Bài tập Triết học Mác - Lênin tự luận có đáp án | Đại học Nội Vụ Hà Nội
Câu 24: Triết học xuất hiện do nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội.- Đúng.- Giải thích:+ Nguồn gốc nhận thức: Triết học xuất hiện khi nhận thức con người đã đạt đến trình độ caokhái quát hóa cao.+ Nguồn gốc xã hội: Triết học ra đời khi có sự phân công lao động xã hội (lao động chân tayvà lao động trí óc) cùng với đó là sự hình thành chế độ tư hữu, sự xuất hiện giai cấp và nhà nước. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Môn: Triết học Mác-Lenin (THML1)
Trường: Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 36844358 Chương 1
TRIẾT HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: B Câu 9: C Câu 17: D
Câu 2: D Câu 10: B Câu 18: D Câu 3: D
Câu 11: D Câu 19: C Câu 4: B Câu 12: A Câu 20: C
Câu 5: D Câu 13: C Câu 21: D
Câu 6: A Câu 14: A Câu 22: D
Câu 7: B Câu 15: A Câu 23: B Câu 8: A Câu 16: A
II. LỰA CHỌN ĐÚNG/SAI VÀ GIẢI THÍCH NGẮN GỌN
Câu 24: Triết học xuất hiện do nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội. - Đúng. - Giải thích:
+ Nguồn gốc nhận thức: Triết học xuất hiện khi nhận thức con người đã đạt đến trình độ cao khái quát hóa cao.
+ Nguồn gốc xã hội: Triết học ra đời khi có sự phân công lao động xã hội (lao động chân tay và
lao động trí óc) cùng với đó là sự hình thành chế độ tư hữu, sự xuất hiện giai cấp và nhà nước.
Câu 25: Đối tượng nghiên cứu của triết học có sự thay đổi qua các thời kì lịch sử. - Đúng. -
Giải thích: Mỗi giai đoạn lịch sử, do điều kiện kinh tế - xã hội và sự phát triển
của khoa họctự nhiên, đối tượng nghiên cứu của triết học có những nội dung cụ thể khác nhau,
nhưng vẫn xoay quanh vấn đề quan hệ giữa con người và thế giới khách quan bên ngoài, giữa tư duy và tồn tại.
Câu 26: Sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm thể hiện chủ yếu ở việc giải quyết
mặt thứ nhất trong vấn đề cơ bản của triết học. - Đúng
Câu 27: Triết học Mác là sự kế thừa có sáng tạo tư tưởng triết học cổ điển Đức. - Đúng
Câu 28: Sự ra đời và phát triển của triết học duy vật biện chứng gắn liền với sự phát triển của khoa học tự nhiên. 1 lOMoAR cPSD| 36844358 - Đúng.
Câu 29: Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân đầu thế kỷ 19 là một trong những điều
kiện ra đời của triết học Mác. - Sai. -
Giải thích: Những điều kiện ra đời của triết học Mác:
+ Điều kiện kinh tế - xã hội.
+ Tiền đề về khoa học tự nhiên. + Tiền đề lý luận.
Câu 30: Một trong những bước ngoặt cách mạng trong triết học do C. Mác và Ph. Ănghen thực hiện
là đã thống nhất chủ nghĩa duy vật với phép biện chứng. - Đúng. III. TỰ LUẬN
Câu 31: Phân tích nội dung và ý nghĩa vấn đề cơ bản của triết học?
“Vấn đề cơ bản lớn của Triết học đặc biệt là Triết học hiện đại là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại.”
Vấn đề cơ bản của triết học có 2 mặt, mỗi mặt trả lời cho một câu hỏi: -
Mặt thứ nhất: Giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cáinào?
+ Ta có thể giải quyết mặt thứ nhất trong vấn đề cơ bản của triết học dựa trên 3 cách sau:
• Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định đến ý thức. Ý thức có
trước, vật chất có sau, ý thức quyết định đến vật chất.
• Ý thức và vật chất tồn tại độc lập với nhau, không quyết định lẫn nhau.
+ Hai cách giải quyết đầu tiên tuy có đối lập nhau về nội dung, tuy nhiên điểm chung của hai
cách giải quyết này đều thừa nhận ý thức hoặc vật chất là nguồn gốc của thế giới.
+ Cách thứ ba thừa nhận ý thức và vật chất tồn tại độc lập với nhau, cả ý thức và vật chất đều
là nguồn gốc của thế giới. -
Mặt thứ hai: Con người có nhận thức được thế giới hay không?
+ Đại đa số các nhà triết học theo chủ nghĩa duy tâm cũng như duy vật đều cho rằng con người
có khả năng nhận thức được thế giới.
+ Tuy nhiên: Các nhà triết học duy vật cho rằng, con người có khả năng nhận thức thế giới.
Song do vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định đến ý thức nên sự nhận thức đó là sự
phản ánh thế giới vật chất vào óc con người. Một số nhà triết học duy tâm cũng thừa nhận con người
có khả năng nhận thức thế giới, nhưng sự nhận thức đó là sự tự nhận thức của tinh thần, tư duy. Một
số nhà triết học duy tâm khác theo “Bất khả tri luận” lại phủ nhận khả năng nhận thức thế giới của con
người. Ý nghĩa vấn đề cơ bản của triết học: 2 lOMoAR cPSD| 36844358 -
Giải quyết vấn đề cơ bản của triết học là cơ sở để giải quyết các vấn đề khác của triết học. -
Tiêu chí để xác định lập trường thế giới quan của các triết gia và học thuyết của họ.
Câu 32: So sánh sự khác nhau giữa phương pháp siêu hình và phương pháp biện chứng trong triết
học. Lấy ví dụ minh họa? Phương pháp siêu hình: -
Dùng để chỉ triết học, với tính cách là khoa học siêu cảm tính, phi thực nghiệm. -
Phản ánh thế giới trong trạng thái: + Cô lập, tách rời + Đứng im, bất động
+ Nguyên nhân vận động, bên ngoài – lượng
- Phương pháp siêu hình làm cho con người:
+ Chỉ thấy tồn tại mà không thấy phát triển và tiêu vong.
