Bài thảo luận Quản trị Logistics kinh doanh | Đại học Thương Mại

Bài thảo luận Quản trị Logistics kinh doanh | Đại học Thương Mại. Tài liệu gồm 13 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức và ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA MARKETING
ĐỀ TÀI: LOGISTICS NGƯỢC – HOẠT ĐỘNG THU HỒI
VÀ TÁI SỬ DỤNG BAO BÌ SẢN PHẨM CỦA
COCA-COLA
Học phần: Quản trị Logistics Kinh doanh
Giáo viên hướng dẫn: Ths. Phạm Thị Huyền
Mã lớp học phần: 2165BLOG1511
Nhóm 10
Năm: 2021 - 2022
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, thị trường Logistics đang trở nên ngày càng ng động phức tạp
hơn. Đa số chúng ta đều biết rằng Logistics gắn liền với dòng chảy vật chất từ quá
trình sản xuất như thu mua nguyên vật liệu, hoàn thành sản phẩm, lưu kho đến phân
phối sản phẩm từi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Vậy nếu sản phẩm bị lỗi, hỏng, hết
hạn sử dụng, hay bao của chúng vẫn còn khả năng tái sử dụng cần thu hồi từ tay
người tiêu dùng trở lại doanh nghiệp thì chúng ta phải làm như thế nào?
Dưới áp lực cạnh tranh gay gắt vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
hiện nay, Logistics ngược (Reverse Logistics) được xem một giải pháp quan trọng
giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tăng doanh thu, nâng cao trình độ dịch vụ và giảm tác
động đến môi trường; góp phần tạo dựng hình ảnh “xanh” trong tâm trí khách hàng từ
đó giành lợi thế cạnh tranh và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Nhận thấy vai trò quan trọng của Logistics ngược đối với các doanh nghiệp
hiện nay, nhóm đã vận dụng các kiến thức đã học trong bộ môn Quản trị Logistics
kinh doanh để tiến hành nghiên cứu về đề tài “Logistics ngược – Hoạt động thu hồi
tái sử dụng bao bì sản phẩm của Coca-Cola”.
Để hoàn thành được đề tài, chúng em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ, hướng
dẫn rất tận tình của cô Phạm Thị Huyền. không chỉ hướng dẫn giúp đỡ chúng em
hoàn thành đề tài còn truyền đạt cho chúng em rất nhiều kiến thức bổ ích về hoạt
động Logistics.
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn cô! Kính chúchạnh phúc thật
nhiều sức khỏe để tiếp tục chèo lái con thuyền tri thức cho nhiều thế hệ sinh viên.
Nhóm 10 – Quản trị Logistics Kinh doanh 1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................1
MỤC LỤC..................................................................................................................................2
NỘI DUNG................................................................................................................................3
A. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ LOGISTICS NGƯỢC.................................................3
1. Khái niệm logistics ngược.............................................................................................3
2. Nguyên nhân phát sinh dòng vật chất trong logistic ngược.......................................3
3. Đặc trưng của logistic ngược, so sánh logistic ngược và xuôi....................................3
4. Vai trò chính của logistics ngược..................................................................................4
B. COCA-COLA VÀ HOẠT ĐỘNG THU HỒI, TÁI SỬ DỤNG BAO BÌ SẢN PHẨM...5
1. Giới thiệu chung về công ty Coca Cola........................................................................5
1.1 Sơ lược về công ty.......................................................................................................5
1.2 Các loại sản phẩm và các loại bao bì.........................................................................6
2. Hoạt động thu hồi và tái sử dụng.................................................................................7
2.1 Quy trình thu hồi và tái sử dụng bao bì sản phẩm của Coca-Cola........................8
2.2 Tỷ lệ thu hồi theo loại bao bì......................................................................................9
2.3 Một số biện pháp và sáng kiến thu hồi của Coca-Cola..........................................10
KẾT LUẬN..............................................................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................12
Nhóm 10 – Quản trị Logistics Kinh doanh 2
NỘI DUNG
A. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ LOGISTICS NGƯỢC
1. Khái niệm logistics ngược:
Reverse logistics (Logistics ngược, Logistics thu hồi) quá trình lập kế hoạch, thực
hiện kiểm soát một cách hiệu quả dòng chảy của nguyên liệu, bán thành phẩm,
thành phẩm và bao bì và thông tin có liên quan từ các điểm tiêu dùng đến điểm thu hồi
với mục đích tận dụng các giá trị còn lại hoặc thải hồi một cách thích hợp.
2. Nguyên nhân phát sinh dòng vật chất trong logistic ngược:
Dòng logistics ngược được hình thành do nhiều nguyên nhân:
- Dòng thu hồi các sản phẩm không bán được hoặc các sản phẩm bị khuyết tật
- Dòng thu hồi bao bì do tháo dỡ các sản phẩm đã qua sử dụng
- Thu hồi và tái sử dụng các bao bì sản phẩm
- Dòng thu hồi và tái sử dụng pallet, container
3. Đặc trưng của logistic ngược, so sánh logistic ngược và xuôi:
Logistics ngược có những đặc trưng khác biệt căn bản so với logistics xuôi:
STT LOGISTICS NGƯỢC LOGISTICS XUÔI
1 Dự báo khó khăn hơn Dự báo tương đối đơn giản hơn
2 Vận chuyển từ nhiều điểm tới một điểm Vận chuyển từ một điểm tới nhiều điểm
3 Chất lượng sản phẩm không đồng nhất Chất lượng sản phẩm đồng nhất
4 Bao bì sản phẩm thường đã bị phá hủy Bao sản phẩm nguyên vẹn, tiêu chuẩn
hóa
5 Giá cả phụ thuộc vào nhiều yếu tố Giá cả tương quan đồng nhất
6 Tốc độ thường không được xem ưu
tiên
Tốc độ là quan trọng
7 Chi phí khó thể nhìn thấy trực tiếp
rất lớn
Chi phí có thể giám sát chặt chẽ
8 Mâu thuẫn về sở hữu trách nhiệm
vật chất
Sở hữu và trách nhiệm vật chất rõ ràng
(Grabara J. 2004)
Nhóm 10 – Quản trị Logistics Kinh doanh 3
4. Vai trò chính của logistics ngược:
Tạo sự linh hoạt trong chuỗi cung ứng, thông suốt cho quá trình logistics xuôi
(Forward Logistics): Giúp thực hiện nhanh chóng các thao tác như sửa chữa, đóng
gói, dán nhãn mác lại khi xuất hiện các sản phẩm lỗi còn giúp đạt hiệu quả cao
trong quá trình quản trị logistics xuôi.
