-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập vay tài sản - Luật Dân sự | Trường Đại Học Công Đoàn
Công thức 1: Lãi trong hợp đồng ( lãi trên nợ gốc) = Nợ gốc x Thời hạn vay x Lãi suất vay = X Nợ gốc: số tiền các bên cho nhau vay Thời hạn vay Lãi suất vay: Do các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá 20%/năm ( phần vượt quá không tính, k1 điều 468 BLDS 2015). Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Luật dân sự(ĐHCĐ) 11 tài liệu
Đại học Công Đoàn 205 tài liệu
Bài tập vay tài sản - Luật Dân sự | Trường Đại Học Công Đoàn
Công thức 1: Lãi trong hợp đồng ( lãi trên nợ gốc) = Nợ gốc x Thời hạn vay x Lãi suất vay = X Nợ gốc: số tiền các bên cho nhau vay Thời hạn vay Lãi suất vay: Do các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá 20%/năm ( phần vượt quá không tính, k1 điều 468 BLDS 2015). Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Luật dân sự(ĐHCĐ) 11 tài liệu
Trường: Đại học Công Đoàn 205 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD|47205411 lOMoARcPSD|47205411
BÀI TẬP VAY TÀI SẢN I. Lý thuyết:
Công thức 1: Lãi trong hợp đồng ( lãi trên nợ gốc)
= Nợ gốc x Thời hạn vay x Lãi suất vay = X
Nợ gốc: số tiền các bên cho nhau vay Thời hạn vay
Lãi suất vay: Do các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá 20%/năm ( phần vượt
quá không tính, k1 điều 468 BLDS 2015)
- Lưu ý: Các bên có thể thỏa thuận lãi theo ngày hoặc theo tháng, nhưng phải quy đổi theo
năm. Sau đó phải đối chiếu có vượt quá giới hạn không.
Công thức 2: Lãi quá hạn của nợ gốc
= Nợ gốc chưa trả x Thời hạn quá hạn x Lãi suất nợ quá hạn
Nợ gốc chưa trả: Có thể nợ gốc đã trả một phần, số quá hạn chưa trả sẽ được nhân vào công thức 2.
Thời hạn quá hạn: quy đổi ra đơn vị năm (3 tháng = 0.25 năm,…)
Lãi suất nợ quá hạn = 150% x lãi suất vay ( tối đa = 150% x 20% = 30% theo điểm b
khoản 5 Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015).
Công thức 3: Lãi quá hạn của khoản lãi trên nợ gốc.
= Số lãi trên nợ gốc chưa trả x Thời gian quá hạn x 10%
Số lãi trên nợ gốc chưa trả = X – số tiền lãi trên nợ gốc đã trả
Thời gian quá hạn: quy đổi ra đơn vị năm. II. Bài tập:
1. A cho B vay 500 triệu đồng, lãi suất thỏa thuận 1,5%/ tháng trong thời hạn 1 năm ( trả cả
gốc và lãi khi hết thời hạn vay). Đến hạn trả nợ, B mới trả cho A số tiền gốc là 400 triệu
đồng. Số tiền còn lại, 6 tháng sau B mới trả được cho A. Đến thời điểm B trả đầy đủ nợ,
tính số tiền lãi quá hạn của nợ gốc B phải trả cho A? - Phân tích:
Tiền nợ gốc: 500 triệu đồng Lãi suất: 1,5%/tháng =
18%/năm Thời hạn vay 1 năm
Đến hạn B mới trả số tiền gốc là 400 triệu đồng, số tiền còn lại trả 6 tháng sau.
