Bài tập tư pháp quốc tế chương 3 | Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Bài tập tư pháp quốc tế chương 3 | Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội được biên soạn dưới dạng file PDF cho các bạn sinh viên tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem.
Môn: Triết học Mác-Lenin (THML1)
Trường: Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 37186047
CHƯƠNG 3: THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN VN ĐỐI VỚI CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YTNN
I. CÂU HỎI TỰ LUẬN
1. Anh (chị) hãy phân tích khái niệm vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong Bộ
luật Tố tụng dân sự 2015.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 464 BLTTDS 2015 quy định về khái niệm vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài:
“2. Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là vụ việc dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây: a)
Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài; b)
Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng việc xác
lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài; c)
Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng đối
tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.” Quy định trên cho thấy: -
Về chủ thể: Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tổ chức
nước ngoài: Một trong những tiêu chí xác định yếu tố nước ngoài là khi giải quyết vụ
việc dân sự có một trong các bên.
Một trong các bên được hiểu là một hoặc các bên đương sự (nguyên đơn, bị đơn,
người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan) là cá nhân nước ngoài (trong trường hợp là
cá nhân) hoặc là cơ quan, tổ chức nước ngoài (trong trường hợp là cơ quan tổ chức).
Dấu hiệu nước ngoài ở đây được xác định dựa trên “quốc tịch nước ngoài”. Căn cứ
theo Điều 3 Luật quốc tịch 2008 sửa đổi 2014, theo đó cá nhân nước ngoài là người
không có quốc tịch Việt Nam bao gồm người có quốc tịch của một nước khác không
phải là quốc tịch Việt Nam và người không quốc tịch (người không có quốc tịch Việt
Nam và cũng không có quốc tịch nước ngoài) đối với tổ chức nước ngoài, mặc dù
trong hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể tổ chức nước
ngoài nhưng dựa theo định nghĩa tương tự về cá nhân nước ngoài thì tổ chức nước lOMoAR cPSD| 37186047
ngoài có thể hiểu là tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài, theo pháp luật quốc tế. -
Về sự kiện pháp lý: Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt
Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ dân sự xảy ra ở
nước ngoài: Căn cứ để xác định yếu tố trong trường hợp này dựa vào nơi xảy ra sự
kiện pháp lý làm xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ dân sự ở nước
ngoài, nhưng hiện nay xảy ra tranh chấp tại Việt Nam thì được xác định là vụ án dân
sự có yếu tố nước ngoài. -
Về đối tượng tranh chấp: Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức
Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài là trường hợp các
đương sự tham gia đều có quốc tịch Việt Nam, sự kiện pháp lý làm xác lập, thay đổi,
thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ dân sự xảy ra ở Việt Nam nhưng tài sản là đối
tượng tranh chấp hoặc đối tượng của yêu cầu ở nước ngoài.
=> Do đó, theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngoài dựa theo tiêu chí quốc tịch đương sự, nơi diễn ra sự kiện pháp lý và đối tượng tranh chấp
2. Anh (chị) hãy so sánh điểm giống và khác nhau giữa các tiêu chí xác định yếu tố
nước ngoài trong khái niệm vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài và khái niệm quan
hệ dân sự có yếu tố nước ngoài tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và Bộ luật Dân sự 2015.
BLTTDS 2015 (khoản 2 Điều BLDS 2015 (khoản 2 Điều 663) 464)
Vụ việc dân sự có yếu tố nước Quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài là vụ việc dân sự thuộc ngoài là quan hệ dân sự thuộc một
một trong các trường hợp sau trong các trường hợp sau đây: đây:
a) Có ít nhất một trong các bên
a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân tham
gia là cá nhân, cơ quan, tổ
nước ngoài; chức nước ngoài;
b) Các bên tham gia đều là công
b) Các bên tham gia đều là dân Việt Nam, pháp nhân Việt công
dân, cơ quan, tổ chức Việt
Nam nhưng việc xác lập, thay đổi,
Nam nhưng việc xác lập, thay thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lOMoAR cPSD| 37186047
đổi, thực hiện hoặc chấm dứt đó xảy ra tại nước ngoài; quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
c) Các bên tham gia đều là công
dân Việt Nam, pháp nhân Việt
c) Các bên tham gia đều là Nam nhưng đối tượng của quan hệ
công dân, cơ quan, tổ chức Việt dân sự đó ở nước ngoài. Nam
nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài. Về chủ thể
Giống: Cá nhân nước ngoài
Cơ quan, tổ chức nước ngoài -> Pháp nhân nước ngoài
không quan tâm tư cách pháp nhân hay không
Về sự kiện Giống: việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó
pháp lý xảy ra tại nước ngoài
Các bên tham gia có thể là công dân VN
Các bên tham gia là cơ quan, tổ Các bên tham gia là pháp nhân chức VN VN
Về đối tượng Giống: Đối tượng của quan hệ ở nước ngoài
Các bên tham gia là công dân VN
Các bên tham gia là cơ quan, tổ Các bên tham gia là pháp nhân chức VN VN
3. Anh (chị) hãy phân tích những yếu tố cần được đảm bảo khi xây dựng các căn cứ
xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
Thẩm quyền Tòa án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được
quy định tại Điều 469, 470 BLTTDS 2015. Căn cứ trên những quy định này, những yếu
tố cần được đảm bảo khi các nhà lập pháp Việt Nam khi xây dựng những điều luật này là:
Yếu tố quốc tịch: yếu tố này có ý nghĩa để xác định thẩm quyền khi một bên đương sự
là công dân nước mình, nhằm bảo hộ lợi ích chính đáng của công dân kịp thời. Ngoài
ra đây còn là yếu tố để phân định thẩm quyền nếu có hiệp định tương trợ tư pháp
được ký kết giữa các bên liên quan.
Yếu tố nơi cư trú: theo PLVN, nơi cư trú ở đây được hiểu là nơi cư trú của bị đơn, đây
là cách quy định khá phổ biến bởi khi ghi nhận nơi cư trú của bị đơn thì dễ dàng cho lOMoAR cPSD| 37186047
việc thi hành án sau này cho nguyên đơn hay ngược lại có thể bảo vệ lợi ích chính
đáng cho bị đơn. Quy tắc này bảo đảm khả năng triệu tập đương sự của tòa án
Yếu tố nơi có tài sản: Có thể hiểu là tài sản của bị đơn ở nước nào thì do TA nước đó
có thẩm quyền giải quyết. nhằm đảm bảo khả năng thi hành án của bị đơn (được
hiểu là tài sản đảm bảo thi hành án hoặc tài sản bị tranh chấp)
Yếu tố về mối liên hệ mật thiết. được vân dụng bởi sự thỏa thuận của các bên để lựa
chọn tòa án giải quyết vì nhiều yếu tố như năng lực giải quyết, uy tín,…
4. Việc xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu
tố nước ngoài có thể được thực hiện dựa trên những căn cứ nào? Cho ví dụ cụ thể.