Logistics ngược góp phần nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng: Việc thu hồi
các sản phẩm không đáp ứng nhu cầu khách hàng để đổi, sửa chữa, bảo hành, bảo
dưỡng, ... sẽ góp phần thỏa mãn tốt hơn yêu cầu của khách hàng, nâng cao mức dịch
vụ khách hàng của doanh nghiệp.
Logistics ngược giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp: Tiết kiệm được chi
phí nguyên vật liệu do đượci sinh, giảm chi phí bao do tái sử dụng bao nhiều
lần, thu hồi được giá trị còn lại của những sản phẩm đã loại bỏ, bán lại sản phẩm để
tăng doanh thu…
Giúp tạo hình ảnh “xanh” cho doanh nghiệp thân thiện với môi trường: Ô
nhiễm môi trường đang một vấn nạn trên toàn thế giới nguyên nhân bản lạ
hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Vậy nên việc thu hồi nguyên vật
liệu, sản phẩm và bao bì để tái chế hoặc thải loại một cách có trách nhiệm như logistics
ngược sẽ được đánh giá cao.
Mô hình quy trình logistics ngược tại doanh nghiệp
(Roberta Pinna và Pier Paolo Carrus)
Nhóm 10 – Quản trị Logistics Kinh doanh 4
Tập hợp
Thu hồi lại sản phẩm
Vận chuyển
Kiểm tra
Kiểm tra
Chọn lọc
Phân loại
Xử lý
Bán lại
Tái sử dụng
Phục hồi
Xử lý rác thải
Phân phối lại
Dự trữ
Bán
Vận chuyển
Quy trình logistics ngược được thực hiện theo 4 giai đoạn:
1) Giai đoạn 1 - “Tập hợp”: hoạt động cần thiết để thu về các sản phẩm không
bán được, sản phẩm khuyết tật hay bao bì và vận chuyển chúng tới điểm phục hồi.
2) Giai đoạn 2 - “Kiểm tra”: Tại điểm phục hồi, sản phẩm sẽ được kiểm tra
thông qua các hoạt động như kiểm tra chất lượng sản phẩm, chọn lọc phân loại sản
phẩm. Kết quả của giai đoạn 2 căn cứ quan trọng cần thiết để xác định quá trình
tiếp theo cho hầu hết sản phẩm thương mại.
3) Giai đoạn 3 - “Xử lý”: Khi một sản phẩm được thu hồi ngược trở lại, doanh
nghiệp sẽ nhiều cách xử lý: (1) tái sử dụng trực tiếp hoặc bán lại; (2) phục hồi sản
phẩm (sửa lại, m mới lại, sản xuất lại, tháo để lấy phụ tùng…); (3) xử rác thải
(thiêu đốt, chôn lấp hoặc thải ra môi trường). Bán lại được áp dụng khi sản phẩm được
đưa vào thị trường nào đó khá lâu nhưng không bán được không nhu cầu hoặc
nhu cầu đã bão hòa, có thể được thu hồi để chuyển sang bán ở thị trường khác đang có
nhu cầu hoặc bán thông qua các cửa hàng giảm giá.
4) Giai đoạn 4 - “Phân phối lại” sản phẩm đã phục hồi. Giai đoạn này đề cập đến
các hoạt động logistics để đưa lại sản phẩm vào thị trường chuyển cho khách
hàng như các hoạt động dự trữ, bán hàng và vận chuyển.
B. COCA-COLA HOẠT ĐỘNG THU HỒI, TÁI SỬ DỤNG BAO SẢN
PHẨM
1. Giới thiệu chung về công ty Coca Cola
1.1 Sơ lược về công ty
Công ty Coca-Cola (tiếng Anh: The Coca-Cola Company) là một tập đoàn nước
giải khát đa quốc gia được thành lập tại Wilmington, Delaware; trụ sở tại Atlanta,
Georgia, Hoa Kỳ. Coca-Cola là nhà sản xuất, bán lẻ, quảng bá tiếp thị các sản phẩm đồ
uống, siro không cồn các sản phẩm đồ uống cồn. Công ty y được biết đến
nhiều nhất với sản phẩm hàng đầu là nước ngọtgas Coca-Cola - được dược sĩ John
Stith Pemberton phát minh năm 1886 tại Columbus, Georgia. Công thức thương
hiệu Coca-Cola được Asa Griggs Candler mua lại năm 1889, sau đó thành lập Công ty
Coca-Cola năm 1892 Atlanta. Công ty điều hành một hệ thống phân phối nhượng
quyền kinh doanh kể từ năm 1889, trong đó Công ty Coca-Cola chỉ sản xuất nước siro
đặc, sau đó sản phẩm này được bán cho các nhà đóng chai khác nhau trên khắp thế
Nhóm 10 – Quản trị Logistics Kinh doanh 5
giới - những người nắm giữ độc quyền kinh doanh trên từng lãnh thổ. Hiện nay, Coca-
Cola là nhà sản xuất nước giải khát có gas nổi tiếng hàng đầu thế giới.
Coca-Cola hoạt động trên hơn 200 quốc gia vùng lãnh thổ; tại 6 khu vực:
khu vực Bắc Mỹ, khu vực Mỹ La-tinh, khu vực đại lục Á - Âu, Châu Âu, Châu Phi và
khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
1.2 Các loại sản phẩm và các loại bao bì:
- Các loại sản phẩm:
+ Nước ngọt có gas: Coca-Cola, Fanta, Sprite, Schweppes, Appletiser, Fresca, Barq’s.
+ Nước lọc nước uống thể thao: DASANI, smartwater, POWERADE,
vitaminwater, Topo Chico, Aquarius, I LOHAS, Ciel.
+ Nước trái cây thức uống sữa trái cây: Minute Maid, innocent, Simply, fairlife,
AdeS.
+ Trà: Fuze Tea, Honest, Gold Peak, Peace Tea, Ayataka, Dogadan.
+ Cà phê: Georgia Coffee, Costa Coffee.
- Các loại bao bì:
+ Bao bì từ kim loại: nhôm, thép:
+ Bao bì từ nhựa PET, rPET:
Nhóm 10 – Quản trị Logistics Kinh doanh 6
+ Bao bì từ thủy tinh:
+ Bao bì dạng túi nhựa:
+ Bao bì hộp carton:
2. Hoạt động thu hồi và tái sử dụng
Trong nhiều thập kỷ, bao đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống
hiện đại, giúp bảo quản và tránh những hư hỏng gây lãng phí thực phẩm. Nó chỉ gây ô
nhiễm môi trường khi con người thải bỏ không qua xử lý, tái chế. Coca-Cola tự hào
một trong những thương hiệu nước giải khát bậc nhất thế giới với mỗi ngày, có khoảng
gần 2 tỷ sản phẩm của Coca-Cola được tiêu thụ trên toàn cầu. Theo kết quả điều tra
thực tế, Coca-Cola cũng công ty gây ô nhiễm rác thải nhựa nhiều nhất thế giới.
Đứng trước những thách thức về chất thải bao bì, Coca-Cola đã triển khai rất nhiều
biện pháp trong việc thu hồi tái sử dụng, tái chế cải tiến bao của mình. Đầu
Nhóm 10 – Quản trị Logistics Kinh doanh 7
tháng 01/2018, Coca-Cola đã công bố mục tiêu bao bì bền vững đầy tham vọng: Coca-
Cola cam kết tới năm 2030 sẽ thu gom tái chế lượng tương đương 100% bao
hãng bán ra và mở ra chiến dịch “Thế giới không rác thải” (World Without Waste).
Coca-Cola và kinh tế tuần hoàn
Không giống với một nền kinh tế tuyến tính truyền thống (Khai thác tài nguyên
cho đầu vào sản xuất, phân phối, tiêu dùng cuối cùng thải loại), nền kinh tế tuần
hoàn tận dụng tối đa giá trị từ vật liệu và sản phẩm trong quá trình sử dụng, sau đó thu
hồi và phục hồi, tái tạo chúng.
Kinh tế tuần hoàn hướng tới việc kết nối điểm cuối của đường th‘ng y trở lại
với điểm đầu, trở thành một vòng tuần hoàn của vật chất. Hơn nữa, kinh tế tuần hoàn
còn tạo ra các vòng tuần hoàn nhỏ trong mỗi khâu khai thác, sản xuất, phân phối
tiêu dùng, gi cho vật chất được s dụng lâu nhất thể. Coca-Cola đang không
ngừng hành động để tìm cách thúc đẩy chuỗi cung ứngliên kết cùng các đối tác để
hỗ trợ và tạo điều kiện cho việc thực hiện nền kinh tế tuần hoàn của mình.
2.1 Quy trình thu hồi và tái sử dụng bao bì sản phẩm của Coca-Cola:
Coca-Cola tại Anh, cùng hướng tới chiến dịch “Thế giới không rác thải”, công ty
đã hợp tác cùng với Clean Tech thực hiện quy trình Logistics ngược cho bao bì của họ.
Với đặc trưng tại Anh chủ yếu bao từ nhựa kim loại, quy trình vòng đời của
bao bì sản phẩm của Coca-Cola được tiến hành như sau:
Giai đoạn “Tập hợp”: Sau khi mua sử dụng đồ uống của Coca-Cola, khách
hàng bỏ những chai rỗng tại các thùng rác tái chế của Coca-Cola. Tiếp đó, các chai
rỗng sẽ được các xe thu gom lại được vận chuyển đến sở xử rác thải tại địa
phương, tại đây những chai nhựa sẽ được ép và đóng kiện lại với nhau và sau đó được
vận chuyển đến Clean Tech.
Giai đoạn “Kiểm tra” và “Xử lý”:
- Tại Clean Tech: Nhựa được phân loại thành nhựa trong suốt nhựa màu,
tiếp đó là quá trình làm sạch và cắt nhỏ để tạo thành các hạt nhựa tái chế. Sau đó cả hạt
nhựa tái chế hạt nhựa nguyên sinh được trộn với nhau rồi tạo thành các phôi nhựa
dạng ống. Cuối cùng, các phôi nhựa sẽ được vận chuyển đến nhà máy của Coca-Cola.
Nhóm 10 – Quản trị Logistics Kinh doanh 8
- Tại nhà máy Coca-Cola: Các phôi nhựa dạng ống sẽ được thổi vào khuôn để
tạo thành những chai rỗng mới với hình ng đặc trưng riêng của Coca-Cola theo
từng loại sản phẩm đồ uống. Từ đây, các chai nhựa sẽ bắt đầu một vòng đời mới, được
rót đầy lại, được đóng hộp.
Giai đoạn “Phân phối lại”: Cuối cùng sau khi sản phẩm đã được phục hồi và sẵn
sàng để trở lại thị trường, chúng được vận chuyển đến các nhà phân phối, nhà bán lẻ ...
và cuối cùng là đến tay người tiêu dùng.
Ước tính 6 tuần khoảng thời gian để Coca-Cola - cùng sự hợp tác của Clean
Tech, thực hiện tất cả quá trình trên kể từ khi chai được thu gom đến khi quay trở lại
kệ bán.
2.2 Tỷ lệ thu hồi theo loại bao bì:
(Coca-Cola World Without Waste Report 2019, 2020)
Vào năm 2019, tỷ lệ thu hồi bao của Coca-Cola trên toàn thế giới 60% -
tăng so với 58% vào năm 2018.
Năm 2020, tỷ lệ thu hồi, rót đầy lại tái sử dụng của Coca-Cola giữ mức
gần 60%. Bao của Coca Cola sử dụng 22% vật liệu tái chế riêng đối với nhựa
Nhóm 10 – Quản trị Logistics Kinh doanh 9
Chai/lon nhôm, thép
Chai nha PET
Chai thủy nh không còn np lại
Hộp Carton
i nha
Chai thủynh có thể np lại
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90%
65%
56%
39%
15%
9%
89%
62%
56%
32%
16%
9%
90%
Tỷ lệ thu hồi bao của Coca-Cola
Năm 2019 Năm 2020
PET 11,5%. Mục tiêu của công ty sử dụng ít nhất 50% vật liệu tái chế trong bao
bì trên toàn cầu và thu thập lại 100% lượng bao bì mà hãng bán ra vào năm 2030.
