Bài thi kết thúc học phần - Triết học Mác Lênin | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Bài thi kết thúc học phần - Triết học Mác Lênin | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Thông tin:
13 trang 6 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài thi kết thúc học phần - Triết học Mác Lênin | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Bài thi kết thúc học phần - Triết học Mác Lênin | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

38 19 lượt tải Tải xuống
BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
--------------------------
BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỌC KỲ: I NĂM HỌC: 2021 – 2022
Học phần: Triết học Mác – Lênin
Hình thức thi: Tự luận nộp bài sau
Ngày thi: 25/12/2021 – 28/12/2021
Giảng viên: Nguyễn Mạnh Cương
Sinh viên:
Mã sinh viên:
Mã lớp:
Môn: Triết học Mác – Lênin Họ và tên:
Lớp: NNA5A
Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2021
2
Môn: Triết học Mác – Lênin Họ và tên:
Lớp: NNA5A
BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Thời gian làm bài: 8h30’ ngày 25/12/2021 – 8h30’ ngày 28/12/2021.
Đề bài:
Câu 1: Phân tích Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng
duy vật. Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý? Liên hệ với đại dịch Covid-
19 từ nguyên lý trên.
Câu 2: Phân tích quan điểm của Chủ nghĩa duy vật lịch sử: Sự phát triển
của các hình thái kinh tế - hội một quá trình lịch sử - tự nhiên. Ý nghĩa
phương pháp luận và liên hệ với thực tiễn Việt Nam ?
Bài làm :
Câu 1: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật
1.1. Khái niệm liên hệ, mối liên hệ và mối liên hệ phổ biến
Trong khi cùng tồn tại, các đối tượng luôn tương tác với nhau, qua đó thể
hiện các thuộc tính bộc lộ bản chất bên trong, khẳng định mình những đối
tượng thực tồn. Sự thay đổi các tương tác tất yếu làm đối tượng, các thuộc tính
của nó thay đổi, và trong một số trường hợp có thể còn làm nó biến mất, chuyển
hóa thành đối tượng khác. Sự tồn tại của đối tượng, sự hiện hữu các thuộc tính
của phụ thuộc vào các tương tác giữa với các đối tượng khác, chứng tỏ
rằng, đối tượng có liên hệ với các đối tượng khác.
- Khái niệm liên hệ
Liên hệ quan hệ giữa hai đối tượng nếu sự thay đổi của một trong số
chúng nhất định làm đối tượng kia thay đổi.
dụ: - Vận động của vật thể liên hệ hữu với khối lượng của bởi
sự thay đổi vận tốc vận động tất yếu làm khối lượng của nó thay đổi.
- Các sinh vật đều có liên hệ với môi trường bên ngoài: Những thay
đổi của các nhân tốsinh (ánh sáng, nước, nhiệt độ, độ ẩm, không khí,...) của
môi trường bên ngoài sẽ làm các sinh vật sự thay đổi tương ứng. Chẳng hạn,
nhiệt độ cơ thể người luôn ở mức ổn định khoảng từ 36-37,5 C.
Khi thời tiết nóng, thể con người sẽ toát mồ hôi để khi
chúng bốc hơi sẽ thu nhiệt độ từ thể ra môi trường ngoài
làm cho cơ thể cảm thấy mát hơn.
Khi gặp thời tiết lạnh sẽ hiện tượng run người, nổi da gà,
đây là phản xạ co cơ để sinh nhiệt làm cơ thể ấm hơn.
- thời nguyên thủy, con người chỉ thể săn, bắt, hái, lượm
nhưng đến khi công cụ lao động như cày, cuốc xuất hiện đã tác động mạnh làm
1
thay đổi đối tượng lao động là đất đai. Từ đó, con người bắt đầu hoạt động trồng
trọt để tạo ra sản phẩm nông nghiệp phục vụ đời sống của mình. Khi đối tượng
lao động bị biến đổi như đất đai khô cằn thì công cụ lao động cũng thay đổi phù
hợp như xuất hiện máy cày, máy xới để phục vụ nông nghiệp.
Ngược lại, lập (tách rời) trạng thái của các đối tượng khi sự thay đổi
của đối tượng này không ảnh hưởng đến các đối tượng khác, không làm chúng
thay đổi.
Ví dụ: Sự biến đổi các nguyên tắc đạo đức không làm quỹ đạo chuyển động
của trái đất thay đổi, hay những thay đổi xảy ra khi các hạt cơ bản tương tác với
nhau cũng khó làm cho các nguyên tắc đạo đức thay đổi.
Liên hệ lập luôn tồn tại cùng nhau, những mặt tất yếu của mọi
quan hệ cụ thể giữa các đối tượng.
- Khái niệm mối liên hệ
“Mối liên hệ” một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối ràng buộc
tương hỗ, quy định ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một
đối tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau.
dụ: - Mối liên hệ giữa cung cầu (hàng hóa, dịch vụ trên thị trường
cùng với những yêu cầu cần đáp ứng của con người có mối quan hệ sâu sắc, chặt
chẽ). Cung cầu tác động, ảnh hưởng lẫn nhau, từ đó tạo nên quá trình vận
động, phát triển không ngừng của cung và cầu.
- Mối liên hệ giữa các cơ quan trong cơ thể con người, giữa đồng hóa
dị hóa mối quan hệ giữa các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa,... trong một
quốc gia và giữa các quốc gia với nhau.
- Khái niệm mối liên hệ phổ biến
Trong chủ nghĩa duy vật biện chứng, “mối liên hệ phổ biến” khái niệm
chỉ sự quy định, tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện
tượng hoặc giữa các mặt của một sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan.
Theo nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, các sự vật, hiện tượng của thế giới
tồn tại trong mối liên hệ qua lại với nhau, quy định lẫn nhau, thâm nhập, chuyển
hóa lẫn nhau, không tách biệt nhau. Cơ sở của sự tồn tại đa dạng các mối liên hệ
tính thống nhất vật chất của thế giới. Theo đó, các sự vật, hiện tượng phong
phú trong thế giới chỉ những dạng tồn tại khác nhau của một thế giới vật chất
duy nhất.
Ví dụ: - Giữa tri thức cũng có mối liên hệ phổ biến: Khi làm kiểm tra Toán,
Lý, Hóa, chúng ta phải vận dụng kiến thức Văn học để phân tích đề bài, đánh
giá đề thi. Đồng thời, khi học các môn hội, chúng ta cũng phải vận dụng
duy, lôgic của các môn tự nhiên.
- Mối liên hệ giữa cái riêng cái chung; nguyên nhân kết quả;
nội dung và hình thức, lượng và chất, các mặt đối lập...
2
1.2. Tính chất của mối liên hệ phổ biến
1.2.1. Tính khách quan
Trong thế giới vật chất, các sự vật, hiện tượng luôn mối liên hệ với
nhau, ít hay nhiều. Điều này khách quan, không lệ thuộc vào việc con
người có nhận thức được các mối liên hệ hay không.
Sở dĩ mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng có tính khách quan là do nó là
vốn của sự vật, không do ai gán cho sự vật. Các dạng vật chất (bao gồm sự
vật, hiện tượng) dù có vô vàn, vô kể, nhưng thống nhất với nhau ở tính vật chất.
điểm chung tính vật chất tức là chúng mối liên hệ với nhau về mặt bản
chất một cách khách quan.
dụ: - Mối liên hệ phổ biến tác động qua lại trong giới tự nhiên
như nước chảy đá mòn, gió thổi mây bay…
- Mối liên hệ giữa con vật cụ thể (một cái riêng) với quá trình đồng
hóa- dị hóa; biến dị - di truyền; quy luật sinh học; sinh trưởng thành già
chết...-> cái chung -> cái vốn của con vật đó, tách rời khỏi mối liên hệ đó
không còn là con vật, con vật đó sẽ chết...
- “Hiệu ứng cánh bướm” của nhà toán học Edward Norton Lorenz
khám phá ra “Chỉ cần một con bướm đập cánh Brazil thể gây ra một cơn
lốc xoáy ở Texas”.
