Bài tập tự luận chương 2 - Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp (EM1180) | Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Bài tập tự luận chương 2 - Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp (EM1180) | Trường Đại học Bách khoa Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Văn hóa kinh doanh và khởi nghiệp (BK)
Trường: Đại học Bách Khoa Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 44729304
1. Khái niệm triết lý kinh doanh? Vai trò của Triết lý kinh doanh trong sự phát triển của Doanh nghiệp?
- Khái niệm Triết lý kinh doanh: là những quan niệm, giá trị mà doanh nghiệp, doanh nhân và các
chủ thể kinh doanh theo đuổi trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp - Vai trò của Triết lý kinh doanh:
• Triết lý kinh daonh là cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp, tạo ra phương thức phát triển bền vững của doanh nghiệp
• Triết lý kinh doanh là công cụ định hướng và cơ sở để xây dựng và quản lý chiến lược của doanh nghiệp
• Góp phần giải quyết mối quan hệ giữa mục tiêu kinh tế và các mục tiêu khác của doanh nghiệp
• Triết lý kinh daonh là một phương tiện để giáo dục, phát triển nguồn nhân lực và tạo ra một
phong cách làm việc đặc thù của doanh nghiệp
• Triết lý kinh doanh là cơ sở tạo ra sự thống nhất trong hành động của các cá nhân, bộ phận và doanh nghiệp
2. Vì sao nói Triết lý kinh doanh là cốt lõi của việc xây dựng văn hóa Doanh nghiệp. Minh họa với
1 Doanh nghiệp ở Việt Nam
- Triết lý kinh doanh là cốt lõi của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp vì nó xác định những
giá trị, nguyên tắc, và mục tiêu mà doanh nghiệp theo đuổi. Triết lý kinh doanh không chỉ
hướng dẫn cách doanh nghiệp hoạt động mà còn định hình cách mà nhân viên tương tác với
nhau, với khách hàng, và với các bên liên quan khác.
- Triết lý kinh doanh có thể ảnh hưởng đến các khía cạnh sau của văn hóa doanh nghiệp:
• Giá trị và nguyên tắc cốt lõi: Triết lý kinh doanh thiết lập các giá trị và nguyên tắc mà doanh
nghiệp cam kết tuân thủ. Những giá trị này sẽ trở thành nền tảng cho mọi hành động và
quyết định của doanh nghiệp
• Tầm nhìn và sứ mệnh: Triết lý kinh doanh giúp định hình tầm nhìn và sứ mệnh của doanh
nghiệp, tạo nên một hướng đi rõ ràng và mục tiêu dài hạn để tất cả nhân viện cùng hướng tới
• Hành vi và thái độ: Những giá trị và nguyên tắc từ triết lý kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến
cách mà nhân viên cư xử và tương tác hàng ngày, từ đó tạo nên một môi trường làm việc tích cực và hỗ trợ
• Quản lý và lãnh đạo: Triết lý kinh daonh hướng dẫn phong cách quản lý và lãnh đạo, tạo
nên một môi trường làm việc công bằng, minh bạch và thúc đẩy sự sáng tạo
• Quan hệ với khách hàng và đối tác: Triết lý kinh doanh ảnh hưởng đến cách doanh nghiệp
xây dựng và duy trì các mối quan hệ với khách hàng và đối tác, đảm bảo tính bền vững và uy tín của doanh nghiệp
- Ví dụ minh họa:- Vinamilk.
Triết lý kinh doanh của Vinamilk tập trung vào việc cung cấp những sản phẩm sữa chất
lượng cao, an toàn cho người tiêu dùng Việt Nam và góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng.
• Giá trị cốt lõi: Chất lượng, con người, và sự phát triển bền vững là những giá trị cốt lõi mà
Vinamilk luôn hướng tới.
• Tầm nhìn: Trở thành một trong những tập đoàn sữa hàng đầu thế giới. lOMoAR cPSD| 44729304
• Sứ mệnh: Cung cấp những sản phẩm sữa dinh dưỡng, an toàn, chất lượng cao, góp phần
nâng cao sức khỏe cộng đồng và vươn tầm quốc tế.
Triết lý kinh doanh này đã trở thành kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Vinamilk, từ việc
đầu tư vào công nghệ sản xuất hiện đại, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng nghiêm ngặt,
đến việc tổ chức các hoạt động vì cộng đồng. Nhờ đó, Vinamilk đã xây dựng được một văn
hóa doanh nghiệp mạnh mẽ, gắn kết và được nhiều người yêu mến.