2.3 Một số biện pháp và sáng kiến thu hồi của Coca-Cola:
Hệ thống mua sắm tuần hoàn Loop
Coca-Cola khu vực Châu Âu Thái Bình Dương đã tham gia một hệ thống mua
sắm vòng tròn tên Loop™ - do hệ thống chuỗi siêu thị tạp hóa Pháp Carrefour kết
hợp với TerraCycle - công ty hàng đầu về tái chế - điều hành. Với Loop, người tiêu
dùng sẽ mua hàng một cách trách nhiệm được tận hưởng nhiều loại sản phẩm
trong baođược thiết kế đặc biệt dành riêng cho việc thu hồi, làm sạch, nạp lại và tái
sử dụng hoặc tái chế. Bao thể nạp lại / thể trả lại của Loop được thay thế từ
bao một lần thành bao bền hơn với chất lượng cao có thể nạp lại. Người tiêu
dùng sẽ mua sắm các sản phẩm trên nền tảng trực tuyến từ các nhãn hàng; sau đó các
sản phẩm - được đóng gói trong bao bì tự phân hủy, được giao đến nhà của khách hàng
trong các thùng vận chuyển được thiết kế riêng. Sau khi sử dụng, khách hàng đặt các
bao rỗng trở lại thùng của Loop. Loop sẽ thu gom lại các thùng chứa chai rỗng,
phân loại, xử lý và làm sạch để bảo đảm an toàn tái sử dụng. Cuối cùng, Loop bổ sung
sản phẩm và hàng đã nạp lại trở lại và sẵn sàng tiếp tục cung ứng đến người tiêu dùng.
Chai đa năng
Năm 2018, Coca-Cola Brazil đã đầu 25 triệu đô la Mỹ để thiết kế tạo ra
một loại chai thể tái sử dụng thể sử dụng được cho nhiều loại đồ uống
“chai đa năng” đã ra đời. Tính đến năm 2020, “chai đa năng” đã được mở rộng áp
dụng Nam Mỹ, Châu Phi xa hơn. thúc đẩy việc thu gom, làm sạch nạp lại
hiệu quả bằng cách nhiều dòng đồ uống đều sử dụng cùng một dạng chai với màu sắc,
hình dạng kích thước duy nhất. Tại Brazil, “chai đa năng” 2 lít của Coca-Cola,
Fanta Sprite thể được trả lại, làm sạch nạp lại lên đến 25 lần đã thay thế
200 triệu chai không thể tái sử dụng mỗi năm. Các thị trường khác, đặc biệtChâu
Mỹ La-tinh, Châu Phi và Châu Âu, cũng đang tăng khả năng nạp lại. Kể từ năm 2020,
chai thể tái sử dụng chiếm đến 27% doanh số bán hàng của Coca-Cola Mỹ La-
tinh vàdạng bao bì phát triển nhanh nhất trong năm 2018 và 2019. Tại Chile, Coca-
Cola đã hợp tác với Petrobras - tập đoàn hàng đầu về năng lượng để triển khai bán các
chai có thể trả lại ở cửa hàng tiện lợi. Bao bì với nhãn giấy có dòng chữ “có thể trả lại”
Nhóm 10 – Quản trị Logistics Kinh doanh 10
trên dải màu xanh lá cây, có thể được làm sạch, đổ đầy và tái sử dụng đến 14 lần trước
khi được tái chế và làm thành chai PET mới.
Tại Trung Quốc
Công ty Coca-Cola đã ra mắt loại máy bán hàng tự động mới Trung Quốc,
nơi người tiêu dùngthể mua đồ uống, cũng như trả lại và tái chế các chai và lon đã
qua sử dụng, đánh dấu thiết bị đầu tiên kết hợp bán đồ uống i chế bao của
Coca-Cola Trung Quốc. Máy bán hàng tự động sử dụng công nghệ AI nhận dạng
khuôn mặt tương tác âm thanh để mang lại trải nghiệm tương tác cho người tiêu
dùng.
Công nghệ này tìm cách cân bằng giữa việc bán đồ uống tái chế. Người tiêu
dùng khi mua một chai nước giải khát sẽ nhận được âm thanh lời nhắc kèm theo: “Bạn
nợ tôi một chai, đừng quên trả lại”. Thông qua thiết bị di động, người tiêu dùng cũng
thể được hoàn một phần phí bằng cách tái chế nhiều hơn. Các khoản tín dụng này
có thể được sử dụng để gửi e-voucher cho bạn bè mua đồ uống hoặc mua các mặt hàng
làm từ nhựa tái chế của Coca-Cola.
Tại Anh
“Một chai nhựa giảm nửa giá vào cửa”: Coca-Cola Anh Merlin
Entertainments - công ty giải trí thu hút lượng khách tham quan lớn nhất nước Anh, đã
hợp tác để triển khai máy bán hàng tự động ngược tại các điểm tham quan, công viên
giải trí của Merlin: khách hàng sẽ được giảm giá 50% vé vào cửa với mỗi lượt thả một
chai nhựa rỗng vào máy.
Những sáng kiến này đã góp phần truyền cảm hứng nâng cao nhận thức cho
người tiêu dùng về tái chế giảm thiểu chất thải; giúp thúc đẩy các nỗ lực thu gom
nhựa PET trên toàn cầu.
Nhóm 10 – Quản trị Logistics Kinh doanh 11
KẾT LUẬN
Khi sản phẩm sử dụng hết, khách hàng thường vứt bỏ vỏ chai. Việc xả thải các
vỏ chai này ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. vậy, nhà sản xuất phải trách
nhiệm đối với việc bảo vệ môi trường, bao sản phẩm phải được tổ chức thu hồi để
xử lý một cách an toàn.
Tuy rằng việc triển khai dòng logistics ngược sẽ khiến công ty phải gánh thêm
rất nhiều chi phí nhưng lợi ích mà chúng đem lại cho chính bản thân công ty, cho môi
trường và cho cả cộng đồng cũng không thể phủ nhận. Hiện ngành công nghiệp tái chế
đã đang đưa về cho nền kinh tế các nước phát triển hàng trăm tỉ đô la tạo công
ăn việc làm cho nhiều người lao động. Với những ý nghĩa to lớn này thì các doanh
nghiệp không do để không xây dựng cho mình một đội ngũ, dòng logistics
ngược thật vững chắc và chuyên nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Quản trị Logistics Kinh doanh, Trường Đại học Thương mại.
2. The Coca-Cola Company 2019 World Without Waste Report.
3. Coca-Cola 2020 World Without Waste Report.
Nhóm 10 – Quản trị Logistics Kinh doanh 12
| 1/13

Preview text:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA MARKETING
ĐỀ TÀI: LOGISTICS NGƯỢC – HOẠT ĐỘNG THU HỒI
VÀ TÁI SỬ DỤNG BAO BÌ SẢN PHẨM CỦA COCA-COLA
Học phần: Quản trị Logistics Kinh doanh
Giáo viên hướng dẫn: Ths. Phạm Thị Huyền
Mã lớp học phần: 2165BLOG1511 Nhóm 10 Năm: 2021 - 2022 LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, thị trường Logistics đang trở nên ngày càng năng động và phức tạp
hơn. Đa số chúng ta đều biết rằng Logistics gắn liền với dòng chảy vật chất từ quá
trình sản xuất như thu mua nguyên vật liệu, hoàn thành sản phẩm, lưu kho đến phân
phối sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Vậy nếu sản phẩm bị lỗi, hư hỏng, hết
hạn sử dụng, hay bao bì của chúng vẫn còn khả năng tái sử dụng cần thu hồi từ tay
người tiêu dùng trở lại doanh nghiệp thì chúng ta phải làm như thế nào?
