Bài thi cuối học phần 1 - bài thi cuối học phần kinh tế chinhs trị - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Bài thi cuối học phần 1 - bài thi cuối học phần kinh tế chinhs trị - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Senvà thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (DC102EL01)
Trường: Đại học Hoa Sen
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Câu 1.
Trong xã hội hiện đại, để nền kinh tế phát triển thì cần có sản xuất và tiêu dùng,
và trong quá trình sản xuất, để đạt được lợi nhuận, nhà tư bản bóc lột giá trị thặng dư
từ người lao động. Điều này đã gây ra ham muốn tăng giá trị thặng dư và từ đó nảy
sinh ra 2 phương pháp sản xuất giá trị thặng dư cơ bản: sản xuất giá trị thặng dư tuyệt
đối và sản xuất giá trị thặng dư tương đối.
Thứ nhất là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư (GTTD) tuyệt đối. Sản
xuất GTTD tuyệt đối về bản chất được thực hiện trên cơ sở kéo dài thời gian
ngày lao động của công nhân trong điều kiện thời gian lao động tất yếu không
đổi, tức là tăng cường độ lao động của công nhân và GTTD được sản xuất ra
bằng phương pháp này được gọi là GTTD tuyệt đối. Giả sử thời gian lao động
của một công nhân lắp ráp điện thoại là 8h, trong đó thời gian lao động tất yếu
là 4h và thười gian lao động thặng dư là 4h, lúc này tỷ suất GTTD là 100%. Để
bóc lột thêm GTTD, nhà tư bản tăng thời gian lao động của công nhân lên 2 giờ
nữa, với điều kiện thời gian lao động tất yếu không đổi. Khi đó, thời gian lao
động thặng dư sẽ là 6h, và tỷ suất GTTD là 150%. Lúc này, trình độ bóc lột GTTD đã tăng thêm 50%.
Các nhà tư bản tìm mọi cách kéo dài ngày lao động, tuy nhiên do giới hạn
về mặt tự nhiên (một ngày chỉ có 24 tiếng) và giới hạn về mặt thể chất và tinh
thần của người lao động (công nhân phải có thời gian ăn, ngủ, nghỉ ngơi, giải trí
để phục hồi sức khỏe) nên việc kéo dài ngày lao động còn vấp phải sự phản
kháng của giai cấp công nhân. Để khắc phục nhược điểm trên, nhà tư bản tăng
cường độ lao động của công nhân, và thời gian lao động trong ngày được xác
định tùy thuộc vào lợi ích kinh tế của nhà tư bản và người lao động theo một thỏa hiệp tạm thời.
Thứ hai là sản xuất GTTD tương đối. Sản xuất GTTD tương đối, về bản
chất được thực hiện bằng cách rút ngắn thời gian lao động tất yếu để kéo dài
một cách tương ứng thời gian lao động thặng dư trên cơ sở tăng năng suất lao
động xã hội trong điều kiện độ dài ngày lao động không đổi. Giá trị thặng dư
được sản xuất ra bằng phương pháp này được gọi là giá trị thặng dư tương đối.
Vẫn ví dụ trên, ngày lao động của công nhân là 8h trong đó 4h là thời gian lao
động tất yếu và 4h là thười gian lao động thặng dư, tỷ suất GTTD là 100%. Nhà
tư bản giảm thời gian lao động tất yếu còn 2h thì thời gian lao động thặng dư
tương ứng sẽ tăng lên thành 6h, lúc này tỷ suất GTTD là 300%. Như vậy chỉ cần
rút ngắn 2h lao động tất yếu, nhà tư bản đã tăng thêm số GTTD là 200% mà vẫn
giữ nguyên thời gian lao động 1 ngày của công nhân.
Thời gian lao động tất yếu có quan hệ với giá trị sức lao động. Muốn rút
ngắn thời gian lao động tất yếu phải giảm giá trị sức lao động. Muốn hạ thấp giá
trị sức lao động phải giảm giá trị những tư liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết
của công nhân. Do đó, cần phải tăng năng suất lao động trong các ngành sản
xuất ra những tư liệu sinh hoạt thuộc phạm vi tiêu dùng của công nhân và tăng
năng suất lao động trong các ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất để sản xuất ra
những tư liệu sinh hoạt đó, tức là tăng năng suất lao động xã hội. Để khắc phục
được vấn đề này, cần phải cải tiến, đổi mới kỹ thuật, máy móc, nâng cao trình
độ tay nghề của công nhân.
Khi so sánh 2 phương pháp sản xuất GTTD thì ta thấy, sản xuất GTTD
tương đối tinh vi hơn và hiệu quả hơn vì về bề ngoài, người lao động không
thấy được là mình bị bóc lột (do thười gian lao động không đổi) nhưng thực
chất, nhà tư bản lại thu lợi từ phương pháp sản xuất GTTD tương đối (300%)
nhiều hơn tuyệt đối (150%). Nếu trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, sản
xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là phương pháp chủ yếu, thì đến giai đoạn tiếp
sau, khi kỹ thuật phát triển, sản xuất giá trị thặng dư tương đối là phương pháp
chủ yếu. Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư nói trên được các nhà tư bản
sử dụng kết hợp với nhau để nâng cao trình độ bóc lột công nhân làm thuê trong
quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản. Câu 2.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) là nền kinh tế vận
hành theo các quy luật của thị trường, mang đặc trưng định hướng XHCN, có sự điều
tiết của Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhằm mục tiêu xác lập một
xã hội mà ở đó “dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”. Việc xây dựng
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là tất yếu bởi những lý do sau:
Thứ nhất, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN là phù hợp với xu
hướng phát triển khách quan của Việt Nam ta trong bối cảnh thế giới hiện nay. Và ta
được biết, nền kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao, và
sự phát triển nền kinh tế hàng hóa theo các quy luật tất yếu thì sẽ đạt đến trình độ nền
kinh tế thị trường. Quy luật ấy diễn ra hoàn toàn hợp lý ở Việt Nam bởi các điều kiện
cho sự hình thành và phát triển kinh tế thị trường tồn tại khách quan nên kéo theo đó,
sự hình thành nền kinh tế thị trường ở Việt Nam cũng là tất yếu khách quan.
Trong lịch sử, mỗi hình thái kinh tế - xã hội cụ thể, gắn bó hữu cơ và chịu sự
chi phối của các quan hệ sản xuất thống trị trong xã hội đó. Ta đã từng bắt gặp kinh tế
hàng hóa giản đơn là chiếm hữu nô lệ, phong kiến và cả kinh tế phát triền cao là thị
trường tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, thực tế là khi đặt đến trình độ phát triển cao thì
kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa vẫn tồn tại những mâu thuẫn không thể nào khắc
phục được. Cuối cùng nó đã tự tiến hóa và tạo ra những điều kiện cần và đủ cho cuộc
cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có những ưu việt để
thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển.
Trên thực tế của thế giới và Việt Nam, so với các mô hình kinh tế phi thị trường
thì kinh tế thị trường là phương thức phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn cả. Kinh tế thị
trường chính là động lực thúc đẩy sự phát triển nhanh, có hiệu quả của lực lượng sản
xuất. Kéo theo đó nền kinh tế luôn phát triển theo hướng năng động, tích cực, kích
thích tiến bộ kỹ thuật công nghệ, đặc biệt năng suất lao động và chất lượng sản phẩm
được nâng cao, trong khi giá thành sản phẩm được hạ xuống. Ví dụ như trong thị
trường may mặc, nhu cầu của con người không còn là ăn no, mặc ấm như trước đây
nữa mà là ăn ngon, mặc đẹp. Vì vậy các nhà tư bản ngoài việc sản xuất đơn thuần thì
còn phải sản xuất ra những sản phẩm bền, đẹp, hợp thị hiếu của người dùng, ngoài ra
cần tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm.
Thứ ba, theo nguyện vọng và mong muốn dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh thì kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hoàn toàn phù hợp.
Việc thực hiện kinh tế thị trường hướng đến những giá trị mới để hiện thực hóa
nguyện vọng ấy là tất yếu khách quan. Mặt khác, kinh tế thị trường rất cần thiết cho
công cuộc xây dựng và phát triển của nước ta. Kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa sẽ phá bỏ những lạc hậu của nền kinh tế, đẩy mạnh sự phân công lao động
xã hội và thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ. Cùng với đó, nó cũng
khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất nhằm nâng cao năng
suất, chất lượng, dịch vụ và góp phần cải thiện, nâng cao đời sống của nhân dân. Từ
đó, sự giao lưu kinh tế giữa các vùng miền trong nước và cả nước ngoài cũng sẽ được
mở rộng, đưa kinh tế Việt Nam phát triển lên mộ tầm cao mới.
Với việc xây dựng cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN phù hợp với
bối cảnh của nước ta hiện nay thì nó là cơ hội, vừa là thách thức đối với người lao
động. Về cơ hội, nền kinh tế thì trường ở nước ta là nền kinh tế mở, đa dạng thành
phần nên người lao động có cơ hội tìm việc làm cao, tỷ lệ thất nghiệp giảm và do đó,
đời sống vật chất và tinh thần của người dân cũng cao hơn. Nhờ việc mở cửa kinh tế
từ kinh tế bao cấp sang kinh tế nhiều thành phần, người dân có thể đa dạng bày bán
các mặt hàng, nhu cầu tiêu dùng cũng được đáp ứng tối đa. Hơn nữa, các nhà xưởng
cần số lượng công nhân không cần chuyên môn, nghiệp vụ hay tay nghề cũng rất lớn,
vì vậy mà công nhân có thể dễ dàng xin việc. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN cũng đặt ra thách thức đối với người lao động. Tuy nhu cầu nhân lực
cao, nhưng nguồn lao động được đào tạo bài bản ở Việt Nam vẫn còn thấp, và yêu cầu
về trình độ của lực lượng sản xuất càng gia tăng. Điều đó đã đem lại thách thức nhưng
cũng là động lực để người lao động nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn,… đặc
biệt là trong thời đại công nghệ tiên tiến hiện nay, việc Robot có thể thay thế con
người trong các công việc giản đơn là hoàn toàn có thể.
Là một người lao động trong tương lai, để thích ứng với những tác động của
nền kinh tế thị trường, tôi thấy rằng mình cần phải phát huy tối đa trình độ chuyên
môn, nâng cao kỹ năng mềm, luôn luôn học khám phá, tìm tòi và học hỏi những kinh
nghiệm quý giá từ những người đi trước cũng như các nước phát triển trên thế giới.