-
Thông tin
-
Quiz
Bài thảo luận: " “Tìm hiểu về thời cơ trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và rút ra nhận xét”
Bài thảo luận: " “Tìm hiểu về thời cơ trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và rút ra nhận xét”,môn lịch sử đảng trường đại học thương mại. giúp sinh viên ôn luyện và tham khảo
Lịch sử đảng (LSĐ01) 12 tài liệu
Đại học Thương Mại 382 tài liệu
Bài thảo luận: " “Tìm hiểu về thời cơ trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và rút ra nhận xét”
Bài thảo luận: " “Tìm hiểu về thời cơ trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và rút ra nhận xét”,môn lịch sử đảng trường đại học thương mại. giúp sinh viên ôn luyện và tham khảo
Môn: Lịch sử đảng (LSĐ01) 12 tài liệu
Trường: Đại học Thương Mại 382 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Thương Mại
Preview text:
lOMoARcPSD| 38372003
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ -- --
BÀI THẢO LUẬN NHÓM ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU VỀ THỜI CƠ TRONG CÁCH MẠNG
THÁNG 8 NĂM 1945 VÀ RÚT RA NHẬN XÉT Tên học phần
: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam Mã lớp học phần : 231_HCMI0131_06
Giảng viên hướng dẫn : GV. Lê Văn Nguyên Nhóm : 03 HÀ NỘI, 2023 lOMoARcPSD| 38372003 2
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ***
BIÊN BẢN HỌP LẦN 1
Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
Đề tài: Tìm hiểu về thời cơ trong Cách mạng Tháng 8 và rút ra nhận xét
1. Thông tin chung - Nhóm: 03 - Thời gian: 15/09/2023 - Địa điểm: Google meet -
Nhóm trưởng: Nguyễn Thị Trà Giang -
Số thành viên tham dự: 10/10
2. Nội dung cuộc họp
- Bàn bạc, chốt đề cương
- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm
3. Tổng kết họp
- Hoàn thành đề cương thảo luận
- Các thành viên trong nhóm nắm được nhiệm vụ NHÓM TRƯỞNG
(Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Trà Giang lOMoARcPSD| 38372003
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ***
BIÊN BẢN HỌP LẦN 2
Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
Đề tài: Tìm hiểu về thời cơ trong Cách mạng Tháng 8 và rút ra nhận xét
1. Thông tin chung - Nhóm: 03 - Thời gian: 01/10/2023 - Địa điểm: Google meet -
Nhóm trưởng: Nguyễn Thị Trà Giang -
Số thành viên tham dự: 10/10
2. Nội dung cuộc họp
- Duyệt thuyết trình
- Chỉnh sửa bản word, powperpoint; thống nhất bản cuối cùng
3. Tổng kết họp
- Hoàn thành đề cương thảo luận
- Cả nhóm chuẩn bị cho buổi thảo luận trên lớp NHÓM TRƯỞNG
(Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Trà Giang
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN 3 lOMoARcPSD| 38372003 ST Họ và tên Chức vụ Nhiệm vụ Điểm T 21 Chu Thành Đạt Nội dung 22 Phạm Bá Đạt Nội dung + Word 23 Trần Mạnh Đạt Nội dung 24 Chu Tiến Đức Nội dung 25 Nguyễn Thiên Đức Nội dung 26 Nguyễn Thị Trà Giang Nhóm trưởng Nội dung + Powerpoint 27 Trần Văn Giang Powpoint 28 Nguyễn Phương Hà Nội dung 29 Nguyễn Thị Hà Nội dung 30 Tạ Thị Hà Thuyết trình MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................................5
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................6
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................................................7
1.1. Khái niệm thời cơ........................................................................................................................7
1.2. Vai trò của thời cơ trong cách mạng............................................................................................8
CHƯƠNG II: THỜI CƠ TRONG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945....................................11
2.1. Khái quát về bối cảnh................................................................................................................11
2.1.1. Bối cảnh thế giới năm 1945................................................................................................11 4 lOMoARcPSD| 38372003
2.1.2. Bối cảnh Việt Nam năm 1945.............................................................................................12
2.2. Khái quát về Cách mạng Tháng 8..............................................................................................13
2.3. Dự đoán thời cơ, xác định thời cơ và chớp thời cơ trong cách mạng Tháng Tám......................15
2.3.1. Dự đoán thời cơ..................................................................................................................15
2.3.2 Xác định thời cơ...................................................................................................................17
2.3.3 Chớp thời cơ........................................................................................................................18
2.4. Kết quả của việc chớp đúng thời cơ trong cách mạng Tháng Tám 1945....................................19
CHƯƠNG III: NHẬN XÉT.................................................................................................................22 3.1.
Nhiều lần vận dụng thành công bài học về chớp thời
cơ...........................................................22 3.2.
Tăng cường về sự lãnh đạo của
Đảng........................................................................................24 3.3.
Củng cố và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc Đại đoàn kết toàn dân
tộc truyền thống quý báu của dân tộc Việt
Nam..........................................................................................25 3.4.
Bài học về nắm thời cơ trong sinh
viên.....................................................................................27
KẾT LUẬN..........................................................................................................................................31 LỜI CẢM ƠN
Với những kiến thức đã học được từ bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, nhóm
3 đã lựa chọn đề tài Tìm hiể về thời cơ trong Cách mạng Tháng 8 và rút ra nhận xét là
đề tài thực hiện bài thảo luận. Trong quá trình hoàn thiện bài, nhóm đã nhận được rất nhiều
sự trợ giúp, hướng dẫn từ thầy Lê văn Nguyên. Những lời góp ý của thầy đã giúp nhóm rất
nhiều trong việc đính hướng và triển khai bài thảo luận.
Tuy đã cố gắng thực hiện đề tài nhưng chắc chắn bài làm vẫn còn nhiều thiếu sót, nhóm
rất mong tiếp tục nhận được những lời góp ý của thầy và các bạn để bài thảo luận ngày càng hoàn thiện hơn. 5 lOMoARcPSD| 38372003
Nhóm 3 xin chân thành cảm ơn! 6 lOMoARcPSD| 38372003 LỜI MỞ ĐẦU
Đã 75 năm đi qua kể từ thời điểm Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công. Nhiều
sự thay đổi đã diễn ra ở trong nước và trên toàn thế giới, song ý nghĩa lịch sử của Cách
mạng Tháng Tám vẫn còn giá trị to lớn và mang tính thời sự rất cao, là bài học cho nhiều
thế hệ đến mãi về sau để tiếp tục bảo vệ và phát triển đất nước.
Ngữ cảnh lích sử vào thời điểm đó là một thế giới đang chìm trong chiến tranh thế giới
lần thứ 2. Nhật Bản đã chiếm đóng và thống trị Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, trong
suốt nhiều năm. Chiến tranh thế giới thứ hai đã làm thay đổi cục diện thế giới và tạo ra
những cơ hội và thách thức đối với nhiều quốc gia. Ở nước ta thì sự chiếm đóng của phát
xít Nhật cũng đã gây ra những khó khăn và tổn thất vô cùng to lớn nhưng đồng thời cũng
giúp thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng giải phóng dân tộc, tiến tới độc lập, tự do.
Trong bối cảnh đó, thời cơ cho một cuộc cách mạng lớn giải phóng dân tộc đã nở rộ. Sự
kết hợp của nhiều yếu tố cả nội và ngoại lực đã tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc Cách mạng
Tháng Tám năm 1945 diễn ra thành công.
Đề tài “Tìm hiểu về thời cơ trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và rút ra nhận
xét” sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nguyên nhân và thời cơ nào để Đảng và nhân dân ta
khi đó có thể tổ chức cách mạng một cách triệt để và thành công như vậy.
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.
Khái niệm thời cơ
Thời cơ- Một khái niệm quan trọng gắn liền với sự thành bại của mỗi cá nhân, của các
đảng phái chính trị và của mỗi cộng đồng với những quy mô khác nhau. Hồ Chí Minh đã
xác định tầm quan trọng có tính khái quát của khái niệm đó qua hai câu thơ trong bài thơ
“Học đánh cờ”
Lạc nước, hai xe đành bỏ phí, 7 lOMoARcPSD| 38372003
Gặp thời, một tốt cũng thành công.
Trong cuộc sống thường ngày ta còn bắt gặp một số khái niệm khác có nghĩa tương tự
như “vận hội”, “cơ hội”. Liên quan tới chủ đề Cách mạng tháng Tám 1945 đang bàn ở đây,
sẽ dùng khái niệm phổ biến và thông dụng nhất là “thời cơ”
Một cuộc khởi nghĩa hoặc tổng khởi nghĩa muốn thắng lợi đòi hỏi phải hội đủ những
điều kiện bên trong và bên ngoài (chủ quan và khách quan) mà ta thường gọi là điều kiện
chín muồi. Trong lịch sử cận-hiện đại Việt Nam, các phong trào, các cuộc khởi nghĩa không
thành công trước hết đều bắt nguồn từ việc chưa hội đủ các điều kiện cần thiết. Chẳng hạn
như sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc dân Đảng đầu tháng 2
năm 1930 là một ví dụ điển hình khi thời cơ chưa xuất hiện, coi khởi nghĩa như một giải
pháp tình thế, như một trò chơi chính trị “không thành công cũng thành nhân” như lãnh tụ
Nguyễn Thái Học đã từng tuyên bố. Thế hệ cách mạng Việt Nam tiếp theo liền rút ra bài
học – không được đùa với khởi nghĩa. Thời cơ là một thành tố khách quan, hoàn toàn không
phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của một cá nhân nào, của một tổ chức chính trị nào. Nó
xuất hiện một cách bất ngờ và tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định.Nói như vậy
không có nghĩa là thời cơ là một cái gì đó không thể biết trước được, không thể đoán định
được, một thứ “sắc sắc không không” như quan niệm của Phật giáo. Điều lý thú cũng chính
ở chỗ đó – có mà không có và ngược lại. Vì thế, không phải ai cũng có thể dự báo được
thời cơ, theo dõi nó, nắm bắt nó và cuối cùng là lợi dụng nó để đạt tới cái đích của mình.
Có thể thấy, Cách mạng Tháng Tám thành công là một cột mốc chói lọi trong lịch sử đấu
tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Thành quả của cuộc Cách mạng Tháng Tám
được kết hợp bởi nhiều yếu tố, trong đó, chớp thời cơ là yếu tố quan trọng mang đến sự thắng lợi.
Như vậy, thời cơ là thời gian, điều kiện, hoàn cảnh chủ quan và khách quan mang yếu
tố thuận lợi để tiến hành thắng lợi việc gì đó. Trong chiến tranh, vấn đề thời cơ là vấn đề
rất quan trọng. Vì bên nào nắm được thời cơ thì bên đó sẽ giành thắng lợi. Cách mạng
tháng 8 năm 1945 là một minh chứng về việc chớp thời cơ Cách mạng. 8 lOMoARcPSD| 38372003 1.2.
Vai trò của thời cơ trong cách mạng
Thời cơ là một thành tố khách quan, hoàn toàn không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan
của một cá nhân nào, của một tổ chức chính trị nào. Nó xuất hiện một cách bất ngờ và tồn
tại trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, nếu chúng ta biết dự báo, theo dõi
nắm bắt và tận dụng thời cơ một cách hợp lý thì thời cơ sj là bệ phóng, là một yếu tố quan
trọng mang lại thành công cho cá nhân, tổ chức cũng như cho xã hội. Thời cơ có vai trò
quan trọng trong nhiều vấn đề của nhiều lĩnh vực. Theo chủ nghĩa Mác – Lênin thì có 3
nhân tố chủ yếu để hợp thành tình thế cách mạng đó là:
Thứ nhất: Giai cấp và tầng lớp thống trị bên trên đã lâm vào một cuộc khủng hoảng
trầm trọng, không thể kiểm soát nổi tình hình, trở nên bất lực, không còn có chế độ thống trị như cũ nữa.
Thứ hai: Các giai cấp và tầng lớp bị trị bên dưới cũng rơi vào tình trạng cơ cực,bị bần
cùng không thể chịu đựng được nữa, không thể sống nổi nữa. Mâu thuẫn đã gay gắt đến
cực độ và quần chúng đã sẵn sàng đi tới giải phóng.
Thứ ba: Tầng lớp, bộ phận trung gian, những người trí thức yêu nước, có tư tưởng dân
chủ, tiến bộ, những người có tinh thần dân tộc, kể cả một bộ phận trong giai cấp hữu sản
nhưng gần với quần chúng, nhận thức được xu thế lịch sử, ngả về phía cách mạng, tương
quan lực lượng có lợi cho phía cách mạng. Hội đủ những điều kiện đó, về cơ bản, tình thế
cách mạng đã chín muồi”.
Như vậy, một cuộc khởi nghĩa diễn ra thành công không phải dựa vào một âm mưu, một
đảng phái mà dựa vào cao trào cách mạng của nhân dân, dựa vào một chuyển hướng lịch
sử quyết định. Xét trên bình diện đó, chúng ta có thể nhận thấy ở Việt Nam vào đầu những
năm 1940, đặc biệt sau khi cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ nổ ra thất bại thì vấn đề thời cơ được
bàn luận đến rất nhiều trước đó, sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam
Quốc dân Đảng vào đầu tháng 2/ 1930 là một ví dụ điển hình về việc thời cơ chưa xuất
hiện. Khi đó, những người đứng đầu Việt Nam Quốc dân Đảng đã coi khởi nghĩa như một 9 lOMoARcPSD| 38372003
giải pháp tình thế, như một trò chơi - “không thành công cũng thành nhân”. Thế hệ cách
mạng Việt Nam tiếp theo liền rút ra bài học: Không được đùa với khởi nghĩa). Vào tháng
5/1941, trong Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ VIII tại Pắc Bó,
Cao Bằng dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và quyền Tổng Bí thư Trường Chinh,
Nghị quyết đã dự báo một cách chính xác về cuộc chiến tranh thế giới thứ hai và hệ lụy
của nó: “Nếu cuộc đế quốc chiến tranh lần trước để ra Liên Xô,một nước xã hội chủ nghĩa
thì cuộc đế quốc chiến tranh lần này sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa, sẽ do đó cách
mạng nhiều nước thành công".
Như vậy, thời cơ sẽ đến với nhiều nước trên thế giới khi chiến tranh thế giới thứ hai kết
thúc, phần thắng nghiêng về Liên Xô và phe dân chủ. Đó là một khả năng làm xuất hiện
thời cơ có lợi cho cách mạng nhiều nước, trong đó có cách mạng nước ta. Hội Nghị còn
nhận định rằng cuộc cách mạng Đông Dương là một bộ phận của phong trào cách mạng
thế giới và lúc đó là một bộ phận của phong trào dân chủ chống phát-xít. Vận mệnh của
dân tộc Đông Dương gắn liền với vận mệnh của Liên Xô, đồng thời cũng gắn liền với cách
mạng Trung Quốc. Bài học thời cơ trong CMT8 năm 1945 là bài học đi cùng năm tháng,
nếu chúng ta muốn thành công và không muốn tụt hậu.
Ngày nay, đất nước chúng ta đang hội nhập toàn diện tất cả các lĩnh vực thì vấn
đề thời cơ càng đóng vai trò hết sức quan trọng. Nếu chúng ta nhận biết và tận dụng
tốt thì nó sẽ mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, chính trị - ngoại giao,...Ngược lại nếu
chúng ta không vận dụng hợp lý, bỏ sót sẽ gây thiệt hại đáng tiếc, thậm chí sj trở
thành vật cản trên con đường phát triển của đất nước. Thời cơ không chỉ đóng vai
trò quan trọng đối với vấn đề của dân tộc, của đất nước, của các tổ chức mà rất có
ý nghĩa đối với mỗi cá nhân, đặc biệt trong bối cảnh bùng nổ thông tin như hiện nay.
Một cá nhân biết nắm bắt thời cơ kết hợp với những kiến thức vốn có thì sẽ sớm vươn đến thành công 10 lOMoARcPSD| 38372003
CHƯƠNG II: THỜI CƠ TRONG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
2.1. Khái quát về bối cảnh
2.1.1. Bối cảnh thế giới năm 1945
Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Hồng quân
Liên Xô truy kích phát xít Đức trên chiến trường châu Âu, giải phóng nhiêu nước ở Đông
Âu và tiến về phía Berlin (Đức). Ở Tây Âu, Anh - Mỹ mở mặt trận thứ hai, đổ quân lên đất
Pháp (2/1945) rồi tiến về phía tây nước Đức. Nước Pháp được giải phóng, Chính phủ Đờ Gôn về Pari.
Ở mặt trận Thái Bình Dương, quân Anh đánh vào Miến Điện (nay là Mianma). Quân
Mỹ đổ bộ lên Philippin. Đường biển đến các căn cứ ở Đông Nam Á bị quân Đồng minh
khổng chế, nên Nhật phải giữ con đường duy nhất từ Mãn Châu qua Đông Dương xuống
Đông Nam Á. Thực dân Pháp theo phái Đờ Gôn ở Đông Dương ráo riết chuẩn bị, chờ quân
Đồng minh vào Đông Dương đánh Nhật thì sẽ khôi phục lại quyền thống trị của Pháp. "Cả
hai quân thù Nhật - Pháp đều đang sửa soạn tiến tới chỗ tao sống mày chết, quyết liệt cùng nhau".
Với sự chuẩn bị từ trước, ngày 9/3/1945, Nhật nổ súng đảo chính lật đổ Pháp, độc chiếm
Đông Dương. Pháp chống cự yếu ớt rồi nhanh chóng đầu hàng. Sau khi đảo chính thành
công, Nhật thi hành một loạt chính sách nhằm củng cố quyền thống trị. Chính phủ Bảo Đại
- Trần Trọng Kim được Nhật dựng ra với cái bánh vẽ "độc lập" để phục vụ cho nền thống
trị của chủ nghĩa phát xít.
Giữa tháng 8/1945, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Sau khi phát xít Đức đầu hàng
Liên Xô và Đồng minh (9/5/1945), Liên Xô tuyên chiến với Nhật, đánh tan đạo quân Quan
Đông của Nhật tại Mãn Châu (Trung Quốc). Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống các
thành phố Hiroshima (6/8/1945) và Nagasaki (9/8/1945), Chính phủ Nhật tuyên bố đầu
hàng Đồng minh không điều kiện ngày 15/8/1945. 11 lOMoARcPSD| 38372003
2.1.2. Bối cảnh Việt Nam năm 1945
Dự đoán đúng tình hình, ngay trước lúc Nhật nổ súng lật đổ Pháp, Tổng Bí thư Trường
Chinh triệu tập Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng mở rộng tại làng Đình Bảng
(Từ Sơn, Bắc Ninh) để phân tích đề ra chủ trương chiến lược mới. Ngày 12/3/1945, Ban
Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng
ta, chỉ rõ bản chất hành động của Nhật vào ngày 9/3/1945 là một cuộc đảo chính tranh
giành lợi ích giữa Nhật và Pháp; xác định kẻ thù cụ thể, trước mắt và duy nhất của nhân
dân Đông Dương sau cuộc đảo chính là phát xít Nhật; thay khẩu hiệu "Đánh đuổi phát xít
Nhật - Pháp" bằng khẩu hiệu "Đánh đuổi phát xít Nhật", nêu khẩu hiệu “Thành lập chính
quyền cách mạng của nhân dân Đông Dương" để chống lại chính phủ thân Nhật.
Chỉ thị quyết định phát động một cao trào kháng Nhật, cứu nước manh mẽ làm tiền đề
cho cuộc tổng khởi nghĩa, đồng thời sẵn sàng chuyển lên tổng khi nghĩa khi có đủ điều
kiện. Bản chỉ thi ngày 12/3/1945 thể hiện sự lãnh đạo kiên quyết, kịp thời của Đảng. Đó là
kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và Việt Minh trong cao trào chống Nhật cứu
nước và có ý, nghĩa quyết định đối với thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám
năm 1945. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Việt Minh, từ giữa tháng 3/1945 trở đi, cao trào
kháng Nhật, cứu nước diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ.
Sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng minh (15/8/1945), quân Nhật ở Đông Dương mất hết
tinh thần. Chính quyền do Nhật dựng lên hoang mang cực độ. Thời cơ cách mạng xuất
hiện. Tuy nhiên, một nguy cơ mối đang dần đến. Theo quyết định của Hội nghị Pốtxđam
(7/1945), quân đội Trung Hoa dân quốc vào Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở ra và quân
đội của Liên hiệp Anh từ vĩ tuyến 16 trở vào để giải giáp quân đội Nhật. Pháp toan tính,
với sự trợ giúp của Anh, sẽ trở lại xâm lược Việt Nam, trước mắt là phục hồi bộ máy cai
trị cũ ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Trong khi những thế lực chống cách mạng ở trong
nước cũng tìm cách đối phó. Một số người trong Chính phủ Bảo Đại - Trần Trọng Kim
quay sang tìm kiếm sự trợ giúp của một số cường quốc, với hy vọng giữ chế độ quân chủ. 12 lOMoARcPSD| 38372003
Từ chỗ hợp tác với Việt Minh chống quân phiệt Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai,
Chính phủ Mỹ không ngần ngại quay lưng lại phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân
Việt Nam. Tại Hội nghị Ianta tổng thống Mỹ Roosevelt hoàn toàn nhất trí với đề nghị chỉ
để các thuộc địa dưới quyền ủy trị nếu "mẫu quốc" đồng ý. "Mẫu quốc" của Đông Dương
không ai khác là nước Pháp. Từ đó, Mỹ ngày càng nghiêng về phía Pháp, ủng hộ Pháp trở
lại xâm lược Đông Dương, nhất là sau khi Roosevelt qua đời (12/4/1945) và Harry S.
Truman bước vào Nhà Trắng. Mùa hè năm 1945, Mỹ cam kết với Đờ Gôn rằng sẽ không
cản trở việc Pháp phục hồi chủ quyền ở Đông Dương. Cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc
của nhân dân Việt Nam sẽ bị xếp vào "hoạt động phiến loạn do cộng sản cầm đầu". Trong
tình hình ấy, "ai biết dòng chảy của lịch sử sẽ đi về đâu, với tốc độ nào?".
Thời cơ giành chính quyền chỉ tồn tại trong thời gian từ khi Nhật tuyên bố đầu hàng
Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương, vào khoảng nửa cuối tháng 8/1945.
Trong tình hình trên, vấn đề giành chính quyền được đặt ra như một cuộc chạy đua nước
rút với quân Đồng minh mà Đảng và nhân dân Việt Nam không thể chậm trễ, không chỉ để
tranh thủ thời cơ, mà còn phải khắc phục nguy cơ, đưa cách mạng đến thành công.
2.2. Khái quát về Cách mạng Tháng 8
Những nét chính trong cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945:
Lệnh tổng khởi nghĩa:
- Ngày 13/8/1945: Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc được thành lập và ban bố “Quân
lệnh số 1”, phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước.
- Từ 14/8 – 15/8/1945: Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào, quyết định
tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành lấy chính quyền trước khi quân Đồng minh vào. 13 lOMoARcPSD| 38372003
- Từ 16/8 – 17/8/1945: Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào, tán thành chủ trương
Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt Minh.
- 16/8/1945: Võ Nguyên Giáp chỉ huy một đơn vị Giải phóng quân tiến về giải
phóng thị xã Thái Nguyên; mở đầu tổng khởi nghĩa.
Giành chính quyền ở Hà Nội:
- Từ sau đảo chính Nhật – Pháp, không khí cách mạng ngày càng sôi sục.
- Ngày 15/8/1945: Mệnh lệnh khởi nghĩa về tới Hà Nội, phong trào chuẩn bị khởi
nghĩa rất khẩn trương với nhiều hình thức: diễn thuyết công khai, truyền đơn, biểu ngữ.
- Ngày 19/8/1945: Một cuộc biểu tình lớn ở quảng trường Nhà hát thành phố do
Mặt trận Việt Minh tổ chức, kêu gọi nhân dân đứng lên giành chính quyền – Bài Tiến quân ca vang lên.
- Sau đó là cuộc biểu tình đánh chiếm các công sở của địch, cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội đã thắng lợi.
Giành chính quyền trong cả nước:
- 14 – 18/8: Đã có 4 tỉnh giành được chính quyền: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tỉnh, Quảng Nam.
- Giành chính quyền ở Huế (23/8), Sài Gòn (25/8).
- Từ 19 – 28/8: Đồng loạt các địa phương trong cả nước đứng lên giành chính
quyền thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu.
+ Ngày 30/8: Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị.
+ Ngày 2/9/1945: Tại Quảng trường Ba Đình, Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn
Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 14 lOMoARcPSD| 38372003
Ngày 2/9/1945: Tại Quảng trường Ba Đình, Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập khai
sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hai nhiệm vụ chiến lược chống đế quốc, chống
phong kiến do Đảng đề ra đã hoàn thành.
2.3. Dự đoán thời cơ, xác định thời cơ và chớp thời cơ trong cách mạng Tháng Tám
2.3.1. Dự đoán thời cơ
Có thế nói, do nhận thức được tầm quan trọng của thời cơ, Đảng ta, đứng đầu là lãnh tụ
Nguyên Ái Quốc, ngay từ những năm đầu thập niên 20 (thế kỷ 20), đã sớm dưa ra quan
điểm về thời cơ cách mạng ở Đông Dương dang dến gần. Người viết: Đãng sau sự phục
tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng
nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến. Bộ phận ưu tú có nhiệm vụ phải thúc đãy cho thời cơ đó mau đến.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh luôn hết sức coi trọng yếu
tố thời cơ cách mạng. Người đã đúc kết:
"Lạc nước, hai xe đành bó phí,
Gặp thời, một tốt cũng thành công".
Năm 1940, phát-xít Đức tiến công nước Pháp, Pa-ri dã thất thù rời vào tay quân Đức,
còn ở Việt Nam, Nhật nổ súng đánh chiếm Lạng Sơn, hai để quốc Nhật - Pháp tranh nhau
miếng mồi Đông Dương. Phân tích về diễn biến cuộc chiến tranh giữa phe phát-xít và Đông
minh, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khẳng định, thẳng lợi cuối cùng sẽ thuộc về phe dân chủ và
nhận dịnh thời cơ giải phóng dân tộc dang dến rất gần, tình thế cách mạng sấp xuất hiện:
“Ấy là dịp tốt cho ta
Nối lên khôi phục nước nhà tổ tông.”
Vào tháng 5-1941, trong Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ
Tám tại Pắc Bó, Cao Bằng dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và quyền Tổng Bí
thư Trường Chinh. Nghị quyết đã dự báo một cách chính xác về cuộc chiến tranh thế giới
thứ hai và hệ lụy của nó: “Nếu cuộc đế quốc chiến tranh lần trước đẻ ra Liên Xô, một nước 15 lOMoARcPSD| 38372003
xã hội chủ nghĩa thì cuộc đế quốc chiến tranh lần này sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa,
do đó cách mạng nhiều nước thành công…”. Thực tiễn lịch sử chứng minh tính đúng đắn
của dự báo do Đảng ta đưa ra. Với chiến thắng của Liên Xô và các lực lượng Đồng minh
trước chủ nghĩa phát xít, khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, thời cơ cách mạng đã đến
với nhiều nước trên thế giới và trong đó có Việt Nam. Hàng loạt cuộc cách mạng xã hội
chủ nghĩa đã nổ ra thắng lợi, chủ nghĩa xã hội từ một nước trở thành một hệ thống thế giới.
Cách mạng giải phóng dân tộc ở Anh, Pháp, Mỹ La tinh đứng trước vận hội lớn của lịch sử.
Riêng đối với cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng chủ trương "phải
thay đối chiến lược" và đặt lên trên hết, trước hết nhiệm vụ giải phóng dân tộc, tập trung
tất cả mọi lực lượng yêu nước trong dân tộc nhằm vào một mục tiêu duy nhất là dánh đuổi
phát xít Nhật - Pháp giành lại độc lập cho Tổ quốc.
Nhận thức được tầm quan trọng của thời cơ, Đáng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chi Minh
đã sớm đưa ra những quan điểm, Người viết: "Đẳng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông
Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê góm khi
thời cơ đến. Bộ phận ưu tú phải thúc đầy cho thời cơ đến mau". Với sự phân tích chính
xác, khoa học mâu thuẫu trong hàng ngũ kẻ thù, đã dự báo cuộc đão chính của Nhật ở Đông
Dương và vạch ra những kế hoạch hành động khi tình hình mới tới.
Và sau khi phân tích mâu thuẫn ngày càng tăng trong hàng ngũ kê thù, Trường Chinh
đã đi tới một nhận định đúng đắn là, sớm hay muộn cuộc đấu súng giữa chúng với nhau
nhất định sẽ xảy ra: "Sự xung đột giữa Nhật - Pháp ngày thêm sâu sắc. Cho nên Nhật gấp
rút". Đảng và phong trào cách mạng của quần chúng chủ động đón nhận. Vì thế, khi cuộc
đão chính của Nhật nổ ra vào đêm 9-3-1945, Đăng ta không bị động trước thời cuộc mà
trái lại, chủ động vạch ra những nhiệm vụ chiến lược sát đúng để đưa cách mạng tiếp tục tiến lên.
Ngay trong đêm Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), Hội nghị Thường vụ mở rộng, dưới
sự chủ trì của Tổng Bí thư Trường Chinh, đã khai mạc tại chùa Đông Ky, sau đó họp tiếp 16 lOMoARcPSD| 38372003
tại làng Đình Báng (Bắc Ninh), ra ngay Chỉ thị "Nhật - Pháp bằn nhau và hành động của
chúng ta" vào ngày 12-3-1945 với phương châm đấu tranh là: Phát động chiến tranh du
kích, giải phóng từng vùng, mở rộng căn cứ địa.
Bản chỉ thị nhận định, cuộc đảo chính của Nhật và Đông Dương gây ra khủng hoảng
chính trị, nhưng điều kiện khởi nghĩa chưa thực sự chín muồi, tuy vậy cũng đã tạo ra những
tiền đề cần thiết thúc đẩy cuộc khởi nghĩa chóng tới. Trong bản chỉ thị đó, Trung ương xác
định kẻ thù mới là phát xít Nhật, đề ra khẩu hiệu đấu tranh mới và dự báo hai khả năng làm
xuất hiện thời cơ cho nhân dân ta vùng dậy giành chính quyền trên cả nước.
Một là, quân Đồng minh vào Đông Dương đánh Nhật. Hai là, Nhật đầu hàng Đồng minh.
2.3.2 Xác định thời cơ
Sau những cuộc thương lượng giữa Nhật Bàn và Đồng minh, ngày 14-8-1945, Hội đồng
tối cao chiến tranh và nội các Nhật Bản với sự hiện diện của Nhật hoàng đã nhóm họp và
thông qua quyết định đầu hàng Đồng minh. Đúng giữa trưa ngày 15-8-1945, Nhật hoàng
tuyên bố đầu hàng các lực lượng Đồng minh trên sóng phát thanh của Nhật Bản. Như vậy,
thời cơ xuất hiện như khả năng thứ hai mà Đảng ta đã dự báo. Thời cơ có một không hai
đã đến với dân tộc chúng ta, bởi vậy, "Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải
giành cho được tự do độc lập!" (Lời của lãnh tụ Hồ Chính Minh nói với đồng chí Võ
Nguyên Giáp ở lán Nà Lừa). Lập tức, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập
Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ra quân lệnh số 1, trong đó có
đoạn viết: "Giờ tổng khởi nghĩa đã đánh! Cơ hội có một cho quân, dân Việt Nam cùng
giành lấy quyền độc lập của nước nhà... Chúng ta phải hành động cho nhanh, với một tinh
thần vô cùng quá cảm, vô cùng thận trọng! Cuộc thắng lợi hoàn toàn nhất định sẽ về ta!”
Ngày 16-8-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc
ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta… Chúng
ta không thể chậm trễ”. Đồng thời, thời cơ cách mạng xuất hiện cũng là lúc mọi chuẩn bị
của Đảng ta về lực lượng, đường lối, phương châm tác chiến đã hoàn thiện, khi mà cao trào
cứu nước của toàn dân đã dâng lên tới đỉnh cao nhất. Các cuộc khởi nghĩa từng phần đã nổ 17 lOMoARcPSD| 38372003
ra và thắng lợi ở nhiều vùng. Khu giải phóng và căn cứ địa được lập ra trong cả nước, quân
đội cách mạng đã được thành lập, chiến tranh du kích phát triển và lan rộng; “đội quân
chính trị” của quần chúng nhân dân bao gồm hàng chục triệu người được tập hợp trong
Mặt trận Việt Minh đã sẵn sàng chiến đấu.
2.3.3 Chớp thời cơ
Có thể thấy rằng sự thành công của Cách mạng tháng Tám là nhờ sự hội tụ những điều
kiện khách quan và chủ quan khác nhau. Và một trong những vấn đề đó chính là việc Đảng
ta đã biết nhận định về thời cơ và chớp lấy thời cơ. Chớp đúng thời cơ khởi nghĩa là một
vấn đề có ý nghĩa quyết định tới thắng lợi của cuộc cách mạng. Nhận thức rõ tính chất
quyết định, ý nghĩa chiến lược của thời cơ khởi nghĩa, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã hành động kịp thời và kiên quyết trong Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945.
Thời cơ xuất hiện và tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Đối với cuộc Cách
mạng tháng Tám, thời cơ tồn tại một cách khách quan trong vòng khoảng 20 ngày, bắt đầu
từ giữa trưa ngày 13 tháng 8 năm 1945 khi Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng trên sóng phát
thanh của Nhật Bản và kết thúc khi quân Đồng Minh vào tước khí giới quân Nhật trên đất
nước ta theo Hiệp định Pôt-xđam vào ngày 5-9-1945. Nếu phát động tổng khởi nghĩa giành
chính quyền trên toàn quốc trước ngày 13-8 và sau ngày 5-9 đều không có khả năng thành
công, bởi trước ngày 13-8, quân Nhật còn mạnh, nhân dân ta sẽ tổn hại nhiều, còn sau ngày
5-9, trên đất nước có nhiều kẻ thù (từ vĩ tuyến 16 trở ra là quân Tưởng - Mỹ, từ vĩ tuyến
16 trở vào là quân Anh và sau nó là quân Pháp trở lại xâm lược), cuộc cách mạng Việt nam
sẽ mất đi thế chủ động và sẽ gặp nhiều khó khăn khác. Người nhận thấy thời cơ có một
không hai đã đến với dân tộc chúng ta, bởi vậy, “dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng
phải giành cho được tự do độc lập!”. Lập tức, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh
thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc và lệnh khởi nghĩa được ban ra kịp thời.
Ngay trong đêm 13/8/1945, Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc đã được thành lập do đồng
chí Tổng Bí thư của Đảng trực tiếp phụ trách và đã ra Quân lệnh số 1, hạ lệnh tổng khởi 18 lOMoARcPSD| 38372003
nghĩa. Tiếp theo, Hội nghị toàn quốc của Đảng, Đại hội Quốc dân cũng họp tại Tân Trào
vào ngày 16/8/1945. Đại hội nhiệt liệt tán thành chủ trương khởi nghĩa của Đảng Cộng sản
Đông Dương; thông qua Lệnh khởi nghĩa của Tổng bộ Việt Minh; 10 chính sách lớn của
Việt Minh; quy định quốc kỳ là lá cờ đỏ sao vàng năm cánh, quốc thiều là bài Tiến quân
ca và Đại hội đã cử ra Ủy ban Dân tộc Giải phóng tức Chính phủ Lâm thời do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
Ngày 19/8/1945, cuộc khởi nghĩa ở Thủ đô Hà Nội đã thắng lợi. Ngày 23/8/1945, chính
quyền cách mạng đã về tay nhân dân Huế, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị. Ở Nam Bộ, sau
khi được tin Nhật đầu hàng, ngày 15/8/1945, Thường vụ Xứ ủy Tiền phong chỉ định một
Ủy ban Khởi nghĩa. Ngay sáng ngày 21/8, sau khi được tin Hà Nội khởi nghĩa thắng lợi,
Hội nghị mở rộng của Xứ ủy Tiền phong giao Tỉnh ủy Tân An thực hiện khởi nghĩa “thí
điểm” vào đêm 22 rạng ngày 23/8 để thăm dò phản ứng của Nhật. Chiều ngày 22/8/1945,
Thanh niên Tiền phong tuyên bố đứng vào hàng ngũ của Mặt trận Việt Minh. Sáng sớm
ngày 23/8/1945, được tin Tân An đã khởi nghĩa thắng lợi, quân đội Nhật không có phản
ứng gì, Xứ ủy Tiền phong lại họp và quyết định đêm 24/8 Sài Gòn sẽ khởi nghĩa theo kế
hoạch đã vạch ra và sáng 25/8 sẽ có biểu tình vũ trang gồm nhân dân Thành phố và mấy
tỉnh chung quanh, Ủy ban Hành chánh Lâm thời Nam Bộ sẽ ra mắt quốc dân đồng bào.
Từ sáng sớm ngày 25/8/1945, cả triệu quần chúng Sài Gòn – Chợ Lớn và các tỉnh lân
cận hừng hực khí thế cách mạng, ào ạt kéo vào Thành phố, quyết tâm khởi nghĩa giành
chính quyền. Cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trọn vẹn trong ngày 25 tháng 8 năm
1945 thành công, được lan ra cùng các tỉnh Nam bộ mà không có đổ máu.
2.4. Kết quả của việc chớp đúng thời cơ trong cách mạng Tháng Tám 1945
Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, Nhân dân cả nước đã vùng lên khởi nghĩa giành chính
quyền từ tay phát xít Nhật và chính quyền tay sai. Chỉ trong vòng 12 ngày, từ ngày 14 đến
ngày 25 tháng 8 năm 1945, nhân dân ta đã giành được chính quyền trong cả nước và Cách
mạng Tháng Tám thành công rực rỡ. 19 lOMoARcPSD| 38372003
Trong cuộc họp ngày 27-8-1945, ủy ban dân tộc giải phóng cải tổ thành Chính phủ lâm
thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Danh sách Chính
phủ lâm thời được chính thức công bố ngày 28-8-1945 tại Hà Nội. Một số thành viên là
người của mặt trận Việt Minh tự nguyện rút khỏi Chính phủ, trong đó có Tổng Bí thư
Trường Chinh, để mời thêm nhân sĩ ngoài Việt Minh tham gia. “Đó là một cử chỉ vô tư, tốt
đẹp, không ham chuộng địa vị, đặt lợi ích của dân tộc, của đoàn kết toàn dân lên trên lợi ích cá nhân”.
Sự kiện Chính phủ cách mạng lâm thời yêu cầu vua Bảo Đại thoái vị và tiếp nhận sự
thoái vị của nhà vua (ngày 30/8/1945 tại Huế) cũng là việc lực lượng cách mạng đã chớp
thời cơ, tranh thủ thời cơ và vận dụng đúng thời cơ. Việc vua Bảo Đại thoái vị đánh dấu sự
sụp đố của chính quyền phong kiến. Đồng thời triệt tiêu một đầu mối quan trọng mà các
thế lực đế quốc, phản động muốn duy trì, sử dụng để mưu toan chống phá chính quyền
cách mạng, đặt lại ách thống trị trên đất nước ta.
Ngày 2/9/1945 tại vườn hoa Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản "Tuyên ngôn Độc
lập" tuyên bố với toàn thể nhân dân Việt Nam và với thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, độc lập và tự do đã ra đời; Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa cũng đã chính thức ra mắt trước quốc dân đồng bào. Có thể khẳng định, thành
công lớn nhất của nghệ thuật khởi nghĩa trong Cách mạng Tháng Tám: Đảng ta đã chọn
đúng thời cơ "nổ ra đúng lúc". Đó là lúc 16 nghìn quân Anh chưa vào miền nam và 200
nghìn quân Tưởng chưa vào miền bắc để giải giáp quân Nhật; cũng là lúc quân Nhật bại
trận mất tinh thần, ngồi chờ Đồng minh đến tước vũ khí; ngụy quyền tay sai bỏ trốn hoặc
đầu hàng chính quyền cách mạng. Chọn đúng thời cơ là một khoa học, là một nghệ thuật,
nhờ thế sức mạnh của toàn dân ta được nhân lên gấp bội, tiến tới khởi nghĩa giành chính
quyền trong cả nước một cách nhanh, gọn, không đổ máu và thành công triệt để.
Thành công của Cách mạng Tháng Tám 1945 chứng tỏ, Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch
Hồ Chí Minh có tầm nhìn vượt trước thời gian, xác định đúng thời cơ, cho nên đã chuẩn bị
tốt lực lượng, sẵn sàng chủ động, chớp thời cơ lãnh đạo nhân dân ta đứng lên tổng khởi 20 lOMoARcPSD| 38372003
nghĩa giành thắng lợi. Đây là sự vận dụng sáng tạo quy luật vận động phát triển của khởi
nghĩa và cách mạng, khôn khéo trong nghệ thuật chỉ đạo chớp thời cơ, giành thắng lợi.
Cách mạng tháng Tám đã nêu cao tinh thần quật khởi của dân tộc Việt Nam, một dân
tộc có truyền thống lâu đời chiến đấu vì độc lập tự do, quyết không chịu làm nô lệ. Là kết
quả của 80 năm đấu tranh không ngừng của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp. Nó
cũng là một sự kiện lịch sử vĩ đại nhất của nước ta từ khi Quang Trung đánh đuổi quân
xâm lược Mãn Thanh (1789) đến nay. Thật thế, suốt trong thời gian ấy, không có một cuộc
vận động nào thể hiện tinh thần anh dũng, quật cường và sự đoàn kết, thống nhất của dân
tộc Việt Nam bằng Cách mạng tháng Tám. Không những giật tung được xiềng xích của
bọn đế quốc phát-xít, Cách mạng tháng Tám lại lật nhào được chế độ quân chủ thành lập
trên đất nước ta hàng chục thế kỷ, làm cho nước Việt Nam thành một nước cộng hòa dân
chủ, đưa dân tộc Việt Nam lên hàng các dân tộc tiên phong. Giá trị lớn lao của Cách mạng
tháng Tám chính ở chỗ đó. Và cụ Hồ Chí Minh, vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa, Người lãnh đạo Cách mạng tháng Tám, rất xứng đáng là anh hùng dân
tộc của nước ta. Cách mạng tháng Tám tỏ rõ tinh thần chống phátxít và yêu chuộng dân
chủ và hòa bình của nhân dân Việt Nam.
Nó kết thúc vẻ vang một cao trào chống Phát-xít Nhật, Pháp trong thời kỳ chiến tranh
thế giới thứ hai. Bằng Cách mạng tháng Tám, dân tộc Việt Nam đã nêu ra trước Liên hợp
quốc điều yêu sách tổng quát của mình: Các cường quốc phải thừa nhận quyền dân tộc tự
quyết của dân tộc Việt Nam theo đúng các hiến chương Đại Tây Dương và Cựu Kim
Sơn. Chính thế, vì phát-xít Nhật đổ thì tất cả những dân tộc thuộc địa Nhật phải được giải
phóng, không kẻ nào có thể thay chân Nhật mà áp bức, bóc lột các dân tộc ấy được. Nhân
dân Việt Nam bị Nhật thống trị từ năm 1940, lại có công đánh Nhật bên cạnh Đồng minh,
nhất định phải được độc lập! Nhân dân Việt Nam quyết không để cho thực dân Pháp trở
lại áp bức mình như trước, cũng không chịu chế độ "quốc tế quản trị", vì nhân dân Việt
Nam đã trưởng thành rồi! Cách mạng tháng Tám và cuộc chiến đấu chống phản động Pháp
trong ngót một năm nay của nhân dân Việt Nam đã thét lớn nguyện vọng thiết tha trên đây
cho thế giới biết. Cách mạng tháng Tám đã chọc thủng được hệ thống thuộc địa của chủ 21 lOMoARcPSD| 38372003
nghĩa đế quốc ở một trong những mắt xích yếu nhất của nó, mở đầu cho một quá trình tan
rã không thể cứu vãn được của chủ nghĩa thực dân trên thế giới.
CHƯƠNG III: NHẬN XÉT
3.1. Nhiều lần vận dụng thành công bài học về chớp thời cơ
Giá trị hiện thực của bài học chớp thời cơ trong tiến trình cách mạng Việt Nam,
đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Bài học tận dụng thời cơ của cách mạng Tháng Tám năm 1945 được Đảng Cộng sản Việt
Nam tiếp tục vận dụng và phát triển sáng tạo trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp, đế quốc Mỹ sau đó, làm nên những thắng lợi to lớn, đánh bại “hai đế quốc to”, đất
nước hoàn toàn độc lập, giang sơn thu về một mối, đưa cả nước bước vào một kỷ nguyên
mới – kỷ nguyên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong công cuộc đổi mới đất nước, bài học
tận dụng thời cơ và nội lực thúc đẩy đưa đất nước vượt qua khó khăn, thử thách và ngày
càng vững bước đi lên tiếp tục được Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng và phát triển trong thời kỳ mới.
Hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, với mục tiêu
đến năm 2025, đất nước trở thành nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện
đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030 là nước đang phát triển có công
nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045.
Thời kỳ này tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có nhiều thay đổi rất nhanh, phức tạp,
khó lường. Hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, song cũng đứng trước nhiều
trở ngại, khó khăn, thách thức. Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế tiếp tục tiến triển, nhưng
cũng đang bị đe doạ bởi sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, cạnh tranh chiến lược,
cạnh tranh kinh tế, chiến tranh thương mại diễn ra gay gắt. Do tác động của đại dịch Covid-
19, thế giới rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng nhiều mặt. Cuộc Cách mạng công nghiệp 22 lOMoARcPSD| 38372003
lần thứ tư phát triển mạnh mẽ, tạo đột phá trên nhiều lĩnh vực, mang đến cả thời cơ và thách
thức đối với mọi quốc gia. Các nước điều chỉnh chiến lược và phương thức phát triển nhằm
thích ứng với tình hình mới. Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục có vị trí chiến
lược ngày càng quan trọng. Tại Đông Nam Á, môi trường an ninh, tranh chấp chủ quyền
trên Biển Đông còn diễn biến phức tạp. Biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh và các vấn
đề an ninh phi truyền thống khác, nhất là an ninh mạng, ngày càng tác động mạnh, nhiều
mặt, đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển ổn định, bền vững của thế giới, khu vực và đất nước ta.
Trong khi đó ở trong nước, Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, đáng tự
hào trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và đời sống người dân. Đất nước
ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, uy tín và vị thế như trong giai đoạn hiện nay. Mặt
khác, bên cạnh những thuận lợi, đất nước ta cũng đang đứng trước nhiều khó khăn, thách
thức và hạn chế đan xen. Tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng; Công tác
lãnh đạo, quản lý, bảo đảm an ninh con người, trật tự, an toàn xã hội; sử dụng tài nguyên,
bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập, gây bức xúc xã hội. Các thế lực thù địch chống phá
ngày càng quyết liệt. Đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ còn nhiều
thách thức. Giá trị lịch sử, truyền thống văn hoá của dân tộc và con người Việt Nam chưa
được phát huy đầy đủ. Năng lực tổ chức thực hiện còn hạn chế; chất lượng luật pháp, chính
sách trong một số lĩnh vực còn thấp. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của nhiều tổ chức
đảng, đảng viên còn chưa ngang tầm nhiệm vụ. Cơ chế kiểm soát quyền lực trong Đảng,
Nhà nước chưa thật đầy đủ, đồng bộ; hiệu lực, hiệu quả chưa cao. Việc thể chế hóa, cụ thể
hoá một số nghị quyết của Đảng còn chậm; tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu. Những khó
khăn, thách thức, khuyết điểm và hạn chế trên đòi hỏi chúng ta phải có quyết tâm cao, nỗ
lực lớn và hành động quyết liệt hơn nữa để khắc phục cho bằng được.
Để tranh thủ tận dụng, chớp thời cơ, vượt qua thách thức nhằm đạt mục tiêu mà Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XIII đã nêu ra bên tranh, hơn lúc nào chúng ta cần có những nhìn
nhận đúng đắn từ lịch sử để có định hướng phát triển trong tương lai. 23 lOMoARcPSD| 38372003
Bài học thành công của cách mạng Tháng Tám cũng đã chỉ ra rằng, có thời cơ mà không
biết chớp thời cơ để nó trôi qua sẽ không đưa cách mạng đến thành công, mặt khác thời cơ
đến nhưng nếu không huy động được nội lực thì cũng không giành được thắng lợi. Chính
vì thế, đòi hỏi đặt ra đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta lúc này cần phải chuẩn bị tốt
mọi điều kiện, phát huy sức mạnh nội lực của toàn dân tộc, tranh thủ thời cơ hội nhập và
phát triển, đẩy lùi những nguy cơ, thử thách có thể bị thua ngay trên sân nhà, đưa đất nước
ngày càng phát triển, vững bước đi lên. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đang tạo thêm
sức mạnh mới cho dân tộc, tạo mọi điều kiện thông thoáng về chính sách vĩ mô cũng như
điều hành kinh tế nhằm lành mạnh hoá môi trường kinh doanh, kích cầu sản xuất, thu hút
vốn đầu tư nước ngoài... Đây là những chủ trương đúng đắn bắt nguồn từ bài học “chớp
thời cơ” của Cách mạng Tháng Tám.
3.2. Tăng cường về sự lãnh đạo của Đảng
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930, đã đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trong cuộc
đấu tranh của nhân dân ta chống ách đô hộ của thực dân Pháp. Từ đây, cách mạng Việt
Nam đã có đội tiên phong, trực tiếp nắm chắc ngọn cờ lãnh đạo để dẫn dắt nhân dân ta tiến
tới giành những thắng lợi lớn, trong đó thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và việc thành
lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào mùa thu năm 1945 đã tạo nên một bước
ngoặt lịch sử, làm thay đổi căn bản vận mệnh của đất nước và dân tộc ta. Cách mạng Tháng
Tám đã khẳng định vai trò quan trọng của Đảng trong việc đề ra đường lối giải phóng dân
tộc đúng đắn, tập hợp đoàn kết lực lượng của toàn dân tộc và phương pháp đấu tranh thích
hợp tạo nên sức mạnh tổng hợp, đồng thời động viên nhân dân cả nước giành thắng lợi.
Thời gian đã lùi xa nhưng tầm vóc, ý nghĩa thắng lợi, bài học kinh nghiệm của Cách mạng
Tháng Tám vẫn còn nguyên giá trị và có ý nghĩa rất lớn trong công cuộc xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc hiện nay. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là kết quả tất yếu từ
mạch ngầm sục sôi của chủ nghĩa yêu nước Viêt Nam chảy suốt hàng nghìṇ năm và bùng
nổ thành cao trào cách mạng không gì cản nổi. Cuộc cách mạng vĩ đại dưới sự lãnh đạo 24 lOMoARcPSD| 38372003
của Đảng ta là một biểu tượng của tinh thần quật cường “đem sức ta mà tự giải phóng cho
ta”. Đó là sự kết tinh và tỏa sáng của sức mạnh nội lực Việt Nam.
Trong xu thế hiện nay, không một quốc gia nào phát triển lại tách ra khỏi trào lưu chung
của thế giới. Xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa kinh tế ngày càng tăng mạnh. Đồng thời,
xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển cũng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Đó là những thời
cơ mới tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Ở nước
ta, đường lối, chính sách ba mươi năm đổi mới của Đảng và Nhà nước đã mang lại những
thành tựu to lớn, tạo điều kiện cho đất nước tiến lên theo xu thế phát triển chung của thời
đại. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay tất yếu nảy sinh không ít khó
khăn, thách thức cả trực tiếp và gián tiếp, tác động tiêu cực đến việc bảo vệ độc lập chủ
quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát
triển, những khó khăn, thách thức càng tăng lên do ảnh hưởng tiêu cực từ dịch COVID-19,
đời sống của nhân dân cả về vật chất, tinh thần, việc làm … đều gặp muôn vàn khó khăn.
Thế giới đang bị khủng hoảng lớn về kinh tế và nhiều mặt khác, tình hình an ninh khu vực
và thế giới còn nhiều diễn biến phức tạp, khó lường … Vì vậy, đòi hỏi cao nhất đối với
Đảng, Nhà nước ta, đối với mỗi tổ chức đảng, mỗi cán bộ, đảng viên là tích cực nghiên
cứu, vận dụng tốt những bài học lịch sử trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vào thực
tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
3.3. Củng cố và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc Đại đoàn kết
toàn dân tộc - truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam
Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân. “Dân” theo quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí
Minh là đồng bào, là anh em một nhà; là không phân biệt già, trẻ, gái, trai, giàu, nghèo,
quý, tiện. “Dân” là toàn dân, toàn dân tộc Việt Nam; bao gồm dân tộc đa số, thiểu số cùng
sống trên một dải đất Việt Nam. Như vậy, “Dân” vừa được hiểu là mỗi cá nhân, vừa là toàn
thể đồng bào. Nắm vững quan điểm giai cấp, quan điểm quần chúng của chủ nghĩa Mác -
Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra giai cấp công - nông là lực lượng đông đảo nhất, bị
áp bức nặng nề nhất, có tinh thần cách mạng triệt để nhất. 25 lOMoARcPSD| 38372003
Ngay từ khi Đảng ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tập trung xây dựng Mặt trận Dân tộc
thống nhất để quy tụ mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Tùy từng giai đoạn cách
mạng, Đảng ta đã xây dựng các tổ chức: Hội Phản đế đồng minh (năm 1930); Mặt trận Dân
chủ (năm 1936); Mặt trận Nhân dân phản đế (năm 1939); Mặt trận Việt Minh (năm
1941);…Đảng Cộng sản là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhưng là thành viên
lãnh đạo Mặt trận. Vì vậy, Đảng là linh hồn của khối đại đoàn kết dân tộc. Cho nên, Đảng
phải có chính sách đúng đắn và có năng lực lãnh đạo thì mới giành được địa vị lãnh đạo
Mặt trận. Đảng lãnh đạo Mặt trận bằng việc xác định chính sách Mặt trận đúng đắn. Đảng
cần tuyên truyền, giáo dục, nêu gương, lấy lòng chân thành để đối xử, cảm hóa, khêu gợi
tinh thần tự giác, tự nguyện, tôn trọng các tổ chức, lắng nghe ý kiến người ngoài Đảng…
Đảng phải thực sự đoàn kết nhất trí, bởi sức mạnh của Đảng là ở sự đoàn kết nhất trí.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Đảng chỉ có thể
hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình nếu biết tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân
trong Mặt trận Dân tộc thống nhất rộng rãi chống kẻ thù chung và xây dựng đất nước”1.
Để hoàn thành một nhiệm vụ “khó khăn hơn nhiều” so với trước, tất yếu phải có sức mạnh
lớn hơn trước, nghĩa là sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay khó khăn hơn trước
bội phần và đòi hỏi phải phát huy tối đa sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
Trong đấu tranh giải phóng dân tộc, chống ngoại xâm thì “Không có gì quý hơn độc lập,
tự do!” là giá trị cao nhất; là mục tiêu chung tạo nên cơ sở khách quan thuận lợi cho đại
đoàn kết dân tộc, nhờ đó mà toàn thể dân tộc Việt Nam sẵn sàng thực hiện Lời kêu gọi của
Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực
lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”2. Vì vậy, “muốn kháng
chiến lâu dài để tới thắng lợi cuối cùng, cần phải động viên hết thảy mọi lực lượng mới
mong đi tới thắng lợi cuối cùng”3. Sau khi đã đuổi được ngoại xâm, sức mạnh của ý chí
đấu tranh cho độc lập, tự do được chuyển thành sức mạnh của ý chí xây dựng xã hội mới,
cuộc sống mới, thì vấn đề đại đoàn kết dân tộc lại phải tìm ra được mục tiêu mới, nội dung
mới và động lực mới làm nền tảng để quy tụ sức mạnh toàn dân tộc. 26 lOMoARcPSD| 38372003
Mục tiêu chung của đại đoàn kết hiện nay là, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc
lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Mục tiêu đó phản ánh lợi ích, nguyện vọng chung của toàn thể dân tộc Việt Nam, đồng
thời cũng thể hiện sự thừa nhận và tôn trọng mục tiêu riêng, lợi ích riêng của các giai cấp,
các tầng lớp, các thành phần kinh tế và nói chung là của mọi người dân. Cho nên, phát huy
sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; củng cố, nâng cao niềm tin của Nhân dân, tăng cường
đồng thuận xã hội; lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” làm điểm
tương đồng; tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia -
dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, đoàn kết mọi người Việt Nam ở
trong và ngoài nước, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để đấu tranh giải
phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
3.4. Bài học về nắm thời cơ trong sinh viên
Thành công của cách mạng tháng Tám cách đây 75 năm (19/08/1945 -19/08/2020) không
chỉ đưa dân tộc Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước mà còn để
lại nhiều bài học ý nghĩa cho quá trình xây dựng, phát triển đất nước sau này, nhất là bài
học nắm bắt thời cơ trong thời kỳ hội nhập.
Thắng lợi to lớn của Cách mạng tháng Tám năm 1945 để lại cho các thế hệ sau nhiều bài
học quý, trong đó bài học về nắm và tận dụng thời cơ cách mạng có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng, là nhân tố quyết định để giành thắng lợi.
Thứ nhất, nắm thời cơ để nâng cao vị thế quốc tế
Vận dụng bài học về nắm và tận dụng thời cơ Cách mạng tháng Tám trong điều kiện hiện
nay, Đảng cộng sản Việt Nam đã nghiên cứu, phân tích và nhận định, vấn đề hội nhập, toàn
cầu hóa là một xu thế phát triển tất yếu của thế giới, là thời cơ tốt nhất để đưa đất nước
phát triển toàn diện theo hướng hiện đại. 27 lOMoARcPSD| 38372003
Trên tinh thần đó, Việt Nam đã xác lập quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với tất
cả 5 quốc gia thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ). Việt
Nam cũng đã thiết lập quan hệ ngoại giao gần 200 quốc gia với nhiều cấp độ khác nhau.
Việt Nam đã đảm nhiệm thành công cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo
an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009 và là Chủ tịch ASEAN năm 2010, là địa điểm tổ
chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều. Đặc biệt, năm 2020, Việt Nam đảm nhiệm đồng
thời 2 vai trò Uỷ viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020
- 2021 và Chủ tịch ASEAN 2020. Đây là cơ hội rất tốt để Việt Nam thể hiện vị thế của
mình trên trường quốc tế.
Đại sứ Ngô Quang Xuân, Trưởng phái đoàn đại diện Việt Nam tại Liên hợp quốc nhiệm
kỳ 1993 - 1999 và các tổ chức quốc tế tại Geneva từ năm 2002 - 2008 cho rằng: “Chúng ta
đang thực hiện sự nghiệp đổi mới một cách thành công và có thể nói là chúng ta cũng đang
thể hiện vai trò không chỉ là tham gia bình thường mà chủ động và dẫn dắt như nhiều Nghị
quyết của Trung ương Đảng CSVN đã đề cập, Quốc hội cũng đề cập, Bộ Ngoại giao càng
nhấn mạnh. Do đó, chúng ta thấy rằng, vinh dự rất lớn mà khu vực ASEAN và cộng đồng
quốc tế là LHQ đã trao cho chúng ta. Tôi nghĩ rằng việc chúng ta làm một vai trò kép trong
năm 2020 đã nâng tầm vóc, nâng uy thế của Việt Nam, nâng độ tin cậy của khu vực và
quốc tế đối với Việt Nam.”
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại cơ hội phát triển cho nhiều lĩnh vực, như
kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục,…Về kinh tế, thị trường thương mại điện tử Việt
Nam tăng trưởng đến 16%, đạt mốc 14 tỷ USD trong năm 2021. Dự báo đến năm 2025,
quy mô thương mại điện tử Việt Nam có thể đạt 52 tỷ USD, trở thành nền kinh tế có thị
trường thương mại điện tử đứng thứ 3 khu vực ASEAN. Nhờ kết nối mạng internet, thương
mại điện tử giúp người tiêu dùng có thể mua hàng hóa, dịch vụ ở khắp mọi nơi mà không
phụ thuộc vào không gian, thời gian; nguồn hàng hóa đa dạng, phong phú, mang lại cho
người mua nhiều sự lựa chọn; chất lượng sản phẩm được nâng cao, trong khi giá thành
giảm nhờ việc áp dụng công nghệ cao (công nghệ nano, in 3D, điện toán đám mây, trí tuệ
nhân tạo,…). Nền tảng của công nghệ 4.0 cũng tạo cơ hội cho ngành du lịch, dịch vụ phát 28 lOMoARcPSD| 38372003
triển, cùng sự gia tăng của nền kinh tế trải nghiệm,…Nhờ áp dụng công nghệ thực tế ảo,
cá nhân hóa siêu dữ liệu,…
Thứ hai, nắm thời cơ để thúc đẩy hội nhập kinh tế
Tận dụng cơ hội của nền chính trị ổn định, quan hệ đối ngoại rộng mở, Việt Nam không
ngừng đẩy mạnh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần quan trọng vào phát triển
kinh tế - xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Hiện, Việt Nam đã tham gia vào
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tham gia thực hiện đầy đủ các cam kết trong Cộng
đồng ASEAN...Cùng với đó, Việt Nam đã tạo mối quan hệ thương mại rộng rãi với nhiều
tổ chức quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng góp phần đưa Việt Nam trở thành một
“mắt xích” quan trọng trong mạng lưới các liên kết kinh tế với các nền kinh tế hàng đầu
thế giới. Đặc biệt 2 năm gần đây, Việt Nam đã gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến
bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) (2018) và mới đây nhất là ký kết Hiệp định thương
mại tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA; 2020).
Ông Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Bộ Công Thương, nhận định: “Hiệp định sẽ thúc đẩy
quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và các đối tác, đáp ứng nhu cầu của người dân
và doanh nghiệp. Tuy nhiên, tiên quyết vẫn phải là nội lực doanh nghiệp và quyết tâm đổi
mới doanh nghiệp. Hơn lúc nào hết, các doanh nghiệp cần phải thay đổi tư duy tiếp cận
toàn cầu, nỗ lực chủ động nâng cao năng lực sản xuất nội tại và khả năng tham gia thương
mại quốc tế để tận dụng những lợi thế mà Hiệp định đem lại phát triển trên thị trường.”
Hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, với mục tiêu
đến năm 2025, đất nước trở thành nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện
đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030 là nước đang phát triển có công
nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045.
Thứ ba, nắm thời cơ để phát triển xã hội 29 lOMoARcPSD| 38372003
Thời gian gần đây, đại dịch COVID-19 đã và đang gây ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển
của đất nước và đời sống của nhân dân. Nhờ áp dụng những sản phẩm của cuộc Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư, như tự động hóa để tránh tiếp xúc gần giữa mọi người, in 3D để
sản xuất nhanh các thiết bị y tế, tư vấn hỗ trợ chữa bệnh từ xa, phần mềm truy vết Bluezone,
Ncovid, Code QR…, nên chúng ta đã từng bước khống chế được dịch bệnh, chuyển sang
giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, “biến nguy
thành cơ”, đẩy nhanh quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Chú trọng phát triển thông tin số, góp phần gìn giữ và bảo lưu, quảng bá các giá trị văn hóa
của dân tộc. Phát triển ngành công nghiệp văn hóa , vừa mang lại giá trị tinh thần, giá trị
truyền thống, góp phần giáo dục đạo đức nhân văn, vừa tạo nên các giá trị kinh tế đóng
góp cho GDP của đất nước.
Tóm lại, mỗi thành tựu của Việt Nam trong công cuộc đổi mới đều có sự kế thừa và phát
triển những bài học kinh nghiệm quý báu được đúc kết qua các thời kỳ cách mạng, trong
đó, bài học kinh nghiệm về tạo dựng, nắm bắt và chớp thời cơ của Cách mạng Tháng Tám
năm 1945 luôn luôn có giá trị lâu bền và ý nghĩa thời đại, cần được thấm nhuần và vận
dụng sáng tạo trong giai đoạn phát triển mới. 30 lOMoARcPSD| 38372003 KẾT LUẬN
Cuộc Cách tháng Tám năm 1945 tại Việt Nam đã để lại một dấu ấn sâu đậm trong lịch sử
dân tộc. Đó là một sự kiện quyết định, thể hiện lòng dũng cảm và quyết tâm của nhân dân
Việt Nam trong việc đấu tranh cho độc lập, tự do và chủ quyền. Tuy Đảng và nhân dân ta
phải trải qua nhiều khó khăn và thách thức nhưng nó càng củng cố thêm sức mạnh của sự
đoàn kết và lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân Việt Nam.
Thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là thành công của Chủ nghĩa MácLênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh được vận dụng sáng tạo trong thực tiễn cách mạng nước ta, mà
cũng là thắng lợi của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng Cách mạng Việt Nam
trong thời đại mới. Có thể nói, Cách mạng tháng Tám trước hết là cách mạng giải phóng
dân tộc, bởi lẽ nó đã đập tan sự cai trị của phát xít Nhật và kết thúc chế độ thuộc địa hơn
80 năm của thực dân Pháp. Cách mạng tháng Tám cũng là cuộc cách mạng nổ ra mau lẹ
và thành công một cách hòa bình. Sở dĩ chúng ta có thể tiến hành nhanh chóng và dành
được thành công vang dội như vậy là do Đảng và nhân dân đã chuẩn bị đầy đủ, kỹ lưỡng
về cả điều kiện vật chất lẫn tinh thần, cả các nhân tố khách quan và chủ quan. Cùng với sự
lãnh đạo một cách đúng đắn và sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt
Nam. Thành công của Cách mạng tháng Tám là tấm gương sáng và nguồn cổ vũ lớn lao
cho các quốc gia dân tộc thuộc địa phụ thuộc thức tỉnh và đứng lên dành độc lập tự do.
Cho đến nay giá trị này vẫn còn trường tồn và ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám
càng phát huy sức mạnh và tỏa sáng. Trách nhiệm của các thể hệ người Việt hôm nay là
phải hiểu sâu sắc về quá trình, ý nghĩa của cuộc cách mạng này. Đồng thời cũng phải nâng
cao cảnh giác, phòng và chống các âm mưu và hành động của các thế lực thù địch, chung
tay góp sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 31 lOMoARcPSD| 38372003
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
2. Tạp chí Cộng sản – bài viết “Bài học về thời cơ của Cách mạng tháng Tám năm
1945 và sự vận dụng trong điều kiện cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hiện nay”
3. Trang thông tin Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh – bài viết “Bài 2: Nắm bắt thời
cơ, tổ chức tổng khởi nghĩa giành chính quyền”.
4. Đề tài “Phân tích nghệ thuật nắm thời cơ giành chính quyền của Đảng trong
Cách mạng Tháng Tám năm 1945” của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Bài viết “Vai trò của Đảng trong tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm
1945 và bài học trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay” của Trường chính trị tỉnh Quảng Ngãi
6. Trang thông tin điện tử Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Bình – bài
viết “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc theo tinh thần Nghị quyết Đại hội
XIII của Đảng” 32