Bài thảo luận: " tìm hiểu thực trạng mua sắm công điện tử ở Việt Nam hiện nay"
Bài thảo luận: " tìm hiểu thực trạng mua sắm công điện tử ở Việt Nam hiện nay", môn thương mại điện tử trường đại học thương mại, giúp sinh viên ôn luyện và tham khảo
Preview text:
lOMoARcPSD| 38372003
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ---- ---- Bài thảo luận
CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ
ĐỀ TÀI : TÌM HIỂU THỰC TRẠNG MUA SẮM CÔNG ĐIỆN TỬ
TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
Thực hiện: Nhóm 8
Mã lớp học phần: 2181eCOM1311
Giảng viên hướng dẫn: Hoàng Hải Hà
Hà Nội, tháng 10 năm 2021 1 ) lOMoARcPSD| 38372003 Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................................3
NỘI DUNG ..........................................................................................................................4
Chương 1: Cơ sở lý thuyết ..................................................................................................4
..................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................. 1. Mua sắm công điện tử là gì ?
...........................................................................................4 2. Các hệ thống mua sắm công điện tử chủ
yếu....................................................................4 3. Lợi ích của mua sắm công điện tử
....................................................................................5 4. Khó khăn của mua sắm công điện tử
...............................................................................6 Chương 2: Thực trạng mua sắm công
điện tử tại Việt Nam hiện nay..............................
...............................................................................................................................................7
1. Giới thiệu về hệ thống mua sắm công điện tử ở Việt Nam ...............................................7 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
....................................................................................7 1.2. Đặc điểm của hệ
thống...................................................................................................9
2. Tình hình mua sắm công điện tử ở Viêt Nam thời gian qua............................................10̣ 2.1. Quy trình mua sắm công điện tử
.................................................................................10 2.2. Những thành tựu đạt
được............................................................................................17 2.3. Những tồn tại, hạn
chế.................................................................................................18 2.4. Những cơ hội và thách thức
........................................................................................18
2.5. Những nỗ lực của Chính Phủ nhằm cải thiện hệ thống mua sắm công trực tuyến.......20
3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả mua sắm công ở Việt Nam trong thời gian tới........
.............................................................................................................................................21
LỜI KẾT ............................................................................................................................. 2 lOMoARcPSD| 38372003
.............................................................................................................................................24
LỜI MỞ ĐẦU
Phát triển Chính phủ điện tử đã trở thành xu hướng chung của các quốc gia trên toàn thế
giới, là một phần tích hợp quan trọng và không thể thiếu trong tất cả các chiến lược phát triển
của chính phủ. Chính phủ điện tử giúp cải cách hành chính trong phần lớn các công việc hiện
còn chồng chéo nhau, giải quyết và khắc phục cách làm việc trên giấy tờ đã lạc hậu, mang lại
hiệu quả cao, tiết kiệm công sức, chi phí.
Cùng với đà phát triển về Chính phủ điện tử, việc sử dụng tiến bộ khoa học công nghệ
để đảm bảo tính khách quan, tạo môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực mua sắm công trở nên
rất quan trọng. Một hệ thống mua sắm công hiện đại được coi là công cụ làm tăng trách nhiệm
giải trình và minh bạch hóa các quy trình trong lĩnh vực quản lý và hành chính công, giảm
mức độ tham nhũng trong mua sắm. Ở Việt Nam, hệ thống đấu thầu điện tử được xác định là
một trong 8 chương trình trọng tâm của Chính phủ điện tử và việc ứng dụng đấu thầu điện tử
là một cố gắng quan trọng của Việt Nam trong lĩnh vực mua sắm công. Nhằm giúp nước ta
hội nhập với sự phát triển trên thế giới, việc tìm hiểu thực trạng mua sắm công điện tử ở Việt
Nam là một đề tài cần thiết.
Chương I: Cơ sở lý thuyết
1. Mua sắm công điện tử là gì?
Mua sắm chính phủ là việc chi tiêu của cơ quan nhà nước, là việc cơ quan nhà nước bỏ
tiền để mua hàng hóa, dịch vụ hoặc xây dựng công trình… phục vụ cho hoạt động quản lý
nhà nước và cung cấp dịch vụ công. Ví dụ một cơ quan chính phủ mua ô tô, lắp hệ thống điều
hòa nhiệt độ, xây dựng trụ sở mới, thuê dịch vụ tổ chức hội nghị… đó chính là những hoạt
động cụ thể của mua sắm chính phủ
Việc sử dụng các công cụ thương mại điện tử vào hoạt động mua sắm công được gọi là
mua sắm công điện tử (Public Procurement – Government Procurement). Mua sắm công điện
tử là một trong các vấn đề cốt lõi của cải cách khu vực công, dịch vụ công điện tử.
2. Lợi ích của mua sắm công điện tử
- Tiết kiệm chi phí: Tự động hóa các quy trình đấu thầu giúp giảm thiểu chi phí giao
dịchcho cả bên mời thầu và nhà thầu. Hơn nữa, chi phí giao dịch trong quá trình tổ chức đấu 3 ) lOMoARcPSD| 38372003
thầu giảm đáng kể nhờ công nghệ internet rẻ hơn so với cách làm truyền thống như in ấn, và
giúp giảm bớt giấy tờ nói chung. Ngoài ra, khi tham gia vào hệ thống, sau khi đăng tải thông
báo mời thầu bên mời thầu có thể bán ngay hồ sơ mời thầu mà không phải chờ một khoảng
thời gian nhất định. Đây là quy định mới đang được dự thảo và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Nâng cao tính minh bạch trong mua sắm công, phòng chống tham nhũng, chống
tìnhtrạng móc ngoặc, thông đồng, hối lộ. Minh bạch về giá bằng cách công khai kết quả đấu
thầu trên mạng, tránh được tình trạng ký hợp đồng với giá quá cao và giúp điều chỉnh giá
hàng hóa, xây lắp hay dịch vụ theo giá thị trường;
- Thời gian thực hiện được rút ngắn; không lệ thuộc vào thời gian, không gian, tiếp
cậnthông tin, xử lý thông tin nhanh chóng, tinh giản quy trình đấu thầu…
- Thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, chọn nhà thầu tốt, mở
rộngkhông gian và thời gian đấu thầu. Thật vậy, hình thức đấu thầu trong mua sắm công tạo
nên một thị trường cạnh tranh bình đẳng đối với tất cả các doanh nghiệp. Để tham gia vào thị
trường đòi hỏi doanh nghiệp phải năng động và có khả năng về trình độ, năng lực chuyên
môn quản lý giỏi, năng động, luôn tiếp cận và cọ sát với thị trường, đội ngũ nhân công có
chuyên môn và tay nghề cao, khả năng áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất kinh
doanh. Trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và máy móc thiết bị thi công đồng bộ, hiện đại để đáp
ứng nhu cầu thị trường. Cung cấp hàng hóa dịch vụ thông qua hình thức đấu thầu là động lực
mạnh mẽ giúp cho các nhà thầu trong nước tham gia vào thị trường manh tính cạnh tranh, là
điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam có đủ điều kiện và cơ hội hội nhập với khu vực và thế giới.
- Thúc đẩy phiến triển kinh tế, phù hợp với hội nhập quốc tế. Ví dụ cam kết của ViệtNam
khi tham gia các hiệp định thương mại như Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương
(TPP), Hiệp định Mua sắm chính phủ (GPA) của WTO… là phải kiểm soát tính minh bạch,
công khai trong đấu thầu.
- Hệ thống đấu thầu điện tử (e-GP) tạo ra luồng thông tin thông suốt và minh bạch
cũngnhư khả năng tiếp cận thông tin và dịch vụ một cách dễ dàng, thuận tiện. Những thông
tin này bao gồm các quy định về pháp luật, chính sách và hướng dẫn liên quan đến hoạt động
mua sắm công và các thông tin đấu thầu (như kế hoạch đấu thầu, thông báo mời thầu, kết quả
đấu thầu, kiến nghị trong đấu thầu...). Nhờ giảm được sự sai lệch về thông tin đấu thầu, e-GP 4 lOMoARcPSD| 38372003
góp phần thúc đẩy cạnh tranh trên phương diện số lượng (sự tham gia) và chất lượng (công khai và công bằng).
3. Khó khăn của mua sắm công điện tử
- Phải có sự thay đổi trong quản lý, điều hành với một cam kết chung xuyên suốt bộ
máychính phủ liên kết với cộng đồng doanh nghiệp.
- Tâm lý và sự quan ngại của số đông những người tham gia hoạt động đầu thầu do
lomất việc làm khi chuyển sang đấu thầu điện tử.
- Vấn đề hạ tầng công nghệ thông tin cho phép nhà thầu tham gia được vào hệ thống.
- An ninh mạng là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của chủ đầu tư và nhàthầu:
chính phủ phải có nỗ lực đáng kể để đảm bảo với chủ đầu tư rằng hệ thống an ninh của hệ
thống mạng hoàn toàn được bảo đảm.
- Mua sắm công điện tử giúp gia tăng tính minh bạch, tuy nhiên do máy móc không
thểthay thế được hoàn toàn cho con người nên tham nhũng vẫn còn có thể len lỏi vào những
công đoạn, thao tác do con người trực tiếp đảm nhiệm. Một trong số những kẽ hở và nhà thầu
vẫn có khả năng móc nối, thông đồng với một số cá nhân trong hội đồng chấm thầu; trường
hợp người phụ trách cung cấp trước thông tin cho nhà thầu và trước đấu thầu có tổ chức đấu
thầu sơ bộ, nên các nhà thầu vẫn có thể móc nối, bàn bạc trước để tìm cách lợi dụng; khi các
doanh nghiệp được nhà nước giao sản xuất các sản phẩm đặc biệt, quy trình đấu thầu sẽ đơn
giản hơn. Tuy nhiên, việc xác định danh mục hàng hóa đặc biệt này do con người quy định
nên khâu xác định các tiêu chí này này vẫn có thể chịu tác động và tham nhũng vẫn có thể xảy ra.
4. Các hệ thống mua sắm công điện tử chủ yếu
Tùy thuộc vào nhiều yếu tố mà trong đó chủ yếu là tính chất, khối lượng hàng hóa, dịch
vụ cần mua sắm mà các cơ quan chính phủ có thể sử dụng các hệ thống mua sắm công điện
tử như đấu thầu điện tử, mua sắm qua hệ thống báo giá và mua sắm qua hệ thống hợp đồng. 5 ) lOMoARcPSD| 38372003
Các hệ thống mua sắm công điện tử
Chương II: Thực trạng mua sắm công điện tử ở Việt Nam hiện nay
1. Giới thiệu về hệ thống mua sắm công điện tử ở Việt Nam 1.1.
Lịch sử hình thành và phát triển
Từ những năm 2000, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, coi trọng phát triển ứng dụng
công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước. Xác định đây là động lực góp
phần thúc đẩy công cuộc đổi mới tạo khả năng đi tắt, đón đầu để thực hiện thắng lợi công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngày 15/9/2005 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số
222/2005/QĐ-TTG về việc phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai
đoạn 2006-2919 và giao cho Bộ KH&ĐT nghiên cứu triển khai đề án Ứng dụng thương mại
điện tử trong mua sắm chính phủ.
Ngày 19/8/2008, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và KOICA ký kết văn kiện dự án hỗ trợ kỹ
thuật “Xây dựng hệ thống mua sắm chính phủ thử nghiệm tại Việt Nam”, tại địa chỉ
http://muasamcong.mpi.gov.vn dựa trên Hệ thống mua sắm chính phủ điện tử của Hàn Quốc
(KONEPS) và được tối ưu hóa phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Trong giai đoạn
thí điểm, Hệ thống do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý và vận hành cung cấp cho người sử 6 lOMoARcPSD| 38372003
dụng đầy đủ các chức năng từ đăng tải kế hoạch đấu thầu, sơ tuyển, thông báo mời thầu, nộp
hồ sơ dự thầu, lập biên bản mở thầu cho đến dăng tải kết quả đấu thầu, kiến nghị trong đấu
thầu,… để lựa chọn nhà thầu thông qua 4 hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào
hàng cạnh tranh và chỉ định thầu.
Ngày 4/9/2009 tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức lễ bàn giao hệ thống mua
sắm Chính phủ điện tử thử nhiệm – EPPS.
Ngày 22/7/2010, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư số 17/2010/TT-BKH
quy định chi tiết thí điểm đấu thầu qua mạng, tạo cơ sở pháp lý cho các đơn vị thực hiện đấu thầu qua mạng.
Đến cuối năm 2011, 3 cơ quan thí điểm và các đơn vị khác trong cả nước đã thực hiện
thành công 55 gói thầu điện tử (toàn bộ đều được đăng tải, thực hiện trên hệ thống). Số lượng
người dùng đăng kí sử dụng Hệ thống là hơn 1600 bên mời thầu và hơn 400 nhà thầu.
Kể từ khi Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 được ban hành (tiếp sau đó là các văn bản
hướng dẫn như Nghị định, Thông tư, Chỉ thị…), khung mua sắm công của Việt Nam đã có
những bước tiến đáng kể. Các quy trình mới này đã nâng cao hiệu quả của hệ thống pháp lý
theo hướng toàn diện hơn, tiệm cận thông lệ quốc tế, đồng thời thúc đẩy tính minh bạch và
cạnh tranh trong công tác đấu thầu.
Quyết định số 6315/VPCP-KTN ngày 18/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ đồng ý về
phần tham gia của Nhà nước trong Dự án ứng dụng thương mại điện tưr trong mua sắm Chính
phủ thí điểm theo hình thức PPP.
Năm 2016 là năm đầu tiên thực hiện lộ trình đấu thầu qua mạng quy định tại Thông tư
liên tịch số 07/2015/TTLT/BKHĐT-BTC (TTLT07), cả nước có 3.327 gói thầu thực hiện lựa
chọn nhà thầu qua mạng với tổng giá trị gói thầu là 3.020 tỷ đồng và tổng giá trúng thầu là
2.720 tỷ đồng, một số gói thầu có giá trúng thầu tiết kiệm so với giá gói thầu từ 50 đến 60%.
Đầu tháng 8/2017, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị
chấn chỉnh công tác đấu thầu trong các dự án đầu tư phát triển và hoạt động mua sắm thường
xuyên sử dụng vốn nhà nước. Trong đó yêu cầu các chủ đầu tư, bên mời thầu nghiêm túc thực
hiện công khai thông tin trong đấu thầu và thực hiện lộ trình đấu thầu qua mạng theo quy định.
Sau 3 năm triển khai chính thức, đấu thầu qua mạng đã đạt được một số kết quả nhất
định, từng bước khẳng định hướng đi đúng đắn và vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các 7 ) lOMoARcPSD| 38372003
tiêu chí cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế, là công cụ hữu hiệu trong công
tác phòng, chống tham nhũng, đẩy lùi vi phạm, tiêu cực trong đấu thầu. Giai đoạn
2016-2018, tổng số gói thầu đấu thầu qua mạng đạt 30.527 gói với tổng giá gói thầu là 61.872
tỷ đồng và tổng giá trúng thầu là 57.266 tỷ đồng, đạt tỷ lệ tiết kiệm 7,44 %.
Tính đến hết ngày 31/3/2020, có gần 14.900 gói thầu đấu thầu qua mạng (chiếm tỷ lệ
69% tổng số gói thầu chào hàng cạnh tranh, đấu thầu rộng rãi) với tổng giá trị gói thầu hơn
44.000 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 42,8 % tổng giá trị gói thầu chào hàng cạnh tranh, đấu thầu rộng
rãi). Tuy nhiên, hạ tầng kỹ thuật VNEPS đã lạc hậu và chưa thuận tiện cho người sử dụng.
Hiện nay Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng Hệ thống đấu thầu qua mạng mới, với tính
năng đầy đủ hơn, thuận lợi hơn, bảo mật an toàn cao hơn, giúp phục vụ tốt nhất nhu cầu của
cả cơ quan quản lý nhà nước, chủ đầu tư, bên mời thầu, nhà thầu
Kế hoạch nửa cuối năm 2021, Cục Quản lý đấu thầu thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(KH&ĐT) phối hợp với Chủ đầu tư - Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT (FPT IS) và
Doanh nghiệp dự án (IDNES) sẽ đưa Hệ thống Ứng dụng thương mại điện tử trong mua sắm
chính phủ (Hệ thống e-GP) vào kiểm tra thử nghiệm. Hệ thống mới với nhiều tiện ích vượt
trội sẽ có tác động mạnh mẽ đến hoạt động đấu thầu, góp phần quan trọng đưa hoạt động đấu
thầu ở nước ta bước vào giai đoạn mới. Hiện các bên đang nỗ lực để đạt được kế hoạch đưa
Hệ thống vào vận hành chính thức cuối năm 2021. Không chỉ mở rộng thêm phạm vi đấu thầu
qua mạng, Hệ thống e-GP được thiết kế, xây dựng gồm 11 phân hệ thành phần, bao gồm:
Cổng thông tin (Portal); Quản lý người dùng (User Management); Hỗ trợ người dùng (Call
Center); Ðấu thầu điện tử (e-Bidding), Mua sắm điện tử (e-Shopping Mall), Quản lý hợp đồng
qua mạng (e-Contract), Thanh toán điện tử (e-Payment); Danh mục sản phẩm (Item list); Văn
bản điện tử (e-Document); Quản lý năng lực nhà cung cấp (Supplier’s Performance
Management); Bảo lãnh điện tử (e-Guarantee). Hệ thống hướng tới quản lý xuyên suốt quá
trình mua sắm công điện tử từ cập nhật thông tin dự án, kế thoạch lựa chọn nhà thầu/nhà đầu
tư, phát hành hồ sơ mời thầu (HSMT), nộp hồ sơ dự thầu (HSDT), mở thầu, đánh giá xếp
hạng nhà thầu, công khai kết quả đấu thầu đến việc thương thảo, ký kết hợp đồng trực tuyến,
theo dõi quản lý quá trình thực hiện hợp đồng và kết nối với Kho bạc Nhà nước (KBNN) để
nhận và quản lý kết quả thực hiện giải ngân.
1.2. Đặc điểm của hệ thống mua sắm công điện tử
Là cửa sổ duy nhất trong mua sắm công nên bên mời thầu và nhà thầu chỉ với một lần
đăng ký là có thể tham gia giao dịch được tất cả các gói thầu trên hệ thống. Ngoài ra, một ưu 8 lOMoARcPSD| 38372003
việt của hệ thống đó là khả năng bảo mật cao nhờ áp dụng cặp khóa chung và khóa riêng. Bên
mời thầu và nhà thầu khi tham gia hệ thống, bắt buộc phải đăng kí chứng thực số (CA)khóa
riêng. Khi đăng tải hồ sơ mời thầu, bên thầu cũng đồng thời cung cấp khóa chung cho nhà
thầu. Nhà thầu lập hồ sơ dự thầu xong sẽ mã hóa hồ sơ dự thầu bằng khóa riêng ban đầu và
kí bằng khóa chung. Việc này cho phép bên mời thầu mở được hồ sơ dự thầu.
Hệ thống cũng kết nối với nhiều hệ thống thông tin như: Hệ thống thông tin Quản lý
đăng ký kinh doanh - Bộ KH&ĐT, Hệ thống quản lý thuế, báo cáo tài chính của Tổng cục
Thuế, Hệ thống thông tin quản lý chi ngân sách của KBNN, Cổng dịch vụ công Bộ KH&ĐT…
để chia sẻ và khai thác thông tin giữa các bộ, ban, ngành của Chính phủ, đảm bảo thông tin
chính xác, tin cậy. Ngoài ra còn kết nối với các ngân hàng, cổng thanh toán hỗ trợ cho các
đơn vị, tổ chức tham gia Hệ thống thực hiện các nghiệp vụ liên quan trực tiếp trên Hệ thống.
Bên cạnh chức năng tự kê khai thông tin, Hệ thống được xây dựng theo hướng đưa các
thông tin đã được xác minh vào HSNL của nhà thầu, nhà đầu tư thông qua việc trích xuất dữ
liệu từ các phân hệ thành phần hoặc hệ thống kết nối bên ngoài khác nhằm đảm bảo tính chính
xác các thông tin đưa vào HSNL và giảm thiểu gánh nặng kê khai HSNL của nhà thầu, nhà đầu tư.
Cụ thể, đối với thông tin chung về nhà thầu, nhà đầu tư: Hệ thống nhận các thông tin về
đăng ký doanh nghiệp (thông tin đơn vị quản lý trực tiếp; danh sách thành viên góp vốn; lịch
sử chia tách, sáp nhập; danh sách đơn vị trực thuộc...) từ Hệ thống của Cục Quản lý đăng ký
kinh doanh - Bộ KH&ĐT hoặc từ Hệ thống của Tổng cục Thuế.
2. Tình hình mua sắm công điện tử ở Viêt Nam thời gian quạ
2.1. Quy trình mua sắm công điện tử
Nhìn chung, mua sắm công điện tử trực tuyến ở Việt Nam được tiến hành theo 4 bước:
Bước 1: Các bên nhà thầu đăng ký tham gia Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia nộp hồ
sơ và tham gia đấu thầu
Bước 2: Nhà mời thầu chấm thầu để lựa chọn nhà đấu thầu phù hợp và ký kết hợp đồng
Bước 3: Hai bên giao nhận hàng hóa, dịch vụ
Bước 4: Bên mua thanh toán hợp đồng cho bên nhà thầu.
Mỗi bước trên lại bao gồm các quy trình và luật lệ có liên quan, được Nhà nước quy
định rõ ràng trong các văn bản pháp Luật liên quan đến Luật đấu thầu. Dưới đây là một số
quy trình con (được thực hiện trực tuyến) có liên quan đến 4 bước trên.
2.1.1. Quy trình tham gia hệ thống đấu thầu Quốc gia 9 ) lOMoARcPSD| 38372003
Khi một cơ quan có nhu cầu mua sắm, cơ quan này phải công bố công khai các thông
tin trên mạng. Tương tự, danh sách các nhà cung cấp sản phẩm cũng được đăng tải công khai.
Các đơn vị dự thầu không phải cung cấp các tài liệu, văn bản chứng minh năng lực nhà thầu,
tài chính, tín dụng... do đã có Trung tâm mua sắm công tập trung đảm nhiệm việc quản lý,
khai thác và thẩm định chúng từ nguồn dữ liệu điện tử quốc gia. Nhà thầu chỉ cần kê khai một
vài thông tin cần thiết như số đăng ký kinh doanh, số hồ sơ thuế, số hồ sơ văn bằng chứng
minh năng lực... sau đó hệ thống đấu thầu điện tử sẽ tự động kết nối tới cơ sở dữ liệu chuyên
ngành của nhà nước để kiểm chứng (cơ quan Kế hoạch và đầu tư, cơ quan Thuế...) Toàn bộ
quá trình đấu thầu qua mạng cũng như các khoản chi phí có liên quan được đăng tải công khai, minh bạch.
*Quy trình đăng ký đối với bên mời thầu:
Bên mời thầu thực hiện đăng ký tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo các bước sau:
- Bước 1: Nhấn nút “Đăng ký” trên trang chủ Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia
đểthực hiện đăng ký tư cách bên mời thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và gửi
hồ sơ đăng ký trực tiếp hoặc theo đường bưu điện đến Tổ chức vận hành Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
- Bước 2: Kiểm tra trạng thái phê duyệt đăng ký.
- Bước 3: Nhận chứng thư số.
- Bước 4: Đăng ký thông tin người sử dụng chứng thư số.
Các thành phần hồ sơ đi kèm mà bên mời thầu phải gửi đi bao gồm:
+ Đơn đăng ký Bên mời thầu.
+ Bản sao công chứng quyết định thành lập của tổ chức đăng ký.
+ Bản sao chứng minh thư nhân dân của người đại diện pháp luật của tổ chức đăng ký.
*Quy trình đăng ký đối với bên nhà thầu:
Nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện đăng ký tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo các bước sau:
- Bước 1: Nhấn nút “Đăng ký” trên trang chủ Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia
đểthực hiện đăng ký tư cách nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và gửi hồ
sơ đăng ký trực tiếp hoặc theo đường bưu điện đến Tổ chức vận hành Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. 10 lOMoARcPSD| 38372003
- Bước 2: Thanh toán chi phí tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo
quy địnhtại Điểm a Khoản 1 Điều 31 của Thông tư liên tịch 07/2015/TTLT-BKHĐT- BTC.
- Bước 3: Kiểm tra trạng thái phê duyệt đăng ký.
- Bước 4: Nhận chứng thư số.
- Bước 5: Đăng ký thông tin người sử dụng chứng thư số.
Các thành phần hồ sơ đi kèm mà bên nhà thầu phải gửi đi bao gồm:
+ Đơn đăng ký nhà thầu (do Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia tạo ra trong quá trình
khai báo thông tin ở bước 1 Điểm a Khoản này);
+ Bản chụp Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của nhà thầu, nhà đầu tư đăng ký;
+ Bản chụp Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật
của nhà thầu, nhà đầu tư đăng ký.
* Quy trình xử lý hồ sơ đăng ký
Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký, Tổ chức vận hành
Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia kiểm tra, đối chiếu tính chính xác của bản đăng ký điện tử
trên Hệ thống và hồ sơ đăng ký bằng văn bản do bên mời thầu/đấu thầu gửi đến. Trường hợp
hồ sơ hợp lệ, bên mời thầu/đấu thầu được đăng ký tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc
gia. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Tổ chức vận hành Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia có
trách nhiệm thông báo lý do trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và hướng dẫn bên mời
thầu/đấu thầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ, bản đăng ký cho phù hợp.
* In bản xác nhận đã đăng ký tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia
Bên mời thầu, nhà thầu và nhà đầu tư sau khi hoàn thành đăng ký có thể tự in bản xác
nhận đã đăng ký tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trực tiếp trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Chi tiết các bước in bản xác nhận đã đăng ký tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc
gia thực hiện theo Hướng dẫn sử dụng được đăng tải trên trang chủ Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
2.1.2. Quy trình lựa chọn nhà thầu qua mạng (đối với bên mời thầu)
Quy trình lựa chọn nhà thầu qua mạng được quy định chi tiết tại Thông tư
04/2017/TTBKHĐT quy định chi tiết về lựa chọn nhà thầu qua Hệ thống mạng đấu thầu quốc
gia. Trong bài thảo luận này, nhóm 8 xin trình bày chi tiết về quy trình lựa chọn nhà thầu qua 11 ) lOMoARcPSD| 38372003
mạng theo phương thức “một giai đoạn một túi hồ sơ” - phương thức thông thường và phổ
biến nhất hiện nay, những phương thức khác sẽ được áp dụng tương tự và có thể khác một
vài điểm tùy theo cách thức thực hiện của từng phương thức.
Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu
Ở bước này, bên mời thầu sẽ tiến hành lập E-HSMT (hồ sơ mời thầu trực tuyến) bằng
cách đăng nhập vào hệ thống và chọn các mục tương ứng để lập HSMT (hồ sơ mời thầu).
Thành phần của E-HSMT đã được quy định tại Điều 9 Thông tư này. Sau khi lập xong
EHSMT, bên mời thầu có trách nhiệm in ra hồ sơ để trình cho chủ đầu tư xem xét, và sau đó
tiến hành tổ chức thẩm định và phê duyệt. Trong bước này, bên mời thầu cần phải đảm bảo
rằng nội dung E-HSMT trên hệ thống phải trùng khớp với bản mà chủ đầu tư phê duyệt.
Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu
Sau khi đã hoàn thành E-HSMT, bên mời thầu sẽ tiến hành đăng tải E-TBMT (thông
báo mời thầu trực tuyến) và đồng thời phát hành E-HSMT. Việc đăng tải E-TBMT và EHSMT
được thực hiện dựa trên hướng dẫn chi tiết trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Trong trường hợp các E-HSMT cần được sửa đổi và làm rõ, bên mời thầu cần đăng nhập
và chỉnh sửa trực tiếp trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia khi có sự chấp thuận của chủ
đầu tư. Ngoài ra, bên mời thầu cần phải tiến hành đăng tải các quyết định sửa đổi kèm theo
bản nội dung sửa đổi lên hệ thống
Sau khi các nhà thầu đã hoàn thành nộp E-HSDT (hồ sơ dự thầu trực tuyến) trên hệ
thống và thời gian nộp thầu kết thúc, bên mời thầu sẽ đăng nhập vào hệ thống và chọn gói
thầu cần mở theo số E-TBMT. Sau đó, bên mời thầu sẽ tiến hành giải mã E-HSDT của các
nhà thầu tham dự. Việc mở thầu phải được hoàn thành trong vòng 2 giờ kể từ thời điểm đóng thầu.
Bước 3: Đánh giá E-HSDT và xếp hạng nhà thầu
Bên mời thầu đăng nhập vào hệ thống và tiến hành tải các E-HSDT của các nhà thầu để
tổ chức đánh giá và xếp hạng. Việc đánh giá và xếp hạng sẽ được thực hiện theo quy định của
Luật đấu thầu 2013, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP và tiêu chuẩn đánh giá được nêu trong E- HSMT.
=> Việc chấm thầu sẽ được tiến hành trên mạng qua hệ thống chấm điểm tự động và kết
quả chấm thầu cũng được tự động chuyển công khai ngay lên mạng, theo đó, việc sửa chữa
hoặc cố ý làm sai lệch kết quả chấm thầu vì mục đích cá nhân sẽ khó thực hiện được. 12 lOMoARcPSD| 38372003
Bước 4: Thương thảo hợp đồng, trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả
lựa chọn nhà thầu
Việc thương thảo hợp đồng, trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu
phải được thực hiện dựa theo quy định tại Nghị định số 63/2014/NĐ-CP
Sau khi kết quả lựa chọn nhà thầu được phê duyệt, bên mời thầu chịu trách nhiệm phải
đăng tải thông tin về kết quả lựa chọn nhà thầu lên hệ thống, bao gồm những thông tin: Thông
tin gói thầu, nhà thầu nào đã trúng thầu và Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.
Bước 5: Hoàn thiện, ký kết hợp đồng
Bên mời thầu và nhà thầu hoàn thiện ký kết hợp đồng dựa trên những quy định của Luật
đấu thầu và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2.1.4. Các chi phí có liên quan đến tham gia đấu thầu qua mạng
Chi phí trong đấu thầu qua mạng bao gồm những chi phí quy định tại khoản 3 Điều 13
Luật Đấu thầu 2013, Điều 24 Thông tư số 11/2019/TT-BKHĐT, cụ thể bao gồm những chi phí sau:
* Chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu (đối với bên mời thầu)
Theo khoản 2 Điều 24 Thông tư số 11/2019/TT-BKHĐT, chi phí đăng tải thông tin đấu thầu như sau:
- Chi phí đăng tải thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển là 330.000 đồng/gói
thầu/thứ tiếng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng);
- Chi phí đăng tải thông báo mời chào hàng là 165.000 đồng/gói thầu/thứ tiếng (đã
baogồm thuế giá trị gia tăng);
- Chi phí đăng tải thông báo mời thầu là 330.000 đồng/gói thầu/thứ tiếng (đã bao
gồmthuế giá trị gia tăng);
- Chi phí đăng tải danh sách ngắn là 165.000 đồng/gói thầu/thứ tiếng (đã bao gồm thuếgiá trị gia tăng).
Bên mời thầu thanh toán chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu trong tối đa là 02 ngày
làm việc, kể từ ngày tự đăng tải thông tin trên Hệ thống. Báo Đấu thầu có trách nhiệm thu chi
phí đăng tải thông tin về đấu thầu.
* Chi phí trong lựa chọn nhà thầu qua mạng (đối với bên nhà thầu)
Cụ thể, theo khoản 2 Điều 24 Thông tư số 11/2019/TT-BKHĐT, chi phí lựa chọn nhà
thầu qua mạng được quy định như sau: 13 ) lOMoARcPSD| 38372003
- Chi phí đăng ký tham gia Hệ thống là 550.000 đồng (đã bao gồm thuế giá trị giatăng),
chi phí này đã bao gồm chi phí duy trì tên và hồ sơ năng lực của nhà thầu, nhà đầu tư trên Hệ
thống tính đến ngày cuối cùng của năm đăng ký;
- Chi phí duy trì tên và hồ sơ năng lực của nhà thầu, nhà đầu tư trên Hệ thống là550.000
đồng/năm (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng);
- Chi phí nộp hồ sơ dự thầu là 330.000 đồng/gói thầu (đã bao gồm thuế giá trị giatăng);
- Chi phí nộp hồ sơ đề xuất là 220.000 đồng/gói thầu (đã bao gồm thuế giá trị giatăng).
Trung tâm Đấu thầu qua mạng quốc gia chịu trách nhiệm thu chi phí lựa chọn nhà thầu
qua mạng. Tài khoản thu chi phí là tài khoản Việt Nam đồng của Trung tâm mở tại ngân hàng thương mại.
Nhà thầu thanh toán chi phí lựa chọn nhà thầu qua mạng theo quy định như sau:
- Đối với chi phí đăng ký tham gia Hệ thống, thanh toán ngay tại thời điểm đăng kýtrên Hệ thống,
- Đối với chi phí duy trì tên và hồ sơ năng lực của nhà thầu, nhà đầu tư trên Hệ thống,thời
hạn thanh toán là Quý I hàng năm trừ năm thực hiện đăng ký trên Hệ thống.
- Đối với chi phí nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, thời hạn thanh toán tối đa là 02 ngày
làm việc kể từ ngày mở thầu.
* Phương thức thanh toán STT Hình thức 3
Thanh toán qua máy Khách hàng nộp chi phí tại phòng giao thanh POS
dịch Ngân hàng BIDV trên cả nước toán 1 Thanh toán điện tử 4 Chuyển
Khách hàng thanh toán bằng thẻ qua máy (Ưu tiên)
khoản qua Ngân hàng POS đặt tại phòng 306 nhà G, Bộ Kế
Cách thức thực hiện hoạch và Đầu tư, 6B Hoàng Diệu Ba Đình, Hà Nội 2 Nộp - Tên tài khoản: Trung tâm tại
Khách hàng sử dụng chức Đấu thầu qua mạng quốc gia
Phòng giao năng thanh toán điện tử qua - Số tài
dịch Ngân cổng thanh toán Payoo trên khoản: hàng
Hệ thống mạng đấu thầu quốc 21610000386386 BIDV gia -
BIDV chi nhánh Đống ĐaKhi
thanh toán chuyển khoản, yêu
cầu ghi nội dung ủy nhiệm chi 14 lOMoARcPSD| 38372003
theo Cập X X nhật ngay
Trường hợp khách hàng không cung cấp trạng thái
thông tin thanh toán theo yêu cầu dẫn tới tài khoản
việc Trung tâm không xác định được đơn sau khi
vị thanh toán thì phải liên hệ số thanh toán
1900.6126 trong vòng 5 ngày làm việc thành công
kể từ ngày chuyển tiền để làm rõ, nếu X
không khách hàng sẽ không được cập X mẫu sau:
nhật trạng thái đã thanh toán. ĐKKD-MST (Ghi số ĐKKD
hoặc MST của công ty) Nội
dung thanh toán chi phí (Duy trì/Nộp HSDT/Nộp HSĐX)
2.1.5. Ví dụ về quy trình mua sắm công trực tuyến
Quy trình mua sắm trực tuyến trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ phòng chống dịch của
Trung tâm Kiểm soát bênh tậ t tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu được diễn ra theo trình tự sau:̣
- Trung tâm ủy nhiệm một người trong cơ quan làm người phụ trách Bên Mời Thầu.
Người này có trách nhiệm thực hiện các thủ tục trực tuyến như:
+ Đăng ký tham gia Hệ thống mạng đấu thầu Quốc Gia với tư cách bên mời thầu.
+ Kê khai các thông tin đầy đủ về Trung tâm Kiểm soát bênh tậ t tỉnh Bà Rịa Vũng Tàụ
cũng như thông tin bản thân (thông tin người phụ trách).
+ Lập hồ sơ mời thầu trực tuyến, sau đó in ra bản cứng để nộp cho ban lãnh đạo của Trung tâm phê duyệt.
+ Đăng tải thông báo mời thầu trực tuyến “mua sắm vật tư y tế phục vụ phòng, chống
dịch Covid-19” (gồm các thông tin thiết yếu như: Bên mời thầu, chủ đầu tư, số vốn ..v.v) và
đồng thời phát hành hồ sơ mời thầu trực tuyến, quyết định phê duyệt hồ sơ mời thầu để các
nhà thầu có đầy đủ thông tin về gói thầu cũng như nhà mời thầu. 15 ) lOMoARcPSD| 38372003
- Sau đó, bên các nhà thầu (đã đăng ký đầy đủ thông tin trên Hệ thống mạng đấu
thầuQuốc gia) có quan tâm đến gói thầu sẽ nộp hồ sơ dự thầu trực tuyến trên hệ thống.
- Người phụ trách đăng nhập vào hệ thống và tiến hành tải các hồ sơ dự thầu trựctuyến
của các nhà thầu để Trung tâm Kiểm soát bênh tậ t tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tổ chức đánḥ giá
và xếp hạng. Việc đánh giá và xếp hạng sẽ được thực hiện theo quy định của Luật đấu thầu
2013, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP và tiêu chuẩn đánh giá được nêu trong hồ sơ mời thầu
bên Trung tâm đã đăng tải trước đó.
- Công ty TNHH trang thiết bị Đại Phúc đã xuất sắc đáp ứng các yêu cầu quy địnhtrong
hồ sơ mời thầu của Trung tâm Kiểm soát bênh tậ t tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, vượt qua các ̣ nhà
thầu khác để trở thành nhà thầu được chọn.
- Hai bên thương thảo điều khoản hợp đồng, nếu hai bên không gặp bất kỳ xung độtđiều
khoản/lợi ích nào thì Công ty TNHH trang thiết bị Đại Phúc sẽ được đề tên lên phía lãnh đạo
Trung tâm để đợi phê duyệt.
- Sau khi kết quả lựa chọn nhà thầu được chính thức phê duyệt, người phụ trách
củaTrung tâm đăng tải thông tin kết quả lựa chọn nhà thầu lên trang web của Hệ thống mạng
đấu thầu Quốc gia http://muasamcong.mpi.gov.vn/
- Hai bên đi tới ký kết hợp đồng dựa trên những điều khoản đã thỏa thuận từ trước,quy
định của Luật đấu thầu và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Bên Công ty TNHH trang thiết bị Đại Phúc bàn giao hàng hóa và Trung tâm Kiểmsoát
bênh tậ t tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có nhiệm vụ kiểm kê hàng, nếu bên Trung tâm hài lòng ̣ với
chất lượng hàng hóa thì làm đơn phê duyệt thanh toán và thanh toán hợp đồng thầu.
2.2. Những thành tựu đạt được
- Trong những năm qua khung pháp lý về mua sắm công trực tuyến đã ngày càng được
hoàn thiện đáp ứng nhu cầu chủ đầu tư, bên mời thầu, nhà thầu. Cho thấy bộ máy quản lý và
sử dụng mua sắm công trực tuyến ngày càng hoàn thiện. Việc này đã đem đến nhưng thành
quả tích cực như: 71.097 tổng số gói thầu áp dụng đấu thầu qua mạng, 269.657,81 tỷ đồng
tổng giá trị gói thầu áp dụng đấu thầu qua mạng,
- Giai đoạn 2016-2018 tổng số gói thầu đấu thầu qua mạng đạt 30.527 gói tổng giá trị
là 61.827 tỷ đồng và tổng giá trúng thầu 57.260 tỷ đạt tỷ lê 7.44%.
- Năm 2019 với đà tăng trưởng vượt bậc của việc mua sắm công trực tuyến cả tổng số
lượng và giá trị gói thầu cụ thể là 39.527 gói và tổng giá trị đạt 120.321 tỷ đồng. 16 lOMoARcPSD| 38372003
- Việc mua sắm công trực tuyến cũng đã tiết kiệm nhiều nếu so với truyền thống tiêu
biểu là tỷ lệ tiết kiệm đấu thầu qua mạng cao hơn đấu thầu truyền thống như trong năm 2017
là 8.2% qua mạng và 6.98% trực tiếp, năm 2018 là 7.15% qua mạng và 6.98% trực tiếp.
- Việc mua sắm công cũng rút ngắn đi thời gian thủ tục hành chính hay giấy tờ. So với
trực tiếp việc đấu thầu qua mạng đã rút ngắn thời gian hơn 20 ngày đối với chào hàng cạnh
tranh, 15 ngày đối với thầu rộng rãi 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ.
- Thực hiện mua sắm công điện tử đã góp phần thiết thực phòng, chống tham nhũng.
Mọi thủ tục trên cổng thông tin nơi tiếp nhận đều được công khai và được lưu lại rõ ràng
tránh tình trạng gian lận giữa các nhà thầu.
- Trong thời kì dịch bệnh hiện nay việc mua sắm công trực tuyến đã giải tối ưu được
việc phòng chống dịch bệnh khi chỉ việc ở nhà đã có thể hoàn thành xong các hồ sơ, giấy tờ
để mua bán, đấu thầu các dự án của Nhà nước. Mọi khó khăn đều được giải đáp ngay trên
web thông tin của bộ Kế hoạch đầu tư địa chỉ (https://muasamcong.mpi.gov.vn)
2.3. Những tồn tại, hạn chế
- Còn nhiều hạn chế về hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin, viễn thông. Hạ tầng kĩthuật
là một trong những hạn chế lớn nhất để mở rộng hệ thống mua sắm công trực tuyến.
- Còn nguy cơ về kém an toàn thông tin mạng. Năm 2020, mới chỉ có khoảng 20%
cơquan, tổ chức xây dựng và áp dụng chính sách an toàn thông tin và thực trạng các cổng,
trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước còn tồn tại nhiều lỗ hổng, chưa áp dụng giải
pháp đảm bảo an toàn thông tin phù hợp.
- Còn nhiều vấn đề trong xây dựng lòng tin giữa các bên. Sự tin cậy được xem là yếutố
quyết định nhất và cũng khó khăn nhất trong xúc tiến thị trường đấu thầu mua sắm công. Qua
mạng thông tin điện tử, việc xây dựng và công bố công khai danh sách các nhà thầu cung cấp
hàng hóa cũng như xây lắp có uy tín với đầy đủ thông tin về tín dụng và các thông tin cơ bản
liên quan sẽ giúp các chủ đầu tư trong nước biết được năng lực thực sự của các nhà thầu, từ
đó có thể tự tin lựa chọn danh sách ngắn để đấu thầu.
Đối với các nhà thầu quốc tế có liên danh với nhà thầu trong nước, đây cũng là cánh cửa
mở để họ biết được đâu là nhà thầu có năng lực, đáng tin cậy để hợp tác. Đây là nội dung
chúng ta làm chưa được nhiều. Có thể nói, hạ tầng kỹ thuật mạng lưới thông tin, viễn thông
của ta thời gian qua tuy có nhiều nỗ lực song thành quả có được hiện nay còn rất khiêm tốn.
2.4. Những cơ hội và thách thức 17 ) lOMoARcPSD| 38372003 2.4.1. Cơ hội
Trong những năm gần đây, Việt Nam liên tục ký kết các hiệp định kinh tế trong đó có
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương – CPTPP (2016) một trong những yêu cầu bắt
buộc đối với các nước gia nhập Hiệp định TPP là phải mở cửa thị trường mua sắm công,
không phân biệt đối xử doanh nghiệp trong và ngoài nước. Việc này sẽ thúc đẩy đấu thầu điện
tử phát triển, giảm tham nhũng trong đầu tư công, tăng hiệu quả công tác đấu thầu, cải thiện chi tiêu của chính phủ.
Ký kết hiệp định TPP tạo sân chơi bình đẳng, công khai và minh bạch giữa các nhà thầu
trong và ngoài nước. Gia tăng số lượng nhà dự thầu sẽ thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh giữa
các doanh nghiệp, chọn được nhà thầu tốt, mở rộng không gian, thời gian đấu thầu.
Cạnh tranh khốc liệt bắt buộc doanh nghiệp nhà nước cũng như trong nước phải nâng
cao hiệu quả làm việc, tăng khả năng thích ứng. Thúc đẩy cơ sở hạ tầng pháp lý ngày càng hoàn thiện.
Hiện nay Chính phủ cũng rất chú trọng phát triển hệ thống luật pháp về đấu thầu điện
tử, viêc này sẽ làm tăng thêm lòng tin của doanh nghiệp, tăng số lượng doanh ngiệp tham gia
thầu. Công khai minh bạch trong mua sắm công làm tăng uy tín của chính phủ và được nhân
dân ủng hộ. Hệ thống đấu thầu điện tử phát triển dần dần sẽ dẫn đến sự phát triển của hạ tầng
công nghệ thông tin, nâng cao công tác quản lý, hiệu quả làm việc, thúc đẩy phát triển kinh tế. 2.4.2. Thách thức
Bên cạnh những cơ hội mang lại cũng có không ít thách thức mà Việt Nam phải đối mặt.
Ký kết các hiệp định mở cửa thị trường, tự do hóa thương mại như Hiệp định Đối tác xuyên
Thái Bình Dương – CPTPP (2016) khiến cho doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với sự cạnh
tranh gay gắt. Doanh nghiệp nhà nước cạnh tranh với doanh nghiệp tư nhân; doanh nghiệp
trong nước cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài. Đặc biệt là trong các vụ thầu lớn, nhà
thầu Việt Nam được cho là có ít lợi thế hơn đối tác nước ngoài về năng lực cạnh tranh, giá cả,
kinh nghiệm, công nghệ,... Hơn nữa Việt Nam có nhiều hạn chế về ngôn ngữ, hiểu biết pháp
luật, năng lực cạnh tranh chưa cao làm khả năng tiếp cận với thị trường mua sắm công của
các đối tác khác trong Hiệp định TPP ít khả thi.
Mở cửa thị trường mua sắm chính phủ ở trong nước cũng ảnh hưởng tới doanh nghiệp
nhà nước đang hưởng lợi từ sự đóng cửa, điều này có thể gây thâm hụt ngân sách nhà nước. 18 lOMoARcPSD| 38372003
Việt Nam có thể phải đối mặt với việc mất cân đối cán cân thanh toán, vì sẽ cần một lượng
ngoại tệ lớn để có thể chi trả cho các nhà thầu quốc tế.
Luật đấu thầu điện tử của Việt Nam còn nhiều thiếu xót, tạo cơ hội cho kẻ xấu nắm sơ
hở để trục lợi, gây khó khăn cho các nhà thầu tham gia. Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có một
cơ quan giải quyết tranh chấp khiếu nại về hoạt động đấu thầu một cách độc lập, việc giám
sát thực thi luật đấu thầu còn nhiều hạn chế.
Hạ tầng công nghệ thông tin chưa được đồng bộ hoàn toàn và còn nhiều hạn chế, gây
khó khăn cho các nhà thầu muốn tham gia. Cùng với đó, vấn đề an ninh mạng cần phải được
chú trọng hơn nữa, đảm bảo thông tin cho các bên. Tại một số bộ phận, cá nhân vẫn còn tâm
lý quan ngại về việc phát triển đấu thầu điện tử do lo sợ mất việc làm, ảnh hưởng đến lợi ích.
2.5. Những nỗ lực của Chính Phủ nhằm cải thiện hệ thống mua sắm công trực tuyến
- Chính phủ đang cố gắng hoàn thiện môi trường pháp lý, phát triển hạ tầng số, pháttriển
các nền tảng số và hệ thống quy mô quốc gia, phát triển dữ liệu số quốc gia, phát triển các
ứng dụng, dịch vụ quốc gia, bảo đảm an toàn, an ninh mạng quốc gia...để xây dựng chiến
lược phát triển Chính phủ điện tử, từ đó tạo tiền đề cho việc mua sắm công điện tử, bởi Chính
phủ điện tử phát triển thì mua sắm công điện tử mới có cơ hội phát triển.
- Năm 2009 Chính phủ cho ra mắt Cổng thông tin Đấu thầu qua
mạnghttps://muasamcong.mpi.gov.vn/ để các chủ đầu tư bên mời thầu và nhà thầu dễ dàng
giao tiếp, các cơ quan giám sát dễ dàng quản lý. Hệ thống được xây dựng và vận hành theo
mô hình đối tác công tư PPP (Public - Private Partnership) và thí điểm tại 3 đơn vị: Tập đoàn
điện lực Việt Nam EVN, tập đoàn bưu chính viễn thông VNPT và Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội.
- Các bản báo giá, hợp đồng cung ứng được đăng tải rộng rãi, công khai trên các
trangweb của bộ, ngành cần mua sắm hàng hóa và dịch vụ để tăng cường tính cạnh tranh,
minh bạch và hiệu quả kinh tế trong mua sắm công, giúp phòng chống tham nhũng hiệu quả.
- Cắt giảm nhiều thủ tục hành chính trong công tác đấu thầu trực tuyến. Theo thông
tưhướng dẫn việc đấu thầu qua mạng của Bộ Kế hoạch và đầu tư có hiệu lực vào 01/03/2021,
tự động hóa các thao tác đăng tải thông tin đấu thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, loại bỏ lỗi số
học và sai lệch trong quá trình đấu thầu, tự động kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ dự thầu ngay 19 ) lOMoARcPSD| 38372003
khi nộp và số hóa tất cả các biểu mẫu đấu thầu. Với quy định này, nhà thầu có thể rút hồ sơ
dự thầu online thay vì phải gửi văn bản tới bên mời thầu.
- Xây dựng một lộ trình cụ thể và dài hạn, đặt ra các mục tiêu để thúc đẩy việc muasắm công điện tử:
+ Giai đoạn 2013 - 2015, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã nâng cấp hệ thống, từng bước hoàn
thiện khung pháp lý để đưa việc mua sắm công áp dụng thí điểm rộng rãi trên phạm vi toàn
quốc. Năm 2016, bắt đầu thực hiện trên phạm vi toàn quốc.
+ Giai đoạn 2016 - 2018, lộ trình áp dụng đấu thầu qua mạng được áp dụng theo tỷ lệ
quy định tại thông tư liên tịch số 07/TTLT-BKHDT-BTC ngày 08/09/2016 của Bộ Kế hoạch
và đầu tư và Bộ Tài chính quy định chi tiết về cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu và lựa
chọn nhà thầu qua mạng.
+ Giai đoạn 2019-2025, căn cứ tình hình thực tế, Bộ Kế hoạch và đầu tư điều chỉnh tăng
tỉ lệ áp dụng trong từng năm, đáp ứng mục tiêu đến năm 2025: 100% các thông tin đấu thầu
trong quá trình lựa chọn nhà thầu được đăng tải công khai trên hệ thống, 100% hoạt động mua
sắm thường xuyên thực hiện mua sắm tập trung trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
- Nhằm thúc đẩy vịệc mua sắm công, chính phủ đã có các quy định rõ ràng về việcnhững
gói thầu nào phải thực hiện đấu thầu qua mạng. Cụ thể, theo Điều 29 Thông tư 11/2019/TT-
BKHĐT, chủ đầu tư, bên mời thầu phải tổ chức đấu thầu qua mạng theo lộ trình sau:
+ Năm 2020, tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng đối với toàn bộ (100%) các gói thầu
áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh thuộc lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ
phi tư vấn, dịch vụ tư vấn có giá gói thầu ≤ 5 tỷ đồng và thuộc lĩnh vực xây lắp có giá gói
thầu ≤ 10 tỷ đồng, trừ trường hợp đối với các gói thầu chưa thể tổ chức lựa chọn nhà thầu qua
mạng hoặc các gói thầu có tính đặc thù.
+ Năm 2021, 100% gói thầu áp dụng đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh thuộc lĩnh
vực hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ tư vấn có giá gói thầu ≤ 10 tỷ đồng; thuộc lĩnh vực
xây lắp có giá gói thầu ≤ 20 tỷ đồng phải đấu thầu qua mạng.
- Ngoài cổng thông tin chính thức thì còn có các ứng dựng trên smartphone như “Mua
Sắm Công: Mạng Đấu Thầu” (đối với Hệ điều hành IOS), “Mua sắm Công” (đối với Hệ điều
hành Android) cùng các kênh facebook (https://www.facebook.com/muasamcong/), zalo (
https://zalo.me/ttdtqm ),… giúp cung cấp thêm thông tin về mua sắm chính phủ. 20 lOMoARcPSD| 38372003
- Việc thanh toán chi phí đăng ký, phí duy trì tên dễ dàng, tiện lợi khi chính phủ tíchhợp
rất nhiều phương thức thanh toán khác nhau như thanh toán điện tử hoặc thanh toán tại ngân
hàng... Ngoài ra còn có các văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết với các quy định được áp dụng
cho mọi nhà thầu tại Khoản 1 Điều 31 TTLT số 07/2015.
3.Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả mua sắm công ở Việt Nam trong thời gian tới
- Hiện nay, hệ thống đấu thầu điện tử của ta vẫn chưa thể kết nối, tương tác với các
cơquan bộ, ngành khác để triển khai các hoạt động như thanh toán, bảo lãnh, đánh giá năng
lực nhà thầu,...khiến một số chức năng như kiểm tra thông tin đăng ký, thanh toán qua
mạng…chưa thể thực hiện trực tuyến. Chính phủ cần lên kế hoạch kết nối được các bộ phận
và điều phối để cho các bộ phận có thể tích hợp lại với nhau theo một quy trình thống nhất.
Cấu trúc cơ sở dữ liệu quốc gia là một trong những yếu tố được đánh giá là cựu kỳ quan trọng
để xây dựng thành công hệ thống Chính phủ điện tử, để mua sắm công trực tuyến có thể dựa
vững chắc trên nền tảng quan trọng này.
- Cải cách và hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp lý về mua sắm công: Tổ chức vậnhành
mua sắm công cần thay đổi tích cực, cần nghiên cứu thực hiện quản lý hoạt động mua sắm
công thông qua các văn bản pháp lý, xây dựng hệ thống các khoản luật, điều luật về đấu thầu
mà các cơ quan mua sắm phải tuân thủ khi thực hiện mua sắm công điện tử. Chính phủ cần
đề ra các quy định về hợp đồng mua sắm công, nhượng quyền…
- Xây dựng một nền tảng hạ tầng kỹ thuật, công nghệ đủ mạnh để bảo đảm tính antoàn,
bảo mật của thông tin cũng như vận hành được hệ thống một cách dễ dàng, tiện lợi. Việc đảm
bảo an ninh mạng là vấn đề quan tâm hàng đầu của chủ đầu tư và nhà thầu. Vì vậy, Chính
phủ cần hoàn thiện luật an ninh mạng, mở rộng phạm vi, nâng cao năng lực giám sát an toàn
mạng, an toàn hệ thống thông tin cho Trung tâm giám sát an toàn thông tin mạng quốc gia tại
Bộ TT&TT và các bộ, cơ quan ngang bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các nhà
cung cấp dịch vụ hạ tầng mạng Internet (ISP) để tăng cường khả năng phát hiện sớm, cảnh
báo kịp thời, chính xác về các sự kiện, sự cố, dấu hiệu, hành vi, mã độc xâm phạm, nguy cơ,
điểm yếu, lỗ hổng có khả năng gây mất an toàn thông tin mạng đối với các hệ thống thông
tin, dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ mua sắm công.
- Chính phủ cần hướng đến nguyên tắc “đáng giá đồng tiền” trong mua sắm công điệntử:
Nguyên tắc này không chỉ chú trọng về giá cả mà quan trọng là việc mua sắm được tổ chức
hợp lý, giá trị của hàng hóa hoặc dịch vụ mua sắm tương xứng với đồng tiền bỏ ra từ ngân 21 ) lOMoARcPSD| 38372003
sách nhà nước. Không chỉ vậy, nguyên tắc này còn khuyến khích cạnh tranh và không phân
biệt đối xử, sử dụng nguồn lực một cách tiết kiệm, hiệu quả, hợp lý và không trái với chính
sách của Nhà nước, đảm bảo sự minh bạch và trách nhiệm giải trình, tính toán tới rủi ro có
thể gặp phải, quá trình tổ chức phù hợp với quy mô và phạm vi của gói thầu.
- Hướng đến “mua sắm tập trung” trong mua sắm công điện tử, giúp tăng tính
chuyênnghiệp trong hoạt động mua sắm, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả, rút ngắn thời gian
và chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu; đảm bảo tính công khai minh bạch nhờ thực hiện hình
thức đấu thầu rộng rãi. Hiệu quả của việc mua sắm hàng hoá, dịch vụ theo phương thức tập
trung được thể hiện ở chất lượng đầu vào tốt, đảm bảo giá được thống nhất, tương đồng về
kỹ thuật, việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ đạt hiệu quả cao. Xây dựng hệ thống mua sắm tập
trung từ Trung ương đến địa phương, thành lập cơ quan mua sắm tập trung nhằm nghiên cứu,
đề xuất giải pháp và thực hiện biện pháp nhằm quản lý, nâng cao hiệu quả mua sắm và tiết
kiệm chi mua sắm hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho các cơ quan của chính phủ bằng nguồn ngân sách Nhà nước.
- Chính phủ cần tuấn thủ nguyên tắc công khai, minh bạch thông tin: Cần có nhữngquy
định công khai thông tin về mua sắm công, tất cả các thông tin về mua sắm công cần được
đăng tải lên trên Hệ thống đấu thầu điện tử để đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình.
- Cần tăng cường ứng dụng công nghệ trực tuyến trong mua sắm công: Xây dựng
hệthống mua sắm điện tử hoàn chỉnh nhất, xây dựng hệ thống pháp luật điện tử về mua sắm
công như Luật giao dịch điện tử, Luật chữ ký điện tử, Luật tăng cường sử dụng mạng và bảo
mật thông tin, Luật truyền thông điện tử,… nhằm đơn giản hóa quá trình mua sắm, chống
lãng phí và nâng cao hiệu quả mua sắm, tăng cường tính công khai, minh bạch, đáp ứng nhu
cầu hội nhập quốc tế.
- Tiếp thục thực hiện mua sắm công xanh bền vững: Mua sắm công bền vững đượchiểu
là quá trình mà trong đó các tổ chức hành chính công tìm cách đạt được sự cân bằng phù hợp
giữa 3 yếu tố trụ cột của phát triển bền vững là kinh tế, xã hội và môi trường khi mua sắm
hàng hóa, dịch vụ hoặc công trình ở tất cả các giai đoạn của dự án. Chính phủ cần rà soát các
văn bản quy định về mua sắm công và các văn bản quy định trong lĩnh vực bảo vệ môi trường,
phát triển bền vững để xây dựng một khung pháp lý về mua sắm công xanh, cũng như tích
hợp các tiêu chí môi trường vào quy trình mua sắm. Xây dựng và từng bước mở rộng chiến 22 lOMoARcPSD| 38372003
dịch nâng cao nhận thức về mua sắm xanh, đặc biệt chú trọng đào tạo cho các cán bộ mua
sắm trong các cơ quan nhà nước về mua sắm công xanh thông qua các lớp đào tạo, tập huấn.
Ví dụ, cần thiết đưa nội dung tập huấn về mua sắm công xanh tích hợp vào các khóa đào tạo
về chứng chỉ đấu thầu. Chính phủ có các chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp sản xuất
sản phẩm thân thiện môi trường nhằm khuyến khích và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh các sản phẩm này LỜI KẾT
Có thể thấy Chính phủ nước ta đã và đang rất cố gắng trong xây dựng một hệ thống mua
sắm công hiện đại, dần hoàn thiện các hành lang pháp lý giúp việc mua sắm công điện tử đạt
hiệu quả tối ưu và bước đầu cũng đã đạt được các thành công đáng kể. Tuy nhiên vẫn còn rất
nhiều hạn chế cần khắc phục, đòi hỏi phải tiếp tục nỗ lực, học hỏi thêm từ các nước đi trước.
Tuy nhiên mỗi nước lại có một chiến lược phát triển mua sắm công điện tử khác nhau, phù
hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nước đó, bởi vậy chúng ta cần áp dụng một cách linh
hoạt, trách dập khuôn máy móc dẫn đến hiệu quả không cao mà lại hao phí nguồn lực. Việt
Nam phải tự xây dựng một lộ trình phát triển cụ thể, tìm ra những hướng đi thích hợp trong
ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào việc nâng cao hiệu quả và hiệu lực của
chính quyền các cấp. Con đường mà các nước đã đi qua trong lộ trình triển khai mua sắm
công điện tử mất một khoảng thời gian khá dài, hy vọng một nước đi sau như Việt nam sẽ
sớm gặt hái được nhiều thành công. 23 )