Bài thảo luận:“Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Vận dụng vào xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay”
Bài thảo luận:“Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Vận dụng vào xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay”, môn tư tưởng Hồ Chí Minh, giúp sinh viên tham khảo và học tập
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (HCM01)
Trường: Đại học Thương Mại
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD| 38372003
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Khoa Khách Sạn – Du Lịch BÀI THẢO LUẬN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Vận dụng vào xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Giáo viên hướng dẫn: Vũ Thị Thu Hà
Nhóm thực hiện: Nhóm 5
Lớp HP: 231_HCMI0111_01 LỜI MỞ ĐẦU lOMoARcPSD| 38372003
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ
đại của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã bôn ba khắp năm châu và được đến rất nhiều
nơi trên thế giới. Khi ra nước ngoài khảo sát cách mạng thế giới, Người đã tìm
thấy trong học thuyết Mác về lý tưởng một xã hội nhân đạo, về con đường thực
hiện ước mơ giải phóng các dân tộc bị áp bức khỏi ách nô lệ. Chủ nghĩa Mác -
Lê-nin là đỉnh cao của tư duy nhân loại; là thế giới quan, phương pháp luận khoa
học và cách mạng, hệ tư tưởng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, của
các đảng cộng sản trong đấu tranh xóa bỏ mọi áp bức, bóc lột, xây dựng xã hội
xã hội chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa. Đến năm 1923, Người đến Liên
Xô, lần đầu tiên biết đến "chính sách kinh tế mới" của Lênin, được nhìn thấy
thành tựu của nhân dân Xô-Viết trên con đường xây dựng xã hội mới. Chủ nghĩa
xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được
đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động được thì nghỉ, những phong tục tập
quán không tốt dần dần được xóa bỏ...Tóm lại, xã hội ngày càng tiến, vật chất
ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng về chủ
nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một nội dung
cơ bản, cốt lõi, thể hiện sự sáng tạo rất lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi vận
dụng, quán triệt lý luận Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Bối
cảnh trong nước và quốc tế hiện nay đặt ra yêu cầu cấp thiết phải không ngừng
bổ sung, phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam, trên cơ sở bảo đảm các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và phù hợp với đặc điểm của dân tộc, với xu thế
của thời đại. Vì thế nhóm 5 lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh
về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Vận dụng vào xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay” với mục tiêu làm rõ tư tưởng Hồ
Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng như đánh giá
được sự vân dụng của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội vào xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Để có cái nhìn tổng quát và đánh giá khách quan đề tài, bài thảo có kết cấu 3 chương: 2 lOMoARcPSD| 38372003 -
Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ
nghĩaxã hội ở Việt Nam -
Chương 2: Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội vào
xâydựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay -
Chương 3: Đề xuất giải pháp khắc phục những hạn chế trong việc vận dụng
tưtưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội vào xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay. lOMoARcPSD| 38372003 MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: ......................................................................................................... 5
Nam ....................................................................................................................... 5
1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ................................................. 5
1.1.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ................................. 5
1.1.2. Tiến lên chủ nghĩa xã hội là một yếu tố tất yếu khách quan .................. 7
1.1.3. Một số đặc trưng cơ bản của xã hội chủ nghĩa ....................................... 8
1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ............10
1.2.1. Mục tiêu chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ................................................10
1.2.2. Động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam .........................................15
1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội .................20
1.3.1. Tính chất, đặc điểm và nhiệm vụ của thời kỳ quá độ ...........................20
1.3.2. Một số nguyên tắc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ ...21
CHƯƠNG 2 : ......................................................................................................24
Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội vào xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam hiện nay ................................................................................24
2.1. Thành tựu trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội
.............................................................................................................................24
vào xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay ........................................24
2.1.1. Thành tựu ..............................................................................................24
2.1.2. Nguyên nhân .........................................................................................34
2.2. Hạn chế trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội 36
vào xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay ........................................36
2.2.1. Hạn chế .................................................................................................36
2.2.2. Nguyên nhân.........................................................................................43
.........................................................................................................................40 CHƯƠNG 3
:......................................................................................................48Đề xuất giải
pháp khắc phục những hạn chế trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về
chủ nghĩa xã hội vào xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay .............45
3.1. Về kinh tế .....................................................................................................45
3.2. Về chính trị ..................................................................................................47
3.3. Về văn hóa- xã hội .......................................................................................49 4 lOMoARcPSD| 38372003
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt CHƯƠNG 1
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội
1.1.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội
Thứ nhất, khái niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội:
Hồ Chí Minh không định nghĩa về chủ nghĩa xã hội. Với cách diễn đạt dung
dị, dễ hiểu, dễ nhớ, khái niệm “chủ nghĩa xã hội” được Người tiếp cận ở nhiều
góc độ khác nhau bằng cách chỉ ra đặc trưng ở lĩnh vực nào đó (như kinh tế, chính
trị, văn hóa…) của chủ nghĩa xã hội. Theo Người: “Nói một cách tóm tắt, mộc
mạc, chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần
cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc”.
Xuất phát từ đặc điểm thực tiễn xã hội Việt Nam là một nước nông nghiệp
lạc hậu, thuộc địa nửa phong kiến, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa tiến thẳng lên
chủ nghĩa xã hội bằng con đường cách mạng không ngừng: tiến hành cách mạng
giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân và tiến lên chủ nghĩa xã
hội. Vận dụng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin về chủ nghĩa
xã hội, Hồ Chí Minh đã có những phát triển sáng tạo về chủ nghĩa xã hội và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đề cập đến nội dung cơ bản, những
mục tiêu lâu dài của chủ nghĩa xã hội của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam, Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng xây dựng chủ nghĩa xã hội là thay đổi cả
xã hội, thay đổi cả thiên nhiên, làm cho xã hội không còn người bóc lột người,
không còn đói rét mọi người đều được ấm no và hạnh phúc. Chủ nghĩa xã hội là
không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trước hết là
nhân dân lao động. Chỗ khác Người khẳng định rằng chủ nghĩa xã hội là làm sao
cho dân giàu nước mạnh, chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn đủ mặc,
ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động
được thì nghỉ, những phong tục tập quán không tốt dần dần được xóa bỏ. Người
khẳng định rằng chủ nghĩa xã hội là mọi người dân được áo ấm cơm no nhà ở tử lOMoAR cPSD| 38372003
tế, được học hành có thể thấy rằng những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, cách
quan niệm về chủ nghĩa xã hội của Người có thể nói là rất dễ hiểu, rất giản dị.
Thứ hai, bản chất của chủ nghĩa xã hội khác với xã hội khác:
Hồ Chí Minh khẳng định mục đích của cách mạng Việt Nam là tiến đến chủ
nghĩa xã hội, rồi đến chủ nghĩa cộng sản vì: Chủ nghĩa cộng sản có hai giai đoạn.
Giai đoạn thấp, tức là chủ nghĩa xã hội; giai đoạn cao, tức là chủ nghĩa cộng sản.
Hai giai đoạn ấy giống nhau ở chỗ: Sức sản xuất đã phát triển cao; nền tảng kinh
tế thì tư liệu sản xuất đều là của chung; không có giai cấp áp bức bóc lột. Hai giai
đoạn ấy khác nhau ở chỗ: Chủ nghĩa xã hội vẫn còn chút ít vết tích xã hội cũ. Xã
hội cộng sản thì hoàn toàn không còn vết tích xã hội cũ”. Hồ Chí Minh viết:
“Trong xã hội có giai cấp bóc lột thống trị, chỉ có lợi ích cá nhân của một số rất
ít người thuộc giai cấp thống trị là được thỏa mãn, còn lợi ích cá nhân của quần
chúng lao động thì bị giày xéo. Trái lại, trong chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng
sản chủ nghĩa là chế độ do nhân dân lao động làm chủ, thì mỗi người là một bộ
phận của tập thể, giữ một vị trí nhất định và đóng góp một phần công lao trong
xã hội. Cho nên lợi ích cá nhân là nằm trong lợi ích của tập thể, là một bộ phận
của lợi ích tập thể. Lợi ích chung của tập thể được bảo đảm thì lợi ích riêng của
cá nhân mới có điều kiện được thỏa mãn”.
Theo Hồ Chí Minh khẳng định chúng ta phải xây dựng một xã hội hoàn toàn
mới trong lịch sử dân tộc ta. Người nhận rõ đặc điểm nước ta là một nước kinh tế
còn lạc hậu, sản xuất nhỏ là chủ yếu nên theo Người, xây dựng chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam không thể làm mau được mà phải làm dần dần. Đấy là một mong
muốn đúng nhưng không được nóng vội, chủ quan, đốt cháy giai đoạn. Nó là một
quá trình lâu dài, khó khăn, phức tạp trải qua nhiều giai đoạn, nhiều thời kỳ, nhiều
nấc thang khác nhau mới có thể đạt tới đích cuối cùng đó là chủ nghĩa cộng sản.
Hồ Chí Minh đã đề ra mục tiêu trước mắt của chủ nghĩa xã hội một cách thiết
thực, cụ thể đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của nhân dân. Sự bình đẳng trong chủ
nghĩa xã hội, một xã hội mà mang lại lợi ích giải phóng cho tuyệt đại đa số nó
khác với những xã hội có đối kháng giai cấp trước đó rồi. 6 lOMoARcPSD| 38372003
Như vậy, theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội là xã hội ở giai đoạn đầu của
chủ nghĩa cộng sản. Mặc dù còn tồn đọng tàn dư của xã hội cũ nhưng xã hội xã
hội chủ nghĩa không còn áp bức, bóc lột, xã hội do nhân dân lao động làm chủ,
trong đó con người sống ấm no, tự do, hạnh phúc, quyền lợi của cá nhân và tập
thể vừa thống nhất, vừa gắn bó chặt chẽ với nhau. Khi đưa ra quan niệm về chủ
nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đứng trên quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, từ
lập trường yêu nước và khát vọng giải phóng dân tộc, từ phương diện đạo đức, từ
truyền thống lịch sử, văn hóa Việt Nam và đặc biệt là trên cơ sở tổng kết thực tiễn
Việt Nam mà Người đưa ra quan niệm của mình về chủ nghĩa xã hội. Mặc dù có
nhiều quan niệm khác nhau, nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng có thể hiểu
chung nhất theo quan điểm của Người: Chủ nghĩa xã hội là một xã hội hướng đến
mục tiêu nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, được tự do, dân giàu, nước mạnh;
chủ nghĩa xã hội là chế độ do nhân dân lao động làm chủ, con người được giải
phóng. Người khẳng định chủ nghĩa xã hội nghĩa là tất cả mọi người các dân tộc
ngày càng ấm no con cháu chúng ta ngày càng sung sướng, chủ nghĩa xã hội là
nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa xã hội của nhân dân và do nhân dân tự xây dựng lấy.
1.1.2. Tiến lên chủ nghĩa xã hội là một yếu tố tất yếu khách quan
Hồ Chí Minh vận dụng học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội của C. Mác
để khẳng định tiến lên chủ nghĩa xã hội là một quá trình tất yếu, tuân theo những
quy luật khách quan, trước hết là những quy luật trong sản xuất vật chất. Học
thuyết về hình thái kinh tế - xã hội của C. Mác khẳng định rằng sự phát triển của
các hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên. Theo quyết quá trình
này sự sụp đổ của giai cấp tư sản và sự thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu
như nhau. Điều đó đã được khẳng định trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản
xuất bản 2/ 1848 của Mác Ăngghen. Vận dụng học thuyết đó để nghiên cứu tiến
trình lịch sử, Hồ Chí Minh cho rằng cách sản xuất, sức sản xuất phát triển và biến
đổi mãi do đó mà tư tưởng của con người chế độ xã hội cũng phát triển và biến
đổi. Chế độ xã hội cũng phát triển từ cộng sản nguyên Thủy đến chiếm hữu nô lệ,
đến chế độ phong kiến, đến chế độ tư bản chủ nghĩa và ngày nay gần một nửa
loài người đang tiến lên chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. lOMoARcPSD| 38372003
Ngay từ năm 1953 Hồ Chí Minh đã nhận thấy: Tùy hoàn cảnh, mà các dân
tộc phát triển theo con đường khác nhau. Có nước thì đi thẳng lên chủ nghĩa xã
hội như Liên Xô. Có nước thì phải qua chế độ dân chủ mới, rồi tiến lên chủ nghĩa
xã hội như các nước Đông Âu, Trung Quốc. Với Việt Nam, Hồ Chí Minh luôn
luôn đứng trên nguyên tắc của lịch sử để nhận thức và đưa ra những cách hiểu
khác nhau về quá trình tiến lên chủ nghĩa xã hội, về các hình thức quá độ lên Chủ
nghĩa xã hội. Cần phải đứng trên nguyên tắc lịch sử cụ thể để nhìn nhận phân tích
vấn đề. Lịch sử xã hội loài người phát triển qua các chế trong xã hội nguyên thủy,
chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa rồi tiến lên chủ nghĩa xã hội. Quá
trình này không bắt buộc đối với tất cả các nước mà có thể diễn ra theo các hình
thức khác nhau. Các hình thức quá độ mà các nước lựa chọn phải căn cứ vào lý
luận nhưng quan trọng hơn là phải căn cứ vào thực tiễn và điều kiện hoàn cảnh
của chính quốc gia dân tộc đó.
Tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam vừa là tất yếu của lịch sử, vừa đáp ứng
khát vọng của những lực lượng tiến bộ xã hội trong của trình đấu tranh tự giải
phóng mình. Người khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới là nguồn gốc của
tự do, bình đẳng, bác ái, xóa bỏ những bức tường dài ngăn cản con người đoàn
kết, yêu thương nhau”. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nhân loại nói
chung, của Việt Nam nói riêng vừa là một tất yếu của lịch sử, vừa đáp ứng được
khát vọng của những lực lượng tiến bộ xã hội trong quá trình đấu tranh tự giải phóng mình.
1.1.3. Một số đặc trưng cơ bản của xã hội chủ nghĩa -
Về chính trị, xã hội chủ nghĩa là xã hội do nhân dân làm chủ
+ Xã hội xã hội chủ nghĩa trước hết là xã hội do nhân dân làm chủ, dưới sự lãnh
đạo của đảng cộng sản trên nền tảng liên minh công – nông. Trong xã hội xã hội
chủ nghĩa, địa vị cao nhất là nhân dân. Nhà nước là của dân, do dân và vì dân.
Mọi quyền lợi, quyền lực, quyền hạn thuộc về nhân dân và mọi hoạt động xây
dựng, bảo vệ đất nước, bảo vệ chế độ xã hội cũng thuộc về nhân dân.
+ Những tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về đặc trưng chính trị trong xã hội xã
hội chủ nghĩa không chỉ cho thấy tính nhân văn cao cả của Hồ Chí Minh mà còn 8 lOMoAR cPSD| 38372003
cho thấy Người nhận thức rất sâu sắc về sức mạnh, địa vị và vai trò của nhân dân;
về sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội khi Đảng lãnh đạo dựa vào nhân dân, huy
động được nhân lực, tài lực, trí lực của nhân dân để đem lại lợi ích cho nhân dân. -
Về kinh tế, xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội có nền kinh tế phát triển cao
dựatrên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.
+ Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hội phát triển cao hơn chủ
nghĩa tư bản nên xã hội xã hội chủ nghĩa phải có nền kinh tế phát triển cao hơn
nền kinh tế của xã hội tư bản chủ nghĩa, đó là nền kinh tế dựa trên lực lượng sản
xuất hiện đại và chế độ sở hữu tư liệu sản xuất tiến bộ.
