Bài tập tự học KTCT Mác - Lênin 20-3-2022- Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Bài tập tự học KTCT Mác - Lênin 20-3-2022- Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (DC102EL01)
Trường: Đại học Hoa Sen
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập tự học KTCT Mác - Lênin Câu hỏi :
1. So sánh công thức lưu thông hàng hóa giản đơn ( H-T-H’) và công thức
chung của tư bản (T-H-T’) để tìm ra điểm khác biệt về vai trò của tiền với tư
cách là tiền thông thường với tư cách là biểu hiện đầu tiên của tư bản ?
2. Tại sao nói T-H-T’ là công thức CHUNG của tư bản ?
3. Trình bày mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản ? Bài làm : 1.
Tiền là sản vật cuối cùng của lưu thông hàng hoá, đồng thời cũng là hình thức
biểu hiện đầu tiên của tư bản. Mọi tư bản lúc đầu đều biểu hiện dưới hình thái
một số tiền nhất định. Nhưng bản thân tiền lại không phải là tư bản. Tiền chỉ
biến thành tư bản trong những điều kiện nhất định, khi chúng được sử dụng để
bóc lột lao động của người khác.
Sự vận động của tiền thông thường và tiền với tư cách là tư bản có sự khác
nhau hết sức cơ bản. Trong lưu thông hàng hóa giản đơn thì tiền với tư cách là
tiền thông thường, vận động theo công thức: H - T - H’ (hàng - tiền - hàng),
nghĩa là sự chuyển hóa của hàng hóa thành tiền, rồi tiền lại chuyển hóa thành
hàng hóa. Ở đây, tiền tệ không phải là tư bản mà chỉ là tiền tệ thông thường với
đúng nghĩa của nó. Người sản xuất hàng hóa bán hàng hóa của mình lấy tiền tệ,
rồi lại dùng tiền tệ đó để mua một hàng hóa khác phục vụ cho những nhu cầu
tiêu dùng nhất định của mình. Ở đây, tiền tệ chỉ là phương tiện để đạt tới một
mục đích bên ngoài lưu thông. Hình thức lưu thông hàng hóa này thích hợp với
nền sản xuất nhỏ của những người thợ thủ công và nông dân. Còn tiền với tư
cách là tư bản, thì vận động theo công thức: T - H - T’ (tiền - hàng - tiền), tức là
sự chuyển hoá của tiền thành hàng hoá, rồi hàng hoá lại chuyển hoá ngược lại
thành tiền và mục đích của lưu thông tư bản không phải là giá trị sử dụng mà là
giá trị, nói đúng hơn là giá trị tăng them hya còn gọi là giá trị thặng dư.
So sánh giữa hai công thức H-T-H’ với công thức T-H-T’ :
- Điểm giống nhau : cả hai sự vận động, đều do hai giai đoạn đối lập nhau là
mua và bán hợp thành, trong mỗi giai đoạn đều có hai nhân tố vật chất đối diện
nhau là tiền và hàng, và hai người có quan hệ kinh tế với nhau là người mua và người bán. - Điểm khác nhau :
Công thức T - H - T' được gọi là công thức chung của tư bản, vì sự vận động
của mọi tư bản đều biểu hiện trong lưu thông dưới dạng khái quát đó, dù đó là
tư bản thương nghiệp, tư bản công nghiệp hay tư bản cho vay.
Điều này rất dễ dàng nhận thấy trong thực tiễn, bởi vì hình thức vận động của
tư bản công nghiệp (tức là người trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm), tư bản
thương nghiệp (là các thương lái, người bán buôn) nhưng cũng không thể tránh
khỏi những giai đoạn T - H và H - T'. Còn sự vận động của tư bản cho vay (tức
là người khác cho vay tiền sinh lợi tức) chẳng qua chỉ là công thức trên được rút ngắn lại thành T - T'.
Đó chỉ là những điểm khác nhau về hình thức. Giữa hai công thức đó còn có những điểm khác nhau:
- Khác nhau về biểu hiện bên ngoài: Lưu thông hàng hóa giản đơn bắt đầu bằng
việc bán (H - T) và kết thúc bằng việc mua (T – H’). Điểm xuất phát và điểm
kết thúc của quá trình đều là hàng hóa, còn tiền chỉ đóng vai trò trung gian.
Ngược lại, lưu thông của tư bản bắt đẩu bằng việc mua (T - H) và kết thúc bằng
việc bán (H-T’). Tiền vừa là điểm xuất phát, vừa là điểm kết thúc của quá trình,
còn hàng hóa chỉ đóng vai trò trung gian; tiền ở đây không phải là chi ra dứt
khoát mà chỉ là ứng ra rồi thu về.
- Khác nhau về bản chất bên trong: Mục đích của lưu thông hàng hóa giản đơn
là giá trị sử dụng để thỏa mãn nhu cầu, nên các hàng hóa trao đổi phải có giá trị
sử dụng khác nhau. Sự vận động sẽ kết thúc ở giai đoạn thứ hai, khi những
người trao đổi có được giá trị sử dụng mà người đó cần đến. Còn mục đích của
lưu thông tư bản không phái là giá trị sử dụng mà là giá trị, nói đúng hơn là giá
trị tăng thêm. Vì vậy, sự vận động của tư bản là không có giới hạn bởi sự lớn lên
của giá trị là không có giới hạn.Và nếu số tiền thu về bằng số tiền ứng ra, thì
quá trình vận động của tư bản trở nên vô nghĩa. Do đó, số tiền thu về phải lớn
hơn số tiền ứng ra, nên công thức vận động đầy đủ của tư bản là T - H - T’,
trong đó T’ = T + t (t>0). Số tiền thu về phải trội hơn so với số tiền đã ứng ra
(T), số tiền trội hơn (T’) được C.Mác gọi là giá trị thặng dư. Số tiền ứng ra ban
đầu đã chuyển hóa thành tiền với tư cách là tư bản.
Vậy vai trò của tiền với tư cách là tiền thông thường chỉ là phương tiện để lưu
thông (chức năng thứ 3 của tiền tệ) còn vai trò của tiền với tư cách là biểu hiện
đầu tiên của tư bản là nhằm tạo ra giá trị tăng thêm hay gọi là giá trị thặng dư.
Và cũng chính vì vai trò khác nhau mà công thức lưu thông hàng hóa giản đơn
khác công thức chung của tư bản. 2.
Mục đích lưu thông tư bản là sự lớn lên của giá trị, là giá trị thặng dư, nên sự
vận động của tư bản là không có giới hạn, vì sự lớn lên của giá trị là không có
giới hạn. C.Mác gọi công thức T - H - T’ là công thức chung của tư bản, vì sự
vận động của mọi tư bản đều biểu hiện trong lưu thông dưới dạng khái quát đó,
dù đó là tư bản thương nghiệp, tư bản công nghiệp hay tư bản cho vay. Điều này
rất dễ dàng nhận thấy trong thực tiễn, bởi vì hình thức vận động của tư bản
thương nghiệp là mua vào để bán ra đắt hơn, rất thích hợp với công thức trên.
Tư bản công nghiệp vận động phức tạp hơn, nhưng dù sao cũng không thể tránh
khỏi những giai đoạn T - H và H - T’. Còn sự vận động của tư bản cho vay để
lấy lãi chẳng qua chỉ là công thức trên được rút ngắn lại T - T’.
Điều này rất dễ dàng nhận thấy trong thực tiễn, bởi vì hình thức vận động của
tư bản công nghiệp (tức là người trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm), tư bản
thương nghiệp (là các thương lái, người bán buôn) nhưng cũng không thể tránh
khỏi những giai đoạn T - H và H - T'. Còn sự vận động của tư bản cho vay (tức
là người khác cho vay tiền sinh lợi tức) chẳng qua chỉ là công thức trên được rút ngắn lại thành T - T'.
Gọi là công thức CHUNG của tư bản là vì tất cả các nhà tư bản, dù là tư bản
công nghiệp (tức là người trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm), tư bản thương
nghiệp (là các thương lái, người bán buôn), hay tư bản cho vay (tức là người
khác cho vay tiền sinh lợi tức)....nếu muốn đạt được mục đích thu về lượng tiền
nhiều hơn (hay mục đích đưa tiền vào lưu thông nhằm thu về giá trị thặng dư)
thì dòng tiền đều phải đi theo công thức trên, đều phải trải qua các quá trình
mua H, bán H thì mới có tiền tăng them.
Trường hợp cho vay nặng lãi hoặc gửi tiền ngân hàng lấy lãi suất thì sự vận
động của dòng tiền đi theo công thức T – T’. Vậy trường hợp trên tiền có gọi là
biểu hiện đầu tiên của tư bản hay không? Tại sao? (Các em hay nói là đây là
công thức rút ngắn, vậy hãy chỉ ra cách thức vận động đầy đủ có nó – Hay H bị giấu đi như thế nào)
Mục đích của lưu thông tư bản không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị,
đúng hơn là giá trị tăng thêm. Vì vậy, nếu số tiền thu về bằng số tiền ứng ra, thì
quá trình vận động trở nên vô nghĩa. Do đó, số tiền thu về phải lớn hơn số tiền
ứng ra, nên công thức vận động đầy đủ của tư bản là T - H - T’, trong đó T’ = T
+ t (t>0). Số tiền thu về (T’) phải trội hơn so với sổ tiền đã ứng ra (T), số tiền
trội hơn được C.Mác gọi là giá trị thặng dư. Số tiền ứng ra ban đầu đã chuyển
hóa thành tiền với tư cách là tư bản.
C.Mác chỉ rõ "Vậy T - H - T’ thực sự là công thức chung của tư bản, đúng như
nó trực tiếp thể hiện ra trong lĩnh vực lưu thông". 3.
Lý luận giá trị đã chứng minh rằng: Giá trị của hàng hóa do lao động của
những người sản xuất hàng hóa tạo ra trong quá trình sản xuất. Nhưng nhìn vào
công thức T - H - T’ người ta dễ lầm tưởng rằng tiền tệ cũng tạo ra giá trị khi
vận động trong lưu thông. Thực chất thì bản thân tiền, dù ở ngoài hay ở trong
lưu thông, cũng không tự lớn lên được, tiền không thể sinh ra tiền là điều hiển nhiên.
Còn lưu thông thuần túy, dù diễn ra ở bất cứ hình thức nào, kể cả việc mua rẻ
bán đắt, cũng không làm tăng thêm giá trị, không tạo ra giá trị thặng dư; ở đây
chỉ có sự phân phối lại lượng giá trị có sẵn trong xã hội mà thôi bởi nếu mua rẻ
thứ này thì sẽ lại phải mua đắt thứ kia; bán đắt thứ này thì lại phải bán rẻ thứ
khác, vì tổng khối lượng hàng và tiền trong toàn xã hội ở một thời gian nhất
định là một số lượng không đổi.
Tuy vậy, không có lưu thông cũng không tạo ra được giá trị thặng dư. Do đó,
mâu thuẫn của công thức chung của tư bản là giá trị thặng dư không do lưu
thông đẻ ra nhưng lại được tạo ra thông qua lưu thông. Sở dĩ như vậy vì nhà tư
bản tìm được trên thị trường một loại hàng hóa đặc biệt, giá trị của nó không
những được bảo tồn mà còn có khả năng tạo ra giá trị thặng dư cho mình. Đó là hàng hóa sức lao động.
Các Mác là người đầu tiên phân tích và giải quyết mâu thuẫn trong công thức
của tư bản bằng lý luận về hàng hóa sức lao động. Nhà tư bản khi đưa tiền vào
lưu thông đã dùng tiền mua được hàng hóa đặc biệt là hàng hóa sức lao động, để
sử dụng nó (không phải bán nó), sẽ tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Hàng
hóa đặc biệt này có đặc điểm về giá trị sử dụng là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư cho các nhà tư bản.
Sử dụng hàng hóa sức lao động tức là quá trình người công nhân tiến hành lao
động, là sự kết hợp sức lao động của công nhân với tư liệu sản xuất; trong quá
trình lao động, lao động trừu tượng - sự hao phí thể lực, trí lực mới sẽ tạo giá trị
mới cho hàng hóa, lượng giá trị mới này lớn hơn giá trị của bản thân nó.
Để giải quyết mâu thuẫn chung của công thức tư bản cần tìm cho thị trường 1
loại hàng hóa mà việc sử dụng nó tạo ra giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó,
hàng hóa đó là sức lao động.
Sức lao động là cái có trước hàng hóa, còn lao động chính là quá trình sử dụng
sức lao động để sản xuất hàng hóa. Giống với các hàng hóa khác, hàng hóa sức
lao động cũng có 2 thuộc tính : giá trị và giá trị sử dụng.
Hàng hóa sức lao động là sự tổng hợp về thể lực và trí lực của con người có
thể sử dụng trong quá trình lao động để tạo ra của cải vật chất. Giá trị sử dụng
sức lao động thể hiện ở quá trình tiêu dùng (sử dụng) sức lao đông, tức là quá
trình lao động để sản xuất ra 1 loại hàng hóa hay 1 dịch vụ nào đó. Trong quá
trình lao động, sức lao động tạo ra 1 lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản
thân nó, phần giá trị mới dư ra so với giá trị sức lao động là giá trị thặng dư.
=> Đó là điểm khác biệt với hàng hóa thông thường vì sau quá trình tiêu dùng
hay sử dụng thì cả giá trị hay giá trị sử dụng đều biến mất theo thời gian.
=> Việc tìm ra lý luận về hàng hóa sức lao động là chìa khóa để giải quyết mâu
thuẫn cho công thức của tư bản. Có thể nói đơn giản là: sức lao động đã làm cho
mâu thuẫn của công thức chung mất đi tính thần bí, khó hiểu.
Họ và tên : Lê Thị Hoài Hương Lớp : D14 - LSDL