Việc xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngoài được quy định tại điều 469, 470 BLTTDS 2015. Từ quy định này ta có thể
khái quát hóa việc xác định thẩm quyền trên dựa theo những căn cứ sau: Yếu tố quốc tịch Yếu tố nơi cư trú
Yếu tố nơi có tài sản
Yếu tố về mối liên hệ mật thiết:
Ví dụ: Bản án 01/2021/DS-ST ngày 21/05/2021 về tranh chấp hợp đồng dân sự, thừa kế tài sản
Bản án 10/2017/HNGĐ-ST ngày 05/09/2017 về tranh chấp thay đổi người trực tiếp nuôi con ●
5. Anh (chị) hãy trình bày, cho ví dụ và bình luận về căn cứ xác định thẩm quyền của
Tòa án Việt Nam dựa trên các dấu hiệu liên quan đến bị đơn trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Căn cứ xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam dựa trên các dấu hiệu liên quan
đến bị đơn được quy định tại điểm a, b, c K1Đ469 BLTTDS 2015 lOMoAR cPSD| 37186047
- Bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam (điểm a
K1Đ469): do các căn cứ trên được liệt kê bởi các dấu phẩy, không có chữ “và”
hay “hoặc” ở cuối phần liệt kê, vì vậy, dấu hiệu để Tòa án Việt Nam có thẩm
quyền giải quyết trong trường hợp này có thể hiểu theo hai nghĩa
+ Nghĩa thứ nhất,Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết nếu bị đơn
thường trú và làm ăn lâu dài tại Việt Nam. Trong trường hợp bị đơn cư
trú mà không làm ăn lâu dài tại Việt Nam, hoặc bị đơn làm ăn lâu dài
mà không thường trú tại Việt Nam thì Tòa án Việt Nam không có thẩm
quyền giải quyết theo điểm a K1Đ469.
+ Nghĩa thứ hai, bị đơn chỉ cần thỏa mãn một trong các dấu hiệu cư trú lâu
dài, làm ăn lâu dài hoặc sinh sống lâu dài tại Việt Nam là làm phát sinh
thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án Việt Nam.
+ So với cách quy định của Điều 410(2)(b) BLTTDS cũ thì việc thay thuật
ngữ “Bị đơn là công dân nước ngoài, người không quốc tịch” bằng “Bị
đơn là cá nhân” trong BLTTDS
2015 là rộng hơn và là căn cứ xác định thẩm quyền của Tòa án đối với
các trường hợp công dân Việt Nam là bị đơn trong vụ việc dân sự có
yếu tố nước ngoài. Với các quy định như vậy, bị đơn không chỉ là người
nước ngoài, người không quốc tịch mà cũng có thể là công dân Việt
Nam. Và trường hợp nguyên đơn (người nước ngoài, pháp nhân, tổ
chức nước ngoài) khởi kiện bị đơn là người Việt Nam trước Tòa án, nếu
thỏa mãn điều kiện tại điểm này thì Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết.
- Bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ
chức có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên
quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức
đó tại Việt Nam (điểm b K1Đ469): có hai trường hợp để Tòa án Việt Nam có
thẩm quyền giải quyết vụ việc trong căn cứ này
+ Trường hợp thứ nhất, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết một vụ
việc dân sự có yếu tố nước ngoài nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức tại Việt
Nam. Theo K1Đ79 BLDS 2015: “Trụ sở của pháp nhân là nơi đặt cơ
quan điều hành của pháp nhân”. Như vậy, nếu cơ quan, tổ chức là bị
đơn có cơ quan điều hành tại Việt Nam, thì nếu có tranh chấp phát sinh
liên quan đến cơ quan, tổ chức (nước ngoài). Việc thay thuật ngữ “Bị lOMoAR cPSD| 37186047
đơn là cơ quan, tổ chức nước ngoài ,,,” bằng “Bị đơn là cơ quan, tổ
chức” dẫn đến việc áp dụng nội dung điều khoản tốt hơn. Điều khoản
này không chỉ là căn cứ xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối
với trường hợp cơ quan, tổ chức nước ngoài là bị đơn mà còn áp dụng
cho trường hợp pháp nhân Việt Nam là bị đơn trong vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
+ Trường hợp thứ hai, bị đơn là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phòng
đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến hoạt động của
chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam.
Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân theo quy định của BLDS
2015 được hiểu là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải pháp
nhân. Do không có tư cách pháp nhân nên các hoạt động của chi
nhánh, văn phòng đại diện bao gồm tham gia quan hệ hợp đồng, thực
hiện các giao dịch dân sự đều chỉ có thể thực hiện trong phạm vi ủy
quyền của pháp nhân mình. Và một lần nữa, việc sử dụng thuật ngữ “Bị
đơn là cơ quan tổ chức…” thay cho “Bị đơn là cơ quan, tổ chức nước
ngoài” đã giúp điều chỉnh luôn cho trường hợp bị đơn trong vụ việc dân
sự có yếu tố nước ngoài là cơ quan, tổ chức Việt Nam có chi nhánh, văn
phòng đại diện tại Việt Nam.
- Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam (điểm c K1Đ469): Theo K1Đ105 BLDS
2015 tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản bao gồm bất động sản
và động sản. Như vậy, việc “có tài sản này” có nghĩa là bị đơn có thể có vật,
tiền, giấy tờ có giá…., có thể là có bất động sản hoặc động sản nhưng không có
một giới hạn gì về mức giá trị cũng như sự liên quan đến đối tượng là tài sản
trong vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Việc dùng thuật ngữ “bị đơn” chứ
không dùng thuật ngữ mang tính giới hạn như bị đơn là cơ quan, tổ chức nước
ngoài và người nước ngoài, người không quốc tịch có ưu điểm là xác định
được luôn thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với trường hợp bị đơn là cơ
quan, tổ chức của Việt Nam trong vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. 6.
Anh (chị) hãy nêu ba sự khác biệt trong các quy định về việc xác định thẩm
quyền của Tòa án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài theo Bộ
luật Tố tụng dân sự 2015 và các văn bản pháp luật chuyên ngành. lOMoAR cPSD| 37186047 7.
Anh (chị) hãy nêu ba sự khác biệt trong các quy định về việc xác định thẩm
quyền của Tòa án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài theo Bộ
luật Tố tụng dân sự 2015 và các Hiệp định tương trợ tư pháp.