1.2.2. Tính phổ biến
Theo quan điểm biện chứng thì không có bất cứ sự vật, hiện tượng hay quá
trình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác.
Đồng thời, cũng không bất cứ sự vật, hiện tượng nào không phải một cấu
trúc hệ thống, bao gồm những yếu tố cấu thành với những mối liên hệ bên trong
của nó, tức bất cứ một tồn tại nào cũng một hệ thống, hơn nữa hệ thống
mở, tồn tại trong mối liên hệ với hệ thống khác, tương tác làm biến đổi lẫn
nhau.
dụ: - Mưa đều liên hệ đến gió mùa gió mùa đều liên hệ đến
những dòng hải lưu.
- Không gian thời gian; sự vật, hiện tượng; tự nhiên, hội,
duy đều mối liên hệ, chẳng hạn quá khứ, hiện tại, tương lai liên hệ chặt chẽ
với nhau...
1.2.3. Tính đa dạng, phong phú
Các sự vật hiện tượng trong thế giới là đa dạng nên mối liên hệ giữa chúng
cũng đa dạng, vậy khi nghiên cứu mối liên hệ giữa các sự vật cần phân loại
mối liên hệ một cách cụ thể.
Cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật nhưng trong những điều kiện cụ
thể khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình vận động, phát triển
của sự vật thì cũng tính chất vai trò khác nhau. Do đó, không thể đồng
3
nhất tính chất, vị trí vai trò cụ thể của các mối liên hệ khác nhau đối với mỗi sự
vật nhất định.
dụ:- Các loài cá, chim, thú đều quan hệ với nước, nhưng quan hệ
với nước khác với chim thú. sống thường xuyên trong nước, không
nước thường xuyên thì cá không thể tồn tại được, nhưng các loài chim và thú thì
lại không sống trong nước thường xuyên được.
- Cây xanh cây cần nhiều nước, nhiều ánh sáng, cây cần ít nước,ít
ánh sáng...
1.3. Nguyên tắc toàn diện
Từ nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, phép biện chứng khái
quát thành với những yêu cầu đối với chủ thể hoạt độngnguyên tắc toàn diện
nhận thức và thực tiễn như sau:
+ , khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể, cần đặt trongThứ nhất
chỉnh thể thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính,
các mối liên hệ của chỉnh thể đó, “cần phải nhìn bao quát nghiên cứu tất cả
các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó”, tức là trong
chỉnh thể thống nhất của “tổng hòa những quan hệ muôn vẻ của sự vật ấy với
những sự vật khác”.
dụ, khi đánh giá một sinh viên phải xem xét nhiều mặt (thể lực, trí lực,
phẩm chất, học tập, đoàn thể...; nhiều mối liên hệ (thầy cô, nhân viên, bạn bè,
chủ nhà trọ; gia đình...-> Mối liên hệ con người với con người), mối liên hệ với
tự nhiên, sở vật chất của nhà trường... -> Giữa các mặt, mối liên hệ đó tác
động qua lại -> Phải có cái nhìn bao quát chỉnh thể đó thì mớithể rút ra sinh
viên đó là người như thế nào.
+ , chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đốiThứ hai
tượng đónhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại, bởi chỉ như
vậy, nhận thức mới có thể phản ánh được đầy đủ sự tồn tại khách quan với nhiều
thuộc tính, nhiều mối liên hệ, quan hệ và tác động qua lại của đối tượng.
dụ: Khi đánh giá về công cuộc đổi mới Việt Nam từ năm 1986 đến
nay, chúng ta phải đánh giá toàn diện những thành tựu (kết cấu hạ tầng, thu
nhập, mức sống, giáo dục, y tế...) cùng những hạn chế (mặt trái của những yếu
tố trên, đặc biệt tệ nạn hội) -> Rút ra được thành tựu vẫn cái bản.
Trên sở đó, chúng ta kết luận đổi mới tất yếu khách quan, phải phân tích
chỉ ra được nguyên nhân dẫn tới hạn chế, nguyên nhân nào là cơ bản, chủ yếu ->
Giải pháp khắc phục.
+ , cần xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với đối tượng khácThứ ba
với môi trường xung quanh, kể cả các mặt của các mối liên hệ trung gian,
gián tiếp; trong không gian, thời gian nhất định, tức cần nghiên cứu cả những
mối liên hệ của đối tượng trong quá khứ, hiện tại và phán đoán cả tương lai của
nó.
4
dụ: Khi đã chỉ ra những hạn chế như tham ô, tham nhũng, lãng phí; con
ông cháu cha, ma túy, cờ bạc,... , chúng ta phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến
kết quả đó: nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp, cơ bản và không cơ bản, chủ yếu và
thứ yếu -> Phân tích nguyên nhân dẫn đến kết quả đó -> Giải pháp phù hợp ->
Tương lai những hiện tượng tiêu cực đó mới có thể bị xóa bỏ.
+ , quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, một chiều,Thứ tư
chỉ thấy mặt này không thấy mặt khác, hoặc chú ý đến nhiều mặt nhưng lại
xem xét dàn trải, không thấy mặt bản chất của đối tượng nên dễ rơi vào thuật
ngụy biện (coi cái cơ bản thành cái không cơ bản, không bản chất thành bản chất
hoặc ngược lại) và chủ nghĩa chiết trung (kết hợp vô nguyên tắc các mối liên hệ)
dẫn đến sự nhận thức sai lệch, xuyên tạc bản chất sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: Đánh giá một sự vật, chỉ nhìn một vài mặt, vài mối liên hệ đã đi đến
liên kết luận bản chất sự vật (Phiến diện Sai lầm), chẳng hạn đánh giá con
người; biến nguyên nhân cơ bản, chủ yếu thành thứ yếu và ngược lại (Ngụy biện
Sai lầm), chẳng hạn kết quả học tập đạt kết quả kém đỗ lỗi cho thầy cô, nhà
trường....
1.4. Ý nghĩa phương pháp luận
- : Khi xem xét các sự vật, hiện tượng, ta phải xem xétQuan điểm toàn diện
các sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận,
giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật, hiện tượng trong sự tác động
qua lại giữa sự vật, hiện tượng đó với các sự vật, hiện tượng khác. Chỉ trên cơ sở
đó mới thể nhận thức đúng, chính xác về sự vật, hiện tượng xử lý hiệu
quả các vấn đề của cuộc sống thực tiễn. Như vậy, quan điểm toàn diện đối lập
với quan điểm phiến diện, siêu hình, chiết trung, ngụy biện trong nhận thức
thực tiễn.
V.I.Lênin cho rằng: Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao
quát nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp”
của sự vật đó.”
dụ: Khi xét kết nạp Đảng, phải xét tới nhiều mặt: xét các mặt cấu
thành(các phòng ban trong một đơn vị...), quá trình phát triển (quá trình
hoạt động, công tác nhân để kết nạp), xét trong mối liên hệ (quan hệ
hội…)
- yêu cầu trong việc nhận thức xử cácQuan điểm lịch sử - cụ thể
tình huống trong hoạt động thực tiễn cần phải xét đến những tính chất đặc thù
của đối tượng nhận thức và tình huống phải giải quyết khác nhau trong thực tiễn.
Phải xác định rõ vị trí, vai trò khác nhau của mỗi mối liên hệ cụ thể trong những
tình huống cụ thể để từ đó được những giải pháp đúng đắn hiệu quả
trong việc xử các vấn đề thực tiễn. Như vậy, trong nhận thức thực tiễn
không những cần phải tránh khắc phục quan điểm phiến diện, siêu hình
còn phải tránh và khắc phục quan điểm chiết trung, ngụy biện.
5
dụ: - Khi đánh giá mức độ phạm tội của tội phạm, ta cần biết tội phạm
thực hiên hành vi phạm tội đó trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể nào.
- Đường lối của Đảng và nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử khác
nhau là khác nhau…
1.5. Liên hệ với đại dịch Covid-19
Đại dịch Covid-19 tác động tiêu cực tới kinh tế:
Dịch bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe, kéo theo gánh nặng lên ngành y tế,
đến nguồn lực, kinh tế của không chỉ ảnh hưởng một nước mà nhiều nước.
