sự vật, một hiện tượng, một quá trình
riêng lẻ nhất định
Cái chung: phạm trù triết học dùng để chỉ những thuộc tính, yếu tố, quan hệ,… lặp
đi lặp lại ở nhiều sự vật, hiện tượng
Cái đơn nhất: phạm trù triết học dùng để chỉ những thuộc tính, tính chất chỉ tồn tại
ở 1 sự vật, hiện tượng nào đó mà ko lặp lại ở các sự vật, hiện tượng khác
* VD:
Cây cam và cây xoài đều là những sự vật cụ thể, xác định cái riêng.
Giữa hai cây ta thấy những mặt thuộc tính lặp lại như: đều giống cây
trồng nhiệt đới, cấu trúc cây (gồm:...), khả năng quang hợp, ra hoa kết quả, sự
phát triển,... là cái chung
Bên cạnh những mặt chung ta còn nhận thấy những mặt không giống nhau như
việc cây cam cho quả cam có hình dạng khác với quả xoài, điều kiện chăm sóc
cũng như hình thù của lá, thân, rễ cũng khác nhau cái đơn nhất.
lOMoARcPSD| 40419767
2. Mối quan hệ giữa cái chung, cái riêng và cái đơn nhất
“Trong lịch striết học hai quan điểm trái ngược nhau trong việc giải quyết mối
quan hệ giữa “cái riêng” và “cái chung”, đó là phái duy thựcphái duy danh
Phái duy thực trường phái triết học ý kiến về mối quan hệ giữa cái chung
và cái riêng , theo phái này thì cái riêng chỉ tồn tại tạm thời, thoáng qua, không phải
cái tồn tại vĩnh viễn, chỉ cái chung mới tồn tại vĩnh viễn, thật sự độc lập với ý thức
của con người. Cái chung không phụ thuộc vào cái riêng, mà còn sinh ra cái riêng. Cái
chung là những ý niệm tồn tại vĩnh viễn bên cạnh những cái riêng chỉ có tính chất tạm
thời, cái riêng do cái chung sinh ra”
Phái duy danh cho rằng, chỉ có cái riêng tồn tại thực sự, còn cái chung là những
tên gọi trống rỗng, do con người đặt ra, không phản ánh cái trong hiện thực. Quan
điểm này không thừa nhận nội dung khách quan của các khái niệm. Những khái niệm
cụ thể đôi khi không ý nghĩa trong cuộc sống ca con người, chỉ là những từ trống
rỗng, không cần thiết phải bận tâm tìm hiểu. Ranh giới giữa chủ nghĩa duy vật chủ
nghĩa duy tâm bị xóa nhòa và con người không cần phải quan tâm đến cuộc đấu tranh
giữa các quan điểm triết học nữa.
Cả hai quan điểm của phái duy thực phái duy danh đều sai lầm chỗ họ đã tách
rời cái riêng khỏi cái chung, tuyệt đối hóa cái riêng, phủ nhận cái chung, hoặc ngược
lại. Họ không thấy được sự tồn tại khách quan mối liên hệ khăng khít giữa chúng.
Chủ nghĩa duy vật đã khắc phục những khiếm khuyết của cả hai xu hướng đó trong
việc lý giải mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng
Cái chung tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng biểu hiện sự tồn tại
của mình. Không có cái chung độc lập, tồn tại bên ngoài cái riêng.
“Cái chung” không tồn tại biệt lập, tách rời “cái riêng” mà chỉ tồn tại trong “cái
riêng”.
dụ: Cùi dày, nhiều múi, rất nhiều tép là cái chung giữa các quả bưởi. ràng,
cùi, múi, tép đây (cái chung) chỉ phải tồn tại trong một quả bưởi nhất định
(cái riêng).
Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung, khôngcái riêng tồn tại
độc lập tuyệt đối tách rời cái chung.
Điều này nghĩa “cái riêng” tồn tại độc lập, nhưng sự độc lập này không nghĩa
lập với những cái khác. Thông qua hàng ngàn mối liên hệ, hàng ngàn sự
lOMoARcPSD| 40419767
chuyển a, cái riêng” của loại này liên hệ với những cái riêng” của loại
khác.
Bất cứ cái riêng nào cũng tồn tại trong một môi trường, hoàn cảnh nhất định, tương
tác với môi trường, hoàn cảnh ấy, do đó đều tham gia vào các mối liên hệ qua lại
hết sức đa dạng với các sự vật, hiện tượng khác xung quanh mình: Các mối liên
hệ qua lại này cứ trải rộng dần, gặp gỡ rồi giao thoa với các mối liên hqua lại
khác, kết quả tạo nên một mạng lưới các mối liên hệ mới, trong đó những
mối liên hệ dẫn đến một hoặc một số cái chung nào đó.
Bất cứ “cái riêng” nào cũng không tồn tại mãi mãi:
Mỗi cái riêng sau khi xuất hiện đều tồn tại trong một khoảng thời gian nhất
định rồi biến thành một cái riêng khác. Cái riêng khác này lại biến thành
cái riêng khác thứ ba…v.v., cứ như vậy đến cùng tận. Kết quả của sự
biến hóa vô cùng tận này là tất cả cái riêng đều có liên hệ với nhau.
Thậm chí, những cái tưởng chừng như hết sức xa lạ, hoàn toàn không
dính ng đến nhau, nhưng qua ng ngàn mối liên hệ, hàng ngàn sự
chuyển hóa, ta vẫn thấy chúng liên quan nhau.
Cái riêng toàn bộ, phong phú hơn cái chung; cái chung cái bộ phận, sâu
sắc hơn cái riêng.
Do i chung được t ra tcái riêng, nên ràng một bộ phận của cái riêng.
Mặt khác, bên cạnh những thuộc tính được lặp lại (cái chung) ở các sự vật khác,
bất cứ cái riêng nào cũng còn chứa đựng những đặc điểm, thuộc tính mà chỉ cái
riêng đó mới có. Tức là, bất cứ cái riêng nào cũng chứa đựng những cái đơn
nhất.
Vì vậy, cái chung là cái gắn liền với cái bản chất, quy định phương hướng tồn tại
phát triển của cái riêng. Cái riêng là sự kết hợp giữa cái chung cái đơn nhất.
Cái chung chỉ giữ phần bản chất, hình thành nên chiều sâu của sự vật, còn cái riêng
cái toàn bộ tập thể sống động, trong mỗi cái riêng luôn tồn tại đồng thời
cả cái chung và cái đơn nhất.
+ Ví dụ: người nông dân Việt Nam bên cạnh cái chung với nông dân các nước trên
thế giới tư hữu nhỏ, sản xuất nông nghiệp, sống nông thôn,… n đặc
lOMoARcPSD| 40419767
điểm riêng là chịu ảnh hưởng của văn hóa làng xã, phong tục tập quán, điều kiện tự
nhiên….Như -Nin đã nói: “…Cái riêng chỉ có thể tồn tại trong mối liên hdẫn tới
cái chung”
Cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa cho nhau trong những điều kiện xác
định.
Sự chuyển hóa cái đơn nhất biến thành cái chung cái chung biến thành cái đơn
nhất sẽ xảy ra trong quá trình phát triển khách quan của sự vật, trong những điều kiện
nhất định.
Sở dĩ như vậy là do trong hiện thực, cái mới không bao giờ xuất hiện đầy đủ ngay
một c, mà lúc đầu xuất hiện dưới dạng cái đơn nhất, cái cá biệt. Nhưng theo quy luật,
cái mới nhất định sẽ phát triển mạnh lên, ngày càng hoàn thiện, tiến tới hoàn toàn thay
thế cái cũ và trở thành cái chung.
Ngược lại, “cái cũ” lúc đầu là cái chung, cái phổ biến nhưng về sau do không phù
hợp với điều kiện mới nên mất dần đi và trở trành “cái đơn nhất”. Như vậy, sự chuyển
hóa từ cái đơn nhất thành cái chung biểu hiện của quá trình cái mới ra đời thanh thế
cái cũ và sự chuyển hóa từ cái chung thành cái đơn nhất là biểu hiện của cái cũ, cái lỗi
thời bị phủ định.
( Nói chung việc giải quyết mối quan hgiữa cái cái riêng không hề đơn giản,
Leenin đã nói rằng: “ Con người bị rối lên chính là ở trong phép biện chứng của cái
riêng và cái chung”.)
3. Ý nghĩa phương pháp luận
Từ việc phát hiện mối quan hệ biện chứng giữa cái chung cái riêng, triết học
Mác-Leenin nêu ra một số ý nghĩa phương pháp luận cho mối quan h này để ứng
dụng vào thực tiễn và tư duy, cụ thể là:
Vì cái chung tồn tại trong cái riêng và không tách rời cái riêng nên muốn nhận
thức cái chung phải xuất phát từ cái riêng, thông qua để khái quát thuộc tính
chung:
lOMoARcPSD| 40419767
Để phát hiện, đào sâu nghiên cứu cái chung, ta phải bắt đầu nghiên cứu từ
những sự vật, hiện tượng riêng lẻ cụ thể chứ không thể xuất phát từ ý muốn chủ quan
của con người.
Khi áp dụng cái chung vào từng cái riêng thì phải căn cứ vào điều kiện, hoàn
cảnh của từng cái riêng cho phù hợp:
Chúng ta phải dựa vào cái chung để cải tạọ cái riêng.Nếu ta đem áp dụng
nguyên si cái chung, tuyệt đối hóa cái chung thì sẽ rơi vào sai lầm tả khuynh giáo
điều.
Phải biết tạo điều kiện thích hợp để biến cái chung thành cái đơn nhất và ngược
lại theo hướng có lợi cho con người:
trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất định, cái
đơn nhất thể biến thành cái chung ngược lại, nên trong hoạt động thực tiễn,
ta cần hết sức tạo điều kiện thuận lợi cho cái đơn nhất phát triển, trở thành cái
chung nếu điều này có lợi.
Ngược lại, phải tìm cách làm cho cái chung tiêu biến dần thành cái đơn nhất
nếu cái chung không còn phù hợp với lợi ích của số đông mọi người.
4. Liên hệ
Trước hết chúng ta cần tìm hiểu lợi ích cá nhân là gì, lợi ích tập thể là gì.
Lợi ích nhân là sự thoả mãn về nhu cầu vật chất hoặc tinh thần của 1 nhân
riêng biệt. Lợi ích cá nhân chia làm 2 khía cạnh: lợi ích cá nhân chính đáng
lợi ích cá nhân ích kỷ.
Lợi ích cá nhân chính đáng chính là động lực thúc đẩy xã hội phát triển.
Lợi ích cá nhân ích klà những chủ nghĩa cá nhân. Không những không
giúp xã hội phát triển mà còn là thành phần dẫn đến những xung đột.
Lợi ích tập thể là một tập thể gồm nhiều nhân, tổ chức cùng chia sẻ một mối
quan tâm chung cùng nhau thúc đẩy các mục tiêu đó bằng cách sdụng các
hình thức khác nhau như tuyên truyền, vận động, làm việc, mc đích sau cùng
là đem về lợi ích cho những người trong tập thể
Các-Mác từng nói: “Con người tổng hòa các mối quan hệ hội.” Thật vậy,
nếu bản thân mỗi cá nhân tách rời các mối quan hệ tập thể cũng đồng nghĩa với việc
họ đã tự tiêu diệt sự tồn tại ca chính mình. Bởi lẽ, một giọt nước nhỏ không thể làm
lOMoARcPSD| 40419767
nên một đại dương rộng lớn, một hạt cát danh không thtrở thành một sa mạc
nóng cháy...
Không có cá nhân thì không có tập thể bởi tập thể được tạo nên từ sự tồn tại, gắn
kết của nhiều nhân. Cũng như trong hoạt động học tập đời sống tại học viện
ngân hàng, mỗi sinh viên đều một thể riêng với phẩm chất đạo đức, khả năng
tri thức, hoàn cảnh sống khác nhau. Trong khi đó, tập thể học viện ngân hàng lại là
sự tập hợp của nhiều nhân (sinh viên, giảng viên,...) dưới nhiều hình thức, tính
chất công việc,...
