Bài thi hết học phần Triết - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng

Về vị trí, vai trò: Quy luật này chỉ ra cách thức chung nhất của sự vận động vàphát triển, khi cho thấy sự thay đổi về chất chỉ xảy ra khi sự vật, hiện tượng đã tíchluỹ những thay đổi về lượng đạt đến ngưỡng nhất định. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Câu 1: Trên cơ sở khái quát nội dung cơ bản của “Quy luật từ những sự thay đổi
về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại”, hãy rút ra ý nghĩa
phương pháp luận đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn của bản thân.
Bài làm
Đôi nét khát quát “Quy luật từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay
đổi về chất và ngược lại”:
Về vị trí, vai trò: Quy luật này chỉ ra cách thức chung nhất của sự vận động
phát triển, khi cho thấy sự thay đổi về chất chỉ xảy ra khi sự vật, hiện tượng đã tích
luỹ những thay đổi về lượng đạt đến ngưỡng nhất định. Quy luật cũng chỉ ra tính
chất của sự vận động phát triển, khi cho thấy sự thay đổi về lượng của sự vật,
hiện tượng diễn ra từ từ kết hợp với sự thay đổi nhảy vọt về chất làm cho sự vật,
hiện tượng vừa tiến bước tuần tự, vừa có những bước đột phá vượt bậc.
Những yếu tố cấu thành quy luật:
Chất: khái niệm dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn của sự vật,
hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, yếu tố tạo nên sự vật, hiện
tượng làm cho sự vật, hiện tượngkhông phải là sự vật, hiện tượng khác.
Chất và sự vật có mối quan hệ chặt chẽ, không tách rời nhau.
Mối quan hệ giữa chất và thuộc tính của sự vật: Chất của sự vật được biểu hiện
qua những thuộc tính của nó. Nhưng không phải bất kỳ thuộc tính nào cũng biểu
hiện chất của sự vật. Thuộc tính của s vật thuộc tính bản thuộc tính
không bản. Chỉ những thuộc tính bản mới hợp thành chất của sự vật, khi
nào chúng thay đổi thì chất mới thay đổi; còn các thuộc tính không bản thay
đổi thì chưa dẫn đến sự thay đổi chất của sự vật. Tuy nhiên, sự phân chia này chỉ
có tính chất tương đối, được xét trong từng mối quan hệ cụ thể.
Chất các phương thức liên kết: Chất của sự vật không những được quy định
bởi chất của những yếu tố tạo thành mà còn bởi phương thức liên kết giữa các yếu
tố tạo thành, nghĩa bởi kết cấu của sự vật. Trong hiện thực các sự vật được tạo
thành bởi các yếu tố như nhau, song chất của chúng lại khác
Từ đó thể thấy sự thay đổi về chất của svật phụ thuộc cả vào sự thay đổi
các yếu tố cấu thành sự vật lẫn sự thay đổi phương thức liên kết giữa các yếu tố
ấy.
Lượng khái niệm dùng để chỉ tính quy định vốn của sự vật, hiện tượng về
các phương diện: quy mô, trình độ phát triển, các yếu tố biểu hiện ở số lượng các
thuộc tính, ở tổng số các bộ phận,đại lượng, ở tốc độnhịp điệu vận động
phát triển của sự vật, hiện tượng. Một sự vật có thể tồn tại nhiều lượng khác nhau,
xác định bằng các phương thức khác nhau, phù hợp với từng loại lượng cụ thể của
sự vật.
Đặc điểm cơ bản của lượng là tính khách quan vì nó là một dạng biểu hiện của
vật chất, chiếm một vị trí nhất định trong không gian tồn tại trong thời gian
nhất định.
Trong tự nhiên phần nhiều trong hội, lượng thể đo, đếm được; nhưng
trong một số trường hợp của hội nhất trong duy lượng khó đo được
bằng số liệu cụ thể mà chỉ có thể nhận biết được bằng năng lực trừu tượng hóa.
Sự phân biệt giữa chất lượng chỉ ý nghĩa tương đối, tuỳ theo từng mối
quan hệxác định đâulượng và đâu chất; cáilượng trong mối quan hệ
này, lại có thể là chất trong mối quan hệ khác.
Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng:
Chất và lượng là hai yếu tố có tính thống nhất với nhau:
Bất kỳ sự vật hay hiện tượng nào cũng sự thống nhất giữa mặt chất mặt
lượng, chúng tác động qua lại lẫn nhau. Trong sự vật, quy định về lượng không
bao giờ tồn tại nếu không có tính quy định về chất và ngược lại. Vì vậy, sự thay đổi
về lượng của sự vậtảnh hưởng đến sự thay đổi về chất của nó và ngược lại, sự
thay đổi về chất của sự vật tương ứng với thay đổi về lượng của nó.
Sự biến đổi về lượng thể xảy ra theo hai hướng: sự tăng lên hoặc giảm đi
về lượng dẫn đến sự biến đổi ngay hoặc thay đổi dần dần về chất. Do chất cái
tương đối ổn định còn lượng là cái thường xuyên biến đổi nên ở một giới hạn nhất
định khi lượng của sự vật thay đổi chưa dẫn đến sự thay đổi về chất của nó. Giới
hạn đó được gọi là độ.
Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn mà ở đó sự thay đổi về
lượng của sự vật chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật ấy. Độ mối liên hệ
giữa lượng và chất của sự vật, ở đó thể hiện sự thống nhất giữa chất và lượng của
sự vật. Trong độ, sự vật vẫn là nó chứ chưa biến thành cái khác.
Quá trình chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành nhũng sự thay
đổi về chất được diễn ra theo một quá trình:
Khi sự thay đổi về lượng đạt tới chỗ phá vỡ độ cũ, làm cho chất của sự vật,
hiện tượng thay đổi, chuyển thành chất mới, thời điểm đó gọi là điểm nút.
Điểm nút phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm tại đó sự thay đổi về
lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật. Sự vật tích lũy đủ về lượng tại điểm
nút sẽ làm cho chất mới của ra đời. Lượng mới chất mới của sự vật thống
nhất với nhau tạo nên độ mới và điểm nút mới của sự vật đó, quá trình này diễn ra
liên tếp trong sự vật và vì vậy sự vật luôn phát triển chừng nào nó còn tồn tại.
Sự vật tích lũy đủ về lượng tại điểm nút tạo ra “bước nhảy”. Bước nhảy
phạm trù triết học dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa bản về chất của sự vật,
hiện tượng do những thay đổi về lượng trước đó gây ra, bước ngoặt bản
trong sự biến đổi về lượng.
Như vậy, bước nhảy kết thúc một giai đoạn biến đổi về lượng, sự gián đoạn
trong quá trình vận động liên tục của sự vật, hiện tượng.
Chất mới ra đời tác động trở lại lượng của sự vật:
Trong sự vật, hiện tượng mới đó lượng lại biến đổi, đến điểm nút mới, lại xảy ra
bước nhảy mới. Cứ như thế, sự vận động của sự vật, hiện tượng diễn ra, lúc thì
biến đổi tuần tự về lượng, lúc thì nhảy vọt về chất, tạo nên một đường dài thay thế
nhau vô tận sự vật, hiện tượng cũ bằng sự vật, hiện tượng mới.
Từ những điều trình bàytrên thể khái quát lại nội dung bản của quy
luật chuyển hóa những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất ngược
lại như sau: Mọi đối tượng đều sự thống nhất của hai mặt đối lập chất
lượng. Sự thay đổi dần dần về lượng vượt quá giới hạn của độ sẽ dẫn đến sự thay
đổi căn bản về chất của nó thông qua bước nhảy, chất mới ra đời tiếp tục tác động
trở lại duy trì sự thay đổi của lượng. Quá trình đó diễn ra liên tục tạo thành
phương thức phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của tự nhiên, hội
và tư duy.
Ý nghĩa phương pháp luận
Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, chúng ta phải chú ý cả hai mặt chất và
lượng, tạo nên sự nhận thức toàn diện về sự vật.
Cần chú ý từng bước tích lũy về lượng để tạo ra sự biến đổi về chất, đồng thời
phát huy tác động của chất mới để làm thay đổi lượng mới
Quy luật này cũng sở khoa học để chúng ta khắc phục hai biểu hiện
tưởng sai lầm: tư tưởng nóng vội chủ quan, duy ý chí, muốn tạo nhanh sự biến đổi
về chất chưa sự tích lũy đủ về lượng tưởng bảo thủ, trì trệ, ngại đổi
mới, coi sự phát triển chỉ sự tang lên đơn thuần về lượng không chủ động
tạo ra sự biến đổi về chất khi có điều kiện.
Trong hoạt động thực tiễn cần vận dụng linh hoạt các bước nhảy sử dụng
kết hợp các bước nhảy để cải tạo, biến đổi sự vật.
Ý nghĩa phương pháp luận với nhận thức và hành động của bản thân:
Cần phải tích lũy đủ lượng kiến thức cho bản thân rồi mới thực hiện các “bước
nhảy”, không nóng vội, đốt cháy giai đoạn tránh những thất bại không đáng có.
Đặc biệt với việc tự đăng tín chỉ các trường đại học cho phép sinh viên ra
trường sớm hơn dự kiến. Sẽ nhiều người đăng vượt tín chỉ nhưng không đủ
khả năng để theo kịp dẫn đến tình trạng nợ môn và thất bại.
Phải những nhận định đúng đắn về chương trình học, năng lực của bản
thân, luôn tìm hiểu thông tin, cập nhật các tri thức mới để tránh rơi vào tình trạng
trì trệ, dễ mắc bệnh chủ quan, tự kiêu, tự coi mình giỏi, tốt không biết
rằng thực tế bản thân còn nhiều khuyết điểm.
Khi có điều kiện khách quan thuận lợi cũng như sự chuẩn bị từ trước, phải thực
hiện các “bước nhảy” để đột phá, tránh bỏ qua cơ hội.
Câu 2:
1.Nhận định: “Đặc điểm chung quan niệm duy vật thờicổ đạitìm nguồn gốc
của thế giới ở những dạng vật chất cụ thể” là ĐÚNG vì: Ở một số nơi có nền triết
học phát triển sớm như Hi Lạp-La Mã, Trung Quốc, Ấn Dộ đã đồng nhất vật chất
với những sự vật cụ thể, hữu hình (thuyết Ngũ hành, Lowxxip Đêmocrít cho
rằng vật chất nguyên tử, Talet cho rằng vật chất nước,.. ). Những quan niệm
này mang tính trực quan, thô sơ, mộc mạc, tự phát phỏng đoán. Từ đó thấy
được ưu điểm của quan niệm các nhà triết học duy vật thời cổ đại đã coi vật
chất sở, bản nguyên của mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới, xuất phát từ
chính thế giới vật chất để giải thích thế giới. Tuy nhiên hạn chế đồng nhất
vật chất với vật thể
2.Nhận định: “Nguồn gốc sự vận động do ý thức tinh thần quyết định” SAI
vì:Theo quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng, vận động không bị quy về hình
thức đơn giản sự di chuyển vị trí của vật thể trong không gian vận động
hình thức tồn tại của vật chất, nhờ vận động thông qua vận động vật chất
biểu hiện sự tồn tại của mình.
3.Nhận định: “Mọi sự sáng tạo của con người đều bắt nguồn từ sự phản ánh đúng
hiện thực khách quan phát huy tính năng động chủ quan” ĐÚNG vì: Mọi
chủ trương, đường lối, kế hoạch… đều phải xuất phát từ điều kiện, tiền đề, vật
chất hiện có.Vật chất quyết định ý thức do đó mọi suy nghĩ và hành động đều phải
xuất phát từ hiện thực khác quan, chống chủ quan, duy ý chí. Bên cạnh đó, tính
năng động, sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố con người, chống lại
tưởng thái độ thụ động, lại, bảo thủ, trì trệ, thiếu tính sáng tạo cũng góp phần
không nhỏ trong việc phát minh, sáng tạo.
4.Nhận định: “Lí luận được hình thành từ kinh nghiệm, trên sở kinh nghiệm,
kinh nghiệm là cơ sở của lí luận” là ĐÚNG vì: Kinh nghiệm gắn chặt với thực tiễn
nên tạo thành sở hiện thực để kiểm tra, sửa chữa, bổ sung cho luận cung
cấp liệu để tổng kết thành luận. Ngược lại, mặc được hình thành từ tổng
kết kinh nghiệm, lý luận không xuất hiện một cách tự phát từ kinh nghiệm. Lý luận
có thể đi trước những sự kiện kinh nghiệm, hướng dẫn sự hình thành tri thức kinh
nghiệm giá trị, lựa chọn kinh nghiệm hợp để phục vụ cho hoạt động thực
tiễn. Thông qua đó mà nâng những tri thức kinh nghiệm từ chỗ là cái cụ thể, riêng
lẻ, đơn nhất trở thành cái khái quát, phổ biến.
5.Nhận định: “Ý thức là sự hồi tưởng của ý niệm tuyệt đối” là SAI vì: Về bản chất,
ý thức hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là một hiện tượng hội và
mang bản chất xã hội, tính năng động, sáng tạo cũng phản ánh ý thức. Nóhỉnh
ảnh phản ánh thực tại khách quan vào bộ óc con người
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Sách bài tập Triết học Mác-Lênin
- Giáo trình “Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin”
- Power point tổng hợp kiến thức cơ bản môn học Triết học Mác-Lênin
- Một số video bài giảng trên YOUTUBE về môn học
- Một số trang tài liệu trên mạng
| 1/6

Preview text:

Câu 1: Trên cơ sở khái quát nội dung cơ bản của “Quy luật từ những sự thay đổi
về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại”, hãy rút ra ý nghĩa
phương pháp luận đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn của bản thân.
Bài làm
Đôi nét khát quát “Quy luật từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay
đổi về chất và ngược lại”:

Về vị trí, vai trò: Quy luật này chỉ ra cách thức chung nhất của sự vận động và
phát triển, khi cho thấy sự thay đổi
về chất chỉ xảy ra khi sự vật, hiện tượng đã tích
luỹ những thay đổi về lượng đạt đến ngưỡng nhất định. Quy luật cũng chỉ ra tính
chất của sự vận động và phát triển, khi cho thấy sự thay đổi về lượng của sự vật,
hiện tượng diễn ra từ từ kết hợp với sự thay đổi nhảy vọt về chất làm cho sự vật,
hiện tượng vừa tiến bước tuần tự, vừa có những bước đột phá vượt bậc.

Những yếu tố cấu thành quy luật:
Chất: là khái niệm dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật,
hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, yếu tố tạo nên sự vật, hiện
tượng làm cho sự vật, hiện tượng là nó mà không phải là sự vật, hiện tượng khác.
Chất và sự vật có mối quan hệ chặt chẽ, không tách rời nhau.

Mối quan hệ giữa chất và thuộc tính của sự vật: Chất của sự vật được biểu hiện
qua những thuộc tính của nó. Nhưng không phải bất kỳ thuộc tính nào cũng biểu
hiện chất của sự vật. Thuộc tính của sự vật có thuộc tính cơ bản và thuộc tính
không cơ bản. Chỉ những thuộc tính cơ bản mới hợp thành chất của sự vật, khi
nào chúng thay đổi thì chất mới thay đổi; còn các thuộc tính không cơ bản thay
đổi thì chưa dẫn đến sự thay đổi chất của sự vật. Tuy nhiên, sự phân chia này chỉ
có tính chất tương đối, được xét trong từng mối quan hệ cụ thể.

