Lý luận về Triết lý và Triết lý kinh doanh - Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp (EM1180) | Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Triết lý là những tư tưởng có tính triết học (tức là sự phản ánh đã đạt đến trình độ sâu sắc và khái quát cao) được con người rút ra từ cuộc sống của mình và chỉ dẫn , định hướng cho hoạt động của con người.
Môn: Văn hóa kinh doanh và khởi nghiệp (BK)
Trường: Đại học Bách Khoa Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 27879799
Lý luận về Triết lý và Triết lý kinh doanh I. Triết lý:
Khái niệm Triết lý: Triết lý là những tư tưởng có tính triết học (tức là sự
phản ánh đã đạt đến trình độ sâu sắc và khái quát cao) được con người rút
ra từ cuộc sống của mình và chỉ dẫn , định hướng cho hoạt động của con người.
II. Cơ sở lý thuyết về Triết lý kinh doanh (TLKD): A. Khái niệm: 1. Theo vai trò:
- TLKD là những tư tưởng chỉ đạo, định hướng, dẫn dắt, hoạt động kinh doanh. 2. Theo yếu tố cấu thành:
- TLKD là phương châm hanh động, hệ giá trị và mục tiêu của doanh
nghiệp chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh. 3.
Theo cách thức hình thành:
- TLKD là những tư tưởng phản ánh thực tiễn kinh doanh qua con đường
trải nghiệm, suy ngẫm và khai quát hóa của các chủ thể kinh doanh và chỉ
dẫn cho hoạt động kinh doanh.
TLKD là những quan niệm, giá trị mà doanh nghiệp, doanh nhân và các
chủ thể kinh doanh theo đuổi trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
o Quan niệm là cách nhận thức, đanh giá về 1 sự kiện, hiện tượng o
Giá trị là những nguyên tắc, tiêu chuẩn chỉ dẫn cho hành động của con người. B. VAI TRÒ CỦA TLKD:
- Triết lý kinh doanh là cốt lõi của văn hoá doanh nghiệp, tạo ra phương
thức phát triển bền vững của doanh nghiệp
- Triết lý kinh doanh là công cụ định hướng và cơ sở để xây dựng và quản
lý chiến lược của doanh nghiệp lOMoAR cPSD| 27879799
- Góp phần giải quyết mỗi quan hệ giữa mục tiêu kinh tế và các mục tiêu khác của doanh nghiệp
- Triết lý kinh doanh là một phương tiện để giáo dục, phát triển nguồn
nhân lực và tạo ra một phong cách làm việc đặc thù của doanh nghiệp
- Triết lý kinh doanh là cơ sở tạo ra sự thống nhất trong hành động của các
cá nhân, bộ phận và doanh nghiệp C. NỘI DUNG CỦA TLKD:
Nội dung của TLKD bao gồm 3 thành phần: Sứ mệnh Mục tiêu Hệ thống các giá trị 1. Sứ mệnh a) Khái niệm:
• Bản tuyên bố nhiệm vụ của doanh nghiệp
• Lý do tồn tại, quan điểm, tôn chỉ, nguyên tắc, mục đích.
• Doanh nghiệp là ai, làm gì, làm vì ai và làm như thế nào. b) Nội dung:
Trả lời cho các câu hỏi:
• Doanh nghiệp (DN) chúng ta là gì?
• DN muốn thành tổ chức như thế nào? lOMoAR cPSD| 27879799
• Công việc KD của chúng ta là gì? • Tại sao DN tồn tại?
• DN tồn tại vì cái gì?
• Dn có nghĩa vụ gì? DN sẽ đi về đâu? c)
Các yếu tố cơ bản khi xây dựng sứ mệnh: • Lịch sử
• Những năng lực đặc biệt
• Môi trường của doanh nghiệp (tổ chức) d)
Đặc điểm của 1 bản tuyên bố sứ mệnh:
• Tập trung vào thị trường chứ không phải sản phẩm cụ thể. • Khả thi • Cụ thể 2. Mục tiêu: a) Khái niệm:
• Mục tiêu là kết quả mong muốn đạt được sau một quá trình hoạt động.
• Mục tiêu của doanh nghiệp là kết quả cuối cùng hay trạng thái mà doanh
nghiệp muốn đạt được sau một quá trình hoạt động/ sau khi thực hiện kế hoạch b)
Phân loại mục tiêu: Các mục tiêu của doanh nghiệp. o Mục tiêu dài hạn o Mục tiêu ngắn hạn
Sự phân cấp của các mục tiêu. o Mục tiêu bộ phận o Mục tiêu tổng thể
Kết hợp mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn; mục tiêu bộ phận và mục tiêu tổng thể. c)
Nguyên tắc thiết lập mục tiêu: lOMoAR cPSD| 27879799 d)
Công cụ thực hiện mục tiêu: Chiến lược
- Chiến lược là chương trình hành động tổng quát giúp đạt được các mục tiêu.
- Nội dung của một bản chiến lược: o Mục tiêu chiến lược
o Phân tích về môi trường (bên trong và bên ngoài)
o Các nguồn lực cần sử dụng
o Chính sách trong thu hút, sử dụng, điều phối các nguồn lực,
o Các hoạt động triển khai, kiểm tra đánh giá điều chỉnh
- Chiến lược tác động đến các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh,
các hoạt động của doanh nghiệp.
- Các loại chiến lược của doanh nghiệp:
o Chiếc lược công nghệ, sản xuất.
o Chiến lược tổ chức nhân sự.
o Chiến lược tài chính. o Chiến lược marketing.
- Chiến lược cạnh tranh:
o Chiến lược chi phí thấp.
o Chiến lược khác biệt hóa.
o Chiến lược tập trung. lOMoAR cPSD| 27879799 3. Hệ thống các giá trị: a) Khái niệm:
• Giá trị của một doanh nghiệp là những niềm tin căn bản của những
người làm việc trong doanh nghiệp.
• Hệ thống các giá trị của doanh nghiệp xác định thái độ của doanh nghiệp
với những đối tượng hữu quan như: người sở hữu, những nhà quản trị,
đội ngũ những người lao động, khách hàng và các đối tượng khác có liên
quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
• Các thành viên trong doanh nghiệp dù là lãnh đạo hay người lao động
đều có nghĩa vụ thực hiện các giá trị đã được xây dựng. b)
Hệ thống giá trị bao gồm:
• Các giá trị đã hình thành theo lịch sử, được các thế hệ lãnh đạo cũ lựa
chọn hoặc hình thành một cách tự phát trong doanh nghiệp.
• Các giá trị mới mà thế hệ lãnh đạo đương nhiệm mong muốn xây dựng để
doanh nghiệp ứng phó với tình hình mới. c)
Cách thức xây dựng hệ thống giá trị:
- Có 2 cách để xây dựng nên hệ thống giá trị của 1 doanh nghiệp:
• Các giá trị đã hình thành theo lịch sử, được các thế hệ lãnh đạo cũ lựa
chọn hoặc hình thành một cách tự phát trong doanh nghiệp.
• Các giá trị mới mà thế hệ lãnh đạo đương nhiệm mong muốn xây dựng để
doanh nghiệp ứng phó với tình hình mới. D.
CÁCH THỨC XÂY DỰNG TLKD: 1.
Những điều kiện cơ bản cho sự ra đời của TLKD:
Điều kiện về cơ chế luật pháp.
Thời gian hoạt động của doanh nghiệp và kinh nghiệm của doanh nhân.
Năng lực lãnh đạo của doanh nhân.
Sự chấp nhận tự giác của nhân viên. 2.
Cách thức xây dựng TLKD của doanh nghiệp: lOMoAR cPSD| 27879799
Từ kinh nghiệm: Thông qua quá trình hoạt động của doanh
nghiệp, do người sáng lập đưa ra được kiểm nghiệm, đúc rút và
bổ sung. Được tạo lập theo mong muốn của người quản lý, sự
thảo luận của lãnh đạo và nhân viên.
o Cụ thể: doanh, người chủ doanh nghiệp hoặc bộ phận chuyên
trách sẽ soạn thảo triết lý kinh doanh của doanh nghiệp, sau đó
lấy ý kiến đóng góp của tập thể thành viên của doanh nghiệp để hoàn thiện.