+ Lực lượng sản xuất hiện đại trong chủ nghĩa xã hội biểu hiện: Công cụ lao động,
phương tiện lao động trong quá trình sản xuất đã “phát triển dẫn đến máy móc,
sức điện, sức nguyên tử”. Quan hệ sản xuất trong xã hội xã hội chủ nghĩa được
Hồ Chí Minh diễn đạt: Lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng...làm của chung; là tư liệu
sản xuất thuộc về nhân dân. Đây là tư tưởng Hồ Chí Minh về chế độ công hữu tư
liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội xã hội chủ nghĩa. -
Về văn hóa, đạo đức và các quan hệ xã hội, xã hội xã hội chủ nghĩa có trình
độphát triển cao về văn hóa và đạo đức, bảo đảm sự công bằng, hợp lý trong các quan hệ xã hội.
+ Văn hóa, đạo đức thể hiện ở tất cả các lĩnh vực của đời sống trước hết là ở các
quan hệ xã hội. Sự phát triển cao về văn hóa và đạo đức của xã hội xã hội chủ
nghĩa thể hiện ở việc xã hội không còn hiện tượng người bóc lột người; con người
được tôn trọng, được bảo đảm đối xử công bằng, bình đẳng và các dân tộc đoàn kết, gắn bó với nhau.
+ Hồ Chí Minh cho rằng: Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới chú ý xem xét những lợi
ích cá nhân đúng đắn và bảo đảm cho nó được thỏa mãn và chỉ ở trong chế độ xã
hội chủ nghĩa thì mỗi người mới có điều kiện để cải thiện đời sống riêng của
mình, phát huy tính cách riêng và sở trường riêng của mình.
+ Chủ nghĩa xã hội là cơ sở, là tiền đề để tiến tới chế độ xã hội hòa bình, đoàn
kết, ấm no, tự do, hạnh phúc, bình đẳng, bác ái, việc làm cho mọi người và vì mọi lOMoARcPSD| 38372003
người; không còn phân biệt chủng tộc, không còn gì có thể ngăn cản những người
lao động hiểu nhau và thương yêu nhau. -
Về chủ thể xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa xã hội là công trình tập
thểcủa nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Từ xã hội chiếm hữu nô
lệ đến xã hội tư bản chủ nghĩa, cuộc đấu tranh của người lao động luôn diễn ra
ngày càng quyết liệt nhằm thủ tiêu chế độ người bóc lột người. Trong chế độ xã
hội chủ nghĩa – chế độ của nhân dâm, do nhân làm chủ, lợi ích của cá nhân gắn
liền với lợi ích của chế độ xã hội nên chính nhân dân là chủ thể, là lực lượng
quyết định tốc độ xây dựng và sự vững mạnh của chủ nghĩa xã hội. Trong sự
nghiệp xây dựng này, Hồ Chí Minh khẳng định: “Cần có sự lãnh đạo của một
đảng cách mạng chân chính của giai cấp công nhân, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân
dân. Chỉ có sự lãnh đạo của một đảng biết vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa
Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước mình thì mới có thể đưa cách mạng
giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa đến thành công”.
1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
1.2.1. Mục tiêu chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
1.2.1.1. Mục tiêu về chế độ chính trị: Phải xây dựng được chế độ dân chủ -
Cần phải xây dựng chế độ chính trị do nhân dân lao đông làm chủ, “Nhà
nước̣ của ta là nhà nước dân chủ nhân dân dựa trên nền tảng liên minh công nông,
do giai cấp công nhân lãnh đạo”. Nghĩa là quyền lực nhà nước là thuộc về nhân dân, phục vụ nhân dân.
+ Trong nhà nước đó, mọi công dân đều có quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ
quan quyền lực nhà nước, có quyền kiểm soát đối với đại biểu của mình, “có
quyền bãi miễn đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân nếu những đại
biểu ấy không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân. Mọi công việc quan
trọng của nhà nước đều phải do nhân dân quyết định, đảm bảo phương châm dân
biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra”.
+ Trong nhà nước dân chủ, mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân thì chính phủ
phải: “là đầy tớ chung của dân, từ chủ tịch toàn quốc đến làng. Dân là chủ thì 10 lOMoAR cPSD| 38372003
Chính phủ phải là đầy tớ. … Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ.” -
Tất cả mọi người đều có quyền công dân và bình đẳng với nhau về quyền
vànghĩa vụ. Không tồn tại sự bất công, bất bình đẳng, không còn mâu thuẫn giai
cấp, xóa bỏ mọi sự cách biệt. Đảm bảo quyền lợi của toàn xã hội, ai cũng là chủ
nhân của đất nước mình. -
Lợi ích vì dân, quyền hạn đều của dân, công cuộc đổi mới là trách nhiệm
củadân. Nhân dân có quyền làm chủ, nhưng cũng có nghĩa vụ của người làm chủ.
Mọi người đều có nghĩa vụ lao động, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, tôn trọng và chấp
hành pháp luật, tôn trọng và bảo vệ của công, đồng thời có nghĩa vụ học tập, nâng
cao trình độ học vấn…. để xứng đáng với vai trò của người làm chủ.
1.2.1.2. Mục tiêu về kinh tế : Phải xây dựng được nền kinh tế phát triển cao gắn
bó mật thiết với mục tiêu về chính trị -
Trên cơ sở kinh tế xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển, cách bóc lột
theochủ nghĩa tư bản được xóa bỏ dần, đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân
ngày càng được cải thiện. Theo chủ nghĩa Mác- Lênin thì chủ nghĩa xã hôi chị̉ có
thể thắng chủ nghĩa tư bản khi nó tạo ra được môt nền kinh tế phát triển cao,̣ gắn
liền với sự phát triển của khoa học, công nghê hiệ n đại và ngày càng cảị thiên
đời sống vậ t chất và tinh thần của nhân dân. Cần xây dựng nền kinh tế xạ̃ hội chủ
nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến. Để
đạt được mục tiêu đó là cả một quá trình phấn đấu, lao động, nỗ lực cố gắng
không ngừng của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân ta. -
Xóa bỏ chế độ tư hữu, thiết lập chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất
vàdần thực hiện giải phóng sức sản xuất xã hội. Bởi tư hữu là mầm mống của sự
bóc lột, của bất bình đẳng và của những mâu thuẫn trong xã hội.
+ Xã hội chủ nghĩa là một xã hội nhân đạo và dân chủ nhất thì nhất thiết phải xóa
bỏ tư hữu và thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Chỉ có như vậy thì mới
thực đem lại công bằng, dân chủ, mới giải phóng được con người, giải phóng
được sức lao động của toàn thể xã hội. Chỉ có như vậy thì cách mạng xã hội chủ
mới thực sự trở thành cuộc cách mạng triệt để nhất, là cuộc cách mạng tới nơi. lOMoAR cPSD| 38372003
+ Kế thừa và vận dụng chủ nghĩa Mác vào hoàn cảnh thực tiễn nước ta, Người đã
có những sáng tạo, phát triển nhằm làm cho mục tiêu đó phù hợp với điều kiện,
hoàn cảnh của nước ta. Vân dụng sáng tạo vào thời kì quá độ nước ta còṇ tồn tại
nhiều thành phần, khi mà “Môt ít tư liệ u sản xuất thuộ c sở hữu của nhạ̀ tư bản’’
thì kinh tế quốc doanh thuôc sở hữu toàn dân phải được nhà nước đảṃ bảo và
phát triển ưu tiên. Bởi thời kì quá độ là một tất yếu khách quan không thể bỏ qua.
Chế độ công hữu không thể thiết lập ngay mà nó cần được thiết lập dần dần trải
qua nhiều bước, đặc biệt ở thời kì quá độ. Viêc coi kinh tế quốc̣ doanh là chủ đạo
và tồn tại song song với các hình thức sở hữu khác giúp chúng ta vừa có thể thực
hiê được mục tiêu kinh tế mà vẫn giữ nguyên được yêu cầụ về chính trị. -
Đối với những nước lạc hậu, chưa trải qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tiêu
biểunhư Việt Nam thì công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một quy luật tất yếu và
phổ biến để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Bởi ở những nước này, chưa có những tiền
đề về vật chất cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội do chủ nghĩa tư bản tạo ra. Mặt
khác, đặc trưng của chủ nghĩa xã hội là một nền công nghiệp, nông nghiệp hiện
đại với trình độ khoa học kĩ thuật cao. Do vậy chỉ có con đường công nghiệp hóa,
hiện đại hóa mới có thể giải quyết được mâu thuẫn này, mới có thể đưa nước ta
từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước có nền công nghiệp và nông
nghiệp hiện đại, khoa học – kỹ thuật tiên tiến. Và thực tiễn cho đến nay thì quy
luật này vẫn hoàn toàn đúng với tình hình nước ta, đã và đang đem lại những
thắng lợi to lớn cho cả dân tộc, thúc đẩy nước ta tiến nhanh trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội.
1.2.1.3. Mục tiêu về văn hoá: Phải xây dựng được nền văn hoá mang tính dân tộc,
khoa học, đại chúng và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại -
Hồ Chí Minh cho rằng mối quan hệ giữa văn hoá và chính trị là mối quan
hệbiện chứng. Trong mối quan hệ này chế độ chính trị và kinh tế là nền tảng để
quyết định tính chất của văn hoá; còn văn hoá góp phần thực hiện mục tiêu chính trị và kinh tế. 12 lOMoAR cPSD| 38372003 -
Trong nhận thức của Người, "Văn hóa Việt Nam chứa đựng sự kỳ diệu
giữacái ổn định và cái linh hoạt” bởi lẽ nền văn hóa này có sợi dây liên hệ bền
chặt với cuộc sống. Và, một trong những nội dung cơ bản trong tư tưởng của
Người về văn hóa đó là "Văn hóa phải gắn liền với cuộc sống”. Mọi hoạt động
văn hóa phải thực sự hòa quyện, thâm nhập vào cuộc sống muôn màu, muôn vẻ
của đông đảo quần chúng nhân dân với đầy đủ những mảng tối sáng đầy góc cạnh
của nó làm đối tượng phản ánh và phục vụ. Cần phải xây dựng nền văn hóa tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nền văn hóa đó vừa phải tiếp thu có chọn lọc những
tinh hoa của văn hóa nhân loại, đồng thời phải giữ gìn được những nét riêng,
những gì là bản sắc, kết hợp được bản sắc dân tộc và tinh hoa thời đại để làm giàu
thêm, phong phú thêm nền văn hóa của chúng ta. Muốn vậy thì “cần phải đào tạo
nhanh chóng các cán bộ cho tất cả các ngành hoạt động…để công nghiệp hóa đất nước”. -
Nền văn hóa mà Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng là một nền văn hóa
“lấyhạnh phúc của đồng bào, của dân tộc làm cơ sở”, văn hóa phải sửa đổi được
tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ”, “phải làm cho ai cũng có lý tưởng tự
chủ, độc lập, tự do”, “phải soi sáng cho quốc dân đi ", tạo sức mạnh dời non lấp
bể như gốc của cây, nguồn của sông. Tóm lại, “để phục vụ sự nghiệp cách mạng
xã hội chủ nghĩa thì văn hóa phải xã hội chủ nghĩa về nội dung và dân tộc về hình
thức”, kết hợp với tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của nhân loại. -
Theo Người “để phục vụ sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa thì văn
hoáphải xã hội chủ nghĩa về nội dung và dân tộc về hình thức.
1.2.1.4. Mục tiêu về các quan hệ xã hội: Phải đảm bảo dân chủ, công bằng, văn minh -
Cần xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ; có quan hệ tốt đẹp giữa
ngườivới người, những chính sách xã hội được quan tâm thực hiện; đạo đức – lối
sống xã hội phát triển lành mạnh. Một xã hội mà trong đó không còn bất công,
phân hóa giàu nghèo, sang hèn, mọi khoảng cách đều không còn. Đó là xã hội
thực sự nhân đạo, văn minh, tất cả vì lợi ích của con người, của nhân dân, vì lợi
ích chung, mọi người cùng giúp đỡ nhau phát triển, cùng vì lợi ích của nhau. lOMoAR cPSD| 38372003
Hay nói cách khác, xây dựng chủ nghĩa xã hội chính là xây dựng cho được mối
quan hệ tốt đẹp giữa người với người. -
Chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là chế độ “dân làm
chủ”,“dân là chủ”, nên theo Hồ Chí Minh với tư cách làm chủ, là chủ của đất
nước, nhân dân phải làm tròn nhiệm vụ của người chủ để xây dựng chủ nghĩa xã
hội, trong đó mọi người đều có quyền làm việc; quyền nghỉ ngơi; có quyền học
tập; có quyền tự do thân thể; có quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội,
biểu tình; có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào; có
quyền bầu cử, ứng cử. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước
đảm bảo quyền tự do dân chủ cho công dân, nhưng nghiêm cấm lợi dụng các
quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của nhân dân. -
Về mục tiêu xây dựng con người: Hồ Chí Minh viết: “Muốn xây dựng
chủnghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”. Nếu không
có những con người xã hội chủ nghĩa thì không có chủ nghĩa xã hội được. Con
người mới xã hội chủ nghĩa, theo Hồ Chí Minh, phải là những người tha thiết với
lý tưởng xã hội chủ nghĩa, có tinh thần và năng lực làm chủ; có đạo đức cần,
kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; có kiến thức khoa học, kỹ thuật, nhạy bén với
cái mới; có tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm,…Phấn đấu vì lý tưởng của dân
tộc, ý chí quyết tâm đi lên chủ nghĩa xã hội, tinh thần vượt khó. Đó chính là nguồn
lực quan trọng nhất để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh đánh
giá rất cao vai trò của phụ nữ trong đấu tranh cách mạng và xây dựng chủ nghĩa
xã hội. Theo Người muốn có nhiều sức lao động thì cần phải đồng thời giải phóng
sức lao động của phụ nữ. Nếu không giải phóng phụ nữ thì xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa.
Qua sự phân tích trên, ta có thể nhận thấy rằng tư tưởng Hồ Chí Minh về
mục tiêu của chủ nghĩa xã hội đã kế thừa và vận dụng sáng tạo quan điểm của
chủ nghĩa Mác – lênin vào thực tiễn đất nước ta. Xã hội chủ nghĩa – xã hội mới
theo tư tưởng Hồ Chí Minh thực sự là một xã hội nhân đạo vì con người, tất cả
hạnh phúc của nhân dân, xóa bỏ mọi áp bức bóc lột, bất công giữa người với
người. Tất cả vì độc lập vì tự do, hạnh phúc của nhân dân. Tư tưởng Hồ Chí Minh 14 lOMoARcPSD| 38372003
thực sự trở thành kim chỉ nam cho hành đông của chúng ta để hoàn thànḥ sự
nghiêp đổi mới của đất nước ta hiệ n nay.̣
1.2.2. Động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
1.2.2.1. Các động lực
Để đạt được những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh cho rằng
phải nhận thức, vận dụng và phát huy tối ưu các động lực. Trong tư tưởng của
Người, hệ thống động lực thúc đẩy tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa rất
phong phú, bao hàm cả những động lực trong quá khứ, hiện tại và tương lai; cả
về vật chất và tinh thần, nội lực và ngoại lực,... ở tất cả các lĩnh vực như kinh tế,
chính trị, văn hóa, khoa học, giáo dục....
Tất cả các động lực đều rất quan trọng và có mối quan hệ biện chứng với
nhau nhưng giữ vai trò quyết định là nội lực dân tộc, là nhân dân nên để thúc đẩy
tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa phải bảo đảm lợi ích của nhân dân, dân chủ
của dân, sức mạnh đoàn kết toàn dân. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đây là những
động lực hàng đầu của chủ nghĩa xã hội. - Về lợi ích của dân:
Hồ Chí Minh quan tâm đến lợi ích của cả cộng đồng người và lợi ích của
những con người cụ thể. Người cho rằng đây là một trong những điểm khác nhau
cơ bản giữa chủ nghĩa xã hội với chế độ xã hội trước đó. Người nhận thấy trong
xã hội chủ nghĩa mỗi người giữ một vị trí nhất định, đóng góp một phần công lao
nhất định vì nhân dân lao động đã thoát khỏi bần cùng, có công ăn việc làm, có
cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Khi bàn về chính trị xã hội, cũng như ở mọi nơi, mọi lúc, trong mọi hoàn
cảnh. Người luôn quan tâm đến nhu cầu, lợi ích của dân với tư cách nhu cầu chính
đáng. Đem lại lợi ích cho dân chính là tạo động lực vô cùng lớn lao cho sự nghiệp
chung, vì nếu như những nhu cầu, lợi ích của dân không được quan tâm thỏa đáng
thì tính tích cực của họ sẽ không thể phát huy được.
Người khẳng định, động lực quan trọng và quyết định nhất là con người, là
nhân dân lao động, nòng cốt là công - nông - tri thức. Hồ Chí Minh thường xuyên
quan tâm đến lợi ích chính đáng, thiết thân của họ: đồng thời chăm lo bồi dưỡng
sức dân. Đó là lợi ích của nhân dân và từng cá nhân. Xem con người là động lực lOMoAR cPSD| 38372003
của chủ nghĩa xã hội, hơn nữa là động lực quan trọng nhất, Hồ Chí Minh đã nhận
thấy ở động lực này có sự kết hợp giữa cá nhân (sức mạnh cá thể) với xã hội (sức
mạnh cộng đồng). Người cho rằng, không có chế độ xã hội nào coi trọng lợi ích
chính đáng của cá nhân con người bằng chế độ xã hội chủ nghĩa. - Về dân chủ:
Theo Hồ Chí Minh: “dân chủ là quý báu nhất của nhân dân”, “ địa vị cao
nhất là dân, vì dân là chủ”. Với tư cách là những động lực thúc đẩy tiến trình cách
mạng xã hội chủ nghĩa, lợi ích của dân và dân chủ của dân không thể tách rời nhau.
Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là
động lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân
chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở
mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực. Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải
được thể chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm. Theo đó, trong thời kỳ
đổi mới, động lực dân chủ được nhìn nhận, khai thác, thực hiện, thúc đẩy, mở
rộng, phát huy từ các cấp độ, các khía cạnh, các lĩnh vực đời sống xã hội.
- Về sức mạnh đoàn kết toàn dân:
Hồ Chí Minh cho rằng đây là lực lượng mạnh nhất trong tất cả các lực lượng
và chủ nghĩa xã hội chỉ có thể xây dựng được với sự giác ngộ đầy đủ của nhân
dân về quyền lợi và quyền hạn, trách nhiệm và địa vị dân chủ của mình, với sự
lao động sáng tạo của chục triệu quần chúng nhân dân. Hồ Chí Minh luôn xác
định muốn xây dựng muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội thì phải phát
huy được khối đại đoàn kết toàn dân tộc, bởi vì đây không phải là sự nghiệp riêng
của công nông mà mà là sự nghiệp toàn dân tộc, mới giữ vững được độc lập dân tộc.
- Về hoạt động của những tổ chức:
Sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản giữ vai trò quyết định. Theo Hồ Chí Minh,
Đảng giữ vai trò như người cầm lái, người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy. 16 lOMoAR cPSD| 38372003
Đảng phải luôn luôn giữ được mối liên hệ máu thịt với nhân dân, bởi vì, theo Chủ
tịch Hồ Chí Minh, nhân dân là "nền tảng lực lượng của Đảng và nhờ đó mà Đảng
thắng lợi". Muốn vậy, trong phương thức lãnh đạo, Đảng "phải khéo tập trung ý
kiến của quần chúng, hóa nó thành cái đường lối để lãnh đạo quần chúng. Phải
đem cách nhân dân so sánh, xem xét, giải quyết các vấn đề, mà hóa nó thành cách
chỉ đạo nhân dân". Người cho rằng, những cán bộ, đảng viên có khuyết điểm
thường sợ dân nói. Nhưng nếu thành thật với dân, biết mình có lỗi, xin lỗi dân thì
dân cũng rất vui lòng và sẽ tha thứ cho.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhà nước là tổ chức đại diện cho ý chí và quyền
lực của nhân dân, thực hiện chức năng quản lí xã hội để biến đường lối, chủ
trương của Đảng thành hiện thực. Người đặc biệt quan tâm đến hiệu lực của tổ
chức, bộ máy, tính nghiêm minh của kỷ luật, pháp luật, sự trong sạch, liêm khiết
của đội ngũ cán bộ. công chức các cấp từ trung ương tới địa phương.
Các tổ chức chính trị-xã hội với tư cách là các tổ hoạt động khác nhau nhưng
đều nhất quán về chính trị và tư tưởng dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý nhà
nước, hoạt động vì lợi ích của các thành viên của mình trong sự thống nhất với lợi ích của dân tộc.
- Về con người Việt Nam:
Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần
có những con người xã hội chủ nghĩa”. Đó là “những con người của chủ nghĩa xã
hội, có tư tưởng và tác phong xã hội chủ nghĩa”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ta,
ngay từ khi ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh Cách mạng, minh triết đó
không chỉ đã trở thành phương châm hành động mà còn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt
của cách mạng Việt Nam.
Trong bài nói chuyện tại hội nghị bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo các cấp toàn
miền Bắc do ban bí thư Trung ương Đảng triệu tập từ ngày 13 đến ngày
21/3/1961, Hồ chí Minh giải thích rất chi tiết, cụ thể về tư tưởng, tác phong xã
hội chủ nghĩa, người khái quát: “ những tư tưởng và tác phong mới mà mỗi người
cần bồi dưỡng cho mình là: có ý thức làm chủ nhà nước, có tinh thần tập thể xã
hội, chủ nghĩa và tư tưởng: mình vì mọi người, mọi người vì mình”, có quan điểm lOMoAR cPSD| 38372003
“tất cả phục vụ sản xuất, có ý cần kiệm xây dựng nước nhà, có tinh thần tiến
nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. 1.2.2.2. Các trở lực
Cùng với việc phát huy các động lực, Hồ Chí Minh còn chỉ rõ phải tích cực
đấu tranh chống lại các trở lực kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa xã hội :
- Tư tưởng và hành động không thông suốt, không nhất trí, trước hết từtrong
Đảng, rồi đến các lực lượng xã hội, trong quần chúng, nếu không được chú ý
thường xuyên để khắc phục sẽ là trở lực rất lớn. Người viết: “Nếu đảng viên tư
tưởng và hành động không nhất trí, thì khác nào một mớ cắt rời, “trống đánh xuôi,
kèn thổi ngược”. Như vậy, thì không thể lãnh đạo quần chúng, không thể làm
cách mạng”. Người nêu ngay hướng khắc phục trở lực lớn đó: “Vì vậy, đạo đức
cách mạng của người đảng viên là bất kỳ khó khăn đến mức nào cũng kiên quyết
làm đúng chính sách và nghị quyết của Đảng, làm gương mẫu cho quần chúng”.
- Chủ nghĩa cá nhân – một thứ trở lực nằm ngay trong mỗi cán bộ, đảngviên
và mỗi con người... mà khi tiến hành xây dựng CNXH nó có nhiều điều kiện và
cơ hội thể hiện rõ hơn nhiều, tinh vi hơn nhiều so với giai đoạn cách mạng trước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh coi chủ nghĩa cá nhân là một trở lực nội tại và là một
nguyên nhân gốc gây ra bao khuyết điểm, sai lầm và trở lực khác. Người chỉ rõ:
“Chủ nghĩa cá nhân đẻ ra trăm thứ bệnh nguy hiểm: quan liêu, mệnh lệnh, bè
phái, chủ quan, tham ô, lãng phí... Nó trói buộc, nó bịt mắt những nạn nhân của
nó, những người này bất kỳ việc gì cũng xuất phát từ lòng tham muốn danh lợi,
địa vị cho cá nhân mình, chứ không nghĩ đến lợi ích của giai cấp, của nhân dân.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh coi tham ô, lãng phí là một trở lực lớn cho sựnghiệp
xây dựng CNXH (gắn liền với tệ quan liêu, mệnh lệnh...). Bởi vì, trong điều kiện
và hoàn cảnh mới - Đảng lãnh đạo chính quyền, cán bộ, đảng viên có cương vị,
công việc hằng ngày gắn nhiều đến những nhu cầu, lợi ích, nhất là lợi ích kinh tế
của Nhà nước, của nhân dân ở các ngành, các cấp. Người nhấn mạnh: “Tham ô,
lãng phí tài sản của Nhà nước, của tập thể, của nhân dân là hành động trộm cắp,
mà ai cũng phải thù ghét, phải trừ bỏ”. Nó có hại đến sự nghiệp xây dựng nước 18 lOMoAR cPSD| 38372003
nhà”, là “giặc nội xâm”. Bởi vì, nạn tham nhũng luôn luôn là một trở lực lớn, là
nguy cơ sụp đổ đối với mọi chế độ xã hội. Chủ nghĩa xã hội là chế độ thực sự của
dân, do dân, vì dân, chế độ có bản chất và mục tiêu ưu việt hơn hẳn các chế độ
khác, càng không thể tha thứ cho nạn tham ô, tham nhũng của cán bộ, đảng viên
có chức có quyền trước dân.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh coi việc chia rẽ bè phái, mất đoàn kết, vô tổ chức,vô
kỷ luật cũng là một trở lực lớn, trong xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh
nhiều lần nghiêm khắc phê phán những người “thường lo cho lợi ích riêng của
mình. Tham danh lợi, hay suy tị, gây lủng củng trong nội bộ”. Thậm chí “có đảng
viên còn “kể công” với Đảng, muốn Đảng “cảm ơn” họ. Họ đòi ưu đãi, họ đòi
danh dự và địa vị... Nếu không thoả mãn yêu cầu của họ thì họ oán trách Đảng,
thậm chí phá hoại chính sách và kỷ luật của Đảng”. Có những đảng viên “tự do
hành động”, trái với tổ chức và kỷ luật của Đảng. Dù muốn hay là không muốn,
hành động của những đồng chí ấy làm giảm sút uy tín và ngăn trở sự nghiệp của
Đảng, ngăn trở bước tiến của cách mạng”.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh coi bệnh chủ quan, bảo thủ, chủ nghĩa kinhnghiệm,
giáo điều, lười biếng không chịu học tập cái mới... là trở lực của quá trình xây
dựng chủ nghĩa xã hội: Trong diễn văn khai mạc Đại hội lần thứ III của Đảng ta
(1960), Người chỉ rõ: “Chúng ta còn nhiều khuyết điểm như: bệnh chủ quan, chủ
nghĩa giáo điều và chủ nghĩa kinh nghiệm, tác phong quan liêu, chủ nghĩa cá
nhân. Những khuyết điểm ấy ngăn trở sự tiến bộ của chúng ta”. Người đã nhiều
lần chú ý việc học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, kinh nghiệm các nước khác, kinh
nghiệm của đơn vị khác, người khác... đều phải chủ động, sáng tạo, chứ không
“rập khuôn máy móc”. Đó là một bài học có ý nghĩa phương pháp luận khoa học
rất to lớn đối với Đảng và nhân dân ta trong xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Như vậy, cùng với việc xác định và định hướng phát huy sức mạnh những
động lực của chủ nghĩa xã hội, đối với các cộng đồng người và với những con
người Việt Nam cụ thể, Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở phải ngăn chặn, loại trừ
những lực cản của những động lực này. Nhìn chung, trong cách mạng xã hội chủ
nghĩa, quan điểm “xây” đi đôi với “chống” cũng là một trong những quan điểm
xuyên suốt tư tưởng Hồ Chí Minh, là một trong những nét đặc sắc của tư tưởng Hồ Chí Minh. lOMoARcPSD| 38372003
1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
1.3.1. Tính chất, đặc điểm và nhiệm vụ của thời kỳ quá độ
1.3.1.1. Tính chất của thời kỳ quá độ
Đây là thời kỳ cải biến sâu sắc nhất nhưng phức tạp, lâu dài, khó khăn, gian
khổ. Theo Hồ Chí Minh, đây là thời kỳ cải biến xã hội cũ thành xã hội mới
- một xã hội hoàn toàn chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta. Đây là thời kỳ mà
dân tộc ta phải thay đổi triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến
có gốc rễ sâu xa hàng ngàn năm; phải xoá bỏ giai cấp bóc lột; phải biến một nước
dốt nát, cực khổ thành một nước văn hoá cao và đời sống tươi vui, hạnh phúc
trong điều kiện nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, mới thoát khỏi ách thực
dân, phong kiến nên nó là công cuộc biến đổi sâu sắc nhất, khó khăn nhất, thậm
chí còn khó khăn, phức tạp hơn cả việc đánh giặc, vì vậy tiến lên chủ nghĩa xã
hội không thể một sớm một chiều, không thể làm mau được mà phải làm dần dần.
1.3.1.2. Đặc điểm của thời kỳ quá độ
Theo quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, có hai
con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Con đường thứ nhất là quá độ trực tiếp
lên chủ nghĩa xã hội từ những nước tư bản chủ nghĩa phát triển ở trình độ cao.
Con đường thứ hai là quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội ở những nước chủ
nghĩa tư bản phát triển còn thấp, hoặc như V.l. Lênin cho rằng, những nước có
nền kinh tế lạc hậu, chưa trải qua thời kỳ phát triển của chủ nghĩa tư bản cũng có
thể đi lên chủ nghĩa xã hội được trong điều kiện cụ thể nào đó nhất là trong điều
kiện đảng kiểu mới của giai cấp vô sản nắm quyền lãnh đạo (trở thành đảng cầm
quyền) và được một hay nhiều nước tiên tiến giúp đỡ.
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta có những đặc điểm riêng nên
không thể rập khuôn một cách máy móc những nhiệm vụ được quy định ở những
nước đã qua chủ nghĩa tư bản. Thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
ở nước ta là quá trình cải biến nền sản xuất lạc hậu thành nền sản xuất tiên tiến,
hiện đại. Vì thế, đặc điểm lớn nhất của thời kỳ quá độ ở Việt Nam là từ một nước
nông nghiệp lạc hậy tiến thẳng lên Chủ nghĩa xã hội, không trải qua giai đoạn
phát triển tư bản chủ nghĩa. Điều này đòi hỏi phải áp dụng toàn diện các hình thức 20 lOMoARcPSD| 38372003
đấu tranh cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm chống lại các thế lực đi
ngược lại con đường xã hội chủ nghĩa.
1.3.1.3. Nhiệm vụ của thời kỳ quá độ
Nhiệm vụ của thời kỳ quá độ là đấu tranh cải tạo, xóa bỏ tàn tích của chế độ
xã hội cũ, xây dựng các yếu tố mới phù hợp với quy luật tiến lên chủ nghĩa xã hội
trên tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó:
- Về chính trị, phải xây dựng được chế độ dân chủ vì đây là bản chất củachủ
nghĩa xã hội. Muốn xây dựng được chế độ này, theo Hồ Chí Minh, phải chống tất
cả các biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, trước hết ở trong Đảng, trong bộ máy
chính quyền từ cấp cơ sở đến Trung ương đồng thời phải bồi dưỡng, giáo dục để
nhân dân có tri thức, có năng lực làm chủ chế độ xã hội.
- Về kinh tế, trong bối cảnh nền kinh tế của nước ta còn nghèo nàn, kỹthuật
lạc hậu, Hồ Chí Minh xác định nhiệm vụ quan trọng nhất của thời kỳ quá độ là
phải cải tạo nền kinh tế cũ, xây dựng nền kinh tế mới có công nghiệp và nông
nghiệp hiện đại. Đây là quá trình xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ
nghĩa xã hội. Giữa cải tạo và xây dựng thì xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu
dài và phải luôn gắn với việc thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân.
- Về văn hóa, phải triệt để tẩy trừ mọi di tích thuộc địa và ảnh hưởng nôdịch
của văn hóa đế quốc; đồng thời, phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn
hóa dân tộc và hấp thụ những cái mới của văn hóa tiến bộ trên thế giới để xây
dựng một nền văn hóa Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng
- Về các quan hệ xã hội, phải thay đổi triệt để những quan hệ cũ đã trởthành
thói quen trong lối sống, nếp sống của con người; xây dựng được một xã hội dân
chủ, công bằng, văn minh, tôn trọng con người, chú ý xem xét những lợi ích cá
nhân đúng đắn và bảo đảm cho nó được thỏa mãn để mỗi người có điều kiện cải
thiện đời sống riêng của mình, phát huy tính cách riêng và sở trường riêng của
mình trong sự hài hòa với đời sống chung, với lợi ích chung của tập thể
1.3.2. Một số nguyên tắc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ
Hồ Chí Minh đã xác định xây dựng chủ nghĩa xã hội là một quá trình sâu sắc
nhưng phức tạp, lâu dài, khó khăn, gian khổ, đòi hỏi tính năng động, sáng tạo.
Song, tính năng động, sáng tạo ấy phải tuân thủ nhiều nguyên tắc và đã là nguyên lOMoAR cPSD| 38372003
tắc thì trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, chúng ta phải tuân thủ.
Nếu chúng ta vi phạm các nguyên tắc thì chắc chắn sẽ gặp thất bại trong hành động.
Thứ nhất, theo Người mọi tư tưởng, hành động phải thực hiện trên nền tảng
chủ nghĩa Mác Lê-nin. Quan niệm chủ nghĩa Mác Lênin là khoa học về cách
mạng của quần chúng bị áp bức và bóc lột, là khoa học về thắng lợi của chủ nghĩa
xã hội ở tất cả các nước, khoa học về xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Một cách
mạng mà giai cấp công nhân thực hiện chỉ có thể đạt được thành tựu trên cơ sở
trung thành sắt đá với những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác Lê-nin. Chính vì vậy,
Người luôn nhắc nhở, khuyến khích, động viên mọi người, đặc biệt là cán bộ
Đảng viên phải không ngừng học tập, lập trường, quan điểm và phương pháp của
chủ nghĩa Mác Lê-nin, phải cụ thể hóa chủ nghĩa Mác Lê-nin cho phù hợp với
điều kiện, hoàn cảnh từng lúc, từng nơi. Người yêu cầu chúng ta phải tiếp thu chủ
nghĩa Mác Lê-nin, học cái tinh thần của chủ nghĩa Mác Lênin, đó là phương pháp
làm việc biện chứng. Hiểu chủ nghĩa Mác Lê-nin nhưng vận dụng chủ nghĩa một
cách sáng tạo, không được dập khuôn, máy móc, phải căn cứ vào điều kiện, hoàn
cảnh, tình hình cụ thể để vận dụng cho sáng tạo.
Thứ hai, phải tuân theo nguyên tắc đó là giữ vững độc lập dân tộc. Tự do
cho đồng bào, độc lập cho Tổ Quốc là mục đích của Hồ Chí Minh khi ra đi tìm
đường cứu nước. Khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Người đã khẳng
định “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính
mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy”. Độc lập dân tộc là mục tiêu
trước hết của mỗi dân tộc, còn đặt trong mối quan hệ với chủ nghĩa xã hội thì độc
lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã
hội chính là cơ sở đảm bảo vững chắc cho độc lập dân tộc trường tồn.
Thứ ba, phải đoàn kết, học tập kinh nghiệm của các nước anh em. Hồ Chí
Minh xác định rằng cách mạng Việt Nam là một bộ phận của lực lượng hòa bình,
dân chủ xã hội chủ nghĩa trên thế giới. Người quan niệm sự đoàn kết lực lượng
giữa các nước xã hội chủ nghĩa và sự đoàn kết nhất trí giữa các Đảng cộng sản và
công nhân tất cả các nước có ý nghĩa quan trọng bậc nhất. Trong sự đoàn kết này, 22 lOMoAR cPSD| 38372003
cách mạng Việt Nam phải học tập kinh nghiệm của các nước anh em. Song không
được áp đặt những kinh nghiệm ấy một cách máy móc mà phải vận dụng một
cách sáng tạo. Người nhấn mạnh là học tập nhưng vận dụng phải sáng tạo bởi
điều kiện hoàn cảnh của mỗi nước là khác nhau.
Thứ tư, xây phải đi với chống. Theo Hồ Chí Minh, muốn đạt được và giữ
được thành quả cách mạng thì cùng với việc xây dựng các lĩnh vực của đời sống
xã hội thì phải chống lại mọi hình thức của các thế lực cản trở, phá hoại sự phát
triển của cách mạng. Người chỉ ra rằng đối với kẻ địch, người cộng sản phải luôn
luôn tỉnh táo, giữ vững lập trường, quyết không được vì hoàn cảnh hòa bình mà
mất cảnh giác. Phải luôn sẵn sàng đập tan đi mọi âm mưu độc ác của kẻ địch, bảo
vệ những thành quả, bảo vệ những lao động hòa bình của nhân dân, phải chống
lại căn bệnh nghe những lời bình luận không đúng cũng làm thinh, không phản
bác, ai nói sao, ai làm gì, cũng mặc kệ. Đối với tàn dư của xã hội cũ phải thay đổi
triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng
ngàn năm. Đối với mỗi người phải đánh thằng kẻ địch bên trong là chủ nghĩa cá
nhân bởi chủ nghĩa cá nhân như một thứ vi trùng độc hại sản sinh ra bệnh tham
lam, bệnh kiêu ngạo, bệnh háo danh, bệnh vô tổ chức, vô kỷ luật,.. Những thứ
bệnh không chỉ làm hại cho người đó mà còn làm hại đến nhân dân, đến tổ chức
Đảng. Như vậy, chúng ta thấy nguyên tắc “ Xây đi đôi với chống” mà Hồ Chí
Minh chỉ ra có ý nghĩa rất lớn và đặc biệt có ý nghĩa đối với Đảng, đối với Nhà
nước, đối với nhân dân ta trong giai đoạn hiện nay
Bản thân chúng ta muốn xây dựng một đất nước độc lập, tự cường. Muốn
xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh. Chúng ta muốn có một môi trường chính trị ổn định, hòa bình, muốn làm
bạn, làm đối tác tin cậy của các nước nhưng chúng ta biết các thế lực phản động,
các thế lực chống cộng cực đoan luôn luôn trên ta tất cả các lĩnh vực từ kinh tế,
chính trị đến văn hóa, tư tưởng. Nên chúng ta không bao giờ được lơ là mức cảnh
giác. Đảng ta đã nhắc đến, đây là một trong những biểu hiện của sự suy thoái về
đạo đức lối sống, là biểu hiện của tự diễn biến, tự chuyển hóa trong mỗi con
người, trong đó có những cán bộ Đảng viên nghe những lời bình luận không đúng
cũng làm thinh. Những căn bệnh đó gây ra những việc như tham ô, tham nhũng,
vô tổ chức, vô kỷ luật cho nên điều kiện hiện nay, Đảng ta đang làm rất tốt những lOMoARcPSD| 38372003
điều này. Chúng ta phải chuẩn bị đội ngũ cán bộ, từ việc phát hiện, bồi dưỡng, sử
dụng, trọng dụng con người, đặc biệt là trọng dụng người tài. Với bốn nguyên tắc
trên, đối với Việt Nam vẫn là kim chỉ nam cho Đảng, Nhà nước và nhân dân chúng ta thực hiện. CHƯƠNG 2 :
Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội vào xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
2.1. Thành tựu trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã
hội vào xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay 2.1.1. Thành tựu 2.1.1.1. Về kinh tế
Thứ nhất, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực hiện công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nền kinh tế.
- Về công nghiệp: Từ công nghiệp hóa theo kiểu cũ, khép kín, hướng
nội,thiên về phát triển công nghiệp nặng, chủ yếu dựa vào lợi thế về lao động, tài
nguyên, đất đai và nguồn viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa đi trước đã
chuyển dần sang công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa trong nền kinh tế mở;
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ, gắn
công nghiệp hóa, hiện đại hóa với từng bước phát triển nền kinh tế tri thức, các
ngành, lĩnh vực kinh tế đòi hỏi hàm lượng trí tuệ, chất xám cao. Cơ cấu công
nghiệp dịch chuyển đúng hướng và tích cực, giảm tỉ trọng của ngành khai khoáng,
tăng nhanh tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, phù hợp với mục tiêu
phát triển bền vững. Đã hình thành được một số ngành công nghiệp có quy mô
lớn, có khả năng cạnh tranh và vị trí vững chắc trên thị trường quốc tế, như: Các
Tập đoàn VinGroup, Trường Hải, Thành Công trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ô
tô; Vinamilk, TH True Milk trong lĩnh vực sản xuất, chế biến sữa và thực phẩm;
Tập đoàn Hoa Sen, Tập đoàn Hoà Phát, Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoà Bình
Minh, Công ty thép Pomina, Công ty cổ phần thép Nam Kim trong lĩnh vực sắt
thép, kim khí... Một số doanh nghiệp công nghiệp trong nước có năng lực cạnh
tranh tốt . Công nghiêp hỗ trợ từng bước ̣ hình thành và phát triển, góp phần nâng 24 lOMoAR cPSD| 38372003
cao tỉ lê nộ i địa hoá và giá trị gia tăng.̣ Công nghiệp năng lượng tái tạo được
quan tâm đầu tư, nhiều dự án điện gió, điện mặt trời được khởi công xây dựng và
đi vào hoạt động. Tỉ trọng hàng hoá xuất khẩu qua chế biến trong tổng giá trị xuất
khẩu hàng hoá tăng từ 65% năm 2016 lên 85% năm 2020; tỉ trọng giá trị xuất
khẩu sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị sản phẩm công nghê cao tăng từ
63,9% năm 2016 lên 77,7%̣ năm 2019.
- Về nông nghiệp: Phát triển nông nghiêp công nghệ cao, nông nghiệ p̣ sạch,
hữu cơ được chú trọng, từng bước chuyển đổi sang cây trồng, vât nuôi có ̣ năng
suất, chất lượng, hiêu quả cao và ngày càng khẳng định vai trò là trụ đợ̃ của nền
kinh tế trong những lúc khó khăn. Đầu tư của doanh nghiêp vào khụ vực nông
nghiêp có xu hướng tăng; liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, khép kíṇ có bước
phát triển. Cơ cấu lại ngành lâm nghiệp đã thực hiện theo hướng nâng cao năng
suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm
gỗ qua chế biến; sắp xếp các nông, lâm trường quốc doanh và phát triển dịch vụ
môi trường rừng đạt kết quả tích cực . Hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá, sản xuất
trên biển đã được tổ chức lại theo mô hình hợp tác đối với khai thác vùng biển
khơi và mô hình đồng quản lý đối với vùng biển ven bờ, bước đầu đã thu hút
được đông đảo ngư dân và góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng và an toàn tàu
cá. Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản liên tục tăng, thị trường tiêu thụ
được mở rông. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc giạ Xây dựng nông thôn
mới đạt nhiều kết quả tích cực, đã hoàn thành sớm gần 2 năm so với kế hoạch đề
ra , tạo bước đột phá làm thay đổi diện mạo nông thôn Việt Nam.
Từ chỗ xác định lực lượng chủ yếu thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa
là Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước, Đảng và Nhà nước ta đã xác định, công
nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, của toàn xã hội.
Thứ hai, các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến
được ứng dụng nhanh chóng, rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, hệ sinh thái khởi
nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia bắt đầu hình thành.
Tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia được tăng cường. Khoa học xã
hôi đã đóng góp tích cực vào cung cấp luậ n cứ cho việ c hoạch định đường lối,̣
chủ trương, cơ chế, chính sách và định hướng phát triển kinh tế - xã hôi của đấṭ lOMoAR cPSD| 38372003
nước. Môt số lĩnh vực khoa học tự nhiên đạt trình độ tiên tiến của khu vực
và ̣ thế giới. Hê thống phòng thí nghiệ m trọng điểm, phòng thí nghiệ m chuyêṇ
ngành tiếp tục được quan tâm đầu tư, nâng cao hiêu quả hoạt độ ng. Hạ tầng ̣
nghiên cứu trong môt số lĩnh vực trọng điểm như công nghệ sinh học, hoá dầu,̣
vât liệ u, tự độ ng hoá, nano, công nghệ tính toán, y học… được tăng cường.̣ Khởi
đông và phát triển hệ tri thức Việ t số hoá. Hoạt động xúc tiến, hỗ trợ tìṃ kiếm,
trao đổi, chuyển giao công nghệ được đẩy mạnh. Các quỹ phát triển khoa học và
công nghệ quốc gia, quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, quỹ phát triển khoa học và
công nghệ của doanh nghiệp đi vào hoạt động đã phát huy hiệu quả.
Nhiều cơ sở giáo dục - đào tạo có cơ chế khuyến khích sinh viên, học viên
nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghê, nhất là thông qua quỹ phát triểṇ khoa
học, công nghê. Trong thời gian dịch bệnh Covid-19, ngành giáo dục - đàọ tạo đã
bước đầu tiếp cận dạy và học qua Internet, truyền hình với nhiều hình thức khác nhau.
Hệ thống bảo hộ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ ngày càng hoàn thiện, phù
hợp với cam kết quốc tế, phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp, góp phần thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo. Hệ thống tiêu chuẩn quốc
gia ngày càng được tiếp cận với tiêu chuẩn quốc tế. Cơ sở dữ liệu về công nghệ
và chuyên gia bước đầu hình thành. Các khu công nghệ cao đã góp phần thu hút
các dự án ứng dụng công nghệ cao của các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới.
Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia hình thành và có những bước
phát triển nhanh chóng, tạo ra một thế hệ doanh nghiệp mới kinh doanh dựa trên
tài sản trí tuệ và đủ năng lực tiếp cận thị trường toàn cầu.
Thứ ba, thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh
thời đại. Với phương châm “Nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng”, Việt
Nam đã thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại; gắn kết
kinh tế nước ta với khu vực và thế giới thông qua các hoạt động thương mại, đầu
tư và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Sau khi xóa bỏ thành công chính sách
bao vây cấm vận của Mỹ và các lực lượng thù địch nước ngoài, Việt Nam đã tham 26 lOMoAR cPSD| 38372003
gia hợp tác, liên kết kinh tế quốc tế trên các cấp độ và trong các lĩnh vực kinh tế
then chốt, không ngừng mở rộng các quan hệ kinh tế song phương, tiểu vùng,
vùng, liên vùng và tiến tới tham gia liên kết kinh tế toàn cầu. Tổng kim ngạch
xuất nhập khẩu tăng mạnh, năm 2020 đạt trên 540 tỷ USD, trong đó kim ngạch
xuất khẩu đạt trên 280 tỷ USD. Dự trữ ngoại hối tăng mạnh, đạt 100 tỷ USD vào
năm 2020. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh, đăng ký đạt gần 395 tỷ USD vào cuối
năm 2020, năm 2020 đạt 342,7 tỷ đô la Mỹ (USD), trở thành nền kinh tế lớn thứ
tư trong ASEAN. Thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng 17 lần, lên mức
3.512 USD ; Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008.
Đến nay, quy mô nền kinh tế Việt Nam không ngừng được mở rộng. GDP năm
2020 đạt 343,6 tỷ USD (đứng thứ 4 Đông Nam Á; Tốc độ tăng trưởng GDP bình
quân 5 năm 2016 - 2020 đạt khoảng 6%/năm, năm 2020 đạt 2,91% ; Thu nhập
bình quân đầu người đạt 3.521 USD năm 2020. ( xếp thứ 6 ASEAN); Dự trữ
ngoại hối đạt gần 100 tỷ USD; Xếp thứ 42/131 quốc gia và nền kinh tế về chỉ số
đổi mới và sáng tạo.Với sự ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nền kinh tế Việt
Nam có nhiều biến động. Dù vậy, tăng trưởng kinh tế năm 2021 đạt 2,56%, trong
khi nhiều nền kinh tế trên thế giới tăng trưởng âm; tăng trưởng kinh tế năm 2022
đạt 8,02%, cao hơn nhiều so với kế hoạch 6-6,5%, và là mức tăng cao so với các
nước trong khu vực và trên thế giới; tăng trưởng GDP trong 6 tháng đầu năm
2023 tăng 3,72%, chỉ cao hơn tốc độ tăng 1,74% so với cùng kỳ, nhưng theo dự
báo của nhiều tổ chức quốc tế, thì cả năm Việt Nam vẫn có thể đạt từ 6 đến 6,5%.
Thứ tư, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang dần
được hoàn thiện theo hướng hiện đại, đồng bộ và hội nhập.
Đã hình thành hệ thống pháp luật về kinh tế khá đầy đủ, tạo cơ sở pháp lý
cho các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình sở hữu hoạt động. Vai trò của Nhà
nước đã được điều chỉnh phù hợp hơn với cơ chế thị trường, về cơ bản, đã thiết
lâp được khung pháp luậ t và bộ máy thực thi hiệ u quả hơn. Cơ quan quản lý nhà ̣
nước thường xuyên đối thoại, lắng nghe ý kiến cộng đồng doanh nghiệp và người
dân để có phản ứng chính sách kịp thời, giải quyết ngay và dứt điểm những vướng
mắc, bất cập của môi trường đầu tư, kinh doanh, các chính sách an sinh xã hội.
Hoạt đông luậ t sư, công chứng, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ pháp lý ̣ cho doanh nghiêp
có bước phát triển mạnh, thị trường dịch vụ pháp lý bước đầụ có đóng góp tích lOMoAR cPSD| 38372003
cực cho việc quản trị rủi ro pháp lý trong hoạt động đầu tư, kinh doanh và bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp.
Các yếu tố thị trường và các loại thị trường hàng hoá, dịch vụ từng bước
hình thành đồng bô, vậ n hành cơ bản thông suốt và bước đầu có sự gắn kết vớị
thị trường khu vực và quốc tế. Quy mô và cơ cấu thị trường tài chính có sự điều
chỉnh hợp lý hơn giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn, thị trường vốn cổ phần
và trái phiếu, thị trường trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp, giữa dịch
vụ tín dụng và các dịch vụ phi tín dụng; thanh toán bằng tiền mặt giảm dần, các
hình thức thanh toán qua ngân hàng được mở rộng, đặc biệt là thông qua hệ thống ví điện tử.
Các giải pháp phát triển thị trường lao động được chú trọng thực hiện; công
tác nghiên cứu, dự báo, khớp nối cung - cầu lao động và cập nhật hệ thống thông
tin thị trường lao động được tăng cường. Chất lượng việc làm dần được cải thiện,
lao động làm việc trong khu vực phi chính thức dần dịch chuyển sang khu vực
chính thức. Thể chế thị trường khoa học và công nghệ ngày càng được hoàn thiện
và phát triển. Các tổ chức dịch vụ tư vấn, giám định, thẩm định, đánh giá, ươm
tạo, môi giới chuyển giao công nghệ được khuyến khích hình thành và phát triển.
Các chợ công nghệ và thiết bị, sàn giao dịch, sự kiện kết nối cung cầu công nghệ
được tổ chức định kỳ; tổng giá trị các giao dịch mua bán công nghệ tăng mạnh hằng năm.
Như vậy, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục phát
triển; kinh tế vĩ mô ổn định, vững chắc hơn, các cân đối lớn của nền kinh tế được
bảo đảm, tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức khá cao; quy mô và tiềm lực nền kinh
tế tăng lên, chất lượng tăng trưởng được cải thiện. 2.1.1.2. Về chính trị
Việt Nam hiện nay đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong việc áp dụng
tư tưởng Hồ Chí Minh về xã hội chủ nghĩa vào xây dựng xã hội chủ nghĩa. Chính
trị Việt Nam đã trở thành một mô hình thành công trong việc phát triển đất nước
và tạo ra sự tiến bộ vượt bậc. 28 lOMoAR cPSD| 38372003
Một trong những thành tựu đáng chú ý là việc xây dựng và duy trì một chính
quyền vững mạnh, ổn định và nhân dân tận hưởng quyền tự do, công bằng và dân
chủ. Hệ thống chính trị ở Việt Nam được thiết lập dựa trên tư tưởng Hồ Chí Minh,
với Đảng Cộng sản Việt Nam đóng vai trò lãnh đạo và sự tham gia trực tiếp của
nhân dân. Các quyền cơ bản như quyền tự do ngôn luận, quyền tự do tôn giáo,
quyền tự do hội họp và quyền tự do báo chí được tôn trọng và bảo vệ. Người dân
có quyền tham gia vào các quyết định quan trọng của đất nước thông qua việc
bầu cử và tham gia vào các tổ chức chính trị và xã hội. Một ví dụ cụ thể về việc
xây dựng và duy trì một chính quyền vững mạnh, ổn định và đem lại quyền tự do,
công bằng và dân chủ cho nhân dân Việt Nam là quá trình phát triển và thúc đẩy
quyền công dân và quyền tự do cá nhân. Trong thập kỷ gần đây, Việt Nam đã đạt
được nhiều tiến bộ đáng kể trong bảo vệ và thúc đẩy quyền tự do và công bằng
cho dân cư. Việt Nam đã thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao quyền tự do
ngôn luận và tự do báo chí. Các tổ chức truyền thông độc lập và các nhà báo
không chính thức đã có thể hoạt động rộng rãi hơn, đồng thời các quy định hạn
chế trong lĩnh vực truyền thông đã được sửa đổi để tạo điều kiện thuận lợi cho sự
tự do ngôn luận và truyền thông.
Ngoài ra, Việt Nam cũng đã tăng cường tranh cãi và thảo luận công khai
trong việc xây dựng chính sách công cộng. Các cuộc họp công khai, diễn đàn và
cuộc thảo luận công dân đã được tổ chức để nghe ý kiến của công chúng và sự
tham gia của các bên liên quan. Điều này tạo điều kiện cho người dân tham gia
vào quá trình ra quyết định, đóng góp ý kiến và đảm bảo tính đa dạng và đại diện
trong quyết định quan trọng của đất nước. Việt Nam cũng đã rất nỗ lực trong việc
xây dựng một hệ thống pháp luật công bằng và nhân quyền. Sự thành lập và hoạt
động của các cơ quan pháp luật độc lập, như tòa án và cơ quan kiểm sát, đã được
tăng cường và đảm bảo tính công bằng và độc lập trong việc truy tố và xét xử các
vụ vi phạm pháp luật. Việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân và đảm bảo
sự tuân thủ pháp luật đã được coi là một ưu tiên cao trong quá trình xây dựng một
xã hội công bằng và dân chủ. Qua các nỗ lực này, Việt Nam đã đạt được thành
tựu đáng chú ý trong việc xây dựng và duy trì một chính quyền vững mạnh, ổn
định và đem lại quyền tự do, công bằng và dân chủ cho nhân dân. Điều này tạo lOMoAR cPSD| 38372003
điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và thịnh vượng của xã hội, cùng với sự tham
gia và đại diện của người dân trong quyết định quan trọng của đất nước.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã đạt được sự ổn định và liên tục trong quản
lý và điều hành chính quyền. Hệ thống chính quyền từ cấp trung ương đến địa
phương được tổ chức một cách khoa học và có cơ chế kiểm soát hiệu quả. Điều
này đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và xã hội, đồng thời đảm
bảo quyền lợi và sự phục vụ của nhân dân. Từ khi tái thiết và hội nhập quốc tế
sau cuộc chiến tranh, Việt Nam đã duy trì sự ổn định chính trị và liên tục trong
việc quản lý và điều hành chính quyền. Chính phủ và các cơ quan quản lý đã có
sự thay đổi và cải tiến theo thời gian, nhưng hệ thống chính trị và quản lý đã được
duy trì và tiếp tục hoạt động. Mỗi năm, chính phủ Việt Nam đề xuất và triển khai
chương trình và chính sách quốc gia nhằm đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh
tế, xã hội và môi trường. Các kế hoạch và chương trình này được triển khai liên
tục qua các kỳ quy hoạch và ngân sách, đảm bảo sự ổn định và liên tục trong quản
lý và điều hành chính quyền.
Với đường lối đối ngoại đúng đắn, Việt Nam đã chủ động, tích cực hội nhập
quốc tế toàn diện, sâu rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa; là bạn, là đối tác tin cậy
và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Bảo đảm cao
nhất lợi ích quốc gia – dân tộc trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của
Hiến chương Liên Hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi…
Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tiếp tục quan tâm
lãnh đạo, chỉ đạo lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại theo hướng: Tăng cường
thế trận lòng dân; chủ động, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa, đẩy lùi nguy cơ chiến
tranh, xung đột, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa; giữ nước từ khi nước chưa nguy.
Xử lý linh hoạt, cân bằng, hài hoà quan hệ với các nước láng giềng, các nước lớn,
các nước trong khu vực cũng như các tình huống phức tạp trên biển và tuyến biên
giới. Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, an ninh, an toàn cho các
sự kiện chính trị quan trọng của đất nước. Năm 2023, Việt Nam nằm trong nhóm 30 lOMoAR cPSD| 38372003
các quốc gia cải thiện thứ hạng về chỉ số hòa bình, tăng 4 hạng lên vị trí 41/163
quốc gia và vùng lãnh thổ.
2.1.1.3. Về văn hóa xã hội
Thứ nhất, xây dựng và phát triển nền văn hóa mang tính dân tộc, khoa học,
đại chúng và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, trưng bày triển lãm, tuyên truyền cổ động
được tổ chức sôi nổi, rộng khắp từ Trung ương đến cơ sở, phục vụ hiệu quả các
nhiệm vụ chính trị và các sự kiện chính trị, văn hoá, thể thao và du lịch trọng đại
của đất nước, nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân.
UNESCO đã ghi danh những loại hình nghệ thuật của Việt Nam là Di sản văn
hóa phi vật thể, gồm hát xoan (Phú Thọ), ví giặm Nghệ Tĩnh (Hà Tĩnh), nhã nhạc
cung đình Huế (Huế), cồng chiêng Tây Nguyên (Đắk Lắk), đờn ca tài tử Nam Bộ
(Bạc Liêu), bài chòi (Quảng Nam) và gần đây nhất là dân ca quan họ Bắc Ninh.
Trong bối cảnh cách ly, giãn cách xã hội do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, đã
nổi bật lên những giá trị văn hoá, đạo đức xã hội, truyền thống gia đình tốt đẹp;
nhiều gương người tốt, việc tốt được nhân rộng, phát huy. Công tác bảo tồn, phát
huy di sản văn hoá tiếp tục được quan tâm, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch.
Đã tổ chức tốt công tác thông tin đối ngoại tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất
nước, con người, văn hoá Việt Nam ra thế giới.
Một số những hoạt động văn hóa nổi bật gần đây có thể kể đến: Festival “Về
miền quan họ 2023” (Bắc Ninh), Festival Huế 2023, với chủ đề “Di sản Văn hoá
với hội nhập và phát triển”, Lễ hội giao lưu văn hóa Việt Hàn 2023 đã chính thức
diễn ra tại TP Đà Nẵng, sự kiện hướng đến kỷ niệm 31 năm Ngày thiết lập quan
hệ ngoại giao Việt Nam Hàn Quốc,..
Hoạt động thể dục, thể thao quần chúng tiếp tục được đẩy mạnh. Thể thao
thành tích cao đã đạt được những tiến bộ, có nhiều kết quả ấn tượng và từng bước
khẳng định được vị trí tại các giải thi đấu thế giới và khu vực. Có thể kể đến là
Việt Nam đăng cai thành công SEA Games 31 và giành vị trí nhất toàn đoàn, với
số huy chương vượt trội (446 huy chương, trong đó có 205 huy chương vàng),
phá 21/41 kỷ lục tại Đại hội. lOMoAR cPSD| 38372003
Truyền hình, thông tấn, báo chí tiếp tục phát triển cả về số lượng và chất
lượng, tính chuyên nghiệp ngày càng nâng cao, thông tin kịp thời các hoạt động
chính trị - xã hội, tình hình kinh tế đất nước và đời sống của nhân dân.
Người Việt Nam vẫn được đánh giá là năng động, thông minh. Học sinh Việt
Nam, trong các cuộc thi quốc tế về một số ngành khoa học cơ bản và công nghệ
thông tin, vẫn liên tục đạt được thứ hạng rất cao. Ngoài ra, Việt Nam còn là một
trong không nhiều quốc gia có số lượng khoảng hai phần ba dân số sử dụng
Internet, mạng xã hội, điện thoại thông minh... một nền tảng công nghệ rất mạnh cho phát triển văn hóa.
Như vậy, về phương diện văn hóa, bằng sự rũ bỏ nhiều quan niệm công thức
và cứng nhắc, đánh thức các giá trị và bản sắc truyền thống, tiếp thu những nhân
tố hợp lý từ bên ngoài, sau hơn 35 năm Đổi mới và Hội nhập, Việt Nam đã thoát
ra khỏi nhiều hạn chế của cách tiếp cận cũ và nhanh chóng hòa vào dòng chảy
chung của văn hóa - văn minh nhân loại. Nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật
thể Việt Nam đã được công nhận là di sản thế giới, di sản ký ức thế giới. Người
Việt đã có tên trong Danh nhân văn hóa thế giới. Các loại hình của văn hóa Việt
Nam ngày càng được cộng đồng thế giới biết đến và đánh giá tích cực.
Thứ hai, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực, xuất khẩu lao
động có bước đột phá, an sinh xã hội được quan tâm thực hiện và bảo đảm.
Bảo đảm cơ bản an sinh xã hội, quan tâm nâng cao phúc lợi xã hội cho người
dân; thực hiện ngày càng tốt hơn chính sách đối với người có công; tiếp tục cải
thiện chính sách tiền lương; mở rộng bảo hiểm xã hội; tỉ lệ bảo hiểm y tế đạt trên
90%. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt; tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo
đa chiều giảm còn dưới 3%; nhà ở xã hội được quan tâm; đã hoàn thành các mục
tiêu phát triển. Mở rộng diện đối tượng hưởng trợ cấp xã hội. Hằng năm, đã hỗ
trợ hàng chục vạn tấn gạo cho các địa phương để kịp thời hỗ trợ cho người nghèo
và người bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lụt và huy động hàng nghìn tỉ đồng hỗ
trợ người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội. Trong điều kiện rất khó khăn trước tác 32 lOMoAR cPSD| 38372003
động, ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, Nhà nước có nhiều biện pháp
hỗ trợ người dân, người lao động .
Thực hiện tốt các quyền trẻ em. Công tác giáo dục kiến thức, kỹ năng bảo
vệ trẻ em, phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em là nạn nhân của bạo lực, xâm
hại, đặc biệt là xâm hại tình dục được chú trọng; đã kiên quyết xử lý nghiêm các
hành vi xâm hại trẻ em. Đã hoàn thành mục tiêu phổ câp giáo dục̣ mầm non cho
trẻ em 5 tuổi. Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi tại cộng đồng từng bước được cải thiện.
Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bình đẳng giới được
triển khai rộng khắp từ Trung ương tới địa phương bằng nhiều hình thức phong
phú, đa dạng. Công tác phòng, chống mại dâm và cai nghiện ma tuý được tăng
cường. Thực hiện chuyển đổi các cơ sở cai nghiện ma tuý; dạy nghề, hỗ trợ tạo
việc làm cho hàng nghìn lượt người sau cai nghiện và gái bán dâm.
Hệ thống chính sách dân tộc được hoàn thiện, đầy đủ hơn, bao phủ toàn diện
các lĩnh vực, phân cấp khá triệt để cho các địa phương tổ chức thực hiện; đã tích
hợp một số chính sách, khắc phục một bước tình trạng dàn trải, chồng chéo về
chính sách. Kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng, từng bước hoàn thiện đã làm
thay đổi cơ bản diện mạo vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Đời sống vật chất và
tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn
được cải thiện. Tình hình tôn giáo ổn định; đa số chức sắc, chức việc và đồng bào
có đạo yên tâm, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, gắn bó, đồng
hành cùng dân tộc, góp phần đấu tranh, phản bác luận điệu xuyên tạc, vu cáo
chính quyền vi phạm nhân quyền, tự do tôn giáo.
Hệ thống tổ chức y tế tiếp tục được kiện toàn. Quy mô, năng lực, chất lượng
y tế dự phòng, khám, chữa bệnh, phòng, chống dịch, chăm sóc sức khoẻ nhân dân
có bước phát triển, tiếp cận được nhiều kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, đạt nhiều
kết quả quan trọng, nhất là trong phòng, chống đại dịch Covid-19. Công tác y tế
và chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng được tăng cường, chất lượng dân số
từng bước được cải thiện, chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh được nâng cao và
từng bước giải quyết tình trạng quá tải bệnh viện tuyến trên; phát triển và nhân
rộng mô hình bác sĩ gia đình. Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong khám, lOMoARcPSD| 38372003
chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, đặc biệt là triển khai nền tảng hỗ trợ
tư vấn khám, chữa bệnh trực tuyến, từ xa. Nhiều dịch vụ y tế kỹ thuật cao, tiên
tiến được áp dụng. Đã hình thành 3 trung tâm y tế chuyên sâu và đang thực hiện
đầu tư xây dựng mới 5 bệnh viện tuyến Trung ương và tuyến cuối tại Hà Nội và
Thành phố Hồ Chí Minh. Đã xây dựng Chương trình phát triển y dược cổ truyền,
kết hợp y dược cổ truyền với y học hiện đại.
2.1.2. Nguyên nhân
Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong kinh tế, chính trị và
văn hóa xã hội khi áp dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội vào xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thành công này:
-Trước hết phải nói đến sự lãnh đạo kiên định của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đảng Cộng sản Việt Nam đã đóng vai trò lãnh đạo quyết định trong việc triển
khai chính sách và hướng dẫn phát triển quốc gia. Sự lãnh đạo đúng đắn, trực tiếp
từ Đảng đã định hình các mục tiêu, phác thảo chiến lược và tạo ra một môi trường
ổn định để thực hiện các chính sách kinh tế và xã hội. Điều này giúp đảm bảo sự
nhất quán và sự phát triển bền vững của các ngành kinh tế và xã hội.
- Tiếp đến là những chính sách phát triển kinh tế và xã hội. Việt Nam đãthiết
lập một loạt chính sách phát triển kinh tế và xã hội nhằm đảm bảo sự công bằng,
tiến bộ và bền vững. Chính sách này bao gồm việc tạo thuận lợi cho doanh nghiệp,
khuyến khích đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa, phát
triển nông thôn, đầu tư vào giáo dục và y tế, và nâng cao đời sống của người dân.
Các chính sách này đã tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, khuyến khích
đổi mới và tăng cường sự cạnh tranh, đồng thời đảm bảo rằng lợi ích của phát
triển được chia sẻ rộng rãi trong xã hội.
- Bên cạnh đó, sự đổi mới và sáng tạo cũng là một trong những yếu tố
luônchú trọng góp phần đem lại thành công cho Việt Nam trong lĩnh vực trong
kinh tế, chính trị và văn hóa xã. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội đã
khuyến khích sự đổi mới và sáng tạo trong các lĩnh vực này. Việt Nam đã tăng
cường đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, khuyến khích đổi mới công nghệ và
các ngành công nghiệp hiện đại. Sự đổi mới và sáng tạo đã giúp nâng cao năng 34 lOMoAR cPSD| 38372003
lực cạnh tranh của Việt Nam và tạo ra những sản phẩm và dịch vụ có giá trị gia tăng cao.
- Ngoài ra, Việt Nam luôn đặt sự công bằng và tiến bộ xã hội là mục tiêuquan
trọng. Chúng ta đã đẩy mạnh công tác phát triển xã hội, bao gồm chăm lo cho
những người dân khó khăn, đảm bảo quyền lợi của lao động, nâng cao chất lượng
giáo dục và y tế, và thúc đẩy bình đẳng giới. Điều này đã góp phần tạo ra một xã
hội công bằng và tiến bộ, trong đó mọi công dân đều có cơ hội phát triển và tham
gia vào quá trình xây dựng đất nước.
- Đồng thời, Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội đã truyền cảmhứng
cho cuộc đấu tranh giành độc lập và đoàn kết dân tộc của người Việt Nam. Sự
quyết tâm và sự đoàn kết của toàn dân đã giúp Việt Nam vượt qua những khó
khăn và thách thức để bảo vệ và phát triển đất nước. Sự đoàn kết này đã tạo ra
một sức mạnh quyết định trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đảm bảo sự ổn định chính trị.
- Cuối cùng, Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội đã được truyền
bávà giảng dạy rộng rãi trong xã hội Việt Nam. Việc nâng cao nhận thức và giáo
dục dân chúng về tư tưởng này đã giúp xây dựng sự nhất quán và sự đồng lòng
trong việc thực hiện các chính sách và quyết định của Đảng và Nhà nước. Giáo
dục cũng đã đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nhân lực, đào tạo nguồn
nhân tài và truyền đạt kiến thức và kỹ năng cần thiết cho sự phát triển của đất nước.
Tóm lại, việc áp dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội vào xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay đã đạt được những thành tựu đáng
kể trong kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội. Sự lãnh đạo kiên định của Đảng,
chính sách phát triển kinh tế và xã hội, đổi mới và sáng tạo, đảm bảo sự công
bằng và tiến bộ xã hội, đấu tranh giành độc lập và đoàn kết dân tộc, nâng cao
nhận thức và giáo dục đã đóng góp vào sự thành công này. Tuy nhiên, việc xây
dựng chủ nghĩa xã hội vẫn còn nhiều thách thức và công việc phải làm để đạt
được mục tiêu cuối cùng của sự công bằng, tiến bộ và bền vững cho toàn bộ xã hội Việt Nam. lOMoARcPSD| 38372003
2.2. Hạn chế trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã
hội vào xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay 2.2.1. Hạn chế 2.2.1.1. Về kinh tế
Trải qua 35 năm đổi mới, mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam ngày càng hoàn thiện, trở thành đóng góp lý luận cơ bản và sâu
sắc của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Cụ thể là:
- Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
ViệtNam thực hiện còn chậm. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa vẫn chưa thực sự đồng bộ, đầy đủ để bảo đảm thị trường vận hành thông
suốt. Một số quy định pháp luật, cơ chế, chính sách còn chồng chéo, mâu thuẫn,
thiếu ổn định, nhất quán.
- Hiệu quả hoạt động của các chủ thể kinh tế, các loại hình doanh
nghiệptrong nền kinh tế còn hạn chế. Các doanh nghiệp vẫn còn chậm trong việc
chuyển đổi số để thích ứng với những thay đổi của bối cảnh trong nước và quốc
tế. Việc tiếp cận một số nguồn lực xã hội chưa thực sự bình đẳng giữa các chủ
thể kinh tế. Môi trường đầu tư, kinh doanh chưa thực sự thông thoáng, mức độ
minh bạch, ổn định chưa cao. Quyền tự do kinh doanh chưa được tôn trọng đầy
đủ. Quyền sở hữu tài sản chưa được bảo đảm thực thi nghiêm minh.
- Một số loại thị trường chậm hình thành và phát triển, vận hành còn
nhiềuvướng mắc, kém hiệu quả. Giá cả một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu chưa
được xác lập thật sự theo cơ chế thị trường.
- Cơ chế kiểm soát quyền lực, phân công, phân cấp ở một số nơi vẫn cònbất
cập. Quản lý nhà nước ở một số ngành, địa phương chưa đáp ứng kịp yêu cầu
phát triển của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế
trên một số lĩnh vực đạt hiệu quả chưa cao, còn thiếu chủ động trong phòng ngừa
và xử lý tranh chấp thương mại quốc tế. 36 lOMoAR cPSD| 38372003 2.2.1.2. Về chính trị
Hồ Chí Minh khẳng định và giải thích: “ Chế độ ta là chế độ dân chủ. Tức
là nhân dân làm chủ”, “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là
chủ”. Người chỉ rõ: Tất cả lợi ích đều vì dân, tất cả quyền hạn đều của dân, công
cuộc đổi mới là trách nhiệm của dân, sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước là
công việc của dân, các cấp chính quyền do dân cử ra, các tổ chức đoàn thể do dân
tổ chức nên. Và quá trình xây dựng, tăng cường nhà nước xã hội chủ nghĩa của
dân, do dân, vì dân ở nước ta đã đưa ra nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, thực
tiễn tổ chức và hoạt động của nhà nước ta cũng đang bộc lộ nhiều yếu kém:
- Bộ máy nhà nước ta chưa thật trong sạch, vững mạnh; tình trạng
thamnhũng, lãng phí, quan liêu còn nghiêm trọng, kỷ cương xã hội còn bị buông
lỏng, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, nhà nước ta.
- Quản lý nhà nước chưa ngang tầm với đòi hỏi của thời kỳ mới; đổi
mớichính trị còn chậm, chưa đồng bộ với đổi mới kinh tế; nhất là đổi mới về tổ
chức, thể chế, cơ chế, chính sách. Biên chế của hệ thống chính trị ngày càng tăng,
nhưng chất lượng công vụ thấp. Số văn bản ngày càng tăng nhưng hiệu lực pháp
luật chưa cao, việc phát huy dân chủ chưa đi liền với đảm bảo kỷ cương, kỷ luật, pháp luật.
- Tổ chức bộ máy nhà nước còn nặng nề, sự phân công và phối hợp giữacác
cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp còn
có những điểm chưa rõ về chức năng, nheiemj vụ, mối quan hệ, phân cấp trung
ương – địa phương còn một số mặt chưa cụ thể (như về quản lý đầu tư, tài chính,
tổ chức bộ máy, kết hợp quản lý theo ngành và lãnh thổ…), làm cho tình trạng
tập trung quan liêu cũng như phân tán, cục bộ chậm được khắc phục.
- Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước vẫn còn tình trạng buông lỏng
vàbao biện, chống chéo nên chưa phát huy tốt vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu
lực điều hành của bộ máy nhà nước.
2.2.1.3. Về văn hóa xã hội
Theo Hồ Chí Minh, “Để phục vụ sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa thì
văn hóa phải xã hội chủ nghĩa về nội dung và dân tộc về hình thức”, “ Phải triệt lOMoAR cPSD| 38372003
tẩy trừ mọi di tích thuộc địa và ảnh hưởng nô dịch của văn hóa đế quốc. Đồng
thời, phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc và hấp thụ những
cái mới của văn hóa tiến bộ thế giới, để xây dựng một nền văn hóa tiến bộ thế
giới, để xây dựng một nền văn hóa Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học và
đại chúng”. Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì văn hóa nước ta thời gian
qua còn tồn tại một số hạn chế:
- Kinh tế phát triển chưa bền vững, có những ảnh hưởng đến sự phát triểncác
mặt của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực văn hóa. Thể chế văn hóa còn chậm
đổi mới, thiếu đồng bộ. Việc ban hành luật vẫn còn những yếu kém. Một số văn
bản quản lý vừa được ban hành đã có những bất cập, đòi hỏi phải điều chỉnh, bổ
sung. Việc tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về văn hóa còn yếu
nên nhiều quy phạm pháp luật chưa thực sự đi vào cuộc sống. Việc thực thi nhiều
quy định của pháp luật liên quan đến văn hóa còn lúng túng.
- Nguồn nhân lực cho sự phát triển văn hóa còn yếu và thiếu các kỹ
năngchuyên môn và quản lý, đặc biệt là năng lực đổi mới sáng tạo, các kỹ năng
quản trị kinh doanh. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý về văn hóa ở các cấp
không theo kịp sự phát triển phong phú, đa dạng, và phức tạp của hoạt động văn
hóa, dẫn tới lúng túng trong hoạch định chính sách, trong hướng dẫn tổ chức thực
hiện, trong xử lý các vụ, việc vi phạm pháp luật và các chính sách về văn hóa.
- Đầu tư cho văn hóa chưa tương xứng với vai trò, vị trí của văn hóa
trongphát triển. Về tổng thể, mức đầu tư cho văn hóa trong tổng chi ngân sách
tương đối thấp so với các lĩnh vực khác, chưa tương xứng với thực tiễn, chưa
đồng đều. Hệ thống các thiết chế và cơ sở vật chất cho hoạt động văn hóa nhìn
chung còn kém phát triển và trong tình trạng xuống cấp, chắp vá, thiếu đồng bộ,
hiệu quả sử dụng còn thấp. Hệ thống thiết chế văn hóa vùng nông thôn, nhất là
vùng sâu, vùng xa còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa thực sự phù hợp với đặc điểm
vùng, miền, với nhu cầu và nguyện vọng của người dân; nội dung hoạt động còn
nghèo nàn, chưa thiết thực. 38 lOMoAR cPSD| 38372003
- Chất lượng dịch vụ, sản phẩm văn hóa chưa cao; còn thiếu các thươnghiệu
văn hóa ở cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế, thiếu những sản phẩm văn hóa có
chất lượng cao, góp phần bồi bổ tâm hồn, xây dựng nhân cách, giáo dục đạo đức.
Tình trạng nhập khẩu, nhập siêu sản phẩm văn hóa nước ngoài vào Việt Nam
vượt trội so với xuất khẩu văn hóa, việc tiếp thu sản phẩm văn hóa nước ngoài
còn thiếu chọn lọc. Các sản phẩm văn hóa Việt Nam vẫn chưa thực sự sáng tạo,
phong phú, chưa đáp ứng được nhu cầu của công chúng, năng lực cạnh tranh trên
thị trường nội địa và thị trường quốc tế còn thấp.
- Bản sắc văn hóa dân tộc có nguy cơ bị phai nhạt. Nhiều dân tộc thiểu sốđã
và đang mất dần những nét văn hóa đặc sắc trong tiến trình phát triển, hội nhập,
đời sống văn hóa nghệ thuật nghèo nàn. Nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật
thể của đồng bào các dân tộc thiểu số chưa được chú trọng kiểm kê và lập hồ sơ
bảo vệ. Nhiều loại hình văn hóa - nghệ thuật chưa được quan tâm phát triển, trong
đó có nhiều ngành nghệ thuật đỉnh cao và nghệ thuật truyền thống, nghệ thuật
công cộng, nghệ thuật mới.
- Môi trường văn hóa còn tồn tại tình trạng thiếu lành mạnh, ngoại lai, tráivới
thuần phong mỹ tục; tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, tội phạm có chiều hướng gia
tăng. Văn hóa ứng xử nơi công cộng, ở công sở, trong gia đình, nhà trường có
nhiều bất cập. Sự suy thoái về tư tưởng, xuống cấp về đạo đức, tha hóa về lối
sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, gây bức xúc trong xã hội,
ảnh hưởng đến niềm tin của người dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ. Nạn
tham nhũng, hối lộ, làm ăn phi pháp, lối sống buông thả, sống gấp, thói cơ hội
trong chính trị, gian lận trong học hành, bằng cấp,... diễn ra ngày càng phổ biến.
Đạo đức nghề nghiệp sa sút, ngay cả trong những lĩnh vực được xã hội tôn vinh,
như y tế, giáo dục, bảo vệ luật pháp, báo chí... Văn hóa gia đình chưa được chăm
lo, củng cố. Văn hóa học đường có những biểu hiện đáng báo động. Các hành vi
bạo lực, phản cảm, ứng xử thiếu văn hóa, sự xuống cấp về đạo đức, suy thoái về
lối sống, sự băng hoại các giá trị văn hóa đang có chiều hướng gia tăng. Khoảng
cách hưởng thụ văn hóa giữa miền núi, vùng sâu, vùng xa với đô thị và trong các
tầng lớp nhân dân chậm được rút ngắn.
- Hoạt động lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật còn hạn chế, chưa đápứng
được nhiều vấn đề của đời sống, còn xa rời thực tiễn sáng tác. Các công trình lOMoARcPSD| 38372003
nghiên cứu chuyên sâu về lý luận văn học, nghệ thuật còn ít và chất lượng chưa
cao; chưa giải đáp được nhiều vấn đề thực tiễn đặt ra. Hiện nay đang tồn tại hai
thực tế trái ngược nhau: Một mặt, lý luận văn hóa bị lạc hậu, đi sau cuộc sống,
hàng loạt câu hỏi cơ bản và cấp bách do thực tiễn đặt ra mà công tác lý luận chưa
trả lời được, hoặc trả lời chưa thuyết phục; mặt khác, do thiếu sự dẫn dắt, chỉ
đường, định hướng của lý luận đúng đắn, nên nhiều hiện tượng văn hóa diễn ra
một cách tự phát, khiến cho chỉ đạo thực tiễn bị lúng túng, thụ động đối phó,
không có đối sách rõ ràng, kịp thời và hiệu quả. Hoạt động phê bình văn nghệ
chưa góp phần định hướng kịp thời, chưa thực hiện tốt chức năng hướng dẫn,
điều chỉnh và đồng hành với sáng tác, nhiều khi còn dễ dãi, né tránh, cảm tính
trong phê bình và ngược lại, cũng xuất hiện kiểu phê bình áp đặt, triệt tiêu bản
chất khoa học của phê bình văn nghệ; chưa phân tích phê phán đầy đủ những
khuynh hướng sai trái, lệch lạc. 2.2.2. Nguyên nhân 2.2.2.1. Về kinh tế
Nguyên nhân khách quan là do tác động mặt trái của kinh tế thị trường tới
phát triển nhân cách người cán bộ, đảng viên, do việc thực hiện đổi mới kinh tế
phải vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, chưa lường hết được những tác động của mặt
trái cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế; chưa có sự chuẩn bị tốt về lập trường, tư
tưởng và cả cách thức tiếp cận mới cho cán bộ, đảng viên. Trong khi đó, các thế
lực thù địch không từ bỏ âm mưu “diễn biến hòa bình” và hoạt động thúc đẩy “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tăng cường hoạt động chống phá cách mạng nhằm
làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Đảng ta…
Nguyên nhân chủ quan, do một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thiếu
tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu, quên đi trách nhiệm, bổn phận
trước Đảng, trước Nhân dân. Thực hiện các nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê
bình và phê bình ở nhiều nơi bị buông lỏng, hình thức. Việc nghiên cứu, sửa đổi,
ban hành cơ chế, chính sách, pháp luật thích ứng với quá trình vận hành của nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN chưa kịp thời. Đánh giá, sử dụng, bố trí cán
bộ, đảng viên còn nể nang, cục bộ; không kiên quyết thay thế người vi phạm, uy 40 lOMoAR cPSD| 38372003
tín giảm sút, năng lực yếu kém, bố trí cán bộ nặng về cơ cấu mà chưa chú tâm
đến sử dụng người tài. Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo
đức, lối sống còn hình thức; một số nơi có tình trạng cán bộ, đảng viên tốt không
được bảo vệ, nêu gương; người vi phạm phẩm chất đạo đức, lối sống không bị
lên án và xử lý nghiêm minh, kịp thời… 2.2.2.2. Về chính trị
Có nhiều nguyên nhân gây nên những yếu kém của hệ thống chính trị, của
bộ máy nhà nước, trong đó chủ yếu là:
- Việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong điều
kiệnchuyển đổi nền kinh tế là nhiệm vụ mới mẻ, hiểu biết của chúng ta còn ít, có
nhiều việc phải vừa làm, vừa tìm tòi, rút kinh nghiệm.
- Đảng chưa làm tốt việc lãnh đạo cụ thể hoá nghị quyết của Đảng về
xâydựng nhà nước để có chủ trương kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh trong
thực tiễn đổi mới, đặc biệt là những vấn đề nổi lên ngày càng bức xúc như tình
trạng quan liêu, lãng phí, tham nhũng, thiếu trách nhiệm trong bộ máy nhà nước;
thiếu những biện pháp tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương kiên quyết, hợp
lý và đủ mạnh để tạo chuyển biến tích cực nhằm khắc phục những khuyết điểm, yếu kém.
- Chưa kịp thời tổng kết thực tiễn và còn thiếu cơ sở khoa học khi quyếtđịnh
một số chủ trương về sắp xếp điều chỉnh tổ chức bộ máy ở trung ương và địa
phương nên khi thực hiện có vướng mắc, hiệu quả và tác dụng còn hạn chế.
- Các cơ quan nhà nước chưa phát huy đầy đủ trách nhiệm trong việc
quántriệt và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đảng; trong việc tự đổi mới, tự
chỉnh đốn, bảo đảm sự trong sạch và nâng cao hiệu quả hoạt động ở từng cơ quan, đơn vị.
- Các đoàn thể quần chúng chưa chú trọng xây dựng các nội dung cụ thể,thiết
thực và đổi mới phương thức hoạt động để tổ chức vận động nhân dân phát huy
quyền làm chủ trong việc tham gia xây dựng chính quyền, giám sát hoạt động của
cán bộ, công chức nhà nước và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, sống, làm
việc theo hiến pháp, pháp luật. lOMoAR cPSD| 38372003 2.2.2.3. Về văn hóa
Có ý kiến rằng: Văn hóa chưa ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội như
lời dạy của Bác Hồ là vì “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam”
trong các thời kỳ không có thuật ngữ “văn hóa”, nên văn hóa “có” cũng được,
“không” cũng không sao. Đây là sự “bắt mạch” không chuẩn xác, vì thuật ngữ
“kinh tế - xã hội” trong “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội…” đã hàm chứa
các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, môi
trường, quốc phòng, an ninh đối ngoại”. Nguyên nhân có thể là:
- Trước hết, là do chưa nhận thức đầy đủ về khái niệm “văn hóa”, hiểuchưa
bao quát hết phạm vi rộng lớn, tính đa dạng và phong phú của văn hóa. Trong các
văn bản chính thức của Đảng và Nhà nước ta, từ “văn hóa” cũng nhiều nghĩa, lúc
thì biểu thị nghĩa rộng nhất, lúc chỉ nói đến một thành tố, một dạng thức, một
phần giá trị của văn hóa, lúc lại hiểu là những hoạt động văn hóa cụ thể hay chỉ
một lĩnh vực quản lý nhà nước. Từ đó, chưa hiểu sâu sắc vai trò của văn hóa đối
với phát triển. Hiện nay thường nói “văn hóa và phát triển”, ví dụ “phát triển kinh
tế đồng thời với phát triển văn hóa” hoặc “khi phát triển kinh tế cũng phải phát
triển có văn hóa”, nghĩa là vẫn tách biệt. Các nhận định chính thống cũng phản
ánh sự tách biệt đó, ví như “chưa tương xứng giữa văn hóa với kinh tế, chính
trị…”. Trong lúc đó văn hóa nằm bên trong phát triển và văn hóa hàm chứa các
nội dung mang tính chính trị, kinh tế. Văn hóa không đứng ngoài dù có đứng bên
cạnh phát triển, nó nằm bên trong sự phát triển, là yếu tố nội sinh, là động lực và
mục tiêu của sự phát triển.
- Do tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan trong cơ chế củakinh
tế thị trường, các thành tố quan trọng của văn hóa Việt Nam đều có sự sa sút so với trước đây.
- Đạo đức vừa là gốc vừa là biểu hiện quan trọng nhất của văn hóa, củanhân
cách con người. Trong chương trình nghiên cứu lý luận của Hội đồng Lý luận
Trung ương mang mã số KX.04 đã tiến hành trong các nhiệm kỳ liên tiếp từ 2006
đến nay đều có đề tài nghiên cứu về hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị con ngời Việt
Nam, nhưng vẫn chưa được định chuẩn chính thức. Trong lúc đó thì “một bộ phận 42 lOMoARcPSD| 38372003
không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống…,
sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi tiền tài,
làm giảm sút lòng tin của nhân dân”…
- Số lượng tác phẩm văn học nghệ thuật không ít, song còn ít tác phẩm cógiá
trị cao, sâu sắc về tư tưởng và nghệ thuật. Khuynh hướng văn học nghệ thuật giải
trí, sính ngoại, bắt chước, thậm chí nghiêng về khai thác mặt tiêu cực, “cái tôi”
nhỏ mọn, hạ thấp chức năng giáo dục tư tưởng và thuần mỹ, ngày càng phổ biến.
Có người cầm bút đã có tiếng tăm nay lại bỏ công sức khai thác những chuyện
vặt vãnh trong cuộc sống thường ngày lấy đòi hỏi tầm thường của cá nhân mình
làm nguồn cảm hứng cho sáng tạo. Một số văn nghệ sỹ đăng tải những tác phẩm
bôi đen hiện thực cuộc sống, thậm chí lật lại vấn đề lịch sử với góc nhìn phiến diện, chủ quan, ác ý.
- Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước luôn đề cập đến vấn đềxây
dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh, tạo điều kiện để mọi người được
hưởng thụ văn hóa và văn hóa thấm sâu trong từng người, từng gia đình, từng
khu dân cư, từng công sở… Song, môi trường văn hóa có nhiều yếu tố thiếu lành
mạnh, các phong trào mang nặng tính hình thức và không có gì mới tạo ra tâm lý
“nhờn” nhàm chán. Các tệ nạn xã hội, sự xâm lấn, thậm chí “xâm lăng văn hóa”
của các luồng văn hóa ngoại lai khá mạnh. Môi trường học đường, đời sống gia
đình, “tình làng nghĩa xóm” diễn biến theo chiều hướng ngày càng xuống cấp.
Tình trạng bạo lực gia đình, bạo lực phụ nữ, trẻ em, giết người cướp của từ đô thị
phồn hoa đến nông thôn hẻo lánh trở thành ám ảnh, bất an của dân chúng.
- Các thiết chế văn hóa và sự hưởng thụ văn hóa giữa các vùng miền, giữacác
tầng lớp nhân dân, nhất là ở các khu chế xuất, khu công nghiệp còn quá chênh
lệch. Sự quản lý các loại hình hoạt động văn hóa như ca nhạc, vũ trường, karaoke
dường như bị buông lỏng, nặng về kinh doanh, không quan tâm đúng mức về khía cạnh văn hóa.
- Sản phẩm báo chí, xuất bản là sản phẩm văn hóa đặc biệt, trong đó tiêuchí
đầu tiên là trung thực, chính xác bởi nó làm chức năng thông tin. Nhưng một số
trường hợp thông tin về một số vấn đề vốn phức tạp, nhạy cảm chính trị lại không
được xem xét, cân nhắc chỉn chu, toàn diện mà cố tình thể hiện theo định kiến lOMoARcPSD| 38372003
riêng, thậm chí thông tin sai sự thật, dẫn dắt dư luận theo hướng lệch lạc, gây tác
động xấu trong đời sống văn hóa tư tưởng. 44 lOMoARcPSD| 38372003 CHƯƠNG 3 :
Đề xuất giải pháp khắc phục những hạn chế trong việc vận dụng tư tưởng
Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội vào xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay 3.1. Về kinh tế
Hồ Chí Minh xác định: Đây phải là nền kinh tế phát triển cao “với công
nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến”, là “một nền kinh
tế thuần nhất, dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể”. Mục tiêu này
phải gắn bó chặt chẽ với mục tiêu về chính trị vì “Chế độ kinh tế và xã hội của
chúng ta nhằm thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, trên cơ sở kinh tế
xã hội chủ nghĩ ngày càng phát triển”. Vì thế, cần :
- Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác xây dựng và thi hànhnghiêm
pháp luật, bảo đảm tiến độ, chất lượng, đầy đủ, đồng bộ, khả thi, chi phí tuân thủ
thấp, hiện đại, hội nhập, có sức cạnh tranh quốc tế.
- Tiếp tục hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế,các
loại hình doanh nghiệp, kinh tế hợp tác, hợp tác xã, các yếu tố, các loại thị trường.
Vận hành đồng bộ thị trường quyền sử dụng đất, thị trường lao động, thị trường
bất động sản, thị trường khoa học và công nghệ, thị trường tài chính... theo chuẩn
mực của nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại, hội nhập quốc tế. Tiếp tục phát
triển mạnh thị trường dịch vụ pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi để người dân, doanh
nghiệp tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động đầu tư, kinh doanh và bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp.
- Đổi mới mạnh mẽ hơn phương thức quản lý nhà nước về kinh tế theohướng
chuyển giao những công việc Nhà nước không nhất thiết phải làm cho các tổ chức
xã hội, chuyển đổi cung cấp trực tiếp dịch vụ công sang phương thức đặt hàng.
Đổi mới mạnh mẽ phân cấp, phân quyền và nâng cao hiệu quả phối hợp trong
lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. Nhà nước quản lý các cân đối lớn, giữ vai trò định
hướng phát triển chung cho cả nước.
- Hoàn thiện thể chế để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số. Đẩy nhanh
xâydựng khung chính sách, pháp luật đối với xây dựng chính phủ điện tử hướng
tới chính phủ số. Xây dựng, thử nghiệm, hoàn thiện khung khổ pháp lý cho các
mô hình kinh doanh mới ứng dụng công nghệ cao, mô hình kinh tế chia sẻ, giao lOMoAR cPSD| 38372003
dịch, quản lý các tài sản kỹ thuật số, đầu tư mạo hiểm, các phương thức thanh
toán mới, hệ thống xác thực và định danh điện tử. Sớm hoàn thành việc xây dựng
và đưa vào khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quan trọng và nền tảng kết nối, chia sẻ quốc gia.
- Đổi mới cơ chế phân bổ nguồn lực đầu tư, ưu tiên thu hút các nguồn lựccủa
xã hội phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, các cực tăng trưởng, các đô thị lớn,
các ngành mũi nhọn, các công trình trọng điểm quốc gia và các dự án lớn mang
tính liên kết vùng. Thu hút tối đa nguồn lực đầu tư, đa dạng hóa các hình thức
huy động và sử dụng nguồn lực, nhất là các nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước.
Các nguồn lực của nền kinh tế phải được kiểm kê, đánh giá, thống kê, hạch toán
đầy đủ để quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả và bền
vững. Áp dụng nguyên tắc thị trường trong quản lý, khai thác, sử dụng và phân
bổ các nguồn lực. Khuyến khích, thu hút đầu tư ngoài ngân sách phát triển kết
cấu hạ tầng, nhất là giao thông.
- Tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, tạo môitrường
kinh doanh bình đẳng, minh bạch, thông thoáng. Tiếp tục phát huy vai trò của
doanh nghiệp nhà nước trong việc hình thành và mở rộng các chuỗi sản xuất,
cung ứng và chuỗi giá trị, nhất là trong ngành, lĩnh vực then chốt Nhà nước cần
nắm giữ. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền
vững, đa dạng cả về quy mô, chất lượng. Hình thành, phát triển những tập đoàn
kinh tế tư nhân lớn trong nước, tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh khu vực,
quốc tế gắn với xây dựng thương hiệu doanh nghiệp. Xây dựng và phát triển các
định chế tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ; hỗ trợ chuyển đổi hộ sản
xuất, kinh doanh thành doanh nghiệp. Điều chỉnh các hoạt động hỗ trợ doanh
nghiệp theo hướng thống nhất, có trọng tâm, trọng điểm, mang tầm quốc gia và
thể hiện tính liên ngành, liên vùng; xây dựng chương trình hỗ trợ chuyển đổi số
cho doanh nghiệp Việt Nam. Phấn đấu đến năm 2025 có khoảng 1,5 triệu doanh
nghiệp hoạt động; tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP khoảng 55%. 46 lOMoARcPSD| 38372003
- Đẩy mạnh ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, lấyngười
dân và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Khai thác tối đa vị thế quốc gia và
nguồn lực bên ngoài để phục vụ phát triển đất nước. Nâng cao năng lực hội nhập,
thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế, các hiệp định thương mại tự do; lồng
ghép với các kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Phát huy các lợi
thế chính trị, đối ngoại để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người
dân, nhất là trong các tranh chấp kinh tế, thương mại và đầu tư quốc tế. Phát huy
hơn nữa ngoại giao văn hóa, đóng góp thiết thực vào quảng bá mạnh mẽ hình ảnh
quốc gia và tăng cường sức mạnh tổng hợp của đất nước.
3.2. Về chính trị
- Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải được triển khai quyết liệt,
toàndiện, đồng bộ, thường xuyên, hiệu quả cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ
chức và cán bộ. Kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh; nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu
của Đảng; thường xuyên củng cố, tăng cường đoàn kết trong Đảng và hệ thống
chính trị; thực hiện nghiêm các nguyên tắc xây dựng Đảng, thường xuyên đổi
mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Xây dựng Nhà nước và hệ thống chính trị
trong sạch, vững mạnh toàn diện; hoàn thiện cơ chế kiểm soát chặt chẽ quyền lực;
kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển
hóa" trong nội bộ; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Công
tác cán bộ phải thực sự là "then chốt của then chốt", tập trung xây dựng đội ngũ
cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cấp chiến lược và người đứng đầu đủ phẩm chất,
năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; phát huy trách nhiệm nêu gương của cán
bộ, đảng viên theo phương châm chức vụ càng cao càng phải gương mẫu, nhất là
Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương.
- Trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước, phải luôn quán triệt sâu
sắcquan điểm "dân là gốc"; thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm
chủ của nhân dân, kiên trì thực hiện phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm,
dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng". Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của
công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải
thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của
nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu. Thắt chặt lOMoAR cPSD| 38372003
mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng
Đảng; củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện, phải có quyết
tâmcao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, năng động, sáng tạo, tích cực; có bước
đi phù hợp, phát huy mọi nguồn lực, động lực và tính ưu việt của chế độ xã hội
chủ nghĩa; kịp thời tháo gỡ các điểm nghẽn, vướng mắc; đề cao trách nhiệm của
người đứng đầu gắn liền với phát huy sức mạnh đồng bộ của cả hệ thống chính
trị; phát huy dân chủ đi đôi với giữ vững kỷ cương; coi trọng tổng kết thực tiễn,
nghiên cứu lý luận; thực hiện tốt sự phối hợp trong lãnh đạo, quản lý, điều hành;
coi trọng chất lượng và hiệu quả thực tế; tạo đột phá để phát triển.
- Tập trung ưu tiên xây dựng đồng bộ thể chế phát triển, bảo đảm hài hòagiữa
kiên định và đổi mới, kế thừa và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính
trị, văn hóa, xã hội; giữa tuân theo các quy luật thị trường và bảo đảm định hướng
xã hội chủ nghĩa; giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, con người, giải
quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường; giữa phát triển kinh tế,
xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh; giữa độc lập, tự chủ với hội nhập quốc
tế; thực sự coi trọng, phát huy hiệu quả vai trò động lực của con người, văn hóa,
của giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ trong phát triển đất nước.
- Chủ động nghiên cứu, nắm bắt, dự báo đúng tình hình, tuyệt đối khôngđược
để bị động, bất ngờ. Kiên quyết, kiên trì bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất
và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc đi đôi với giữ vững môi trường hòa bình, ổn
định, an ninh, an toàn để phát triển đất nước. Chủ động, tích cực hội nhập quốc
tế toàn diện và sâu rộng trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường. Xử
lý đúng đắn, hiệu quả mối quan hệ với các nước lớn và các nước láng giềng ;
đánh giá đúng xu thế, nắm bắt trúng thời cơ. Phát huy hiệu quả sức mạnh tổng
hợp của đất nước kết hợp với sức mạnh của thời đại. Khai thác, sử dụng có hiệu
quả mọi nguồn lực, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây. 48 lOMoARcPSD| 38372003
3.3. Về văn hóa- xã hội
Nền văn hóa, con người Việt Nam hiện đại là xây dựng nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm động lực cho sự phát triển đất nước
và hội nhập quốc tế và phát triển con người toàn diện. Để vận dụng được những
yếu tố cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng nền văn hóa, con người
Việt Nam hiện đại; làm cho văn hóa trở thành động lực khơi dậy khát vọng phát
triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết
toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; xây dựng đất nước Việt Nam hùng
cường, cần phải thực hiện có hiệu quả những vấn đề cơ bản sau:
- Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con
người để phát triển văn hóa.
+ Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có
nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình,
trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo. Xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa,
trong đó chú trọng vai trò của gia đình, cộng đồng. Phát triển hài hòa giữa kinh
tế và văn hóa; cần chú ý đầy đủ đến yếu tố văn hóa và con người trong phát triển.
Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam hiện đại là sự nghiệp của
toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân là chủ thể sáng tạo. Tại
Đại hội XIII, với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, lần đầu tiên Đảng
ta nêu yêu cầu: “Từng bước vươn lên khắc phục các hạn chế của con người Việt Nam”.
+ Coi trọng công tác giáo dục truyền thống lịch sử dân tộc cho mọi thế hệ
con người Việt Nam. Quyết tâm thực hiện yêu cầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh là
phải phát huy hết cốt cách dân tộc, lấy tinh thần dân tộc để cổ vũ toàn dân, giáo
dục các thế hệ, từng bước hoàn thiện nhân cách con người cho thế hệ tương lai.
Đồng thời, phải phê phán mọi biểu hiện tôn sùng văn hóa ngoại lai; giao lưu, tiếp
biến chứ không tiếp nhận thụ động nhằm đạt mục tiêu xây dựng con người Việt
Nam hiện đại theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng: “Lấy giá trị
văn hóa, con người Việt Nam làm nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo
đảm sự phát triển bền vững”.
+ Giữ gìn và phát huy vốn văn hóa quý báu của dân tộc, kế thừa những truyền
thống tốt đẹp, đồng thời vận động Nhân dân xóa bỏ các tập tục lạc hậu. Bên cạnh lOMoARcPSD| 38372003
đó, cần có biện pháp hạn chế việc du nhập văn hóa một cách quá đà, thiếu chọn
lọc dẫn đến tình trạng “sùng ngoại” không còn thiết tha với văn hóa truyền thống
trong nước. Với quan điểm dân tộc và hiện đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ:
Để phục vụ sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa thì văn hóa phải xã hội chủ
nghĩa về nội dung và dân tộc về hình thức; con đường đúng đắn duy nhất là xây
dựng một nền văn hóa nghệ thuật xã hội chủ nghĩa về nội dung và dân tộc về hình thức.
+ Xây dựng và phát triển văn hóa để hoàn thiện nhân cách con người phải
làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống, mọi quan hệ xã hội của
con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rõ chủ kiến ấy của mình, văn hóa không ở
bên ngoài mà ở trong kinh tế và chính trị. Văn hóa soi đường cho quốc dân đi.
Phải đem văn hóa mà chữa thói phù hoa, xa xỉ, quan liêu, lãng phí, tham ô, tham
nhũng. Cũng phải dùng thực hành văn hóa mà xây dựng đời sống mới, phát huy
dân chủ và quyền làm chủ của Nhân dân. Trong kháng chiến cũng như trong kiến
quốc, luôn luôn cần đến nhân tài và phải có chính sách để bồi dưỡng, phát huy,
phát triển nhân tài, biết quý trọng, tin cậy hiền tài.
- Phát triển văn hóa gắn với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; làmột
bộ phận của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong đó, phải
nâng cao nhận thức, làm cho mọi người mà đặc biệt là thế hệ trẻ hiểu đầy đủ nhất
về các quan điểm của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, từ đó tuyên truyền,
phát triển và xây dựng văn hóa, con người Việt Nam trước tình hình mới, trước
sự tác động từ mặt trái nền kinh tế thị trường.
- Làm cho văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, xây dựng vănhóa,
con người Việt Nam hiện đại vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội. 50 lOMoARcPSD| 38372003 KẾT LUẬN
Hồ Chí Minh là một nhà lý luận - thực tiễn. Dưới ánh sáng khoa học của chủ
nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng và hành động của Người luôn xuất phát từ thực tiễn
Việt Nam, nhận thức đúng và hành động theo quy luật khách quan. Người đưa ra
hệ giải pháp khoa học để thực hiện có hiệu quả mục đích của chủ nghĩa xã hội.
Nhận thức đúng đắn về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam do điểm
xuất phát thấp của một nước nông nghiệp lạc hậu, khoa học - kỹ thuật kém phát
triển, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không kinh qua giai đoạn phát triển tư bản
chủ nghĩa, Hồ Chí Minh chỉ rõ chúng ta không được chủ quan, nóng vội, duy ý
chí; không giáo điều, bảo thủ; không rập khuôn, máy móc. Phải làm dần dần từng
bước, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Tự lực cánh sinh kết hợp với học hỏi sáng
tạo kinh nghiệm các nước, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước bạn. Chủ
nghĩa xã hội là công trình tập thể của cả hệ thống chính trị, của nhân dân, do nhân
dân tự xây dựng, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Ðảng. Xây dựng và
phát huy nhân tố con người có hàm lượng cao về tư tưởng chính trị, phẩm chất
đạo đức, năng lực, bản lĩnh, tư duy đổi mới, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm. Phát
triển giáo dục và đào tạo, khoa học - kỹ thuật, xây dựng nền văn hóa dân tộc, khoa
học, đại chúng, nhân văn, hướng đến các giá trị chân - thiện - mỹ. Xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, phát huy cao độ quyền
làm chủ của nhân dân. Hiểu được điều đó, đề tài đã thực hoàn thành mục tiêu đề ra :
- Thứ nhất, hệ thống được lí luận của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩaxã
hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
- Thứ hai, phân tích về sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa
xãhội vào xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.
- Thứ ba, trên cơ sở thực trạng từ đó đề xuất giải pháp về sự vận dụng
tưtưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội vào xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay. PHỤ LỤC
Phụ lục 1 : Đề tài số 2 lOMoARcPSD| 38372003
Đề tài: Tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhà nước của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân. Vận dụng vào xây dựng nhà nước Việt Nam hiện nay
CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU -
Nội dung chính là trả lời cho câu hỏi: Tại sao Việt Nam phải xây dựng Nhà
nước của dân, do dân, vì dân.
+ Nhà nước của dân, do dân , vì dân là kết quả vận động hợp quy luật xã hội
+ (nêu vai trò của nhân dân) -
Nhà nước của dân, do dân , vì dân là sự lựa chọn của lịch sử Việt Nam -
Xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân là nguyện vọng của nhân dân,
phùhợp với thực tiễn nước Việt Nam
CHƯƠNG 2: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN. 2.1. Nhà nước dân chủ
2.1.1. Bản chất của giai cấp Nhà nước
2.1.2. Nhà nước của dân 2.1.3. Nhà nước do dân
2.1.4. Nhà nước của dân
2.2. Nhà nước pháp quyền
2.2.1. Nhà nước hợp hiến, hợp pháp
2.2.2. Nhà nước thượng tôn pháp luật
2.2.3. Pháp quyền nhân nghĩa
2.3. Nhà nước trong sạch, vững mạnh
2.3.1. Kiểm soát quyền lực nhà nước
2.3.2. Phòng chống tiêu cực trong nhà nước
CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC
CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN VÀO XÂY DỰNG NƯỚC VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1. Thành tựu 3.2. Hạn chế 3.3. Nguyên nhân 3.4. Giải pháp 52 lOMoARcPSD| 38372003
Phụ lục 2 : Biên bản họp nhóm
2.1. Biên bản họp lần 1
Hà Nội, ngày 22 tháng 9 năm 2023
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ***** BIÊN BẢN HỌP NHÓM (Lần 1)
Học phần : Tư tưởng Hồ Chí Minh Địa điểm: Google Meet
Thời gian: 22h00 ngày 10/10/2023
Thành viên có mặt: 15/15 thành viên Nội dung cuộc họp:
- Thống nhất đề cương
- Phân chia nhiệm vụ, công việc
- Chốt hạn deadline công việc
Hà Nội, ngày 22 tháng 9 năm 2023 Nhóm trưởng Thủy Hoàng Thu Thủy
2.2. Biên bản họp lần 2
Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2023
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ***** BIÊN BẢN HỌP NHÓM (Lần 2)
Học phần: Tư tưởng Hồ Chí Minh Địa điểm: Google Meet
Thời gian: 22h00 ngày 22/10/2023
Thành viên có mặt: 15/15 thành viên Nội dung cuộc họp:
- Thông qua nội dung bản Word và Slide thuyết trình
- Phân chia thành viên in và nộp bản cứng
Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2023 lOMoAR cPSD| 38372003 Nhóm trưởng Thủy Hoàng Thu Thủy 54