Bài tập tự học lịch sử đảng | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Trình bày tiểu sử và quá trình hoạt động của đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/05/1890 tại quê ngoại là làng Hoàng Trù (còn gọi là  làng Trùa), xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Môn:
Thông tin:
10 trang 2 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài tập tự học lịch sử đảng | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Trình bày tiểu sử và quá trình hoạt động của đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/05/1890 tại quê ngoại là làng Hoàng Trù (còn gọi là  làng Trùa), xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

21 11 lượt tải Tải xuống
Họ và tên: Nguyễn Hoài Phương
Lớp: QHCC K43
MSV: 2356150043
BÀI TẬP TỰ HỌC MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG
Đề bài: Trình bày tiểu sử và quá trình hoạt động của đồng chí Nguyễn Ái Quốc.
1. Tiểu sử
- Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày tại quê ngoại là 19/05/1890
làng Hoàng Trù (còn gọi là làng Trùa), xã Chung Cự, tổng
Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (nay là xã Kim
Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An), lấy tên Nguyễn Sinh
Cung.
- Cha của Người là Nguyễn Sinh Sắc (Nguyễn Sinh Huy), sinh
năm 1862, mất năm 1929, quê ở làng Kim Liên (thường gọi
là làng Sen) cùng thuộc xã Chung Cự, nay là xã Kim Liên,
huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông Nguyễn Sinh Sắc xuất
thân từ gia đình nông dân, mồ côi cha mẹ sớm, từ nhỏ đã
chịu khó làm việc và ham học, ông thi đỗ Phó bảng và sống
bằng nghề dạy học. Đối với các con, ông Sắc giáo dục ý thức
lao động và học tập để hiểu đạo lý làm người.
- Mẹ của Người là Hoàng Thị Loan, sinh năm 1868, mất năm
1901, là một phụ nữ cần mẫn, đảm đang, đôn hậu, sống
bằng nghề làm ruộng và dệt vải, hết lòng thương yêu và
chăm lo cho chồng con. Chị của Người là Nguyễn Thị Thanh,
còn có tên là Nguyễn Thị Bạch Liên, sinh năm 1884, mất
năm 1954. Anh của Người là Nguyễn Sinh Khiêm, còn có tên
là Nguyễn Tất Đạt, sinh năm 1888, mất năm 1950. Em của
Người là bé Xin, sinh năm 1900, vì ốm yếu nên sớm qua đời.
Các anh chị của Bác lớn lên đều chịu ảnh hưởng của ông bà,
cha mẹ, chăm làm việc và rất thương người, đều là những
người yêu nước, đã tham gia phong trào yêu nước và bị thực
dân Pháp và triều đình phong kiến bắt bớ tù đày.
- Năm 1906 Nguyễn Tất Thành cùng với anh trai được cha cho
đi học Trường tiểu học Pháp - Việt tỉnh Thừa Thiên, lớp dự bị
(cours préparatoire, tháng 9/1906); lớp sơ đẳng (cours
élémentaire, tháng 9/1907).
- Tháng 9/1908, Nguyễn Tất Thành vào lớp trung đẳng (lớp
nhì) (cours moyen) tại Trường Quốc học Huế. Trong thời gian
học tại Trường Quốc học Huế, Nguyễn Tất Thành được tiếp
xúc nhiều với sách báo Pháp. Các thầy giáo của Trường Quốc
học Huế có người Pháp và cả người Việt Nam.
- Tháng 6/1910, Nguyễn Tất Thành hoàn thành chương trình
tiểu học. Trên đường từ Quy Nhơn vào Sài Gòn, Nguyễn Tất
Thành dừng chân ở Phan Thiết. Ở đây anh xin vào làm trợ
giáo (moniteur), được giao dạy một số môn, đồng thời phụ
trách các hoạt động ngoại khóa của Trường Dục Thanh.
Ngoài giờ lên lớp, Nguyễn Tất Thành tìm những cuốn sách
quý trong tủ sách của cụ Nguyễn Thông để đọc. Lần đầu tiên
anh được tiếp cận với những tư tưởng tiến bộ của các nhà
khai sáng Pháp như Rútxô (Rousseau), Vônte (Voltair),
Môngtétxkiơ (Montesquieu).
- Người sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, lớn lên ở
một địa phương có truyền thống yêu nước anh dũng chống
giặc ngoại xâm. Sống trong hoàn cảnh đất nước chìm dưới
ách đô hộ của thực dân Pháp, thời niên thiếu và thanh niên
của Người đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào và những
phong trào đấu tranh chống thực dân. Người sớm có chí đuổi
thực dân, giành độc lập cho đất nước đem lại tự do, hạnh
phúc cho đồng bào.
2. Quá trình hoạt động
- Sự thất bại của các phong trào yêu nước Việt Nam nổ ra từ
cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã làm cho cách mạng Việt
Nam khủng hoảng về con đường giải phóng dân tộc. Người
thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã sớm nhận thấy
con đường do những người đi trước mở ra sẽ không giải
phóng được dân tộc. Việc không lặp lại thất bại của những
người đi trước là một điều khó khăn nhưng tìm ra một con
đường mới phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử để dân
tộc giành được độc lập, tự do là mộtđiều còn khó khăn hơn
nhiều lần.