Mặc nhân tập thể hai trường phái đối lập, thế nhưng chúng lại
mối quan hệ biện chứng, hỗ trợ nhau phát triển. Điều đó được thể hiện nét
thông qua hoạt động đời sống và học tập của mi sinh viên tại học viện ngân hàng.
nơi đây, mỗi sinh viên được thể hiện “cái tôi” riêng, phong cách riêng, bản
sắc riêng không hgiống nhau làm nên một học viện ngân hàng phong phú, đa dạng
nhiều màu sắc.
Đồng thời chiều ngược lại, tập thể học viện ngân hàng cũng cung cấp những
svật chất, kiến thức về chuyên ngành cho sinh viên theo học tạo điều kiện
cho chính đời sống sinh viên được cải thiện bằng cách trao học bổng cho những sinh
viên thành tích học tập tốt, những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn c gắng vươn
lên trong học tập, tạo động lực cho sinh viên theo học luôn cố gắng phát triển bản
thân để hướng tới mục tiêu trong tương lai.
Mỗi hc viên là một cá nhân có mối quan hệ mật thiết với tập thể là học viện, vì
vậy mỗi sinh viên học viện ngân hàng phải biết duy trì mối quan hệ giữa lợi ích
nhân và lợi ích tập thể của học viện.
Mỗi sinh viên đạt được mục đích, được lợi ích của bản thân trong hoạt
động đời sống học tập đều góp phần tạo lên lợi ích chung, danh tiếng cho học
viện và được học viện ghi nhận.
Ngược lại, lợi ích tập thể học viện ngày càng lớn, hay danh tiếng học viện
càng đi lên thì càng thu hút đầu tư, cũng như sở vật chất được nâng cao, cũng
góp phần nâng cao những lợi ích cá nhân của sinh viên như điều kiện học tập, danh
tiếng.
lOMoARcPSD| 40419767
Chúng ta cần phải nhận thức về mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích
tập thể. Bởi lợi ích tập thể lợi ích mà mọi người cùng chia sẻ một mối quan tâm
chung với một mục tiêu đem lại lợi ích cho các nhân trong tập thể. Ấy thế mà,
nhiều người vẫn chỉ bo bo giữ mình” không chia sẻ, lan tỏa những thứ tốt đẹp
mình cho mọi người để cùng nhau phát triển. Những suy nghĩ mang tính chủ nghĩa
cá nhân ấy cần phải được lên án mạnh mẽ và cưỡng chế loại bỏ khỏi xã hội.
Mỗi sinh viên luôn nhận được lợi ích cá nhân thông qua lợi ích tập thể của học
viện, và cân bằng giữa chúng, nhưng đôi khi chúng ta cũng phải hi sinh những lợi
ích nhân nhất định lợi ích tập thể học viện mục tiêu phát triển học viện (ví
dụ như việc phải hi sinh những ngày nghỉ của bản thân hay những giờ thọc để tham
gia công tác của nhà trường). Nhưng nó không phải lúc nào cũng gây ảnh hưởng tới
bản thân đôi khi cũng mang lại cho ta những lợi ích nhân khác ta không
ngờ đến.
Với vai trò một cái riêng, mỗi nhân phải biết hòa nh với cộng đồng,
cống hiến hết mình cho gia đình, nhà trường, xã hội, phải biết phát huy những điểm
mạnh của mình, biến cái đơn nhất lợi thành cái chung, biến cái chung bất lợi thành
cái đơn nhất đồng thời học viện muốn phát triển phải đảm bảo lợi ích cá nhân trong
hoạt động đời sống và học tập của mỗi sinh viên.
| 1/7

Preview text:

lOMoAR cPSD| 40419767
Bt-nhóm-triết2 - triết học mac lenin
8. Mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng được thể hiện như thế nào? Vận dụng
vào giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể trong hoạt động
học tập và đời sống của sinh viên HVNH hiện nay.
Gợi ý:
+ Các khái niệm: cái riêng, cái chung, cái đơn nhất;
+ Mối quan hệ giữa cái chung với cái riêng và cái đơn nhất;
+ Ý nghĩa phương pháp luận rút ra;
+ Vận dụng giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và….
Theo quan niệm của phép biện chứng duy vật, nhận thức bắt đầu từ sự phản ánh
những sự vật, hiện tượng cụ thể của thế giới. Nhưng trong quá trình so sánh những
sự vật hiện tượng này với những sự vật, hiện tượng khác, phân biệt chỗ giống nhau
và khác nhau giữa chúng, nhận thức đi đến sự phân biệt cái riêng, cái chung. 1. Khái niệm
Cái riêng: phạm trù triết học dùng để chỉ 1 sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định
Cái chung: phạm trù triết học dùng để chỉ những thuộc tính, yếu tố, quan hệ,… lặp
đi lặp lại ở nhiều sự vật, hiện tượng
Cái đơn nhất: phạm trù triết học dùng để chỉ những thuộc tính, tính chất chỉ tồn tại
ở 1 sự vật, hiện tượng nào đó mà ko lặp lại ở các sự vật, hiện tượng khác * VD:
• Cây cam và cây xoài đều là những sự vật cụ thể, xác định là cái riêng.
• Giữa hai cây ta thấy có những mặt thuộc tính lặp lại như: đều là giống cây
trồng nhiệt đới, cấu trúc cây (gồm:...), khả năng quang hợp, ra hoa kết quả, sự
phát triển,... là cái chung
• Bên cạnh những mặt chung ta còn nhận thấy những mặt không giống nhau như
việc cây cam cho quả cam có hình dạng khác với quả xoài, điều kiện chăm sóc
cũng như hình thù của lá, thân, rễ cũng khác nhau là cái đơn nhất. lOMoAR cPSD| 40419767
2. Mối quan hệ giữa cái chung, cái riêng và cái đơn nhất
“Trong lịch sử triết học có hai quan điểm trái ngược nhau trong việc giải quyết mối
quan hệ giữa “cái riêng” và “cái chung”, đó là phái duy thựcphái duy danh
Phái duy thực là trường phái triết học có ý kiến về mối quan hệ giữa cái chung
và cái riêng , theo phái này thì cái riêng chỉ tồn tại tạm thời, thoáng qua, không phải là
cái tồn tại vĩnh viễn, chỉ có cái chung mới tồn tại vĩnh viễn, thật sự độc lập với ý thức
của con người. Cái chung không phụ thuộc vào cái riêng, mà còn sinh ra cái riêng. Cái
chung là những ý niệm tồn tại vĩnh viễn bên cạnh những cái riêng chỉ có tính chất tạm
thời, cái riêng do cái chung sinh ra”

Phái duy danh cho rằng, chỉ có cái riêng tồn tại thực sự, còn cái chung là những
tên gọi trống rỗng, do con người đặt ra, không phản ánh cái gì trong hiện thực. Quan
điểm này không thừa nhận nội dung khách quan của các khái niệm. Những khái niệm
cụ thể đôi khi không có ý nghĩa gì trong cuộc sống của con người, chỉ là những từ trống
rỗng, không cần thiết phải bận tâm tìm hiểu. Ranh giới giữa chủ nghĩa duy vật và chủ
nghĩa duy tâm bị xóa nhòa và con người không cần phải quan tâm đến cuộc đấu tranh
giữa các quan điểm triết học nữa.

Cả hai quan điểm của phái duy thực và phái duy danh đều sai lầm ở chỗ họ đã tách
rời cái riêng khỏi cái chung, tuyệt đối hóa cái riêng, phủ nhận cái chung, hoặc ngược
lại. Họ không thấy được sự tồn tại khách quan và mối liên hệ khăng khít giữa chúng.

Chủ nghĩa duy vật đã khắc phục những khiếm khuyết của cả hai xu hướng đó trong
việc lý giải mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng
Cái chung tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại
của mình. Không có cái chung độc lập, tồn tại bên ngoài cái riêng.

“Cái chung” không tồn tại biệt lập, tách rời “cái riêng” mà chỉ tồn tại trong “cái riêng”.
Ví dụ: Cùi dày, nhiều múi, rất nhiều tép là cái chung giữa các quả bưởi. Rõ ràng,
cùi, múi, tép ở đây (cái chung) chỉ và phải tồn tại trong một quả bưởi nhất định (cái riêng).
Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung, không có cái riêng tồn tại
độc lập tuyệt đối tách rời cái chung.

Điều này có nghĩa “cái riêng” tồn tại độc lập, nhưng sự độc lập này không có nghĩa
là cô lập với những cái khác. Thông qua hàng ngàn mối liên hệ, hàng ngàn sự lOMoAR cPSD| 40419767
chuyển hóa, “cái riêng” của loại này có liên hệ với những “cái riêng” của loại khác.
Bất cứ cái riêng nào cũng tồn tại trong một môi trường, hoàn cảnh nhất định, tương
tác với môi trường, hoàn cảnh ấy, do đó đều tham gia vào các mối liên hệ qua lại
hết sức đa dạng với các sự vật, hiện tượng khác xung quanh mình: Các mối liên
hệ qua lại này cứ trải rộng dần, gặp gỡ rồi giao thoa với các mối liên hệ qua lại
khác, kết quả là tạo nên một mạng lưới các mối liên hệ mới, trong đó có những
mối liên hệ dẫn đến một hoặc một số cái chung nào đó.
Bất cứ “cái riêng” nào cũng không tồn tại mãi mãi:
• Mỗi cái riêng sau khi xuất hiện đều tồn tại trong một khoảng thời gian nhất
định rồi biến thành một cái riêng khác. Cái riêng khác này lại biến thành
cái riêng khác thứ ba…v.v., cứ như vậy đến vô cùng tận. Kết quả của sự
biến hóa vô cùng tận này là tất cả cái riêng đều có liên hệ với nhau.
• Thậm chí, có những cái tưởng chừng như hết sức xa lạ, hoàn toàn không
dính dáng gì đến nhau, nhưng qua hàng ngàn mối liên hệ, hàng ngàn sự
chuyển hóa, ta vẫn thấy chúng liên quan nhau.
Cái riêng là toàn bộ, phong phú hơn cái chung; cái chung là cái bộ phận, sâu sắc hơn cái riêng.
Do cái chung được rút ra từ cái riêng, nên rõ ràng nó là một bộ phận của cái riêng.
Mặt khác, bên cạnh những thuộc tính được lặp lại (cái chung) ở các sự vật khác,
bất cứ cái riêng nào cũng còn chứa đựng những đặc điểm, thuộc tính mà chỉ cái
riêng đó mới có. Tức là, bất cứ cái riêng nào cũng chứa đựng những cái đơn nhất.
Vì vậy, cái chung là cái gắn liền với cái bản chất, quy định phương hướng tồn tại
và phát triển của cái riêng. Cái riêng là sự kết hợp giữa cái chung và cái đơn nhất.
Cái chung chỉ giữ phần bản chất, hình thành nên chiều sâu của sự vật, còn cái riêng
là cái toàn bộ vì nó là tập thể sống động, trong mỗi cái riêng luôn tồn tại đồng thời
cả cái chung và cái đơn nhất.
+ Ví dụ: người nông dân Việt Nam bên cạnh cái chung với nông dân các nước trên
thế giới là có tư hữu nhỏ, sản xuất nông nghiệp, sống ở nông thôn,… Còn có đặc lOMoAR cPSD| 40419767
điểm riêng là chịu ảnh hưởng của văn hóa làng xã, phong tục tập quán, điều kiện tự
nhiên….Như Lê-Nin đã nói: “…Cái riêng chỉ có thể tồn tại trong mối liên hệ dẫn tới cái chung”
Cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa cho nhau trong những điều kiện xác định.
Sự chuyển hóa cái đơn nhất biến thành cái chungcái chung biến thành cái đơn
nhất sẽ xảy ra trong quá trình phát triển khách quan của sự vật, trong những điều kiện nhất định.
Sở dĩ như vậy là do trong hiện thực, cái mới không bao giờ xuất hiện đầy đủ ngay
một lúc, mà lúc đầu xuất hiện dưới dạng cái đơn nhất, cái cá biệt. Nhưng theo quy luật,
cái mới nhất định sẽ phát triển mạnh lên, ngày càng hoàn thiện, tiến tới hoàn toàn thay
thế cái cũ và trở thành cái chung.
Ngược lại, “cái cũ” lúc đầu là cái chung, cái phổ biến nhưng về sau do không phù
hợp với điều kiện mới nên mất dần đi và trở trành “cái đơn nhất”. Như vậy, sự chuyển
hóa từ cái đơn nhất thành cái chung là biểu hiện của quá trình cái mới ra đời thanh thế
cái cũ và sự chuyển hóa từ cái chung thành cái đơn nhất là biểu hiện của cái cũ, cái lỗi thời bị phủ định.
( Nói chung việc giải quyết mối quan hệ giữa cái và cái riêng không hề đơn giản,
Leenin đã nói rằng: “ Con người bị rối lên chính là ở trong phép biện chứng của cái riêng và cái chung”.)
3. Ý nghĩa phương pháp luận
Từ việc phát hiện mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng, triết học
Mác-Leenin nêu ra một số ý nghĩa phương pháp luận cho mối quan hệ này để ứng
dụng vào thực tiễn và tư duy, cụ thể là:

Vì cái chung tồn tại trong cái riêng và không tách rời cái riêng nên muốn nhận
thức cái chung phải xuất phát từ cái riêng, thông qua nó để khái quát thuộc tính chung:
lOMoAR cPSD| 40419767
Để phát hiện, đào sâu nghiên cứu cái chung, ta phải bắt đầu nghiên cứu từ
những sự vật, hiện tượng riêng lẻ cụ thể chứ không thể xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người.
Khi áp dụng cái chung vào từng cái riêng thì phải căn cứ vào điều kiện, hoàn
cảnh của từng cái riêng cho phù hợp:

Chúng ta phải dựa vào cái chung để cải tạọ cái riêng.Nếu ta đem áp dụng
nguyên si cái chung, tuyệt đối hóa cái chung thì sẽ rơi vào sai lầm tả khuynh giáo điều.
Phải biết tạo điều kiện thích hợp để biến cái chung thành cái đơn nhất và ngược
lại theo hướng có lợi cho con người
:
Vì trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất định, cái
đơn nhất có thể biến thành cái chung và ngược lại, nên trong hoạt động thực tiễn,
ta cần hết sức tạo điều kiện thuận lợi cho cái đơn nhất phát triển, trở thành cái
chung
nếu điều này có lợi.
Ngược lại, phải tìm cách làm cho cái chung tiêu biến dần thành cái đơn nhất
nếu cái chung không còn phù hợp với lợi ích của số đông mọi người. 4. Liên hệ
Trước hết chúng ta cần tìm hiểu lợi ích cá nhân là gì, lợi ích tập thể là gì.
Lợi ích cá nhân là sự thoả mãn về nhu cầu vật chất hoặc tinh thần của 1 cá nhân
riêng biệt. Lợi ích cá nhân chia làm 2 khía cạnh: lợi ích cá nhân chính đáng và
lợi ích cá nhân ích kỷ.
• Lợi ích cá nhân chính đáng chính là động lực thúc đẩy xã hội phát triển.
• Lợi ích cá nhân ích kỷ là những chủ nghĩa cá nhân. Không những không
giúp xã hội phát triển mà còn là thành phần dẫn đến những xung đột.
Lợi ích tập thể là một tập thể gồm nhiều cá nhân, tổ chức cùng chia sẻ một mối
quan tâm chung và cùng nhau thúc đẩy các mục tiêu đó bằng cách sử dụng các
hình thức khác nhau như tuyên truyền, vận động, làm việc, mục đích sau cùng
là đem về lợi ích cho những người trong tập thể
Các-Mác từng nói: “Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội.” Thật vậy,
nếu bản thân mỗi cá nhân tách rời các mối quan hệ tập thể cũng đồng nghĩa với việc
họ đã tự tiêu diệt sự tồn tại của chính mình. Bởi lẽ, một giọt nước nhỏ không thể làm lOMoAR cPSD| 40419767
nên một đại dương rộng lớn, một hạt cát vô danh không thể trở thành một sa mạc nóng cháy...
Không có cá nhân thì không có tập thể bởi tập thể được tạo nên từ sự tồn tại, gắn
kết của nhiều cá nhân. Cũng như trong hoạt động học tập và đời sống tại học viện
ngân hàng, mỗi sinh viên đều là một cá thể riêng với phẩm chất đạo đức, khả năng
tri thức, hoàn cảnh sống khác nhau. Trong khi đó, tập thể học viện ngân hàng lại là
sự tập hợp của nhiều cá nhân (sinh viên, giảng viên,...) dưới nhiều hình thức, tính chất công việc,...
Mặc dù cá nhân và tập thể là hai trường phái đối lập, thế nhưng chúng lại có
mối quan hệ biện chứng, hỗ trợ nhau phát triển
. Điều đó được thể hiện rõ nét
thông qua hoạt động đời sống và học tập của mỗi sinh viên tại học viện ngân hàng.
Ở nơi đây, mỗi sinh viên được thể hiện “cái tôi” riêng, phong cách riêng, bản
sắc riêng không hề giống nhau làm nên một học viện ngân hàng phong phú, đa dạng nhiều màu sắc.
Đồng thời ở chiều ngược lại, tập thể học viện ngân hàng cũng cung cấp những
cơ sở vật chất, kiến thức về chuyên ngành cho sinh viên theo học và tạo điều kiện
cho chính đời sống sinh viên được cải thiện bằng cách trao học bổng cho những sinh
viên có thành tích học tập tốt, những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn cố gắng vươn
lên trong học tập, tạo động lực cho sinh viên theo học luôn cố gắng và phát triển bản
thân để hướng tới mục tiêu trong tương lai.
Mỗi học viên là một cá nhân có mối quan hệ mật thiết với tập thể là học viện, vì
vậy mỗi sinh viên học viện ngân hàng phải biết duy trì mối quan hệ giữa lợi ích cá
nhân và lợi ích tập thể của học viện.
Mỗi sinh viên đạt được mục đích, có được lợi ích của bản thân trong hoạt
động đời sống và học tập đều góp phần tạo lên lợi ích chung, danh tiếng cho học
viện và được học viện ghi nhận.
Ngược lại, lợi ích tập thể học viện ngày càng lớn, hay danh tiếng học viện
càng đi lên thì càng thu hút đầu tư, cũng như cơ sở vật chất được nâng cao, cũng
góp phần nâng cao những lợi ích cá nhân của sinh viên như điều kiện học tập, danh tiếng. lOMoAR cPSD| 40419767
Chúng ta cần phải nhận thức rõ về mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích
tập thể.
Bởi lợi ích tập thể là lợi ích mà mọi người cùng chia sẻ một mối quan tâm
chung với một mục tiêu đem lại lợi ích cho các cá nhân trong tập thể. Ấy thế mà,
nhiều người vẫn chỉ “bo bo giữ mình” mà không chia sẻ, lan tỏa những thứ tốt đẹp
mình có cho mọi người để cùng nhau phát triển. Những suy nghĩ mang tính chủ nghĩa
cá nhân ấy cần phải được lên án mạnh mẽ và cưỡng chế loại bỏ khỏi xã hội.
Mỗi sinh viên luôn nhận được lợi ích cá nhân thông qua lợi ích tập thể của học
viện, và cân bằng giữa chúng,
nhưng đôi khi chúng ta cũng phải hi sinh những lợi
ích cá nhân nhất định vì lợi ích tập thể học viện vì mục tiêu phát triển học viện (ví
dụ như việc phải hi sinh những ngày nghỉ của bản thân hay những giờ tự học để tham
gia công tác của nhà trường). Nhưng nó không phải lúc nào cũng gây ảnh hưởng tới
bản thân mà đôi khi cũng mang lại cho ta những lợi ích cá nhân khác mà ta không ngờ đến.
Với vai trò là một cái riêng, mỗi cá nhân phải biết hòa mình với cộng đồng,
cống hiến hết mình cho gia đình, nhà trường, xã hội, phải biết phát huy những điểm
mạnh của mình, biến cái đơn nhất có lợi thành cái chung, biến cái chung bất lợi thành
cái đơn nhất đồng thời học viện muốn phát triển phải đảm bảo lợi ích cá nhân trong
hoạt động đời sống và học tập của mỗi sinh viên.