Điểm khác nhau thứ nhất: Khác nhau trong quy định về xác định thẩm quyền của Tòa
án trong việc tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự:
Cơ sở pháp lý: điểm d khoản 2 Điều 470 BLTTDS 2015 và Điều 22
Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình, lao động và
hình sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Belarus.
Điểm d khoản 2 Điều 470 BLTTDS
Điều 22 Hiệp định tương trợ tư 2015 pháp và pháp lý...
Tuyên bố người nước ngoài cư trú tại
Trừ trường hợp quy định tại Điều
Việt Nam bị hạn chế năng lực hành vi
23 Hiệp định này, việc tuyên bố
dân sự, mất năng lực hành vi dân sự
một người bị mất năng lực hành
vi, nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến bị hạn chế năng lực hành vi thuộc
việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ
thẩm quyền của Tòa án và tuân theo trên lãnh thổ Việt Nam;
pháp luật của Bên ký kết mà người đó là công dân.
Điểm khác nhau thứ hai: khác nhau trong quy định về xác định thẩm quyền của Tòa
án trong giải quyết vụ việc ly hôn:
Cơ sở pháp lý: điểm b khoản 1 Điều 470 BLTTDS 2015 và khoản 2 Điều 33 Hiệp định
tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Hunggari.
điểm b khoản 1 Điều 470 BLTTDS
khoản 2 Điều 33 Hiệp định tương 2015 trợ tư pháp...
Vụ án ly hôn giữa công dân Việt
cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở
Nam với công dân nước ngoài hoặc Việt Nam;
người không quốc tịch, nếu cả hai
Nếu khi ly hôn mà vợ là công dân vợ chồng
của nước ký kết này, chồng là công lOMoAR cPSD| 37186047
dân của nước ký kết kia và hai người thường trú trên lãnh thổ nước ký kết
đều thường trú trên lãnh thổ của một kia, thì các Tòa án của cả hai nước
nước ký kết hoặc người thường trú
ký kết đều có thẩm quyền giải quyết.
trên lãnh thổ nước ký kết này, người Tòa án thụ lý sẽ
áp dụng pháp luật của nước mình.
Điểm khác nhau thứ ba: khác nhau trong quy định về xác định thẩm quyền của Tòa án
trong việc công nhận một người đã chết, mất tích:
Cơ sở pháp lý: điểm c khoản 2 Điều 470 BLTTDS 2015 và khoản 1 Điều 22 Hiệp định
tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa nước
cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết.
điểm c khoản 2 Điều 470 BLTTDS 2015 khoản 1 Điều 22 Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý...
Tuyên bố công dân Việt Nam hoặc người Việc công nhận một người mất tích hoặc
nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị mất chết cũng như việc xác nhân sự kiện chết
tích, đã chết nếu việc tuyên bố đó có liên thuộc thẩm quyền những cơ quan của
quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ nước ký kết mà theo những tin tức cuối
của họ trên lãnh thổ Việt Nam, trừ
cùng, người đó là công dân khi còn sống.
trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác;
8. Anh (chị) hãy phân tích ý nghĩa của việc xác định thẩm quyền riêng biệt của Tòa
án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
Vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài -
Vụ án dân sự đó có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên
lãnh thổ Việt Nam: Đây cũng là nguyên tắc chung được thừa nhận bởi nhiều quốc gia
khi giải quyết tranh chấp dân sự liên quan đến bất động sản tại quốc gia mình. Đối
với Việt Nam nói riêng và nhiều quốc gia, bất động sản không chỉ liên quan đến lợi
ích của các đương sự mà còn liên quan đến lợi ích cộng đồng, an ninh quốc phòng lOMoAR cPSD| 37186047
của quốc gia. Mặt khác, bất động sản chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Việc
giải quyết tranh chấp tại Tòa án nơi có bất động sản tạo điều kiện thuận lợi cho các
bên đương sự cũng như Tòa án trong việc xác định nơi có tài sản, giá trị tài sản cũng
như đảm bảo việc quản lý bất động sản của quốc gia sở tại. -
Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người
không quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam:
Theo quy định này, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền riêng biệt đối với vụ án ly hôn
giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch nếu cả
hai vợ chồng đều thường trú ở Việt Nam, không tính đến việc đăng ký kết hôn ở Việt
Nam hay ở nước ngoài. Nếu đăng ký kết hôn ở nước ngoài thì việc đăng ký kết hôn
đó đã được công nhận tại Việt Nam. Việc giải quyết vụ án ly hôn có những tính chất
đặc thù vừa mang yếu tố nhân thân vừa mang yếu tố tài sản. Các chứng cứ trong vụ
án ly hôn cũng mang tính đặc thù. Các căn cứ cho phép ly hôn phải dựa trên quá
trình xem xét đời sống hôn nhân trong một thời gian dài. Do đó, việc xem xét vụ án ly
hôn mà vợ chồng đã có thời gian sinh sống, lâu dài tại Việt Nam sẽ thuộc thẩm quyền
riêng biệt của Tòa án Việt Nam.
Việc dân sự có yếu tố nước ngoài
Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu
tố nước ngoài được quy định rõ đối với từng vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài, việc
dân sự có yếu tố nước ngoài. Tòa án ngoài những thẩm quyền chung được quy định
theo Bộ Luật dân sự thì còn có thẩm quyền xét xử riêng biệt đối với những vụ án liên
quan đến an ninh trật tự, lợi ích xã hội, lợi ích nhân thân của công dân, tức việc quốc
gia sở tại tuyên bố chỉ có Tòa án nước họ mới có thẩm quyền xét xử đối với một số vụ án nhất định. 9.