+ Chỉ thấy trạng thái tĩnh mà không thấy trạng thái động.
+ Chỉ thấy cây không thấy rừng, chỉ thấy bộ phận mà không thấy toàn thể.
+ Chỉ thấy sự riêng biệt không có mối quan hệ qua lại. -
Phương pháp siêu hình bắt nguồn từ chỗ muốn nhận thức một đối tượng nào trước hết
conngười cũng phải tách đối tượng ấy ra khỏi những mối liên hệ và nhận thức nó ở trạng thái không
biến đổi trong một không gian và thời gian xác định. Song phương pháp siêu hình chỉ có tác dụng trong
một phạm vi nhất định bởi hiện thực không rời rạc và ngưng đọng như phương pháp này quan niệm.
Phương pháp biện chứng: -
Biện chứng là nghệ thuật tranh luận để tìm chân lý bằng cách phát hiện mâu thuẫn trong cáchlập luận. -
Phản ánh thế giới trong trạng thái:
+ Liên hệ, tác động qua lại, phụ thuộc.
+ Vận động, phát triển.
+ Nguyên nhân vận động bên trong. -
Phương pháp biện chứng làm cho con người:
+ Vừa thấy sự tồn tại, phát triển và tiêu vong.
+ Xem xét sự vật ở cả trạng thái tĩnh và trạng thái động.
+ Vừa thấy cây vừa thấy rừng, vừa thấy bộ phận vừa thấy toàn thể.
+ Vừa thấy sự riêng biệt vừa thấy có mối liên hệ qua lại. -
Như vậy phương pháp biện chứng thể hiện tư duy mềm dẻo, linh hoạt. Nó thừa nhận
mộtchỉnh thể trong lúc vừa là nó lại vừa không phải là nó; thừa nhận cái khẳng định và cái phủ định vừa
loại trừ nhau lại vừa gắn bó với nhau. -
Phương pháp biện chứng phản ánh hiện thực đúng như nó tồn tại. Nhờ vậy, phương
pháp tưduy biện chứng trở thành công cụ hữu hiệu giúp con người nhận thức và cải tạo thế giới.
Ví dụ: Một viên phấn: 3 lOMoAR cPSD| 36844358 -
Theo phương pháp biện chứng: dưới tác dụng lực cơ học thì sau khi viết viên phấn sẽ
bị màimòn đi không còn hình dạng như trước nữa. Dưới tác dụng hóa học viên phấn sẽ bị ăn mòn dần...
nên theo thời gian viên phấn sẽ không còn như trước nữa. -
Theo phương pháp siêu hình: dù bao lâu đi nữa thì viên phấn đó vẫn luôn tồn tại như thếkhông thay đổi.
Câu 33: Phân tích điều kiện kinh tế - xã hội cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác? -
Chủ nghĩa tư bản đã bước sang giai đoạn mới. -
Triết học Mác ra đời trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản đã bước sang giai đoạn mới nhờ
tácđộng của cách mạng công nghiệp, đã tạo ra một lực lượng sản xuất vô cùng to lớn so với các thời kỳ trước đó. -
Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã làm cho những mâu thuẫn xã hội bộc lộ ngày càng
gaygắt, nhiều cuộc đấu tranh giai cấp đã nổ ra, đi từ thấp đến cao, từ tự phát đến tự giác, từ dân sinh
đến dân chủ; giai cấp tư sản khôn còn là giai cấp cách mạng, giai cấp vô sản trở thành một lực lượng
chính trị lớn mạnh, là giai cấp tiên tiến nhất, cách mạng nhất. -
Triết học Mác ra đời là tất yếu khách quan. -
Từ thực tiễn xã hội, nhất là từ thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản đã nảy sinh một
yêucầu mang tính khách quan là phải được soi sáng bằng một lý luận khoa học. Sự ra đời của Triế học
Mác, là một tất yếu khách quan, là sự giải đáp về mặt lý luận những vấn đề thời đại đang đặt ra trên
lập trường của giai cấp vô sản. Chương 2
CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: C Câu 17: D Câu 33: D Câu 49: B
Câu 2: D Câu 18: B Câu 34: C Câu 50: C
Câu 3: A Câu 19: D Câu 35: A Câu 51: A
Câu 4: D Câu 20: B Câu 36: B Câu 52: A
Câu 5: B Câu 21: C Câu 37: A Câu 53: D
Câu 6: D Câu 22: A Câu 38: A Câu 54: D
Câu 7: D Câu 23: B Câu 39: C Câu 55: B
Câu 8: A Câu 24: B Câu 40: B Câu 56: C
Câu 9: A Câu 25: B Câu 41: C Câu 57: A Câ u 10: C
Câu 26: A Câu 42: A Câu 58: B
Câu 11: D Câu 27: D Câu 43: B Câu 59: A
Câu 12: B Câu 28: D Câu 44: D Câu 60: B
Câu 13: D Câu 29: B Câu 45: D Câu 61: C
Câu 14: C Câu 30: D Câu 46: A Câu 62: B
Câu 15: A Câu 31: A Câu 47: D 4 lOMoAR cPSD| 36844358
Câu 16: A Câu 32: A Câu 48: A
II. LỰA CHỌN ĐÚNG/SAI VÀ GIẢI THÍCH NGẮN GỌN
Câu 63: Chủ nghĩa duy vật biện chứng thừa nhận rằng ý thức có tính năng động sáng tạo và có thể
tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn. - Đúng
Câu 64: Ý thức là thuộc tính của vật chất. - Sai. -
Giải thích: Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao, đó là bộ nãongười.
Câu 65: Nguồn gốc trực tiếp và có tính quyết định tới sự ra đời và phát triển của ý thức là nguồn gốc tự nhiên. - Sai. -
Giải thích: Nguồn gốc trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát
triển của ýthức là lao động, là thực tiễn xã hội.
Câu 66: Ý thức là hình thức phản ánh cao nhất của thế giới vật chất. - Đúng. -
Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cải biến vàsáng tạo.
Câu 67: Đứng im mang tính tương đối, tạm thời.Vận động là tuyệt đối, vĩnh viễn. - Đúng. - Giải thích:
+ Đứng im chỉ xảy ra trong một quan hệ nhất định, chứ không phải trong tất cả mọi quan hệ.
+ Đứng im chỉ xảy ra trong một hình thức vận động nhất định (vận động cơ giới). +
Đứng im là một trạng thái vận động (vận động trong thăn bằng).
Câu 68: Phép biện chứng duy vật cho rằng phát triển là một quá trình tiến lên liên tục. - Sai. -
Giải thích: Phát triển là khái niệm dùng để chỉ quá trình vận động theo hướng
từ trình độ thấpđến trình độ cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện.
Câu 69: Theo phép biện chứng duy vật, cách giải quyết mâu thuẫn đúng đắn nhất là xóa bỏ hoàn
toàn các mặt đối lập. - Sai. -
Giải thích: Giải quyết mâu thuẫn bằng thống nhất và đấu tranh của các mặt đối
lập, khôngtheo hướng điều hòa mâu thuẫn.
Câu 70: Theo quan điểm duy vật biện chứng, mọi sự thay đổi về lượng đều dẫn đến chất của sự vật thay đổi theo. - Sai. -
Giải thích: Cần phải có quá trình tích lũy về lượng để làm thay đổi chất.
Câu 71: Cả cái tất nhiên và cái ngẫu nhiên đều có nguyên nhân. 5 lOMoAR cPSD| 36844358 - Đúng. - Giải thích:
+ Tất nhiên là cái do những nguyên nhân cơ bản, bên trong của sự vật, hiện tượng quyết định.
+ Ngẫu nhiên do nguyên nhân bên ngoài quyết định, do sự ngẫu hợp của nhiều hoàn cảnh quyết định.
Câu 72: Theo quan điểm duy vật biện chứng, hiện tượng và bản chất là một. - Sai. -
Giải thích: Hiện tượng là cái biểu hiện bên ngoài của bản chất..
Câu 73: Mọi chân lý đều chỉ có tính tương đối. - Sai. -
Giải thích: Mọi chân lý đều mang bốn thuộc tính: tính khách quan, tính cụ thể,
tính tương đốivà tính tuyệt đối. III. TỰ LUẬN
Câu 74: Phân tích nội dung và ý nghĩa định nghĩa vật chất của V. I. Lênin?
Định nghĩa vật chất của V. I. Lênin: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại
khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác chúng ta chép lại, chụp
lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. Phân tích: - Nội dung:
+ “Vật chất là một phạm trù triết học”. Đó là một phạm trù rộng và khái quát nhất, không thể
hiểu theo nghĩa hẹp như các khái niệm vật chất thường dùng trong các lĩnh vực khoa học cụ thể hoặc đời sống hàng ngày.
+ Thuộc tính cơ bản của vật chất là “thực tại khách quan”, “tồn tại không lệ thuộc vào cảm
giác”. Đó cũng chính là tiêu chuẩn để phân biệt cái gì là vật chất và cái gì không phải là vật chất.
+ “Thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác”, “tồn tại không lệ thuộc
vào cảm giác”. Điều đó khẳng định “thực tại khách quan” (vật chất) là cái có trước (tính thứ nhất), còn
“cảm giác” (ý thức) là cái có sau (tính thứ hai). Vật chất tồn tại không lệ thuộc vào ý thức.
+ “Thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng
ta chép lại, chụp lại, phản ánh”. Điều đó nói lên “thực tại khách quan” (vật chất) được biểu hiện thông
qua các dạng cụ thể, bằng cảm giác'' (ý thức) con người có thể nhận thức được. Và “thực tại khách
quan” (vật chất) chính là nguồn gốc nội dung khách quan của “cảm giác” (ý thức).
+ Định nghĩa của Lê nin về vật chất đã giải quyết được cả hai mặt của vấn đề cơ bản của triết
học theo lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng. - Ý nghĩa:
+ Chống lại tất cả các loại quan điểm của chủ nghĩa duy tâm về phạm trù vật chất.
+ Đấu tranh khắc phục triệt để tính chất trực quan, siêu hình, máy móc và những biến tướng
của nó trong quan niệm về vật chất của các nhà triết học tư sản hiện đại. Do đó, định nghĩa này cũng
đã giải quyết được sự khủng hoảng trong quan điểm về vật chất của các nhà triết học và khoa học theo
quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình.
+ Khẳng định thế giới vật chất khách quan là vô cùng, vô tận, luôn vận động và phát triển không
ngừng, nên đã có tác động cổ vũ, động viên các nhà khoa học đi sau nghiên cứu thế giới vật chất, tìm 6 lOMoAR cPSD| 36844358
ra những kết cấu mới, những thuộc tính. mới và những quy luật vận động của vật chất để làm phong
phú thêm kho tàng tri thức của nhân loại.
Câu 75: Phân tích vai trò của lao động và ngôn ngữ đối với sự ra đời và phát triển của ý thức? - Vai trò:
+ Nhìn từ góc độ sử học và suy luận lôgic, nhờ có lao động con người biết phát triển công cụ,
cải thiện đời sống. Con người ý thức được nguồn nuôi sống bản thân đến từ thiên nhiên để khai thác
thiên nhiên thông qua quá trình cải tiến công cụ lao động. Việc sử dụng đồ đá để làm công cụ dần tìm
tới việc tạo ra lửa trở thành bước ngoặt to lớn trong qua trình tiến hóa mấy triệu năm và giúp con người
tồn tại. Hoặc có lao động con người bắt đầu hòa đồng với nhau, sống với nhau thành từng nhóm, biết
được vai trò của mình trong nhóm và thông qua quá trình lao động đã dẫn tới quá trình phân cấp và
phân hóa xã hội. Tất cả đều thuộc vào ý thức của con người.
+ Điều khác biệt giữa con người và con vật là trước khi lao động làm ra một sản phẩm nào đó,
con người phải hình dung ra trước mô hình của cái cần phải làm và cách làm ra cái đó trên cơ sở huy
động toàn bộ hiểu biết, năng lực trí tuệ của mình vào đó con người có ý thức về cái mình sẽ làm ra.