Dưới áp lực cạnh tranh gay gắt và vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
hiện nay, Logistics ngược (Reverse Logistics) được xem là một giải pháp quan trọng
giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tăng doanh thu, nâng cao trình độ dịch vụ và giảm tác
động đến môi trường; góp phần tạo dựng hình ảnh “xanh” trong tâm trí khách hàng từ
đó giành lợi thế cạnh tranh và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Nhận thấy vai trò quan trọng của Logistics ngược đối với các doanh nghiệp
hiện nay, nhóm đã vận dụng các kiến thức đã học trong bộ môn Quản trị Logistics
kinh doanh để tiến hành nghiên cứu về đề tài “Logistics ngược – Hoạt động thu hồi và
tái sử dụng bao bì sản phẩm của Coca-Cola”.
Để hoàn thành được đề tài, chúng em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ, hướng
dẫn rất tận tình của cô Phạm Thị Huyền. Cô không chỉ hướng dẫn giúp đỡ chúng em
hoàn thành đề tài mà còn truyền đạt cho chúng em rất nhiều kiến thức bổ ích về hoạt động Logistics.
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn cô! Kính chúc cô hạnh phúc và có thật
nhiều sức khỏe để tiếp tục chèo lái con thuyền tri thức cho nhiều thế hệ sinh viên.
Nhóm 10 – Quản trị Logistics Kinh doanh 1 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................1
MỤC LỤC..................................................................................................................................2
NỘI DUNG................................................................................................................................3
A. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ LOGISTICS NGƯỢC.................................................3
1. Khái niệm logistics ngược.............................................................................................3
2. Nguyên nhân phát sinh dòng vật chất trong logistic ngược.......................................3
3. Đặc trưng của logistic ngược, so sánh logistic ngược và xuôi....................................3
4. Vai trò chính của logistics ngược..................................................................................4
B. COCA-COLA VÀ HOẠT ĐỘNG THU HỒI, TÁI SỬ DỤNG BAO BÌ SẢN PHẨM...5
1. Giới thiệu chung về công ty Coca Cola........................................................................5
1.1 Sơ lược về công ty.......................................................................................................5
1.2 Các loại sản phẩm và các loại bao bì.........................................................................6
2. Hoạt động thu hồi và tái sử dụng.................................................................................7
2.1 Quy trình thu hồi và tái sử dụng bao bì sản phẩm của Coca-Cola........................8
2.2 Tỷ lệ thu hồi theo loại bao bì......................................................................................9
2.3 Một số biện pháp và sáng kiến thu hồi của Coca-Cola..........................................10
KẾT LUẬN..............................................................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................12
Nhóm 10 – Quản trị Logistics Kinh doanh 2 NỘI DUNG
A. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ LOGISTICS NGƯỢC
1. Khái niệm logistics ngược:
Reverse logistics (Logistics ngược, Logistics thu hồi) là quá trình lập kế hoạch, thực
hiện và kiểm soát một cách hiệu quả dòng chảy của nguyên liệu, bán thành phẩm,
thành phẩm và bao bì và thông tin có liên quan từ các điểm tiêu dùng đến điểm thu hồi
với mục đích tận dụng các giá trị còn lại hoặc thải hồi một cách thích hợp.
2. Nguyên nhân phát sinh dòng vật chất trong logistic ngược:
Dòng logistics ngược được hình thành do nhiều nguyên nhân:
- Dòng thu hồi các sản phẩm không bán được hoặc các sản phẩm bị khuyết tật
- Dòng thu hồi bao bì do tháo dỡ các sản phẩm đã qua sử dụng
- Thu hồi và tái sử dụng các bao bì sản phẩm
- Dòng thu hồi và tái sử dụng pallet, container
3. Đặc trưng của logistic ngược, so sánh logistic ngược và xuôi:
Logistics ngược có những đặc trưng khác biệt căn bản so với logistics xuôi: STT LOGISTICS NGƯỢC LOGISTICS XUÔI 1 Dự báo khó khăn hơn
Dự báo tương đối đơn giản hơn 2
Vận chuyển từ nhiều điểm tới một điểm Vận chuyển từ một điểm tới nhiều điểm 3
Chất lượng sản phẩm không đồng nhất
Chất lượng sản phẩm đồng nhất 4
Bao bì sản phẩm thường đã bị phá hủy
Bao bì sản phẩm nguyên vẹn, tiêu chuẩn hóa 5
Giá cả phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Giá cả tương quan đồng nhất 6
Tốc độ thường không được xem là ưu Tốc độ là quan trọng tiên 7
Chi phí khó thể nhìn thấy trực tiếp và Chi phí có thể giám sát chặt chẽ rất lớn 8
Mâu thuẫn về sở hữu và trách nhiệm Sở hữu và trách nhiệm vật chất rõ ràng vật chất
(Grabara J. 2004)
Nhóm 10 – Quản trị Logistics Kinh doanh 3
4. Vai trò chính của logistics ngược:
Tạo sự linh hoạt trong chuỗi cung ứng, thông suốt cho quá trình logistics xuôi
(Forward Logistics): Giúp thực hiện nhanh chóng các thao tác như sửa chữa, đóng
gói, dán nhãn mác lại khi xuất hiện các sản phẩm lỗi và còn giúp đạt hiệu quả cao
trong quá trình quản trị logistics xuôi.
Logistics ngược góp phần nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng: Việc thu hồi
các sản phẩm không đáp ứng nhu cầu khách hàng để đổi, sửa chữa, bảo hành, bảo
dưỡng, ... sẽ góp phần thỏa mãn tốt hơn yêu cầu của khách hàng, nâng cao mức dịch
vụ khách hàng của doanh nghiệp.
Logistics ngược giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp: Tiết kiệm được chi
phí nguyên vật liệu do được tái sinh, giảm chi phí bao bì do tái sử dụng bao bì nhiều
lần, thu hồi được giá trị còn lại của những sản phẩm đã loại bỏ, bán lại sản phẩm để tăng doanh thu…
Giúp tạo hình ảnh “xanh” cho doanh nghiệp và thân thiện với môi trường: Ô
nhiễm môi trường đang là một vấn nạn trên toàn thế giới mà nguyên nhân cơ bản lạ
hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Vậy nên việc thu hồi nguyên vật
liệu, sản phẩm và bao bì để tái chế hoặc thải loại một cách có trách nhiệm như logistics
ngược sẽ được đánh giá cao.