Đại dịch COVID-19 là cú sốc y tế mạnh mẽ, tác động đến mọi mặt lên nền
kinh tế thế giới. Tăng trưởng toàn cầu và của nhiều quốc gia, khu vực ở mức âm;
đầu tư và thương mại toàn cầu suy giảm; người lao động mất việc làm, tỷ lệ thất
nghiệp tăng cao. Trong khó khăn do dịch bệnh mang lại, cũng những hội
xuất hiện, nhất các hoạt động kinh tế - hội trực tuyến như bán hàng trực
tuyến, học trực tuyến, họp trực tuyến thậm chí có những doanh nghiệp kế
hoạch dài hạn cho nhân viên làm việc trực tuyến tại nhà. COVID-19 đang đẩy
nhanh quá trình ứng dụng cho ra đời những sản phẩm mới từ cuộc Cách
mạng công nghiệp lần thứ tư.
Đại dịch đem đến cho thế giới những khó khăn, thách thức; nhưng đồng
thời cũng đem đến hội. Quốc gia nào biết tận dụng hội sẽ khả năng
vươn lên mạnh mẽ sau đại dịch. Và ngược lại, quốc gia nào không tận dụng tốt
cơ hội sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời kỳ “hậu COVID-19”.
Dịch Covid-19 tác động tích cực tới môi trường:
Cướp đi mạng sống của hàng trăm nghìn người, khuynh đảo nền kinh tế thế
giới…nhưng Covid-19 cũng có một số tác động tích cực tới môi trường. Do dịch
bệnh hoạt động của con người cũng đình trệ, sản xuất hạn chế tác động đến môi
trường trong lành hơn, giảm ô nhiễm không khí và nước, tầng ozôn phục hồi....
Đại dịch Covid-19 cũng những ảnh hưởng tích cực đối với việc học tập
và rèn luyện của học sinh, sinh viên hiện nay:
- Toàn ngành giáo dục, từ cấp quản lý đến đội ngũ giáo viên và học sinh,
sinh viên đã có cơ hội được trang bị và rèn luyện kỹ năng thích ứng cao với thời
đại 4.0 thông qua hoạt động dạy - học online, kết hợp nền tảng các ứng dụng
như Microsoft Teams, Zoom, Google Classroom, Trans, Google meet,…
- Dạy học trực tuyến sẽ góp phần nâng cao tinh thần tự giác, tính độc lập,
linh hoạt trong học tập cho học sinh, sinh viên. Bằng cách tạo lập các mô-đun,
những chủ đề thảo luận nhóm, giao bài tập những nhiệm vụ học tập khác,
buộc người học phải chủ động tìm kiếm tài liệu, khai phá kiến thức cho bản thân
mình.
- Hình thức dạy học trực tuyến giúp gắn kết phối hợp chặt chẽ hơn
giữa gia đình và nhà trường trong giáo dục học sinh.
6
- Giá trị nhân văn trong giáo dục được phát huy và nhân rộng: hỗ trợ học
sinh sinh viên nghèo thiết bị thông minh để học tập, Viettel hỗ trợ xây nhà
tình thương,lắp đặt wifi miễn phí cho một số hộ dân có hoàn cảnh khó khăn,…
Những ảnh hưởng tiêu cực của Covid-19 việc học tập rèn luyện của
học sinh, sinh viên hiện nay:
- Đầu tiên ta phải kể đến có rất nhiều gia đình có thu nhập thấp không đủ
khả năng có đủ thiết bị thông minh có kết nối mạng internet cho con học.
- Sinh viên khó có thể tiếp thu bài giảng bị giản lược đi rất nhiều,mất
đi sự tương tác đối với các bạn cùng lớp và cả giáo viên giảng dạy. Bên cạnh đó,
việc phải sử dụng các thiết bị điện tử cả ngày sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe
sinh viên. Ngoài ra cũng những khó khăn về mặt công nghệ, như: máy chủ
gặp sự cố, mạng không ổn định, đăng phức tạp, phải sử dụng nhiều nhóm
chat, lộ hoặc bị đánh cắp thông tin cá nhân khi sử dụng các phần mềm không có
bản quyền hoặc tính bảo mật không cao...
Câu 2:
2.1. Phân tích quan điểm của Chủ nghĩa duy vật lịch sử: Sự phát triển của
các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên.
2.1.1. Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội
Hình thái kinh tế hội một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử
dùng để chỉ hộitừng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản
xuất đặc trưng cho hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng
sản xuất, với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên
những quan hệ sản xuất ấy.
Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội chỉ ra kết cấu xã hội trong mỗi giai đoạn
lịch sử nhất định bao gồm ba yếu tố bản, phổ biến: lực lượng sản xuất, quan
hệ sản xuất (cơ sở hạ tầng); kiến trúc thượng tầng. nềnLực lượng sản xuất
tảng vật chất của xã hội, tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các thời đại kinh tế
khác nhau, yếu tố xét đến cùng quyết định sự vận động, phát triển của hình thái
kinh tế - hội. quan hệ khách quan, bản, chi phối Quan hệ sản xuất
quyết định mọi quan hệ hội, đồng thời tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân
biệt bản chất các chế độ hội khác nhau. sự thể hiệnKiến trúc thượng tầng
các mối quan hệ giữa người với người trong lĩnh vực tinh thần, tiêu biểu cho bộ
mặt tinh thần của đời sống xã hội.
2.1.2. Tiến trình lịch sử - tự nhiên của xã hội loài người
Ba yếu tố bản: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất (cơ sở hạ tầng)
kiến trúc thượng tầng tác động biện chứng, tạo nên svận động, phát triển của
lịch sử hội, thông qua sự tác động tổng hợp của hai quy luật bản quy
luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất và quy luật về
mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội.
Hình thái kinh tế - hội mất đi, hình thái kinh tế - hội mới, tiến bộ
hơn ra đời. Cứ như vậy lịch sử hội loài người một tiến trình nối tiếp nhau
7
từ thấp đến cao của các hình thái kinh tế - xã hội: Cộng sản nguyên thủy - chiếm
hữu lệ - phong kiến - bản chủ nghĩa - hội chủ nghĩa; trong đó, sự
thống nhất giữa quy luật chung cơ bản phổ biến với quy luật đặc thù và quy luật
riêng của lịch sử.
hội loài người cũng vận động theo những quy luật khách quan. Tuy
nhiên, quy luật hội khác với quy luật tự nhiên đó phải thông qua hoạt
động của con người. Cho đến nay, lịch sử xã hội đã trải qua các hình thái kinh tế
hội kế tiếp nhau. Chính vậy, C. Mác cho rằng: “Tôi coi sự phát triển của
những hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên”.
Sự thống nhất giữa lôgích lịch sử trong tiến trình lịch sử - tự nhiên của
xã hội loài người bao hàm cả đối với lịch sử phát triển toànsự phát triển tuần tự
thế giới một hay vài hình thái kinh tế - hội đối vớisự phát triển “bỏ qua”
một số quốc gia, dân tộc cụ thể. vậy, tiến trình lịch sử hội loài người
thống nhất giữa logic và lịch sử.
Tính quy luật của việc “bỏ qua” một hay vài hình thái kinh tế hội trong
sự phát triển. Xu hướng chung, bản của toàn bộ lịch sử hội loài người
phát triển tuần tự qua các hình thái kinh tế xã hội từ thấp đến cao... Tính đặc thù
của sự phát triển bỏ qua một hay vài hình thái kinh tế hội: Do đặc điểm về
lịch sử, về không gian, thời gian, về tương quan giữa các giai cấp, về vai trò của
các tổ chức chính trị hội, do quy luật phát triển không đều, do giao lưu hợp
tác quốc tế dẫn đến quốc gia phát triển bỏ qua một hay vài hình thái kinh tế
xã hội.