+ Trong lao động con người phải chế tạo và sử dụng các công cụ lao động, tiến hành các thao
tác và hành động lao động tác động vào đối tượng lao động để làm ra sản phẩm. Ý thức của con người
được hình thành và thể hiện trong quá trình lao động.
+ Kết thúc quá trình lao động, con người có ý thức đối chiếu sản phẩm mình làm ra với mô
hình tâm lí của sản phẩm mà mình đã hình dung trước đó để hoàn thiện đánh giá sản phẩm đó. Như
vậy có thể nói, ý thức được hình thành và biểu hiện thông suốt thông qua quá trình lao động của con
người, thống nhất với quá trình lao động và sản phẩm lao động do mình làm ra. - Ngôn ngữ:
+ Là thành tựu vĩ đại nhất của con người để đáp ứng nhu cầu trao đổi ý thức và suy nghĩ qua
đó thuận tiện cho sự phát triển xã hội. Ý thức về cách cảm nhận sự nhìn nhận đánh giá của người khác
đối vói mình. Nói chung việc hình thành ý thức của con người chính là nhờ sự phát triển của tiếng nói
và công cụ lưu trữ ngôn ngữ của hàng mấy nghìn năm. Con người biết được quá khứ, hiểu được hiện
tại và đôi khi đoán trước được tương lai nhờ đó mà tiếp tục phát huy các thành tựu rực rỡ của vẳn minh nhân loại.
+ Nhờ có ngôn ngữ ra đời cùng với lao động mà con người có công cụ để xây dựng, hình dung
ra mô hình tâm lý của sản phẩm (cái và cách làm ra sản phẩm đó). Hoạt động ngôn ngữ (hệ thống tín
hiệu thứ 2) giúp con người có ý thức về việc sử dụng công cụ lao động, tiến hành hệ thống các thao tác
hành động lao động để làm ra sản phẩm. Ngôn ngữ cung giúp con người phân tích đối chiếu, đánh giá
sản phẩm mà mình đã làm ra.
+ Hoạt động lao động là hoạt động tập thể, mang tính xã hội. Trong lao động nhờ có ngôn ngữ
và giao tiếp mà con người thông báo, trao đổi thông tin với nhau, phối hợp động tác với nhau để cùng
làm ra sản phẩm chung. Nhờ có ngôn ngữ và giao tiếp mà con người có ý thức về bản thân mình, ý thức
về người khác (biết mình biết người) trong lao động chung. -
Như vậy, ý thức xuất phát từ sự thể nghiệm của con người với đời sống xung quanh
thông qualao động và ngôn ngữ. Nói cách khác, thông qua các quá trình hoạt động sinh tồn và mưu
cầu sự hoàn thiện con người dần dần hình thành ý thức. 7 lOMoAR cPSD| 36844358
Câu 76: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Cho ví dụ. Từ đó rút ra ý nghĩa phuơng pháp luận?
Vật chất: Theo Lênin “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được
đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và
tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
Ý thức: Là sự phản ánh một cách năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào trong bộ óc con
người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Ý thức có 2 nguồn gốc chính: nguồn gốc
tự nhiên và nguồn gốc xã hội. -
Nguồn gốc tự nhiên: Bộ não người và sự phản ánh thế giới khách quan vào não người
hợpthành nguồn gốc tự nhiên của ý thức. -
Nguồn gốc xã hội: Ý thức hình thành thông qua quá trình lao động, ngôn ngữ và những
quanhệ xã hội của loài người.
Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức: -
Trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức thì vật chất có trước còn ý thức có sau, vật
chất lànguồn gốc của ý thức quyết định ý thức, ý thức tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động
thực tiễn của con người. -
Vật chất quyết định ý thức:
+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng: Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau,
vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức, bởi vì:
• Ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao, là sự phản ánh của thế giới
vậtchất, là hình ảnh mang tính chủ quan của thế giới vật chất. Vì vậy, nội dung của ý thức
do vật chất quyết định. Nên vật chất không chỉ quyết định nội dung mà hình thức biểu
hiện cũng như mọi sự biến đổi của ý thức.
• Các yếu tố cấu thành nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội của ý thức là bản thân thế
giớikhách quan hoặc các dạng tồn tại của vật chất đều khẳng định vật chất là nguồn gốc của ý thức.
+ Ví dụ: Hoạt động của ý thức diễn ra bình thường trên cơ sở hoạt động sinh lý thần kinh của
bộ não người. Nhưng khi bộ não con người bị tổn thương thì hoạt động ý thức cũng bị rối loạn. -
Ý thức tác động lại vật chất thông qua các hoạt động thực tiễn:
+ Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức có thể tác động trở lại đối với vật chất thông qua các
hoạt động thực tiễn của con người. Bởi vì ý thức chính là ý thức của con người nên nói đến vai trò của
ý thức chính là nói đến vai trò của con người. Bản thân ý thức không trực tiếp làm thay đổi bất cứ
điều gì trong hiện thực khách quan.
+ Mọi hoạt động của con người đều do ý thức chỉ đạo, vì vậy vai trò của ý thức không phải là
trực tiếp tạo ra hay làm thay đổi thế giới vật chất mà nó trang bị cho con người những hiểu biết về hiện
thực khách quan, trên cơ sở đó con người xác định mục tiêu, đề ra phương hướng, xây dựng kế hoạch,
lựa chọn phương pháp, các biện pháp, công cụ, phương tiện … để thực hiện mục tiêu của mình.
+ Sự trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng:
• Tích cực: Ý thức có thể trở thành động lực thúc đẩy vật chất phát triển.
• Tiêu cực: Ý thức có thể là lực cản phá vỡ sự vận động và phát triển của vật chất khi ý
thứcphản ánh không đúng, làm sai lệch các quy luật vận động khách quan của vật chất.
+ Như vậy, bằng cách định hướng hoạt động của con người, ý thức có thể quyết định hành
động của con người, hoạt động thực tế của con người đúng hay sai, thành công hay thất bại… 8 lOMoAR cPSD| 36844358
+ Ví dụ: Hiểu được tính chất vật lý của thép là nóng chảy ở nhiệt độ hơn 10000C, người ta tạo
ra các nhà máy gang thép để sản xuất thép đủ kích cỡ chứ không phải bằng phương pháp thủ công cổ xưa.