Anh (chị) hãy trình bày và phân tích các trường hợp giới hạn thẩm quyền của
Tòa án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
Các trường hợp giới hạn thẩm quyền cụ thể theo Điều 472 BLTTDS 2015:
- thứ nhất,trường hợp các đương sự được thỏa thuận lựa chọn phương thức
giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật áp dụng đối với quan hệ
dân sự có yếu tố nước ngoài và đã lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án nước ngoài
giải quyết vụ việc đó. tuy nhiên có lưu ý, trường hợp các bên thay đổi thỏa
thuận lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án nước ngoài bằng thỏa thuận lựa chọn
Tòa án Việt Nam hoặc thỏa thuận lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án nước ngoài bị lOMoAR cPSD| 37186047
vô hiệu hoặc không thể thực hiện được, hoặc Trọng tài hoặc Tòa án nước
ngoài từ chối thụ lý đơn thì Tòa án Việt Nam vẫn có thẩm quyền giải quyết;
- thứ hai, trường hợp quy định tại điểm b,k1dd472 blttds 2015 thì BLTTDS 2015
đã thể hiện sự tôn trọng thẩm quyền riêng biệt của Tòa án nước ngoài bằng
việc hạn chế thẩm quyền của Tòa án quốc gia mình đối với vụ việc dân sự có
yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án nước ngoài
- thứ ba, trường hợp quy định tại điểm c, k1,đ472 blttds2015 cho thấy quy định
này nhằm không để xảy ra trường hợp cùng một vụ việc dân sự có yếu tố nước
ngoài thuộc thẩm quyền chung của TAVN đã được thụ lý giải quyết bởi cơ
quan có thẩm quyền của nước ngoài lại tiếp tục được TAVN thụ lý giải quyết
tiếp tục ở lần thứ 2
- thứ tư, trường hợp vụ việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của
Tòa án hoặc phán quyết của Trọng tài ( điểm d, k1Đ472), để ngăn chặn trường
hợp cùng một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được hai cơ quan tài phán
của các nước khác nhau giải quyết. tuy nhiên có lưu ý rằng, trường hợp bản
án, quyết định của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài
không được Tòa án Việt Nam công nhận thì Tòa án Việt Nam vẫn có thẩm
quyền giải quyết vụ việc đó
- thứ năm, Khi bị đơn được hưởng quyền miễn trừ tư pháp, lí do vì vụ việc
được giải quyết bằng con đường ngoại giao, được quy định cụ thể tại k4đ2
blttds 2015: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc đối tượng được
hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi, miễn trừ lãnh sự
theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên thì vụ việc dân sự có liên quan đến cơ quan, tổ chức, cá
nhân đó được giải quyết bằng con đường ngoại giao.” 10.
Quan điểm của các anh (chị) về vấn đề mở rộng quyền thỏa thuận lựa chọn
Tòa án tại Việt Nam hiện nay? 11.
Những yếu tố nào tác động tới việc Tòa án một quốc gia thụ lý hay không đối
với một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài? 12.
Nêu các bước xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với một vụ việc
dân sự có yếu tố nước ngoài. lOMoAR cPSD| 37186047
Trình tự xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam khi tiếp nhận một vụ việc dân sự
có yếu tố nước ngoài:
- Xác định việc có hay không có thẩm quyền theo Điều 469, Điều 470 BLTTDS 2015.
- Nếu theo Điều 469 hoặc 470 Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết, cần
xác định Tòa án cụ thể, là Tòa án nhân dân cấp huyện hay Tòa án nhân dân cấp
tỉnh có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
- Xác định Tòa án nhân dân của huyện nào, của tỉnh nào có thẩm quyền thụ lý
và giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài đó được quy định tại Chương III BLTTDS 2015. 13.
Nêu vai trò của chương 3; Điều 469 và Điều 470 - Bộ luật Tố tụng dân sự
2015 trong việc xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với vụ việc dân sự có
yếu tố nước ngoài.
Vai trò của chương 3: Chương III: Thẩm quyền của Tòa án
+ Xác định vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài có thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án hay không
+ Khi vụ việc dân sự đã thuộc thẩm quyền giải quyết của TAVN thì chương III sẽ
giúp ta xác định TA cấp nào có thẩm quyền giải quyết
Vai trò của Điều 469 và Điều 470 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:
+ Khi đã xác định vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền của Tòa
án giải quyết thì 2 điều luật trên giúp ta xác định Tòa án Việt Nam có thẩm
quyền giải quyết vụ việc đó hay không. 14.
Nêu ý nghĩa của việc xác định thẩm quyền chung và thẩmquyền riêng biệt
của Tòa án Việt Nam đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài theo Điều 469 và
Điều 470 - Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
+ Sau khi xác định vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền của Tòa
án thì Điều 469 và Điều 470 BLTTDS 2015 giúp ta xác định Tòa án Việt NAm có
thẩm quyền giải quyết hay không
+ Việc quy định thẩm quyền chung sẽ giúp đương sự có tính linh hoạt hơn trong
quá trình giải quyết vụ án không bị bó buộc trong một Tòa án nào đó và hệ
quả pháp lý là Tòa án nước này có thể công nhận và thi hành bản án, quyết lOMoAR cPSD| 37186047
định dân sự của tòa án nước kia nếu thuộc thẩm quyền chung. Đối với thẩm
quyền riêng biệt xuất phát từ tính chất chủ quyền quốc gia những quan hệ có
liên đến bất động sản/ hoặc những quan hệ từ lúc xác lập, thực hiện, chấm
dứt đến tranh chấp đều liên quan đến lãnh thổ của một nước với những tình
tiết gắn liền với quốc gia sở tại như vậy thì việc xác định thẩm quyền riêng biệt
của quốc gia sẽ giúp quá trình tố tụng diễn ra dễ dàng và khả năng thi hành
BA, QĐ của TA dễ dàng hơn nên cần quy định thẩm quyền riêng biệt của TA 15.
Nắm được các quy tắc chung trong việc xác định thẩm quyền của Tòa án
quốc gia đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài có ý nghĩa gì đối với nghề luật? 16.
Nêu ý nghĩa của việc có hay không Hiệp định tương trợ tưpháp giữa Việt
Nam với một quốc gia cụ thể trong hoạt động tố tụng dân sự quốc tế nói chung và
trong việc xác định thẩm quyền của Tòa án quốc gia nói riêng đối với vụ việc dân sự
có yếu tố nước ngoài.
Hiện nay Việt Nam đã ký hơn 20 Hiệp định tương trợ tư pháp với các quốc gia trên
thế giới mục đích giúp giải quyết xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyền giữa
Việt Nam với các quốc gia. Tuy nhiên không phải hiệp định nào cũng phân định thẩm
quyền giữa TAVN với Tòa án các nước. Việc ký các hiệp định giúp giải quyết xung đột
thẩm quyền của TA, giúp các bên đương sự có thể nhận diện một cách nhanh chóng
TA của nước ký kết nào có thẩm quyền 17.
Nêu sự khác nhau giữa việc chọn cơ quan có thẩm quyền giải quyết với việc
chọn pháp luật áp dụng trong một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG, SAI VÀ GIẢI THÍCH TẠI SAO 1.
Hệ thuộc luật Tòa án - Lex fori có thể được sử dụng để làm nguyên tắc cho
việc xác định thẩm quyền trong tư pháp quốc tế Nhận định: Sai
Giải thích: Bản chất của hệ thuộc Luật Tòa án chỉ dùng để xác định hệ thống pháp luật
áp dụng - giải quyết xung đột pháp luật, chứ không dùng để xác định thẩm quyền của
Toà án (cần xác định thẩm quyền của Tòa án khi xuất hiện hiện tượng xung đột thẩm
quyền). Xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyền là 2 vấn đề hoàn toàn tách biệt
nhau, mang bản chất khác nhau. Vì thế, chúng ta không thể căn cứ vào hệ thuộc luật lOMoAR cPSD| 37186047
Tòa án - Lex fori để làm nguyên tắc cho việc xác định thẩm quyền trong tư pháp quốc tế. 2.
Dấu hiệu xác định yếu tố nước ngoài trong Bộ luật Dân sự 2015 và Bộ luật Tố
tụng dân sự 2015 là không giống nhau. Nhận định: Sai
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 663 BLDS 2015, khoản 2 Điều 464 BLTTDS 2015.
Giải thích: Dựa trên tinh thần của BLDS 2015 và BLTTDS 2015 thì về dấu hiệu để xác
định yếu tố nước ngoài là như nhau. Cụ thể bao gồm 03 dấu hiệu chung như sau:
Thứ nhất: Về mặt chủ thể
Thứ hai: Về sự kiện pháp lý Thứ ba: Về đối tượng. 3.
Quốc gia nước ngoài có thể bị khởi kiện tại Tòa án Việt Nam. Nhận định: Đúng.
Giải thích: Theo quyền miễn trừ tư pháp thì quốc gia có quyền miễn trừ xét xử tại bất
cứ Tòa án nào (kể cả Tòa án của chính quốc gia đó). Miễn trừ tư pháp là quyền của
quốc gia không bị xét xử bởi bất kỳ cơ quan tài phán nào, dù là quốc tế hay quốc gia
khác, nếu không có sự đồng ý của quốc gia đó. Miễn trừ tư pháp còn gọi là miễn trừ
quốc gia. Vì vậy, có thể khẳng định rằng quốc gia nước ngoài có thể bị khởi kiện tại
Tòa án Việt Nam nếu có sự đồng ý của quốc gia đó. Một điểm cần lưu ý rằng, khi
tham gia vào các mối quan hệ mang tính thương mại với các chủ thể là quốc gia, phải
ràng buộc quốc gia đó từ bỏ quyền miễn trừ xét xử, quyền miễn trừ đối với các biện
pháp bảo đảm cho vụ kiện, quyền miễn trừ về thi hành án, quyền miễn trừ về tài sản.
Bởi vì, quốc gia đó có thể từ bỏ quyền miễn trừ xét xử nhưng quyền miễn trừ về thi
hành án quốc gia đó không từ bỏ thì có thể hiểu rằng, khi có tranh chấp phát sinh,
chủ thể còn lại cho dù thắng kiện quốc gia đó chăng nữa thì bản án cũng không được thi hành. 4.
Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi tài sản tranh chấp
đang có trên lãnh thổ Việt Nam. ĐÚNG
CSPL: điểm đ, khoản 1 Điều 469 BLTTDS 2015: “Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác
lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là lOMoAR cPSD| 37186047
tài sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam;”
Theo đó ở trường hợp này, căn cứ tài sản ở đây đã được giới hạn trong phạm vi là tài
sản tranh chấp đang có trên lãnh thổ Việt Nam, thỏa mãn điều kiện này thì Tòa án VN
có thẩm quyền giải quyết 5.
Theo pháp luật Việt Nam, thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia
đình có yếu tố nước ngoài thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp vụ
việc liên quan đến công dân ở khu vực biên giới. Sai.
Không phải mọi trường hợp vụ việc HNGĐ liên quan đến công dân ở khu vực biên
giới đều không thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh. Tranh chấp về HNGĐ tại Điều
28 BLTTDS 2015 và có yếu tố nước ngoài thì sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp tỉnh.
Ngoại lệ: TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết nếu vụ việc HNGĐ có yếu tố nước
ngoài nếu vụ việc đó diễn ra giữa 2 chủ thể là công dân Việt Nam cư trú ở khu vực
biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt
Nam và thuộc các yêu cầu/tranh chấp sau: hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết
việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về
nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ.
CSPL: khoản 3, khoản 4 Điều 35 BLTTDS 2015 6.
Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến hợp đồng
trong Tư pháp quốc tế chỉ phát sinh khi hợp đồng đó được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam. Nhận định Sai
CSPL: điểm e Khoản 1 Điều 469 BLTTDS 2015
Theo đó, trường hợp các vụ việc liên quan đến hợp đồng trong TPQT xảy ra ngoài
lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức,
cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở nơi cư trú tại Việt Nam thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết. 7.
Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước
ngoài chỉ có thể phát sinh theo các quy định trong pháp luật Việt Nam và các điều
ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Nhận định Đúng lOMoAR cPSD| 37186047 CSPL: Điều 469 BLTTDS 2015
Việc xác định thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài theo nguyên
tắc vừa phải căn cứ vào các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập
vừa phải căn cứ vào pháp luật trong nước. Điều 469 BLTTDS 2015 quy định các
trường hợp mà theo đó Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự
có yếu tố nước ngoài. 8.
Theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và các văn bản pháp luật chuyên ngành,
thẩm quyền của Tòa án Việt Nam phát sinh trên cơ sở thỏa thuận lựa chọn Tòa án
của các bên chỉ được chấp nhận trong lĩnh vực hợp đồng.
Sai điểm c khoản 1 Điều 470 BLTTDS 2015
“c) Vụ án dân sự khác mà các bên được lựa chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết theo
pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên và các bên đồng ý lựa chọn Tòa án Việt Nam.”
Theo quy định của pháp luật thì không chỉ trong lĩnh vực hợp đồng mà còn trong
những lĩnh vực dân sự khác các bên có quyền thỏa thuận lựa chọn TAVN để giải
quyết nếu pháp luật VN/ĐƯQT cho phép. 9.
Theo pháp luật Việt Nam, tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có
yếu tố nước ngoài được giải quyết bởi Tòa án nơi thiệt hại xảy ra. SAI căn cứ theo
quy định tại khoản 1 Điều 687 BLDS 2015: “1. Các bên được thỏa thuận lựa chọn
pháp luật áp dụng cho việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trừ trường hợp quy
định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp không có thỏa thuận thì pháp luật của nước
nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại được áp dụng.”
đối với trường hợp Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết tranh chấp bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo thẩm quyền chung quy định tại
Điều 496 BLTTDS 2015, thẩm quyền riêng được quy định tại Điều 470 BLTTDS 2015,
mà theo tinh thần tại khoản 2 Điều 496 luật này thì sau khi xác định thẩm quyền của
Tòa án Việt Nam theo quy định của chương này, Tòa án áp dụng các quy định của
chương III của bộ luật này để xác định thẩm quyền của Tòa án cụ thể giải quyết vụ
việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Do đó, thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn
của nguyên đơn, người yêu cầu được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 40 BLTTDS
2015 thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc
nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết. lOMoAR cPSD| 37186047
Nơi thiệt hại xảy ra và nơi xảy ra việc gây thiệt hại là khác nhau, do đó căn cứ theo các
quy định trên thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết 10.
Theo pháp luật Việt Nam, tranh chấp về việc thực hiện công việc không có ủy
quyền có yếu tố nước ngoài được giải quyết bởi Tòa án nơi công việc được thực
hiện. SAi điểm đ, khoản 1 Điều 469 BLTTDS 2015
Theo pháp luật Việt Nam, tranh chấp về việc thực hiện công việc không có ủy quyền
có yếu tố nước ngoài được giải quyết bởi Tòa án Việt Nam nếu công việc đó được
thực hiện trên lãnh thổ Việt NAm. 11.
Chỉ Tòa án Việt Nam mới có thẩm quyền giải quyết đối vớicác vụ việc dân sự
có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam. SAI
CSPL: khoản 4 Điều 439 BLTTDS 2015; Điều 440 BLTDS 2015 12.
Chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước ngoài
không thể là nguyên đơn theo pháp luật Việt Nam. ĐÚNG.
Chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức nước ngoài theo ủy quyền có
quyền khởi kiện đến Tòa án. Tuy nhiên chi nhánh, văn phòng đại diện không có tư
cách pháp nhân, vì vậy khi khởi kiện nguyên đơn theo pháp luật phải là cơ quan, tổ
chức mà chi nhánh, văn phòng đó đại diện CSPL: Điều 465 BLTTDS 13.
Theo pháp luật Việt Nam, mọi tranh chấp liên quan đến bất động sản đều
thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam. Nhận định: Sai
Cơ sở pháp lý: Điểm a khoản 1 Điều 470 BLTTDS 2015
Giải thích: Những vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết
riêng biệt của Tòa án Việt Nam mà trong vụ án dân sự đó có liên quan đến quyền đối
với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam. 14.
Tòa án Việt Nam có thẩm quyền riêng biệt trong việc công nhận tài sản có
trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ có nghĩa là Tòa án nước ngoài không thể phát sinh
thẩm quyền cho các trường hợp này. lOMoAR cPSD| 37186047 ĐÚNG.
Khi Tòa án Việt nam có thẩm quyền riêng biệt trong việc công nhận tài sản có trên
lãnh thổ Việt Nam là vô chủ, bản án và quyết định được tuyên bởi Tòa án nước ngoài
sẽ không phát sinh hiệu lực tại lãnh thổ nước Việt Nam. Vì vậy trường hợp Tòa án
Việt Nam có thẩm quyền tài phán riêng biệt đối vụ việc nhất định thì Tòa án nước
ngoài sẽ không thể phát sinh thẩm quyền đối với vụ việc này
CSPL: điểm đ khoản 2 Điều 470 BLTTDS 2015 15.
Theo pháp luật Việt Nam, thỏa thuận lựa chọn Tòa án có thể được thực hiện
ngay cả đối với các tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, thực hiện công
việc không có ủy quyền và hưởng lợi tài sản không có căn cứ pháp luật. ĐÚNG
CSPL: điểm c khoản 1 Điều 470 BLTTDS; Điều 36 Hiệp định TTTP Việt - Nga 16.
Tòa án Việt Nam có thẩm quyền đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước
ngoài khi bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan,
tổ chức có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam. Nhận định sai.
CSPL: Điểm b khoản 1 Điều 469 BLTTDS 2015.
Căn cứ quy định đã nêu thì vụ việc dân sự phải đáp ứng điều kiện có liên quan đến
hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam. 17.
Chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức nước ngoài ( có thể bị
khởi kiện tại Việt Nam. Nhận định sai.
CSPl: Điều 69.7, Điều 464.2.a, Điều 469.1.b BLTTDS 2015.
Căn cứ quy định trên, nếu khởi kiện chi nhánh hay văn phòng đại diện thì không thể
phát sinh một quan hệ tố tụng có yếu tố nước ngoài. 18.
Tòa án Việt Nam phải có nghĩa vụ từ chối thụ lý đối với các vụ việc thuộc
thẩm quyền của Tòa án nước ngoài. SAI căn cứ theo Điều 471 BLTTDS 2015: “Vụ việc
dân sự có yếu tố nước ngoài đã được một Tòa án Việt Nam thụ lý giải quyết theo quy
định về thẩm quyền của Bộ luật này thì phải được Tòa án đó tiếp tục giải quyết mặc
dù trong quá trình giải quyết có sự thay đổi quốc tịch, nơi cư trú, địa chỉ của các
đương sự hoặc có tình tiết mới làm cho vụ việc dân sự đó thuộc thẩm quyền của Tòa
án khác của Việt Nam hoặc của Tòa án nước ngoài.” lOMoAR cPSD| 37186047
Bên cạnh đó căn cứ theo tinh thần tại điểm a,d Điều 472 BLTTDS thì Tòa án Việt Nam
vẫn có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự khi:
“a)...Trường hợp các bên thay đổi thỏa thuận lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án nước
ngoài bằng thỏa thuận lựa chọn Tòa án Việt Nam hoặc thỏa thuận lựa chọn Trọng tài
hoặc Tòa án nước ngoài bị vô hiệu hoặc không thể thực hiện được, hoặc Trọng tài
hoặc Tòa án nước ngoài từ chối thụ lý đơn thì Tòa án Việt Nam vẫn có thẩm quyền
giải quyết”; “d)...Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, phán quyết
của Trọng tài nước ngoài không được Tòa án Việt Nam công nhận thì Tòa án Việt
Nam vẫn có thẩm quyền giải quyết vụ việc đó”
Do đó căn cứ vào các quy định trên cho thấy không phải mọi trường hợp Tòa án Việt
Nam phải có nghĩa vụ từ chối thụ lý đối với các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nước ngoài. 19.
Tòa án Việt Nam phải có nghĩa vụ từ chối thụ lý đối với các vụ việc dân sự
thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án nước ngoài. Nhận định sai:
CSPL: Điều 472.1.b BLTTDS 2015
Chỉ khi đồng thời 2 yếu tố : Không thuộc thẩm quyền riêng biệt của
TA Việt Nam và thuộc thẩm quyền riêng biệt của TA nước ngoài thì TA Việt Nam mới
có nghĩa vụ từ chối trên nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia. 20.
Theo pháp luật Việt Nam, khi bị đơn thay đổi nơi cư trú hoặc quốc tịch thì
Tòa án đã thụ lý vụ việc phải chuyển vụ việc đó đến Tòa án khác có thẩm quyền
theo sự thay đổi đó. Sai
Khi bị đơn thay đổi nơi cư trú hoặc quốc tịch nhưng vụ việc đã đã được một Tòa án
Việt Nam thụ lý giải quyết theo quy định về thẩm quyền của Bộ luật này thì phải
được Tòa án đó tiếp tục giải quyết. CSPL: Điều 471 BLTTDS 2015 21.
Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về xác định cha - mẹ
cho con có yếu tố nước ngoài khi bị đơn có nơi cư trú lâu dài tại Việt Nam. Đúng.
Giải quyết tranh chấp về xác định cha mẹ cho con có yếu tố nước ngoài là một trong
các thẩm quyền của Tòa án Việt Nam. Yêu cầu xác định cha, mẹ cho con có yếu tố lOMoAR cPSD| 37186047
nước ngoài theo Điều 128 Luật HNGĐ 2014 đó là yêu cầu về hôn nhân gia đình thuộc
thẩm quyền giải quyết của Toà án, Khoản 10 Điều 29 BLTTDS. Theo quy định tại điểm
d, khoản 1 Điều 469 BLTTDS thì thẩm quyền chung của TAVN được xác định khi bị
đơn là cá nhân có “có nơi cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam”.
CSPL: Điểm a k1 Điều 469 blttds 2015.
Điều 128, khoản 10 điều 29 luật HNGĐ 2014. 22.
Đối với tranh chấp về xác định cha - mẹ cho con có yếu tốnước ngoài, Tòa án
Việt Nam sẽ từ chối thụ lý khi bị đơn không cư trú lâu dài tại Việt Nam. Đúng
Vụ án tranh chấp về xác định cha mẹ cho con thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa
án. Tuy nhiên theo quy định tại Điều 469, Điều 470 thì Tòa án Việt Nam sẽ không có
thẩm quyền giải quyết khi bị đơn không cư trú lâu dài tại Việt Nam 23.
Tòa án Việt Nam có thẩm quyền thụ lý và giải quyết đối với | cả tranh chấp
về thừa kế có yếu tố nước ngoài. Nhận định: Sai
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 472 BLTTDS 2015
Giải thích: Tòa án Việt Nam không có thẩm quyền thụ lý và giải quyết đối với | cả
tranh chấp về thừa kế có yếu tố nước ngoài. Căn cứ theo khoản 1 Điều 472 BLTTDS
2015 thì một số trường hợp hạn chế thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với vụ việc
dân sự có yếu tố nước ngoài. 24.
Quy tắc “nơi có tài sản” là quy tắc duy nhất trong việc xác điều | thẩm quyền
của Tòa án Việt Nam đối với tranh chấp về tài sản Sai.
Quy tắc “nơi có tài sản” chỉ là một trong các quy tắc, ngoài ra còn có quy tắc nơi cư
trú của bị đơn, nơi diễn ra sự kiện pháp lý, quy tắc quốc tịch.
CSPL: Điều 469, 470 blttds 2015. 25.
Đối với những tranh chấp về hợp đồng thương mại có yếutố nước ngoài,
Tòa án Việt Nam chỉ thụ lý và giải quyết khi đến ứng các điều kiện luật định. Nhận định sai.
CSPL: Điều 470.1.c BLTTDS 2015. lOMoAR cPSD| 37186047
Ngoài các điều kiện luật định, TA Việt Nam có thể thụ lý theo thỏa thuận mà các bên
giao kết đã lựa chọn trước và điều này phù hợp với nguyên tắc tự do thỏa thuận của BLTTDS 2015. 26.
Tòa án nước nào giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thì pháp luật
tố tụng của nước đó được áp dụng, trừ trường hợp điều ước quốc tế có liên quan
mà quốc gia là thành viên có quy định khác. 27.
Khi các bên chọn Tòa án nước nào giải quyết vụ việc thì nội dung của pháp
luật nước đó sẽ được áp dụng. Sai
Khi các bên lựa chọn TA nước nào giải quyết thì luật tố tụng nước đó sẽ mặc nhiên
được áp dụng. Còn luật nội dung sẽ được áp dụng tùy vào từng trường hợp khác
nhau, nếu giữa các quốc gia có ĐƯQT thì áp dụng ĐƯQT/ Quy phạm xung đột dẫn
chiếu đến hệ thống PL nước nào thì áp dụng PL nước đó/ áp dụng TQQT. 28.
Khi các bên chọn luật của nước nào điều chỉnh nội dung hợp đồng thì Tòa án
nước đó có thẩm quyền giải quyết. Nhận định Sai
Vì khi xác định thẩm quyền giải quyết và chọn luật áp dụng là hai vấn đề khác nhau.
Trong trường hợp khi chọn luật của quốc gia A mà pháp luật quốc gia A lại dẫn chiếu
sang áp dụng pháp luật quốc gia B và Tòa án quốc gia B có thẩm quyền giải quyết thì
lúc này pháp luật nước điều chỉnh không đồng thời kéo theo Tòa án nước đó có thẩm quyền giải quyết. 29.
Các nguồn luật của Tư pháp quốc tế đồng thời là nguồn luật áp dụng trong
lĩnh vực xác định thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam. Sai
Nguồn luật của TPQT bao gồm: ĐƯQT, pháp luật quốc gia và tập quán quốc tế. Tuy
nhiên, do thẩm quyền là vấn đề liên quan đến chủ quyền của từng quốc gia, vì vậy
nguồn để điều chỉnh lĩnh vực này không có tập quán quốc tế. Thứ tự ưu tiên để Tòa
án của VN xác định thẩm quyền của mình khi tiếp nhận một đơn khởi kiện về một
VVDS có yếu tố nước ngoài là: thứ nhất, nếu có ĐƯQT mà VN là thành viên có quy
định về thẩm quyền của TA đối với VVDS có yếu tố nước ngoài, TA VN phải căn cứ
theo ĐƯQT đó để xác định; thứ hai, trường hợp không có ĐƯQT có liên quan, TA VN lOMoAR cPSD| 37186047
căn cứ vào pháp luật VN để xác định thẩm quyền của mình đối với VVDS có yếu tố nước ngoài
CSPL: khoản 3 Điều 2 BLTTDS 2015 III. BÀI TẬP Bài tập 1
Công ty TNHH Dệt may T ký hợp đồng gia công với Công ty Y của
Hàn Quốc, có Văn phòng đại diện tại quận Tân Bình, TPHCM. Tại Điều
VI của Hợp đồng các bên chọn “Ủy ban Trọng tài Ngoại thương Việt Nam nằm cạnh
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam” là cơ quan giải quyết tranh chấp. Sau
khi có tranh chấp ấy và Công ty T đã tiến hành khởi kiện Công ty Y ra Tòa án nhân dân
TP HCM. Sau đó, Tòa án nhân dân TP HCM đã thông báo cho Công ty Y về hành vi
khởi kiện của Công ty T nhưng phía đại diện Công ty không phản đối thẩm quyền này, Anh (chị) hãy cho biết:
1, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp trên hay không?
2. Việc các bên có thỏa thuận lựa chọn Trọng tài giải quyết tranh chấp có làm giới hạn
thẩm quyền của Tòa án Việt Nam hay không? Hãy trình bày các trường hợp giới hạn
thẩm quyền của Tòa án Việt
Nam đối với việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, Bài tập 2
Tòa Kinh tế, Tòa án nhân dân TP HCM nhận được đơn khởi kiện về việc giải quyết
tranh chấp hợp đồng hợp tác giữa nguyên đơn là Công ty T.T có địa chỉ tại Quận 3, TP
HCM, và hai bị đơn là các Công ty được thành lập tại British Virgin Islands, có Văn
phòng đại diện tại Quận 7, TP HCM. Theo quy định tại Điều 11 của Hợp đồng hợp tác
đầu tư, các bên thỏa thuận nếu có tranh chấp xảy ra sẽ đề nghị Tòa án có thẩm quyền
của Việt Nam giải quyết. Anh (chị) hãy cho biết: 1.
Tòa án Việt Nam có thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ tranh chấp trên theo thỏa
thuận giữa các bên hay không? 2.
Giả sử trong thỏa thuận tại Điều 11 của Hợp đồng hợp tác, các bên không
chọn Tòa án Việt Nam mà lại chọn Tòa án của Anh để giải quyết. Trong trường hợp
này, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ tranh chấp trên hay không? Bài tập 3 lOMoAR cPSD| 37186047
Tòa án nhân dân quận Bình Thạnh nhận được đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp
thừa kế giữa các bên gồm nguyên đơn là ông Nguyễn Văn A, cư trú và sinh sống tại
Mỹ cùng các bị đơn là Nguyễn
Thị B (cư trú và sinh sống tại Mỹ), Nguyễn Văn C và Nguyễn Văn D (cả hai đều đang cư
trú và sinh sống tại Việt Nam). Vụ án tranh chấp chia tài sản thừa kế liên quan đến
căn nhà tọa lạc tại quận Bình Thạnh, TP HCM. Anh (chị) hãy cho biết: 1.
Tòa án Việt Nam có thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ tranh chấp trên hay không? 2.
Giả sử trong trường hợp trên, bà B đã tiến hành khởi kiện ông A raTòa án Mỹ
và đã có phán quyết yêu cầu A thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với B. Nhưng sau đó A
lại đem vụ kiện ra Tòa án Việt Nam. Sau đó, B phản đối thẩm quyền của Tòa án Việt
Nam vì cho rằng Tòa án Việt Nam sẽ không có thẩm quyền trong trường hợp này. Anh (chị) hãy cho biết: a.
Nếu là B, anh (chị) sẽ dựa trên cơ sở nào để đưa ra yêu cầu từchối thẩm
quyền của Tòa án Việt Nam? b.
Nếu là A, anh (chị) sẽ dựa trên cơ sở nào để phản đối lại yêu cầu của B? c.
Nếu là Thẩm phán, anh (chị) sẽ giải quyết tình huống trên nhưthế nào? Bài tập 4
A quốc tịch nước M; B quốc tịch Việt Nam và C có quốc tịch nước K.
1. A và B kết hôn tại Việt Nam năm 2006 và thường trú chung tại TP HCM. Cuối
tháng 7/2016, B đưa đơn yêu cầu Tòa án Việt Nam giải quyết ly hôn với A. a.
Anh (chị) hãy chỉ ra căn cứ pháp lý xác định vụ việc này có thuộc tham quyền
thụ lý và giải quyết của Tòa án Việt Nam hay không? b.
Giả sử Tòa án Việt Nam có thẩm quyền thụ lý và giải quyết thì cụ thể là TAND
cấp huyện hay cấp tỉnh? Giải thích?
M và Việt Nam không có điều ước quốc tế về phân định thẩm quyền.
2. A ký hợp đồng mua của C một số thiết bị máy móc. Có tranh chấp về quyền và
nghĩa vụ giữa các bên. A muốn kiện C tại Tòa án.
A và B có quốc tịch nước M; C có quốc tịch nước K. a.
Theo anh (chị), Tòa án của những nước nào có thể có thẩm quyền thụ lý và giải
quyết vụ tranh chấp này? Cơ sở lý luận? lOMoAR cPSD| 37186047 b.
A đã tới một văn phòng luật sư tại nước M và trình bày ý định sẽ kiện C tại Tòa
án nước K để đòi bồi thường thiệt hại do C vi phạm hợp đồng. A lập luận rằng hiện
tại Tòa án nước K và C đang cư trú thường xuyên tại K. Anh (chị) có ý kiến gì về lập
luận của A trong việc lựa chọn Tòa án để khởi kiện? Theo anh (chị), trong trường hợp
này, khi lựa chọn Tòa án giải quyết, A cần cân nhắc những yếu tố nào? c.
Giả sử C muốn kiện lại A tại Tòa án với mục đích chứng minh C vi phạm hợp
đồng là do lỗi của A. Anh (chị) hãy tư vấn cho C về việc nên đưa đơn yêu cầu tới Tòa
án nước nào giải quyết? d.
Giả sử Tòa án của 2 nước M và K đều đã ra phán quyết về cùng vụviệc này.
Ngày 15/7/2016, Bộ Tư pháp Việt Nam nhận được đơn của A yêu cầu công nhận và
cho thi hành phán quyết của Tòa án nước K (theo hướng có lợi cho A). Ngày
15/9/2016, Bộ Tư pháp Việt Nam lại nhận được đơn của C yêu cầu công nhận và cho
thi hành phán quyết của Tòa án nước M (theo hướng có lợi cho C). Theo Anh (chị),
Tòa án Việt Nam sẽ dựa vào những căn cứ pháp lý nào trong việc công nhận hay
không công nhận đối với những phán quyết trên?