- Ngày 05/06/1911, trên con tàu Amiral Latouche Tréville, từ
cảng Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc, bắt đầu
cuộc hành trình dài 30 năm, đi qua 3 đại dương, 4 châu lục
và 30 quốc gia để tìm con đường giải phóng dân tộc, giải
phóng đất nước. Vào thời điểm đó, không ai biết rằng vận
mệnh của dân tộc Việt Nam đã gắn liền với quyết định ra đi
của một con người mà lịch sử đã chứng tỏ là sáng suốt, phi
thường ấy.
2.1. Giai đoạn 1911 – 1920
- Ngày 05/06/1911, Người lên con tàu Đô đốc Latútsơ Tơrêvin,
từ bến cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn (nay là thành phố
Hồ Chí Minh) rời Tổ quốc đi sang Pháp. Người vừa lao động
để kiếm sống, vừa học tập, nghiên cứu các học thuyết cách
mạng. Khi trả lời phỏng vấn một nhà báo Nga, Người nói:
"Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ
Pháp Tự do, Bình đẳng, Bác ái…Tôi rất muốn làm quen với
nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng
sau những chữ ấy".
- Từ năm 1911 đến năm 1917, Người đã đến nhiều nước ở
châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ đã tận mắt thấy cuộc
sống khổ cực của nhân dân và những tội ác, thủ đoạn của
chủ nghĩa thực dân. Người cho rằng nhân dân lao động các
nước, trong đó có giai cấp công nhân, đều bị bóc lột có thể là
bạn của nhau, còn chủ nghĩa đế quốc, bọn thực dân ở đâu
cũng là kẻ bóc lột, là kẻ thù của nhân dân lao động.
- Năm 1917, Người tham gia phong trào công nhân Pháp đấu
tranh chống chủ nghĩa thực dân.
- Năm 1919, Người tham gia "Hội những người Việt Nam yêu
nước" vào Đảng Xã hội Pháp- đảng của giai cấp công nhân
Pháp.Ngày 18/06/1919, Người đã cùng với một số nhà yêu
nước Việt Nam thảo ra “Bản yêu sách của nhân dân An Nam”
lấy tên Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị hòa bình Versailles
đòi quyền tự do dân chủ cho nhân dân Việt Nam. Đây là
tiếng nói chính nghĩa đầu tiên của đại biểu phong trào giải
phóng dân tộc. Người khẳng định các dân tộc muốn được giải
phóng chỉ có thể dựa vào sức của bản thân mình, Người viết:
"Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào
mình, trông cậy vào lực lượng của bản thân mình".
- Năm 1920, Người tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp
tại Đại hội Tua. Tháng 7/1920, Người đọc bản Sơ thảo lần thứ
nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc
địa của V.I.Lênin trên báo L'Humanité (Nhân Đạo). Khi đọc
Luận cương của Lênin, Người hiểu hơn về chủ nghĩa Lênin,
Quốc tế Cộng sản, về cách mạng vô sản, về phong trào giải
phóng dântộc trên thế giới, Người viết: "Luận cương củaLênin
làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết
bao! Tôi vui mừng đến phát khóclên. Ngồi một mình trong
buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông
đảo: Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết
cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta".
- Từ bản Luận cương của Lênin, Người đã tìm thấy phương
hướng và đường lối cơ bản của phong trào cách mạng giải
phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản, trong đó
có cách mạng Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa
Lênin,từ một người Việt Nam yêu nước trở thành người cộng
sản Việt Nam đầu tiên. Đây là bước ngoặt quan trọng trong
cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, một sự chuyển
biến về chất, kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa yêu nước
với chủ nghĩa quốc tế vô sản, độc lập dân tộc với chủ nghĩa
xã hội.
2.2. Giai đoạn 1920 – 1930
- Năm 1925, Người đã viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân
Pháp”, nhằm tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân Pháp, nêu
rõ nỗi thống khổ và sức mạnh của nhân dân các nước thuộc
địa. Tại Quảng Châu, Người thành lập Việt Nam Thanh niên
cách mạng đồng chí hội mở lớp huấn luyện, đào tạo trực tiếp
cán bộ cho cách mạng Việt Nam, ra báo Thanh niên bằng
tiếng Việt. Đây là tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam
nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin và lý luận cách mạng
cho nhữngngười yêu nước.
- Các bài giảng của Người tại lớp huấn luyện được tập hợp in
thành cuốn “ đề cập nhiều nội Đường Cách mệnh”(1927)
dung, nhiều vấn đề trongđường lối và phương pháp cách
mạng Việt Nam. Đây là một trong những văn kiện lý luận đầu
tiên của Đảng, đặt cơ sở tư tưởng cho đường lối cách mạng
Việt Nam sau này.
- Thông qua báo chí và các hoạt động thực tiễn, Người tích cực
truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào phong trào công nhân
và phong trào yêu nước Việt Nam; Người đẩy mạnh việc
tuyên truyền, giáo dục, khơi dậy tinh thần dân tộc, hướng
dẫn xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang góp
phần tạo ra một cao trào cứu nước mạnh mẽ để đón thời cơ,
tiến tới tổng khởi nghĩa giành độc lập, tự do cho dân tộc.
2.3. Giai đoạn 1930 – 1941
- Ngày 03/02/1930, Người chủ tọa Hội nghị thành lập Đảng
họp tại Cửu Long (gần Hương Cảng). Hội nghị đã thông qua
Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ Đảng do
chính Người soạn thảo và thống nhất 3 tổ chức Cộng Sản
Việt Nam lấy tên gọi là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng
sản Việt Nam ra đời mở đầu cho một thời kỳ mới trong lịch sử
của dân tộc. Tuy Đảng vừa mới ra đời nhưng đã trực tiếp
lãnh đạo cao trào cách mạng 1930-1931, đỉnh cao là Xô Viết
Nghệ Tĩnh. Người kêu gọi một số tổ chức quốc tế, các đảng
anh em có những hình thức phối hợp đấu tranh nhằm động
viên, giúp đỡ phong trào về vật chất và tinh thần. Bên cạnh
đó, Người còn thẳng thắn góp ý phê bình Đảng còn kém
đường bí mật công tác, nhắc nhở Đảng phải tìm cách bảo vệ
cán bộ, không để kẻ thù tìm cáchbắt giữ hết cán bộ của ta.
Người không chỉ kêu gọi sự giúp đỡ phong trào mà còn ngăn
chặn sự đàn áp đẫm máu của bọn đế quốc, nhờ đó mà Ban
Chấp hành Quốc tế Cộng sản đã ca ngợi cuộc đấu tranh anh
dũng của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng,
đồng thời đánh giá cao công lao to lớn của Người.
- Năm 1931-1932, với tên gọi Tống Văn Sơ, người bị thực dân
Anh giam giữ tại Hồng Kông. , dưới sự giúp Năm 1933-1940
đỡ của Luật sư Loseby và JenKin, Người được thả tự do và
tiếp tục hoạt động cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt
Nam và các dân tộc bị áp bức trên thế giới.
- Tháng 10/1934, Người được vào học Trường Quốc tế Lênin,
Người học đầy đủ các môn lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác-
Lênin và những phương pháp học tự nghiên cứu kết hợp với
thực tế.
- Cuối năm 1936, Người trúng tuyển vào lớp nghiên cứu sinh,
ngành lịch sử của Viện Nghiên cứu các vấn đề dân tộc và
thuộc địa.
- Năm 1937, Người dự kỳ thi học kỳ I của lớp nghiên cứu sinh
đạt kết quả tất cả các môn học. Do chiến tranh ngày một ác
liệt, Người không thể yên tâm ngồi học mà nóng lòng muốn
trở về nước hoạt động.
- Năm 1938, Người đã gửi thư cho Quốc tế Cộng sản bày tỏ
nguyện vọng được về nước.
2.4. Giai đoạn 1941 – 1945
- Ngày 28/01/1941, được Quốc tế Cộng sản chấp thuận, sau
30 năm bôn ba ở nước ngoài Nguyễn Ái Quốc trở về nước để
trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng. Người chỉ ra
rằng, trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, con đường duy
nhất phải theo là con đường cách mạng dân tộc dân chủ do
Đảng tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo đánh đổ
đế quốc, thực dân, giành độc lập dân tộc, sau đó tiến lên
thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Tháng 05/1941, Hội nghị Trung ương lần thứ tám họp tại Pác
Bó (Cao Bằng) dưới sự chủ trì của Người. Hội nghị đã đặt
nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, Người khẳng
định: "Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn
hết thảy. Chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và
bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi lửa nóng".
Để tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân, tranh thủ mọi
lực lượng yêu nước chống đế quốc, giành độc lập cho dân
tộc, chĩa mũi nhọn vào kẻ thù. Hội nghị quyết định thành lập
"Việt Nam độc lập đồng minh", gọi tắt là Mặt trận Việt Minh
vào ngày 19/05/1941.
- Năm 1942-1943, Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt
giam tại các nhà lao ở tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).
- Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyêntruyền giải phóng quân
được thành lập, là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt
Nam.
- Ngày 18/08/1945, Người viết thư kêu gọi Tổng khởinghĩa
giành chính quyền, Người viết: "Giờ quyết định cho vận
mệnh dân tộc ta đã đến.Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy
đem sức tamà tự giải phóng cho ta". Cách mạng Tháng Tám
năm 1945 thành công, lật đổ chế độ phong kiến, lật đổ ách
thống trị của thực dân Pháp và giành lại độc lập dân tộc từ
tay phát xít Nhật. Đây là thắng lợi to lớn của dân tộc vừa là
sự kế thừa truyền thống của cha ông ta trong lịch sử, vừa là
sự tiếp thu, vận dụng sáng tạo của chủ nghĩa Mác-Lênin và
sự lãnh đạo tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Ngày 02/09/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn
Độc lập lịch sử, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa. Bản tuyên ngôn khẳng định quyền tự do, độc lập của
các dân tộc và nói lên ý chí của toàn dân quyết đem tinh
thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự
do và độc lập ấy. Bản Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện
lịch sử có giá trị to lớn, trong đó độc lập, tự do gắn với
phương hướng phát triển lên chủ nghĩa xã hội là tư tưởng
chính trị cốt lõi vốn đã được Người phác thảo lần đầu trong
Cương lĩnh của Đảng năm 1930, nay đã trở thành hiện thực
cách mạng đồng thời trở thành chân lý của sự nghiệp đấu
tranh giải phóng dân tộc, xây dựng xã hội mới của dân tộc
Việt Nam.