Ý nghĩa phuơng pháp luận: -
Mọi hoạt động đều phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng quy luật khách quan. -
Phát huy tính năng động, chủ quan của ý thức.
Câu 77: Phân tích bản chất của ý thức, từ đó chỉ ra vai trò của ý thức trong đời sống xã hội và đối với bản thân sinh viên? - Bản chất của ý thức:
+ Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Điều đó có nghĩa là nội dung của ý thức
là do thế giới khách quan quy định, nhưng ý thức là hình ảnh chủ quan, là hình ảnh tinh thần chứ không
phải là hình ảnh vật lý, vật chất như chủ nghĩa duy vật tầm thường quan niệm.
+ Khi nói ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, cùng có nghĩa là ý thức là sự
phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người.
• Phản ánh ý thức là sáng tạo, vì nó bao giờ cũng do nhu cầu Ý thức quy định. Nhu cầuđó
đòi hỏi chủ thể phản ánh phải hiệu được cái được phản ánh. Trên cơ sở đó hình thành
nên hình ảnh tinh thần và những hình ảnh đó ngày càng phản ánh đúng đắn hơn hiện
thực khách quan, Song, sự sáng tạo của ý thức là sự sáng tạo của phản ánh, dựa trên cơ sở phản ánh.
• Phản ánh ý thức là sáng tạo, vì phản ánh đó bao giờ cũng dự trên hoạt động Ý thức vàlà
sản phẩn của các quan hệ xã hội. Là sản phẩm của các quan hệ xã hội, bản chất của ý thức là có tính xã hội.
+ Quan điểm trên của triết học Mác về nguồn gốc và bản chất của ý thức hoàn toàn đối lập với
chủ nghĩa duy tâm coi ý thức, tư duy là cái có trước, sinh ra vật chất và chủ nghĩa duy vật tầm thường
coi ý tức là một dạng vật chất hoặc coi ý thức là sự phản ánh giản đơn, thụ động về thế giới vật chất. -
Vai trò của ý thức trong đời sống xã hội: Ý thức là một trong hai phạm trù thuộc vấn đề
cơbản của triết học. Nó là hình thức cao của sự phản ánh của thực tại khách quan, hình thức mà riêng
con người mới có. ý thức của con người là cơ năng của cái “ khối vật chất đặc biệt phức tạm mà người
ta gọi là bộ óc con người” (theo LêNin). Tác động của ý thức xã hội đối với con người là vô cùng to lớn.
Nó không những là kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn mà con là động lực thực tiễn. Sự thành công
hay thất bại của thực tiễn, tác động tích cự hay tiêu cực của ý thức đối với sự phát triển của tự nhiên,
xã hội chủ yếu phụ thuộc vào vai trò chỉ đạo của ý thức mà biểu hiện ra là vai trò của khoa học văn hoá và tư tưỏng.
Câu 78: Phân tích nội dung của nguyên lý về sự phát triển? Ý nghĩa phương pháp luận và vận dụng vào thực tiễn?
Nội dung của nguyên lý về sự phát triển: -
Theo quan điểm duy vật biện chứng, phát triển có ba tính chất cơ bản: tính khách quan,
tínhphổ biến và tính đa dạng, phong phú.
+ Tính khách quan của sự phát triển được biểu hiện trong nguồn gốc của sự vận động và phát
triển. Đó là quá trình bắt nguồn từ bản thân của sự vật, hiện tượng là quá trình giải quyết mâu thuẫn
của sự vật, hiên tượng đó. Tính chất này là thuộc tính tất yếu không phụ thuộc vào ý thức con người.
+ Tính phổ biến của sự phát triển được thể hiện ở các quá trình phát triển diễn ra trong một
lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy; trong tất cả mọi sự vật và hiện tượng trong quá trình, mọi giai đoạn 9 lOMoAR cPSD| 36844358
của sự vật hiện tượng đó. Trong mỗi quá trình biến đổi đã có thể bao hàm khả năng dẫn đến sự ra đời
phù hợp với quy luật khách quan.
Trong tự nhiên : Tăng cường khả năng thích nghi cơ thể trước sự biến đổi của môi trường.
Trong xã hội: Nâng cao năng lực chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội, tiến tới mức độ ngày
càng cao trong sự nghiệp giải phóng con người.
Trong tư duy : Khả năng nhận thức ngày càng sâu sắc, đầy đủ, đúng đắn hơn với tự nhiên và xã hội.
+ Tính đa dạng, phong phú của sự phát triển được thể hiện ở chỗ: phát triển là khuynh hướng
phát triển của sự vật hiện tượng song mỗi sự vật hiện tượng lại có quá trình phát triển không giống
nhau, tồn tại ở những thời gian, không gian khác nhau, chịu những ảnh hưởng khác nhau và sự tác động
đó có thể làm thay đổi chiều hướng quá trình phát triển của sự vật, đôi khi có thể làm sự vật, hiện tượng thụt lùi tạm thời.
+ Đồng thời trong quá trình phát triển của mình, sự vật còn chịu sự tác động của các sự vật,
hiện tượng khác, của rất nhiều yếu tố, điều kiện. Sự tác động đó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát
triển của sự vật, đôi khi có thể làm thay đổi chiều hướng phát triển của sự vật, thậm chí làm cho sự vật thụt lùi.
Ý nghĩa phương pháp luận: -
Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xem xét các sự vật hiện tượng ở trạng thái
độngnằm trong khuynh hướng chung là phát triển.
+ Ta cần phải nắm được sự vật không chỉ như là cái nó đang có, đang hiện hữu trước mắt, mà
còn phải nắm được khuynh hướng phát triển tương lai, khả năng chuyển hóa của nó. Bằng tư duy
khoa học, ta phải làm sáng tỏ được xu hướng chủ đạo của tất cả những biến đổi khác nhau đó.