Mô hình quy trình logistics ngược tại doanh nghiệp Kiểm tra Tập hợp Kiểm tra Thu hồi lại sản phẩm Chọn lọc Vận chuyển Phân loại Xử lý Phân phối lại Bán lại Dự trữ Tái sử dụng Bán Phục hồi Vận chuyển Xử lý rác thải
(Roberta Pinna và Pier Paolo Carrus)
Nhóm 10 – Quản trị Logistics Kinh doanh 4
Quy trình logistics ngược được thực hiện theo 4 giai đoạn: 1)
Giai đoạn 1 - “Tập hợp”: là hoạt động cần thiết để thu về các sản phẩm không
bán được, sản phẩm khuyết tật hay bao bì và vận chuyển chúng tới điểm phục hồi. 2)
Giai đoạn 2 - “Kiểm tra”: Tại điểm phục hồi, sản phẩm sẽ được kiểm tra
thông qua các hoạt động như kiểm tra chất lượng sản phẩm, chọn lọc và phân loại sản
phẩm. Kết quả của giai đoạn 2 là căn cứ quan trọng và cần thiết để xác định quá trình
tiếp theo cho hầu hết sản phẩm thương mại. 3)
Giai đoạn 3 - “Xử lý”: Khi một sản phẩm được thu hồi ngược trở lại, doanh
nghiệp sẽ có nhiều cách xử lý: (1) tái sử dụng trực tiếp hoặc bán lại; (2) phục hồi sản
phẩm (sửa lại, làm mới lại, sản xuất lại, tháo để lấy phụ tùng…); (3) xử lý rác thải
(thiêu đốt, chôn lấp hoặc thải ra môi trường). Bán lại được áp dụng khi sản phẩm được
đưa vào thị trường nào đó khá lâu nhưng không bán được vì không có nhu cầu hoặc
nhu cầu đã bão hòa, có thể được thu hồi để chuyển sang bán ở thị trường khác đang có
nhu cầu hoặc bán thông qua các cửa hàng giảm giá. 4)
Giai đoạn 4 - “Phân phối lại” sản phẩm đã phục hồi. Giai đoạn này đề cập đến
các hoạt động logistics để đưa lại sản phẩm vào thị trường và chuyển nó cho khách
hàng như các hoạt động dự trữ, bán hàng và vận chuyển.
B. COCA-COLA VÀ HOẠT ĐỘNG THU HỒI, TÁI SỬ DỤNG BAO BÌ SẢN PHẨM
1. Giới thiệu chung về công ty Coca Cola
1.1 Sơ lược về công ty
Công ty Coca-Cola (tiếng Anh: The Coca-Cola Company) là một tập đoàn nước
giải khát đa quốc gia được thành lập tại Wilmington, Delaware; có trụ sở tại Atlanta,
Georgia, Hoa Kỳ. Coca-Cola là nhà sản xuất, bán lẻ, quảng bá tiếp thị các sản phẩm đồ
uống, siro không cồn và các sản phẩm đồ uống có cồn. Công ty này được biết đến
nhiều nhất với sản phẩm hàng đầu là nước ngọt có gas Coca-Cola - được dược sĩ John
Stith Pemberton phát minh năm 1886 tại Columbus, Georgia. Công thức và thương
hiệu Coca-Cola được Asa Griggs Candler mua lại năm 1889, sau đó thành lập Công ty
Coca-Cola năm 1892 ở Atlanta. Công ty điều hành một hệ thống phân phối nhượng
quyền kinh doanh kể từ năm 1889, trong đó Công ty Coca-Cola chỉ sản xuất nước siro
cô đặc, sau đó sản phẩm này được bán cho các nhà đóng chai khác nhau trên khắp thế
Nhóm 10 – Quản trị Logistics Kinh doanh 5
giới - những người nắm giữ độc quyền kinh doanh trên từng lãnh thổ. Hiện nay, Coca-
Cola là nhà sản xuất nước giải khát có gas nổi tiếng hàng đầu thế giới.
Coca-Cola hoạt động trên hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ; tại 6 khu vực:
khu vực Bắc Mỹ, khu vực Mỹ La-tinh, khu vực đại lục Á - Âu, Châu Âu, Châu Phi và
khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
1.2 Các loại sản phẩm và các loại bao bì:
- Các loại sản phẩm:
+ Nước ngọt có gas: Coca-Cola, Fanta, Sprite, Schweppes, Appletiser, Fresca, Barq’s.
+ Nước lọc và nước uống thể thao: DASANI, smartwater, POWERADE,
vitaminwater, Topo Chico, Aquarius, I LOHAS, Ciel.
+ Nước trái cây và thức uống sữa trái cây: Minute Maid, innocent, Simply, fairlife, AdeS.
+ Trà: Fuze Tea, Honest, Gold Peak, Peace Tea, Ayataka, Dogadan.
+ Cà phê: Georgia Coffee, Costa Coffee. - Các loại bao bì:
+ Bao bì từ kim loại: nhôm, thép:
+ Bao bì từ nhựa PET, rPET:
Nhóm 10 – Quản trị Logistics Kinh doanh 6 + Bao bì từ thủy tinh: + Bao bì dạng túi nhựa: + Bao bì hộp carton:
2. Hoạt động thu hồi và tái sử dụng
Trong nhiều thập kỷ, bao bì đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống
hiện đại, giúp bảo quản và tránh những hư hỏng gây lãng phí thực phẩm. Nó chỉ gây ô
nhiễm môi trường khi con người thải bỏ không qua xử lý, tái chế. Coca-Cola tự hào là
một trong những thương hiệu nước giải khát bậc nhất thế giới với mỗi ngày, có khoảng
gần 2 tỷ sản phẩm của Coca-Cola được tiêu thụ trên toàn cầu. Theo kết quả điều tra
thực tế, Coca-Cola cũng là công ty gây ô nhiễm rác thải nhựa nhiều nhất thế giới.
Đứng trước những thách thức về chất thải bao bì, Coca-Cola đã triển khai rất nhiều
biện pháp trong việc thu hồi và tái sử dụng, tái chế và cải tiến bao bì của mình. Đầu
Nhóm 10 – Quản trị Logistics Kinh doanh 7
tháng 01/2018, Coca-Cola đã công bố mục tiêu bao bì bền vững đầy tham vọng: Coca-
Cola cam kết tới năm 2030 sẽ thu gom và tái chế lượng tương đương 100% bao bì mà
hãng bán ra và mở ra chiến dịch “Thế giới không rác thải” (World Without Waste).
 Coca-Cola và kinh tế tuần hoàn
Không giống với một nền kinh tế tuyến tính truyền thống (Khai thác tài nguyên
cho đầu vào sản xuất, phân phối, tiêu dùng và cuối cùng là thải loại), nền kinh tế tuần
hoàn tận dụng tối đa giá trị từ vật liệu và sản phẩm trong quá trình sử dụng, sau đó thu
hồi và phục hồi, tái tạo chúng.
Kinh tế tuần hoàn hướng tới việc kết nối điểm cuối của đường thẳng ấy trở lại
với điểm đầu, trở thành một vòng tuần hoàn của vật chất. Hơn nữa, kinh tế tuần hoàn
còn tạo ra các vòng tuần hoàn nhỏ trong mỗi khâu khai thác, sản xuất, phân phối và
tiêu dùng, giữ cho vật chất được sử dụng lâu nhất có thể. Coca-Cola đang không
ngừng hành động để tìm cách thúc đẩy chuỗi cung ứng và liên kết cùng các đối tác để
hỗ trợ và tạo điều kiện cho việc thực hiện nền kinh tế tuần hoàn của mình.
2.1 Quy trình thu hồi và tái sử dụng bao bì sản phẩm của Coca-Cola:
★ Coca-Cola tại Anh, cùng hướng tới chiến dịch “Thế giới không rác thải”, công ty
đã hợp tác cùng với Clean Tech thực hiện quy trình Logistics ngược cho bao bì của họ.
Với đặc trưng tại Anh chủ yếu là bao bì từ nhựa và kim loại, quy trình vòng đời của
bao bì sản phẩm của Coca-Cola được tiến hành như sau:
 Giai đoạn “Tập hợp”: Sau khi mua và sử dụng đồ uống của Coca-Cola, khách
hàng bỏ những chai rỗng tại các thùng rác tái chế của Coca-Cola. Tiếp đó, các chai
rỗng sẽ được các xe thu gom lại và được vận chuyển đến cơ sở xử lý rác thải tại địa
phương, tại đây những chai nhựa sẽ được ép và đóng kiện lại với nhau và sau đó được
vận chuyển đến Clean Tech.
 Giai đoạn “Kiểm tra” và “Xử lý”:
- Tại Clean Tech: Nhựa được phân loại thành nhựa trong suốt và nhựa có màu,
tiếp đó là quá trình làm sạch và cắt nhỏ để tạo thành các hạt nhựa tái chế. Sau đó cả hạt
nhựa tái chế và hạt nhựa nguyên sinh được trộn với nhau rồi tạo thành các phôi nhựa
dạng ống. Cuối cùng, các phôi nhựa sẽ được vận chuyển đến nhà máy của Coca-Cola.
Nhóm 10 – Quản trị Logistics Kinh doanh 8
- Tại nhà máy Coca-Cola: Các phôi nhựa dạng ống sẽ được thổi vào khuôn để
tạo thành những chai rỗng mới với hình dáng đặc trưng riêng có của Coca-Cola theo
từng loại sản phẩm đồ uống. Từ đây, các chai nhựa sẽ bắt đầu một vòng đời mới, được
rót đầy lại, được đóng hộp.
 Giai đoạn “Phân phối lại”: Cuối cùng sau khi sản phẩm đã được phục hồi và sẵn
sàng để trở lại thị trường, chúng được vận chuyển đến các nhà phân phối, nhà bán lẻ ...
và cuối cùng là đến tay người tiêu dùng. 
Ước tính 6 tuần là khoảng thời gian để Coca-Cola - cùng sự hợp tác của Clean
Tech, thực hiện tất cả quá trình trên kể từ khi chai được thu gom đến khi quay trở lại kệ bán.
2.2 Tỷ lệ thu hồi theo loại bao bì:
Tỷ lệ thu hồi bao bì của Coca-Cola 90%
Chai thủy tinh có thể nạp lại 89% 9% Túi nhựa 9% 16% Hộp Carton 15% 32%
Chai thủy tinh không còn nạp lại 39% 56% Chai nhựa PET 56% 62% Chai/lon nhôm, thép 65%
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% Năm 2019 Năm 2020
(Coca-Cola World Without Waste Report 2019, 2020)
Vào năm 2019, tỷ lệ thu hồi bao bì của Coca-Cola trên toàn thế giới là 60% -
tăng so với 58% vào năm 2018.
Năm 2020, tỷ lệ thu hồi, rót đầy lại và tái sử dụng của Coca-Cola giữ ở mức
gần 60%. Bao bì của Coca Cola sử dụng 22% vật liệu tái chế và riêng đối với nhựa
Nhóm 10 – Quản trị Logistics Kinh doanh 9
PET là 11,5%. Mục tiêu của công ty là sử dụng ít nhất 50% vật liệu tái chế trong bao
bì trên toàn cầu và thu thập lại 100% lượng bao bì mà hãng bán ra vào năm 2030.
2.3 Một số biện pháp và sáng kiến thu hồi của Coca-Cola:
● Hệ thống mua sắm tuần hoàn Loop
Coca-Cola khu vực Châu Âu Thái Bình Dương đã tham gia một hệ thống mua
sắm vòng tròn có tên Loop™ - do hệ thống chuỗi siêu thị tạp hóa Pháp Carrefour kết
hợp với TerraCycle - công ty hàng đầu về tái chế - điều hành. Với Loop, người tiêu
dùng sẽ mua hàng một cách có trách nhiệm và được tận hưởng nhiều loại sản phẩm
trong bao bì được thiết kế đặc biệt dành riêng cho việc thu hồi, làm sạch, nạp lại và tái
sử dụng hoặc tái chế. Bao bì có thể nạp lại / có thể trả lại của Loop được thay thế từ
bao bì một lần thành bao bì bền hơn với chất lượng cao và có thể nạp lại. Người tiêu
dùng sẽ mua sắm các sản phẩm trên nền tảng trực tuyến từ các nhãn hàng; sau đó các
sản phẩm - được đóng gói trong bao bì tự phân hủy, được giao đến nhà của khách hàng
trong các thùng vận chuyển được thiết kế riêng. Sau khi sử dụng, khách hàng đặt các
bao bì rỗng trở lại thùng của Loop. Loop sẽ thu gom lại các thùng chứa chai rỗng,
phân loại, xử lý và làm sạch để bảo đảm an toàn tái sử dụng. Cuối cùng, Loop bổ sung
sản phẩm và hàng đã nạp lại trở lại và sẵn sàng tiếp tục cung ứng đến người tiêu dùng.