Xây dựng triết lý kinh doanh của mình bằng cách mời chuyên gia
tư vấn, là những người am hiểu và có kinh nghiệm xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp có thể sử
dụng kết hợp các cách trên để xây dựng triết lý kinh doanh của mình.
Dù áp dụng theo cách nào thì cũng đòi hỏi ở người lãnh đạo doanh nghiệp
có đủ tâm, tài, tầm để sáng tạo, tiếp thu kế thừa tinh hoa của văn hóa
dân tộc để sáng tạo ra TLKD đúng đắn. 3. TLKD hiện tại:
Hiện tại, đa số các doanh nghiệp sẽ áp dụng mô hình 3P vào TLKD: Mô hình 3P là:
Protit - Product - People
People – Protit - Product
Product – People – Protit
Protit - Product - People: Đặt mục tiêu lợi nhuận lên trên hết.
• Từ lợi nhuận người ta tìm kiếm ra sản phẩm nào để giúp họ có thể
tìm được lợi nhuận đó và từ đó người ta tìm được khách hàng tiêu thụ sản phẩm ấy.
Bán cái chúng ta có, sản phẩm hình thành trước , từ đó ta tìm được
khách hàng tiêu thụ sản phẩm ấy.
People – Protit - Product: Đặt yếu tố khách hàng lên đầu.
• Chúng ta bán cái khách hàng cần, nhu cầu khách hàng hình thành
trước từ đó tìm ra sản phẩm phù hợp.
Product – People - Protit: Đặt sản phẩm lên hàng đầu. lOMoAR cPSD| 27879799
• Có những sản phẩm được giới thiệu trước mà khách hàng không thể
tưởng tượng được từ đó giúp ta tìm kiếm được lợi nhuận từ sản
phẩm ấy. Với quan niệm này doanh nghiệp đã chú ý đến chất lượng, mẫu mã sản phẩm,... E.
TLKD LÀ CỐT LÕI CỦA VIỆC XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
Để xây dựng được văn hoá doanh nghiệp thì triết lý kinh doanh
chính là phần cốt lõi.
- Văn hóa doanh nghiệp là cơ sở đảm bảo cho một doanh nghiệp kinh
doanh văn hóa và bằng phương thức này nó có thể phát triển một cách bền vững.
- Văn hóa doanh nghiệp gồm nhiều yếu tố cấu thành, mỗi thành tố của
văn hóa doanh nghiệp có một vị trí, vai trò khác nhau trong một hệ
thống chung, trong hạt nhân của nó là các triết lý và hệ giá trị.
- Do vạch ra sứ mệnh – mục tiêu, phương thức thực hiện mục tiêu, một
hệ thống các giá trị có tính pháp lý và đạo lý, chủ yếu là giá trị đạo đức
của doanh nghiệp. Nói gọn hơn, triết lý doanh nghiệp là cốt lõi của
phong cách – phong thái của doanh nghiệp đó.
- Triết lý doanh nghiệp là cái ổn định, rất khó thay đổi, nó phản ánh cái
tinh thần – ý thức của doanh nghiệp ở trình độ bản chất, có tính khái
quát, cô đọng và hệ thống hơn so với các yếu tố ý thức đời thường và
tâm lý xã hội. Một khi đã phát huy được tác dụng thì triết lý doanh
nghiệp trở thành ý thức lý luận và hệ tư tưởng chung của doanh nghiệp,
bất kể có sự thay đổi về lãnh đạo.
- Do đó triết lý doanh nghiệp là cơ sở bảo tồn phong thái và bản sắc văn hóa của doanh nghiệp.
Tóm lại, triết lý doanh nghiệp góp phần tạo lập nên văn hóa doanh nghiệp,
là yếu tố có vai trò quyết định trong việc thúc đẩy và bảo tồn nền văn
hóa này. Qua đó, nó góp phần tạo nên một nguồn nội lực mạnh mẽ từ
doanh nghiệp. Triết lý doanh nghiệp có vị trí quan trọng nhất trong số
các yếu tố hợp thành văn hóa doanh nghiệp.