Bài tập tự luận môn Luật hiến pháp | Đại học Nội Vụ Hà Nội
Câu 1: Phân tích vị trí pháp lý của Quốc hội trong nhà nước pháp quyền ởViệt Nam hiện nay.Trong lịch sử tư tưởng chính trị pháp lý của nhân loại thì tư tưởng nhà nước phápquyền đã hình thành từ rất lâu về trước tuy nhiên ở thời cổ đại lúc bấy giờ, nhà nước pháp quyền chỉ được hiểu theo một cách cơ bản nhất. Qua hàng nghìn năm,theo sự phát triển của xã hội.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45148588
Họ và tên: Bùi Ngọc Huyền Lớp: 2105TTRB MSSV: 2105TTRB029
Học phần: Luật Hiến pháp
BÀI KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN
Câu 1: Phân tích vị trí pháp lý của Quốc hội trong nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay.
Trong lịch sử tư tưởng chính trị pháp lý của nhân loại thì tư tưởng nhà nước pháp
quyền đã hình thành từ rất lâu về trước tuy nhiên ở thời cổ đại lúc bấy giờ, nhà nước
pháp quyền chỉ được hiểu theo một cách cơ bản nhất. Qua hàng nghìn năm, theo sự
phát triển của xã hội. Đến ngày nay, khái niệm về nhà nước pháp quyền được coi là
hoàn chỉnh: “Nhà nước pháp quyền là nhà nước đề cao vai trò của pháp luật trong
đời sống nhà nước và xã hội, được tổ chức và hoạt động dựa trên một hệ thống pháp
luật dân chủ, công bằng và các nguyên tắc chủ quyền nhân dân, phân công, phối hợp,
kiểm soát quyền lực nhà nước nhằm đảm bảo quyền con người, tự do cá nhân, công
bằng, bình đẳng trong xã hội”.
Hiện nay, để thực hiện một nhà nước pháp quyền, nhà nước ta đã quy định trong Điều
2 Hiến pháp 2013 và vận dụng cụ thể trong các quy định về các cơ quan nhà nước.
Nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa có các đặc trưng cơ bản sau: 1.
Pháp luật ở vị trí tối thượng. Điều này có nghĩa là mọi chủ thể trong hội đều
phảiđứng dưới pháp luật (tuân thủ pháp luật) kể cả Nhà nước. Bản thân Nhà nước
không được tuỳ tiện đặt ra pháp luật, mà phải có cơ chế tránh lạm quyền. 2.
Phải có cơ chế để người dân bảo vệ các quyền của mình. Điều này có nghĩa
là,người dân phải có quyền chính trị, khi nhận thấy Nhà nước có xu hướng lạm
quyền. Người dân phải có quyền tư pháp để bảo đảm quyền lợi ích của mình, tức là
ra toà họ sẽ bình đẳng với nhà nước để được phán xử một cách công bằng.
Qua những đặc trưng trên, để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình nhân dân đã bầu ra
một cơ quan đại diện, thể hiện cho ý chí, nguyện vọng của mình đó là Quốc hội.
Trong Hiến pháp, Quốc hội chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong bộ máy nhà nước.
Theo Hiến pháp 2013, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân thực hiện quyền
lực thông qua Quốc hội. Vì vậy, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
Thêm vào đó, Quốc hội là cơ quan duy nhất do toàn thể nhân dân bầu ra thông qua
một cuộc tổng tuyển cử trên phạm vi toàn quốc. Do vậy, Quốc hội là cơ quan đại
biểu cao nhất. Vì vậy, Hiến pháp 2013, quy định vị trí pháp lý của Quốc hội “Quốc lOMoAR cPSD| 45148588
hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất
của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Hiến pháp 2013 đã thừa kế tinh thần
lập hiến của Hiến pháp 1992 về chế định Quốc hội, nhưng đã thể hiện đầy đủ, khoa học và chặt chẽ hơn.
*Biểu hiện của tính đại diện của Quốc hội Việt Nam: 1.
Quốc hội là cơ quan duy nhất do toàn thể nhân dân bầu ra qua một cuộc
tổngtuyển cử trên phạm vi cả nước, qua đó hình thành lên tập thể Quốc hội là lý do,
cũng như thể hiện tính đại diện cao nhất cho nhân dân. 2.
Nguyên tắc hoạt động của Quốc hội là nguyên tắc quyết định theo đa số.
Thểhiện sự đồng tình cao của đại biểu Quốc hội - sự đồng tình của nhân dân. 3.
Quốc hội do cử tri cả nước bầu ra và hoạt động trên sự ủy quyền của nhân
dân.Do đó, các quyết định của Quốc hội phải xuất phát từ ý chí, nguyện vọng của
nhân dân, bảo vệ lợi ích và quyền làm chủ của nhân dân cả nước. 4.
Cử tri cả nước bỏ phiếu bầu ra đại biểu Quốc hội do đó cử tri cả nước có
quyềntheo dõi, đánh giá các hoạt động của đại biều Quốc hội. Nếu đại biểu Quốc hội
hoạt động không xứng đáng với niềm tin và kỳ vọng của nhân dân, thì đại biểu sẽ bị nhân dân bãi nhiệm.
*Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất vì: -
Xuất phát từ nguyên tắc tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Quốc hội là cơ
quando toàn thể nhân dân bầu ra. Do đó, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. -
Khác với nguyên tắc tam quyền phân lập ở Việt Nam tồn tại nguyên tắc quyền
lựcthống nhất: “Quyền lực Nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp, kiểm
soát giữa các cơ quan thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (Hiến pháp
2013). Với nguyên tắc này, Quốc hội đúng vị trí trung tâm, chi phối đối với các cơ
quan nhà nước khác. Chẳng hạn: Quốc hội thành lập Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà
án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân tối cao,... Các cơ quan nói trên phải báo cáo
và chịu trách nhiệm trách Quốc hội. Điều này thể hiện vị trí trung tâm của Quốc hội
và trở thành cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
*Để đảm bảo được Việt Nam là một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thì Hiến
pháp đã quy định 3 chức năng quan trọng cho Quốc hội: 1.
Chức năng lập hiến, lập pháp: với vị trí là một cơ quyền lực nhà nước cao
nhất,là cơ quan thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Quốc hội xứng đáng nhất lOMoAR cPSD| 45148588
để Hiến pháp trao cho quyền lập hiến, lập pháp. Chức năng này được hiểu đơn giản
là: làm hiến pháp, làm luật cũng như sửa đổi hiến pháp, sửa đổi luật. 2.
Chức năng giám sát tối cao cũng xuất phát từ vị trí mà Hiến pháp trao
quyềngiám sát tối cao hoạt động của nhà nước cho duy nhất Quốc hội. Giám sát tối
cao để theo dõi, xem xét, đánh giá, hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự
giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật. Vì chức năng này chỉ giao cho
Quốc hội nên chỉ có thể thực hiện qua các phiên họp Quốc hội với đa dạng hình thức
giám sát. Chẳng hạn, chất vấn, xem xét báo cáo giám sát chuyên đề, lấy phiếu tín
nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm,... 3.
Chức năng quyết định những vấn đề lớn của đất nước là hiến pháp cũng chỉ
giaocho mỗi cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, do những quyết định này ảnh
hưởng trục tiếp đến nhân dân. Chẳng hạn: chính sách tài chính, chính sách tiền tệ quốc gia,....
*Một số giải pháp để hoàn thiện hoạt động của Quốc hội: 1.
Thể chế hoá chủ trương của Đảng về việc tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quảcủa Quốc hội. 2.
Tiếp đẩy mạnh nghiên cứu, hoàn thiện các quy định pháp lý về các chức
năngquan trọng của Quốc hội. 3.
Nâng cao trình đội, năng lực ngũ cán bộ, công chức, biến chức làm trong Quốchội. 4.
Chú trọng giáo dụng bản lĩnh chính trị vững mạnh cho các cán bộ, công
chức,viên chức (Nói không với tham nhũng, tiêu cực). Tăng cường chế tài xử phạt
với hành vi tham nhũng, tiêu cực để răn đe, cảnh tỉnh cho nhưng đối tượng đang có ý định đó.
Câu 2: Những nhận định sau đây đúng hay sai, giải thích tại sao?
1. Hiến pháp 2013 quy định chính pháp kinh tế nhà nước ta theo định hướng cơ chếthị trường. Sai
Vì: Chính sách kinh tế nhà nước ta được Hiến pháp 2013 quy định theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, căn cứ vào Khoản 1 Điều 51 Hiến pháp 2013: lOMoAR cPSD| 45148588
“Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với
nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.”
2. Hiến pháp 2013 quy định chính sách văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc và tiên tiến. Đúng
Vì: Theo Khoản 1 Điều 60 Hiến pháp 2013:
“Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.” 3. Chủ tịch nước do
Quốc hội thành lập bằng hình thức bỏ phiếu kín. Sai
Vì: Chủ tịch nước do Quốc hội bầu chứ không phải thành lập và theo hinh thức căn
cứ vào Khoản 7 Điều 31 Nghị quyết số 102/2015/QH13: “Quốc hội bầu Chủ tịch
nước bằng hình thức bỏ phiếu kín”
4. Chính thể quân chủ là chính thể ở đó người đứng đầu nhà nước có tối cao quyềnlực
( bao gồm 3 quyền LP-HP-TP). Sai
Vì: Chính thể quân chủ bao gồm hai loại đó là quân chủ chuyên chế và quân chỉ hạn
chế. Hình thức quân chủ chuyên chế thì quyền lực nhà nước tập trung hết trong tay
người đứng đầu nhà nước, tuy nhiên đối với hình thức quân chủ hạn chế, người đứng
đầu chỉ nắm một phần quyền lực và quyền lực bị chia cho các cơ quan khác ví dụ như Nghị viện v.v
5. Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do pháp luật quy định. Đúng
Vì: Theo Khoản 2 Điều 119 Hiến pháp 2013:
“Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân
dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể
Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp. Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định.”