- Lãi quá hạn của nợ gốc = Nợ gốc chưa trả x Thời hạn quá hạn x Lãi suất nợ quá hạn lOMoARcPSD|47205411
Nợ gốc chưa trả = 500 – 400 = 100 triệu
đồng Thời hạn quá hạn: 6 tháng = 0.5 năm
Lãi suất vay = 1,5%/tháng = 18%/năm
Lãi suất nợ quá hạn = 150% x Lãi suất vay = 150% x 18% = 27%
Lãi quá hạn của nợ gốc = 100.000.000 x 0.5 . 27% = 13.500.000 đồng
2. A cho B vay 500.000.000 VNĐ, lãi suất thỏa thuận 1,5%/ tháng trong thời hạn 1 năm
( trả cả gốc và lãi khi hết thời hạn vay). Đến hạn trả nợ, B mới trả cho A số tiền gốc là
500.000.000 đồng. Số tiền lãi bị quá hạn 6 tháng. Tính số tiền lãi quá hạn của khoản lãi trên
nợ gốc B phải trả cho A? - Phân tích:
Số tiền vay: 500.000.000 đồng
Lãi suất 1,5%/tháng = 18%/năm ( phù hợp với quy định tại k1 điều 468 blds
2015) Thời hạn vay 1 năm, thời gian quá hạn tiền lãi 6 tháng = 0.5 năm.
Đến hạn B mới trả tiền nợ gốc là 500 triệu đồng, chưa trả tiền lãi.
- Lãi quá hạn của khoản lãi trên nợ gốc = Số lãi trên nợ gốc chưa trả x Thời gian quá hạn x 10%
Số lãi trên nợ gốc chưa trả = X – số tiền lãi trên nợ gốc đã trả ( X là số tiền lãi trên khoản nợ gốc)
Lãi trên nợ gốc = Nợ gốc x Thời hạn vay x Lãi suất vay = 500.000.000 x 1 x 18% = 90.000.000 đồng
B mới chỉ chả tiền gốc đã vay, chưa trả lãi => Số lãi trên nợ gốc chưa trả = 90 triệu đ
=> Lãi quá hạn của khoản lãi trên nợ gốc = 90.000.000 x 0.5 x 10% = 4.500.000 đồng.
3. A cho B vay 100 triệu, lãi suất thỏa thuận 20%/năm. Thời hạn vay được xác định là 01
năm. Khi hết thời hạn vay, B không trả được bất cứ khoản nào. 06 tháng sau A khởi kiện
yêu cầu B trả nợ. Xác định số tiền mà B phải trả A tính đến thời điểm khởi kiện theo quy
định của Bộ luật dân sự 2015. - Phân tích:
Số tiền nợ gốc: 100 triệu
Lãi suất 20%/năm ( phù hợp với quy định tại k1 điều 468 Bộ luật Dân sự
2015). Thời hạn vay là 01 năm, đến thời hạn B không trả bất cứ khoản nào
Sau 06 tháng A khởi kiện yêu cầu B trả nợ => thời gian quá hạn là 06 tháng = 0.5 năm. lOMoARcPSD|47205411
- Số tiền B phải trả = Tiền nợ gốc + Tiền lãi trên nợ gốc + tiền lãi quá hạn của nợ gốc + lãi
quá hạn trên khoản lãi của nợ gốc .
Tiền lãi trên nợ gốc = Nợ gốc x Lãi suất x thời hạn vay = 100.000.000 x 20% x 1 = 20.000.000 đồng.
Tiền lãi quá hạn của nợ gốc = Nợ gốc chưa trả x Thời hạn quá hạn x Lãi suất nợ quá
hạn = 100.000.000 x 0.5 x (150% x 20%) = 15.000.000 đồng.
Lãi quá hạn trên khoản lãi của nợ gốc = Số lãi trên nợ gốc chưa trả x Thời gian quá
hạn x 10% = 20.000.000 x 0.5 x 10% = 1.000.000 đồng
=> Tổng số tiền mà B phải trả = 100.000.000 + 20.000.000 + 15.000.000 + 1.000.000 = 136.000.000 đồng.
Kết luận: Số tiền mà B phải trả cho A tính đến thời điểm A khởi kiện là 136 triệu đồng.
Bài 1. A cho B vay 200.000.000 vnđ, thời hạn vay được xác định là 1 năm, lãi suất thỏa
thuận 2000VNĐ/triệu/ngày. Khi hết 1 năm, B không trả được bất cứ khoản nào, xin gia hạn
3 tháng. Hết 3 tháng gia hạn, B trả được 50% gốc và 50% lãi theo thỏa thuận cho toàn bộ
thời hạn. Số còn lại quá hạn 6 tháng. Tính số tiền B còn phải trả A theo quy định của Bộ luật dân sự 2015. - Phân tích:
Tiền nợ gốc: 200.000.000 đồng; thời hạn vay: 1năm; lãi suất thỏa thuận
2.000đ/triệu/ngày = 60.000/triệu/tháng = 6%/ tháng = 72%/năm, vượt quá mức lãi
quy định tại k1 điều 468 BLDS 2015 là 20%
Hết 1 năm, B không trả được khoản tiền nào và xin gia hạn 3 tháng => Tổng thời
hạn vay là 1 năm 3 tháng (hay 1,25 năm)
Hết 3 tháng gia hạn, B trả được 50% gốc và 50% lãi, số còn lại quá hạn 6 tháng (0.5 năm).
- Theo pháp luật, B phải trả:
Nợ gốc: 200.000.000 đồng
Tiền lãi trên nợ gốc = 200.000.000 x 1.25 x 20% = 50.000.000 đồng
- Theo thỏa thuận B đã trả:
Nợ gốc = 200.000.000 x 50% = 100.000.000 đồng
Tiền lãi theo thỏa thuận = (200.000.000 x 1.25 x 72%) x 50% = 90.000.000 đồng.
- Theo quy định tại điều 9 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP: “ số tiền lãi đã trả vượt quá mức
lãi suất, lãi trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ lãi quá hạn quy định được trừ vào số tiền nợ
gốc tại thời điểm trả lãi; số tiền lãi đã trả vượt quá còn lại sau khi đã trừ hết nợ gốc thì
được trả lại cho bên vay”, do vậy số tiền lãi B đã trả vượt quá sẽ được trừ vào nợ gốc. lOMoARcPSD|47205411
- Nợ gốc B đã trả cho A = 100.000.000 + (90.000.000 – 50.000.000) = 140.000.000 đồng.
=> Số tiền B còn phải trả cho A = nợ gốc chưa trả + lãi quá hạn của nợ gốc chưa trả
Lãi quá hạn của nợ gốc chưa trả = Nợ gốc chưa trả x Thời hạn quá hạn x Lãi suất nợ
quá hạn = 60.000.000 x 0.5 x ( 150% x 20%) = 9.000.000 đồng.
=> Tổng số tiền B còn phải trả A theo blds 2015 = 60.000.000 + 9.000.000 = 69.000.000 đồng.
KẾT LUẬN: B còn phải trả cho A số tiền 69 triệu đồng.
Bài 2. A cho B vay 200 triệu đồng, thời hạn vay được xác định là 1 năm, lãi suất thỏa thuận
2,5%/tháng. Khi hết thời hạn vay, B trả được một nửa số nợ gốc. Số còn lại được A gia hạn
3 tháng nhưng B phải chịu lãi suất gấp đôi lãi suất thỏa thuận ban đầu. Hết 3 tháng gia hạn,
B trả được toàn bộ lãi theo thỏa thuận. Số còn lại bị quá hạn 6 tháng. Tính số tiền B còn
phải trả A theo quy định của Bộ luật dân sự 2015. - Phân tích:
Số tiền vay: 200.000.000 đồng, thời hạn vay 1 năm, lãi suất thỏa thuận 2,5%/tháng =
30%/năm => vượt mức quy định tại k1 điều 468 blds 2015 là 20%/năm.
Hết thời hạn vay, B mới trả được 50% tiền gốc và được A gia hạn thêm 3 tháng và
phải trả mức lãi suất gấp đôi = 30% x 2 = 60%/năm.
Hết 3 tháng gia hạn B trả được toàn bộ lãi theo thỏa thuận, số tiền còn lại B quá hạn 6 tháng ( 0.5 năm).
