Bài tập tuần hoàn: Ý nghĩa thực tiễn của vòng tuần hoàn của nước | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Bài tập tuần hoàn: Ý nghĩa thực tiễn của vòng tuần hoàn của nước | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống
Môn: Khoa học tự nhiên và Công nghệ
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
I. Ý nghĩa thực tiễn của vòng tuần hoàn của nước
1. Ý nghĩa thực tiễn là gì ? ( Trước hết phải giải thích cho người nghe hiểu đc vấn đề này )
- Theo C.Mác và Ph.Ăngghen "Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có
mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải biên thế giới
khách quan". Có nghĩa là hoạt động khi con người sử dụng công cụ, tác
động vào đối tượng vật chất làm cho đối tượng đó thay đổi theo mục đích
của mình. Đây là hoạt động đặc trưng của bản chất con người, nói tới thực
tiễn là hoạt động có tính tự giác cao của con người, khác hẳn với hoạt
động chỉ dựa vào bản năng, thụ động của động vật.
- Thực tiễn luôn đi liền với lý luận. Từ thực tiễn con người bắt đầu rút ra
được những lý luận ( Ví dụ như 2 ý ở trên về phân tích vòng tuần hoàn
của nước và vai trò của nó ). Từ lý luận, con người tiếp tục nghiên cứu
phát triển và áp dụng ngược lại vào thực tiễn nhằm tối ưu, cải biến một
vấn đề cụ thể nào đó. Trong cuộc sống thực tế là chúng ta có thể tách thực
tiễn và lý luận thành những vấn đề riêng để tìm hiểu sâu hơn từng mặt
nhưng bản chất nó vẫn là 2 vấn đề không thể tách rời.
2. Ý nghĩa thực tiễn của vòng tuần hoàn của nước
- Có thể thấy, nước rất quan trọng cho cuộc sống nhưng đôi khi cx gây ra
những hậu quả cực kì khủng khiếp. Vì vậy việc nắm bắt quy luật tuần
hoàn của nước để đưa ra những dự đoán kịp thời sẽ giúp hạn chế tối đa
những hệ lụy xấu có thể xảy đến.
+ Hằng năm, những đợt mưa lớn kéo theo những trận lũ xảy ra ở
các vùng có địa hình dốc cướp đi sinh mạng cũng như của cải, tài
sản của rất nhiều gia đình. Dự báo được trước những vấn đề đó để
kịp thời di tản người dân sang khu vực an toàn hoặc xây dựng
những công trình chống đỡ sạt lở.
+ Những trận mưa kéo dài có thể làm dập nát cây trồng, hoa màu
ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế của những người nông dân vốn đã
không có nhiều điều kiện. Nông dân nếu dự báo được càng chính
xác bao nhiều thì có thể đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời,
ngăn được thiệt hại kinh tế tối ưu bấy nhiêu.
+ Dòng chảy mặt có thể là tác nhân gián tiếp vận chuyển các chất ô
nhiễm mà con người thải ra lan rộng hơn, tiếp xúc với các nguồn
nước khác, gây nên một vùng ô nhiễm lớn hơn. Hiểu được vấn đề
này có thể giúp các nhà nghiên cứu về xử lý nước thải có được
những phương án tối ưu để ngăn chặn sự ô nhiễm lan rộng. Ngoài
ra dòng chảy bề mặt cũng là nguyên nhân gây xói mòn, sạt lở đất đá.
- Bên cạnh những tổn hại mà nó gây ra thì cx phải công nhận rằng dòng
nước cũng mang lại nhiều lợi ích cho đời sống con người. Nắm được quy
luật tuần hoàn của nước để có những biện pháp, những thay đổi tận dụng
thế mạnh của nước nhằm nâng cao năng suất công việc.
+ Trong nông nghiệp, việc tưới tiêu cần một lượng nước lớn để cây
trồng đạt năng suất cao nhất, hay trong chăn nuôi, con người cũng
cần dùng đến nước để vệ sinh chuồng trại, cung cấp nước cho vật nuôi.
+ Trong mọi hoạt động sống hằng ngày con người cũng không thể
thiếu nước. Nắm được quy luật tuần hoàn của nước để có những
biện pháp tích trữ nước hợp lý giữ một vai trò quan trọng trong việc
duy trì nguồn nước cung cấp ổn định.
+ Trong khoa học, các nhà nghiên cứu, các nhà sinh thái học cần
nắm chắc hiểu rõ những kiến thức về vòng tuần hoàn của nước để
có thể đưa ra các biện pháp nhằm đảm bảo, duy trì và cân bằng hệ
sinh thái ở một vùng cụ thể nào đó.
II. Một ví dụ cụ thể: Công tác dự báo, ứng phó với lũ quét,
sạt lở ở Nhật Bản.
