Bài thu hoạch bảo tàng chiến tích chiến tranh | Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM

Trong khóa học "Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam", sinh viên thường thực hiện bài thu hoạch tại Bảo tàng Chiến tích Chiến tranh để nghiên cứu và hiểu sâu hơn về lịch sử đấu tranh của Đảng và dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến tranh. Bằng cách tham quan, tìm hiểu các hiện vật, tư liệu và diễn giải của bảo tàng, sinh viên có cơ hội tiếp cận với những sự kiện, nhân vật và chiến lược chiến tranh quan trọng. Bài thu hoạch này thúc đẩy sinh viên khám phá và phân tích sự quan trọng của lịch sử trong việc hình thành và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng như ý thức về vai trò của mình trong việc gìn giữ và phát huy kế thừa lịch sử của dân tộc.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BÀI THU HOẠCH
HỌC PHẦN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Đề tài
CẢM NHẬN SAU CHUYẾN THAM QUAN
BẢO TÀNG “CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH”
Giảng viên : ThS. Thái Văn Nam
Lớp : CNTN K22
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Tường Vy
MSSV : 2256010156
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 12, năm 2023
2
lOMoARcPSD| 41487147
MỞ ĐẦU
Trong cuốn “Nỗi buồn chiến tranh”, Bảo Ninh đã từng tuyên bố rằng: “Chiến
tranh cõi không nhà, không cửa, lang thang khốn khổ phiêu bạt đại, cõi không
đàn ông, không đàn bà, là thế giới của thảm sầu, vô cảm và tuyệt tự khủng khiếp nhất của
dòng giống con người… Chiến tranh lửa, máu, cảnh chém giết cuồng dại, méo
xệch tâm hồn nhân dạng. Thói hiếu sát. Máu hung tàn. Tâmthú rừng. Ý chí tăm tối
lòng dạ gỗ đá”. Thật vậy, chiến tranh gắn liền với mất mát, đau thương, nước mắt.
Chiến tranh một con quái vật say máu người, tàn nhẫn nuốt chửng bao niềm hạnh
phúc, bao nụ cười, chỉ để lại trũng sâu đêm tối của khóc lóc, cay đắng, tan thương. Việt
Nam đất nước đã phải đi qua rất nhiều cuộc chiến đẫm máu để dành lại hai chữ “hòa
bình”. Sống trong thời đại hòa bình, tôi chỉ thể biết đến chiến tranh qua những câu
chuyện kể lại, những thước phim được dựng lên. tôi chỉ mượn những câu chuyện
để sống lại những khoảnh khắc trong thời chiến cũng đã khiến tôi rùng mình kinh
khiếp. hội đi bảo tàng Chứng tích Chiến tranh vào thứ hai tuần trước cũng lại
hội cho tôi một lần nữa đi ngược dòng thời gian chứng kiến lại trận kháng chiến
chống Mỹ của dân tộc ta những năm 1954- 1975.
1. Giới thiệu đôi nét về bảo tàng.
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh một bảo tàng hòa bình s28 đường
Văn Tần, Phường Thị Sáu, Quận 3, Thành phố HChí Minh. Tại bảo tàng nghiên
cứu, sưu tầm, lữu trữ, bảo quản trưng bày hơn 20.000 tài liệu, hiện vật, liệu về
những chứng tích, hậu quả của các cuộc chiến tranh đặc biệt là cuộc kháng chiến
chống Mỹ. Bảo tàng được xây dựng nên với sứ mệnh nâng cao ý thức về tinh thần đấu
tranh bảo về độc tập tự do, chống chiến tranh xâm lược và khát khao bảo vệ hòa bình trên
thế giới. Bảo tàng nổi bật với hệ thống các phòng chuyên đề trưng bày các hiện vật, kết
hợp với hiệu ứng âm thanh, ánh sách, công nghệ trình chiếu để những câu chuyện chiến
tranh được hiện lên chân thực đến rùng rợn. Các phòng chuyên đề bao gồm: chuyên đề
“Những sự thật lịch sử”, chuyên đề “Hồi Niệm- Bộ sưu tập ảnh về chiến tranh xâm lược
của Mỹ ở Việt Nam”, chuyên đề “Việt Nam Chiến tranh và hòa bình”, chuyên đề “Tội
1
lOMoARcPSD| 41487147
ác chiến tranh xâm lược”, chuyên đề “Hậu quả chất độc da cam/ dioxin trong chiến tranh
xâm lược Việt Nam”, chuyên đề “Chế độ lao trong chiến tranh xâm lược Việt Nam”,
chuyên đề “Thế giới ủng hộ Việt Nam kháng chiến”, chuyên đề “Hiện vật khí trưng
bày ngoài trời”, phòng trải nghiệm dành cho thiếu nhi: “Bồ Câu Trắng”.
2. Cảm nhận qua từng phòng chuyên đề
Khi tôi bắt đầu đi tham quan bảo tàng, tôi đã kinh qua hết khung bậc cảm xúc này
đến khung bậc cảm xúc khác, từ xót xa, sợ hãi cho đến cay đắng, phẫn nộ. Mỗi chuyên đề
đều dẫn đưa tôi vào những câu chuyện lịch sử đẫm ớc mắt, tanh rình mùi xác chết
máu người. Tôi thể sẽ không nhớ hết từng phòng, từng tầng, từng bức tranh; tuy nhiên
vẫn có những hiện vật đã khắc thật sâu trong trái tim tôi, để đến bây giờ khi nhớ lại thì tôi
vẫn còn thổn thức, xúc động, bồi hồi.
Điện biên phủ trên không, 50 năm nhìn lại
Đi đến phòng chuyên đề “Điện Biên Phủ trên không, 50 năm nhìn lại”, tôi ấn
tượng với câu nói củaVũ Thị Vượng viên kế toán Bệnh viện Bạch Mai: “Đi ở ngoài
đường thấy nhiều xe tang, nhiều người đeo khăn tang trắng, nhiều ô cứ rầm rập vận
chuyển nhanh chôn người bị bom, hết điểm này điểm khác…”. Cái chết hiện hữu tràn
làn, len lõi từng con phố, góc đường. Chỉ nghĩ đến thôi tôi đã không dám ởng tượng
bản thân sẽ kinh hãi đến nhường nào khi chứng kiến cảnh chết chóc bao trùm ấy.
Kỷ vật với thời kháng chiến
Tôi đã xúc động trước bức thư một cậu viết cho ba mình đang chinh chiến
ngoài chiến trận trong phòng “Kỷ vật thời chiến”. Những dòng thư nhớ thương ba nhưng
không ích kỷ dành riêng ba cho mình. Rồi đến những bức thư của người vợ gửi chồng
nơi tiền tuyến. Viết thật nhiều thư nhưng anh ấy chỉ thnhận được vài bức. Người
vợ yêu đất nước, thương chồng, ước rằng bản thân cũng phụ chồng, giúp đất nước
chiến đấu với bọn xâm lược đòi lại hòa bình. Tình yêu lứa đôi, tình phụ tử trong thời
chiến thiêng liêng đến diệu kỳ. không mâu thuẫn với tình yêu đất nước còn
động lực để tình yêu đất nước được lớn mạnh, khát khao hòa bình được cháy mãnh liệt.
2
lOMoARcPSD| 41487147
Đến một góc khác của căn phòng, tôi đã dừng lại thật lâu trước một chiếc xe
nhưng lại dùng lại dùng để chở xác người. Nước mắt tôi trực trào khi biết rằng hơn mấy
chục năm trước, chiếc xe này chở đầy xác chết trong trận chiến với quân địch. Người kéo
chiếc xe một người đàn ông trên chiếc xe ấy có cả xác của người con gái thân
thương của ông. Hình ảnh một người cha vừa nặng nề kéo xe, vừa đau đớn nuốt ngược
những dòng nước mắt về sự ra đi của con gái mình cứ ám ảnh tôi mãi.
Thế giới ủng hộ Việt Nam kháng chiến chống Mỹ năm 1954-1975
Bước ra khỏi phòng “Kỷ vật thời kháng chiến” tôi đến với chuyên đề “Thế giới
ủng hộ Việt Nam kháng chiến chống Mỹ năm 1954-1975”. Tôi đã rất xúc động trước
những con người khác nhau về quốc tịch, khác nhau về màu da, dường như không bất
kì điểm chung nào nhưng họ sẵn sàng đứng lên bảo vệ cho một đất nước nhỏ bé đang kêu
gào hòa bình. Thậm chí, họ còn chẳng tiếc thân mình, sẵn sàng chịu chết, tự thiêu để
dành lại tiếng nói “hòa bình” cho đất nước ấy. Đứng trước những bức ảnh của những con
người này, văng vẳng bên tai tôi là bài thơ đầy xúc động được dạy thuở bé:
Êmily con ơi!
Trời sắp tối rồi...
Cha không thể bế con về được nữa
Khi đã sáng bùng lên ngọn lửa
Đêm nay mẹ đên tìm con
Con sẽ ôm lấy mẹ mà hôn
Cho cha nhé.
Và con sẽ nói giùm với mẹ
Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn!
Oa-sinh-tơn
Buổi hoàng hôn
3
lOMoARcPSD| 41487147
Ôi những linh hồn
Còn, mất?
Đã đến phút lòng ta sáng nhất!
Ta đốt thân ta
Cho ngọn lửa chói loà
Sự thật.
Tội ác chiến tranh xâm lược
Nghẹn ngào, tôi từng bước chân nặng trĩu nỗi buồn lên tầng 2. Tôi đến với
phòng “Tội ác chiến tranh xâm lược”. Tôi đã không dám nhìn những hình ảnh của những
con người Việt Nam họ chết dưới tay bọn Mỹ một các man, không còn nguyên vẹn.
Không một ai ngoại lệ của bọn giặc ấy, từ trẻ em, phụ nữ, người già đều phải chết thật
thảm thiết. mục đích ban đầu chỉ muốn giết những người theo cách mạng nhưng
chiến tranh đã ăn mòn nhân cách của những người chiến Mỹ để rồi họ coi việc giết
người, thậm chí những người dân tội những chiến tích oai phong, xem mùi tanh
máu người i nước hoa “cao quý” của một chiến tài giỏi. Tôi thật sự khiếp sợ
trước những cảnh “chết như rạ” của biết bao người, nóng ran trước những ngọn lửa đỏ
rực thiêu đốt những ngôi nhà, ngôi làng,…
(Nguồn: cá nhân người viết tự chụp tại bảo tàng)
4
lOMoARcPSD| 41487147
5
lOMoARcPSD| 41487147
(Nguồn: cá nhân người viết tự chụp tại bảo tàng)
Cuộc xâm lược đi qua, lấy đi tính mạng của 3 triệu người. Đứng trước con số 3 triệu mà
lòng tôi đau xót không tả xiết…
Hậu quả chất độc da cam/ dioxin trong chiến tranh xâm lược Việt Nam
Sự sợ hãi đã bao trùm lấy tôi khi đến phòng “Hậu quả chất độc da cam/ dioxin
trong chiến tranh xâm lược Việt Nam”. Tôi đã khóc khi bước đến căn phòng này.
người chị họ của tôi là một hệ quả của cuộc chiến tranh y. Chị mắc phải căn bệnh
Down cậu tôi đã làm việc tại một mảnh đất bị nhiễm chất độc màu da cam. Tôi đã
chứng kiến cậu mtôi đau khổ như thế nào, phải vất vả ra sao khi chăm sóc chị của tôi.
Nên không trải qua những nỗi đau đó nhưng lẽ phần nào tôi đã thể chạm được
những sự tuyệt vọng, khó khăn của những con người chịu ảnh hưởng của chất độc da
cam. Sống với những khiếm khuyết ấy thật vất vả, nhưng trong căn phòng tưởng chừng
chỉ toàn niềm đau ấy vẫn lấp lánh ánh sáng của những cuộc đời đứng trên những điều ấy
để vươn lên cách phi thường.
6
lOMoARcPSD| 41487147
(Nguồn: cá nhân người viết tự chụp tại bảo tàng)
7
lOMoARcPSD| 41487147
(Nguồn: cá nhân người viết tự chụp tại bảo tàng)
8
lOMoARcPSD| 41487147
Chế độ lao tù và chuồng cọp
Địa điểm cuối cùng tôi tham quan phòng “chế độ lao tù” chuồng cọp. Căn
phòng gây ám ảnh bởi những hình thức tra tấn man của bọn giặc. Những người chiến
nếu không khai thì bhành hình đến mức thể không n nguyên vẹn. Hay thậm
chí còn được sống sót trong “địa ngục trần gian” ấy thì họ cũng phải mang một thân
thể rách nát, đớn đau. Biết bao người bị tra tấn, biết bao người đã bị chết cách man rợ
nhưng điều khiến tôi nể phục là họ vẫn giữ được tinh thần yêu nước bất diệt, quyết không
khai, quyết sống chết Tổ Quốc thân yêu. Sự trừng phạt ấy dường như không làm nhục
chí các chiến sĩ yêu nước mà ngược lại càng đốt cháy mãnh liệt hơn khát khao giải phóng
dân tộc của họ. Đã không ít lần đứng trước những câu chuyện ấy tôi đã nghĩ: “Liệu bản
thân nếu rơi vào những hoàn cảnh đen tối ấy, tôi thể dũng cảm chiến đấu như các anh,
các chị ấy không?”
(Nguồn: cá nhân người viết tự chụp tại bảo tàng)
9
lOMoARcPSD| 41487147
(Nguồn: cá nhân người viết tự chụp tại bảo tàng)
Đi hết phòng “Chế độ ngục tù” tôi lại tận mắt tham quan những phỏng về “chuồng
cọp”. Thật sự phải khiếp sợ trước sự nhẫn tâm của bọn giặc Mỹ. Càng khiếp sợ bao nhiêu
tôi lại thương dân tộc mình bấy nhiêu. Đặc biệt những căn phòng này kết hợp cả
hiệu ứng âm thanh, ánh sáng. Tôi nghe mồn một tiếng kêu la của các tù binh chính trị,
kinh được nổi khổ sở của họ khi phải sống ở một nơi tối tăm, đáng sợ như thế này.
TỔNG KẾT
Kết thúc chuyến tham quan, tôi đã
chạy theo những suy nghĩ của mình rất
lâu. Chuyến tham quan ngắn ngủi
nhưng lại đưa tôi về miền ức đầy
đau thương của chiến tranh, giúp i
nhận ra hòa bình hôm nay đắt giá thế
nào. Thật vậy, sinh ra một thời đại
hòa bình, ấm no nên lắm lúc tôi đã
xem hòa bình điều hiển nhiên.
Nhưng chuyến tham quan nhắc tôi nhớ
về quá khứ cay đắng nhưng cũng đầy
hào hùng của dân tộc, để tôi học biết
10
lOMoARcPSD| 41487147
cách trân trọng thứ hòa bình hôm nay, học cách đấu tranh cho hòa bình dân tộc, hòa bình
thế giới. Lịch sử thật đẹp. không đẹp bởi nét ngoài hào nhoáng nhưng lại đẹp bởi
những con người làm nên lịch sử. Ước rằng chuyến đi hôm nay không chỉ để lại cảm xúc,
nhưng hy vọng gieo vào những suy nghĩ đrồi quyết định dấn thân hành động một
nền hòa bình của nước nhà. Biết ơn thầy thật nhiều đã tạo hội cho tôi chuyến đi
này.
11
| 1/12

Preview text:


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BÀI THU HOẠCH
HỌC PHẦN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Đề tài
CẢM NHẬN SAU CHUYẾN THAM QUAN
BẢO TÀNG “CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH” Giảng viên : ThS. Thái Văn Nam Lớp : CNTN K22
Sinh viên thực hiện
: Nguyễn Thị Tường Vy MSSV : 2256010156
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 12, năm 2023 2 lOMoAR cPSD| 41487147 MỞ ĐẦU
Trong cuốn “Nỗi buồn chiến tranh”, Bảo Ninh đã từng tuyên bố rằng: “Chiến
tranh là cõi không nhà, không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không
đàn ông, không đàn bà, là thế giới của thảm sầu, vô cảm và tuyệt tự khủng khiếp nhất của
dòng giống con người… Chiến tranh là lửa, là máu, là cảnh chém giết cuồng dại, méo
xệch tâm hồn và nhân dạng. Thói hiếu sát. Máu hung tàn. Tâm lý thú rừng. Ý chí tăm tối
và lòng dạ gỗ đá”. Thật vậy, chiến tranh gắn liền với mất mát, đau thương, nước mắt.
Chiến tranh là một con quái vật say máu người, nó tàn nhẫn nuốt chửng bao niềm hạnh
phúc, bao nụ cười, chỉ để lại trũng sâu đêm tối của khóc lóc, cay đắng, tan thương. Việt
Nam – đất nước đã phải đi qua rất nhiều cuộc chiến đẫm máu để dành lại hai chữ “hòa
bình”. Sống trong thời đại hòa bình, tôi chỉ có thể biết đến chiến tranh qua những câu
chuyện kể lại, những thước phim được dựng lên. Và dù tôi chỉ mượn những câu chuyện
để sống lại những khoảnh khắc trong thời chiến cũng đã khiến tôi rùng mình và kinh
khiếp. Cơ hội đi bảo tàng Chứng tích Chiến tranh vào thứ hai tuần trước cũng lại là cơ
hội cho tôi một lần nữa đi ngược dòng thời gian mà chứng kiến lại trận kháng chiến
chống Mỹ của dân tộc ta những năm 1954- 1975.
1. Giới thiệu đôi nét về bảo tàng.
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là một bảo tàng vì hòa bình ở số 28 đường Võ
Văn Tần, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Tại bảo tàng có nghiên
cứu, sưu tầm, lữu trữ, bảo quản và trưng bày hơn 20.000 tài liệu, hiện vật, tư liệu về
những chứng tích, hậu quả của các cuộc chiến tranh mà đặc biệt là cuộc kháng chiến
chống Mỹ. Bảo tàng được xây dựng nên với sứ mệnh nâng cao ý thức về tinh thần đấu
tranh bảo về độc tập tự do, chống chiến tranh xâm lược và khát khao bảo vệ hòa bình trên
thế giới. Bảo tàng nổi bật với hệ thống các phòng chuyên đề trưng bày các hiện vật, kết
hợp với hiệu ứng âm thanh, ánh sách, công nghệ trình chiếu để những câu chuyện chiến
tranh được hiện lên chân thực đến rùng rợn. Các phòng chuyên đề bao gồm: chuyên đề
“Những sự thật lịch sử”, chuyên đề “Hồi Niệm- Bộ sưu tập ảnh về chiến tranh xâm lược
của Mỹ ở Việt Nam”, chuyên đề “Việt Nam – Chiến tranh và hòa bình”, chuyên đề “Tội 1 lOMoAR cPSD| 41487147
ác chiến tranh xâm lược”, chuyên đề “Hậu quả chất độc da cam/ dioxin trong chiến tranh
xâm lược Việt Nam”, chuyên đề “Chế độ lao tù trong chiến tranh xâm lược Việt Nam”,
chuyên đề “Thế giới ủng hộ Việt Nam kháng chiến”, chuyên đề “Hiện vật vũ khí trưng
bày ngoài trời”, phòng trải nghiệm dành cho thiếu nhi: “Bồ Câu Trắng”.
2. Cảm nhận qua từng phòng chuyên đề
Khi tôi bắt đầu đi tham quan bảo tàng, tôi đã kinh qua hết khung bậc cảm xúc này
đến khung bậc cảm xúc khác, từ xót xa, sợ hãi cho đến cay đắng, phẫn nộ. Mỗi chuyên đề
đều dẫn đưa tôi vào những câu chuyện lịch sử đẫm nước mắt, tanh rình mùi xác chết và
máu người. Tôi có thể sẽ không nhớ hết từng phòng, từng tầng, từng bức tranh; tuy nhiên
vẫn có những hiện vật đã khắc thật sâu trong trái tim tôi, để đến bây giờ khi nhớ lại thì tôi
vẫn còn thổn thức, xúc động, bồi hồi.
Điện biên phủ trên không, 50 năm nhìn lại
Đi đến phòng chuyên đề “Điện Biên Phủ trên không, 50 năm nhìn lại”, tôi ấn
tượng với câu nói của bà Vũ Thị Vượng – viên kế toán Bệnh viện Bạch Mai: “Đi ở ngoài
đường thấy nhiều xe tang, nhiều người đeo khăn tang trắng, nhiều ô tô cứ rầm rập vận
chuyển nhanh chôn người bị bom, hết điểm này điểm khác…”. Cái chết hiện hữu tràn
làn, len lõi từng con phố, góc đường. Chỉ nghĩ đến thôi tôi đã không dám tưởng tượng
bản thân sẽ kinh hãi đến nhường nào khi chứng kiến cảnh chết chóc bao trùm ấy.
Kỷ vật với thời kháng chiến
Tôi đã xúc động trước bức thư một cậu bé viết cho ba mình đang chinh chiến
ngoài chiến trận trong phòng “Kỷ vật thời chiến”. Những dòng thư nhớ thương ba nhưng
không ích kỷ dành riêng ba cho mình. Rồi đến những bức thư của người vợ gửi chồng
nơi tiền tuyến. Viết thật nhiều lá thư nhưng anh ấy chỉ có thể nhận được vài bức. Người
vợ yêu đất nước, thương chồng, cô ước rằng bản thân cũng có phụ chồng, giúp đất nước
chiến đấu với bọn xâm lược mà đòi lại hòa bình. Tình yêu lứa đôi, tình phụ tử trong thời
chiến thiêng liêng đến diệu kỳ. Nó không mâu thuẫn với tình yêu đất nước mà còn là
động lực để tình yêu đất nước được lớn mạnh, khát khao hòa bình được cháy mãnh liệt. 2 lOMoAR cPSD| 41487147
Đến một góc khác của căn phòng, tôi đã dừng lại thật lâu trước một chiếc xe bò
nhưng lại dùng lại dùng để chở xác người. Nước mắt tôi trực trào khi biết rằng hơn mấy
chục năm trước, chiếc xe này chở đầy xác chết trong trận chiến với quân địch. Người kéo
chiếc xe là một người đàn ông và trên chiếc xe ấy có cả xác của người con gái thân
thương của ông. Hình ảnh một người cha vừa nặng nề kéo xe, vừa đau đớn nuốt ngược
những dòng nước mắt về sự ra đi của con gái mình cứ ám ảnh tôi mãi.
Thế giới ủng hộ Việt Nam kháng chiến chống Mỹ năm 1954-1975
Bước ra khỏi phòng “Kỷ vật thời kháng chiến” tôi đến với chuyên đề “Thế giới
ủng hộ Việt Nam kháng chiến chống Mỹ năm 1954-1975”. Tôi đã rất xúc động trước
những con người khác nhau về quốc tịch, khác nhau về màu da, dường như không có bất
kì điểm chung nào nhưng họ sẵn sàng đứng lên bảo vệ cho một đất nước nhỏ bé đang kêu
gào hòa bình. Thậm chí, họ còn chẳng tiếc thân mình, sẵn sàng chịu chết, tự thiêu để
dành lại tiếng nói “hòa bình” cho đất nước ấy. Đứng trước những bức ảnh của những con
người này, văng vẳng bên tai tôi là bài thơ đầy xúc động được dạy thuở bé: Êmily con ơi! Trời sắp tối rồi...
Cha không thể bế con về được nữa
Khi đã sáng bùng lên ngọn lửa Đêm nay mẹ đên tìm con
Con sẽ ôm lấy mẹ mà hôn Cho cha nhé.
Và con sẽ nói giùm với mẹ
Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn! Oa-sinh-tơn Buổi hoàng hôn 3 lOMoAR cPSD| 41487147 Ôi những linh hồn Còn, mất?
Đã đến phút lòng ta sáng nhất! Ta đốt thân ta Cho ngọn lửa chói loà Sự thật.
Tội ác chiến tranh xâm lược
Nghẹn ngào, tôi lê từng bước chân nặng trĩu nỗi buồn lên tầng 2. Tôi đến với
phòng “Tội ác chiến tranh xâm lược”. Tôi đã không dám nhìn những hình ảnh của những
con người Việt Nam họ chết dưới tay bọn Mỹ một các dã man, không còn nguyên vẹn.
Không một ai là ngoại lệ của bọn giặc ấy, từ trẻ em, phụ nữ, người già đều phải chết thật
thảm thiết. Dù mục đích ban đầu chỉ muốn giết những người theo cách mạng nhưng
chiến tranh đã ăn mòn nhân cách của những người chiến sĩ Mỹ để rồi họ coi việc giết
người, thậm chí là những người dân vô tội là những chiến tích oai phong, xem mùi tanh
máu người là mùi nước hoa “cao quý” của một chiến sĩ tài giỏi. Tôi thật sự khiếp sợ
trước những cảnh “chết như rạ” của biết bao người, nóng ran trước những ngọn lửa đỏ
rực thiêu đốt những ngôi nhà, ngôi làng,…
(Nguồn: cá nhân người viết tự chụp tại bảo tàng) 4 lOMoAR cPSD| 41487147 5 lOMoAR cPSD| 41487147
(Nguồn: cá nhân người viết tự chụp tại bảo tàng)
Cuộc xâm lược đi qua, lấy đi tính mạng của 3 triệu người. Đứng trước con số 3 triệu mà
lòng tôi đau xót không tả xiết…
Hậu quả chất độc da cam/ dioxin trong chiến tranh xâm lược Việt Nam
Sự sợ hãi đã bao trùm lấy tôi khi đến phòng “Hậu quả chất độc da cam/ dioxin
trong chiến tranh xâm lược Việt Nam”. Tôi đã khóc khi bước đến căn phòng này. Vì
người chị họ của tôi là một hệ quả của cuộc chiến tranh này. Chị mắc phải căn bệnh
Down vì cậu tôi đã làm việc tại một mảnh đất bị nhiễm chất độc màu da cam. Tôi đã
chứng kiến cậu mợ tôi đau khổ như thế nào, phải vất vả ra sao khi chăm sóc chị của tôi.
Nên dù không trải qua những nỗi đau đó nhưng có lẽ phần nào tôi đã có thể chạm được
những sự tuyệt vọng, khó khăn của những con người chịu ảnh hưởng của chất độc da
cam. Sống với những khiếm khuyết ấy thật vất vả, nhưng trong căn phòng tưởng chừng
chỉ toàn niềm đau ấy vẫn lấp lánh ánh sáng của những cuộc đời đứng trên những điều ấy
để vươn lên cách phi thường. 6 lOMoAR cPSD| 41487147
(Nguồn: cá nhân người viết tự chụp tại bảo tàng) 7 lOMoAR cPSD| 41487147
(Nguồn: cá nhân người viết tự chụp tại bảo tàng) 8 lOMoAR cPSD| 41487147
Chế độ lao tù và chuồng cọp
Địa điểm cuối cùng tôi tham quan là phòng “chế độ lao tù” và chuồng cọp. Căn
phòng gây ám ảnh bởi những hình thức tra tấn dã man của bọn giặc. Những người chiến
sĩ nếu không khai thì bị hành hình đến mức cơ thể không còn nguyên vẹn. Hay dù thậm
chí có còn được sống sót trong “địa ngục trần gian” ấy thì họ cũng phải mang một thân
thể rách nát, đớn đau. Biết bao người bị tra tấn, biết bao người đã bị chết cách man rợ
nhưng điều khiến tôi nể phục là họ vẫn giữ được tinh thần yêu nước bất diệt, quyết không
khai, quyết sống chết vì Tổ Quốc thân yêu. Sự trừng phạt ấy dường như không làm nhục
chí các chiến sĩ yêu nước mà ngược lại càng đốt cháy mãnh liệt hơn khát khao giải phóng
dân tộc của họ. Đã không ít lần đứng trước những câu chuyện ấy tôi đã nghĩ: “Liệu bản
thân nếu rơi vào những hoàn cảnh đen tối ấy, tôi có thể dũng cảm chiến đấu như các anh, các chị ấy không?”
(Nguồn: cá nhân người viết tự chụp tại bảo tàng) 9 lOMoAR cPSD| 41487147
(Nguồn: cá nhân người viết tự chụp tại bảo tàng)
Đi hết phòng “Chế độ ngục tù” tôi lại tận mắt tham quan những mô phỏng về “chuồng
cọp”. Thật sự phải khiếp sợ trước sự nhẫn tâm của bọn giặc Mỹ. Càng khiếp sợ bao nhiêu
tôi lại thương dân tộc mình bấy nhiêu. Đặc biệt là những căn phòng này có kết hợp cả
hiệu ứng âm thanh, ánh sáng. Tôi nghe rõ mồn một tiếng kêu la của các tù binh chính trị,
kinh được nổi khổ sở của họ khi phải sống ở một nơi tối tăm, đáng sợ như thế này. TỔNG KẾT
Kết thúc chuyến tham quan, tôi đã
chạy theo những suy nghĩ của mình rất
lâu. Chuyến tham quan dù ngắn ngủi
nhưng lại đưa tôi về miền ký ức đầy
đau thương của chiến tranh, giúp tôi
nhận ra hòa bình hôm nay đắt giá thế
nào. Thật vậy, sinh ra ở một thời đại
hòa bình, ấm no nên lắm lúc tôi đã
xem hòa bình là điều hiển nhiên.
Nhưng chuyến tham quan nhắc tôi nhớ
về quá khứ cay đắng nhưng cũng đầy
hào hùng của dân tộc, để tôi học biết 10 lOMoAR cPSD| 41487147
cách trân trọng thứ hòa bình hôm nay, học cách đấu tranh cho hòa bình dân tộc, hòa bình
thế giới. Lịch sử thật đẹp. Nó không đẹp bởi nét ngoài hào nhoáng nhưng lại đẹp bởi
những con người làm nên lịch sử. Ước rằng chuyến đi hôm nay không chỉ để lại cảm xúc,
nhưng nó hy vọng gieo vào những suy nghĩ để rồi quyết định dấn thân hành động vì một
nền hòa bình của nước nhà. Biết ơn thầy thật nhiều vì đã tạo cơ hội cho tôi có chuyến đi này. 11