● Chai đa năng
Năm 2018, Coca-Cola Brazil đã đầu tư 25 triệu đô la Mỹ để thiết kế và tạo ra
một loại chai có thể tái sử dụng và có thể sử dụng được cho nhiều loại đồ uống và
“chai đa năng” đã ra đời. Tính đến năm 2020, “chai đa năng” đã được mở rộng áp
dụng ở Nam Mỹ, Châu Phi và xa hơn. Nó thúc đẩy việc thu gom, làm sạch và nạp lại
hiệu quả bằng cách nhiều dòng đồ uống đều sử dụng cùng một dạng chai với màu sắc,
hình dạng và kích thước duy nhất. Tại Brazil, “chai đa năng” 2 lít của Coca-Cola,
Fanta và Sprite có thể được trả lại, làm sạch và nạp lại lên đến 25 lần và đã thay thế
200 triệu chai không thể tái sử dụng mỗi năm. Các thị trường khác, đặc biệt là ở Châu
Mỹ La-tinh, Châu Phi và Châu Âu, cũng đang tăng khả năng nạp lại. Kể từ năm 2020,
chai có thể tái sử dụng chiếm đến 27% doanh số bán hàng của Coca-Cola ở Mỹ La-
tinh và là dạng bao bì phát triển nhanh nhất trong năm 2018 và 2019. Tại Chile, Coca-
Cola đã hợp tác với Petrobras - tập đoàn hàng đầu về năng lượng để triển khai bán các
chai có thể trả lại ở cửa hàng tiện lợi. Bao bì với nhãn giấy có dòng chữ “có thể trả lại”
Nhóm 10 – Quản trị Logistics Kinh doanh 10
trên dải màu xanh lá cây, có thể được làm sạch, đổ đầy và tái sử dụng đến 14 lần trước
khi được tái chế và làm thành chai PET mới. ● Tại Trung Quốc
Công ty Coca-Cola đã ra mắt loại máy bán hàng tự động mới ở Trung Quốc,
nơi người tiêu dùng có thể mua đồ uống, cũng như trả lại và tái chế các chai và lon đã
qua sử dụng, đánh dấu thiết bị đầu tiên kết hợp bán đồ uống và tái chế bao bì của
Coca-Cola Trung Quốc. Máy bán hàng tự động sử dụng công nghệ AI nhận dạng
khuôn mặt và tương tác âm thanh để mang lại trải nghiệm tương tác cho người tiêu dùng.
Công nghệ này tìm cách cân bằng giữa việc bán đồ uống và tái chế. Người tiêu
dùng khi mua một chai nước giải khát sẽ nhận được âm thanh lời nhắc kèm theo: “Bạn
nợ tôi một chai, đừng quên trả lại”. Thông qua thiết bị di động, người tiêu dùng cũng
có thể được hoàn một phần phí bằng cách tái chế nhiều hơn. Các khoản tín dụng này
có thể được sử dụng để gửi e-voucher cho bạn bè mua đồ uống hoặc mua các mặt hàng
làm từ nhựa tái chế của Coca-Cola. ● Tại Anh
“Một chai nhựa giảm nửa giá vào cửa”: Coca-Cola Anh và Merlin
Entertainments - công ty giải trí thu hút lượng khách tham quan lớn nhất nước Anh, đã
hợp tác để triển khai máy bán hàng tự động ngược tại các điểm tham quan, công viên
giải trí của Merlin: khách hàng sẽ được giảm giá 50% vé vào cửa với mỗi lượt thả một chai nhựa rỗng vào máy.
Những sáng kiến này đã góp phần truyền cảm hứng và nâng cao nhận thức cho
người tiêu dùng về tái chế và giảm thiểu chất thải; giúp thúc đẩy các nỗ lực thu gom nhựa PET trên toàn cầu.
Nhóm 10 – Quản trị Logistics Kinh doanh 11 KẾT LUẬN
Khi sản phẩm sử dụng hết, khách hàng thường vứt bỏ vỏ chai. Việc xả thải các
vỏ chai này ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. Vì vậy, nhà sản xuất phải có trách
nhiệm đối với việc bảo vệ môi trường, bao bì sản phẩm phải được tổ chức thu hồi để xử lý một cách an toàn.
Tuy rằng việc triển khai dòng logistics ngược sẽ khiến công ty phải gánh thêm
rất nhiều chi phí nhưng lợi ích mà chúng đem lại cho chính bản thân công ty, cho môi
trường và cho cả cộng đồng cũng không thể phủ nhận. Hiện ngành công nghiệp tái chế
đã và đang đưa về cho nền kinh tế các nước phát triển hàng trăm tỉ đô la và tạo công
ăn việc làm cho nhiều người lao động. Với những ý nghĩa to lớn này thì các doanh
nghiệp không có lí do gì để không xây dựng cho mình một đội ngũ, dòng logistics
ngược thật vững chắc và chuyên nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Quản trị Logistics Kinh doanh, Trường Đại học Thương mại.
2. The Coca-Cola Company 2019 World Without Waste Report.
3. Coca-Cola 2020 World Without Waste Report.
Nhóm 10 – Quản trị Logistics Kinh doanh 12
Document Outline

  • LỜI MỞ ĐẦU
  • MỤC LỤC
  • NỘI DUNG
  • A. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ LOGISTICS NGƯỢC
    • 1. Khái niệm logistics ngược:
    • 2. Nguyên nhân phát sinh dòng vật chất trong logistic ngược:
    • 3. Đặc trưng của logistic ngược, so sánh logistic ngược và xuôi:
    • 4. Vai trò chính của logistics ngược:
  • B. COCA-COLA VÀ HOẠT ĐỘNG THU HỒI, TÁI SỬ DỤNG BAO BÌ SẢN PHẨM
    • 1. Giới thiệu chung về công ty Coca Cola
      • 1.1 Sơ lược về công ty
      • 1.2 Các loại sản phẩm và các loại bao bì:
    • 2. Hoạt động thu hồi và tái sử dụng
      • 2.1 Quy trình thu hồi và tái sử dụng bao bì sản phẩm của Coca-Cola:
      • 2.2 Tỷ lệ thu hồi theo loại bao bì:
      • 2.3 Một số biện pháp và sáng kiến thu hồi của Coca-Cola:
  • KẾT LUẬN
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO