-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài thi kết thúc học phần - Nghiên cứu khoa học | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Chúng tôi xin cam đoan đề tài nghiên “Rèn kĩ năng viết đoạn trong dạy họcTập làm văn lớp 3 , bộ sách Tiếng Việt Kết nối tri thức với cuộc sống ” là kết quảmà chúng tôi đã trực tiếp tìm tòi, nghiên cứu. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Phương pháp nghiên cứu khoa học (HN) 17 tài liệu
Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu
Bài thi kết thúc học phần - Nghiên cứu khoa học | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Chúng tôi xin cam đoan đề tài nghiên “Rèn kĩ năng viết đoạn trong dạy họcTập làm văn lớp 3 , bộ sách Tiếng Việt Kết nối tri thức với cuộc sống ” là kết quảmà chúng tôi đã trực tiếp tìm tòi, nghiên cứu. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học (HN) 17 tài liệu
Trường: Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TÊN ĐỀ TÀI
RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN TRONG DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN
LỚP 3, BỘ SÁCH TIẾNG VIỆT
‘‘KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG’’ Họ và tên: Nguyễn Huy Bách Nguyễn Thu Giang Vương Ngọc Hà
Lớp : DLTT TH 2021-17 Năm học 2021-2022 LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đề tài nghiên “Rèn kĩ năng viết đoạn trong dạy học
Tập làm văn lớp 3 , bộ sách Tiếng Việt Kết nối tri thức với cuộc sống ” là kết quả
mà chúng tôi đã trực tiếp tìm tòi, nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi
có sử dụng tài liệu của một số tác giả để tham khảo. Đó chỉ là cơ sở để chúng tôi
rút ra được những vấn đề cần tìm hiểu ở đề tài của mình. Chúng tôi xin cam đoan
đây là kết quả của chúng tôi hoàn toàn không trùng khớp với kết quả của các tác giả khác.
Nếu sai chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Nhóm thực hiện Nguyễn Huy Bách Nguyễn Thu Giang Vương Ngọc Hà LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ của các thầy, cô giáo
khoa Sư phạm trường Đại học Thủ Đô Hà Nội. Các thầy, cô đã không quản khó
khăn, tạo những điều kiện tốt nhất hỗ trợ chúng tôi trong quá trình nghiên cứu này.
Đặc biệt, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Vũ Thị Thương đã
trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và cho chúng tôi những lời góp ý chân thành,
giúp chúng tôi có những động lực vô cùng to lớn để hoàn thành đề tài này.
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi biết bản thân còn nhiều thiếu sót,
chưa thực sự đi sâu khai thác hết các khía cạnh của đề tài. Vì vậy, chúng tôi rất
mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! Nhóm thực hiện Nguyễn Huy Bách Nguyễn Thu Giang Vương Ngọc Hà DANH MỤC VIẾT TẮT STT
Ký hiệu chữ viết tắt
Nghĩa chữ viết tắt 1 CTGDPT
Chương trình giáo dục phổ thông 2 GV Giáo viên 3 HS Học sinh 4 HKI Học kì I 5 HKII Học kì II 6 NLNN Năng lực ngôn ngữ 7 SGK Sách giáo khoa 8 TLV Tập Làm văn 9 NXB Nhà xuất bản MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS là vấn đề đang được
nhiều nhà giáo dục, nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Với sự phát triển mạnh mẽ
của khoa học công nghệ và việc đòi hỏi năng lực của người lao động trong tất cả
các ngành nghề, thì dạy học theo định hướng phát triển năng lực nhằm phát triển
toàn diện phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức vào những
tình huống thực tiễn và trang bị cho người học kĩ năng học tập suốt đời là vấn đề
then chốt, không thể bỏ qua.
Trong CTGDPT nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng, Tiếng Việt là môn
học công cụ tư duy và giao tiếp, hình thành NLNN cho HS. Các em sử dụng thành
thạo tiếng Việt thì mới có thể học tốt các môn học khác và có khả năng thích ứng
tốt với sự phát triển của xã hội. Dạy học môn Tiếng Việt là “dạy cách dùng tiếng
Việt trong cả hai dạng ngôn ngữ (nói, viết), dạy cả bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết,
dạy HS cả lĩnh hội và sản sinh các ngôn bản bằng tiếng Việt” ( ).
Trong quá trình học môn Tiếng Việt, HS được rèn kĩ năng viết chữ và kĩ năng viết
văn bản. Việc tạo lập văn bản theo đề tài tự chọn hoặc theo quy định yêu cầu người
học phải có kĩ năng viết văn bản ở mức độ cao và có những năng lực cụ thể.
CTGDPT 2018 đã nêu rõ mục tiêu cần đạt của chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu
học là: “Giúp học sinh bước đầu phát triển NLNN ở tất cả các kĩ năng đọc, viết,
nói và nghe ở mức độ căn bản thông qua những kiến thức phổ thông sơ giản về
tiếng Việt và văn học” và “góp phần phát triển năng lực thẩm mĩ cho HS chủ yếu
thông qua cảm thụ, thưởng thức văn học.” ( ).
1.2. TLV là một phân môn của môn Tiếng Việt có nhiệm vụ “dạy HS sử dụng được
tiếng Việt để giao tiếp, tư duy và học tập” ( ). Ngoài việc hình
thành, phát triển năng lực tạo lập văn bản cho HS, TLV còn góp phần rèn luyện tư
duy, hình thành nhân cách và nuôi dưỡng tâm hồn cho HS.
Tuy nhiên, việc dạy TLV hiện nay ở các trường tiểu học có những vấn đề bất
cập. Giáo viên (GV) còn lúng túng trong quá trình tổ chức lớp học, thiết kế giờ
dạy, luyện tập kĩ năng tạo lập văn bản cho HS. Cách dạy viết văn máy móc, theo
khuôn mẫu đã hạn chế sự sáng tạo của HS. GV chưa tạo được hứng thú học tập cho
HS trong tiết học, chưa khơi gợi được các tình huống, nhu cầu giao tiếp để HS nảy
sinh những ý tưởng riêng; các em còn thiếu cảm xúc và không tích cực suy nghĩ
khi làm bài. Hiện tượng sao chép văn mẫu còn tồn tại; HS nói và viết theo ý, lời
của người khác hoặc trả lời các câu hỏi gợi ý, các đoạn văn đều cùng chủ đề, na ná
giống nhau. Các em chưa hiểu được ý nghĩa của việc làm văn, chỉ hoàn thành cho
xong yêu cầu học tập. Thêm vào đó, việc đánh giá bài làm TLV có nhiều khó khăn
do định tính hoặc cảm nhận riêng của người chấm.
Là GV trực tiếp đứng lớp, chúng tôi đã từng trăn trở và cố gắng tìm ra những
biện pháp dạy học tích cực nhằm tạo hứng thú cho HS học tốt phân môn TLV.
Chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Rèn kĩ năng viết đoạn trong dạy học Tập làm
văn lớp 3, bộ sách Tiếng Việt Kết nối tri thức với cuộc sống ” nhằm nghiên cứu
và đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy phân môn TLV lớp 3.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
TLV là một trong những phân môn của môn Tiếng Việt được nhiều nhà khoa
học, nhà giáo dục nghiên cứu sâu về phương pháp dạy học.
Tác giả Nguyễn Trí đã có nhiều nghiên cứu về dạy TLV ở tiểu học. Trong cuốn
“Dạy học Tập làm văn ở tiểu học – NXB Giáo dục Việt Nam, 2010”, tác giả đã
nêu những kiến thức cơ sở cần vận dụng vào dạy TLV, phân tích vai trò của phân
môn TLV cũng như mối quan hệ giữa TLV với các phân môn khác trong môn
Tiếng Việt. Tác giả giới thiệu nội dung và phương pháp dạy các bài hội thoại, các
bài kể chuyện, miêu tả, các văn bản hành chính,…theo SGK Tiếng Việt. Quan
điểm cơ bản của tác giả là thực hành gắn với đặc điểm từng thể loại bài (cũng là
tìm ý nhưng ở văn miêu tả có cách làm riêng khác với văn kể chuyện,…).
Trong công trình “Dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới (
, tác giả chỉ ra định hướng đổi mới và phân tích các
nội dung mới của văn bản chương trình Tiếng Việt năm 2001 và 2006, trình bày
một số điểm về phương pháp dạy và học môn Tiếng Việt ở tiểu học theo chương
trình mới và giới thiệu những xu hướng đổi mới trong kiểm tra, đánh giá môn Tiếng Việt.
Với “Một số vấn đề dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp ở tiểu học (
)”, tác giả Nguyễn Trí phân tích việc dạy sản sinh văn bản nói
và viết cho học sinh tiểu học theo quan điểm giao tiếp.
Cùng quan điểm đó, công trình “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học
” của Lê Phương Nga – Đặng Kim
Nga đã trình bày kết quả nghiên cứu của các tác giả về nhiều vấn đề liên quan đến
dạy học Tiếng Việt. Sự thống nhất trong toàn bộ cuốn sách là quan điểm dạy học
giao tiếp nhằm phát triển ở học sinh công cụ giao tiếp và công cụ tư duy. Hai tác
giả đã định vị phương pháp dạy học Tiếng Việt trong hệ thống các khoa học sư
phạm và hướng dẫn cụ thể phương pháp dạy học các phân môn của môn Tiếng Việt trong đó có TLV.
Trong công trình “Phương pháp dạy học Tiếng Việt nhìn từ tiểu học”, tác giả
Hoàng Hòa Bình, Nguyễn Minh Thuyết ( ) đưa ra
quan niệm và phân loại phương pháp dạy học Tiếng Việt dựa trên sự phân tích mối
quan hệ của đối tượng học tập, người dạy, người học và giới thiệu quy trình dạy
học kiểu bài lý thuyết, kiểu bài rèn luyện kĩ năng và đánh giá kết quả học tập bằng
trắc nghiệm khách quan. Trong cuốn “Dạy văn cho học sinh tiểu học”, tác giả
Hoàng Hòa Bình đã xác định mục tiêu dạy văn ở tiểu học, những cơ sở lý luận,
phương pháp dạy văn ở tiểu học và trình bày cụ thể quy trình dạy các phân môn
của môn Tiếng Việt ở tiểu học.
Tác giả Hoàng Thị Tuyết (2017) trong “Lý luận dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học”
(phần 2) đã trình bày các vấn đề lý luận cơ bản về dạy học ngôn ngữ và tiếng Việt
ở tiểu học một cách hệ thống, hiện đại và thực tiễn. Tác giả đưa ra các phương
pháp dạy học các phân môn của môn Tiếng Việt trong đó có phân môn TLV. Trong
giáo trình này, “làm văn” được dùng để chỉ hai kĩ năng tạo lập ngôn bản cần rèn
cho HS đó là nói và viết. Tác giả đưa ra những nguyên tắc dạy học làm văn ở tiểu
học, đặc điểm của ngôn bản nói và viết và thể hiện rõ các thể loại, đề bài cũng như
phương pháp dạy từng thể loại làm văn theo các cách tiếp cận khác nhau.
Tác giả Lê Ngọc Tường Khanh đã đề cập đến thực trạng việc dạy và học theo
văn mẫu thế nào cho hiệu quả trong bài “Dạy làm văn theo mẫu, nhìn từ tiểu học”.
Tác giả đưa ra quan điểm: “TLV là phân môn mang tính tổng hợp cao trong môn
Tiếng Việt ở tiểu học, đòi hỏi người học biết tổng hợp những kiến thức, kĩ năng
ngôn ngữ của tất cả các phân môn để tạo nên lời nói của mỗi cá nhân.” (Lê Ngọc Tường Khanh, 2014)
Tổng hợp nội dung các bài viết và các công trình nghiên cứu đã nêu trên đây,
chúng tôi nhận thấy các tác giả đã đưa ra nhiều quan điểm về đặc điểm và phương
pháp dạy học Tiếng Việt cũng như phân môn TLV, chưa có nghiên cứu nào đi sâu
vào biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn trong dạy học TLV theo bộ sách “ Kết nối
tri thức với cuộc sống” dành cho học sinh tiểu học. Như vậy, đề tài của chúng tôi
được kế thừa kết quả nghiên cứu của những người đi trước trên bình diện lý thuyết
dạy học môn Tiếng Việt, phân môn TLV; kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ góp
phần nâng cao chất lượng dạy học TLV lớp 3 theo bộ sách “ Kết nối tri thức với cuộc sống” .
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.Đối tượng nghiên cứu
Đề tài đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu một số biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn trong
dạy học Tập làm văn lớp 3 , bộ sách Tiếng Việt Kết nối tri thức với cuộc sống
3.2.Phạm vi nghiên cứu
Tập làm văn lớp 3 , bộ sách Tiếng Việt “ Kết nối tri thức với cuộc sống”
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp cụ thể nhằm rèn kĩ năng viết đoạn văn cho HS lớp 3 theo
bộ sách Tiếng Việt “ Kết nối tri thức với cuộc sống”
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định cơ sở lí luận và thực tiễn của việc rèn kĩ năng viết đoạn văn trong dạy
học TLV cho HS lớp 3 theo bộ sách Tiếng Việt “ Kết nối tri thức với cuộc sống”
- Đề xuất các biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn trong dạy học TLV lớp 3 theo bộ
sách Tiếng Việt “ Kết nối tri thức với cuộc sống”
- Tổ chức thực nghiệm sư phạm bước đầu kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
5.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết để tìm hiểu,
phân tích các tài liệu liên quan đến năng lực, NLNN, kĩ năng viết đoạn văn và các
phương pháp dạy học môn Tiếng Việt, phân môn TLV; các văn bản về nội dung
chương trình, SGK môn Tiếng Việt lớp 3 “ Kết nối tri thức với cuộc sống” , chuẩn
kiến thức kĩ năng lớp 3.
5.1.2. Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết
Phương pháp này được sử dụng nhằm sắp xếp các tài liệu khoa học thành
một hệ thống có liên quan trực tiếp đến nội dung nghiên cứu của đề tài: các tài liệu
về năng lực, NLNN; các tài liệu về phương pháp dạy TLV ở tiểu học; kĩ năng viết
đoạn văn cho HS lớp 3 . Trên cơ sở đó, xây dựng các biện pháp rèn kĩ năng viết
đoạn văn cho HS lớp 3 theo định hướng phát triển NLNN.
5.2. Nhóm các phương pháp toán học
Các phương pháp này được sử dụng nhằm thống kê, phân loại, so sánh hệ
thống cứ liệu thu thập được để phân tích, đánh giá và rút ra kết luận, một số đề
nghị trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
6. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần , nội dung chính của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
Chương 2: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn trong dạy học TLV lớp 3 theo định
hướng phát triển NLNN cho HS
Chương 3:Tổ chức rèn kĩ năng viết đoạn văn cho HS lớp 3 bộ sách Tiếng Việt
“Kết nối tri thức với cuộc sống”
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lí luận của đề tài
1.1.1. Khái niệm đoạn văn
1.1.2. Lý thuyết về NLNN và dạy học theo định hướng phát triển NLNN
1.1.3. Đặc điểm tâm lý, nhận thức của HS lớp 3
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1. Chương trình, nội dung phân môn Tập làm văn lớp 3
1.2.2. Thực trạng việc dạy học viết đoạn văn trong phân môn TLV
theo định hướng phát triển NLNN cho HS lớp 3 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
CHƯƠNG 2. BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN TRONG DẠY HỌC
TẬP LÀM VĂN LỚP 3 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NLNN CỦA HS
2.1. Kĩ năng sử dụng từ
2.2 Kĩ năng liên kết câu trong đoạn 2.3 Kĩ năng tìm ý
2.4 Kĩ năng phát hiện và sửa lỗi TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
CHƯƠNG 3. TỔ CHỨC RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN CHO HS LỚP 3
BỘ SÁCH TIẾNG VIỆT “KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG”
3.1. Các bước thực hiện rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 3
3.1.1. Tìm hiểu yêu cầu của đề bài
3.1.2. Hướng dẫn thực hiện yêu cầu của đề bài
3.1.3. Thực hành kĩ năng viết đoạn
3.1.4. Đánh giá, nhận xét
3.2. Xây dựng các bài tập rèn kĩ năng viết đoạn văn cho HS lớp 3 bộ sách
Tiếng Việt “ Kết nối tri thức với cuộc sống”
3.2.1. Các nguyên tắc xây dựng bài tập
3.2.1.1. Bài tập rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu trong đoạn văn
3.2.1.2 Bài tập rèn kĩ năng sắp xếp ý, liên kết ý trong đoạn văn
3.2.1.3 Bài tập rèn kĩ năng sử dụng các biện pháp tu từ
3.2.1.4 Bài tập rèn kĩ năng xây dựng đoạn văn
3.2.1.5 Bài tập rèn kĩ năng phát hiện và sửa lỗi.
3.3. Một số vấn đề cần lưu ý
3.3.1. Xác định mục tiêu 3.3.2. Nội dung dạy học
3.3.3. Phương pháp dạy học
3.3.4. Hình thức tổ chức
3.3.5. Đánh giá, nhận xét TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2009).
. Hà Nội: Nxb Giáo dục Việt Nam.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2021).
Hà Nội: Nxb Giáo dục Việt Nam.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). . Hà Nội. Bộ
Giáo dục và Đào tạo. (2014). . Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2016). Hà
Nội. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường. (2016). . Hà Nội: Nxb Đại học Sư phạm. 5. Cao Xuân Hạo. (1998). Hà Nội: Nxb Giáo dục.
6. Chu Thị Thủy An. (2015). Phát triển năng lực lập luận cho HS Tiểu học thông
qua thể loại văn viết thư.
7. Chu Thị Hà Thanh. (2005). Ứng dụng những thành tựu nghiên cứu về ngữ pháp
văn bản vào dạy Tập làm văn ở tiểu học .
8. Đỗ Ngọc Thống (Tổng chủ biên), Đỗ Xuân Thảo, Phan Thị Hồ Điệp, Lê Phương Nga. (2018). Hà
Nội: Nxb Đại học Sư phạm.
9. Đỗ Ngọc Thống. (2011). Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo
hướng tiếp cận năng lực
10. Đỗ Trường Hải. (2017). . Luận văn
Thạc sĩ khoa học giáo dục. Chuyên ngành Giáo dục Tiểu học Trường Đại học
Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh. 11.Đinh Quang Báo. (2014).
. Tài liệu hội thảo chương trình giáo dục phổ
thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Huế.
12.Bùi Văn Huệ, Phan Thị Hạnh Mai, Nguyễn Xuân Thức. (2014).
. Hà Nội. Nxb Đại học Sư phạm.
13. Hoàng Hòa Bình. (1998). . Hà Nội: Nxb Giáo dục.
14.Hoàng Hòa Bình, Nguyễn Minh Thuyết. (2012).
Hà Nội: Nxb Giáo dục Việt Nam.
15.Hoàng Hòa Bình. (2015). Năng lực và đánh giá theo năng lực.
16.Hoàng Thị Tuyết. (2017). (phần 2) Thành
phố Hồ Chí Minh: Nxb Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh.
17.Lê Phương Nga, Đặng Kim Nga. (2005). . Hà Nội: Nxb Giáo dục 18. Lê Phương Nga. (2013). . Hà Nội : Nxb Đại học Sư phạm. 19. Nguyễn Trí. (2005). . Hà Nội: Nxb Giáo dục.
20.Nguyễn Trí. (tháng 3 năm 2007). Hà Nội: Nxb Giáo dục.
21.Nguyễn Trí. (tháng 10/2009). . Hà Nội: Nxb Giáo dục.
22. Vũ Tú Nam, Phạm Hổ, Bùi Hiển, Nguyễn Quang Sáng. (2001). Hà Nội: Nxb Giáo dục.
23. Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Quang Ninh, Trần Ngọc Thêm. (1985). . Hà Nội: Nxb Giáo dục.
24.Lê Ngọc Tường Khanh. (2014). Dạy làm văn theo mẫu, nhìn từ tiểu học.