Lũ quét, sạt lở là loại hình thiên tai xảy ra khi mưa lớn tập trung trong
thời gian ngắn, hoặc mưa kéo dài nhiều ngày, trong những khu vực có địa
hình chia cắt, độ dốc lưu vực và độ dốc sông suối lớn,nhất là các lưu vực
có độ dốc từ 20 độ đến 30 độ, độ ổn định của lớp đất mặt yếu do quá trình
phong hóa,độ che phủ của thảm thực vật thấp do bị tàn phá, làm mất độ
giữ đất của rễ cây, giữ nước của lớp thảm phủ thực vật. Ngoài ra, việc
khai thác lưu vực, hoạt động chặt phá rừng, xây dựng các hồ chứa, cắt
xẻ,san gạt sườn đồi, núi.. . cũng làm mất độ giữ đất, giữ nước của rễ cây,
mất ổn định sườn dốc, giảm độ liên kết của đất đá, tăng khả năng xói
mòn. Lũ quét thường xảy ra bất ngờ, trong phạm vi hẹp, thời gian ngắn.
Dòng chảy lũ quét chứa nhiều bùn, cát, sỏi, đá kích thước lớn; vận tốc
dòng chảy có thể đạt tới hàng chục m/s, vì thế sức tàn phá của nó là hết sức khủng khiếp
Hiện nay trên thế giới, nhiều giải pháp hỗ trợ cảnh báo, giảm nhẹ rủi ro lũ
quét đã được nghiên cứu và phát triển. Những giải pháp này có thể chia
thành hai nhóm chính: nhóm giải pháp phi công trình và nhóm giải pháp
công trình. Nhóm giải pháp phi công trình nhằm mục đích phục vụ chủ
yếu cho công tác quan trắc, cảnh báo, dự báo, quy hoạch sử dụng đất.
Trong khi đó nhóm giải pháp công trình tập trung vào việc giảm thiểu rủi
ro do lũ quét gây ra, đặc biệt tại các khu vực có ý nghĩa kinh tế - xã hội
quan trọng. Nhóm giải pháp công trình có thể bao gồm: phân dòng lũ,
điều tiết dòng chảy; mở rộng khẩu độ thoát lũ, khơi thông đường thoát lũ,
gia cường công trình vùng cửa suối để chịu được tác động của dòng lũ;
chống trượt lở đất đá theo sườn dốc; kè chống sạt lở dọc lòng suối; lưới
thép ngăn lũ quét; xây dựng đập ngăn bùn đá.
Dựa vào số liệu của Chính phủ Nhật Bản, từ 2010-2020 ở nước này xảy ra
1.200 trận sạt lở đất gây thiệt hại nghiêm trọng. Trong khi đó từ 2000-
2010, con số thống kê là 770 vụ, số liệu này cho thấy các vụ sạt lở đất
ngày càng tăng so với quá khứ.
Nguyên nhân chính được các nhà nghiên cứu của Nhật Bản đưa ra để lý
giải cho hiện tượng trên có thể kể đến là: vì Nhật Bản do độ dốc lớn, 70%
diện tích trên độ cao nên thường xuyên xảy ra sạt lở đất. Kéo theo đó các
công trình công nghiệp mới được xây nên, các con mương con đập, cùng
mức độ đô thị hoá cao cũng làm suy yếu cấu trúc đất đá. Ngoài ra vấn đề
biến đổi khí hậu ngày một tăng và thất thường là một nguyên nhân khách
quan tác động đến sạt lở đất ở nhiều vùng tại Nhật Bản.
Theo ông Yasuhiro Taraka, Chuyên gia JICA, Cố vấn quản lý rủi ro thiên
tai của Nhật Bản, hiện nay Nhật Bản đang sử dụng 3 yếu tố để ứng phó
với lũ quét, sạt lở đất. Cụ thể, đó là
1. Dữ liệu lịch sử ở khu vực
2. Hệ thống cảnh báo sớm ( Mạng lưới quan trắc lượng mưa tại một
khu vực - ứng dụng của nhóm giải pháp phi công trình )
3. Phân tích địa chất, địa hình
- Đối với công tác sử dụng dữ liệu lịch sử và các hệ thống cảnh báo
sớm, các nhà dự báo thời tiết ở Nhật Bản đưa ra quyết định toàn diện
bằng cách thu thập nhiều loại dữ liệu quan sát và đưa ra dự báo số bằng
siêu máy tính hoặc các thiết bị khác, đồng thời tham khảo dữ liệu quan sát
từ vệ tinh thời tiết, radar thời tiết và hệ thống có tên AMeDAS. Dựa trên
dữ liệu này, các nhà dự báo thời tiết đưa ra các báo cáo thời tiết và đưa ra
các cảnh báo hoặc thông tin khác. Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cho biết -
AMeDAS (Hệ thống thu thập dữ liệu khí tượng tự động) - tự động gửi dữ
liệu đo lường về lượng mưa, hướng gió, tốc độ gió, nhiệt độ không khí, độ
ẩm và các chi tiết khác từ khoảng 1.300 trạm trong mỗi 10 phút. Nó phân
tích thông tin về lượng mưa từ các radar và liên kết thông tin này với dữ
liệu nguy hiểm trong quá khứ để tạo ra các hình ảnh được mã hóa màu
cho thấy các khu vực có thể gặp nguy hiểm. Mỗi một trạm, hệ thống
AMeDAS này sẽ cảnh báo cho người dân trong phạm vi 10.000 m2.
