-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài thảo luận Cơ cấu tổ chức của tập đoàn Coca | Đại học Thương Mại
Bài thảo luận Cơ cấu tổ chức của tập đoàn Coca | Đại học Thương Mại. Tài liệu gồm 20 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức và ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Quản trị chiến lược (SMGM0111)
3 tài liệu
Trường: Đại học Thương Mại
373 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA MARKETING ---------- BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN NGUYÊN LÝ QUẢN LÝ KINH TẾ Đề tài
: Cơ cấu tổ chức tập đoàn Coca-Cola
Giáo viên hướng dẫn : Phạm Thị Dự Nhóm : 5
Lớp học phần : 2167TECO2031 1
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ ST GHI HỌ VÀ TÊN MÃ SV PHÂN CÔNG T CHÚ
Hoạt động của Coca - Cola trên thị trường thế giới 37 Nguyễn Thị Lịch
20D300112 Điểm mạnh và yếu của cơ cấu tổ chức Coca – Cola 38 Lê Thùy Linh 20D300033 Lý thuyết chung Phan Thị Thanh 39 20D300113 Word Loan
Lịch sử hình thành, tầm nhìn và sứ mệnh của tổ chức 40 Đỗ Đình Long 20D160099
Những nhận định về thành công
của Coca Cola trên thế giới
Định hướng hoàn thiện cơ cấu tổ Nhóm chức Coca – Cola trưởng 41 Vũ Hoàng Luân 20D300034
Một số biện pháp hoàn thiện cơ
cấu tổ chức Coca – Cola
Sơ đồ cơ cấu tổ chức 42 Lê Khánh Ly 20D200088 Các dạng của tổ chức Thư ký
Sơ đồ cơ cấu tổ chức 43 Trần Thị Mây 20D160242 Các dạng của tổ chức 44 Đặng Hữu Minh 20D300116 Thuyết trình Nguyễn Khổng 45 20D300037 Powerpoint Minh 2 Mục lục
Lời mở đầu..................................................................................................................4
I. Lý thuyết chung.......................................................................................................5
1.1. Khái niệm.........................................................................................................5
1.2. Phân loại cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh tế..........................................5
1.3. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh tế..........................................6
1.4. Các loại hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh tế....................................6
A) Cơ cấu tổ chức trực truyến..............................................................................6
B) Cơ cấu tổ chức theo chức năng........................................................................7
C) Cơ cấu tổ chức kết hợp trực tuyến – chức năng...............................................8
II. Tổng quan về tổ chức Coca – Cola.......................................................................9
2.1. Lịch sử hình thành, tầm nhìn và sứ mệnh của tổ chức.................................9
2.2. Những nhận định về thành công của Coca Cola trên thế giới....................10
2.3. Hoạt động của Coca - Cola trên thị trường thế giới....................................11
2.3.1 Hoạt động chính.......................................................................................11
2.3.2 Hoạt động khác.........................................................................................11
2.4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức......................................................................................11
III. Điểm mạnh, điểm yếu của tổ chức theo các thuộc tính cơ bản và sáng kiến
hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Coca – Cola.............................................................14
3.1. Điểm mạnh và yếu của cơ cấu tổ chức Coca – Cola....................................14 3.1.1
Cơ cấu tổ chức dạng chức năng..........................................................14 3.1.2
Cơ cấu tổ chức dạng địa dư.................................................................15 3.1.3
Cơ cấu tổ chức dạng ma trận...............................................................15
3.1.4 Cơ cấu tổ chức dạng hình tháp................................................................15
3.1.5 Cơ cấu tổ chức trực tuyến - chức năng....................................................16
3.2. Định hướng hoàn thiện cơ cấu tổ chức Coca – Cola....................................16 3.2.1
Chính sách quản lý duy trì mạng lưới nhân viên bán hàng..................16
3.3. Một số biện pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức Coca – Cola...........................18
3.3.1 Một số hướng giải pháp cho kế hoạch tuyển dụng...................................18
3.3.2 Kế hoạch đào tạo.....................................................................................19
3.3.3 Hoàn thiện chính sách đãi ngộ đối với nhân viên trong mạng lưới bán
hàng Chính sách lương và trợ cấp......................................................................19 3 Lời mở đầu
Coca-Cola là một công ty với bề dày hơn 100 năm phát triển một loạt những thành
tựu to lớn mà bất kì công ty nào cũng phải ao ước , là thương hiệu nước giải khát có
gas hàng đầu trên thế giới có mặt tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ . Để đạt được
thành công như ngày hôm nay Coca-Cola đã trải qua cả một quá trình phát triển đầy
thăng trầm với những chiến lược kinh doanh đầy sáng tạo và đổi mới , trong đó không
thể bỏ qua những chiến lược về nhân sự đầy tài tình đã vô hình chung biến công ty từ
một tập thể tổ chức thành một thể thống nhất .
Vì lý do đó nhóm chúng em quyết định lựa chọn đề tài “ Cơ cấu tổ chức của Coca-
Cola’’ để có thể được đi sâu phân tích cơ cấu tổ chức tuyệt vời của thương hiệu tỷ đô
này để có thể rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá . Có thể bài thảo luận không
tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu và trình bày. Rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Nhóm em xin chân thành cảm ơn! 4 I. Lý thuyết chung 1.1. Khái niệm
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh tế được hiểu là một hệ thống bao gồm các
bộ phận quản lý trong các đơn vị kinh tế hay cấp độ quản lý khác nhau của nền kinh tế
với chức năng, quyền hạn và trách nhiệm khác nhau nhưng có mối quan hệ phụ thuộc
lẫn nhau, được bố trí theo từng khâu và từng cấp quản lý tạo thành một chỉnh thể
nhằm thực hiện mục tiêu quản lý kinh tế xác định.
Như vậy, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh tế cũng như cơ cấu tổ chức bộ
máy quản lý nói chung bao giờ cũng gồm nhiều bộ phận quản lý hợp thành. Các bộ
phận đó có tính độc lập tương đối về chức năng, quyền hạn và trách nhiệm quản lý,
nhưng đều hướng tới một mục tiêu chung của toàn hệ thống.
1.2. Phân loại cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh tế
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý là một hệ thống bao gồm nhiều mối quan hệ, đó
là: Quan hệ quản lý trực tuyến, quan hệ quản lý theo chức năng, quan hệ quản lý
thông qua tham mưu cố vấn, quan hệ phối thuộc, hợp tác trong quản lý. Bởi vậy, sẽ có
nhiều loại hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh tế khác nhau tùy thuộc vào tiêu chí xem xét, cụ thể:
- Căn cứ vào hình thức cấu tạo bên trong thì cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
kinh tế gồm: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh tế chính thức và phi chính thức:
- Căn cứ sự phụ thuộc vào thiết lập cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh tế
nhằm thực hiện chiến lược hay kế hoạch tác nghiệp thì cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
kinh tế gồm: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý bền vững (mang tính chiến lược) và cơ
cấu tổ chức bộ máy quản lý tạm thời (mang tính tác nghiệp)
- Căn cứ theo yêu cầu chức năng của tổ chức hình thành thì cơ cấu tổ chức bộ
máy quản lý kinh tế gồm: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh tế theo chiều dọc (chức
năng), cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh tế theo chiều ngang (trực tuyến) hay cơ cấu
tổ chức bộ máy quản lý kinh tế chéo (trực tuyến chức năng).
- Căn cứ theo số cấp quản lý thì cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh tế có: Cơ
cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh tế nằm ngang (là loại cơ cấu tổ chức bộ máy có tầm
quản lý rộng và có một vài cấp quản lý) và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh tế hình
tháp (là loại cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hẹp và có nhiều cấp) 5
1.3. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh tế
Trong quá trình vận hành với những mục tiêu và môi trường hoạt động khác
nhau, các chủ thể quản lý sẽ lựa chọn và sử dụng linh hoạt các cơ cấu tổ chức bộ máy
quản lý khác nhau nhằm đạt được mục tiêu của quản lý. Mặc dù cơ cấu tổ chức bộ
máy quản lý nói chung có nhiều loại khác nhau, song chúng đều có những đặc điểm sau:
- Có tính mục đích chung.
- Có sự kết hợp nỗ lực của các thành viên trong tổ chức.
- Có sự phân công lao động.
- Có thống nhất thứ tự quyền lực.
- Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế bao gồm: Đặc
điểm về kinh tế, đặc điểm về tổ chức, đặc điểm về hoạt động.
- Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ở đơn vị cơ sở kinh tế bao gồm: Đặc
điểm về tính tập chung và tính tiêu chuẩn hóa.
1.4. Các loại hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh tế
A) Cơ cấu tổ chức trực truyến a) Khái niệm
Cơ cấu tổ chức trực tuyến là một loại cơ cấu tổ chức quản lý, trong đó mỗi
người lãnh đạo cấp dưới chỉ nhận sự điều hành và chịu trách nhiệm trước một người
lãnh đạo trực tiếp cấp trên. 6
b) Ưu, nhược điểm của cơ cấu tổ chức trực tuyến
- Ưu điểm: Gọn nhẹ, nhanh và linh hoạt, chi phí quản lý thấp và có thể mang lại hiệu quả cao nhất.
- Nhược điểm: Hạn chế việc sử dụng đội ngũ các chuyên gia có trình độ cao về
mặt quản lý, không có nhiều ý kiến tham mưu trong lĩnh vực chuyên môn do vậy
những quyết định đưa ra mang tính rủi ro cao.
B) Cơ cấu tổ chức theo chức năng a) Khái niệm
Cơ cấu tổ chức theo chức năng là một loại hình cơ cấu của tổ chức quản lý,
trong đó từng chức năng quản lý được tách riêng do một cơ quan hay một bộ phận đảm nhận. 7
b) Ưu, nhược điểm của cơ cấu tổ chức theo chức năng
- Ưu điểm: Thúc đẩy chuyên môn hóa kỹ năng, thu hút được nhiều loại chuyên
gia và những người tham mưu vào công tác quản lý nhằm giải quyết các vấn đề về
chuyên môn một cách chuyên nghiệp hơn, đồng thời giảm bớt gánh nặng về quản lý
cho nhà lãnh đạo cao nhất trong bộ máy quản lý.
- Nhược điểm: Người quản lý cấp cao nhất phải phối hợp hoạt động của những
người lãnh đạo chức năng vì vậy đôi khi quyết định đưa ra chậm, dễ xảy ra trình trạng
chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các cá nhân và bộ phận với nhau.
C) Cơ cấu tổ chức kết hợp trực tuyến – chức năng a) Khái niệm
Cơ cấu tổ chức kết hợp trực tuyến – chức năng là cơ cấu tổ chức quản lý dựa
trên nguyên tắc quản lý trực tuyến, nhưng bên cạnh người lãnh đạo có các bộ phận
chức năng (phòng, ban, tổ chức) để giúp người lãnh đạo ra quyết định. 8
b) Ưu, nhược điểm của cơ cấu tổ chức kết hợp trực tuyến – chức năng
- Ưu điểm: Đảm bảo sự thống nhất quản lý theo cấp, các quyết định quản lý
quan trọng được thực hiện trên tuyến, quyền lực trực tuyến. Sự kết hợp giữa hai cơ
cấu quản lý trực tuyến và cơ cấu quản lý chức năng tạo nên tính linh hoạt và điều hòa,
không cứng nhắc, đơn điệu trong quản lý.
- Nhược điểm: Cơ cấu này xác định giới hạn và sự mạch lạc của sự ủy quyền
thường khó xác định nên dễ dẫn đến tình trạng lạm quyền của các cơ quan chức năng.
Chính vì vậy, các nhà quản lý cấp trên tự ra những quyết định và bắt cấp dưới phải
thừa hành mệnh lệnh. Sự đan xen các mối quan hệ giữa cơ cấu tổ chức trực tuyến và
cơ cấu chức năng trong bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế hay tại các đơn vị kinh tế
cơ sở có thể làm rối loạn thông tin và khó quy kết trách nhiệm khi có sự cố.
II. Tổng quan về tổ chức Coca – Cola
2.1. Lịch sử hình thành, tầm nhìn và sứ mệnh của tổ chức
Coca-Cola được phát minh bởi dược sĩ John Stith Pemberton, chủ một phòng
thí nghiệm và hiệu thuốc tư nhân. Ban đầu, Pemberton chỉ định sáng chế ra một loại
thuốc bình dân giúp chống đau đầu và mệt mỏi. Ông đã mày mò và thử nghiệm, pha
chế thành công một loại siro có màu đen như cà phê. Loại siro này trộn với nước lạnh
sẽ có thể được một thứ nước giảm nhức đầu và tăng sảng khoái. Loại thức uống này
được chiết suất từ quả và lá của cây Kola, Pemberton đã thay chữ "K" bằng chữ "C"
có vẻ dễ nhìn và quen thuộc hơn. Cái tên Coca-Cola cũng bắt nguồn từ đó. 9
- Năm 1891, doanh nhân người Mỹ Asa Griggs Candler sau đó đã mua lại công
thức loại thuốc uống này. Cũng chính ông giúp người tiêu dùng hiểu được coke là thứ
đồ uống ngon lành và tươi mát.
- Năm 1892 Asa Griggs Candler thành lập công ty cổ phần mang tên “coca-cola”
- Năm 1893: thương hiệu lần đầu đăng ký quyền sở hữu công nghiệp
- Năm 1899: Thomas, Whitehead và J.T. Lupton xây dựng nhà máy đóng chai
=> phân phối sản phẩm đến mọi nơi trên nước mỹ
- Năm 1906: nhà máy đóng chai đầu tiên được thành lập ở Havana, Cuba. Tầm nhìn:
- Tạo ra các thương hiệu và nước giải khát được mọi người yêu thích, khơi gợi
cảm hứng về cả thể chất lẫn tinh thần. Đồng thời, phát triển một cách bền vững và
hướng đến một tương lai chung tốt đẹp hơn, mang lại những ảnh hưởng tích cực đối
với cuộc sống của mọi người dân, cộng đồng và toàn thế giới. mang đến cho thế giới 1
thương hiệu nước giải khát chất lượng đáp ứng được nhu cầu mong muốn của khách hàng Sứ mệnh
- “Mang lại hạnh phúc cho thế giới và tạo ra sự khác biệt”.
- “Chúng tôi tuyên bố mục đích của chúng tôi là một công ty phục vụ như là một
tiêu chuẩn cho chúng tôi cân nhắc hành động và quyết định của chúng tôi”.
- Để làm mới thế giới trong tâm trí, cơ thể và tinh thần.
- Để truyền cảm hứng những khoảnh khắc của sự lạc quan thông qua thương hiệu
của chúng tôi và hành động của chúng tôi
- Để tạo ra giá trị và làm cho một sự khác biệt ở khắp mọi nơi chúng tôi tham gia
2.2. Những nhận định về thành công của Coca Cola trên thế giới
- Trên thế giới, Coca-Cola hoạt động tại 5 vùng: Bắc Mỹ, Mỹ La-tinh, Châu Âu,
Âu Á & Trung Đông, Châu Á, Châu Phi. Hiện nay, Coca-Cola có mặt trên 200 quốc
gia và luôn được đánh giá là thương hiệu đáng giá nhất trên thế giới với giá trị thương
hiệu đạt mức 57,3 tỷ USD (năm 2018).
- Mỗi ngày Coca bán được hơn 1 tỷ thức uống, bao gồm cả sản phẩm về nước trái
cây, nước tăng lực thể thao, nưới suối,…..
- Coca-Cola luôn giữ vị thế đứng đầu không ai sánh kịp trong ngành công nghiệp
nước giải khát ở Mỹ. Cho đến nay, Coca Cola là công ty nước uống lớn nhất trên thế giới
- Coca-Cola là biểu tượng trường tồn, một biểu tượng về chất lượng, sự chính trực,
giá trị, sảng khoái và nhiều hơn thế nữa; được nhận ra bởi 94% dân số toàn cầu. 10
2.3. Hoạt động của Coca - Cola trên thị trường thế giới
2.3.1 Hoạt động chính
- Coca-Cola hoạt động và phát triển là một công ty nước giải khát. Do vậy, hoạt
động kinh doanh sản xuất chính của Coca-Cola là các sản phẩm nước giải khát, nước
uống, nước khoáng,...Trên thế giới Công ty có khoảng 300 loại đồ uống khác nhau
được phân bổ trên 200 quốc gia. Các sản phẩm mới ra gần đây nhất là CokeIInăm
1985 có công thức pha chế khác hẳn so với Coca-Cola truyền thống . Sản phẩm
Powerade và Fruitopia ra đời vào những năm 1990….
Ngoài ra, Coca-Cola cũng đang nghiên cứu sản xuất ra thị trường các sản phẩm
nước uống khác như cà phê và bia.
2.3.2 Hoạt động khác
- Bên cạnh sản xuất nước giải khát, Coca-Cola cũng gây bất ngờ khi tham gia thị
trường âm nhạc trực tuyến bằng cách tung ra các sản phẩm nhạc trực tuyến có nhãn
hiệu của mình với hơn 250000 bài hát. Những bài hát trực tuyến này được bán qua
mạng với mục đích mở rộng loại hình kinh doanh cũng như quảng cáo cho loại hình
kinh doanh chính là sản xuất nước giải khát.
Ngoài ra nhãn hiệu còn được bán li-xăng cho các doanh nghiệp hoạt động trong
các lĩnh vực khác như quần áo, mũ, giầy dép,…
2.4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức 11
Các dạng tổ chức
Theo phương thức hình thành các bộ phận
+ Dạng chức năng: Các cá nhân hợp thành 1 nhóm để thực hiện cùng 1 chức năng là
lãnh đạo và quản lí tập đoàn với các phòng ban khác nhau với chủ tịch kiêm là CEO là
Muhtar Kent. Hội đồng ban quản trị gồm: Herbert Á , Ronald W .Allen , Ana Botin
Howard G. Bufett , Richard M. Dalen , Barry Diller , Helene D. Gayle , Evan G.
Greenberg , Alexis M. Herman’Robert A . Kotick, Maria Elena Lagomasino , Donald
F. Mchenry , Sam Nunn , James D.Robinson III, Perter V.Ueberroth,Jacod
Wallenberg . tiếp theo là các phòng ban được mô tả như trên
+ Dạng địa dư: Tập đoàn hoạt động trên các châu lục khác nhau, cùng thực hiện
những nhiệm vụ giống nhau ở các phạm vi địa lí khác nhau như được mô tả ở trên
Công ty cocacola có dạng cơ cấu tổ chức địa dư vì các thành viên quốc tế được phân
chia và tách biệt từ trụ sở chính. Công ty có nhiều nhóm trên toàn bộ lãnh thổ trên thế
giới. Với mỗi nhóm ở các vùng lãnh thổ khác nhau, công ty đều có giám đốc điều
hành riêng Cocacola có 5 nhóm lớn trên các vùng lãnh thổ. - Nhóm Á Âu và Châu Phi 12 - Nhóm Châu Âu - Nhóm MỹLatinh - Nhóm Bắc Mỹ - Nhóm Thái Bình Dương
Mỗi nhóm lớn đều có phó giám đốc điều hành các nhóm nhỏ, tùy thuộc vào khu vực
hay đất nước đó. Ví dụ khu vực UK trực thuộc Tây Bắc Châu Âu thuộc nhóm châu
Âu. Cơ cấu tổ chức này đã hoạt động rất hiệu quả từ khi Cocacola trở thành công ty
lớn. Loại cơ cấu địa dư này có ích cho công ty vì nó nhận ra rằng:
- Các thị trường được phân chia theo từng khu vực địa lý
- Phong cách sống, khẩu vị, thu nhập và mức tiêu thụ khác nhau từ khu vực này đến khu vực khác
- Thị trường của các khu vực khác nhau ở các vùng miền có mức phát triển khác nhau
Mỗi bộ phận chiến lược kinh doanh ở từng nhóm chịu trách nhiệm cho các hoạt động
cũng như việc ra quyết định tại khu vực của mình. Ví dụ như các bộ phận chiến lược
kinh doanh chịu trách nhiệm nghiên cứu thị trường đặc trưng của từng khu vực, và
phát triển quảng cáo phù hợp với khách hang từng khu vực. + Dạng ma trận
Theo số cấp quản lý
Ma trận phát triển sản phẩm – thị trường của Coca-Cola Nguồn: Sưu tầm
- Thâm nhập thị trường: với các sản phẩm Coca truyền thống phát triển từ 1886,
Coca-Cola đã thâm nhập sâu vào thị trường thông qua các sản phẩm của mình hướng
tới đối tượng khách hàng là người mua và các tổ chức kinh doanh đa quốc gia lớn như
Tesco, Asda, McDonalds, KFC và nhiều tổ chức khác nữa.
- Phát triển thị trường: Sau khi đạt được thành công lớn tại Mỹ, Coca-Cola
quyết định mở rộng thị trường sang Anh bằng sản phẩm Coca-Cola hương vị vani. 13
Trước đó, hãng này đã tuến hành khảo sát thị hiếu của khách hàng Nga cũng như các
sản phẩm có cùng hương vị trên thị trường để cho ra mắt sản phẩm hoàn toàn khác
biệt nhưng vẫn mang đậm phong cách của Coca-Cola
- Phát triển sản phẩm: Không dừng lại ở đó, Coca-Cola không ngừng thay đổi
và phát triển sản phẩm của mình. Tính đến thời điểm này, hãng đã cho ra đời rất nhiều
sản phẩm mới, chẳng hạn “Diet Coke” – thức uống dành cho người ăn kiêng, “Coca
Cola Vanilla” – Coca Cola với hương vị Vani hoặc thay đổi mẫu mã, kích thước của
các chai Coca Cola để phù hợp với nhiều nhóm đối tượng khách hàng hơn.
- Đa dạng hóa: Hiện nay Coca-Cola đã sản xuất thêm cả nước uống tăng lực
“Powerade” dành cho những người tập thể thao. Ngoài ra, hãng này còn sản xuất đồ
ăn nhẹ đi kèm với các loại đồ uống của mình.
+ Cơ cấu dạng hình tháp
Theo mối quan hệ quyền hạn
Mô hình doanh nghiệp sẽ như một hình tháp có nhiều tầng , mỗi tầng có một
nhiệm vụ riêng, phân cấp từ trên xuống dưới và được quy định rõ ràng trong quy chế
và bảng mô tả công việc để đảm bảo sự vững chắc của tòa tháp. Các nhà lãnh đạo điều
khiển dựa trên sự phối hợp và tổ chức dựa trên hiệu quả công việc, đối với họ giữ cho
tổ chức hoạt động trơn tru là quan trọng nhất.
+ Cơ cấu tổ chức trực tuyến- chức năng
Với cơ cấu tổ chức khá cồng kềnh phức tạp vì là công ty lớn nhưng nó phân
theo từng phạm vi hoạt động và mỗi khu vực là các công ty con không chịu sự chỉ đạo
trực tiếp từ công ty mẹ nên dễ quản lý hơn.
III. Điểm mạnh, điểm yếu của tổ chức theo các thuộc tính cơ bản và sáng kiến
hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Coca – Cola
3.1. Điểm mạnh và yếu của cơ cấu tổ chức Coca – Cola
3.1.1 Cơ cấu tổ chức dạng chức năng Điểm mạnh:
- Sử dụng được các chuyên gia để giải quyết các vấn đề phức tạp, theo đó việc
chỉ đạo công việc được chuyên môn hóa cho những người đã nghiên cứu cẩn thận về
từng mặt của công việc mà chỉ đạo đúng đắn, chính xác khoa học mà đơn giản hơn.
- Tập trung năng lực cho các hoạt động chuyên sâu: với mô hình cơ cấu trực tiếp
người lãnh đạo phải có kiến thức đầy đủ về các lĩnh vực khác nhau nhưng theo chức
năng các chuyên gia chỉ tập trung đi sâu vào lĩnh vực chuyên môn của mình. Nên mô
hình này nó thu hút và phát huy tốt năng lực của chuyên gia đồng thời giải quyết các
vấn đề chuyên môn nhanh chóng hơn. 14
- Đơn giản hóa việc đào tạo. Điểm yếu:
- Nhiều lãnh đạo, thiếu sự phối hợp giữa các phòng ban chức năng. Phân tán
trách nhiệm, làm thiếu tính năng động của một cá nhân.
3.1.2 Cơ cấu tổ chức dạng địa dư Điểm mạnh:
- Việc tổ chức theo địa dư cùng với những người quản lý là người của chính
quốc gia đó là một lợi thế vì họ hiểu rõ hơn về thị trường, người tiêu dùng, nguồn lực
và chính quyền ở chính nơi họ sinh sống và lớn lên. Vì vậy họ có thể đưa ra các sáng
kiến và quyết định thích hợp nhất với thị trường đó. Việc quản lý diễn ra trực tiếp và
thuận tiện hơn so với việc quản lý từ công ty mẹ. Điểm yếu:
- Dễ nảy ra sự thiếu nhất quán với công ty mẹ, số lượng nhân viên cũng cần
nhiều hợn, có thể gặp các vấn đề tại các địa phương về vấn đề chênh lệch giá thành
giữa các thị trường, bất ổn chính trị xã hội, sự khác biệt về văn hóa….
3.1.3 Cơ cấu tổ chức dạng ma trận Điểm mạnh:
- Hiệu quả trong sử dụng nguồn lực tránh lãng phí, chú trọng hơn đến các hoạt
động dự án do có nhà quản lí dự án chuyên trách có trách nhiệm điều phối và phối hợp
hoạt động của các bộ phận chức năng. Ngoài ra cơ cấu ma trận cho phép linh hoạt
trong việc sử dụng nguồn lực và cán bộ chuyên môn trong công ty. Điểm yếu:
- Xuất hiện bất đồng không cần thiết giữa nhà quản lí dự án và trưởng các bộ
phận chức năng do những yêu cầu chuyên môn phức tạp và tính đặc thù của dự
án. Thêm vào đó là sự cạnh tranh nội bộ giữa các nhà quản lí dự án trong huy động
nguồn lực kết hợp với những căng thẳng và áp lực trong trường hợp làm việc đồng thời cho nhiều dự án.
3.1.4 Cơ cấu tổ chức dạng hình tháp Điểm mạnh
- Người lãnh đạo có thể thâu tóm, bao quát được các hoạt động chủ yếu, nhất là
các chiến lược phát triển của công ty. Điểm yếu 15
- Cấp trung gian và cấp tác nghiệp kém năng động vì chỉ làm theo lệnh, hoạt
động kinh doanh của công ty thích ứng chậm với biến động của thị trường, không
khuyến khích được tính sáng tạo của cấp dưới nên hiệu quả hạn chế.
3.1.5 Cơ cấu tổ chức trực tuyến - chức năng Điểm mạnh :
- Cơ cấu trực tuyến - chức năng đã lợi dụng được ưu điểm của cơ cấu trực tuyến và cơ cấu chức năng. Điểm yếu :
- Người lãnh đạo phải thường xuyên giải quyết mối quan hệ giữa các bộ phận
trực tuyến và các bộ phận chức năng. Những người lãnh đạo chức năng lại có nhiều ý
kiến khác nhau, người lãnh đạo phải họp bàn, tranh luận căng thẳng, ra quyết định
không kịp thời, hiệu quả quyết định thấp.
3.2. Định hướng hoàn thiện cơ cấu tổ chức Coca – Cola
3.2.1 Chính sách quản lý duy trì mạng lưới nhân viên bán hàng.
Lương và các khoản đãi ngộ
Trong tâm lý người lao động, công ty liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài
được đánh giá là khu vực có mức lương tương đối cao so với các khu vực khác. Công
ty TNHH Coca - Cola cũng không là ngoại lệ. Tuy nhiên, mức lương tại công ty nói
chung và bộ phận bán hàng nói riêng được trả trên cơ sở những đóng góp của nhân viên với công ty.
Theo đánh giá, bộ phận bán hàng là bộ phận được ưu ái hơn trong vấn đề trả
lương bởi giá trị trực tiếp mang lại cho toàn bộ công ty. Tính chất quan trọng trong
vấn đề trả lương là tính cạnh tranh tức là mức lương được xây dựng trên giá chung của
thị trường lao động song mang tính cạnh tranh với các doanh nghiệp khác nhằm thu
hút và khuyến khích người lao động.
Đồng thời việc trả lương cũng được xác định tuỳ theo vị trí làm việc, cụ thể
như sau: * Lương một nhân viên bán hàng: 15000000 VNĐ/ tháng * Lương DSM
(distric sales management - quản lý bán hàng quận 3000000 VNĐ tháng) * Lượng
BUM (business unit management - quản lý kinh doanh khu vực 6000000 VNĐ/ tháng)
Mức lương này được xác định dựa trên cơ sở đóng góp của nhân viên với công
ty song bên cạnh đó còn có chế độ hỗ trợ kinh phí và thưởng. Do đặc thù công việc
phải di chuyển nhiều và có thể kích thích người lao động thông qua bán hàng các chế
độ này cũng được quan tâm. Hỗ trợ được xác định chủ yếu là tiền xăng xe đi lại trong
khu vực bán hàng và với mức 600000VNĐ/ người mỗi tháng. 16
Đào tạo và khuyến khích phát triển
Ngoài nhu cầu vật chất thì nhu cầu được đào tạo và thăng tiến trong công việc
cũng là nhu cầu khá phổ biến của người lao động. Nhân viên của bộ phận bán hàng
được coi là đối tượng trọng tâm của vấn đề đào tạo. Mặc dù họ có thể có trình độ đại
học song những kỹ năng bán hàng và quản lý chưa tốt, vì vậy đào tạo là cần thiết đối
với những nhân viên này.
Quá trình đào tạo nhân viên được xây dựng thành những quy trình. Đào tạo
trong công ty nhằm cung cấp những kỹ năng và phương pháp làm việc cơ bản cho
nhân viên bán hàng đồng thời có cả những phương pháp quản ý cho DSM, BUM. Quy
trình đào tạo được tiến hành định kỳ với từng lớp nhân viên và còn được thực hiện
trong những trường hợp đột suất khi một nhân viên được bổ nhiệm tới vị trí cao hơn
trong công việc sẽ được tham gia tập huấn, làm quen với những tính huống quản lý.
Bộ phận đào tạo trong công ty rất được quan tâm chú ý và trở thành một bộ
phận hỗ trợ quan trọng trong bộ phận bán hàng.
Toàn bộ nhân viên bán hàng đều được tiếp xúc và trải qua khoá đào tạo của công ty.
Song song với đào tạo là việc khuyến khích sự phát triển thăng tiến của nhân
viên. Do cơ cấu nhân viên bán hàng là linh hoạt và có sự thay đổi thường xuyên nên
nhu cầu về quản lý không ngừng tăng. Điều này tạo ra cho nhân viên những cơ hội để
phát. Họ có thể nhanh chóng tiến tới vị trí công việc cao hơn nếu có năng lực. Bổ sung
mạng lưới nhân viên bán hàng
Thu hút và tuyển dụng mới
Mạng lưới nhân viên bán hàng là mạng lưới linh hoạt thay đổi nhiều nhất trong
công ty. Do vậy vấn đề thu hút và tuyển dụng mới nhân viên được đặt ra thường xuyên.
Nguồn chủ yếu để hút vấn là nguồn nội bộ. Bộ phận nhân sự lập kế hoạch, tổ
chức thu hút và tuyển dụng nhân viên còn bộ phận bán hàng tham gia vào quá trình
tuyển chọn và đưa ra ý kiến mang tính cố vấn
Đào tạo và hội nhập nhân viên mới
Đặc điểm nổi bật thể hiện sự quan tâm của công ty tới vấn đề đào tạo nhân viên
mới đó là công ty có riêng một bộ phận này là xây dựng thiết kế và thực thi các
chương trình rèn luyện kỹ năng cho nhân viên mới và giúp họ tham gia hội nhập
nhanh chóng vào hoạt động của công ty. 17
Quá trình này có ý nghĩa then chốt khi một đội ngũ nhân viên mới tham gia làm
việc tại công ty. Nừu tiến hành đào tạo và hội nhập nhân viên được tốt, phù hợp thực
tế sẽ tạo ra tâm lý làm việc cũng như sự gắng bó mật thiết giữa nhân viên với công ty.
Ngượclại, nếu quá trình này không diễn ra tốt sẽ tạo ra tác dụng rất xấu tới quá trình
làm việc sau này của nhân viên.
3.3. Một số biện pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức Coca – Cola
3.3.1 Một số hướng giải pháp cho kế hoạch tuyển dụng
DSM trực tiếp tuyển dụng và dự trữ
Theo cách này, các DSM lập các kế hoạch tuyển dụng trực tiếp nhân viên bán
hàng khi có nhu cầu và lên kế hoạch dự trữ nhân viên bán hàng cho mình. Kế hoạch
tuyển dụng và dự trữ nhân viên bán hàng phụ thuộc vào nhu cầu của từng nhóm song
được thống nhất với bộ phận nhân sự. Nguồn dự trữ có thể tuỳ thuộc vào từng DSM
nhưng nguồn dồi dào và có tiềm năng nhất vẫn là sinh viên năm cuối hoặc mới ra
trường. Cách thức tuyển là khi thiếu thì tuyển hoặc dự trữ bằng cách thoả thuận với
sinh viên sắp hoặc mới tốt nghiệp.
Ưu điểm: Chủ động trong hoạt động của DSM. Dựa vào mối quan hệ mà tuyển
và dự trữ do đó tạo êkip làm việc thuận lợi. Không tốn công của toàn bộ bộ phận bán
hàng cho từng thiếu hụt nhỏ lẻ.
Hạn chế: Khó kiểm soát toàn bộ nhân viên bán hàng một cách hệ thống Cách
đánh giá ít tính chính xác Dự trữ nhân viên bán hàng không mang tính đồng bộ.
Dự trữ nhân viên bán hàng thông qua trường đại học
Theo cách này, thông qua các mối quan hệ của công ty hay bộ phận bán hàng
với văn phòng Đoàn trường. Theo thoả thuận giữa công ty và văn phòng Đoàn trường
khi công ty có nhu cầu thì cung cấp các sinh viên đáp ứng đủ điều kiện. Tuy nhiên do
mối liên hệ với Đoàn trường thấp nên có thể bổ sung vào đó là các thoả thuận với văn
phòng các khoa, vì văn phòng khoa quản lý trực tiếp sinh viên nên nắm bắt được
những sinh viên sắp ra trường hoặc mới ra trường có đủ khả năng.
Ưu điểm: Nhu cầu của công ty luôn được thoả mãn và đảm bảo có một nguồn
dự trữ tốt nhất. Thông tin tới được nhiều sinh viên nên diện để tuyển chọn rộng.
Hạn chế: Không mở rộng với các sinh viên tốt nghiệp lâu hoặc những người
khác có nhu cầu Đối với sinh viên khối ngành kỹ thuật có thể có khả năng nhưng cơ
hội bị hạn chế vì hạn chế thông tin.
Kế hoạch dự trữ thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm 18
Khi có nhu cầu dự trữ nhân viên hoặc tuyển mới nhân viên thì trực tiếp làm
việc với các trung tâm. Theo thoả thuận với các trung tâm, khi công ty tuyển mới đồng
thời với dự trữ luôn nhân viên như cách của công ty Lever Việt Nam Song do sự khác
biệt về công việc nên cần có sự thoả thuận với các nhân viên dự bị về thời gian làm
việc khi thiếu hụt nhân viên cho phù hợp. Đồng thời cũng có sự ràng buộc để đảm bảo
khi cần là nhân viên dự bị đó phải đáp ứng yêu cầu công ty.
Ưu điểm: Tận dụng được một cách tốt nhất tiềm năng của thị trường lao động.
Chỉ cần chi phí tuyển dụng cho một lần có thể tạo nguồn dự trữ trong một thời gian
tương đối dài. Đảm bảo luôn đáp ứng yêu cầu của bộ phân bán hàng.
Hạn chế: Độ rủi ro khi chọn các trung tâm là khá cao do sự tín nhiệm đối với
các trung tâm ngày nay đang giảm mạnh.
3.3.2 Kế hoạch đào tạo
Thứ nhất, loại hình đào tạo cần được phân ra làm hai nội dung. Một nội dung
đào tạo giành cho những người đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực bán hàng, nghiên cứu thị trường.
Thứ hai là trong quá trình triển khai đào tạo cần tạo ra sự giao lưu gặp gỡ
thường xuyên giữa nhân viên cũ và nhân viên đang đào tạo. Hình thức này là cách
nhanh nhất giúp cho nhân viên mới nhanh chóng tiếp nhận công việc trong tương lai
một cách hiệu quả nhất.
Các hình thức giao lưu giúp đỡ này có thể là việc tổ chức thành từng nhóm kèm
cặp đi thực tế. Mỗi nhân viên cũ sẽ đóng vai trò là một người hướng dẫn giúp đỡ nhân
viên mới trong thực tế.
Điều này sẽ thực sự mang lại hiệu quả cao nếu kết hợp vào đó là việc gắn kết
quả làm việc của hai nhóm này lại với nhau nhằm kích thích họ có trách nhiệm hơn
trong quá trình đào tạo. Ngoài ra, có thể tiến hành một số phương pháp đào tạo khác
song điều cơ bản là cần thiết phải gắn kết quá trình đào tạo với thực tế kết quả làm
việc và thông qua đó cũng đánh giá năng lực thực tế người lao động.
3.3.3 Hoàn thiện chính sách đãi ngộ đối với nhân viên trong mạng lưới bán hàng
Chính sách lương và trợ cấp
Mặc dù mức lương tại công ty được đánh gía là mang tính cạnh tranh trên thị
trường lao động song trong việc thực hiện chính sách lương và trợ cấp của mình công
ty vẫn còn tồn taị một số hạn chế ảnh hưởng tới hiệu quả của các chính sách này. Mức
lương của nhân viên bán hàng được xây dựng trên cơ sở sự đóng góp của nhân viên
với doanh số của công ty. 19
Tuy nhiên mức lương là cố định trong khi chỉ tiêu bán hàng trong từng thời
điểm cụ thể là khác nhau. Điều này làm giảm tính cạnh tranh trong quá trình tính
lương cho nhân viên. Mặt khác, các chính sách về trợ cấp cho nhân viên bán hàng
cũng chưa được đánh giá và thực hiện đúng mức.
Chính sách tạo điều kiện phát triển và thăng tiến cho nhân viên Trong hệ thống
mạng lưới nhân viên bán hàng, đa số đều mong muốn và cố gắng để trở thành nhà
quản lý cấp cơ sở (DSM). Tuy nhiên, các DSM và đôi khi là cả BUM đều chưa được
trang bị một cách đầy đủ các kiến thức về quản lý. Nhân viên bán hàng cũng ít có điều
kiện để trau dồi thêm kiến thức ngoài việc tham gia tập huấn trong các chương trình bán hàng của công ty.
Đồng thời, việc thực hiện đề tài này cũng là một ví dụ cụ thể để minh chứng
cho vai trò nhà quản lý trong sự phát triển của một doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Có thể thấy rằng, đối với một nước đang trên đà phát triển như nước ta thì việc
vận dụng phát huy thế mạnh về nguồn nhân lực là điều rất cần thiết. Muốn làm được
điều đó, bản thân mỗi doanh nghiệp phải định hướng và định hướng lâu dài về nguồn nhân lực.
Nếu mỗi doanh nghiệp làm tốt điều này và cả nền kinh tế nước ta sử dụng hữu
hiệu tài nguyên nhân lực sẽ tạo ra sức mạnh cho nước ta tiến lên xây dựng thắng lợi kế hoạch kinh tế - xã hội. 20