- Theo Bộ luật dân sự 2015, sau 1 năm B phải trả:
Nợ gốc phải trả: 200 triệu đồng
Lãi theo nợ gốc = 200.000.000 x 1 x 20% = 40.000.000 đồng
- Theo Bộ luật dân sự 2015, sau 3 tháng gia hạn :
Nợ gốc đã trả = 100 triệu đồng
Lãi trong 3 tháng gia hạn = 100.000.000 x 0.25 x 20% = 5.000.000 đồng
=> Tổng lãi phải trả theo luật = 40.000.000 + 5.000.000 = 45.000.000 đồng
- Theo thỏa thuận giữa A với B, B phải trả:
Nợ gốc: 200 triệu đồng
Lãi trên nợ gốc phải trả 1 năm = 200.000.000 x 1 x 30% = 60.000.000 đồng
Lãi trên nợ gốc phải trả trong 3 tháng gia hạn = 100.000.000 x 0.25 x 60% = 15.000.000 đồng
=> Tổng số tiền lãi B đã trả = 60.000.000 + 15.000.000 = 75.000.000 đồng lOMoARcPSD|47205411
- Theo điều 9 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP: “ số tiền lãi đã trả vượt quá mức lãi suất, lãi
trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ lãi quá hạn quy định được trừ vào số tiền nợ gốc tại thời
điểm trả lãi; số tiền lãi đã trả vượt quá còn lại sau khi đã trừ hết nợ gốc thì được trả lại cho
bên vay”, nên số tiền lãi vượt quá sẽ được trừ vào nợ gốc.
=> Số nợ gốc đã trả = 100.000.000 + (75.000.000 – 45.000.000) = 130.000.000
đồng => Số nợ gốc B còn phải trả = 200.000.000 – 130.000.000 = 70.000.000 đồng
- Số tiền lãi quá hạn trên nợ gốc chưa trả = Nợ gốc chưa trả x Thời gian quá hạn x Lãi suất
quá hạn = 70.000.000 x 0.5 x 150% x 20% = 10.500.000 đồng
KẾT LUẬN: Tổng số tiền B còn phải trả cho A = 70.000.000 + 10.500.000 = 80.500.000 đồng.
Bài 3. A cho B vay 200 triệu đồng, thời hạn vay được xác định là 1 năm, lãi suất thỏa thuận
là 3000VNĐ/triệu/ngày. Khi hết thời hạn, B không trả được bất cứ khoản nào nên đã xin gia
hạn thêm 3 tháng và được A đồng ý. Hết thời hạn gia hạn, B trả được 50% số lãi theo thỏa
thuận. Số còn lại bị quá hạn 6 tháng. Tính số tiền B còn phải trả A theo quy định của BLDS năm 2015. - Phân tích:
Nợ gốc = 200 triệu đồng, lãi suất 3.000đ/triệu/ngày = 90.000đ/triệu/ tháng = 9%/tháng = 108%/năm
Thời hạn vay 1 năm, thời gian gia hạn 3 tháng => Tổng thời hạn vay 1 năm 3 tháng = 1.25 năm
- Theo thỏa thuận: Số tiền lãi B đã trả cho A = (200.000.000 x 1.25 x 108%) x 50% = 135.000.000 đồng
- Theo Bộ luật Dân sự 2015, B phải trả
Nợ gốc phải trả = 200.000.000 đồng
Số tiền lãi B cần trả theo luật = 200.000.000 x 1.25 x 20% = 50.000.000 đồng.
- Theo quy định tại điều 9 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP: “ số tiền lãi đã trả vượt quá mức
lãi suất, lãi trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ lãi quá hạn quy định được trừ vào số tiền nợ
gốc tại thời điểm trả lãi; số tiền lãi đã trả vượt quá còn lại sau khi đã trừ hết nợ gốc thì
được trả lại cho bên vay”, nên số tiền lãi vượt quá sẽ được trừ vào nợ gốc tại thời điểm trả lãi.
=> Nợ gốc B đã trả = 135.000.000 – 50.000.000 = 85.000.000 đồng.
=> Nợ gốc B còn phải trả = 200.000.000 – 85.000.000 = 115.000.000 đồng
- Lãi quá hạn của nợ gốc = 115.000.000 x 0.5 x 150% x 20% = 17.250.000.000 đồng. lOMoARcPSD|47205411
=> Số tiền B còn phải trả A = 115.000.000 + 17.250.000 = 132.250.000 đồng
Bài 4. A cho B vay 200 triệu đồng, thời hạn vay được xác định là 1 năm, lãi suất thỏa thuận
3%/ tháng. Khi hết thời hạn vay, B trả được một nửa số nợ gốc. Số còn lại được A gia han 3
tháng. Hết 3 tháng gia hạn, B trả được toàn bộ số lãi theo thỏa thuận cho toàn bộ thời hạn.
Số còn lại bị quá hạn 6 tháng. Tính số tiền B còn phải trả A theo quy định của Bộ luật dân sự 2015. - Phân tích:
Số tiền nợ gốc là 200 triệu đồng, lãi suất là 3%/tháng = 36%/ năm => Vượt quá mức
quy định của pháp luật là tối đa 20%/ năm (k1 điều 468 Bộ luật dân sự 2015)
Thời hạn vay được xác định là 1 năm , sau đó A gia hạn cho B thêm 3 tháng
Đến thời hạn 1 năm, B trả được 1 nửa số nợ gốc; hết 3 tháng tháng gia hạn, B trả
được toàn bộ lãi trên nợ gốc theo thỏa
Số tiền còn lại bị quá hạn 6 tháng.
- Theo Bộ luật dân sự 2015, B phải trả:
Nợ gốc = 200.000.000 đồng
Lãi trên nợ gốc trong 1 năm = 200.000.000 x 1 x 20% = 40.000.000 đồng
Lãi trên nợ gốc trong 3 tháng gia hạn = 100.000.000 x 0.25 x 20% = 5.000.000 đồng.
=> Tổng lãi phải trả = 40.000.000 + 5.000.000 = 45.000.000 đồng.
- Theo thỏa thuận B phải trả:
Nợ gốc đã trả = 100.000.000 đồng
Lãi trên nợ gốc trong 1 năm = 200.000.000 x 1 x 36% = 72.000.000 đồng
Lãi trên nợ gốc trong 3 tháng gia hạn = 100.000.000 x 0.25 x 36% = 9.000.000 đồng.
=> Tổng lãi đã trả = 72.000.000 + 9.000.000 = 81.000.000 đồng
- Theo quy định tại điều 9 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP: “ số tiền lãi đã trả vượt quá mức
lãi suất, lãi trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ lãi quá hạn quy định được trừ vào số tiền nợ
gốc tại thời điểm trả lãi; số tiền lãi đã trả vượt quá còn lại sau khi đã trừ hết nợ gốc thì
được trả lại cho bên vay”, do đó khi B đã trả số tiền lãi đã vượt quá số tiền lãi của khoản
vay theo quy định của pháp luật; phần vượt quá sẽ được trừ vào tiền nợ gốc.
=> Số tiền nợ gốc B đã trả = 100.000.000 + (81.000.000 – 45.000.000) = 136.000.000
đồng => Số tiền nợ gốc B còn phải trả = 200.000.000 – 136.000.000 = 64.000.000 đồng -
Lãi quá hạn của nợ gốc = 64.000.000 x 0.5 x ( 150% x 20%) = 9.600.000 đồng lOMoARcPSD|47205411
=>KẾT LUẬN: Số tiền B còn phải trả cho A = 64.000.000 + 9.600.000 = 73.500.000 đồng
Bài 5. A cho B vay 200 triệu đồng, lãi suất thỏa thuận 1%/ tháng trong thời hạn là 1 năm.
Đến hết hạn trả nợ, B chỉ trả được cho A 1/3 số tiền gốc. Số tiền gốc còn lại và số tiền lãi
quá hạn 06 tháng. Tính số tiền B còn phải trả A theo quy định của Bộ luật dân sự 2015. - Phân tích:
Số tiền nợ gốc: 200 triệu đồng, lãi suất thỏa thuận 1%/tháng = 12%/năm ( phù hợp
với quy định về mức lãi suất tại k1 điều 468 blds 2015).
Thời hạn vay 1 năm, đến hạn B mới chỉ trả được cho A 1/3 số tiền
gốc Số tiền gốc còn lại và số tiền lãi quá hạn 06 tháng = 0.5 năm
- Số tiền B còn phải trả A theo quy định của blds 2015 = số tiền nợ gốc chưa trả + tiền lãi
trên nợ gốc + tiền lãi trên nợ gốc chưa trả + tiền lãi trên khoản lãi của nợ gốc.
Nợ gốc chưa trả = 200.000.000 x 2/3 = 133.334.000 đồng.
Tiền lãi trên nợ gốc = Nợ gốc x thời hạn vay x Lãi suất vay = 200.000.000 x 1 x 12% = 24.000.000 đồng
Tiền lãi quá hạn của nợ gốc chưa trả = Nợ gốc chưa trả x Thời hạn quá hạn x Lãi
suất nợ quá hạn = 133.334.000 x 0.5 x ( 150% x 12%) = 12.000.060 đồng
Tiền lãi trên khoản lãi của nợ gốc = Số lãi trên nợ gốc chưa trả x Thời gian quá hạn x
10% = 24.000.000 x 0.5 x 10% = 1.200.000 đồng
=> Tổng số tiền B còn phải trả = 133.334.000 +24.000.000 + 12.000.060 + 1.200.000 = 170.534.060 đồng.
Bài 6. A cho B vay 500.000.000 VNĐ, thời hạn vay được xác định là 1 năm, lãi suất thỏa
thuận là 3%/tháng. Khi hết thời hạn vay, B trả được một số nửa nợ gốc. Số còn lại được A
gia hạn 3 tháng nhưng B phải chịu lãi suất gấp đôi lãi suất thỏa thuận ban đầu. Hết 3 tháng
gia hạ, B trả được toàn bộ số lãi theo thỏa thuận cho toàn bộ thời hạn, Số còn lại bị quá hạn
6 tháng. Tính số tiền B còn phải trả cho A theo Bộ luật dân sự 2015 - Phân tích:
Nợ gốc 500 triệu đồng, lãi suất 3%/tháng = 36%/năm, thời hạn vay 1 năm.
Đến thời hạn trả tiền, B trả được 1 nửa số nợ gốc, sau đó được A gia hạn thêm 3
tháng ( 0.25 năm) với lãi suất gấp đôi theo thỏa thuận ban đầu = 36% x 2 = 72% lOMoARcPSD|47205411
Hết 3 tháng gia hạn, B trả được toàn bộ lãi theo thỏa thuận, số còn lại bị quá hạn 6 tháng.
- Theo Bộ luật Dân sự 2015, B phải trả:
Nợ gốc = 500.000.000 đồng
Lãi trên nợ gốc trong 1 năm = 500.000.000 x 1 x 20% = 100.000.000 đồng
Lãi trên nợ gốc trong 3 tháng gia hạn = 250.000.000 x 0.25 x 20% = 12.500.000 đồng.
=> Tổng tiền lãi B phải trả theo luật = 100.000.000 + 12.500.000 = 112.500.000 đồng
- Theo thỏa thuận B phải trả:
Nợ gốc đã trả = 500.000.000 x 50% = 250.000.000 đồng.
Lãi trên nợ gốc trong 1 năm = 500.000.000 x 1 x 36% = 180.000.000 đồng
Lãi trên nợ gốc trong 3 tháng gia hạn = 250.000.000 x 0.25 x 72% = 45.000.000 đồng
=> Tổng tiền lãi B đã trả: 180.000.000 + 45.000.000 = 225.000.000 đồng.
- Theo quy định tại điều 9 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP: “ số tiền lãi đã trả vượt quá mức
lãi suất, lãi trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ lãi quá hạn quy định được trừ vào số tiền nợ
gốc tại thời điểm trả lãi; số tiền lãi đã trả vượt quá còn lại sau khi đã trừ hết nợ gốc thì
được trả lại cho bên vay”, số tiền B đã trả vượt quá sẽ được trừ vào nợ gốc tại thời điểm trả tiền lãi.
=> Nợ gốc B đã trả = 250.000.000 + ( 225.000.000 – 112.500.000) = 362.500.000 đồng.
=> Nợ gốc B còn phải trả = 500.000.000 – 362.500.000 = 137.500.000 đồng
- Lãi trên nợ gốc quá hạn = 137.500.000 x 0.5 x 150% x 20% = 20.625.000 đồng
=> KẾT LUẬN: Tổng số tiền B còn phải trả A theo Bộ luật dân sự 2015 = 137.500.000 +
20.625.000 = 158.125.000 đồng