+ Quan điểm phát triển hoàn toàn đối lập với quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến. Tuyệt đối
hóa một nhận thức nào đó về sự vật có được trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định, xem đó là nhận
thức duy nhất đúng về toàn bộ sự vật trong quá trình phát triển tiếp theo của nó sẽ đưa chúng ta đến sai lầm nghiêm trọng. -
Để thực hiện quan điểm phát triển đòi hỏi phải chống sự định kiến, tư tưởng bảo thủ và trì trệ.
+ Ta cần phải xác quyết rằng các sự vật, hiện tượng phát triển theo một quá trình biện chứng
đầy mâu thuẫn. Do đó ta phải công nhận tính quanh co, phức tạp của quá trình phát triển như một hiện
tượng phổ biến, đương nhiên.
+ Quan điểm phát triển đòi hỏi phải có sự nhìn nhận, đánh giá khách quan đối với mỗi bước
thụt lùi tương đối của sự vật, hiện tượng. Bi quan về sự thụt lùi tương đối sẽ khiến chúng ta gặp phải những sai lầm tai hại.
Câu 79: Nội dung và cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện? Vận dụng quan điểm toàn diện vào
quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên? - Nội dung:
+ Quan điểm toàn diện là qua điểm mà khi xem xét sự vật và xử lý các tình huống trong thực
tế cần xem xét các mối liên hệ của sự vật đó với các sự vật khác, và mối liên hệ giữa các mặt, các yếu tố
trong chính bản thân sự vật đó.
+ Điều này xuất phát từ mối liên hệ nằm trong nguyên lý phổ biến của các hiện tượng, sự vật
trên thế giới. Bởi phải có quan điểm toàn diện vì bất cứ mối quan hệ nào cũng tồn tại sự vật, sự việc;
không có bất cứ sự vật nào tồn tại một cách riêng biệt, cô lập, độc lập với các sự vật khác. - Cơ sở lý luận: 10 lOMoAR cPSD| 36844358
+ Từ nghiên cứu quan điểm duy vật biện chứng về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển
rútra phương pháp luận khoa học để nhận thức và cải tạo hiện thực. Đó chính là quan điểm toàn diện.
+ Vì bất cứ sự vật nào, hiện tượng nào trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ rất đa
dạng, phong phú, do đó khi nhận thức về sự vật hiện tượng ta phải xem xét nó thông qua các mốiliên
hệ của nó với sự vật khác hay nói cách khác chúng ta phải có quan điểm toàn diện, tránhquan điểm
phiến diện chỉ xét sự vật hiện tượng ở một mối liên hệ đã vội vàng kết luận về bảnchất hay về tính qui luật của chúng. -
Vận dụng quan điểm toàn diện vào quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên: Để có thể
phát triển và hoàn thiện bản thân, học là việc vô cùng quan trọng. Nhưng học như thế nào để có thể
đạt được kết quả như mong đợi thì không phải là chuyện dễ. Việc áp dụng quan điểm toàn diện trong
học tập là việc rất cần thiết để ta có thể nắm bắt toàn diện Những điều cần học rồi góp phần đưa ra
phương pháp học thích hợp cho bản thân. Cụ thể là khi áp dụng quan điểm toàn diện thì ta sẽ đặt việc
học tập đầu mối liên hệ khác nhau, từ đó ta có thể rút ra mối quan hệ giữa những điều ta học được để
tạo nên một hệ thống kiến thức cho quá trình học tập. Người ta thường nói “học đi đôi với hành”, và
chỉ khi nào áp dụng những gì học được vào thực tế thì mới có thể đối chiếu để so sánh xem đã đúng
hay chưa, Có phát sinh ra những vấn đề khác hay không. Qua quan điểm toàn diện ta có thể thấy mối
quan hệ của việc học, và việc vận dụng quan điểm toàn diện không chỉ có áp dụng trong học tập mà còn
áp dụng trong quá trình học tập, rèn luyện và tu dưỡng các phẩm chất đạo đức để hoàn thiện bản thân.
Câu 80: Phân tích nội dung của quy luật lượng - chất? Ý nghĩa phương pháp luận và vận dụng vào thực tiễn?
Nội dung của quy luật lượng - chất: -
Quy luật lượng chất là quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những
sựthay đổi về chất và ngược lại, đây là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật trong
triết học Mác – Lênin. -
Theo quan điểm của triết học Mac – Lênin thì mọi sự vật, hiện tượng trên trái đất đều
tồn tạihai vật là mặt chất và mặt lượng, trong đó:
+ Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, là sự
thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, làm cho nó phân biệt được với những cái khác.
+ Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy
mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật. -
Thông qua đó mà nói lên sự vật, hiện tượng đó là gì? Các đặc điểm để phân biệt nó với
các sựvật, hiện tượng khác. -
Theo triết học Mac – Lênin thì chất được coi là cái vốn có của sự vật, hiện tượng, do
nhữngthuộc tính hay những yếu tố khác cấu thành quy định. Và theo đó, mỗi sự vật thì đều có rất nhiều
các thuộc tính, trong mỗi thuộc tính thì lại biểu hiện ra một chất khác nhau của sự vật.
Ý nghĩa phương pháp luận: -
Ý nghĩa trong nhận thức:
+ Nhờ có phương pháp luận lượng chất mà chung ta hiểu rằng bất cứ sự vật, hiện tượng nào
cũng đều vận động và phát triển.
+ Sự vật, hiện tượng nào cũng đều tồn tại hai mặt: Lượng và Chất. Do đó khi nhận thức, chúng
ta cần nhận thức về cả hai mặt lượng và chất để có có cái nhìn phong phú hơn về những sự vật, hiện
tượng tồn tại xung quanh chúng ta.
+ Cần phải làm rõ quy luật phát triển của sự vật, hiện tượng bằng cách xác định giới hạn độ, điểm nút, bước nhảy. 11 lOMoAR cPSD| 36844358 -
Ý nghĩa trong thực tiễn:
+ Muốn có sự biến đổi về chất thì cần phải có quyết tâm, thực hiện bước nhảy khi đã tích lũy đủ về lượng.
+ Nếu không muốn có sự thay đổi về chất thì cần biết cách kiểm soát lượng trong giới hạn độ.
+ Bước nhảy là một giai đoạn hết sức đa dạng nên việc thực hiện bước nhảy phải được thực
hiện một cách cẩn thận.
+ Chỉ thực hiện bước nhảy khi đã tích lũy lượng đến giới hạn điểm nút và thực hiện bước nhảy
một cách phù hợp với từng thời điểm, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể để tránh được những hậu quả
không đáng có như không đạt được sự thay đổi về chất, dẫn đến việc phải thực hiện sự thay đổi về lượng lại từ đầu.
Câu 81: Nguyên nhân là gì? Kết quả là gì? Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả? Ý nghĩa
phương pháp luận và vận dụng vào thực tiễn?
Nguyên nhân là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong
một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng, từ đó tạo ra sự biến đổi nhất định.
Kết quả là một phạm trù triết học dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động giữa các
mặt, các yếu tố trong một sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật, hiện tượng.
Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả: -
Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn có trước kết quả, còn kết quả
baogiờ cũng xuất hiện sau khi nguyên nhân xuất hiện và tác động.
+ Nguyên nhân sinh ra kết quả rất phức tạp: một nguyên nhân có thể dẫn tới nhiều kết quả,
một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân.
+ Nếu nhiều nguyên nhân tác động cùng chiều làm kết quả hình thành nhanh chóng, nếu các
nguyên nhân tác động ngược chiều làm chậm xuất hiện kết quả hoặc làm biến đổi kết quả. -
Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân.
+ Kết quả có thể tác động trở lại nguyên nhân theo 2 hướng: Tích cực và tiêu cực. -
Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau.
Ý nghĩa phương pháp luận: -
Mối liên hệ nhân quả là khách quan vốn có của bản thân sự vật hiện tượng, nên muốn
nhậnthức sự vật, hiện tượng phải tìm nguyên nhân trong chính bản thân sự vật hiện tượng. -
Vì nguyên nhân sinh ra kết quả rất phức tạp, nên trong nhận thức và thực tiễn cần phân
loạinguyên nhân, xác định vị trí, vai trò của từng nguyên nhân đối với sự hình thành kết quả, đồng
thời phải đặt quan hệ nhân quả trong điều kiện cụ thể để phân tích và giải quyết.
+ Kết quả có tác động trở lại nguyên nhân. Vì vậy, trong hoạt động nhân thức và thực tiễn chúng
ta cần phải khai thác, tận dụng những kết quả đã đạt được để tạo điều kiện thúc đẩy nguyên nhân phát
huy tác dụng, nhằm đạt mục đích.
Câu 82: Thực tiễn là gì? Các hình thức cơ bản của thực tiễn? Tại sao nói thực tiễn vừa là nguồn gốc,
động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý? Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu?
Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người
nhằm cải tiến tự nhiên và xã hội.
Các hình thức cơ bản của thực tiễn: -
Hoạt động sản xuất vật chất: 12 lOMoAR cPSD| 36844358
+ Là hoạt động mà con người sử dụng những công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên, cải
biến giới tự nhiên nhằm tạo các điều kiện cần thiết nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của mình. +
Là hoạt động cơ bản, đầu tiên của thực tiễn. -
Hoạt động chính trị xã hội:
+ Là hoạt động của các tổ chức, các cộng đồng nhằm cải biến những quan hệ xã hội, đặc biệt
là các quan hệ chính trị - xã hội.
+ Thúc đẩy xã hội phát triển – hình thức cao nhất của hoạt động thực tiễn. - Thực nghiệm khoa học:
+ Là hoạt động được tiến hành trong những điều kiện do con người tạo ra, gần giống, giống
hoặc lặp lại những trạng thái của tự nhiên và xã hội nhằm xác định những quy luật biến đổi, phát triển
của đối tượng nghiên cứu.
+ Có vai trò rất quan trọng – hình thức đặc biệt của hoạt động thực tiễn.
Thực tiễn vừa là nguồn gốc, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý: -
Thực tiễn là nguồn gốc: Thực tiễn là điểm xuất phát của nhận thức, là nền tảng mà ở đó
nhậnthức của con người về tất cả mọi lĩnh vực được thực hiện. -
Thực tiễn là động lực:
+ Thực tiễn thúc đẩy nhận thức phát triển thông qua việc luôn đặt ra nhu cầu buộc con người
phải nhận thức để giải quyết.
+ Thực tiễn từng bước hoàn thiện các giác quan, củng cố và phát triển năng lực tư duy của con người. -
Thực tiễn là mục đích: Suy cho đến cùng, tất cả các hoạt động nhận thức đều hướng về
phụcvụ cho hoạt động vật chất của xã hội. -
Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý: Thực tiễn là nơi kiểm nghiệm nhận thức con người làđúng hay sai.
Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu: Trong hoạt động nhận thức luôn xuất phát từ thực tiễn và mục
đích cuối cùng cũng là thực tiễn, nên trong quá trình nhận thức con người luôn quán triệt quan điểm thực tiễn. Chương 3
CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: D Câu 11: C Câu 21: D Câu 31: C
Câu 2: D Câu 12: C Câu 22: B Câu 32: D Câu 3: D
Câu 13: C Câu 23: A Câu 33: B
Câu 4: A Câu 14: D Câu 24: C Câu 34: A
Câu 5: C Câu 15: A Câu 25: D Câu 35: A
Câu 6: A Câu 16: A Câu 26: A Câu 36: A 13 lOMoAR cPSD| 36844358
Câu 7: D Câu 17: A Câu 27: D Câu 37: A
Câu 8: B Câu 18: B Câu 28: D Câu 9: A Câu 19: C Câu 29: B
Câu 10: B Câu 20: D Câu 30: A
II. LỰA CHỌN ĐÚNG/SAI VÀ GIẢI THÍCH NGẮN GỌN
Câu 38: Sản xuất vật chất là cơ sở, nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. - Đúng. -
Giải thích: Theo quan điểm duy vật lịch sử, sản xuất vật chất giữ vai trò là nhân
tố quyếtđịnh sự sinh tồn, phát triển của con người và xã hội: là hoạt động nền tảng làm phát
sinh, phát triển những mối quan hệ xã hội của con người; nó chính là cơ sở của sự hình thành,
biến đổi và phát triển của xã hội loài người.
Câu 39: Công cụ lao động là yếu tố quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất. - Sai. -
Giải thích: Yếu tố quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất chính là con người.
Câu 40: Kiến trúc thượng tầng của xã hội có giai cấp thì mang tính giai cấp. - Đúng. -
Giải thích: Theo chủ nghĩa Mác-Lênin thì trong xã hội có giai cấp, kiến trúc
thượng tầngmang tính giai cấp.
Câu 41: Trong một cơ cấu kinh tế-xã hội, sự biến đổi của kiến trúc thượng tầng là do cơ sở hạ tầng quyết định. - Đúng. - Giải thích:
+ Cơ sở hạ tầng là cơ sở sản sinh ra kiến trúc thượng tầng tương ứng.
+ Nếu cơ sở hạ tầng thay đổi thì sớm hay muộn kiến trúc thượng tầng cũng thay đổi theo.
Câu 42: Ý thức xã hội thường tiến bộ và đi trước tồn tại xã hội. - Sai. -
Giải thích: Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội do không phản ánh
kịp nhữngthay đổi của tồn tại xã hội.
Câu 43: Sự phát triển của các hình thái kinh tế-xã hội là một quá trình lịch sử-tự nhiên. - Đúng. -
Giải thích: Lịch sử phát triển của xã hội đã trải qua nhiều giai đoạn nối tiếp nhau
từ thấp đếncao. Tương ứng với quá trình đó là lịch sử của các hình thái kinh tế - xã hội theo
những quy luật, đó là quá trình lịch sử tự nhiên của xã hội.
Câu 44: Cách mạng xã hội là phương thức thay thế các hình thái kinh tế xã hội từ thấp đến cao. - Đúng. 14 lOMoAR cPSD| 36844358 -
Giải thích: Cách mạng xã hội là sự thay đổi có tính chất căn bản về chất của một
hình tháikinh tế - xã hội, là phương thức thay đổi từ một hình thái kinh tế - xã hội này lên một
hình thái kinh tế - xã hội mới, tiến bộ hơn.
Câu 45: Quần chúng nhân dân là nhân tố quyết định sự vận động, phát triển của lịch sử. - Sai. -
Giải thích: Quần chúng nhân dân chỉ là lực lượng chính của sản xuất và cách
mạng, khôngquyết định được sự vận động và phát triển của lịch sử.
Câu 46: Con người là một thực thể sinh học -xã hội. - Đúng. -
Giải thích: Theo quan điểm của Triết học Mác-Lênin coi con người là một thực
thể tự nhiênvà cũng là một thực thể xã hội.
Câu 47: Con người vừa là chủ thể, vừa là sản phẩm của lịch sử. - Đúng. -
Giải thích: Theo quan điểm Triết học Mác con người là sản phẩm của chính mình
nên là chủthể và con người cũng là sản phẩm của lịch sử. III. TỰ LUẬN
Câu 48: Định nghĩa và kết cấu của lực lượng sản xuất? Phân tích vai trò của người lao động
trong lực lượng sản xuất? Liên hệ với thực trạng người lao động ởViệt Nam hiện nay? -
Định nghĩa lực lượng sản xuất: Lực lượng sản xuất là mối quan hệ giữa người với tự
nhiêntrong quá trình sản xuất ra của cải vật chất. -
Kết cấu của lực lượng sản xuất:
+ Người lao động (thể lực, trí lực, tâm lực) đóng vai trò quyết định trong các yếu tố tạo thành
lực lượng sản xuất. Khi nói đến năng lực của người lao động thì yếu tố tri thức trí tuệ ngày càng được
đề cao cùng sự phát triển của sản xuất vật chất.
+ Tư liệu sản xuất (đối tượng lao động, công cụ lao động, các tư liệu phụ trợ) trong đó công cụ
lao động là yếu tố động nhất, cách mạng nhất của lực lượng sản xuất. -
Vai trò của người lao động trong lực lượng sản xuất:
+ Là người có tri thức , kinh nghiệm, kỹ năng lao động và năng lực sáng tạo nhất định trong
quan hệ sản xuất của xã hội.
+ Là chủ thể sáng tạo, đồng thời là chủ thể tiêu dùng của cải vật chất xã hội, đồng thời là chủ
thể tiêu dùng của mọi của cải vật chất xã hội.
+ Là nguồn lực cơ bản, vô tận và đặc biệt của sản xuất.
Câu 49: Nội dung quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất? Biểu hiện quy luật này ở Việt Nam hiện nay? -
Nội dung quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượngsản xuất:
+ Tính thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất: mối quan hệ giữa lực lượng
sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất biện chứng, ràng buộc, chi phối lẫn nhau 15 lOMoAR cPSD| 36844358
trong quá trình sản xuất của xã hội. Đó là mối quan hệ tất yếu giữa nội dung và hình thức của cùng
một quá trình sản xuất.
+ Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất: Quyết định tính chất, hình thức của quan
hệ sản xuất, quyết định sự tồn tại, vận động và phát triển của quan hệ sản xuất. Trong phương thức
sản xuất, lực lượng sản xuất là yếu tố tương đối ổn định. Khi lực lượng sản xuất phát triển đến một
trình độ nhất định sẽ mâu thuẫn với quan hệ sản xuất đã trở nên lỗi thời. Quan hệ sản xuất khi ấy trở
thành xiềng xích trói buộc sự phát triển của lực lượng sản xuất.
+ Quan hệ sản xuất có tính độc lập tương đối và tác động trở lại lực lượng sản xuất: quan hệ
sản xuất phụ thuộc vào thực trạng phát triển của lực lượng sản xuất trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất
định, nhưng cũng luôn có khả năng tác động trở lại sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất.
Sự tác động này thể hiện ở một trong hai trạng thái:
• Thứ nhất: nếu quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì
sẽ tạo điều kiện, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển.
• Thứ hai: Nếu quan hệ sản xuất không phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất thì sẽ cản trở, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. - Biểu hiện: 16 lOMoAR cPSD| 36844358 17