Bài thi môn Cơ sở văn hóa -Văn học xã hội | Học Viện Phụ phụ nữa Việt Nam

Bài thi môn Cơ sở văn hóa -Văn học xã hội | Học Viện Phụ phụ nữa Việt Nam  được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem

Họ và tên: Nguyễn Minh Tâm
Mã sinh viên: 2173240408
Bài kiểm tra giữa môn Cơ sở văn hóa Việt Nam
Đề bài: Tại sao nói “Văn, hóa Việt Nam thể hiện cốt cách của con người Việt
Nam”? Bằng các ví dụ cụ thể trong công cuộc phòng chống Covid của Việt Nam
hiện nay, em hãy chứng minh nhận định trên?
Bài làm
Arnold người Anh đã từng nói: “Không chiếc chìa khóa vạn năng nào thể
mở cửa vào nền văn hóa của một dân tộc, ngoại trừ chính tâm hồn của dân tộc
đấy”. Thật đúng như vậy, văn hóa hồn cốt, bản sắc riêng của một dân tộc,
nền tảng tinh thần vững chắc của một hội, sức mạnh nội tại bên trong mỗi
con người bảo đảm sự phát triển lớn mạnh bền vững của một quốc gia, một
dân tộc đó. Con người sống như nào thì sẽ phản ánh lên văn hóa, lối sống của
một đất nước như vậy. Cũng chính thế văn hóa Việt Nam sẽ thể hiện cốt
cách của con người Việt Nam hay nói cách khách con người Việt Nam chính
chủ thể tạo nên văn hóa Việt Nam.
Xuyên suốt chiều dài lịch sử của đất nước Việt Nam, đã nhiều minh chứng
trong các cuộc kháng chiến chỉ ra rằng nhân dân ta luôn giữ gìn truyền thụ
các truyền thống tốt đẹp của dân tộc như lòng yêu nước nồng nàn, sự tự tôn dân
tộc, sự đoàn kết đùm bọc, tương trỡ lẫn nhau trong những hoàn cảnh khó khăn.
Cho đến ngày nay khi đất nước đã được hòa bình, bước vào thời kì hội nhập với
thế giới, xã hội ngày một phát triển, tưởng rằng những tryền thống tốt đẹp đó sẽ
bị phai mờ dần theo thời gian. Nhưng không dường như những tốt đẹp nhất
đã ăn sâu bám rễ trong mỗi tâm hồn con người Việt, làm nên một vẻ đẹp rất
riêng của người Việt, của văn hóa Việt trong mắt bạn thế giới. Trong cuộc
sống bình thường những vẻ đẹp đó có thể bị ẩn giấu rất sâu trong mỗi con người
mà chính chúng ta nhiều khi cũng không phát hiện ra nhưng chỉ cần có khó khăn
ập đến thì những truyền thống tốt đẹp đó lại nổi lên như một làn sóng mạnh mẽ,
nhấn chìm mọi khó khăn thử thách.
trong hoàn cảnh dịch bệnh Covid đang hoành hành như hiện nay thì hồn cốt
của người Việt Nam, của văn hóa Việt Nam lại được thể hiện rõ hơn bao giờ hết
thông qua những những nghĩa cử cao đẹp, những hành động ý nghĩa của mọi
người từ Bắc vào Nam.
Trước hết một điều chúng ta thể thấy đó lòng yêu nước tinh thần
đoàn kết dân tộc tạo lên sức mạnh to lớn giúp chiến thắng đại dịch. Chủ tích Hồ
Chí Minh đã từng nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là một truyền
thống quý báu của ta. Từ xưa đến này, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh
thần ấy lại sôi nổi, kết thành một làn sóng cùng mạnh mẽ, to lớn, lướt
qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nhấn chìm tất cả bán nước cướp
nước”. Đúng vậy, mỗi khi đất nước gặp khó khăn như thiên tại, địch họa, truyền
thống đó lại tỏa sáng, kết nối toàn dân tộc thành một khối thống nhất, tạo nên
sức mạnh to lớn đưa đất nước vượt qua khó khăn. Trong tình hình dịch bệnh
đang phức tạp căng thẳng thì như bây giời thì ta thể thấy toàn thể bộ máy
nhà nước nhân dân đang gồng mình lên chống dịch với chủ trương “chống
dịch như chống giặc” không được để một ai bị bỏ lại phía sau, phải đảm bảo
đủ sở vật chất y tế lương thực cho người dân chống dịch. Với những
những chủ trương mạnh mẽ như thế chúng ta đã bước đầu giành được thắng lợi
trong việc chứng tỏ sức mạnh tinh thần của dân tộc, không một khó khăn nào
thể làm chúng ta lung lay.
Trải qua các cuộc đấu tranh chống chọi với thiên nhiên và giặc ngoại xâm, nhân
dân Việt Nam luôn hiểu thấu triết lý, ý nghĩa của tình đồng bào, đồng chí, anh
em, sớm tạo nên một đặc trưng văn hoá nổi bật của Việt Nam: tưởng yêu
nước thấm sâu bao trùm mọi lĩnh vực. Các yếu tố cộng đồng nguồn gốc
nguyên thuỷ đã sớm được cố kết lại, trở thành sở phát triển chủ nghĩa yêu
nước, đoàn kết, ý thức tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, nhân văn, nhân ái, thủy
chung… Những lúc khó khăn gian khổ tinh thần đồng cam, cộng khổ càng tỏa
sáng hơn bao giờ hết.
Thực tiễn cho thấy, giữa lúc tình hình đại dịch trong nước có diễn biến phức tạp,
ngay lập tức, ngày 30/3/2020, Tổng thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng
gửi Lời kêu gọi tới đồng bào, đồng chí, chiến cả nước đồng bào Việt Nam
ở nước ngoài cùng vào cuộc chống dịch Covid -19. Lời kêu gọi của Tổng Bí thư,
Chủ tịch nước không chỉ lời hiệu triệu toàn Đảng, toàn quân, toàn dân chung
sức, đồng lòng chiến thắng đại dịch, mà còn khơi dậy niềm tin, sự quyết tâm cao
trong mỗi người Việt Nam đồng lòng, chung sức quyết chiến, chiến thắng dịch
Covid 19. Ngày 31/3/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-
TTg về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid -19, thực hiện nghiêm
việc cách ly hội, giữ khoảng cách giữa người với người, cộng đồng với cộng
đồng, nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cộng đồng, yêu cầu người dân “Ở nhà
là yêu nước” để hạn chế tối đa ra ngoài, trừ các trường hợp thật sự cần thiết. Thủ
tướng cũng chỉ đạo “Mỗi người dân một chiến sĩ, mỗi làng một pháo
đài” chống sự lây nhiễm của Covid -19. Ngay từ khi có ca nhiễm virus đầu tiên,
các địa phương, bộ ngành đã chủ động nắm tình hình và đưa ra các giải pháp cụ
thể nhằm hỗ trợ những người gặp khó khăn trong cuộc sống. Từ đó, chủ động
ứng phó và giải quyết những tình huống diễn biến phức tạp do dịch bệnh gây ra.
Đối với đồng bào bị mắc kẹt các nước dịch, chính phủ ta không hề bỏ mặc
họ còn cử nhiều chuyến bay từ Việt Nam sang đón họ trở về quê hương với
phương châm chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: “Những trường hợp thật
sự cần thiết phải về nước, còn nhiều khó khăn nhưng Đảng, Nhà nước
nhân dân trong nước luôn nỗ lực hết sức để lo cho con. Đó nghĩa đồng
bào”. Cùng Chính phủ “chống dịch như chống giặc”, nhiều người dân trên mọi
miền Tổ quốc góp sức người, sức của để mua phương tiện y tế, khẩu trang, dung
dịch diệt khuẩn. Những phòng điều trị áp lực âm trị giá hàng tỉ đồng, cùng nhiều
trang thiết bị y tế được quyên góp bởi nhiều nghệ sĩ, doanh nhân những
khoản quyên góp từ tấm lòng của người dân cả nước đã thể hiện đậm nét truyền
thống nhân văn “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Những việc làm đầy ý
nghĩa nhân văn, những ứng xử trách nhiệm cao trong trận chiến phòng,
chống dịch bệnh Covid -19 trong các khu cách ly tại các địa phương, cứu chữa
bệnh nhân tận tình của đội ngũ y, bác sĩ, chuyên gia y tế Việt Nam giúp mỗi
chúng ta vững tin hơn vào sự lãnh đạo, điều hành của Đảng Nhà nước; tạo
động lực để người dân cả nước cùng quyết tâm, đồng hành vượt qua mọi khó
khăn. Bên cạnh đó, sự gắn kết, đồng lòng giữa Chính phủ với nhân dân cùng
chống “giặc” thể hiện tinh thần “Đảng dân cùng ý chí”. Điều đó được thể
hiện đậm nét, mỗi quyết sách của Chính phủ thời gian qua được đưa ra đều xuất
phát từ lợi ích của nhân dân, được toàn dân tin tưởng, ủng hộ, đồng lòng, tạo
nên sức mạnh của tinh thần đại đoàn kết toàn dân.
Một điều khiến chúng ta thấy ý nghĩa và cảm động hơn cả đó chính là sự gắn kết
giữa hai miền Nam Bắc ruột thịt. Khi ngoài Bắc mình vẫn đang trong vùng an
toàn vì các ca mắc chưa vượt quá sự cho phép thì trong miền Nam dịch bệnh lại
diễn biễn một cách kinh khủng, số bệnh nhân nhiễm tang cao, mỗi ngày phải
đến mấy nghìn ca nhiễm covid, các bệnh viện đều chật cứng bệnh nhân, bác
thì làm việc không kể ngày đêm, gồng mình lên chữa bệnh để giành giật từng
hơi thở cho người bệnh, có nhiều bệnh viện dã chiếnquá đông bệnh nhân nên
số lượng bác gần như khan hiếm. Trong tình hình căng thẳng đó miền Bắc
của ta đã huy động rất nhiều các bác sĩ, các sinh viên ngành y, các tình nguyện
viên đi vào miền Nam chống dịch giúp đỡ mọi người. Mọi người không hề
cảm thấy lo lắng hay sợ hãi đều cảm thấy rất vui vẻ, hạnh phúc mình đã
góp được một phần gì đó nhỏ bé cho đất nước chống dịch.
Rồi không chỉ các bác sĩ, các tình nguyện viên lần đầu chúng ta thấy cả
các chiến bộ đội cũng ra quân giúp đỡ mọi người, Rất nhiều những hình ảnh,
những câu chuyện cao đẹp về bộ đội đi chợ hộ người dân đã được ghi lại.
Dường như tinh thần đoàn kết của dân tộc đang được đẩy cao hơn bao giờ hết
khi toàn thể bộ máy nhà nước, các bác sĩ, các tình nguyện viên, mọi người dân
miền Bắc đều hướng về miền Nam ruột thịt, chung tay ủng hộ lương thực, các
vật dụng y tế để chống dịch.
Tinh thần cộng đồng, tương thân tương ái, yêu thương san sẻ, đùm bọc lẫn nhau
những đức tính được hun đúc trở thành bản sắc văn hóa của người Việt Nam,
tinh thần ấy đã tỏa sáng trong suốt truyền thống lịch sử dựng nước giữ nước
của dân tộc Việt Nam. Đây cũng sở, nền tảng vững chắc để dân tộc Việt
Nam vượt bao khó khăn, hoạn nạn. Trong thử thách của chiến tranh, địch họa,
người Việt Nam luôn và đều có những sáng tạo không ngừng để hướng về tương
lai tốt đẹp. Điều này đã được minh chứng sống động qua các cuộc kháng chiến
thần thánh chống giặc phương Bắc và đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược, cũng như trong công cuộc xây dựng
bảo vệ Tổ quốc hôm nay.
Trong trận chiến chống đại dịch Covid-19, với phẩm chất truyền thống “thương
người như thể thương thân”, mỗi người dân Việt Nam không chỉ quan tâm bảo
vệ sức khỏe bản thân mình, chấp hành nghiêm các quy định của quan chức
năng về phòng, chống dịch, còn nêu cao ý thức cộng đồng, chung tay góp
sức kể cả vật chất tinh thần, tạo nên “thế trận lòng dân” vững chắc để cùng
Đảng Nhà Nước chăm lo cho những người bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Hưởng ứng Lời kêu gọi của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, mọi tầng lớp hội
đều nhiệt tình hưởng ứng ủng hộ quỹ phòng, chống dịch Covid-19 qua tin nhắn
điện thoại. doanh nhân ủng hộ hàng chục, hàng trăm tỷ đồng. Nhiều văn
nghệ sĩ, vận động viên thể thao, các nhà hoạt động văn hóa, hội không chỉ
bản thân mình đóng góp còn lập quỹ kêu gọi cộng đồng quyên góp được
hàng trăm triệu đồng ủng hộ phòng, chống dịch. Không ít người cuộc sống
còn khó khăn vẫn đến ủng hộ mớ rau, quả trứng, cân gạo. Qua đây, chúng ta
càng nhận thấy ý nghĩa sâu sắc và giá trị nhân văn lớn lao từ truyền thống nhân
ái bao dung của dân tộc. Hơn bao giờ hết, càng khó khăn, thử thách, lòng yêu
nước, tinh thần tương thân, tương ái, sống nghĩa, tình, mang đậm bản sắc
văn hóa Việt Nam lại càng tỏa sáng; cả dân tộc kết thành một khối thống nhất về
ý chí và hành động, tạo sức mạnh to lớn trong công tác phòng, chống dịch. Lòng
nhân ái của người Việt Nam còn thể hiện cách ứng xử nhân văn, đầy tình người
với bạn du khách quốc tế. Bạn du khách quốc tế đến Việt Nam du
lịch, công tác bị mắc Covid-19 đều nước đội ngũ y, bác sĩ, chuyên gia y tế điều
trị tận tình, chu đáo. Các biện pháp phòng, chống dịch Covid -19 Việt Nam
đã, đang thực hiện được cộng đồng quốc tế đánh giá cao,lẽ không chỉ ở hiệu
quả mà còn ở cách ứng xử thân thiện, văn minh, hết mình với công dân các quốc
gia khác. Người nước ngoài đến từ vùng dịch, tiếp xúc, nguy nhiễm
bệnh hoặc dương tính với Covid -19 được chăm sóc, ứng xử như công dân Việt
Nam dịch bệnh đã tác động không nhỏ tới kinh tế hội đời sống của
mỗi người dân.
Những hành động, truyền thống tốt đẹp đó đã được bạn trên thế giới công
nhận tôn vinh đó chính hồn cốt của con người Việt Nam, của văn hóa Việt
Nam. Giữ gìn những giá trị truyền thống quý báu của dân tộc một ý thức
chính trị, ý thức chính trị của dân tộc, xây dựng tâm cộng đồng với nội
dung cao cả tinh thần độc lập tự cường, tự chủ lại biểu hiện cao nhất
trước hết của văn hóa. “Trước đây bản sắc văn hóa của dân tộc với tinh thần yêu
nước, chủ nghĩa dân tộc, tinh thần dân tộc tự chủ về chính trị đã khẳng định sức
mạnh của phong trào giải phóng thì nay lại càng cần phải như vậy. ngồi chờ dân
tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”. Phải thường xuyên bồi đắp
làm giàu cho truyền thống lịch sử văn hóa Việt Nam với ý nghĩa cội rễ của
dân tộc, bản sắc riêng của con người Việt Nam. Điều bản trước hết
phải làm bằng được việc “thường xuyên bồi bổ cho lịch sử – văn hóa, để cho cốt
cách văn hóa dân tộc thấm sâu vào tâm quốc dân. Một khi sao nhãng công
việc đó thì tự mình sẽ đánh mất mình”. Là một người con của dân tộc Việt em sẽ
cố gắng phát huy những truyền thống tốt đẹp đó để bản sắc Việt Nam mãi luôn
được giữ gìn.
| 1/5

Preview text:

Họ và tên: Nguyễn Minh Tâm Mã sinh viên: 2173240408
Bài kiểm tra giữa môn Cơ sở văn hóa Việt Nam
Đề bài: Tại sao nói “Văn, hóa Việt Nam thể hiện cốt cách của con người Việt
Nam”? Bằng các ví dụ cụ thể trong công cuộc phòng chống Covid của Việt Nam
hiện nay, em hãy chứng minh nhận định trên? Bài làm
Arnold người Anh đã từng nói: “Không có chiếc chìa khóa vạn năng nào có thể
mở cửa vào nền văn hóa của một dân tộc, ngoại trừ chính tâm hồn của dân tộc
đấy”. Thật đúng như vậy, văn hóa là hồn cốt, bản sắc riêng của một dân tộc, là
nền tảng tinh thần vững chắc của một xã hội, là sức mạnh nội tại bên trong mỗi
con người bảo đảm sự phát triển lớn mạnh và bền vững của một quốc gia, một
dân tộc đó. Con người sống như nào thì sẽ phản ánh lên văn hóa, lối sống của
một đất nước như vậy. Cũng chính vì thế mà văn hóa Việt Nam sẽ thể hiện cốt
cách của con người Việt Nam hay nói cách khách con người Việt Nam chính là
chủ thể tạo nên văn hóa Việt Nam.
Xuyên suốt chiều dài lịch sử của đất nước Việt Nam, đã có nhiều minh chứng
trong các cuộc kháng chiến chỉ ra rằng nhân dân ta luôn giữ gìn và truyền thụ
các truyền thống tốt đẹp của dân tộc như lòng yêu nước nồng nàn, sự tự tôn dân
tộc, sự đoàn kết đùm bọc, tương trỡ lẫn nhau trong những hoàn cảnh khó khăn.
Cho đến ngày nay khi đất nước đã được hòa bình, bước vào thời kì hội nhập với
thế giới, xã hội ngày một phát triển, tưởng rằng những tryền thống tốt đẹp đó sẽ
bị phai mờ dần theo thời gian. Nhưng không dường như những gì tốt đẹp nhất
đã ăn sâu và bám rễ trong mỗi tâm hồn con người Việt, làm nên một vẻ đẹp rất
riêng của người Việt, của văn hóa Việt trong mắt bạn bè thế giới. Trong cuộc
sống bình thường những vẻ đẹp đó có thể bị ẩn giấu rất sâu trong mỗi con người
mà chính chúng ta nhiều khi cũng không phát hiện ra nhưng chỉ cần có khó khăn
ập đến thì những truyền thống tốt đẹp đó lại nổi lên như một làn sóng mạnh mẽ,
nhấn chìm mọi khó khăn thử thách.
Và trong hoàn cảnh dịch bệnh Covid đang hoành hành như hiện nay thì hồn cốt
của người Việt Nam, của văn hóa Việt Nam lại được thể hiện rõ hơn bao giờ hết
thông qua những những nghĩa cử cao đẹp, những hành động ý nghĩa của mọi người từ Bắc vào Nam.
Trước hết một điều chúng ta có thể thấy rõ đó là lòng yêu nước và tinh thần
đoàn kết dân tộc tạo lên sức mạnh to lớn giúp chiến thắng đại dịch. Chủ tích Hồ
Chí Minh đã từng nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là một truyền
thống quý báu của ta. Từ xưa đến này, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh
thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt
qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp
nước”. Đúng vậy, mỗi khi đất nước gặp khó khăn như thiên tại, địch họa, truyền
thống đó lại tỏa sáng, kết nối toàn dân tộc thành một khối thống nhất, tạo nên
sức mạnh to lớn đưa đất nước vượt qua khó khăn. Trong tình hình dịch bệnh
đang phức tạp và căng thẳng thì như bây giời thì ta có thể thấy toàn thể bộ máy
nhà nước và nhân dân đang gồng mình lên chống dịch với chủ trương “chống
dịch như chống giặc” và không được để một ai bị bỏ lại phía sau, phải đảm bảo
đủ cơ sở vật chất y tế và lương thực cho người dân chống dịch. Với những
những chủ trương mạnh mẽ như thế chúng ta đã bước đầu giành được thắng lợi
trong việc chứng tỏ sức mạnh tinh thần của dân tộc, không một khó khăn nào có thể làm chúng ta lung lay.
Trải qua các cuộc đấu tranh chống chọi với thiên nhiên và giặc ngoại xâm, nhân
dân Việt Nam luôn hiểu thấu triết lý, ý nghĩa của tình đồng bào, đồng chí, anh
em, sớm tạo nên một đặc trưng văn hoá nổi bật của Việt Nam: tư tưởng yêu
nước thấm sâu và bao trùm mọi lĩnh vực. Các yếu tố cộng đồng có nguồn gốc
nguyên thuỷ đã sớm được cố kết lại, trở thành cơ sở phát triển chủ nghĩa yêu
nước, đoàn kết, ý thức tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, nhân văn, nhân ái, thủy
chung… Những lúc khó khăn gian khổ tinh thần đồng cam, cộng khổ càng tỏa sáng hơn bao giờ hết.
Thực tiễn cho thấy, giữa lúc tình hình đại dịch trong nước có diễn biến phức tạp,
ngay lập tức, ngày 30/3/2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng
gửi Lời kêu gọi tới đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào Việt Nam
ở nước ngoài cùng vào cuộc chống dịch Covid -19. Lời kêu gọi của Tổng Bí thư,
Chủ tịch nước không chỉ là lời hiệu triệu toàn Đảng, toàn quân, toàn dân chung
sức, đồng lòng chiến thắng đại dịch, mà còn khơi dậy niềm tin, sự quyết tâm cao
trong mỗi người Việt Nam đồng lòng, chung sức quyết chiến, chiến thắng dịch
Covid – 19. Ngày 31/3/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-
TTg về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid -19, thực hiện nghiêm
việc cách ly xã hội, giữ khoảng cách giữa người với người, cộng đồng với cộng
đồng, nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cộng đồng, yêu cầu người dân “Ở nhà
là yêu nước” để hạn chế tối đa ra ngoài, trừ các trường hợp thật sự cần thiết. Thủ
tướng cũng chỉ đạo “Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xã là một pháo
đài” chống sự lây nhiễm của Covid -19. Ngay từ khi có ca nhiễm virus đầu tiên,
các địa phương, bộ ngành đã chủ động nắm tình hình và đưa ra các giải pháp cụ
thể nhằm hỗ trợ những người gặp khó khăn trong cuộc sống. Từ đó, chủ động
ứng phó và giải quyết những tình huống diễn biến phức tạp do dịch bệnh gây ra.
Đối với đồng bào bị mắc kẹt ở các nước có dịch, chính phủ ta không hề bỏ mặc
họ mà còn cử nhiều chuyến bay từ Việt Nam sang đón họ trở về quê hương với
phương châm chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: “Những trường hợp thật
sự cần thiết phải về nước, dù còn nhiều khó khăn nhưng Đảng, Nhà nước và
nhân dân trong nước luôn nỗ lực hết sức để lo cho bà con. Đó là nghĩa đồng
bào”. Cùng Chính phủ “chống dịch như chống giặc”, nhiều người dân trên mọi
miền Tổ quốc góp sức người, sức của để mua phương tiện y tế, khẩu trang, dung
dịch diệt khuẩn. Những phòng điều trị áp lực âm trị giá hàng tỉ đồng, cùng nhiều
trang thiết bị y tế được quyên góp bởi nhiều nghệ sĩ, doanh nhân và những
khoản quyên góp từ tấm lòng của người dân cả nước đã thể hiện đậm nét truyền
thống nhân văn “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Những việc làm đầy ý
nghĩa và nhân văn, những ứng xử có trách nhiệm cao trong trận chiến phòng,
chống dịch bệnh Covid -19 trong các khu cách ly tại các địa phương, cứu chữa
bệnh nhân tận tình của đội ngũ y, bác sĩ, chuyên gia y tế Việt Nam giúp mỗi
chúng ta vững tin hơn vào sự lãnh đạo, điều hành của Đảng và Nhà nước; tạo
động lực để người dân cả nước cùng quyết tâm, đồng hành vượt qua mọi khó
khăn. Bên cạnh đó, sự gắn kết, đồng lòng giữa Chính phủ với nhân dân cùng
chống “giặc” thể hiện tinh thần “Đảng và dân cùng ý chí”. Điều đó được thể
hiện đậm nét, mỗi quyết sách của Chính phủ thời gian qua được đưa ra đều xuất
phát từ lợi ích của nhân dân, được toàn dân tin tưởng, ủng hộ, đồng lòng, tạo
nên sức mạnh của tinh thần đại đoàn kết toàn dân.
Một điều khiến chúng ta thấy ý nghĩa và cảm động hơn cả đó chính là sự gắn kết
giữa hai miền Nam Bắc ruột thịt. Khi ngoài Bắc mình vẫn đang trong vùng an
toàn vì các ca mắc chưa vượt quá sự cho phép thì trong miền Nam dịch bệnh lại
diễn biễn một cách kinh khủng, số bệnh nhân nhiễm tang cao, mỗi ngày phải có
đến mấy nghìn ca nhiễm covid, các bệnh viện đều chật cứng bệnh nhân, bác sĩ
thì làm việc không kể ngày đêm, gồng mình lên chữa bệnh để giành giật từng
hơi thở cho người bệnh, có nhiều bệnh viện dã chiến vì quá đông bệnh nhân nên
số lượng bác sĩ gần như là khan hiếm. Trong tình hình căng thẳng đó miền Bắc
của ta đã huy động rất nhiều các bác sĩ, các sinh viên ngành y, các tình nguyện
viên đi vào miền Nam chống dịch và giúp đỡ mọi người. Mọi người không hề
cảm thấy lo lắng hay sợ hãi mà đều cảm thấy rất vui vẻ, hạnh phúc vì mình đã
góp được một phần gì đó nhỏ bé cho đất nước chống dịch.
Rồi không chỉ có các bác sĩ, các tình nguyện viên mà lần đầu chúng ta thấy cả
các chiến sĩ bộ đội cũng ra quân giúp đỡ mọi người, Rất nhiều những hình ảnh,
những câu chuyện cao đẹp về bộ đội đi chợ hộ người dân đã được ghi lại.
Dường như tinh thần đoàn kết của dân tộc đang được đẩy cao hơn bao giờ hết
khi toàn thể bộ máy nhà nước, các bác sĩ, các tình nguyện viên, mọi người dân
miền Bắc đều hướng về miền Nam ruột thịt, chung tay ủng hộ lương thực, các
vật dụng y tế để chống dịch.
Tinh thần cộng đồng, tương thân tương ái, yêu thương san sẻ, đùm bọc lẫn nhau
là những đức tính được hun đúc trở thành bản sắc văn hóa của người Việt Nam,
tinh thần ấy đã tỏa sáng trong suốt truyền thống lịch sử dựng nước và giữ nước
của dân tộc Việt Nam. Đây cũng là cơ sở, nền tảng vững chắc để dân tộc Việt
Nam vượt bao khó khăn, hoạn nạn. Trong thử thách của chiến tranh, địch họa,
người Việt Nam luôn và đều có những sáng tạo không ngừng để hướng về tương
lai tốt đẹp. Điều này đã được minh chứng sống động qua các cuộc kháng chiến
thần thánh chống giặc phương Bắc và đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược, cũng như trong công cuộc xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc hôm nay.
Trong trận chiến chống đại dịch Covid-19, với phẩm chất truyền thống “thương
người như thể thương thân”, mỗi người dân Việt Nam không chỉ quan tâm bảo
vệ sức khỏe bản thân mình, chấp hành nghiêm các quy định của cơ quan chức
năng về phòng, chống dịch, mà còn nêu cao ý thức cộng đồng, chung tay góp
sức kể cả vật chất và tinh thần, tạo nên “thế trận lòng dân” vững chắc để cùng
Đảng và Nhà Nước chăm lo cho những người bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Hưởng ứng Lời kêu gọi của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, mọi tầng lớp xã hội
đều nhiệt tình hưởng ứng ủng hộ quỹ phòng, chống dịch Covid-19 qua tin nhắn
điện thoại. Có doanh nhân ủng hộ hàng chục, hàng trăm tỷ đồng. Nhiều văn
nghệ sĩ, vận động viên thể thao, các nhà hoạt động văn hóa, xã hội không chỉ
bản thân mình đóng góp mà còn lập quỹ kêu gọi cộng đồng quyên góp được
hàng trăm triệu đồng ủng hộ phòng, chống dịch. Không ít người dù cuộc sống
còn khó khăn vẫn đến ủng hộ mớ rau, quả trứng, cân gạo. Qua đây, chúng ta
càng nhận thấy ý nghĩa sâu sắc và giá trị nhân văn lớn lao từ truyền thống nhân
ái bao dung của dân tộc. Hơn bao giờ hết, càng khó khăn, thử thách, lòng yêu
nước, tinh thần tương thân, tương ái, sống có nghĩa, có tình, mang đậm bản sắc
văn hóa Việt Nam lại càng tỏa sáng; cả dân tộc kết thành một khối thống nhất về
ý chí và hành động, tạo sức mạnh to lớn trong công tác phòng, chống dịch. Lòng
nhân ái của người Việt Nam còn thể hiện cách ứng xử nhân văn, đầy tình người
với bạn bè và du khách quốc tế. Bạn bè và du khách quốc tế đến Việt Nam du
lịch, công tác bị mắc Covid-19 đều nước đội ngũ y, bác sĩ, chuyên gia y tế điều
trị tận tình, chu đáo. Các biện pháp phòng, chống dịch Covid -19 mà Việt Nam
đã, đang thực hiện được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, có lẽ không chỉ ở hiệu
quả mà còn ở cách ứng xử thân thiện, văn minh, hết mình với công dân các quốc
gia khác. Người nước ngoài đến từ vùng có dịch, tiếp xúc, có nguy cơ nhiễm
bệnh hoặc dương tính với Covid -19 được chăm sóc, ứng xử như công dân Việt
Nam dù dịch bệnh đã tác động không nhỏ tới kinh tế – xã hội và đời sống của mỗi người dân.
Những hành động, truyền thống tốt đẹp đó đã được bạn bè trên thế giới công
nhận và tôn vinh đó chính hồn cốt của con người Việt Nam, của văn hóa Việt
Nam. Giữ gìn những giá trị truyền thống quý báu của dân tộc là một ý thức
chính trị, và ý thức chính trị của dân tộc, xây dựng tâm lý cộng đồng với nội
dung cao cả là tinh thần độc lập tự cường, tự chủ lại là biểu hiện cao nhất và
trước hết của văn hóa. “Trước đây bản sắc văn hóa của dân tộc với tinh thần yêu
nước, chủ nghĩa dân tộc, tinh thần dân tộc tự chủ về chính trị đã khẳng định sức
mạnh của phong trào giải phóng thì nay lại càng cần phải như vậy. ngồi chờ dân
tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”. Phải thường xuyên bồi đắp
làm giàu cho truyền thống lịch sử – văn hóa Việt Nam với ý nghĩa là cội rễ của
dân tộc, bản sắc riêng có của con người Việt Nam. Điều cơ bản và trước hết là
phải làm bằng được việc “thường xuyên bồi bổ cho lịch sử – văn hóa, để cho cốt
cách văn hóa dân tộc thấm sâu vào tâm lý quốc dân. Một khi sao nhãng công
việc đó thì tự mình sẽ đánh mất mình”. Là một người con của dân tộc Việt em sẽ
cố gắng phát huy những truyền thống tốt đẹp đó để bản sắc Việt Nam mãi luôn được giữ gìn.