2.5. Giai đoạn 1945 – 1969
- Ngày 02/03/1946, tại Nhà hát lớn Thành phố Hà Nội, kỳ họp
Quốc Hội Khóa I diễn ra với sự tham dự của ngót 300 đại
biểu. Quốc hội khóa I là Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam
độc lập, là mốc đánh dấu bước phát triển nhảy vọt đầu tiên
về thể chế dân chủ của nước Việt Nam mới. Quốc hội đã
thông qua danh sách Chính phủ đầu tiên của Nhà nước Việt
Nam độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, thông qua
hai bản Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà,
trong đó có bản Hiến pháp năm 1946 - bản Hiến pháp đầu
tiên mở ra tiến trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp
luật xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
- Mới giành được chính quyền chưa được bao lâu thì thực dân
Pháp đã quay lại xâm lược Việt Nam. Quân Pháp núp sau
quân đội Anh, đã nổ súng ở Nam Bộ. Ở miền Bắc thì hơn 20
vạn quân Tưởng kéo vào hòng thực hiện âm mưu tiêu diệt
Đảng và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Vận mệnh dân
tộc lúc đó như "ngàn cân treo sợi tóc" trước tình thế đó,
Người đã chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua
thác ghềnh hiểm trở. Người cùng Trung ương Đảng một mặt
lãnh đạo đồng bào Nam Bộ kháng chiến, mặt khác chăm lo
xây dựng Đảng, củng cố chính quyền non trẻ, đẩy lùi giặc
đói, giặc dốt, khắc phục nạn tài chính thiếu hụt. Về đối ngoại,
Người vận dụng sách lược mềm dẻo, khôn khéo, thêm bạn,
bớt thù, "dĩ bất biến, ứng vạn biến", với những nhân nhượng
cần thiết để tranh thủ thời gian chuẩn bị lực lượng đi vào
cuộc kháng chiến lâu dài.
- Ngày 19-12-1946, Bác ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng
chiến” chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ độc lập, tự do
của Tổ quốc, bảo vệ và phát triển những thành quả của Cách
mạng Tháng Tám.
- Năm 1951, Người cùng Trung ương Đảng quyết định triệu tập
Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng, đưa Đảng ra công khai
với tên là Đảng Lao động Việt Nam và bầu Người làm Chủ
tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng. Đại hội đã thông qua
Cương lĩnh mới, Điều lệ mới của Đảng đề ra chủ trương,
đường lối đúng đắn, giải quyết mối quan hệ giữa dân tộc và
giai cấp nhằm động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta
đẩy mạnh kháng chiến đưa đến thắng lợi ở Điện Biên Phủ
lịch sử (1954) lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Người
chỉ đạo, động viên cán bộ chiến sĩ trên mặt trận và truyền
thêm sức mạnh, ý chí quyết chiến quyết thắng, một niềm tin
sắt đá để quân và dân ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ
giành thắng lợi.
- Tháng 7-1954, Hiệp định Giơnevơ được ký kết, miền Bắc Việt
Nam được giải phóng, nhưng miền Nam vẫn bị đế quốc Mỹ
xâm lược. Người cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân
cả nước đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: cách
mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân ở miền Nam.
- Năm 1960, Đại hội lần thứ III củaĐảng, Người được bầu làm
Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt
Nam và Người nêu ra hai nhiệm vụ chiến lược: "Xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống
nhất nước nhà". Cả hai nhiệm vụ đều nhằm mục tiêu chung
là củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ
sở độc lập và dân chủ.
- Năm 1965, trước thất bại của chiến lược "chiến tranh đặc
biệt", đế quốc Mỹ đã chuyển sang chiến lược "chiến tranh
cục bộ". Trước những hành động leo thang xâm lược tàn bạo
của đế quốc Mỹ, Người khẳng định: "dù phải chiến đấu 5
năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, chúng ta cũng kiên
quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn". Người đã ra “Lời
kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước”, Người khẳng định
nhân dân Việt Nam chẳng những không sợ mà còn còn quyết
tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Hưởng ứng lời kêu gọi của
Hồ Chí Minh, đồng bào và chiến sĩ từ hậu phương đến tuyền
tuyến đã phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng,
với tinh thần dũng cảm đã đoàn kết chiến đấu lần lượt đánh
thắng mọi chiến lược của kẻ thù và giành được thắng lợi vẻ
vang nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.
- Ngày 02/09/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã qua đời, Người để
lại cho nhân dân Việt Nam bản Di chúc thiêng liêng. Di chúc
là những lời căn dặn cuối cùng đầy tâm huyết, nói lên tình
sâu nghĩa nặng của Người với nước, với dân; nói lên niềm tin
tất thắng ở sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Đề ra những
phương sách lớn để xây dựng lại đất nước sau chiến tranh
nhằm thực hiện mục tiêu: "Xây dựng một nước Việt Nam hoà
bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp
phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới". “Di
chúc” là một văn kiện lịch sử vô giá, kết tinh trong đó cả tinh
hoa tư tưởng, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của Người đã suốt
đời phấn đấu hy sinh vì Tổ quốc và nhân loại.
| 1/10

Preview text:

Họ và tên: Nguyễn Hoài Phương Lớp: QHCC K43 MSV: 2356150043
BÀI TẬP TỰ HỌC MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG
Đề bài: Trình bày tiểu sử và quá trình hoạt động của đồng chí Nguyễn Ái Quốc. 1. Tiểu sử
- Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/05/1890 tại quê ngoại là
làng Hoàng Trù (còn gọi là làng Trùa), xã Chung Cự, tổng
Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (nay là xã Kim
Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An), lấy tên Nguyễn Sinh Cung.
- Cha của Người là Nguyễn Sinh Sắc (Nguyễn Sinh Huy), sinh
năm 1862, mất năm 1929, quê ở làng Kim Liên (thường gọi
là làng Sen) cùng thuộc xã Chung Cự, nay là xã Kim Liên,
huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông Nguyễn Sinh Sắc xuất
thân từ gia đình nông dân, mồ côi cha mẹ sớm, từ nhỏ đã
chịu khó làm việc và ham học, ông thi đỗ Phó bảng và sống
bằng nghề dạy học. Đối với các con, ông Sắc giáo dục ý thức
lao động và học tập để hiểu đạo lý làm người.
- Mẹ của Người là Hoàng Thị Loan, sinh năm 1868, mất năm
1901, là một phụ nữ cần mẫn, đảm đang, đôn hậu, sống
bằng nghề làm ruộng và dệt vải, hết lòng thương yêu và
chăm lo cho chồng con. Chị của Người là Nguyễn Thị Thanh,
còn có tên là Nguyễn Thị Bạch Liên, sinh năm 1884, mất
năm 1954. Anh của Người là Nguyễn Sinh Khiêm, còn có tên
là Nguyễn Tất Đạt, sinh năm 1888, mất năm 1950. Em của
Người là bé Xin, sinh năm 1900, vì ốm yếu nên sớm qua đời.
Các anh chị của Bác lớn lên đều chịu ảnh hưởng của ông bà,
cha mẹ, chăm làm việc và rất thương người, đều là những
người yêu nước, đã tham gia phong trào yêu nước và bị thực
dân Pháp và triều đình phong kiến bắt bớ tù đày.
- Năm 1906 Nguyễn Tất Thành cùng với anh trai được cha cho
đi học Trường tiểu học Pháp - Việt tỉnh Thừa Thiên, lớp dự bị
(cours préparatoire, tháng 9/1906); lớp sơ đẳng (cours
élémentaire, tháng 9/1907).
- Tháng 9/1908, Nguyễn Tất Thành vào lớp trung đẳng (lớp
nhì) (cours moyen) tại Trường Quốc học Huế. Trong thời gian
học tại Trường Quốc học Huế, Nguyễn Tất Thành được tiếp
xúc nhiều với sách báo Pháp. Các thầy giáo của Trường Quốc
học Huế có người Pháp và cả người Việt Nam.
- Tháng 6/1910, Nguyễn Tất Thành hoàn thành chương trình
tiểu học. Trên đường từ Quy Nhơn vào Sài Gòn, Nguyễn Tất
Thành dừng chân ở Phan Thiết. Ở đây anh xin vào làm trợ
giáo (moniteur), được giao dạy một số môn, đồng thời phụ
trách các hoạt động ngoại khóa của Trường Dục Thanh.
Ngoài giờ lên lớp, Nguyễn Tất Thành tìm những cuốn sách
quý trong tủ sách của cụ Nguyễn Thông để đọc. Lần đầu tiên
anh được tiếp cận với những tư tưởng tiến bộ của các nhà
khai sáng Pháp như Rútxô (Rousseau), Vônte (Voltair), Môngtétxkiơ (Montesquieu).
- Người sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, lớn lên ở
một địa phương có truyền thống yêu nước anh dũng chống
giặc ngoại xâm. Sống trong hoàn cảnh đất nước chìm dưới
ách đô hộ của thực dân Pháp, thời niên thiếu và thanh niên
của Người đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào và những
phong trào đấu tranh chống thực dân. Người sớm có chí đuổi
thực dân, giành độc lập cho đất nước đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào.
2. Quá trình hoạt động
- Sự thất bại của các phong trào yêu nước Việt Nam nổ ra từ
cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã làm cho cách mạng Việt
Nam khủng hoảng về con đường giải phóng dân tộc. Người
thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã sớm nhận thấy
con đường do những người đi trước mở ra sẽ không giải
phóng được dân tộc. Việc không lặp lại thất bại của những
người đi trước là một điều khó khăn nhưng tìm ra một con
đường mới phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử để dân
tộc giành được độc lập, tự do là mộtđiều còn khó khăn hơn nhiều lần.
- Ngày 05/06/1911, trên con tàu Amiral Latouche Tréville, từ
cảng Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc, bắt đầu
cuộc hành trình dài 30 năm, đi qua 3 đại dương, 4 châu lục
và 30 quốc gia để tìm con đường giải phóng dân tộc, giải
phóng đất nước. Vào thời điểm đó, không ai biết rằng vận
mệnh của dân tộc Việt Nam đã gắn liền với quyết định ra đi
của một con người mà lịch sử đã chứng tỏ là sáng suốt, phi thường ấy.
2.1. Giai đoạn 1911 – 1920
- Ngày 05/06/1911, Người lên con tàu Đô đốc Latútsơ Tơrêvin,
từ bến cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn (nay là thành phố
Hồ Chí Minh) rời Tổ quốc đi sang Pháp. Người vừa lao động
để kiếm sống, vừa học tập, nghiên cứu các học thuyết cách
mạng. Khi trả lời phỏng vấn một nhà báo Nga, Người nói:
"Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ
Pháp Tự do, Bình đẳng, Bác ái…Tôi rất muốn làm quen với
nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những chữ ấy".
- Từ năm 1911 đến năm 1917, Người đã đến nhiều nước ở
châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ đã tận mắt thấy cuộc
sống khổ cực của nhân dân và những tội ác, thủ đoạn của
chủ nghĩa thực dân. Người cho rằng nhân dân lao động các
nước, trong đó có giai cấp công nhân, đều bị bóc lột có thể là
bạn của nhau, còn chủ nghĩa đế quốc, bọn thực dân ở đâu
cũng là kẻ bóc lột, là kẻ thù của nhân dân lao động.
- Năm 1917, Người tham gia phong trào công nhân Pháp đấu
tranh chống chủ nghĩa thực dân.
- Năm 1919, Người tham gia "Hội những người Việt Nam yêu
nước" vào Đảng Xã hội Pháp- đảng của giai cấp công nhân
Pháp.Ngày 18/06/1919, Người đã cùng với một số nhà yêu
nước Việt Nam thảo ra “Bản yêu sách của nhân dân An Nam”
lấy tên Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị hòa bình Versailles
đòi quyền tự do dân chủ cho nhân dân Việt Nam. Đây là
tiếng nói chính nghĩa đầu tiên của đại biểu phong trào giải
phóng dân tộc. Người khẳng định các dân tộc muốn được giải
phóng chỉ có thể dựa vào sức của bản thân mình, Người viết:
"Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào
mình, trông cậy vào lực lượng của bản thân mình".
- Năm 1920, Người tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp
tại Đại hội Tua. Tháng 7/1920, Người đọc bản Sơ thảo lần thứ
nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc
địa của V.I.Lênin trên báo L'Humanité (Nhân Đạo). Khi đọc
Luận cương của Lênin, Người hiểu hơn về chủ nghĩa Lênin,
Quốc tế Cộng sản, về cách mạng vô sản, về phong trào giải
phóng dântộc trên thế giới, Người viết: "Luận cương củaLênin
làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết
bao! Tôi vui mừng đến phát khóclên. Ngồi một mình trong
buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông
đảo: Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết
cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta".
- Từ bản Luận cương của Lênin, Người đã tìm thấy phương
hướng và đường lối cơ bản của phong trào cách mạng giải
phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản, trong đó
có cách mạng Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa
Lênin,từ một người Việt Nam yêu nước trở thành người cộng
sản Việt Nam đầu tiên. Đây là bước ngoặt quan trọng trong
cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, một sự chuyển
biến về chất, kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa yêu nước
với chủ nghĩa quốc tế vô sản, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.
2.2. Giai đoạn 1920 – 1930
- Năm 1925, Người đã viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân
Pháp”, nhằm tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân Pháp, nêu
rõ nỗi thống khổ và sức mạnh của nhân dân các nước thuộc
địa. Tại Quảng Châu, Người thành lập Việt Nam Thanh niên
cách mạng đồng chí hội mở lớp huấn luyện, đào tạo trực tiếp
cán bộ cho cách mạng Việt Nam, ra báo Thanh niên bằng
tiếng Việt. Đây là tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam
nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin và lý luận cách mạng
cho nhữngngười yêu nước.
- Các bài giảng của Người tại lớp huấn luyện được tập hợp in
thành cuốn “Đường Cách mệnh”(1927) đề cập nhiều nội
dung, nhiều vấn đề trongđường lối và phương pháp cách
mạng Việt Nam. Đây là một trong những văn kiện lý luận đầu
tiên của Đảng, đặt cơ sở tư tưởng cho đường lối cách mạng Việt Nam sau này.
- Thông qua báo chí và các hoạt động thực tiễn, Người tích cực
truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào phong trào công nhân
và phong trào yêu nước Việt Nam; Người đẩy mạnh việc
tuyên truyền, giáo dục, khơi dậy tinh thần dân tộc, hướng
dẫn xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang góp
phần tạo ra một cao trào cứu nước mạnh mẽ để đón thời cơ,
tiến tới tổng khởi nghĩa giành độc lập, tự do cho dân tộc.
2.3. Giai đoạn 1930 – 1941
- Ngày 03/02/1930, Người chủ tọa Hội nghị thành lập Đảng
họp tại Cửu Long (gần Hương Cảng). Hội nghị đã thông qua
Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ Đảng do
chính Người soạn thảo và thống nhất 3 tổ chức Cộng Sản
Việt Nam lấy tên gọi là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng
sản Việt Nam ra đời mở đầu cho một thời kỳ mới trong lịch sử
của dân tộc. Tuy Đảng vừa mới ra đời nhưng đã trực tiếp
lãnh đạo cao trào cách mạng 1930-1931, đỉnh cao là Xô Viết
Nghệ Tĩnh. Người kêu gọi một số tổ chức quốc tế, các đảng
anh em có những hình thức phối hợp đấu tranh nhằm động
viên, giúp đỡ phong trào về vật chất và tinh thần. Bên cạnh
đó, Người còn thẳng thắn góp ý phê bình Đảng còn kém
đường bí mật công tác, nhắc nhở Đảng phải tìm cách bảo vệ
cán bộ, không để kẻ thù tìm cáchbắt giữ hết cán bộ của ta.
Người không chỉ kêu gọi sự giúp đỡ phong trào mà còn ngăn
chặn sự đàn áp đẫm máu của bọn đế quốc, nhờ đó mà Ban
Chấp hành Quốc tế Cộng sản đã ca ngợi cuộc đấu tranh anh
dũng của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng,
đồng thời đánh giá cao công lao to lớn của Người.
- Năm 1931-1932, với tên gọi Tống Văn Sơ, người bị thực dân
Anh giam giữ tại Hồng Kông. , dưới sự giúp Năm 1933-1940
đỡ của Luật sư Loseby và JenKin, Người được thả tự do và
tiếp tục hoạt động cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt
Nam và các dân tộc bị áp bức trên thế giới.
- Tháng 10/1934, Người được vào học Trường Quốc tế Lênin,
Người học đầy đủ các môn lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác-
Lênin và những phương pháp học tự nghiên cứu kết hợp với thực tế.
- Cuối năm 1936, Người trúng tuyển vào lớp nghiên cứu sinh,
ngành lịch sử của Viện Nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa.
- Năm 1937, Người dự kỳ thi học kỳ I của lớp nghiên cứu sinh
đạt kết quả tất cả các môn học. Do chiến tranh ngày một ác
liệt, Người không thể yên tâm ngồi học mà nóng lòng muốn
trở về nước hoạt động.
- Năm 1938, Người đã gửi thư cho Quốc tế Cộng sản bày tỏ
nguyện vọng được về nước.
2.4. Giai đoạn 1941 – 1945
- Ngày 28/01/1941, được Quốc tế Cộng sản chấp thuận, sau
30 năm bôn ba ở nước ngoài Nguyễn Ái Quốc trở về nước để
trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng. Người chỉ ra
rằng, trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, con đường duy
nhất phải theo là con đường cách mạng dân tộc dân chủ do
Đảng tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo đánh đổ
đế quốc, thực dân, giành độc lập dân tộc, sau đó tiến lên
thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Tháng 05/1941, Hội nghị Trung ương lần thứ tám họp tại Pác
Bó (Cao Bằng) dưới sự chủ trì của Người. Hội nghị đã đặt
nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, Người khẳng
định: "Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn
hết thảy. Chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và
bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi lửa nóng".
Để tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân, tranh thủ mọi
lực lượng yêu nước chống đế quốc, giành độc lập cho dân
tộc, chĩa mũi nhọn vào kẻ thù. Hội nghị quyết định thành lập
"Việt Nam độc lập đồng minh", gọi tắt là Mặt trận Việt Minh vào ngày 19/05/1941.
- Năm 1942-1943, Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt
giam tại các nhà lao ở tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).
- Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyêntruyền giải phóng quân
được thành lập, là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Ngày 18/08/1945, Người viết thư kêu gọi Tổng khởinghĩa
giành chính quyền, Người viết: "Giờ quyết định cho vận
mệnh dân tộc ta đã đến.Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy
đem sức tamà tự giải phóng cho ta". Cách mạng Tháng Tám
năm 1945 thành công, lật đổ chế độ phong kiến, lật đổ ách
thống trị của thực dân Pháp và giành lại độc lập dân tộc từ
tay phát xít Nhật. Đây là thắng lợi to lớn của dân tộc vừa là
sự kế thừa truyền thống của cha ông ta trong lịch sử, vừa là
sự tiếp thu, vận dụng sáng tạo của chủ nghĩa Mác-Lênin và
sự lãnh đạo tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Ngày 02/09/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn
Độc lập lịch sử, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa. Bản tuyên ngôn khẳng định quyền tự do, độc lập của
các dân tộc và nói lên ý chí của toàn dân quyết đem tinh
thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự
do và độc lập ấy. Bản Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện
lịch sử có giá trị to lớn, trong đó độc lập, tự do gắn với
phương hướng phát triển lên chủ nghĩa xã hội là tư tưởng
chính trị cốt lõi vốn đã được Người phác thảo lần đầu trong
Cương lĩnh của Đảng năm 1930, nay đã trở thành hiện thực
cách mạng đồng thời trở thành chân lý của sự nghiệp đấu
tranh giải phóng dân tộc, xây dựng xã hội mới của dân tộc Việt Nam.