Chất và các phương thức liên kết: Chất của sự vật không những được quy định
bởi chất của những yếu tố tạo thành mà còn bởi phương thức liên kết giữa các yếu
tố tạo thành, nghĩa là bởi kết cấu của sự vật. Trong hiện thực các sự vật được tạo
thành bởi các yếu tố như nhau, song chất của chúng lại khác

Từ đó có thể thấy sự thay đổi về chất của sự vật phụ thuộc cả vào sự thay đổi
các yếu tố cấu thành sự vật lẫn sự thay đổi phương thức liên kết giữa các yếu tố ấy.

Lượng là khái niệm dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng về
các phương diện: quy mô, trình độ phát triển, các yếu tố biểu hiện ở số lượng các
thuộc tính, ở tổng số các bộ phận, ở đại lượng, ở tốc độ và nhịp điệu vận động và
phát triển của sự vật, hiện tượng. Một sự vật có thể tồn tại nhiều lượng khác nhau,
xác định bằng các phương thức khác nhau, phù hợp với từng loại lượng cụ thể của sự vật.

Đặc điểm cơ bản của lượng là tính khách quan vì nó là một dạng biểu hiện của
vật chất, chiếm một vị trí nhất định trong không gian và tồn tại trong thời gian nhất định.

Trong tự nhiên và phần nhiều trong xã hội, lượng có thể đo, đếm được; nhưng
trong một số trường hợp của xã hội và nhất là trong tư duy lượng khó đo được
bằng số liệu cụ thể mà chỉ có thể nhận biết được bằng năng lực trừu tượng hóa.

Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ có ý nghĩa tương đối, tuỳ theo từng mối
quan hệ mà xác định đâu là lượng và đâu là chất; cái là lượng trong mối quan hệ
này, lại có thể là chất trong mối quan hệ khác.

Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng:
Chất và lượng là hai yếu tố có tính thống nhất với nhau:
Bất kỳ sự vật hay hiện tượng nào cũng là sự thống nhất giữa mặt chất và mặt
lượng, chúng tác động qua lại lẫn nhau. Trong sự vật, quy định về lượng không
bao giờ tồn tại nếu không có tính quy định về chất và ngược lại. Vì vậy, sự thay đổi
về lượng của sự vật có ảnh hưởng đến sự thay đổi về chất của nó và ngược lại, sự
thay đổi về chất của sự vật tương ứng với thay đổi về lượng của nó.

Sự biến đổi về lượng có thể xảy ra theo hai hướng: sự tăng lên hoặc giảm đi
về lượng dẫn đến sự biến đổi ngay hoặc thay đổi dần dần về chất. Do chất là cái
tương đối ổn định còn lượng là cái thường xuyên biến đổi nên ở một giới hạn nhất
định khi lượng của sự vật thay đổi chưa dẫn đến sự thay đổi về chất của nó. Giới
hạn đó được gọi là độ.

Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn mà ở đó sự thay đổi về
lượng của sự vật chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật ấy. Độ là mối liên hệ
giữa lượng và chất của sự vật, ở đó thể hiện sự thống nhất giữa chất và lượng của
sự vật. Trong độ, sự vật vẫn là nó chứ chưa biến thành cái khác.

Quá trình chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành nhũng sự thay
đổi về chất được diễn ra theo một quá trình:

Khi sự thay đổi về lượng đạt tới chỗ phá vỡ độ cũ, làm cho chất của sự vật,
hiện tượng thay đổi, chuyển thành chất mới, thời điểm đó gọi là điểm nút.

Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi về
lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật. Sự vật tích lũy đủ về lượng tại điểm
nút sẽ làm cho chất mới của nó ra đời. Lượng mới và chất mới của sự vật thống
nhất với nhau tạo nên độ mới và điểm nút mới của sự vật đó, quá trình này diễn ra
liên tếp trong sự vật và vì vậy sự vật luôn phát triển chừng nào nó còn tồn tại.

Sự vật tích lũy đủ về lượng tại điểm nút tạo ra “bước nhảy”. Bước nhảy là
phạm trù triết học dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa cơ bản về chất của sự vật,
hiện tượng do những thay đổi về lượng trước đó gây ra, là bước ngoặt cơ bản
trong sự biến đổi về lượng.

Như vậy, bước nhảy kết thúc một giai đoạn biến đổi về lượng, là sự gián đoạn
trong quá trình vận động liên tục của sự vật, hiện tượng.

Chất mới ra đời tác động trở lại lượng của sự vật:
Trong sự vật, hiện tượng mới đó lượng lại biến đổi, đến điểm nút mới, lại xảy ra
bước nhảy mới. Cứ như thế, sự vận động của sự vật, hiện tượng diễn ra, lúc thì
biến đổi tuần tự về lượng, lúc thì nhảy vọt về chất, tạo nên một đường dài thay thế
nhau vô tận sự vật, hiện tượng cũ bằng sự vật, hiện tượng mới.

Từ những điều trình bày ở trên có thể khái quát lại nội dung cơ bản của quy
luật chuyển hóa những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược
lại như sau: Mọi đối tượng đều là sự thống nhất của hai mặt đối lập chất và
lượng. Sự thay đổi dần dần về lượng vượt quá giới hạn của độ sẽ dẫn đến sự thay
đổi căn bản về chất của nó thông qua bước nhảy, chất mới ra đời tiếp tục tác động
trở lại duy trì sự thay đổi của lượng. Quá trình đó diễn ra liên tục tạo thành
phương thức phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy.

Ý nghĩa phương pháp luận
Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, chúng ta phải chú ý cả hai mặt chất và
lượng, tạo nên sự nhận thức toàn diện về sự vật.

Cần chú ý từng bước tích lũy về lượng để tạo ra sự biến đổi về chất, đồng thời
phát huy tác động của chất mới để làm thay đổi lượng mới

Quy luật này cũng là cơ sở khoa học để chúng ta khắc phục hai biểu hiện tư
tưởng sai lầm: tư tưởng nóng vội chủ quan, duy ý chí, muốn tạo nhanh sự biến đổi
về chất mà chưa có sự tích lũy đủ về lượng và tư tưởng bảo thủ, trì trệ, ngại đổi
mới, coi sự phát triển chỉ là sự tang lên đơn thuần về lượng mà không chủ động
tạo ra sự biến đổi về chất khi có điều kiện.

Trong hoạt động thực tiễn cần vận dụng linh hoạt các bước nhảy và sử dụng
kết hợp các bước nhảy để cải tạo, biến đổi sự vật.

Ý nghĩa phương pháp luận với nhận thức và hành động của bản thân:
Cần phải tích lũy đủ lượng kiến thức cho bản thân rồi mới thực hiện các “bước
nhảy”, không nóng vội, đốt cháy giai đoạn tránh những thất bại không đáng có.
Đặc biệt với việc tự đăng kí tín chỉ ở các trường đại học cho phép sinh viên ra
trường sớm hơn dự kiến. Sẽ có nhiều người đăng kí vượt tín chỉ nhưng không đủ
khả năng để theo kịp dẫn đến tình trạng nợ môn và thất bại.

Phải có những nhận định đúng đắn về chương trình học, năng lực của bản
thân, luôn tìm hiểu thông tin, cập nhật các tri thức mới để tránh rơi vào tình trạng
trì trệ, dễ mắc bệnh chủ quan, tự kiêu, tự coi mình là giỏi, là tốt mà không biết
rằng thực tế bản thân còn nhiều khuyết điểm.

Khi có điều kiện khách quan thuận lợi cũng như sự chuẩn bị từ trước, phải thực
hiện các “bước nhảy” để đột phá, tránh bỏ qua cơ hội.
Câu 2:
1.Nhận định: “Đặc điểm chung quan niệm duy vật thời kì cổ đại là tìm nguồn gốc
của thế giới ở những dạng vật chất cụ thể” là ĐÚNG vì: Ở một số nơi có nền triết
học phát triển sớm như Hi Lạp-La Mã, Trung Quốc, Ấn Dộ đã đồng nhất vật chất
với những sự vật cụ thể, hữu hình (thuyết Ngũ hành, Lowxxip và Đêmocrít cho
rằng vật chất là nguyên tử, Talet cho rằng vật chất là nước,.. ). Những quan niệm

này mang tính trực quan, thô sơ, mộc mạc, tự phát và phỏng đoán. Từ đó thấy
được ưu điểm của quan niệm là các nhà triết học duy vật thời cổ đại đã coi vật
chất là cơ sở, bản nguyên của mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới, xuất phát từ
chính thế giới vật chất để giải thích thế giới. Tuy nhiên có hạn chế là đồng nhất
vật chất với vật thể

2.Nhận định: “Nguồn gốc sự vận động là do ý thức tinh thần quyết định” là SAI
vì:Theo quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng, vận động không bị quy về hình
thức đơn giản là sự di chuyển vị trí của vật thể trong không gian mà vận động là
hình thức tồn tại của vật chất, nhờ vận động và thông qua vận động mà vật chất
biểu hiện sự tồn tại của mình.

3.Nhận định: “Mọi sự sáng tạo của con người đều bắt nguồn từ sự phản ánh đúng
hiện thực khách quan và phát huy tính năng động chủ quan” là ĐÚNG vì: Mọi
chủ trương, đường lối, kế hoạch… đều phải xuất phát từ điều kiện, tiền đề, vật
chất hiện có.Vật chất quyết định ý thức do đó mọi suy nghĩ và hành động đều phải
xuất phát từ hiện thực khác quan, chống chủ quan, duy ý chí. Bên cạnh đó, tính
năng động, sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố con người, chống lại tư
tưởng thái độ thụ động, ỷ lại, bảo thủ, trì trệ, thiếu tính sáng tạo cũng góp phần
không nhỏ trong việc phát minh, sáng tạo.

4.Nhận định: “Lí luận được hình thành từ kinh nghiệm, trên cơ sở kinh nghiệm,
kinh nghiệm là cơ sở của lí luận” là ĐÚNG vì: Kinh nghiệm gắn chặt với thực tiễn
nên tạo thành cơ sở hiện thực để kiểm tra, sửa chữa, bổ sung cho lý luận và cung
cấp tư liệu để tổng kết thành lý luận. Ngược lại, mặc dù được hình thành từ tổng
kết kinh nghiệm, lý luận không xuất hiện một cách tự phát từ kinh nghiệm. Lý luận
có thể đi trước những sự kiện kinh nghiệm, hướng dẫn sự hình thành tri thức kinh
nghiệm có giá trị, lựa chọn kinh nghiệm hợp lý để phục vụ cho hoạt động thực
tiễn. Thông qua đó mà nâng những tri thức kinh nghiệm từ chỗ là cái cụ thể, riêng
lẻ, đơn nhất trở thành cái khái quát, phổ biến.

5.Nhận định: “Ý thức là sự hồi tưởng của ý niệm tuyệt đối” là SAI vì: Về bản chất,
ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là một hiện tượng xã hội và
mang bản chất xã hội, tính năng động, sáng tạo cũng phản ánh ý thức. Nó là hỉnh
ảnh phản ánh thực tại khách quan vào bộ óc con người

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Sách bài tập Triết học Mác-Lênin
- Giáo trình “Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin”
- Power point tổng hợp kiến thức cơ bản môn học Triết học Mác-Lênin
- Một số video bài giảng trên YOUTUBE về môn học
- Một số trang tài liệu trên mạng