Ví dụ về hệ thống AMeDAS
Ví dụ về siêu máy tính Fugaku
TOKYO SKYTREE (cao 634 mét; khoảng 2.080 feet), người Việt mình
thường gọi là tháp truyền hình TOKYO, nổi tiếng là tháp truyền hình
đứng tự do cao nhất thế giới. Ngoài ra đây cũng chính là một trạm nghiên
cứu và đo lường các chỉ số khí hậu thời tiết. Với nhiều thiết bị được lắp
ráp để nghiên cứu bầu khí quyển phía trên thành phố, Tháp giúp nghiên
cứu bằng cách tận dụng chiều cao của nó. Theo tiến sĩ Ryohei Misumi từ
Viện nghiên cứu quốc gia Nhật Bản về khoa học trái đất, Ông nói: “Các
đặc điểm của TOKYO SKYTREE cho phép chúng tôi đo kích thước và số
lượng các giọt mây trong các đám mây, cũng như so sánh chính xác với
dữ liệu từ radar đám mây. Hiện tại, chúng tôi biết rằng chúng tôi có thể
phát hiện mưa 17 phút trước khi trời đổ xuống và chúng tôi mong muốn
có thể phát hiện mưa lớn bất ngờ và các sự kiện khác ở giai đoạn đầu.
Chúng tôi hy vọng rằng những người làm việc ngoài trời nói riêng có thể
sử dụng thời gian này để lên kế hoạch sao cho phù hợp nhất với công việc của mình” Tháp truyền hình Tokyo
- Đối với việc phân tích địa chất, địa hình, ở Nhật Bản có tương đối
nhiều giải pháp. Trong đó có một giải pháp công trình phòng chống thiệt
hại do lũ quét, sạt lở phổ biến và mang lại hiệu quả cao là các đập Sabo
( Sabo Dam ). Thực tế thì giải pháp này đã được áp dụng rộng rãi tại
nhiều quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Đài Loan, Áo..., và đã đóng
vai trò quan trọng trong quản lý, phát triển lưu vực sông nhưng riêng ở
Nhật Bản, theo thống kê đã có trên 2000 công trình đập được xây dựng. Nguyên lý làm việc
Quá trình vận động của dòng lũ quét được chia thành 2 giai đoạn chính
tương ứng với độ dốc của bề mặt nước chảy. Trong đó giai đoạn sinh lũ
thường bắt nguồn ở những sườn dốc có độ dốc lớn (từ 15 độ trở lên, phổ
biến trên 20 độ - địa hình Nhật Bản chủ yếu là đồi núi dốc nên hầu hết
khu vực đều có độ dốc lớn hơn hoặc tương đương con số này ). Dòng
chảy gia tăng động năng ở giai đoạn tiếp theo trước khi lắng lại ở khu vực
thuận lợi nơi có độ dốc nhỏ hơn 10 độ. Qua phân tích trên có thể thấy
rằng,nếu không có những yêu cầu bảo vệ đặc biệt, để tạo điều kiện thuận
lợi cho đập làm việc, các đập ngăn bùn đá nên được bố trí trong khu vực
lắng (độ dốc nhỏ hơn 10 độ ), nơi động năng dòng lũ có xu hướng giảm dần.
Minh hoạ vận động của dòng lũ
Dựa vào quá trình vận động nêu trên, nguyên lý chung của đập ngăn bùn
đá là làm tiêu hao nănglượng của dòng lũ, từ đó giảm tác động của dòng
lũ tới khu vực hạ lưu và khu vực dân cư sinh sống.
Minh hoạ làm việc của đập Sabo
Một số đập Sabo thực tế
https://video.vnexpress.net/embed/v_227983 ( video minh hoạ tác dụng
của đập Sabo – sau làm powerpoint hoặc canva có thể bỏ vào. Nếu link
hỏng có thể search tìm kiếm video trên google về đập Sabo )
Kết hợp tất cả yếu tố trên để đưa ra cảnh báo, và có phương án di dời dân
ngay lập tức dựa trên bản đồ phân vùng. Cụ thể các khu vực được chia
thành 5 vùng dựa theo 5 màu tương ứng với độ cảnh báo nguy cơ các
vùng mưa nhiều, có nguy cơ sạt lở cao. Dựa trên đó, với những vùng an
toàn, địa phương có thể cho người dân sống tại đó. Tại vùng nguy cơ cao,
chính quyền địa phương sẽ có thông báo và kế hoạch di dời người dân khi
có khả năng xảy ra sạt lở. Mỗi hộ gia đình cần biết rõ họ nằm ở vùng nào để kịp thời ứng phó.
Ví dụ về bản đồ phân vùng cảnh báo nguy hiểm