Lý thuyết khái niệm lý luận và thực tiến môn lịch sử đảng trường đại học thương mại
Lý thuyết khái niệm lý luận và thực tiến môn lịch sử đảng trường đại học thương mại, giúp sinh viên học tập, tham khảo và ôn luyện
Preview text:
lOMoARcPSD| 38372003
1.1 Khái niệm lý luận và thực tiễn 1.1.1 Khái quát chung về thực tiễn
Theo triết học Mác - Lênin, thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích
mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên, xã hội và bản
thân con người. Phạm trù thực tiễn là một trong những phạm trù nền tảng cơ bản,
không chỉ của lý luận nhận thức Mác-xít mà còn của toàn bộ triết học Mác – Lênin
nói chung. Hoạt động thực tiễn là quá trình con người sử dụng công cụ phương tiện
vật chất, sức mạnh vật chất tác động vào tự nhiên xã hội để cải tạo làm biến đổi
cho phù hợp với nhu cầu của mình. Hoạt động thực tiễn là quá trình tương tác giữa
chủ thể và khách thể trong đó chủ thể hướng vào việc cải tạo khách thể trên cơ sở đó
nhận thức khách thể, vì vậy có thể thực tiễn bao gồm những đặc điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, thực tiễn là hoạt động có mục đích của con người: thực tiễn
hay chính là hoạt động bản chất của con người, có con người mới có
thực tiễn, bởi con người hoạt động có mục đích rõ ràng nhằm cải tạo thế
giới để thoả mãn nhu cầu của mình, thích nghi một cách chủ động với
thế giới xung quanh. Đối với hoạt động thực tiễn, con người biết sản
xuất lao động, tạo ra những vật phẩm vốn không có sẵn trong tự nhiên.
Thứ hai, thực tiễn là hoạt động mang tính lịch sử - xã hội: thực tiễn
tồn tại dưới dạng hoạt động cơ bản và phổ biến của xã hội loài người
mặc dù trình độ và các hình thức hoạt động thực tiễn có những thay đổi
qua các giai đoạn lịch sử.
1.1.2 Các hoạt động (hình thức) của thực tiễn
Thực tiễn có 3 hoạt động (hình thức) cơ bản: lOMoARcPSD| 38372003
Hoạt động sản xuất vật chất là hình thức hoạt động cơ bản, đầu tiên
của thực tiễn. Đây là hoạt động mà trong đó con người sử dụng những
công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên để tạo ra của cải vật
chất, các điều kiện cần thiết nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển
của mình. Ví dụ: Hoạt động gặt lúa của nông dân, lao động của các
công nhân trong nhà máy xí nghiệp.
Hoạt động chính trị - xã hội là hoạt động của các cộng đồng người,
các tổ chức khác nhau trong xã hội nhằm cải biến những quan hệ
chính trị-xã hội để thúc đẩy xã hội phát triển. Ví dụ: Hoạt động bầu
cử đại biểu Quốc hội, tiến hành Đại hội Đoàn thanh niên trường học, Hội nghị công đoàn.
Hoạt động thực nghiệm khoa học là một hình thức đặc biệt của thực
tiễn, được tiến hành trong những điều kiện do con người tạo ra, gần
giống, giống hoặc lặp lại những trạng thái của tự nhiên và xã hội
nhằm xác định những quy luật biến đổi, phát triển của đối tượng
nghiên cứu. Dạng hoạt động này có vai trò trong sự phát triển của xã
hội, đặc biệt là trong thời kỳ cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
Ví dụ: Hoạt động nghiên cứu, làm thí nghiệm của các nhà khoa học để
tìm ra các vật liệu mới, nguồn năng lượng mới, vắc-xin phòng ngừa dịch bệnh mới.
1.1.3 Mối quan hệ giữa 3 hình thức của thực tiễn
Các hình thức của thực tiễn có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau, cụ thể: lOMoARcPSD| 38372003
Hoạt động sản xuất vật chất là loại hoạt động có vai trò quan trọng
nhất, đóng vai trò quyết định đối với các hoạt động thực tiễn khác.
Không có hoạt động sản xuất vật chất thì không thể có các hình thức
thực tiễn khác. Các hình thức thực tiễn khác, suy đến cùng cũng xuất
phát từ thực tiễn sản xuất vật chất và nhằm phục vụ thực tiễn sản xuất
vật chất. Ví dụ: Các công nhân làm việc tại nhà máy sản xuất các dụng
cụ y tế để cung cấp cho các bác sĩ nghiên cứu vắc-xin chống Covid-19
Ngược lại, hoạt động chính trị - xã hội và hoạt động thực nghiệm
khoa học có tác dụng kìm hãm hoặc thúc đẩy hoạt động sản xuất
vật chất phát triển. Ví dụ: Nhờ có vắc-xin Covid 19 được sáng chế mà
hoạt động giãn cách xã hội không còn nữa kèm theo đó sự trở lại của
các hoạt động sản xuất vật chất.
1.1.4 Khái quát chung về lý luận
Lý luận là một hệ thống các quan điểm phản ánh thực tiễn, được thể hiện dưới
dạng hệ thống những tri thức đã được khái quát, tạo ra những quan niệm tương
đối hoàn chỉnh về các mối liên hệ cơ bản và các quy luật của hiện thực khách
quan. Hay nói cách khách, lý luận là hệ thống những tri thức được khái quát từ kinh
nghiệm thực tiễn có tác dụng chỉ đạo hoạt động thực tiễn. Lý luận đặc thù của một
nhóm ngành như lý luận khoa học xã hội. Lý luận phân theo phạm vi phản ánh và
vai trò phương pháp luận gồm có lý luận ngành, lý luận cơ bản,…
Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là
tổng hợp những tri thức về tụ nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử”.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, mọi lý luận chân chính đều bắt nguồn
từ thực tiễn, phản ánh thực tiễn và phục vụ thực tiễn. Như vậy, lý luận đóng vai lOMoARcPSD| 38372003
trò rất quan trọng trong tiến trình vận động, hình thành nên các sản phẩm của lý luận
trên thực tiễn, do đó lý luận gồm những đặc trưng cơ bản sau: Một là, lý luận có
tính hệ thống, tính khái quát cao, tính logic chặt chẽ; Hai là, cơ sở của lý luận
là những tri thức kinh nghiệm thực tiễn, không có tri thức kinh nghiệm thực
tiễn thì không có cơ sở để khái quát thành lý luận; Ba là, lý luận xét về bản chất
có thể phản ánh được bản chất, hiện tượng.
Lý luận ngành là lý luận khái quát những qui luật hình thành và phát triển của
một ngành. Nó là cơ sở để sáng tạo tri thức cũng như phương pháp luận hoạt
động của ngành đó, như lý luận văn học, lý luận nghệ thuật....
Lý luận triết học là hệ thống những quan niệm chung nhất về thế giới và con
người, là thế giới quan và phương pháp luận nhận thức và hoạt động của con người.
Lý luận triết học có vai trò là cơ sở để hình thành thế giới quan và phương pháp luận
cho lý luận chuyên ngành. Lý luận chuyên ngành có tác dụng bổ sung làm sâu sắc
thêm cho lý luận triết học. Lý luận triết học Mác –Lênin mang tính khách quan, khoa
học, cách mạng, không những giải thích đúng thế giới mà còn góp phần “cải tạo thế giới”