-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bãi thị là gì ? Khái niệm về bãi thị được hiểu như thế nào
Việc những người buôn bán ở chợ hoặc chủ các cửa hàng, cửa hiệu rủ nhau đồng loạt ngưng, thôi không mở cửa hàng hoặc cửa hiệu bán hàng, làm đình trệ việc giao lưu, mua bán, tạo nên tình hình bất ổn, không bình thường làm xôn xao dư luận, tâm lí người dân trong phạm vi một địa phương. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Tài liệu Tổng hợp 724 tài liệu
Tài liệu khác 796 tài liệu
Bãi thị là gì ? Khái niệm về bãi thị được hiểu như thế nào
Việc những người buôn bán ở chợ hoặc chủ các cửa hàng, cửa hiệu rủ nhau đồng loạt ngưng, thôi không mở cửa hàng hoặc cửa hiệu bán hàng, làm đình trệ việc giao lưu, mua bán, tạo nên tình hình bất ổn, không bình thường làm xôn xao dư luận, tâm lí người dân trong phạm vi một địa phương. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tài liệu Tổng hợp 724 tài liệu
Trường: Tài liệu khác 796 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tài liệu khác
Preview text:
Bãi thị là gì ? Khái niệm về bãi thị được hiểu như thế nào?
Khái niệm bãi thị. Bãi thị được hiểu như thế nào?
Việc những người buôn bán ở chợ hoặc chủ các cửa hàng, cửa hiệu rủ nhau đồng loạt ngưng, thôi
không mở cửa hàng hoặc cửa hiệu bán hàng, làm đình trệ việc giao lưu, mua bán, tạo nên tình hình
bất ổn, không bình thường làm xôn xao dư luận, tâm lí người dân trong phạm vi một địa phương.
Bãi thị có khi chỉ đối với một số mặt hàng tạo nên sự khan hiếm cá biệt nhưng thường là đồng loạt
trên quy mô cả một chợ hoặc cả một dãy phố. Bãi thị luôn có tính tập thể và có sự tổ chức, theo
một phương án nhất định có được sự đồng thuận và tích cực tham gia của số đông và của cả nhân dân.
Mục đích của hoạt động bãi thị
Bãi thị theo đuổi những mục đích khác nhau, có khi chỉ là sự phản ứng tập thể để tỏ thái độ trước
một tình hình bức xúc của công việc làm ăn như việc bố trí, sắp xếp các quầy hàng hoàn toàn bất
hợp lí mà không chịu điều chỉnh hoặc người quản lí chợ có cách xử lí, xử sự không đúng kéo dài
đối với số đông các quầy hàng. Bãi thị cũng thường xảy ra để phản đối thuế khóa nặng nề đánh
vào người buôn bán, tức là nặng về yêu sách kinh tế nhưng trong nhiều trường hợp có nội dung
chính trị như những người buôn bán ở chợ Đông Ba (Huế) đã nhiều lần tổ chức bãi thị phản đối
chính quyền ngụy hoặc trong phong trào chống lại việc chính quyền thực dân Pháp xử án tử hình
nhà cách mạng Phan Bội Châu năm 1925 của nhân dân cả nước, sôi động diễu hành, bãi thị, bãi khóa...
Đình công là gì? Đình công có phải là một dạng của bãi thị?
Dưới góc độ kinh tế,
đình công là biện pháp đấu tranh kinh tế được thực hiện bởi những người lao động, nhằm gây sức
ép để đạt được những yêu sách nhất định gắn với lợi ích kinh tế hoặc lợi ích nghề nghiệp. Trong
thị trường lao động, quan hệ lao động tập thể về bản chất là mối quan hệ bất tương xứng giữa một
bên là người nắm giữ tư liệu sản xuất và có quyền quyết định (bên sử dụng lao động) với một bên
là những người chỉ có sức lao động, không có tư liệu sản xuất và cũng không có hoặc có rất ít
quyền quyết định (người lao động). Vì ở phía yếu thế trong quan hệ lao động nên khi không giải
quyết được tranh chấp, người lao động thường liên kết với nhau, cùng ngừng việc, tạo thành sức
mạnh tập thể để đấu tranh với người sử dụng lao động. Thực tế đình công của nhiều nước trên thế
giới cho thấy chủ thể bị gây sức ép có thể là người sử dụng lao động trực tiếp tham gia quan hệ
lao động, cũng có thể là một chủ sử dụng lao động ở nơi khác trong trường hợp đình công hưởng
ứng, hoặc có thể là Nhà nước. Đình công là biện pháp đấu tranh mang tính tập thể nên thường có
những biểu hiện quá khích, nếu không kiểm soát kịp thời sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Chính khả năng gây thiệt hại về kinh tế hay đe dọa gây thiệt hại về kinh tế mà đình công là phương
thức có thể gây được áp lực với chủ thể đối diện, giúp tập thể lao động đạt được các yêu sách về
quyền và lợi ích. Đình công không phải là biện pháp duy nhất để những người lao động đạt được
mục đích của mình, nhưng với sức ép mà đình công có khả năng tạo ra, đình công thường được
những người lao động coi là giải pháp hữu hiệu để bảo vệ các quyền và lợi ích của họ.
Để giải quyết mâu thuẫn về quyền và lợi ích trong quan hệ lao động, tập thể lao động có thể sử
dụng các giải pháp mang tính ôn hoà như thương lượng trực tiếp với người sử dụng lao động hoặc
thông qua vai trò của người trung gian giải quyết tranh chấp theo phương thức hoà giải. Trong
trường hợp mâu thuẫn trở nên quá bức xúc, tập thể lao động có thể tiến hành đình công. Đình công
trở thành “vũ khí lợi hại” mà tập thể lao động sử dụng trong cuộc đấu tranh kinh tế với người sử
dụng lao động và Nhà nước (trong những trường hợp chủ thể bị gây sức ép là Nhà nước), nhằm
mục đích gây sức ép để giải quyết những bất đồng về quyền lợi theo hướng có lợi cho tập thể lao động.
Bên cạnh mặt tích cực là góp phần đảm bảo quyền và đáp ứng các yêu cầu về điều kiện làm việc
tốt hơn của tập thể lao động, đình công có thể gây ra nhiều hậu quả cho doanh nghiệp mà ở mức
độ nhất định cũng ảnh hưởng đến lợi ích của tập thể và cá nhân người lao động, thậm chí có thể
gây thiệt hại cho nền kinh tế. Đối với người sử dụng lao động, đình công xảy ra sẽ làm ngưng trệ
sản xuất, đảo lộn trật tự quản lí doanh nghiệp, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm. Đây
được coi là những thiệt hại trực tiếp do đình công gây ra và có thể dễ dàng xác định trong thực tế.
Ngoài ra, sự ngừng trệ sản xuất trong đình công còn ảnh hưởng đến việc hoàn thành các hợp đồng
kinh tế, làm mất uy tín của doanh nghiệp trong kinh doanh - những thiệt hại khó xác định và gây
hậu quả không nhỏ trong thực tiễn. Vì vậy, đình công được coi là biện pháp đấu tranh kinh tế mà
người lao động áp dụng trong cuộc “đọ sức” với người sử dụng lao động.
Đình công có thể để lại những hậu quả lâu dài trong quan hệ lao động. Nếu không được giải quyết
triệt để, đình công sẽ làm xấu đi tình trạng của quan hệ lao động. Đối với các cuộc đình công không
trực tiếp nhằm vào chủ sử dụng lao động và có yêu sách vượt khỏi phạm vi quan hệ lao động,
nhằm gây áp lực với một chủ thể khác hay Nhà nước, đình công vẫn gây hậu quả xấu cho doanh
nghiệp đang diễn ra đình công. Đình công làm cho tiến độ sản xuất bị giảm sút, bản thân người lao
động (kể cả người tham gia và không tham gia đình công) bị thiệt hại về thu nhập và ảnh hưởng đến công việc.
Như vậy, đình công mặc dù được nhìn nhận như một biện pháp đấu tranh kinh tế của tập thể lao
động nhằm đạt được những yêu sách có lợi cho chính họ nhưng lại gây ra những thiệt hại về vật
chất đối với các chủ thể khác, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế - xã hội nếu thiếu sự kiểm
soát. Điều đó đòi hỏi các quốc gia cần có những giải pháp nhằm kiềm chế các ảnh hưởng tiêu cực
của đình công, hạn chế tình trạng đình công vô tổ chức và không nhằm mục đích chính đáng.
Dưới góc độ xã hội,
đình công là hành vi ngừng việc được thực hiện bởi ý chí tự nguyện của nhiều người lao động.
Thực tế có những cuộc đình công diễn ra quy mô nhỏ, thu hút sự tham gia của ít người lao động,
nhưng cũng có những cuộc đình công diễn ra trên quy mô toàn quốc, thu hút sự tham gia của hàng
vạn người lao động. Ví dụ, ngày 08/7/2003, gần 1 triệu công nhân viên chức tại Brazil đã tiến hành
cuộc tổng đình công trên toàn quốc để phản đối chính sách cắt giảm trợ cấp xã hội của tổng thống Lula Da Silva.
Khả năng liên kết và tập hợp đông đảo sự tham gia của những người lao động là một trong những
nhân tố quyết định sự thắng lợi của một cuộc đình công. Trong nhiều cuộc đình công, những người
lao động thường tụ tập trước cổng xí nghiệp để ngăn cản hay kích động những công nhân khác
không vào làm việc, kêu gọi sự giúp đỡ để ủng hộ những người lao động đang tham gia đình công,
hay chiếm xưởng ngăn không cho những người lao động khác vào làm việc... Những hành vi nhằm
thu hút sự tham gia đông đảo và lôi kéo sự ủng hộ của những người lao động khác đối với cuộc
đình công không phải lúc nào cũng được coi là hợp pháp. Tuy nhiên, nó đã chứng tỏ tính quần
chúng của đình công và là sự thể hiện rõ nét bản chất xã hội của đình công.
Đình công xét dưới góc độ xã hội còn là hiện tượng có khả năng gây mất ổn định đối với trật tự xã
hội. Với các cuộc đình công diễn ra ở quy mô nhỏ, hành vi ngừng việc được diễn ra một cách hoà
bình, mức độ ảnh hưởng đến trật tự xã hội sẽ không lớn. Nhưng với các cuộc đình công diễn ra ở
phạm vi rộng, thu hút sự tham gia của đông đảo người lao động hoặc những cuộc đình công mà
kèm theo hành vi ngừng việc là những biểu hiện quá khích như la hét phản đối, đập phá máy móc
hay xô xát với người của chủ sử dụng lao động... thường gây ra những bất ổn lớn về mặt xã hội.
Nếu không giải quyết kịp thời, hậu quả của cuộc đình công sẽ không dừng lại ở những thiệt hại
đơn thuần về vật chất mà sẽ kéo theo những hậu quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội. Sự mất ổn
định về xã hội do đình công gây ra có thể là việc tạm thời ngừng trệ hoạt động cùa một số ngành
kinh tế có vai trò thiết yếu trong đời sống cộng đồng, gây bất ổn đến sinh hoạt của dân cư, tạo tâm
lý hoang mang cho dư luận.
Xét ở một mức độ nhất định, đình công cũng góp phần bảo vệ những tiến bộ xã hội như quyền dân
chủ trong lĩnh vực lao động, quyền tự do định đoạt và một số quyền khác. Đê có được quyền đình
công như hiện nay, giai cấp công nhân đã phải trải qua quá trình đấu tranh lâu dài để giành những
giá trị dân ch sống chính trị xã hội nói chung và trong lĩnh vực riêng. Nếu dân chủ được hiểu là
“sự thống trị của đa chủ trong lao động được hiểu là sự thực hiện quyền số đông (những người lao
động) trong quá trinh lao động.
Bản chất của quan hệ lao động là quan hệ mua bán sức động, do đó, về mặt nguyên tắc cần đảm
bảo sự thoả thuận bình đẳng của người lao động và người sử dụng lao động. Tuy nhiên, các yếu tố
khách quan tồn tại trong nền kinh tế thị trường đã hạn chế sự thương lượng bình đẳng của người
lao động. Với việc tiến hành đình công, người lao động có thể giành lại những lợi ích hợp pháp và
chính đáng mà họ có quyền được hưởng. Các yêu sách trong đình công thường có xu hướng kết
họp giữa lợi ích kinh tế với lợi ích văn hoá, xã hội, giữa những mục tiêu trước mắt với những vấn
đề lâu dài như bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện an sinh xã hội. Như vậy, đình công đã góp
phần tạo nên không khí dân chủ hoá trong lao động, mang lại lợi ích thiết thực, dễ thấy cho mỗi
người và góp phần tạo thêm động lực thúc đẩy người lao động.2
Bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực do đình công gây ra đối với trật tự, ổn định xã hội, ở mức độ
nhất định, đình công đã góp phần đem lại những giá trị dân chủ trong lĩnh vực lao động xã hội.
Các cuộc đình công của giai cấp công nhân trong lịch sử đã chứng minh vai trò quan họng của
đình công trong việc đảm bảo các giá trị nhân văn, tạo điều kiện cho sự phát triển của cá nhân với
người lao động, kết hợp hài hoà giữa lợi ích cá nhân của người lao động với lợi ích chung của tập
thể, xoá đi khoảng cách giữa lợi ích của ông chủ với lợi ích của những người lao động.
Dưới góc độ chính trị,
đình công là hiện tượng có thể gây bất lợi cho tình hình chính trị của quốc gia. Đình công có mục
đích bảo vệ các quyền và lợi ích nghề nghiệp của những quan hệ lao động nhưng đình công có thể
bị trục lợi để thực hiện các yêu sách chính trị. Trong trường hợp đó, hình thức đình công kinh tế
sẽ biến tướng thành đình công chính trị hay đình công hỗn hợp (kết hợp những các yếu tố kinh
tế và những yêu sách chính trị). Những cuộc đình íược coi như một loại công cụ chính trị mà giai
cấp ,có thể sử dụng để phản đối một quyết định của Chính chính sách đối nội hay đối ngoại mà sự
thực thi chính sách đó có thể ảnh hưởng đến đời sống của người lao động.
Việc có thừa nhận các hiện tượng ngừng việc mang màu sắc chính trị là hợp pháp hay không còn
tuỳ thuộc vào quan điểm của từng quốc gia nhưng sự tồn tại của các cuộc đình công chính trị trong
thực tiễn đã cho thấy tính chất nhạy cảm của vấn đề đình công. Đình công là một hiện tượng phản
kháng thường có khuynh hướng mở rộng phạm vi và luôn biến đổi hình thái, nó có khả năng trở
thành mối đe dọa hoặc trực tiếp gây ảnh hưởng đến sự ổn dịnh chính trị của quốc gia. Đe gây được
sức ép, đình công có thể được thưc hiện bất ngờ trong những thời điểm cần thiết, nhằm chớp thời
cơ. Đây là một trong các yếu tố góp phần tạo nên thắng lợi của một cuộc đình công. Nếu không
được báo trước, chính quyền sở tại rất khó có thể biết trước về khả năng xảy ra đình công cũng
như dự liệu trước hậu quả của đình công.
Dưới góc độ pháp lí, đình công là một quyền của người lao động được pháp luật thừa nhận (theo
Điều 8 Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá của Liên Hợp quốc - Điều 2
Công ước số 98 quy định: “1. Các tổ chức của người lao động và của người sử dụng lao động phải
được hưởng sự bảo vệ thích đảng chổng lại mọi hành vi của những phải viên hay thành viên của
mỗi bên để can thiệp vào việc tổ chức điều hành và quản lí nội bộ của phía bên kia.). Quyền đình
công được hiểu là quyền ngừng việc tạm thời của những người lao động nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình.