-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập Xây dựng Đảng | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Phân tích, làm rõ nội dung Đảng lãnh đạo xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Liên hệ trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc sinh viên trường Đảng tại Học viện Báo chí và tuyên truyền. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Xây dựng Đảng 56 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Bài tập Xây dựng Đảng | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Phân tích, làm rõ nội dung Đảng lãnh đạo xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Liên hệ trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc sinh viên trường Đảng tại Học viện Báo chí và tuyên truyền. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Xây dựng Đảng 56 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:






Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
Họ và tên: Nguyễn Thị Lý Mã sv: 2358020022 Lớp : XD01001-TC4 K43 ĐỀ BÀI
: Phân tích, làm rõ nội dung Đảng lãnh đạo xây dựng nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Liên hệ trách
nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc sinh viên
trường Đảng tại Học viện Báo chí và tuyên truyền. BÀI LÀM
I.Đảng lãnh đạo xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc:
Hiện nay, cách mạng Việt Nam đang trong giai đoạn đổi mới, đẩy mạnh sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để phát triển đất nước. Mà một đất
nước vững mạnh cũng gắn liền với nền văn hóa tiên tiến. Văn hóa có vai trò đặc
biệt với sự phát triển của loài người và xã hội. Nó là nền tảng tinh thần của xã hội,
định hướng cho sự phát triển bền vững của con người. Những sự chuyển đổi trong
nền kinh tế thị trường hiện nay đã ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Sự
suy thoái về tư tưởng , đạo đức, lối sống của một số bộ phận các đảng viên, sinh
viên ngày càng lan rộng và nghiêm trọng hơn. Vì vậy đòi hỏi chúng ta phải xây
dựng và phát triển một nền văn hóa vững mạnh, tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc.
Từ cơ sở khách quan, khoa học, Nguyễn Ái Quốc – chủ tịch Hồ Chí Minh đã
sớm đưa ra khái niệm văn hóa, quan điểm xây dựng văn hóa dân tộc:” vì lẽ sinh
tồn...văn hóa ”.. Khái niệm văn hóa mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra đã khái quát
được nội dung rộng nhất của phạm trù văn hóa, bao trùm các hoạt động vật chất,
tinh thần của con người cùng với những giá trị mà con người tạo ra. Đồng thời,
quan niệm văn hóa của Người cũng chỉ ra rằng nhu cầu sinh tồn của con người với
tư cách là một chủ thể tích cực của đời sống xã hội là nguồn gốc và động lực sâu xa của văn hóa.
Theo Người, văn hóa không chỉ là đơn giản là nghệ thuật mà nó còn tồn tại và
phát triển trong các hoạt động sống của con người, được tích lũy và lưu truyền từ
đời này sang đời khác. Đó là những nhu cầu về văn hóa tinh thần và vật chất . Văn
hóa còn là động lực cho sự phát triển của con người. Nó khơi lên cho mỗi người
tiềm năng sáng tạo để đóng góp vào công cuộc xây dựng xã hội. Tóm lại, văn hóa
là sản phẩm của người, được tạo ra và phát triển trong các mối quan hệ tương hộ
giữa con người và xã hội, được truyền từ đời này sang đời khác, tham gia vào duy
trì sự ổn định của xã hội.
Mỗi nền văn hóa của mỗi nước lại có những đặc trưng riêng biệt. nền văn hóa
nước ta được trung hòa bởi những giá trị vật chất và giá trị tinh thần của tất cả 54
dân tộc tạo nên một văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
Bản sắc dân tộc Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, tinh hoa của các
dân tộc vun đắp lên bằng lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước giữ nước. Nó
trường tồn cùng thời gian, gắn kết mọi người cùng hòa nhập và phát triển, được
biểu hiện qua : lòng yêu nước, ý chí kiên cường bất khuất, tinh thần đoàn kết, giản
dị khiêm tốn trong sinh hoạt,..
II. Đảng lãnh đạo xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc:
Ý thức được tầm quan trọng của văn hóa, Đảng ta xác định văn hóa là một
trong những mặt trận cần phải hoàn thiện để cải tạo xã hội tiên tiến vững chắc.
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc. Để thực hiện mục tiêu này, Đảng đã đưa ra nhiều chính sách,
quyết định và hướng dẫn quan trọng.
Đảng đã chủ trương đổi mới tư duy trên lĩnh vực văn hóa. Hội nghị lần thứ 5
Ban Chấp hành Đảng Trung ương [khóa VIII] tháng 7 năm 1998, xác định những quan điểm cơ bản:
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy
sự phát triển kinh tế - xã hội. Quan điểm nêu ra vai trò to lớn của văn hóa trong lịch
sử dân tộc và tương lai đất nước: luôn đi sát, đồng hành cùng sự phát triển của con
người, là động lực phát triển cho đất nước vững mạnh.
- Nền văn hóa mà ta đang xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc. Tiên tiến ở đây là lòng yêu nước và sự tiến bộ trong lý tưởng về độc lập
nước nhà và tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh. Mục tiêu vì hạnh phúc của nhân
dân, sự phát triển toàn diện của xã hội trong các mối quan hệ. Còn bản sắc dân tộc
là những truyền thống tốt đẹp với giá trị sâu sắc được vun đắp qua bao đời cha ông,
đánh đổi bằng xương máu để gầy dựng. Đó là tình yêu nước nồng nàn, ý chí vươn
lên của dân tộc, sự dững cảm, bất khuất khi đối mặt với giặc xâm lược,sự giản dị trong đời sống,..
- Nền văn hóa nước ta là nền văn hóa thống nhất nhưng vẫn đa dạng giữa các
cộng đồng dân tộc. Đây là sự tiến bộ, phù hợp với xu thế chung của quốc tế về đa dạng văn hóa.
- VIệc xây dựng và phát triển nền văn hóa vững mạnh là trách nhiệm của
toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó tri thức là lực lượng nòng cốt. Quan điểm nêu
ra trách nhiệm của tất cả nhân dân là tham gia vào công cuộc hây dựng và phát
triển văn hóa nghệ thuật nước nhà . Tất cả các thành phần công nhân, nông dân, tri
thức đều là nền tảng cho sự nghiệp phát triển văn hóa của đất nước..
- Văn hóa là một mặt trận đòi hỏi cả một quá trình cách mạng lâu dài bền
vững. Chỉ rõ Đảng ta phải có ý chí vững mạnh và sự kiên trì, cẩn thận. Tránh nóng
vội, bất cẩn vì đây là giai đoạn phức tạp và quyết liệt. Nó tác động tới chính trị- xã
hội, tư tưởng, quan điểm, đời sống của đất nước. Cần đẩy mạnh các phong trào
toàn dân đoàn kết, làm cho đời sống và hoạt động của xã hội gắn liền với văn hóa ,
tạo nên mối quan hệ khăng khít, bền vững và phát triển.
Trong 25 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, văn hóa đặt được những thành tích
đáng kể. Đạo đức, lối sống, tư tưởng của cán bộ trở nên tiên tiến và đúng đắn hơn.
Các giá trị văn hóa được mở rộng. Các phong trào yêu nước, thi đua, phấn đấu
ngày càng được mở rộng và phát huy. Bảo tổn và giữ gìn văn hóa dân tộc được lưu
giữ giá trị và phát triển, thu hút đông đảo mọi người tham gia vào công cuộc bảo vệ
di sản văn hóa. Góp phần giữ gìn nền văn hóa đậm đà bản sắc và các truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều mặt tiêu cực của cơ chế thị trường và các tác
nhân khác, ảnh hưởng đến nền văn hóa của đất nước, vẫn tồn đọng những cái lạc
hậu và làm tiêu cực đến sự tốt đẹp của văn hóa .
Trong đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã chỉ ra, văn hóa vẫn còn chưa
được phát triển mạnh mẽ, tương xứng với sự tăng trưởng của kinh tế. Công cuộc
quản lí về văn hóa: nghệ thuật, văn nghệ, xuất bản, báo chí chưa được chặt chẽ.
Môi trường của văn hóa còn tồn tại những tệ nạn, các hành vi độc hại làm ảnh
hưởng, suy đồi đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Đây là những tiềm ẩn nguy hiểm làm ảnh hưởng đến văn hóa đất nước, làm
suy đồi tư tưởng của một số cán bộ, đảng viên cần điều chỉnh và khắc phục. Để tạo
nên nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà, đậm đà bản sắc dân tộc, làm cho văn
hóa gắn chặt với đời sống nhân dân một cách bền vững , Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI của Đảng đã chỉ ra các chủ trương cũng như các chính sách sau:
- Củng cố và tiếp tục gây dựng nền văn hóa giàu mạnh . đưa các phong trào
đoàn kết toàn dân trong văn hóa vào mọi nơi , để văn hóa thầm nhuần vào từng bộ
phận đất nước. Đẩy mạnh, bồi dưỡng cán bộ trong nếp sống kỉ cương chuẩn mực
có văn hóa. Có những quyết định để góp phần vào tạo nên các gia đình chuẩn mực
văn hóa, bồi dưỡng các thế hệ trẻ mai sau của đất nưỡc.Đảng chú tâm vào nâng cao
về đời sống văn hóa ở các vùng nông thôn, các vùng còn khó khăn, thu hẹp khoảng
cách giữa đô thị và nông thôn...
- Tiếp tục phát triển nền văn học, nghệ thuật, phát huy các di sản văn hóa của
cha ông. Đồng thời gầy dựng nền văn học nghệ thuật của nước Việt Nam trở nên
tiên tiến và mang đậm bản sắc dân tộc, phản ánh chân thật đời sống, lịch sử dân tộc
Khuyến khích phát triển các phương thức nghệ thuật mới, phong cách mới, đáp ứng
nhu cầu, thị hiếu thẩm mỹ cho quần chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ. Bảo vệ nét trong
sáng của Tiếng Việt bao đời tránh đánh mất tính bản sắc dân tộc của nó.
- Phát triển các hệ thông thông tin đại chúng. Nâng cao tính tư tưởng, chức
năng thông tin, tổ chức và phản biện xã hội của các thông tin đại chúng vì lợi ích
đất nước; khắc phục xu hướng thương mại hóa. Tập trung vào bồi dưỡng, xây dựng
các đội ngũ hoạt động về báo chí, xuất bản vững chắc về chính trị, tư tưởng,
nghiệp vụ và có năng lực đáp ứng tốt, yêu cầu của thời kỳ mới. Mở rộng internet và
khắc phục các mặt hạn chế của truyền thông đại chúng.
- Nâng cao và mở rộng hiệu quả hợp tác giữa quốc tế về văn hóa, tăng cường
đổi mới, truyền bá văn hóa nghê thuật đất nước tới thế giới. Nâng cai hiệu quả đối
ngoại quốc tế trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Tiếp thu các kiến thức về phất
triển văn hóa của thế giới.
II. Liên hệ trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc
sinh viên trường Đảng tại học viện Báo chí và tuyên truyền:
Là một sinh viên trường Đảng tại Học viện Báo chí và tuyên truyền, là trụ cột
tương lai của nước nhà, bản thân thức được tầm quan trọng nhiệm vụ giữ gìn và
phát huy nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, có nhận thức đúng đắn về các giá trị
văn hóa cha ông để lại, từ đó nâng cao trách nhiệm của mình về giữ gìn và phát huy
bản sắc dân tộc. Tin tưởng vào lãnh đạo của Đảng, có tinh thần tự cường cùng lòng
yêu đất nước dân tộc. Có lối sống lành mạnh , văn minh, cần kiệm liêm chính, yêu
thương con người , yêu thương đồng bào. Là một sinh viên biết kính trọng những
người giáo đã dạy dỗ cho bản thân ,biết đoàn kết và phấn dấu vì lợi ích chung của
tập thể. Biết thường xuyên trao dồi kiến thức mới và nâng cao tầm hiểu biết của
bản thân cùng trình độ chuyên môn.Biết giao lưu với bạn bè quốc tế về văn hóa
nghệ thuật, tích cực quảng bá những nét đặc sắc của văn hóa dân tộc. Bảo tồn và
phát huy trong công cuộc giữ gìn những nét đẹp văn hóa lâu đời của cha ông để lại.
Vận động, tuyên truyền cho mọi người xung quanh tham gia vào các hoạt động văn
hóa, noi theo những tấm gương tiêu biểu,góp phần vào nâng cao vị thế đất nước
sáng vai các cường quốc phát triển. Lên án, phê phán các hành vi xấu, làm ảnh
hưởng đến nền văn hóa của đất nước. Tiếp tục kế thừa và phát huy các truyền thống
tốt đẹp của thế hệ cha ông truyền lại cho con cháu.