Văn hóa là nền tảng - Văn hóa là nền tảng phát triển | Học Viện Phụ phụ nữa Việt Nam
Văn hóa là nền tảng - Văn hóa là nền tảng phát triển | Học Viện Phụ phụ nữa Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem
Preview text:
Văn hóa là nền tảng, là mục tiêu của sự phát triển
Trước hết chúng ta cần hiểu văn hóa là gì? Theo UNESSCO đưa ra định nghĩa:
“Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo ra. Văn hóa là chìa khóa của sự phát triển”. Trong Nghị quyết Trung
ương 5 khóa VIII, Đảng ta khẳng định: Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá
trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong
quá trình dựng nước và giữ nước…, là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của
nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng hoàn thiện mình. Văn hóa Việt
Nam dã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc. -
Mục tiêu của xã hội Việt Nam là: dân giàu nước manh, xã hội công bằng,
- Mục tiêu của xã hội Việt Nam là: dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ văn minh chính là mục tiêu của văn hóa. - -
Mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con
- Mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con
người, tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội,
phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường. Phát triển hướng tới mục tiêu văn
hóa – xã hội mới đảm bảo sự bền vững và trường tồn. -
Mọi sự phát triển đều do con người quyết định mà văn hóa thể hiện
trìđộ vun trồng ngày càng cao, càng toàn diện con người và xã hội, làm
cho con người và xã hội ngày càng phát triển, tiến bộ; điều đó nghĩa là
- Mọi sự phát triển đều do con người quyết định mà văn hóa thể hiện
trình độ vun trồng ngày càng cao, càng toàn diện con người và xã hội,
làm cho con người và xã hội ngày càng phát triển, tiến bộ; điều đó
nghĩa là ngày một xa rời trạng thái nguyên sơ, mông muội để tiến tới
một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc và văn minh. Trong đó, bản
chất nhân văn, nhân đạo của mỗi cá nhân cũng như của cả cộng đồng
được bồi dưỡng; phát huy trở thành giá trị cao quý và chuẩn mực tốt
đẹp của toàn xã hội. Mục tiêu này phù hợp với khát vọng lâu đời của
nhân loại và là mục đích phát triển bền vững, tiến bộ của các quốc gia,
dân tộc. Đây là một nội dung quan trọng của Chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đang xây dựng -
Xác định văn hóa là mục tiêu của sự phát triển xuất phát từ nhận thức
- Xác định văn hóa là mục tiêu của sự phát triển xuất phát từ nhận thức
đúng bản chất của văn hóa và quan niệm đúng về sự phát triển, bởi
mục tiêu cuối cùng của một xã hội có một nền văn hóa tiên tiến chính
là phát triển con người, đó cũng chính là quy luật phát triển của lịch
sử. Con người đó phải là con người thật sự có hạnh phúc, đó là con
người toàn diện theo chuẩn mực giá trị văn hóa. Con người là yếu tố
quyết định nhất của sự phát triển kinh tế xã hội, mà nguồn lực này lại
nằm trong văn hóa bởi văn hóa là sản phẩm sáng tạo của con người.
cho nên xây dựng nền văn hóa VN cũng chính là xây dựng và phát huy
nguồn lực con người, đó là nguồn lực quan trọng nhất của sự phát
triển. tiềm năng sángtạo của con người chính là tiềm lực văn hóa xã
hội, nên khi xây dựng đường lối chiến lược phát triển kinh tế xã hội,
phải lấy việc phục vụ con người là mục đích, lấy văn hóa là mục tiêu
và động lực. con người đã sáng tạo văn hóa thông qua hoạt động thực
tiễn có ý thức của chính mình, khi đó con người là chủ thể của văn
hóa. Nhưng đồng thời những giá trị văn hóa lại phục vụ cho mục đích
nâng cao giá trị cuộc sống của con người, khi đó con người là khách thể của văn hóa.
- Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn liền với giữ gìn bản sắc văn hóa
dân tộc, gắn liền với bảo vệ môi trường tự nhiên, hoàn thiện môi
trường xã hội nhằm giữ vững ổn định chính trị. Bản sắc văn hóa của
Việt Nam là tổng hợp bản sắc văn hóa của 54 dân tộc anh em sống trên
lãnh thổ VN, thể hiện qua những biểu hiện ở phương thức sinh hoạt vật
chất, ở những giá trị văn hóa tinh thần, qua thế ứng xử trong quan hệ
với tự nhiện và xã hội. Cái chung của văn hóa VN để làm nên bản sắc
dân tộc, làm nên tính thống nhất của văn hóa chính là các dân tộc cùng
một cội nguồn từ nền văn hóa bản địa, có mẫu số chung là nền văn hóa
lúa nước. Cùng sinh tụ lâu đời trên một khu vực địa lý, cùng chịu sự
tác động của những điều kiện tự nhiên, nhưng với sự phát triển trong
những không gian văn hóa khác nhau, văn hóa dân tộc vừa có sự tiếp
thi các yếu tố văn hóa của các dân tộc khác, vừa lưu trữ yếu tố nội sinh
đã trở thành truyền thống, bản sắc -
Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn liền với giữ gìn bản sắc văn hóa
dân Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn liền với giữ gìn bản sắc dân tộc, gắn liền
với bảo vệ môi trường tự nhiên, hoàn thiện mội trường xã hội nhằm giữ vững
ổn định chính trị. Bản sắc văn hóa của VN là tổng hợp bản sắc văn hóa của
54 dân tộc anh em sống trên lãnh thổ VN, thể hiện qua những biểu hiện ở
phương thức sinh hoạt vật chất, ở những giá
Văn hóa tác động tới sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường
Đối với phát triển kinh tế:
Thứ nhất, văn hóa và kinh tế có mối quan hệ biện chứng với nhau. Kinh tế là kết
quả của văn hóa và văn hóa cũng là kết quả của kinh tế. Thực tiễn ngày càng cho
thấy văn hóa không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị. Văn
hóa không chỉ là mục tiêu, động lực mà nằm ngay trong quá trình phát triển kinh
tế. Mỗi nấc thang của tăng trưởng kinh tế, tạo ra bước phát triển mới về văn hóa;
văn hóa phát triển lại thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Thứ hai, văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, là động lực, mục tiêu phát triển
kinh tế. Văn hóa là mục tiêu của kinh tế, vì phát triển kinh tế để phát triển con
người. Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu xây dựng một xã hội
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, con người được hạnh phúc
và phát triển toàn diện. Vì vậy, văn hóa đóng vai trò là mục tiêu trước mắt và lâu
dài của sự phát triển kinh tế. Văn hóa ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế trước
hết vì nó là nền tảng tinh thần, động lực và thông qua mục tiêu cứu cánh mà nó
đặt ra cho tất cả chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế: Mọi kế hoạch phát triển
kinh tế đều phải hướng đến mục tiêu cao nhất là đảm bảo yêu cầu cơ bản nhất là
bảo vệ con người, phục vụ con người, nâng cao chất lượng cuộc sống con người.
Bất cứ chính sách, biện pháp kinh tế nào về sản xuất, luu thông hay phân phối,
về giá, lương, sản phẩm hàng hóa đều phải thực hiện mục tiêu cao nhất đó yêu
cầu cơ bản đó, tức là vì chính lợi ích của con người. Để kinh tế bền vững phải có
một mô hình tăng trưởng xuất phát từ văn hóa và bằng tố chất văn hóa, đó là
nguồn nhân lực chất lượng cao. Bằng nguồn tài nguyên quý nhất, vốn quý nhất
là con người, chúng ta có thể làm chủ được khoa học và công nghệ, tạo ra sức
mạnh tác động vào hoạt động kinh tế theo chiều sức mạnh thúc đẩy.
Thứ ba, văn hóa thúc đẩy kinh tế tăng trưởng ổn định. Văn hóa phát triển tương
xứng là cơ sở cho phát triển kinh tế một cách toàn diện. Văn hóa và tăng trưởng
kinh tế là mối quan hệ đa chiều. mật thiết với nhau, cùng lúc phát huy nhiều
năng lực khác nhau. Với luận điểm này, văn hóa thể hiện trước hết thông qua
chức năng xây dựng con người, bồi dưỡng nguồn lực con người về trí tuệ và tâm
hồn, năng lực, sự thành thạo, tài năng, đạo đức, nhân cách, lối sống của cá nhân
và cộng đồng. Chính vì thế mà văn hóa sẽ là điều kiện không thể thiếu để thúc
đẩy kinh tế phát triển ổn định. Thiếu một nền tảng tinh thần tiến bộ, lành mạnh
sẽ không có sự phát triển kinh tế bền vững.
Đối với phát triển xã hội:
Thứ nhất, hệ giá trị văn hóa điều tiết, cải biến sự phát triển của xã hội.
Điều tiết xã hội: Với hệ giá trị tốt đẹp chân thiện mỹ của mình, văn hóa luôn làm
tròn trách nhiệm của mình đối với việc điều tiết sự vận hành của xã hội.
Văn hóa góp phần giữ ổn định xã hội trong giai đoạn phát triển bền vững hiện
nay. Điều quan trọng nhất khi nói văn hóa là nền tảng tinh thần bởi văn hóa có
chức năng định hình các giá trị, chuẩn mực trong đời sống xã hội, chi phối các
hành vi của mỗi người và toàn xã hội. Với tính lịch sử, các giá trị, chuẩn mực đó
được truyền bá, lưu giữ, chắt lọc và phát triển trong tiến trình lịch sử của dân
tộc, trở thành hệ thống các giá trị đặc trưng cho một dân tộc, bao gồm chính trị,
đạo đức, luật pháp, khoa học, văn học, nghệ thuật, các thể chế, thiết chế văn hóa,
tập quán, lối sống, tạo nên cái cốt, cái hồn, bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc.
Chẳng hạn, khi nói bản sắc văn hóa của con người Việt Nam, chúng ta đặt lên
hàng đầu lòng yêu nước với những khía cạnh như yêu quê hương, xứ sở; lấy dân
làm gốc; trân trọng lịch sử, văn hóa dân tộc; bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ; chiến
đấu vì độc lập, tự do. Những giá trị đó là truyền thống văn hóa tốt đẹp được
truyền bá, kế thừa và phát triển từ thế hệ này sang thế hệ khác trong tiến trình lịch sử của dân tộc.
Thứ hai: Văn hóa là nguồn lực mạnh mẽ cho sự phát triển xã hội. Chìa khóa của
sự phát triển, cũng như phát triển bền vững bao gồm những nhân tố như: Nguồn
lực tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, nguồn khoa học công nghệ, nguồn lực
con người, trong đó nguồn lực con người đóng vai trò chủ chốt. Chiến lược phát
triển bền vững ở Việt Nam đã nêu lên 8 nguyên tắc chính cần thực hiện trong
quá trình phát triển, thì quy nguyên tắc đầu tiên được nêu ra đầu tiên là con
người, nguồn lực con người có vai trò quyết định, đây là chìa khoá của mọi chìa khoá.
Con người là trung tâm của phát triển bền vững. Đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn
nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân, xây dựng đất nước giàu
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh là nguyên tắc quán triệt nhất quán
trong mọi giai đoạn phát triển.
Vì vậy có thể nhận thấy việc xây dựng con người mới, có đủ phẩm chất, năng
lực đạo đức, vừa hồng vừa chuyên là rất cần thiết trong quá trình phát triển bền vững.
Thứ ba, hệ Giá trị văn hóa tốt đẹp của văn hóa tác động mạnh đến quá trình
phát triển xã hội trong giai đoạn phát triển bền vững. Sức mạnh đại đoàn kết dân
tộc để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội dân chủ, công bằng, văn
minh. Tinh thần nhân văn nhân đạo xây dựng một xã hội toàn diện hơn.
Đối với bảo bệ môi trường:
Thứ nhất, văn hóa xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa con người và tự nhiên là
vấn đề chính cần quan tâm để đảm bảo tốt nhất môi trường sống của con người.
Nam đã có mối liên hệ đặc biệt , phụ thuộc vào tự nhiên. Vì vậy, con người có
mối quan hệ gắn bó vô cùng mật thiết với tự nhiên. Tự nhiên chính là môi
trường sống của con người. Môi trường sống không chỉ cung cấp những điều
kiện cơ bản cho con người sinh hoạt như: ăn, mặc, ở… Như vậy, có thể nhìn
nhận thấy tầm quan trọng của môi trường tự nhiên đối với con người. Trong quá
trình phát triển bền vững, vô tình sự phát triển kinh tế xã hội đã làm tổn hại đến
môi trường tự nhiên. Điều này sẽ đe dọa đến sự sống của con người. Con người
luôn nhận thức rõ mối quan hệ hài hòa của mình với tự nhiên. Cần phải giữ gìn
và bảo vệ tài nguyên là vấn đề cấp bách để có thể phát triển bền vững.
Thứ hai, xây dựng con người tự ý thức, tự giác đối với việc bảo vệ môi trường
là vai trò quan trọng của văn hóa. đang trở thành thách thức. bảo vệ môi trường
đang trở thành những rào cản lớn đối với sự phát triển của chính con người Việt
Nam- được hiểu như quá trình không ngừng mở rộng cơ hội và nâng cao năng
lực lựa chọn cho con người. Thứ nhất, sức khỏe, tính mạng người dân bị đe dọa
trực tiếp do tình trạng nhiễm khuẩn không khí, đất, nước, thực phẩm, bùng phát
dịch bệnh. Thứ hai, suy thoái môi trường làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên tái
sinh nuôi sống con người như biển, sông, hồ, đất màu, rừng,... Thứ ba, bất bình
đẳng xã hội gia tăng do những doanh nghiệp gây ô nhiễm tạo ra chi phí kéo theo
về bệnh tật, giảm thu nhập lên những người khác, đặc biệt là nhóm yếu thế như
người nghèo, dân cư các vùng sâu, vùng xa, người dân tộc thiểu số… Thứ tư,
khủng hoảng môi trường, thiên tai bùng phát, biến đổi khí hậu đe dọa an ninh,
tính mạng và tài sản của con người. Chính vì vậy xây dựng ý thức tự giác của
con người đối với việc bảo vệ môi trường chiếm vị trí quan trọng hàng đầu đến
sự sống còn của con người. Văn hóa xây dựng ý thức tự giác của con người,
trước hết bởi chức năng nhận thức của nó. Con người là trung tâm của văn hóa,
tất cả hành vi, hoạt động của con người đều liên quan đến văn hóa. Văn hóa tạo
dựng cho con cách ứng xử thân thiện với môi trường trên cơ sở đổi mới tư duy,
cách làm, hành vi ứng xử, ý thức trách nhiệm với thiên nhiên, môi trường trong
xã hội và của mỗi người dân. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng
cao hiểu biết, xây dựng các chuẩn mực, hình thành ý thức, lối nghĩ, cách làm,
hành vi ứng xử thân thiện với thiên nhiên, môi trường.