Bản chất của sự phát triển rút ngắn rút ngắn các giai đoạn, bước đi của
nền văn minh loài người, cốt lõi sự tăng trưởng nhảy vọt của lực lượng sản
xuất. vậy, tiến trình lịch sử - tự nhiên bao hàm cả phát triển tuần tự phát
triển “bỏ qua”.
Hình thái kinh tế - hội cộng sản chủ nghĩa ra đời là tất yếu khách quan
của lịch sử hội. Phát triển xu hướng tất yếu, cơ bản của lịch sử xã hội loài
người. Chính những mâu thuẫn cơ bản trong lòng xã hội tư bản đã quyết định sự
vận động, phát triển của hội đó. Những tiền đề vật chất tinh thần cho sự
vận động, phát triển xã hội đã xuất hiện ngay trong lòng xã hội tư bản. Đó là lực
lượng sản xuất hiện đại với tính chất xã hội hóa cao và giai cấp vô sản tiên tiến,
cách mạng, đã phát triển cả về số lượng chất lượng. Đó còn sự xuất hiện
của hệ tư tưởng Mác - Lênin khoa học và cách mạng.
2.1.3. Giá trị khoa học bền vững và ý nghĩa cách mạng
- Đem lại một cuộc cách mạng trong quan niệm về lịch sử xã hội
+ Đây là biểu hiện tập trung của quan niệm duy vật biện chứng
về lịch sử xã hội, trở thành hòn đá tảng của khoa học xã hội, cơ sở phương pháp
luận khoa học và cách mạng cho sự phân tích lịch sử xã hội.
8
+ Giải quyết một cách khoa học về vấn đề phân loại các chế độ xã hội và
phân kỳ lịch sử, thay thế các quan niệm duy tâm, siêu hình trước đó đã thống trị
trong khoa học xã hội.
+ Chỉ ra động lực phát triển của lịch sử xã hội do hoạt động thực tiễn của
con người, trước hết thực tiễn sản xuất vật chất dưới sự tác động của các quy
luật khách quan
- Phương pháp luận trong hoạt động nhận thức và cải tạo xã hội
Muốn nhận thức và cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới phải nhận thức
và tác động cả ba yếu tố bản: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất (cơ sở hạ
tầng) và kiến trúc thượng tầng.
- Cơ sở khoa học quán triệt quan điểm của Đảng ta về con đường phát triển
của nước ta.
+ Đó quá độ lên CNXH, bỏ qua chế độ TBCN. Đây chính sự lựa
chọn duy nhất đúng đắn,khả năng điều kiện để thực hiện, phù hợp với
tính quy luật của việc “bỏ qua” một hay vài hình thái kinh tế - hội trong sự
phát triển lịch sử.
+ Thực chất : Con đường đi lên của nước ta sự phát triển quá độ lên
chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí
thông trị của quan hệ sản xuấtkiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng
tiếp thu, kế thừa những thành tựu của nhân loại đã đạt được dưới chế độ bản
chủ nghĩa, đặc biệt là về khoa học công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản
xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại.
+ sở lí luận, phương pháp luận khoa học trong quán triệt quan điểm
đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. hình, mục tiêu chủ nghĩa xã hội
Việt Nam được xác định với các tiêu chí về lực lượng sản xuất, quan hệ sản
xuất, kiến trúc thượng tầng. Các phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội trong
thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
- Cơ sở khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận: thuyết “sự kết thúc của
lịch sử” thuyết “sự xung đột giữa các nền văn minh” (Francis Fukuyama;
Samuel Huntington; Alvin Toffler).
Tóm lại, nghiên cứu luận hình thái kinh tế - hội ý nghĩa quan
trọng đối với nâng cao nhận thức về bản chất khoa học cách mạng của chủ
nghĩa Mác - Lênin, quán triệt sâu sắc đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về
xây dựng chủ nghĩa xã hội, củng cố niềm tin, lý tưởng cách mạng, kiên định con
đường chủ nghĩa hội. Đây cũng sở khoa học cách mạng trong cuộc
đấu tranh tư tưởng chống lại các quan điểm phiến diện, sai lầm, phản động hòng
phủ nhận mục tiêu, lý tưởng, phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam.
2.2. Ý nghĩa phương pháp luận
Trước khi chủ nghĩa Mác xuất hiện thì chủ nghĩa duy tâm giữ vai trò chủ
đạo trong khoa học xã hội. Với sự ra đời của chủ nghĩa duy vật lịch sử đã mang
9
đến một phương pháp luận thực sự khoa học trong nghiên cứu về lĩnh vực
hội.
Thứ nhất: Theo luận hình thái kinh tế hội, sản xuất vật chất được
xác định là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức sản xuất quyết định đến trình
độ phát triển của nền sản xuất do đó cũng được nhận định nhân tố quyết
định hàng đầu đến trình độ phát triển của đời sống xã hội và lịch sử nói chung.
Vì vậy, không thể xuất phát từ ý thức, tưởng hoặc từ ý chí chủ quan của
con người để giải thích cho các hiện tượng trong đời sống hội, phải xuất
phát từ bản thân thực trạng phát triển của nền sản xuất xã hội, đặc biệt là từ trình
độ phát triển của phương thức sản xuất hội với cốt lõi trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất hiện thực.
Thứ hai: Theo lý luận hình thái kinh tế – xã hội, xã hội không phải là sự kết
hợp một cách ngẫu nhiên, màmột cơ thể sống động. Các phương tiện của đời
sống xã hội tồn tại trong một hệ thốngkết cấu thống nhất, chặt chẽ, tác động
qua lại lẫn nhau, trong đó quan hệ sản xuất đóng vai trò bản nhất, quyết định
đến các quan hệ hội khác, tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ
xã hội khác nhau.
Thứ ba: Theo lý luận hình thái kinh tế – xã hội, sự vận động, phát triển của
hội một quá trình lịch sử tự nhiên, hiệu quả những vấn đề của đời
sống hội thì phải đi sâu nghiên cứu các quy luật vận động, phát triển của
hội.
2.3. Liên hệ với thực tiễn Việt Nam
Trên cơ sở nghiên cứu, quán triệt học thuyết của Mác về hình thái kinh tế
hội, Đảng ta đã xây dựng đường lối xây dựng, phát triển đất nước cho mỗi
giai đoạn lịch sử, để từ một đất nước bị thực dân đô hộ, có xuất phát điểm thấp,
nền kinh tế lạc hậu, Việt Nam đang ngày càng phát triển, hội nhập toàn diện về
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với khu vực và thế giới.
- Học thuyết hình thái kinh tế hội sở luận để Đảng, Nhà nước
ta vận dụng vào thực tiễn, đề ra các chủ trương, chính sách phát triển lực lượng
sản xuất ngày càng tiên tiến theo hướng hiện đại, xây dựng hệ thống pháp
luật quy định hệ thống các mối quan hệ sản xuất phù hợp với từng bước phát
triển của lực lượng sản xuất.
Cũng trên sở lý luận của học thuyết hình thái kinh tế xã hội và căn cứ
vào thực tiễn Việt Nam, Đảng, Nhà nước Việt Nam chủ trương xây dựng nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo các quy luật của nền kinh tế
thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
- Căn cứ vào tình hình cụ thể của đất nước, Đảng, Nhà nước ta đã chủ
trương con đường phát triển của Việt Nam quá độ trực tiếp lên chủ nghĩa
hội, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa.
10
Chủ trương đó kết quả quán triệt nguyên lý: Sự phát triển của các hình
thái kinh tế – xã hộimột quá trình lịch sửtự nhiên mang tính tuần tự nhưng
cũng bao hàm cả sự “rút ngắn” trong những điều kiện lịch sử nhất định.
- Học thuyết hình thái kinh tế – xã hội cũng cung cấp luận cứ để Đảng, Nhà
nước Việt Nam kịp thời phát hiện những sai lầm chủ quan, duy ý chí trong
hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, kịp thời thực hiện công cuộc đổi
mới từ năm 1986 đến nay gặt hái được thành công nhiều mặt về kinh tế
hội, chính trị – an ninh, văn hóa, đối ngoại.
11
| 1/13

Preview text:

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
--------------------------
BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỌC KỲ: I NĂM HỌC: 2021 – 2022
Học phần: Triết học Mác – Lênin
Hình thức thi: Tự luận nộp bài sau
Ngày thi: 25/12/2021 – 28/12/2021
Giảng viên: Nguyễn Mạnh Cương Sinh viên: Mã sinh viên: Mã lớp:
Môn: Triết học Mác – Lênin Họ và tên: Lớp: NNA5A
Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2021 2
Môn: Triết học Mác – Lênin Họ và tên: Lớp: NNA5A
BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Thời gian làm bài: 8h30’ ngày 25/12/2021 – 8h30’ ngày 28/12/2021. Đề bài:
Câu 1: Phân tích Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng
duy vật. Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý? Liên hệ với đại dịch Covid- 19 từ nguyên lý trên.
Câu 2: Phân tích quan điểm của Chủ nghĩa duy vật lịch sử: Sự phát triển
của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên. Ý nghĩa
phương pháp luận và liên hệ với thực tiễn Việt Nam ? Bài làm :
Câu 1: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật
1.1. Khái niệm liên hệ, mối liên hệ và mối liên hệ phổ biến
Trong khi cùng tồn tại, các đối tượng luôn tương tác với nhau, qua đó thể
hiện các thuộc tính và bộc lộ bản chất bên trong, khẳng định mình là những đối
tượng thực tồn. Sự thay đổi các tương tác tất yếu làm đối tượng, các thuộc tính
của nó thay đổi, và trong một số trường hợp có thể còn làm nó biến mất, chuyển
hóa thành đối tượng khác. Sự tồn tại của đối tượng, sự hiện hữu các thuộc tính
của nó phụ thuộc vào các tương tác giữa nó với các đối tượng khác, chứng tỏ
rằng, đối tượng có liên hệ với các đối tượng khác.
- Khái niệm liên hệ
Liên hệ là quan hệ giữa hai đối tượng nếu sự thay đổi của một trong số
chúng nhất định làm đối tượng kia thay đổi.
Ví dụ: - Vận động của vật thể có liên hệ hữu cơ với khối lượng của nó bởi
sự thay đổi vận tốc vận động tất yếu làm khối lượng của nó thay đổi.
- Các sinh vật đều có liên hệ với môi trường bên ngoài: Những thay
đổi của các nhân tố vô sinh (ánh sáng, nước, nhiệt độ, độ ẩm, không khí,...) của
môi trường bên ngoài sẽ làm các sinh vật có sự thay đổi tương ứng. Chẳng hạn,
nhiệt độ cơ thể người luôn ở mức ổn định khoảng từ 36-37,5C.
 Khi thời tiết nóng, cơ thể con người sẽ toát mồ hôi để khi
chúng bốc hơi sẽ thu nhiệt độ từ cơ thể ra môi trường ngoài
làm cho cơ thể cảm thấy mát hơn.
 Khi gặp thời tiết lạnh sẽ có hiện tượng run người, nổi da gà,
đây là phản xạ co cơ để sinh nhiệt làm cơ thể ấm hơn.
- Ở thời kì nguyên thủy, con người chỉ có thể săn, bắt, hái, lượm
nhưng đến khi công cụ lao động như cày, cuốc xuất hiện đã tác động mạnh làm 1
thay đổi đối tượng lao động là đất đai. Từ đó, con người bắt đầu hoạt động trồng
trọt để tạo ra sản phẩm nông nghiệp phục vụ đời sống của mình. Khi đối tượng
lao động bị biến đổi như đất đai khô cằn thì công cụ lao động cũng thay đổi phù
hợp như xuất hiện máy cày, máy xới để phục vụ nông nghiệp.
Ngược lại, cô lập (tách rời) là trạng thái của các đối tượng khi sự thay đổi
của đối tượng này không ảnh hưởng đến các đối tượng khác, không làm chúng thay đổi.
Ví dụ: Sự biến đổi các nguyên tắc đạo đức không làm quỹ đạo chuyển động
của trái đất thay đổi, hay những thay đổi xảy ra khi các hạt cơ bản tương tác với
nhau cũng khó làm cho các nguyên tắc đạo đức thay đổi.
Liên hệ và cô lập luôn tồn tại cùng nhau, là những mặt tất yếu của mọi
quan hệ cụ thể giữa các đối tượng.
- Khái niệm mối liên hệ
“Mối liên hệ” là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối ràng buộc
tương hỗ, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một
đối tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau.
Ví dụ: - Mối liên hệ giữa cung và cầu (hàng hóa, dịch vụ trên thị trường
cùng với những yêu cầu cần đáp ứng của con người có mối quan hệ sâu sắc, chặt
chẽ). Cung và cầu tác động, ảnh hưởng lẫn nhau, từ đó tạo nên quá trình vận
động, phát triển không ngừng của cung và cầu.
- Mối liên hệ giữa các cơ quan trong cơ thể con người, giữa đồng hóa
và dị hóa mối quan hệ giữa các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa,... trong một
quốc gia và giữa các quốc gia với nhau.
- Khái niệm mối liên hệ phổ biến
Trong chủ nghĩa duy vật biện chứng, “mối liên hệ phổ biến” là khái niệm
chỉ sự quy định, tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện
tượng hoặc giữa các mặt của một sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan.
Theo nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, các sự vật, hiện tượng của thế giới
tồn tại trong mối liên hệ qua lại với nhau, quy định lẫn nhau, thâm nhập, chuyển
hóa lẫn nhau, không tách biệt nhau. Cơ sở của sự tồn tại đa dạng các mối liên hệ
là tính thống nhất vật chất của thế giới. Theo đó, các sự vật, hiện tượng phong
phú trong thế giới chỉ là những dạng tồn tại khác nhau của một thế giới vật chất duy nhất.
Ví dụ: - Giữa tri thức cũng có mối liên hệ phổ biến: Khi làm kiểm tra Toán,
Lý, Hóa, chúng ta phải vận dụng kiến thức Văn học để phân tích đề bài, đánh
giá đề thi. Đồng thời, khi học các môn xã hội, chúng ta cũng phải vận dụng tư
duy, lôgic của các môn tự nhiên.
- Mối liên hệ giữa cái riêng và cái chung; nguyên nhân và kết quả;
nội dung và hình thức, lượng và chất, các mặt đối lập... 2
1.2. Tính chất của mối liên hệ phổ biến
1.2.1. Tính khách quan

Trong thế giới vật chất, các sự vật, hiện tượng luôn có mối liên hệ với
nhau, dù ít hay nhiều. Điều này là khách quan, không lệ thuộc vào việc con
người có nhận thức được các mối liên hệ hay không.
Sở dĩ mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng có tính khách quan là do nó là
vốn có của sự vật, không do ai gán cho sự vật. Các dạng vật chất (bao gồm sự
vật, hiện tượng) dù có vô vàn, vô kể, nhưng thống nhất với nhau ở tính vật chất.
Có điểm chung ở tính vật chất tức là chúng có mối liên hệ với nhau về mặt bản
chất một cách khách quan.
Ví dụ: - Mối liên hệ phổ biến tác động qua lại trong giới tự nhiên vô cơ
như nước chảy đá mòn, gió thổi mây bay…
- Mối liên hệ giữa con vật cụ thể (một cái riêng) với quá trình đồng
hóa- dị hóa; biến dị - di truyền; quy luật sinh học; sinh – trưởng thành – già –
chết...-> cái chung -> cái vốn có của con vật đó, tách rời khỏi mối liên hệ đó
không còn là con vật, con vật đó sẽ chết...
- “Hiệu ứng cánh bướm” của nhà toán học Edward Norton Lorenz
khám phá ra “Chỉ cần một con bướm đập cánh ở Brazil có thể gây ra một cơn lốc xoáy ở Texas”.
1.2.2. Tính phổ biến
Theo quan điểm biện chứng thì không có bất cứ sự vật, hiện tượng hay quá
trình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác.
Đồng thời, cũng không có bất cứ sự vật, hiện tượng nào không phải là một cấu
trúc hệ thống, bao gồm những yếu tố cấu thành với những mối liên hệ bên trong
của nó, tức là bất cứ một tồn tại nào cũng là một hệ thống, hơn nữa là hệ thống
mở, tồn tại trong mối liên hệ với hệ thống khác, tương tác và làm biến đổi lẫn nhau.
Ví dụ: - Mưa đều có liên hệ đến gió mùa và gió mùa đều có liên hệ đến những dòng hải lưu.
- Không gian và thời gian; sự vật, hiện tượng; tự nhiên, xã hội, tư
duy đều có mối liên hệ, chẳng hạn quá khứ, hiện tại, tương lai liên hệ chặt chẽ với nhau...
1.2.3. Tính đa dạng, phong phú
Các sự vật hiện tượng trong thế giới là đa dạng nên mối liên hệ giữa chúng
cũng đa dạng, vì vậy khi nghiên cứu mối liên hệ giữa các sự vật cần phân loại
mối liên hệ một cách cụ thể.
Cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật nhưng trong những điều kiện cụ
thể khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình vận động, phát triển
của sự vật thì cũng có tính chất và vai trò khác nhau. Do đó, không thể đồng 3
nhất tính chất, vị trí vai trò cụ thể của các mối liên hệ khác nhau đối với mỗi sự vật nhất định.
Ví dụ:- Các loài cá, chim, thú đều có quan hệ với nước, nhưng cá quan hệ
với nước khác với chim và thú. Cá sống thường xuyên trong nước, không có
nước thường xuyên thì cá không thể tồn tại được, nhưng các loài chim và thú thì
lại không sống trong nước thường xuyên được.
- Cây xanh có cây cần nhiều nước, nhiều ánh sáng, cây cần ít nước,ít ánh sáng...
1.3. Nguyên tắc toàn diện
Từ nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, phép biện chứng khái
quát thành nguyên tắc toàn
diện với những yêu cầu đối với chủ thể hoạt động
nhận thức và thực tiễn như sau:
+ Thứ nhất, khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể, cần đặt nó trong
chỉnh thể thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính,
các mối liên hệ của chỉnh thể đó, “cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả
các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó”, tức là trong
chỉnh thể thống nhất của “tổng hòa những quan hệ muôn vẻ của sự vật ấy với những sự vật khác”.
Ví dụ, khi đánh giá một sinh viên phải xem xét nhiều mặt (thể lực, trí lực,
phẩm chất, học tập, đoàn thể...; nhiều mối liên hệ (thầy cô, nhân viên, bạn bè,
chủ nhà trọ; gia đình...-> Mối liên hệ con người với con người), mối liên hệ với
tự nhiên, cơ sở vật chất của nhà trường... -> Giữa các mặt, mối liên hệ đó tác
động qua lại -> Phải có cái nhìn bao quát chỉnh thể đó thì mới có thể rút ra sinh
viên đó là người như thế nào.
+ Thứ hai, chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối
tượng đó và nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại, bởi chỉ có như
vậy, nhận thức mới có thể phản ánh được đầy đủ sự tồn tại khách quan với nhiều
thuộc tính, nhiều mối liên hệ, quan hệ và tác động qua lại của đối tượng.
Ví dụ: Khi đánh giá về công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến
nay, chúng ta phải đánh giá toàn diện những thành tựu (kết cấu hạ tầng, thu
nhập, mức sống, giáo dục, y tế...) cùng những hạn chế (mặt trái của những yếu
tố trên, đặc biệt là tệ nạn xã hội) -> Rút ra được thành tựu vẫn là cái cơ bản.
Trên cơ sở đó, chúng ta kết luận đổi mới là tất yếu khách quan, phải phân tích
chỉ ra được nguyên nhân dẫn tới hạn chế, nguyên nhân nào là cơ bản, chủ yếu -> Giải pháp khắc phục. + Thứ ,
ba cần xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với đối tượng khác
và với môi trường xung quanh, kể cả các mặt của các mối liên hệ trung gian,
gián tiếp; trong không gian, thời gian nhất định, tức cần nghiên cứu cả những
mối liên hệ của đối tượng trong quá khứ, hiện tại và phán đoán cả tương lai của nó. 4
Ví dụ: Khi đã chỉ ra những hạn chế như tham ô, tham nhũng, lãng phí; con
ông cháu cha, ma túy, cờ bạc,... , chúng ta phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến
kết quả đó: nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp, cơ bản và không cơ bản, chủ yếu và
thứ yếu -> Phân tích nguyên nhân dẫn đến kết quả đó -> Giải pháp phù hợp ->
Tương lai những hiện tượng tiêu cực đó mới có thể bị xóa bỏ.
+ Thứ tư, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, một chiều,
chỉ thấy mặt này mà không thấy mặt khác, hoặc chú ý đến nhiều mặt nhưng lại
xem xét dàn trải, không thấy mặt bản chất của đối tượng nên dễ rơi vào thuật
ngụy biện (coi cái cơ bản thành cái không cơ bản, không bản chất thành bản chất
hoặc ngược lại) và chủ nghĩa chiết trung (kết hợp vô nguyên tắc các mối liên hệ)
dẫn đến sự nhận thức sai lệch, xuyên tạc bản chất sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: Đánh giá một sự vật, chỉ nhìn một vài mặt, vài mối liên hệ đã đi đến
liên kết luận bản chất sự vật (Phiến diện – Sai lầm), chẳng hạn đánh giá con
người; biến nguyên nhân cơ bản, chủ yếu thành thứ yếu và ngược lại (Ngụy biện
– Sai lầm), chẳng hạn kết quả học tập đạt kết quả kém đỗ lỗi cho thầy cô, nhà trường....
1.4. Ý nghĩa phương pháp luận
- Quan điểm toàn diện: Khi xem xét các sự vật, hiện tượng, ta phải xem xét
các sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận,
giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật, hiện tượng và trong sự tác động
qua lại giữa sự vật, hiện tượng đó với các sự vật, hiện tượng khác. Chỉ trên cơ sở
đó mới có thể nhận thức đúng, chính xác về sự vật, hiện tượng và xử lý có hiệu
quả các vấn đề của cuộc sống thực tiễn. Như vậy, quan điểm toàn diện đối lập
với quan điểm phiến diện, siêu hình, chiết trung, ngụy biện trong nhận thức và thực tiễn.
V.I.Lênin cho rằng: “Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao
quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó.”
Ví dụ: Khi xét kết nạp Đảng, phải xét tới nhiều mặt: xét các mặt cấu
thành(các phòng ban trong một đơn vị...), quá trình phát triển (quá trình
hoạt động, công tác cá nhân để kết nạp), xét trong mối liên hệ (quan hệ xã hội…)
- Quan điểm lịch sử - cụ thể yêu cầu trong việc nhận thức và xử lý các
tình huống trong hoạt động thực tiễn cần phải xét đến những tính chất đặc thù
của đối tượng nhận thức và tình huống phải giải quyết khác nhau trong thực tiễn.
Phải xác định rõ vị trí, vai trò khác nhau của mỗi mối liên hệ cụ thể trong những
tình huống cụ thể để từ đó có được những giải pháp đúng đắn và có hiệu quả
trong việc xử lý các vấn đề thực tiễn. Như vậy, trong nhận thức và thực tiễn
không những cần phải tránh và khắc phục quan điểm phiến diện, siêu hình mà
còn phải tránh và khắc phục quan điểm chiết trung, ngụy biện. 5
Ví dụ: - Khi đánh giá mức độ phạm tội của tội phạm, ta cần biết tội phạm
thực hiên hành vi phạm tội đó trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể nào.
- Đường lối của Đảng và nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau là khác nhau…
1.5. Liên hệ với đại dịch Covid-19
 Đại dịch Covid-19 tác động tiêu cực tới kinh tế:
Dịch bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe, kéo theo gánh nặng lên ngành y tế,
đến nguồn lực, kinh tế của không chỉ ảnh hưởng một nước mà nhiều nước.
Đại dịch COVID-19 là cú sốc y tế mạnh mẽ, tác động đến mọi mặt lên nền
kinh tế thế giới. Tăng trưởng toàn cầu và của nhiều quốc gia, khu vực ở mức âm;
đầu tư và thương mại toàn cầu suy giảm; người lao động mất việc làm, tỷ lệ thất
nghiệp tăng cao. Trong khó khăn do dịch bệnh mang lại, cũng có những cơ hội
xuất hiện, nhất là các hoạt động kinh tế - xã hội trực tuyến như bán hàng trực
tuyến, học trực tuyến, họp trực tuyến và thậm chí có những doanh nghiệp có kế
hoạch dài hạn cho nhân viên làm việc trực tuyến tại nhà. COVID-19 đang đẩy
nhanh quá trình ứng dụng và cho ra đời những sản phẩm mới từ cuộc Cách
mạng công nghiệp lần thứ tư.
Đại dịch đem đến cho thế giới những khó khăn, thách thức; nhưng đồng
thời cũng đem đến cơ hội. Quốc gia nào biết tận dụng cơ hội sẽ có khả năng
vươn lên mạnh mẽ sau đại dịch. Và ngược lại, quốc gia nào không tận dụng tốt
cơ hội sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời kỳ “hậu COVID-19”.
 Dịch Covid-19 tác động tích cực tới môi trường:
Cướp đi mạng sống của hàng trăm nghìn người, khuynh đảo nền kinh tế thế
giới…nhưng Covid-19 cũng có một số tác động tích cực tới môi trường. Do dịch
bệnh hoạt động của con người cũng đình trệ, sản xuất hạn chế tác động đến môi
trường trong lành hơn, giảm ô nhiễm không khí và nước, tầng ozôn phục hồi....
 Đại dịch Covid-19 cũng có những ảnh hưởng tích cực đối với việc học tập
và rèn luyện của học sinh, sinh viên hiện nay:
- Toàn ngành giáo dục, từ cấp quản lý đến đội ngũ giáo viên và học sinh,
sinh viên đã có cơ hội được trang bị và rèn luyện kỹ năng thích ứng cao với thời
đại 4.0 thông qua hoạt động dạy - học online, kết hợp nền tảng các ứng dụng
như Microsoft Teams, Zoom, Google Classroom, Trans, Google meet,…
- Dạy học trực tuyến sẽ góp phần nâng cao tinh thần tự giác, tính độc lập,
linh hoạt trong học tập cho học sinh, sinh viên. Bằng cách tạo lập các mô-đun,
những chủ đề thảo luận nhóm, giao bài tập và những nhiệm vụ học tập khác,
buộc người học phải chủ động tìm kiếm tài liệu, khai phá kiến thức cho bản thân mình.
- Hình thức dạy học trực tuyến giúp gắn kết và phối hợp chặt chẽ hơn
giữa gia đình và nhà trường trong giáo dục học sinh. 6
- Giá trị nhân văn trong giáo dục được phát huy và nhân rộng: hỗ trợ học
sinh sinh viên nghèo có thiết bị thông minh để học tập, Viettel hỗ trợ xây nhà
tình thương,lắp đặt wifi miễn phí cho một số hộ dân có hoàn cảnh khó khăn,…
 Những ảnh hưởng tiêu cực của Covid-19 việc học tập và rèn luyện của
học sinh, sinh viên hiện nay:
- Đầu tiên ta phải kể đến có rất nhiều gia đình có thu nhập thấp không đủ
khả năng có đủ thiết bị thông minh có kết nối mạng internet cho con học.
- Sinh viên khó có thể tiếp thu vì bài giảng bị giản lược đi rất nhiều,mất
đi sự tương tác đối với các bạn cùng lớp và cả giáo viên giảng dạy. Bên cạnh đó,
việc phải sử dụng các thiết bị điện tử cả ngày sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe
sinh viên. Ngoài ra cũng có những khó khăn về mặt công nghệ, như: máy chủ
gặp sự cố, mạng không ổn định, đăng ký phức tạp, phải sử dụng nhiều nhóm
chat, lộ hoặc bị đánh cắp thông tin cá nhân khi sử dụng các phần mềm không có
bản quyền hoặc tính bảo mật không cao... Câu 2:
2.1. Phân tích quan điểm của Chủ nghĩa duy vật lịch sử: Sự phát triển của
các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên.
2.1.1. Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội

Hình thái kinh tế – xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử
dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản
xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng
sản xuất, và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên
những quan hệ sản xuất ấy.
Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội chỉ ra kết cấu xã hội trong mỗi giai đoạn
lịch sử nhất định bao gồm ba yếu tố cơ bản, phổ biến: lực lượng sản xuất, quan
hệ sản xuất (cơ sở hạ tầng); kiến trúc thượng tầng. Lực lượng sản xuất là nền
tảng vật chất của xã hội, tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các thời đại kinh tế
khác nhau, yếu tố xét đến cùng quyết định sự vận động, phát triển của hình thái
kinh tế - xã hội. Quan hệ sản xuất là quan hệ khách quan, cơ bản, chi phối và
quyết định mọi quan hệ xã hội, đồng thời là tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân
biệt bản chất các chế độ xã hội khác nhau. Kiến trúc thượng tầng là sự thể hiện
các mối quan hệ giữa người với người trong lĩnh vực tinh thần, tiêu biểu cho bộ
mặt tinh thần của đời sống xã hội.
2.1.2. Tiến trình lịch sử - tự nhiên của xã hội loài người
Ba yếu tố cơ bản: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất (cơ sở hạ tầng) và
kiến trúc thượng tầng tác động biện chứng, tạo nên sự vận động, phát triển của
lịch sử xã hội
, thông qua sự tác động tổng hợp của hai quy luật cơ bản là quy
luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất và quy luật về
mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội.
Hình thái kinh tế - xã hội cũ mất đi, hình thái kinh tế - xã hội mới, tiến bộ
hơn ra đời. Cứ như vậy lịch sử xã hội loài người là một tiến trình nối tiếp nhau 7
từ thấp đến cao của các hình thái kinh tế - xã hội: Cộng sản nguyên thủy - chiếm
hữu nô lệ - phong kiến - tư bản chủ nghĩa - xã hội chủ nghĩa; trong đó, có sự
thống nhất giữa quy luật chung cơ bản phổ biến với quy luật đặc thù và quy luật riêng của lịch sử.
Xã hội loài người cũng vận động theo những quy luật khách quan. Tuy
nhiên, quy luật xã hội khác với quy luật tự nhiên đó là nó phải thông qua hoạt
động của con người. Cho đến nay, lịch sử xã hội đã trải qua các hình thái kinh tế
xã hội kế tiếp nhau. Chính vì vậy, C. Mác cho rằng: “Tôi coi sự phát triển của
những hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên”.
Sự thống nhất giữa lôgích và lịch sử trong tiến trình lịch sử - tự nhiên của
xã hội loài người bao hàm cả sự phát triển tuần tự đối với lịch sử phát triển toàn
thế giới và sự phát triển “bỏ qua” một
hay vài hình thái kinh tế - xã hội đối với
một số quốc gia, dân tộc cụ thể. Vì vậy, tiến trình lịch sử xã hội loài người là
thống nhất giữa logic và lịch sử.
Tính quy luật của việc “bỏ qua” một hay vài hình thái kinh tế xã hội trong
sự phát triển. Xu hướng chung, cơ bản của toàn bộ lịch sử xã hội loài người là
phát triển tuần tự qua các hình thái kinh tế xã hội từ thấp đến cao... Tính đặc thù
của sự phát triển bỏ qua một hay vài hình thái kinh tế xã hội: Do đặc điểm về
lịch sử, về không gian, thời gian, về tương quan giữa các giai cấp, về vai trò của
các tổ chức chính trị xã hội, do quy luật phát triển không đều, do giao lưu hợp
tác quốc tế dẫn đến có quốc gia phát triển bỏ qua một hay vài hình thái kinh tế xã hội.
Bản chất của sự phát triển rút ngắn là rút ngắn các giai đoạn, bước đi của
nền văn minh loài người, cốt lõi là sự tăng trưởng nhảy vọt của lực lượng sản
xuất. Vì vậy, tiến trình lịch sử - tự nhiên bao hàm cả phát triển tuần tự và phát triển “bỏ qua”.
Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa ra đời là tất yếu khách quan
của lịch sử xã hội. Phát triển là xu hướng tất yếu, cơ bản của lịch sử xã hội loài
người. Chính những mâu thuẫn cơ bản trong lòng xã hội tư bản đã quyết định sự
vận động, phát triển của xã hội đó. Những tiền đề vật chất và tinh thần cho sự
vận động, phát triển xã hội đã xuất hiện ngay trong lòng xã hội tư bản. Đó là lực
lượng sản xuất hiện đại với tính chất xã hội hóa cao và giai cấp vô sản tiên tiến,
cách mạng, đã phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đó còn là sự xuất hiện
của hệ tư tưởng Mác - Lênin khoa học và cách mạng.
2.1.3. Giá trị khoa học bền vững và ý nghĩa cách mạng
- Đem lại một cuộc cách mạng trong quan niệm về lịch sử xã hội
+ Đây là biểu hiện tập trung của quan niệm duy vật biện chứng
về lịch sử xã hội, trở thành hòn đá tảng của khoa học xã hội, cơ sở phương pháp
luận khoa học và cách mạng cho sự phân tích lịch sử xã hội. 8
+ Giải quyết một cách khoa học về vấn đề phân loại các chế độ xã hội và
phân kỳ lịch sử, thay thế các quan niệm duy tâm, siêu hình trước đó đã thống trị trong khoa học xã hội.
+ Chỉ ra động lực phát triển của lịch sử xã hội do hoạt động thực tiễn của
con người, trước hết là thực tiễn sản xuất vật chất dưới sự tác động của các quy luật khách quan
- Phương pháp luận trong hoạt động nhận thức và cải tạo xã hội
Muốn nhận thức và cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới phải nhận thức
và tác động cả ba yếu tố cơ bản: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất (cơ sở hạ
tầng) và kiến trúc thượng tầng.
- Cơ sở khoa học quán triệt quan điểm của Đảng ta về con đường phát triển của nước ta.
+ Đó là quá độ lên CNXH, bỏ qua chế độ TBCN. Đây chính là sự lựa
chọn duy nhất đúng đắn, có khả năng và điều kiện để thực hiện, là phù hợp với
tính quy luật của việc “bỏ qua” một hay vài hình thái kinh tế - xã hội trong sự phát triển lịch sử.
+ Thực chất : Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên
chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí
thông trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng
tiếp thu, kế thừa những thành tựu của nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản
chủ nghĩa, đặc biệt là về khoa học công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản
xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại.
+ Cơ sở lí luận, phương pháp luận khoa học trong quán triệt quan điểm
đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Mô hình, mục tiêu chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam được xác định với các tiêu chí về lực lượng sản xuất, quan hệ sản
xuất, kiến trúc thượng tầng. Các phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội trong
thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
- Cơ sở khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận: thuyết “sự kết thúc của
lịch sử” và thuyết “sự xung đột giữa các nền văn minh” (Francis Fukuyama;
Samuel Huntington; Alvin Toffler).
Tóm lại, nghiên cứu lý luận hình thái kinh tế - xã hội có ý nghĩa quan
trọng đối với nâng cao nhận thức về bản chất khoa học và cách mạng của chủ
nghĩa Mác - Lênin, quán triệt sâu sắc đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về
xây dựng chủ nghĩa xã hội, củng cố niềm tin, lý tưởng cách mạng, kiên định con
đường chủ nghĩa xã hội. Đây cũng là cơ sở khoa học và cách mạng trong cuộc
đấu tranh tư tưởng chống lại các quan điểm phiến diện, sai lầm, phản động hòng
phủ nhận mục tiêu, lý tưởng, phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
2.2. Ý nghĩa phương pháp luận
Trước khi chủ nghĩa Mác xuất hiện thì chủ nghĩa duy tâm giữ vai trò chủ
đạo trong khoa học xã hội. Với sự ra đời của chủ nghĩa duy vật lịch sử đã mang 9
đến một phương pháp luận thực sự khoa học trong nghiên cứu về lĩnh vực xã hội.
Thứ nhất: Theo lý luận hình thái kinh tế – xã hội, sản xuất vật chất được
xác định là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức sản xuất quyết định đến trình
độ phát triển của nền sản xuất và do đó cũng được nhận định là nhân tố quyết
định hàng đầu đến trình độ phát triển của đời sống xã hội và lịch sử nói chung.
Vì vậy, không thể xuất phát từ ý thức, tư tưởng hoặc từ ý chí chủ quan của
con người để giải thích cho các hiện tượng trong đời sống xã hội, mà phải xuất
phát từ bản thân thực trạng phát triển của nền sản xuất xã hội, đặc biệt là từ trình
độ phát triển của phương thức sản xuất xã hội với cốt lõi là trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất hiện thực.
Thứ hai: Theo lý luận hình thái kinh tế – xã hội, xã hội không phải là sự kết
hợp một cách ngẫu nhiên, mà là một cơ thể sống động. Các phương tiện của đời
sống xã hội tồn tại trong một hệ thống có kết cấu thống nhất, chặt chẽ, tác động
qua lại lẫn nhau, trong đó quan hệ sản xuất đóng vai trò cơ bản nhất, quyết định
đến các quan hệ xã hội khác, là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ xã hội khác nhau.
Thứ ba: Theo lý luận hình thái kinh tế – xã hội, sự vận động, phát triển của
xã hội là một quá trình lịch sử – tự nhiên, có hiệu quả những vấn đề của đời
sống xã hội thì phải đi sâu nghiên cứu các quy luật vận động, phát triển của xã hội.
2.3. Liên hệ với thực tiễn Việt Nam
Trên cơ sở nghiên cứu, quán triệt học thuyết của Mác về hình thái kinh tế –
xã hội, Đảng ta đã xây dựng đường lối xây dựng, phát triển đất nước cho mỗi
giai đoạn lịch sử, để từ một đất nước bị thực dân đô hộ, có xuất phát điểm thấp,
nền kinh tế lạc hậu, Việt Nam đang ngày càng phát triển, hội nhập toàn diện về
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với khu vực và thế giới.
- Học thuyết hình thái kinh tế – xã hội là cơ sở lý luận để Đảng, Nhà nước
ta vận dụng vào thực tiễn, đề ra các chủ trương, chính sách phát triển lực lượng
sản xuất ngày càng tiên tiến theo hướng hiện đại, và xây dựng hệ thống pháp
luật quy định hệ thống các mối quan hệ sản xuất phù hợp với từng bước phát
triển của lực lượng sản xuất.
Cũng trên cơ sở lý luận của học thuyết hình thái kinh tế – xã hội và căn cứ
vào thực tiễn Việt Nam, Đảng, Nhà nước Việt Nam chủ trương xây dựng nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo các quy luật của nền kinh tế
thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
- Căn cứ vào tình hình cụ thể của đất nước, Đảng, Nhà nước ta đã chủ
trương con đường phát triển của Việt Nam là quá độ trực tiếp lên chủ nghĩa xã
hội, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa. 10
Chủ trương đó là kết quả quán triệt nguyên lý: Sự phát triển của các hình
thái kinh tế – xã hội là một quá trình lịch sử – tự nhiên mang tính tuần tự nhưng
cũng bao hàm cả sự “rút ngắn” trong những điều kiện lịch sử nhất định.
- Học thuyết hình thái kinh tế – xã hội cũng cung cấp luận cứ để Đảng, Nhà
nước Việt Nam kịp thời phát hiện những sai lầm chủ quan, duy ý chí trong mô
hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, kịp thời thực hiện công cuộc đổi
mới từ năm 1986 đến nay và gặt hái được thành công nhiều mặt về kinh tế – xã
hội, chính trị – an ninh, văn hóa, đối ngoại. 11