2.5. Giai đoạn 1945 – 1969
- Ngày 02/03/1946, tại Nhà hát lớn Thành phố Hà Nội, kỳ họp
Quốc Hội Khóa I diễn ra với sự tham dự của ngót 300 đại
biểu. Quốc hội khóa I là Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam
độc lập, là mốc đánh dấu bước phát triển nhảy vọt đầu tiên
về thể chế dân chủ của nước Việt Nam mới. Quốc hội đã
thông qua danh sách Chính phủ đầu tiên của Nhà nước Việt
Nam độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, thông qua
hai bản Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà,
trong đó có bản Hiến pháp năm 1946 - bản Hiến pháp đầu
tiên mở ra tiến trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp
luật xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
- Mới giành được chính quyền chưa được bao lâu thì thực dân
Pháp đã quay lại xâm lược Việt Nam. Quân Pháp núp sau
quân đội Anh, đã nổ súng ở Nam Bộ. Ở miền Bắc thì hơn 20
vạn quân Tưởng kéo vào hòng thực hiện âm mưu tiêu diệt
Đảng và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Vận mệnh dân
tộc lúc đó như "ngàn cân treo sợi tóc" trước tình thế đó,
Người đã chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua
thác ghềnh hiểm trở. Người cùng Trung ương Đảng một mặt
lãnh đạo đồng bào Nam Bộ kháng chiến, mặt khác chăm lo
xây dựng Đảng, củng cố chính quyền non trẻ, đẩy lùi giặc
đói, giặc dốt, khắc phục nạn tài chính thiếu hụt. Về đối ngoại,
Người vận dụng sách lược mềm dẻo, khôn khéo, thêm bạn,
bớt thù, "dĩ bất biến, ứng vạn biến", với những nhân nhượng
cần thiết để tranh thủ thời gian chuẩn bị lực lượng đi vào
cuộc kháng chiến lâu dài.
- Ngày 19-12-1946, Bác ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng
chiến” chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ độc lập, tự do
của Tổ quốc, bảo vệ và phát triển những thành quả của Cách mạng Tháng Tám.
- Năm 1951, Người cùng Trung ương Đảng quyết định triệu tập
Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng, đưa Đảng ra công khai
với tên là Đảng Lao động Việt Nam và bầu Người làm Chủ
tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng. Đại hội đã thông qua
Cương lĩnh mới, Điều lệ mới của Đảng đề ra chủ trương,
đường lối đúng đắn, giải quyết mối quan hệ giữa dân tộc và
giai cấp nhằm động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta
đẩy mạnh kháng chiến đưa đến thắng lợi ở Điện Biên Phủ
lịch sử (1954) lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Người
chỉ đạo, động viên cán bộ chiến sĩ trên mặt trận và truyền
thêm sức mạnh, ý chí quyết chiến quyết thắng, một niềm tin
sắt đá để quân và dân ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ giành thắng lợi.
- Tháng 7-1954, Hiệp định Giơnevơ được ký kết, miền Bắc Việt
Nam được giải phóng, nhưng miền Nam vẫn bị đế quốc Mỹ
xâm lược. Người cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân
cả nước đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: cách
mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân ở miền Nam.
- Năm 1960, Đại hội lần thứ III củaĐảng, Người được bầu làm
Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt
Nam và Người nêu ra hai nhiệm vụ chiến lược: "Xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống
nhất nước nhà". Cả hai nhiệm vụ đều nhằm mục tiêu chung
là củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ
sở độc lập và dân chủ.
- Năm 1965, trước thất bại của chiến lược "chiến tranh đặc
biệt", đế quốc Mỹ đã chuyển sang chiến lược "chiến tranh
cục bộ". Trước những hành động leo thang xâm lược tàn bạo
của đế quốc Mỹ, Người khẳng định: "dù phải chiến đấu 5
năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, chúng ta cũng kiên
quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn". Người đã ra “Lời
kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước”, Người khẳng định
nhân dân Việt Nam chẳng những không sợ mà còn còn quyết
tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Hưởng ứng lời kêu gọi của
Hồ Chí Minh, đồng bào và chiến sĩ từ hậu phương đến tuyền
tuyến đã phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng,
với tinh thần dũng cảm đã đoàn kết chiến đấu lần lượt đánh
thắng mọi chiến lược của kẻ thù và giành được thắng lợi vẻ
vang nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.
- Ngày 02/09/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã qua đời, Người để
lại cho nhân dân Việt Nam bản Di chúc thiêng liêng. Di chúc
là những lời căn dặn cuối cùng đầy tâm huyết, nói lên tình
sâu nghĩa nặng của Người với nước, với dân; nói lên niềm tin
tất thắng ở sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Đề ra những
phương sách lớn để xây dựng lại đất nước sau chiến tranh
nhằm thực hiện mục tiêu: "Xây dựng một nước Việt Nam hoà
bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp
phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới". “Di
chúc” là một văn kiện lịch sử vô giá, kết tinh trong đó cả tinh
hoa tư tưởng, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của Người đã suốt
đời phấn đấu hy sinh vì Tổ quốc và nhân loại.