Bài tập về giai đoạn 1945 - 1954 - lịch sử Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống pháp lần 2
Khó khăn: Sau cách mạng tháng 8, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà vừa ra đời đã đứng trước muôn vàn khó khăn, thử thách. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lịch sử Đảng (KHTN)
Trường: Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Chương 3. VIỆT NAM 1945-1954
Câu 133. Nêu tình hình nước ta sau Cách mạng tháng 8
* Khó khăn: Sau cách mạng tháng 8, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà vừa ra
đời đã đứng trước muôn vàn khó khăn, thử thách.
- Thù trong, giặc ngoài chồng chất:
+ Gần 20 vạn quân Tưởng kéo vào miền Bắc vĩ tuyến 16, đi theo là bọn phản
động lưu vong trong các tổ chức Việt Quốc, ViệtCách.
+ Ở phía Nam vĩ tuyến 16, quân Anh kéo vào, dọn đường cho thực dân Pháp
trở lại nước ta. Ngoài ra trên lãnh thổ nước ta còn 6 vạn quân Nhật.
+ Các thế lực phản động trong nước nhân cơ hội đã ngóc đầu dậy. Chưa bao
giờ nước ta đứng trước nhiều kẻ thù một lúc như vậy.
- Trong khi đó, chính quyền cách mạng non trẻ. Nguy cơ nạn đói tiếp tục
đedoạ nhân dân ta, ngân sách Nhà nước trống rỗng kiệt quệ. Mù chữ chiếm hơn
90% dân số, tệ nạn xã hội do chế độ cũ để lại là hết sức nặng nề.
Toàn bộ những khó khăn đó đã đặt cách mạng Việt Nam trước tình thế hiểm
nghèo “ngàn cân treo sợi tóc”. * Thuận lợi: -
Chúng ta cũng có những thuận lợi rất cơ bản đó là có độc lập, Đảng ta
đãnắm chính quyền toàn quốc. Nhân dân ta có tinh thần yêu nước, trở thành người
chủ nước nhà, bước đầu được hưởng thành quả cách mạng càng quyết tâm để bảo vệ
chế độ đó. Chúng ta có sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ dày dặn kinh nghiệm. -
Trên thế giới, chủ nghĩa xã hội được mở rộng ra nhiều nước, phong
tràogiải phóng dân tộc, phong trào hoà bình dân chủ phát triển mạnh mẽ đã cổ vũ và
tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng Việt Nam.
Câu 134. Nêu những thành tựu và ý nghĩa trong việc bước đầu xây dựng
và củng cố chính quyền cách mạng
Sau Cách mạng tháng 8, cách mạng nước ta bước vào thời kì xây dựng và củng
cố chính quyền cách mạng, giải quyết những khó khăn trước mắt. * Chính trị: -
Chỉ một tuần sau ngày thành lập nước, chính phủ lâm thời công bố
lệnhtổng tuyển cử. Ngày 6/1/1946 cuộc tổng tuyển cử đầu tiên trong lịch sử nước ta
đã được tiến hành với sựtham gia của hơn 90% cử tri, bầu ra 333 đại biểu vào Quốc
hội thay mặt cho các tầng lớp nhân dân trong cả nước. Sau đó, các địa phương tiến
hành bầu Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp. -
2/3/1946 Quốc hội họp thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến do
HồChủ tịch đứng đầu và Ban soạn thảo Hiến pháp. Hiến pháp đầu tiên của nước Việt
Nam dân chủ cộng hoà được Quốc hội thông qua tháng 11/1946. * Quân sự:
- Lực lượng vũ trang được đẩy mạnh xây dựng. Việt Nam giải phóng quân đổi
thành Vệ Quốc Đoàn (9/1946), đến 22/5/1946 đổi thành Quân đội quốc gia Việt Nam.
Bên cạnh lực lượng chính quy, các đội tự vệ vũ trang, dân quân du kích được thành
lập lên tới hàng chục vạn người ở hầu hết các cơ quan, xí nghiệp, đường phố, thôn xã. * Về kinh tế:
Nhiệm vụ hàng đầu là phải giải quyết nạn đói. Biện pháp cấp bách là kêu gọi
“Nhường cơm sẻ áo”, phát động phong trào “Hũ gạo cứu đói” và “Ngày đồng tâm”.
Biện pháp cơ bản, lâu dài là đẩy mạnh sản xuất thực hành tiết kiệm. Đê điều được
khôi phục, sửa chữa, nhân dân bảo đảm cày cấy hết đất canh tác, Chính phủ tiến hành
giảm tô 25%, giảm thuế 20%. Nhờ đó, nạn đói bước đầu đã được khắc phục.
Ngân sách, tài chính, Chính phủ chủ trương dựa vào sự ủng hộ của nhân dân,
phát động phong trào “Quỹ độc lập” và “Tuần lễ vàng”. Chỉ trong một thời gian ngắn,
nhân dân đã đóng góp được 370kg vàng, 20 triệu đồng vào “Quỹ độc lập”, 40 triệu
đồng vào “Quỹ đảm phụ quốc phòng”.
Ngày 23/11/1946, Quốc Hội quyết định cho lưu hành đồng tiền Việt Nam. * Về văn hoá - xã hội:
- Nhiệm vụ hàng đầu phải xoá mù chữ cho người lớn tuổi.
+ 8/9/1945, Hồ Chủ tịch đã kí sắc lện thành lập “Nha bình dân học vụ”. Chỉ
sau một năm, cả nước đã có 76.000 lớp học bổ túc văn hoá và 2,5 triệu người biết đọc, biết viết.
+ Cùng với phong trào “Bình dân học vụ”, giáo dục phổ thông và đại học cũng
được triển khai theo tinh thần dân tộc dân chủ.
- Các tệ nạn xã hội từng bước được xoá bỏ.
Những thành tựu bước đầu xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng có ý nghĩa rất to lớn:
+ Thể hiện tính ưu việt của chế độ mới, thực sự là của dân, do dân và vì dân.
+ Tăng cường sức mạnh về mọi mặt, đủ sức để đối phó với thù trong giặc ngoài.
+ Tạo điều kiện để nhân dân ta bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc sau này.
Câu 135. Nêu cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ.
Ngay sau chiến tranh, Chính phủ Pháp đã thành lập đạo quân viễn chinh do
Lơcléc chỉ huy lên đường sang Sài Gòn và cử Đacgiăngliơ sang làm cao uỷ Pháp ở Đông Dương.
Ngày 2/9/1945, trong khi nhân dân Sài Gòn đang chào đón ngày độc lập thì
quân Pháp đã bắn vào cuộc mít tinh làm nhiều người chết và bị thương.
Ngày 6/9/1945, quân Anh đến Sài Gòn, kéo theo một đại đội Pháp. Vừa đến
Sài Gòn, chúng đòi ta phải thả các tù binh Pháp, trang bị vũ khí cho bọn này và bố
trí đóng ở những vị trí quan trọng trong thành phố.
Đặc biệt nghiêm trọng là vào đêm 22 rạng 23/9/1945, quân Pháp được Anh
giúp sức đã đánh úp trụ sở UBND Nam Bộ và tự vệ thành phố Sài Gòn, chính thức
xâm lược nước ta lần thứ hai.
Quân dân Sài Gòn - Chợ Lớn và các tỉnh Nam bộ đã đứng lên kháng chiến.
Nhân dân tiến hành bãi công, bãi thị, bãi khoá, bất hợp tác với quân Pháp, cắt điện,
nước, triệt phá nguồn tiếp tế cho quân Pháp.
Lực lượng vũ trang đột nhập sân bay Tân Sơn Nhất, tấn công tàu chiến trên sông Sài Gòn.
Thực hiện lời kêu gọi của Đảng, chính phủ và Hồ Chủ tịch, nhân dân cả nước
đã hướng về Nam bộ, ủng hộ về vật chất và tinh thần. Mỗi tỉnh thành đều thành lập
các đơn vị “Nam tiến” với trang bị tốt nhất lúc bấy giờ lên đường vào Nam đánh giặc.
Đến ngày 5/10/1945, đạo quân của Lơcléc đến Sài Gòn. Có thêm lực lượng,
quân Pháp mở rộng đánh chiếm các tỉnh Nam bộ và Nam trung bộ.
Cuộc kháng chiến của nhân dân Sài Gòn và Nam bộ nói chung đã mở đầu cho
cuộc kháng chiến chống Pháp lần thứ hai và cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc 30
năm, nêu cao tinh thần yêu nước của nhân dân ta, quyết tâm bảo vệ độc lập tự do,
ngăn chặn quân Pháp nhanh chóng mở rộng chiến tranh ra cả nước, tạo điều kiện để
miền Bắc và các tỉnh thành khác củng cố chính quyền, xây dựng lực lượng đối phó
với quân Tưởng và tay sai, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến mở rộng ra cả nước.
Câu 136. Vì sao Đảng ta nhân nhượng với Tưởng và tay sai? Nội dung, ý nghĩa sách lược đó.
Để tránh đối phó với nhiều kẻ thù một lúc, hơn nữa quan Tưởng vào nước ta
dươi danh nghĩa Đồng minh, Đảng ta chủ trương nhân nhượng với Tưởng và tay sai
có nguyên tắc. Tại kì họp thứ nhất Quốc hội khoá I ngày 02/3/1946 ta đã để cho bọn
tay sai của Tưởng 70 ghế trong Quốc hội và 4 ghế trong Chính phủ không qua bầu
cử. Đảng ta rút vào hoạt động bí mật dưới danh nghĩa tự giải tán.
Về kinh tế, ta nhận chu cấp một phần lương thực, thực phẩm, sử dụng đồng
tiền Quan kim và Quốc tệ đã mất giá của chúng.
Để hạn chế sự khiêu khích của chúng và tránh hiểu lầm quốc tế và trong nước
có hại cho tiền đồ cách mạng, đồng thời đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, Đảng Cộng
sản Đông Dương rút vào hoạt động bí mật tháng 11/1945 dưới danh nghĩa tự giải tán.
Đối với những hoạt động chống phá cuả bọn phản động, có đủ bằng chứng ta
cương quyết trừng trị, vạch mặt.
Nhờ đó mà ta đã hạn chế đến mức tối đa sự chống phá của quân Tưởng và tay
sai, làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng và nền độc lập của nhân dân
ta, có điều kiện để tập trung cho cuộc kháng chiến chống Pháp ở trong Nam.
Câu 137. Vì sao ta chuyển sang hoà hoãn với Pháp? Nội dung, ý nghĩa của
Hiệp định sơ bộ và Tạm ước với Pháp.
Sau khi chiếm được các tỉnh Nam bộ và Nam Trung bộ, Pháp âm mưu đánh ra
Bắc nhằm thôn tính cả nước ta. Được sự dàn xếp của Mỹ, ngày 28/2/1946, Pháp và
Tưởng kí Hiệp ước Hoa - Pháp để cho quân Pháp ra miền Bắc thay thế quân Tưởng,
đổi lại, Pháp phải trả lại cho Tưởng các tô giới ở Vân Nam Trung Quốc và được phép
vận chuyển hàng hoá qua Bắc kì, không phải đóng thuế.
Hiệp ước Hoa - Pháp đặt cách mạng Việt Nam trước một sự lựa chọn khó khăn
hoặc là đứng lên đánh Pháp khi chúng ra Bắc hoặc là tiến hành hoà hoãn.
Xuất phát từ tương quan lực lượng bất lợi và tránh đối phó với nhiều kẻ thù
một lúc, ngày 3/3/1946 Đảng đã ra chỉ thị “Hoà để tiến”.
Ngày 6/3/1946 Hồ Chủ tịch đã kí với Xanhtơni, đại diện chính phủ Pháp bản
“Hiệp định sơ bộ” gồm các điểm chủ yếu sau đây: -
Pháp công nhận Việt Nam dân chủ cộng hoà là một quốc gia tự do
chínhphủ, nghị viện, quân đội, tài chính riêng nằm trong Liên bang Đông Dương và Liên hiệp Pháp. -
Ta đồng ý để cho Pháp đưa 15.000 quân ra Bắc thay thế quân Tưởng
đóngở vị trí nhất định và phải rút dần trong vòng 5 năm. -
Hai bên ngừng bắn ở Nam bộ và Nam trung bộ để tạo thuận lợi cho
cuộcđàm phán chính thức.
Sau Hiệp định sơ bộ, do đấu tranh của ta, cuộc đàm phán chính thức được tiến
hành tại Pháp (Phôngtennơblô) từ đầu tháng 7/1946 và kéo dài 2 tháng nhưng không
đạt được kết quả do lập trường ngoan cố của thực dân Pháp. Trước nguy cơ chiến
tranh đến gần, Hồ Chủ tịch lúc bấy giờ là thượng khách của nước Pháp đã kí bản
Tạm ước 14/9/1946 tiếp tục nhân nhượng một số quyền lợi về kinh tế - văn hoá để
kéo dài thời gian hoà hoãn.
Việc kí Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946 là chủ trương đúng
đắn, kịp thời của Đảng, Chính phủ và Hô Chủ tịch. Nhờ đó ta đã đuổi được gần 20
vạn quân Tưởng và tay sai ra khỏi nước ta, phá tan sự cấu kết của các thế lực đế quốc
chống phá cách mạng, có thời gian hoà hoãn để xây dựng chính quyền, chuẩn bị lực
lượng nhằm đối phó với một cuộc chiến tranh mở rộng ra cả nước.
Đến 19/12/1946 trước những hành động khiêu khích muốn xâm lược nước ta
một lần nữa của thực dân Pháp, Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch đã phát động toàn quốc kháng chiến.
Câu 138. Tại sao thời kì đầu ta lại nhân nhượng với Tưởng ở miền Bắc và
kháng chiến chống Pháp ở trong Nam mà không làm ngược lại -
Tưởng vào nước ta hợp pháp dưới danh nghĩa quân Đồng minh, chưa côngkhai chống Đảng ta. -
Pháp vào nước ta là bất hợp pháp, kẻ thù chính của nhân dân ta, tấn
công,gây hấn với ta trước.
Câu 139. Sách lược lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ địch và nhân
nhượng có nguyên tắc diễn ra như thế nào từ 2/9/1945-19/12/1946 -
Nêu mâu thuẫn Pháp - Tưởng. Pháp và Tưởng tuy là đế quốc nhưng có
mâuthuẫn về quyền lợi. Để tránh đối phó với nhiều kẻ thù một lúc, ta đã lợi dụng
mâu thuẫn giữa bọn chúng. -
Nhân nhượng Tưởng, đánh Pháp (2/9/1945-6/3/1946) -
Hoà hoãn với Pháp, đuổi Tưởng về nước (6/3/1946 -19/12/1946).
Nnân nhượng trên nguyên tắc là quyền dân tộc cơ bản: Độc lập, chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Với Tưởng ta nhận cung cấp lương thực thực phẩm,
sử dụng tiền Trung Quốc, cho bọn tay sai tham gia chính phủ và Quốc hội. Những
hành động chống phá bi trừng trị.
Đối với Pháp ta đã kí Hiệp định sơ bộ 6/3/1946, Tạm ước 14/9/1946, nhân
nhượng kinh tế, văn hoá.
Trước hành động xâm lược của Pháp, ta buộc phải tiến hành kháng chiến toàn quốc từ ngày 19/12/1946
Câu 140. Thông qua những sự kiện tiêu biểu của cách mạng VN từ ngày
2.9.1945 đến 19.12.1946 hãy chứng minh nguyện vọng hoà bình của Chính phủ và nhân dân ta.
Sau hơn 8 năm bị đế quốc đô hộ, nhân dân ta không có nguyện vọng nào lớn
hơn là được sống trong hoà bình. Nguyện vọng đó được thể hiện trong hơn một năm
sau Cách mạng tháng 8 như sau :
+ Trong Tuyên ngôn Độc lập, Bác Hồ khẳng định mọi người sinh ra đều có
quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm trong
đó có quyền sống, quyền làm người và mưu cầu hạnh phúc.
+ Thông qua những biện pháp xây dựng, củng cố chính quyền, giải quyết
những khó khăn trước mắt.
+ Ta đã tiến hành nhân nhượng với quân Tưởng và tay sai, hoà hoãn với Pháp.
Đến 19/12/1946 trước âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa của thực dân
Pháp buộc chúng ta phải tiến hành cuộc kháng chiến toàn quốc.
Câu 141. Phân tích vai trò của Hồ chủ tịch trong hơn một năm sau Cách mạng tháng 8 -
Xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết những khó khăn trước mắt. -
Vai trò trong đối sách với kẻ thù, nhân nhượng với Tưởng để đánh
Pháptrong thời kì đầu, hoà hoãn với Pháp để đuổi Tưởng ở giai đoạn sau. -
Ra lời kêu gọi "Toàn quốc kháng chiến".
Câu 142. Nêu nguyên nhân cuộc kháng chiến toàn quốc và đường lối
kháng chiến của Đảng
Mặc dù kí Hiệp định sơ bộ và Tạm ước nhưng thực dân Pháp không thành thật
thực hiện mà ra sức khiêu khích, phá hoại. Chúng không chịu ngừng bắn ở Nam bộ
và Nam trung bộ, tìm cách thành lập Nam kì tự trị. Hạ tuần tháng 11/1946, chúng
chiếm đóng ở Hải Phòng, Lạng Sơn. Đầu tháng 12 chúng đổ bộ lên Đà Nẵng, chiếm
đóng Hải Dương và tăng thêm quân ở Hải Phòng.
Tại Hà Nội, liên tiếp từ đầu tháng 12/1946 Pháp ra sức khiêu khích như đốt
cháy nhà thông tin ở phố Tràng Tiền, phá chướng ngại vật của ta ở phố Lò Đúc, bắn
vào dân thường như phố Hàng Bún, Yên Ninh, chiếm đóng trụ sở Bộ Tài chính, Bộ Giao thông công chính.
Đặc biệt nghiêm trọng là trong các ngày 18-19/12/1946 Pháp gửi tối hậu thư
đòi giải tán lực lượng tự vệ và nắm quyền kiểm soát thủ đô. Nếu không được chấp
nhận thì chậm nhất là sáng ngày 20/12 chúng sẽ chuyển sang hành động.
Đến đây, bộ mặt của thực dân Pháp muốn xâm lược nước ta đã rõ ràng. Tình
hình đó đòi hỏi Đảng và Chính phủ phải có những quyết sách kịp thời. 12/12/1946,
Đảng ra chỉ thị "Toàn dân kháng chiến".
Trong hai ngày 18-19/12/1946, Ban thường vụ Trung ương Đảng họp tại làng
Vạn Phúc, Hà Đông quyết định tiến hành cuộc kháng chiến toàn quốc.
Khoảng 20h ngày 19/12/1946 công nhân nhà máy điện Yên Phụ phá máy, cả
Hà Nội mất điện. Đó là tín hiệu của cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu.
Tối 19/12/1946 Hồ Chủ tịch ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, khẳng định
"chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân
nhượng thực dân Pháp càng lấn tới... ".
Đầu năm 1947, tổng bí thư Trường Chinh đã viết nhiều bài giải thích Đường
lối kháng chiến của Đảng, sau đó được in thành tác phẩm "Kháng chiến nhất định thắng lợi".
Chỉ thị của Đảng, lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch và tác phẩm Trường Chinh đã
nêu lên mục đích, tính chất, phương châm của cuộc kháng chiến toàn quốc là "toàn
dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế".
Đây là đường lối đúng đắn, sáng tạo đã đưa cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Câu 143. Thực dân Pháp đã khiêu khích như thế nào buộc ta phải tiến
hành cuộc kháng chiến toàn quốc ?
(Câu 141 :Nêu nguyên nhân k/c toàn quốc).
Câu 144. Nêu kết quả, ý nghĩa cuộc chiến đấu ở Hà Nội và các đô thị miền
Bắc trong 60 ngày đêm.
Đô thị là trung tâm kinh tế - chính trị và là nơi đóng quân của Pháp sau khi
chúng ra Bắc. Vì vậy, cuộc kháng chiến toàn quốc đã mở đầu bằng cuộc chiến đấu ở
Hà Nội và các đô thị.
Tại Hà Nội, từ khoảng 20h ngày 19/12/1946, sau khi công nhân nhà máy điện
Yên Phụ phá máy, pháo ta từ Láng, Xuân Canh bắn vào thành. Tiếng súng của quân
dân Hà Nội đêm 19/12/1946 đã mở đầu cho cuộc kháng chiến toàn quốc.
Nhân dân Hà Nội vừa tham gia chiến đấu vừa phục vụ chiến đấu. Bàn ghế,
giường tủ, các bao cát được vứt ra đường làm vật chắn lối, cây cao cột điện được ngả
xuống, công nhân đẩy xe điện ra các ngã ba, ngã tư.
Các lực lượng vũ trang chính quy, tự vệ thành phố đã giành nhau với địch qua
từng ngôi nhà, góc phố, tiến hành hàng trăm trận đánh lớn nhỏ như Bắc Bộ Phủ, phố
Hàng Đậu, chợ Đồng Xuân, ga Hà Nội, sân bay Bạch Mai… với tinh thần “quyết tử
cho tổ quốc quyết sinh”.
Trong quá trình chiến đấu, Trung đoàn thủ đô được thành lập.
Sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tối 17/2/1947, các chiến sĩ đã phá vòng vây, rút lui an toàn.
Ở các đô thị khác ở miền Bắc và Bắc trung bộ như Bắc Giang, Bắc Ninh, Nam
Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng, cuộc chiến đấu cũng diễn ra tương tự.
Nhìn chung, đến 17/2/1947 cuộc chiến đấu ở các thành phố, thị xã đã kết thúc
và cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn mới. Trong 60 ngày đêm chiến đấu, quân
dân Hà Nội và các thành phố thị xã miền Bắc đã tiến hành hàng nghìn trận đánh lớn
nhỏ, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, vũ khí đạn dược, hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ giam chân địch trong các đô thị, ngăn chặn bước tiến của chúng, tạo điều kiện cho
cả nước bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc.
Câu 145. Vì sao ta phải kháng chiến lâu dài? Đảng ta đã làm gì để kháng chiến lâu dài?
Chủ trương đó trước hết là xuất phát từ tương quan lực lượng. Thực dân Pháp
là một đế quốc hùng mạnh, chủ trương là đánh nhanh thắng nhanh. Về phía ta, lực
lượng mọi mặt còn yếu kém. Do đó, để đối phó với âm mưu "đánh nhanh thắng
nhanh” của thực dân Pháp, ta chủ trương phải đánh lâu dài, vừa kháng chiến vừa kiến
quốc, nhăm từng bước chuyển hoá lực lượng có lợi cho ta.
Phương châm đánh lâu dài còn xuất phát từ tính chiến chính nghĩa của cuộc
kháng chiến là bảo vệ tổ quốc, chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân
Pháp. Do đó, đánh lâu dài sẽ nhận được sự đồng tình ủng hộ trong nước và quốc tế,
trái lại, thực dân Pháp sẽ bị cô lập, lên án ngay cả ở nước Pháp. Đánh lâu dài hạn chế
được chỗ mạnh của địch về vũ khí đạn dược, khoét sâu chỗ yếu của chúng.
Để đánh lâu dài, chúng ta đã tiến hành một số công việc to lớn sau đây:
Trước hết là di chuyển để kháng chiến: Trong khi cuộc chiến đấu đang diễn ra
ở đô thị thì Trung ương Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch đã rút lên Việt Bắc, xây
dựng Việt Bắc thành căn cứ địa của cuộc kháng chiến.
Cán bộ, công nhân viên chức tiến hành di chuyển máy móc, kho tàng lên vùng
an toàn. Riêng ở Bắc bộ, 2/3 số nhà máy, xí nghiệp được tháo dỡ và di chuyển.
Nhân dân tiến hành tản cư, rút về vùng an toàn.
Cùng với di chuyển, công tác phá hoại đường xá, cơ sở vật chất kỹ thuật cũng
được đặt ra với phương châm “vườn không nhà trống” “tiêu thổ kháng chiến”, không
cho địch lợi dụng để chống lại ta.
Nhiệm vụ cơ bản là nhanh chóng ổn định sản xuất, phát triển về chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục:
+ Về chính trị: Các uỷ ban hành chính được đổi thành Uỷ ban kháng chiến
hành chính, vừa thực hiện chức năng hành chính vừa lãnh đạo cuộc kháng chiến. Cả
nước đã có 14 khu hành chính. Khối đoàn kết toàn dân được tăng cường, lập thêm
“Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam” (Liên Việt).
+ Về quân sự: lực lượng vũ trang, nửa vũ trang được đẩy mạnh xây dựng.
Chính phủ ra sắc lệnh mọi công dân từ 18 đến 45 tuổi đều phải tham gia nghĩa vụ quân sự.
+ Về kinh tế: Các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thủ công
nghiệp nhanh chóng được ổn định và phát triển, trước hết là sản xuất lương thực thực
phẩm. Chính phủ có nhiều sắc lệnh để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, giảm tô, giảm
thuế, chia lại ruộng công, ruộng vắng chủ. Nhờ đó sản lượng lương thực đầu năm 1947 đạt 2.189.000 tấn.
+ Văn hoá - Giáo dục - Y tế từng bước được xây dựng bao gồm phong trào
“Bình dân học vụ”, giáo dục phổ thông và đại học.
Nhờ có sự chuẩn bị chu đáo, toàn diện, cuộc kháng chiến đã có bước phát triển
vững chắc và giành được những thắng lợi ngày càng to lớn.
Câu 146. Trong cuộc kháng chiến toàn quốc, thắng lợi nào của ta đã làm
cho Pháp không thực hiện được âm mưu “ đánh nhanh, thắng nhanh”? Nêu
khái quát thắng lợi đó.
Thắng lợi làm thất bại âm mưu “ đánh nhanh, thắng nhanh” là chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947.
Tháng 3/1947, Bôlae được cử làm Cao uỷ Pháp ở Đông Dương thay
Đacgiăngliơ đã đề ra một kế hoạch tiến công Việt Bắc nhằm tiêu diệt chủ lực của ta,
Trung ương Đảng, chính phủ Hồ Chủ tịch, phá căn cứ địa, cô lập biên giới với Trung
Quốc và thúc đẩy thành lập chính phủ bù nhìn, kết thúc chiến tranh.
Từ 7/10/1947, Pháp huy động 12.000 quân và gần như toàn bộ máy bay hiện
có ở Đông Dương, mở cuộc tấn công quy mô lớn lên Việt Bắc. Cánh quân đường
không nhảy dù xuống Bắc Kạn, Chợ Đồn, Chợ Mới. Cánh quân đường bộ xuất phát
từ Lạng Sơn theo đường số 4 tiến lên Cao Bằng rồi vòng về Bắc Kạn theo đường số
3 tạo thành thế gọng kìm ở phía Đông Bắc. 9/10, cánh quân thủy bộ xuất phát từ Hà
Nội, dọc sông Hồng, sông Lô tiến lên tạo thành gọng kìm ở phía Tây. Dự kiến cả hai
cánh quân này sẽ khép lại ở Đài Thị (Đông Bắc Chiêm Hoá).
Do dự đoán đúng tình hình, ngày 15/10/1947, Đảng ta chỉ thị “Phải phá tan
cuộc tấn công mùa Đông của giặc Pháp”. Địch nhảy dù bị quân ta bao vây tấn công
buộc phải rút chạy khỏi Chợ Đồn, chợ Rã, Bạch Thông, Ngân Sơn. Trên đường số 4
quân địch bị ta phục kích, tấn công, tiêu biểu là trận đèo Bông Lau, tiêu diệt hàng
trăm tên. Trên sông Hồng, sông Lô, nhiều tàu chiến, ca nô của địch bị bắn cháy bắn
chìm, tiêu biểu là trận Khe Lau, Đoan Hùng.
Đến 19/12/1947, đại bộ phận quân Pháp đã rút khỏi Việt Bắc, đánh dấu thất
bại có ý nghĩa chiến lược đầu tiên.
Ta tiêu diệt 6000 tên, bắn rơi 16 máy bay, bắn chìm 11 tàu chiến, ca nô của
địch. Cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến được bảo vệ an toàn. Bộ đội chủ lực
trưởng thành nhanh chóng. Căn cứ địa Việt Bắc được giữ vững và củng cố.
Chiếm thắng Việt Bắc Thu đông năm 1947 có ý nghĩa hết sức to lớn, đánh dấu
một bước phát triển mới của cuộc kháng chiến, làm thất bại hoàn toàn âm mưu “đánh
nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp.
Câu 147. Nêu những thắng lợi toàn diện của cuộc kháng chiến từ sau chiến
dịch Việt Bắc - Thu đông 1947 đến chiến dịch Biên giới thu đông 1950
Từ sau chiến dịch Việt Bắc 1947, thực dân Pháp đã gặp nhiều khó khăn về
kinh tế tài chính, buộc phải chuyển sang thực hiện âm mưu “Dùng người Việt đánh
người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” nhằm đánh lâu dài với ta. Thực hiện âm
mưu đó, chúng đã tăng cường bắt lính, xây dựng đội quân tay sai, vơ vét sức người
sức của để phục vụ cho chiến tranh.
Để đối phó với âm mưu đó, Đảng ta đã đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện: * Về chính trị. -
6/1948, Hồ Chủ tịch phát động phong trào thi đua yêu nước trong mọingành, mọi giới. -
Đầu 1949, Đảng ra chỉ thị bầu cử Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân
dâncác cấp nhằm tăng cường sức mạnh của chính quyền. -
6/1949 mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt đã thoả thuận tiến tới hợp
nhấtnhàm tăng cường khối đoàn kết toàn dân. * Về quân sự:
- Đảng ta đẩy mạnh chiến tranh du kích, coi du kích chiến là chính, vận động
chiến là phụ, từng bước chuyển dần lên vận động chiến. * Về kinh tế: -
Các hoạt động sản xuất được đẩy mạnh. Nhà nước, Đảng và Chính phủ
banbố nhiều sắc lệnh như giảm tô 25%, giảm tức, hoãn nợ, xoá nợ, nhằm từng bước
bồi dưỡng sức dân. Nông dân vừa sản xuất vừa bảo vệ mùa màng, chống thiên tai,
địch hoạ. Nhờ đó, sản lượng lương thực ngày càng tăng. Năm 1950 chỉ riêng ở vùng
tự do, từ liên khu IV trở ra đã đạt trên 2,4 triệu tấn. -
Về công nghiệp, trong những năm 1948- 1949, cả nước đã có hơn 130
cơsở sản xuất vũ khí, hàng chục cơ sở quân trang quân dụng. Ta đã sản xuất được
các loại vũ khí tương đối lớn như SKZ, súng cối 60 li, 120 li. Công nghiệp dân dụng
và thủ công nghiệp bảo đảm được các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu.
* Văn hoá - Giáo dục - Y tế: -
1948, Hội nghị văn hoá toàn quốc của Đảng được triệu tập, thảo luận
báocáo của Trường Chinh "Chủ nghĩa Mác và văn hoá Việt Nam", nêu lên phương
châm "dân tộc - khoa học - đại chúng". -
Phong trào "Bình dân học vụ" tiếp tục lớn mạnh. 7/1950 Đảng đã tiến
hànhcải cách giáo dục lần thứ nhất. Các trường Đại học, Cao đẳng được thành lập ngày càng nhiều. -
Công tác phòng, chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ được chú trọng, tiêu
biểu làcuộc vận động 3 sạch : "ăn sạch", "uống sạch", "ở sạch". -
Trên cơ sở sự phát triển toan diện của cuộc kháng chiến và điều kiện
kháchquan thuận lợi, ta đã mở chiến dịch biên giới thu đông 1950.
Câu 148. Từ 1946 đến 1954, thắng lợi nào lần đầu tiên ta giành quyền chủ
động tiến công ? Nêu ngắn gọn thắng lợi đó.
Thắng lợi lần đầu tiên ta giành quyền chủ động là chiến dịch Biên giới thu đông 1950.
Đến năm 1950, cuộc kháng chiến của ta đứng trước những thuận lợi to lớn,
đồng thời lại phải đối phó với những thách thức, nguy cơ mới.
Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc 01/10/1949 đã nối liền CNXH đến tận
biên giới nước ta. Theo đề nghị của Hồ Chủ tịch, 18/1/1950, CHND Trung Hoa đã
thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Tiếp đó 30/1/1950, Liên Xô và lần lượt
các nước Đông Âu đã đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Mặt khác, từ 13/5/1949, Mỹ đã ủng hộ kế hoạch Rơve của Pháp, "dính líu trực
tiếp" vào cuộc chiến tranh Đông Dương. Với kế hoạch Rơve, từ 6/1949, Pháp đã tăng
cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4, đồng thời thiết lập hành lang Đông -
Tây, bao vây, chuẩn bị tiến công lên Việt Bắc lần thứ 2 để kết thúc chiến tranh.
Kế hoạch Rơve đã gây nhiều khó khăn cho ta. Trước tình hình đó, Đảng, Chính
phủ và Hồ Chủ tịch đã họp vào 6/1950 quyết định mở chiến dịch biên giới nhằm tiêu
diệt một bộ phận sinh lực địch, khai thông biên giới Việt - Trung, củng cố căn cứ địa Việt Bắc.
16/9/1950 quân ta tấn công cứ điểm Đông Khê trên đường số 4 và giành thắng
lợi nhanh chóng. Cao Bằng bị cô lập, Thất Khê bị uy hiếp. Thực dân Pháp quyết định
rút khỏi Cao Bằng. Một cuộc hành quân từ Thất Khê đánh lên Đông Khê nhằm đón
cánh quân từ Cao Bằng rút về, đồng thời chúng cho quân đánh lên Thái Nguyên
nhằm thu hút chủ lực ta. Do dự đoán đúng âm mưu thủ đoạn của địch, quân ta đã
kiên nhẫn phục kích, chặn đánh khiến cho hai cánh quân địch từ Thất Khê lên và Cao
Bằng về không gặp được nhau. Cuộc hành quân đánh lên Thái Nguyên cũng bị thất
bại. đến lượt Thất Khê bị uy hiếp, Chúng quyết định bỏ chạy về Na Sầm và Lạng
Sơn. Đến ngày 22/10, đường số 4 được giải phóng từ Cao Bằng đến Đình Lập với
hơn 700km đườn biên giới.
Kết quả sau hơn một tháng ta đã tiêu diệt hơn 8000 tên, giải phóng một vùng
lãnh thổ biên giới rộng lớn với 35 vạn dân, khai thông biên giới Việt - Trung, phá thế
bao vây cô lập Việt Bắc cả trong lẫn ngoài. Hành lang Đông -Tây bị chọc thủng.
Với chiến dịch Biên giới thu đông 1950, ta đã đập tan kế hoạch Rơve,con
đường liên lạc với các nước XHCN đã được khai thông. Bộ đội chủ lực trưởng thành
nhanh chóng, giành được quyên chủ động trên chiến trường chính là Bắc Bộ.
Câu 149. Nêu âm mưu thủ đoạn của Pháp và Mỹ từ sau chiến thắng biên
giới thu - đông 1950 của ta đến hè 1953.
Từ 5/1949 với việc ủng hộ kế hoạch Rowve, Mỹ đã tăng cường can thiệp vào
chiến tranh Đông Dương. Tháng 12/1950, Mỹ đã kí với Pháp “Hiệp định phòng thủ
chung Đông Dương”. Tháng 9/1951, Mỹ đã kí với chính phủ Bảo Đại “Hiệp ước hợp
tác kinh tế Việt - Mỹ”. Từ đó, viện trợ của Mỹ cho Pháp ngày càng tăng, từ chỗ chỉ
mới chiếm 19% ngân sách chiến tranh Đông Dương (1950) lên tới 73% năm 1953.
Được sự giúp đỡ của Mỹ, tháng 12/1950, Pháp đã đề ra kế hoạch Đờ Lát -
Đờtátxinhi gồm các điểm sau: -
Gấp rút xây dựng đội quân cơ động chiến lược mạnh người Âu - Phi,
đồngthời ra sức phát triển nguỵ quân. -
Thành lập phòng tuyến “boong ke”và “vành đai trắng”,bao quanh trung
duvà Đồng bằng bắc bộ. -
Tiến hành chiến tranh tổng lực, bình định vùng tạm chiếm. -
Chống phá hậu phương của ta về mọi mặt, chuẩn bị tấn công ra vùng tự do.
Sự can thiệp của Mỹ và kế hoạch Đờ lát - Đờtátxinhi đã đưa cuộc chiến tranh
xâm lược sang một thời kì mới gay go, ác liệt hơn.
Câu 150. Đảng Cộng Sản Đông Dương được tách ra thành lập ở mỗi nước
Đông Dương một Đảng mác xít ở Đại hội nào? Nêu nội dung, ý nghĩa Đại hội
đó. (Đảng ta chuyển ra hoạt động công khai với tên gọi mới là Đảng Lao động
Việt Nam từ bao giờ ?).
Đảng Cộng Sản Đông Dương tách ra thành lập ở mỗi nước một chính Đảng
riêng tại Đại hội lần thứ hai tháng 2. 1951.
Từ sau chiến thắng biên giới thu - đông 1950, cuộc kháng chiến đã phát triển
sang một giai đoạn mới. Tuy nhiên, sự tăng cường can thiệp của Mỹ và kế hoạch Đờ
Lát đờ Tatxinhi của thực dân Pháp đã đưa cuộc chiến tranh sang một giai đoạn mới
gay go, quyết liệt hơn. Tình hình đó đòi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng.
Đáp ứng yêu cầu đó, Đại hội II của Đảng đã được triệu tập từ 11-19/2/1951 tại
Chiêm Hoá - Tuyên Quang với sự tham dự của 158 đại biểu chính thức và 53 đại
biểu dự khuyết thay mặt cho hơn 76 vạn đảng viên.
Hồ Chủ tịch đọc “Báo cáo Chính trị” điểm lại những chặng đường của cách
mạng Việt Nam từ khi Đảng ra đời và khẳng định đường lối kháng chiến.
Tổng bí thư Trường Chinh đọc báo cáo “Bàn về cách mạng Việt Nam” nêu lên
nhiệm vụ cơ bản chống đế quốc và tay sai giành độc lập, thống nhất hoàn toàn, xoá
bỏ tàn tích phong kiến, nửa phong kiến, thực hiện “người cày có ruộng”, phát triển
chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho CNXH.
Trong điều kiện mới, Đại hội quyết định tách Đảng Cộng sản Đông Dương,
thành lập ở Việt Nam, Lào, Campuchia một chính đảng độc lập. Ở nước ta lấy tên là
Đảng Lao động Việt Nam và chuyển ra hoạt động công khai.
Đại hội đã thông qua Cương lĩnh, Tuyên ngôn, Điều lệ, quyết định xuất bản
báo “Nhân dân” làm cơ quan ngôn luận, bầu BCH TW. Hồ Chí Minh được bầu làm
Chủ tịch Đảng, Trường Chinh được bầu lại làm Tổng bí thư.
Đại hội II đánh dấu một mốc quan trọng trong sự trưởng thành và lãnh đạo của
Đảng. Đây là Đại hội kháng chiến thắng lợi.
Câu 151. Nêu công cuộc xây dựng và vai trò của hậu phương từ sau chiến thắng Biên giới.
Từ sau chiến thắng biên giới thu đông 1950, cuộc kháng chiến đã chuyển sang
một thời kì mới đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa vai trò của hậu phương. * Chính trị:
-3-7/3/1951, Đại hội hợp nhất mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt được tiến
hành, lấy tên là Mặt trận liên hiệp quốc dân Việt Nam, gọi tắt là “Liên Việt” do Tôn
Đức Thắng làm chủ tịch. Hồ Chí Minh được bầu làm chủ tịch danh dự. -
Ngày 11/3/1951 “Mặt trận Liên Việt”, mặt trận “Khơ me Ítxarắc”, mặt
trận“Lào Ítxala” đã tiến hành đại hội liên minh nhằm tăng cường đoàn kết của 3 dân tộc. -
Phong trào thi đua yêu nước phát triển mạnh mẽ, thu hút mọi ngành,
mọigiới tham gia. Ngày 01/5/1952, Đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc lần
thứ nhất được triệu tập, bầu ra 7 anh hùng đầu tiên trong sản xuất và chiến đấu. La
Văn Cầu, Cù Chính Lan, Hoàng Hanh, Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Quốc Trị, Ngô Gia
Khảm, Nguyễn Thị Chiên. * Kinh tế: -
Từ 1952 có cuộc vận động tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm.
Trongnông nghiệp, sản xuất lương thực ngày càng tăng, 1953 chỉ tính riêng ở các
tỉnh thuộc vùng tự do liên khu IV trở ra đã đạt hơn 2,7 triệu tấn và trên 650.000 tấn
hoa màu. Công nghiệp năm 1953 ta đã sản xuất được hơn 3500 tấn vũ khí. -
Đi đôi với sản xuất, các hoạt động về tài chính, ngân hàng, thương
nghiệpcũng được chú trọng. Các chính sách thuế khoá được ban hành. -
Để bồi dưỡng sức dân trước hết là nông dân, từ 1953, Đảng và Chính
phủđã tiến hành triệt để giảm tô, thực hiện cải cách ruộng đất một phần. Từ 4/1953
7/1954 đã tiến hành 5 đợt giảm tô, một đợt cải cách ruộng đất, lấy được 184.000 ha
ruộng đất chia cho nông dân. *
Giáo dục: Đảng, chính phủ tiếp tục triển khai cuộc cải cách giáo dục
vớiphương châm là “phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh, phục vụ sản xuất” gắn
nhà trường với xã hội. Số học sinh phổ thông tăng nhanh, phong trào bình dân học
vụ phát triển mạn mẽ. Nhiều trường Đại học, Cao đẳng được thành lập. *
Văn hoá: Đông đảo văn nghệ sĩ đã đi vào cuộc sống sản xuất và chiến
đấu,thực hiện lời dạy của Hồ Chủ tịch “văn hoá hoá kháng chiến”, “kháng chiến hoá văn hoá”. *
Y tế: Công tác phòng bệnh và chữa bệnh được chú trọng.
Vai trò của hậu phương :
Hậu phương là nhân tố thường xuyên trong chiến tranh, sự lớn mạnh của hậu
phương đã đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời sức người sức của cho tiền tuyến, đưa
cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi.
Câu 152. Nêu những thắng lợi quân sự giữ vững chính quyền chủ động
chiến lược từ sau chiến thắng Biên giới thu đông 1950 đến hè 1953.
Cùng với việc đẩy mạnh xây dựng hậu phương, từ sau chiến thắng biên giới
thu đông 1950, quân ta tiếp tục giữ vững và phát triển quyền chủ động trên chiến
trường chính là Bắc bộ.
-Từ cuối năm 1950 đến giữa năm 1951, quân ta đã mở các chiến dịch Trung
du (Trần Hưng Đạo) tấn công các căn cứ điểm của địch ở Vĩnh Yên, Phúc Yên, chiến
dịch đường số 18 (Hoàng Hoa Thám), tiến công địch ở Phả Lại đi Uông Bí, chiến
dịch Hà - Nam - Ninh (Quang Trung) tiến công các cứ điểm của địch ở Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.
Những chiến dịch đó đã diễn ra ở địa bàn không thuận lợi cho ta, do đó, hiệu
suất chiến đấu không cao. Thực hiện phương châm "đánh chắc thắng", "tránh chỗ
mạnh, đánh chỗ yếu", những chiến dịch tiếp theo được tiến hành ở địa bàn có lợi cho ta. -
Chiến dịch Hoà Bình đông - xuân 1951-1952. Hoà Bình có vị trí
chiến lượcquan trọng. Vào thượng tuần tháng 11/1951 Pháp cho quân nhảy dù
xuống Chợ Bến, Xuân Mai, đòng thời cánh quân thuỷ, bộ theo sông Đà và
đường số 6 tiến lên Hoà Bình nhằm giành thắng lợi quân sự để tăng thêm viện
trợ của Mỹ. Đảng ta nhận định đây là thời cơ thuận lợi để tiêu diệt địch nên
quyết định mở chiến dịch Hoà Bình. Trải qua hơn 3 tháng chiến đấu, chiến
dịch Hoà Bình đã kết thúc thắng lợi, giải phóng hoàn toàn khu vực Hoà Bình
- Sông Đà rộng 2000km2 với 15 vạn dân. Các căn cứ du kích được mở rộng từ
Bắc Giang đến Bắc Ninh qua Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định... -
Chiến dịch Tây Bắc - Thu Đông 1952
Tây Bắc là một địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng. Vì vậy, quân ta đã mở
chiến dịch Tây Bắc từ tháng 10 đến 12/1952, giải phóng 28.000km2 với 25 vạn dân
gồm toàn tỉnh Nghĩa Lộ, phần lớn tỉnh Sơn La, một phần tỉnh Lai Châu và Yên Bái,
làm phá sản âm mưu lập "Xứ Thái tự trị". -
Chiến dịch Thượng Lào Xuân hè 1953
Thượng Lào cũng là một địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng. Phối hợp với
quân và dân Lào, quân ta quyết định mở chiến dịch Thượng Lào. Trải qua hơn một
tháng chiến đấu, từ 8/4-18/5/1953 liên quân Lào - Việt giải phóng hoàn toàn tỉnh Sầm
Nưa, một phần tỉnh Xiêng Khoảng và Phong Xa Lì với hơn 30 vạn dân.
Như vậy, từ sau chiến thắng biên giới thu đông 1950, quân ta vẫn giữ vững và
phát triển quyền chủ động trên chiến trường chính là Bắc bộ.
Câu 153. Nêu nhận xét hướng tiến công của ta từ thu đông 1950 đến xuân hè 1953.
-Chiến dịch Biên giới ta mở ở địa bàn rừng núi tiếp giáp TQ thuận lợi cho ta,
vị trí chiến lược quan trọng.
-Từ cuối năm 1950 đến mùa hè 1951, ta mở ở các tỉnh trung du và đồng bằng
như Vĩnh Yên, phúc Yên, Nam Định không có lợi cho ta mà có lợi cho Pháp về địa
hình, do đó hiệu suất chiến đấu không cao, phần nào bộc lộ tư tưởng tả khuyinh, nóng vội.
Với phương châm “tránh chổ mạnh”, “đánh chổ yếu”, từ thu đông 1951 ta mở
ra ở bịa bàn quan trọng về chiến lược thuộc các tỉnh miền núi Bắc bộ. Đồng bào các
đân tộc yêu nước, trung thành với Đảng, Bác Hồ: Chiến dịch Hoà Bình, Tây Bắc,
Thượng Lào. Kết quả đã giành thắng lợi.
Câu 154. Nêu âm mưu thủ đoạn kế hoạch Na va của Pháp và Mỹ
Đến 1953, cuộc kháng chiến của ta có bước phát triển mạnh mẽ, to lớn. Trong
khi đó thực dân Pháp bị thất bại liên tiếp, bị loại khỏi vòng chiến đấu 39 vạn tên, tiêu
tốn 2000 tỉ Frăng. Vùng chiếm đóng bị thu hẹp. Binh lính chuyển sang thế phòng
ngự. Lợi dụng sự suy yếu của Pháp, Mỹ tăng cường can thiệp, ép Pháp kéo dài và
mở rộng cuộc chiến tranh, tiến dần lên thay thế Pháp. Được Mỹ đồng ý và tăng thêm
viện trợ, từ 7/5/1953, Pháp đã cử tướng Nava làm tổng chỉ huy quân viễn chinh ở
Đông Dương. NaVa đã đề ra kế hoạch nhằm chuyển bại thành thắng sau 18 tháng chia làm 2 bước: -
Bước 1: Từ thu - đông 1953 đến xuân 1954 giữ thế phòng ngự chiến
lượcmiền Bắc, tiến công chiến lược Trung Bộ và Nam Đông Dương. -
Bước 2: Từ Thu đông 1954 chuyển sang tiến công chiến lược miền
Bắc,giành thắng lợi quyết định buộc ta phải đàm phán chấm dứt chiến tranh theo
điều kiện có lợi cho chúng.
Để thực hiện kế hoạch Nava, Pháp đã điều 12 Tiểu đoàn từ Bắc Phi và Châu
Âu về, tập trung 44/84 tiểu đoàn ở đồng bằng Bắc bộ, mở các cuộc hành quân càn
quét, phá hoại bằng thổ phỉ, biệt kích, vùng rừng núi phía Bắc của ta, tấn công Ninh
Bình, Thanh Hoá là vùng tự do của ta.
Kế hoạch Nava là cố gắng cao nhất của Pháp và Mỹ nhằm kết thúc chiến tranh trong danh dự.
Câu 155. Nêu diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc tiến công chiến lược
Đông - Xuân 1953- 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ
Để đối phó với kế hoạch Nava, từ tháng 9/1953 Bộ chính trị đã họp, xác định
nhiệm vụ chiến lược tiêu diệt địch là chính, từ đó đề ra phương hướng chiến lược
trong Đông - Xuân 1953-1954 là “tập trung lực lượng, mở các cuộc tiến công vào
những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu để tiêu diệt địch, giải
phóng đất đai, đồng thời buộc địch phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta
trên những địa bàn xung yếu mà chúng không thể bỏ. Do phải phân tán lực lượng mà
tạo ra cho ta những điều kiện thuận lợi mới để ta tiêu diệt thêm từng bộ phận sinh lực địch”.
Thực hiện chủ trương đó, trong Đông - Xuân 1953-1954 quân ta đã mở một
loạt chiến dịch tiến công trên các chiến trường:
-10/12/1953, ta tiến công địch ở Tây Bắc, giải phóng phần lớn tỉnh Lai Châu,
bao vây Điện Biên Phủ. Pháp phải tăng cường cho Điện Biên Phủ trở thành nơi tập
trung binh lực lớn thứ 2.
-Đầu tháng 12/1953, ta mở chiến dịch trung Lào, giải phóng 40.000km2 và thị
xã Thà Khẹt, uy hiếp Xavanakhét và Xênô buộc Pháp phải điều quân đến ứng cứu,
biến Xênô thành nơi tập trung binh lực thứ 3.
-Đầu năm 1954, liên quân Việt - Lào mở chiến dịch Thượng Lào, giải phóng
khu vực sông Nậm Hu, toàn tỉnh Phong Xa Lì, uy hiếp Mường Sài và Luông pha
bang. Pháp phải điều quân đến ứng cứu, Luông pha Bang và Mường Sài thành nơi
tập trung binh lực thứ 4.
-Tháng 2/1954, ta mở chiến dịch Bắc Tây Nguyên, giải phóng Kon tum, uy
hiếp Plâyku. Pháp phải chấm dứt cuộc hành quân đánh lên Tuy Hoà - Phú Yên, xây
dựng cứ điểm Plâyku để đối phó với ta trở thành nơi tập trung binh lực thứ 5.
Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân năm 1953-1954 đã chuẩn bị về vật
chất và tinh thần cho cuộc tiến công quyết định vào Điện Biên Phủ.
* Chiến dịch Điện Biên Phủ:
Điện Biên Phủ là một địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng không chỉ ở
Đông Dương mà cả Đông Nam Á. Vì vậy, sau khi phát hiện chủ lực ta đánh lên Tây
Bắc, thực dân Pháp đã cho xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm
mạnh nhất Đông Dương, quân số lúc cao nhất lên tới 16.200 tên, chia thành 3 phân khu.
Phân khu Bắc có cứ điểm Độc lập, Bản Kéo. Phân khu trung tâm đóng giữa
Mường Thanh, nơi đặt sở chỉ huy, có sân bay, trận địa pháo, kho hậu cần, tập trung
2/3 lực lượng. Phân khu Nam đặt ở Hồng Cúm có sân bay trận địa pháo. Tổng số có
49 cứ điểm được xây dựng kiên cố. Cả Pháp và Mỹ đều cho rằng đây là “Pháo đài
bất khả công phá”, là “bẫy hiểm ác” sẵn sàng nghiền nát chủ lực ta.
Đầu 12/1953, Bộ Chính trị đã họp quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ.
Cả nước đã tập trung sức người sức của cho chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng.
Tổng số quân tham gia chiến dịch là 55.000 người bao gồm bộ binh, pháo binh, công
binh, thông tin… Hàng trăm ôtô vận tải, hàng nghìn xe đạp, xe ngựa, xe thồ đã được
huy động phục vụ cho chiến dịch, 27 nghìn tấn gạo được chuyển lên mặt trận.
Sau khi mọi việc chuẩn bị đã hoàn tất, từ 13/3/1954, chiến dịch Điện Biên Phủ
chính thức mở màn và kéo dài 3 đợt.
Đợt 1 từ 13-17/3/1954 quân ta tấn công các cứ điểm phía Bắc như Him Lam,
Độc Lập, Bản Kéo đã tiêu diệt 2000 tên.
Đợt 2 từ 30/3-26/4 ta tấn công các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm như
E1, D1, C1, C2, A1 đồng thời đào một hệ thống giao thông hào khép chặt vòng vây,
cắt đứt nguồn tiếp tế cho quân Pháp. Sau đợt này, Mỹ tăng cường viện trợ cho Pháp
và đe doạ sử dụng bom nguyên tử. Ta khắc phục khó khăn về hậu cần.
Đợt 3 từ 1-7/5/1954 ta tấn công vào sở chỉ huy địch và phân khu Nam. Đến
17h30’ ngày 7/5 bắt sống tướng Đờcaxtơri cùng toàn bộ ban tham mưu. Lá cờ quyết
chiến quyết thắng được cắm trên nóc hầm tướng giặc báo hiệu chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng.
Kết quả cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện
Biên Phủ, ta tiêu diệt bắt sống 128.200 tên, bắn rơi 162 máy bay, phá huỷ và thu hồi
81 đại bác, 19.000 súng các loại.
Riêng ở Điện Biên Phủ, ta tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên trong đó có một
thiếu tướng, bắn rơi 62 máy bay, đập tan hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên
Phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm
lược của thực dân Pháp, xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo thuận lợi cho ta ở
cuộc đấu tranh ngoại giao tại hội nghị Giơnevơ.
Câu 156. Vì sao ta kí Hiệp định Giơnevơ? Nêu nội dung, ý nghĩa của Hiệp định
Từ cuối năm 1953, cùng với những cuộc tiến công quân sự, Đảng ta chủ trương
đẩy mạnh cuộc đấu tranh ngoại giao nhằm giải quyết hoà bình cuộc chiến tranh Đông
Dương. Tháng 1/1954, các nước Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp đã họp tại Beclin thoả
thuận sẽ triệu tập hội nghị Giơnevơ để giải quyết vấn đề Triều Tiên và cuộc chiến tranh Đông Dương.
Từ 8/5/1954, một ngày sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hội nghị Giơnevơ bắt
đầu bàn về cuộc chiến tranh Đông Dương. Đoàn đại biểu nước ta do Phạm Văn Đồng
dẫn đầu đến dự Hội nghị trong tư thế của người chiến thắng.
Xuất phát từ điều kiện cụ thể của cuộc kháng chiến, tương quan lực lượng giữa
ta và Pháp, và xu thế của thế giới là giải quyết các cuộc chiến tranh xung đột bằng
hoà bình, Việt Nam đã kí Hiệp định Giơnevơ ngày 21/7/1954.
Hiệp định Giơnevơ gồm các điểm sau đây: