Bài thu hoạch cá nhân kinh tế chính trị - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Bài thu hoạch cá nhân kinh tế chính trị - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (DC102EL01)
Trường: Đại học Hoa Sen
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BÀI THU HOẠCH CÁ NHÂN
Để giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, ông cha ta đã sử dụng
nhiều con đường gắn với những khuynh hướng chính trị khác nhau, sử dụng những
vũ khí tư tưởng khác nhau.
Tất cả các phong trào yêu nước vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, mặc dù đã
diễn ra vô cùng anh dũng, với tinh thần "người trước ngã, người sau đứng dậy",
nhưng rốt cuộc đều bị thực dân Pháp dìm trong hiển máu. Đất nước lâm vào "tình
hình đen tối tưởng như không có đường ra". Đó là tình trạng khủng hoảng về
đường lối cứu nước ở Việt Nam vào đầu thế kỷ XX. Nó đặt ra yêu cầu bức thiết
phải tìm một con đường cứu nước mới.
Sinh ra và lớn lên trong bối cảnh đất nước đã bị biến thành thuộc địa, nhân dân
phải chịu cảnh lầm than. Hồ Chí Minh được chứng kiến các phong trào cứu nước
của ông cha. Người nhận thấy con đường của Phan Bội Châu chẳng khác gì "đưa
hổ cửa trước, rước beo cửa sau" : con đường của Phan Châu Trinh cững chẳng
khác gì "xin giặc rủ lòng thương" ; con đường cùa Hoàn Hoa Thám tuy có phần
thực tế hơn nhưng vẫn mang nặng cốt cách phong kiến.
Chính vì thế, mặc dù rất khâm phục tinh thần cứu nước của ông cha, nhưng Hồ Chí
Minh không tán thành các con đường của họ mà quyết tâm ra đi tìm một con đường mới
Trong khoảng 10 năm vượt qua các đại dưong, đến với nhân loại cần lao đang
tranh đấu ở nhiều châu lục và quốc gia trên thế giới. Nguyễn Ái Quốc đã kết hợp
tìm hiểu lý luận và khảo sát thực tiễn, nhất là ở ba nước tư bản phát triển : Anh. Pháp, Mỹ.
Người đọc Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, tìm hiểu thực tiễn cuộc cách mạng tư
sản Mỹ ; đọc Tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền của cách mạng Pháp, tìm hiểu
cách mạng tư sản Pháp. Người nhận thấy : "Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh
Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và
dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa"
Bởi lẽ đó, Người không đi theo con đường cách mạng tư sản.
Hồ Chí Minh thấy được Cách mạng Tháng Mười Nga không chỉ là một cuộc cách
mạng vô sản, mà còn là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Nó nêu tấm gương sáng
về sự nghiệp giải phóng các dân tộc thuộc địa và "mở ra trước mắt họ
thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc". Từ khi đọc được
bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa
của Lênin (7-1920), Hồ Chí Minh đã tìm thấy một con đường cứu nước mới: Con
đường cách mạng vô sản. Người đã khẳng định: "Muốn cứu nước, giải phóng dân
tộc không có con đường nào khác, con đường cách mạng vô sản".
Thực tiễn thành công của cách mạng Tháng Mười Nga cho thấy: tính ưu việt của
chế độ mới theo lý tưởng của Cách mạng Tháng Mười được hiện thực hóa: xóa bỏ
tận gốc ách bóc lột người lao động, thực hiện quyền bình đẳng nam nữ, thực hiện
giáo dục, chữa bệnh không phải trả tiền, người già cô đơn được chăm sóc, nuôi
dưỡng. Sự ra đời và phát triển của Liên Xô là tấm gương sáng, để nhân dân các
nước trên thế giới noi theo giành độc lập dân tộc và đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Người "hoàn toàn tin theo Lênin và Quốc tế thứ ba" bởi vì V.I.Lênin và Quốc tế
thứ ba đã "bênh vực cho các dân tộc bị áp bức". Người thấy trong lý luận của
V.I.Lênin một phương hướng mới để giải phóng dân tộc : con đường cách mạng vô sản.
Trong bài Cuộc kháng chiến, Hồ Chí Minh viết : "Chỉ có giải phóng giai cấp vô
sản thì mới giải phóng được dân tộc, cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự
nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới".
Vượt qua sự hạn chế về tư tưởng của các sĩ phu và của các nhà cách mạng có xu
hướng tư sản đương thời, Hồ Chí Minh đã đến với học thuyết cách mạng của chủ
nghĩa Mác Lênin và lựa chọn khuynh hướng chính trị vô sản. Người khẳng định:
"Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường
cách mạng vô sản"... chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng
được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ".
Hồ Chí Mình không chọn cách mạng tư sản là vì: Việt Nam đang bị Pháp đô hộ,
mục tiêu hàng đầu của chúng ta là giải phóng dân tộc, muốn giải phóng dân tộc,
muốn giải phóng thành công thì toàn dân phải đoàn kết lại, không phân biệt giai
cấp. Nếu chỉ có giai cấp tư sản đứng lên chống Pháp thì sẽ bị đàn áp như Nguyễn
Thái Học. Vì vậy, chỉ có cuộc cách mạng vô sản mới có thể giải phóng dân tộc Việt
Nam ra khỏi ách thống trị của thực dân Pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mở đầu bản
Tuyên ngôn độc lập bằng lời bất hủ: "Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa
cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền
được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". 2/ĐỘC LẬP-TỰ DO
Tự do và độc lập là quyền cơ bản, thiêng liêng của mỗi quốc gia dân tộc, là dân tộc phải
được độc lập, có chủ quyền, nhân dân phải được tự do, hạnh phúc. Quyền tự do và độc
lập của dân tộc Việt Nam đã giành được bằng cuộc cách mạng với 15 ngày tổng khởi
nghĩa (từ 13-8 đến 28-8-1945) lật đổ chính quyền ngoại bang, lập nên chính quyền nhân
dân trên toàn xứ sở. Trong lễ ra mắt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự
do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập".
Đất nước từ đó trải qua những thời kỳ phát triển đầy khó khăn gian nan; nhưng con tàu
tiên phong của nền dân chủ cộng hòa đầu tiên trong lịch sử dân tộc vẫn hiên ngang vượt
qua bao phong ba thác ghềnh, vẫn vững vàng tiến lên phía trước, không chỉ giữ vững
quyền tự do độc lập, mà còn từng bước bảo đảm quyền mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân.
Nước cộng hòa vừa ra đời đã rơi vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc", nền tự do và độc lập
vừa giành được đã đứng trước nguy cơ thù trong giặc ngoài hòng bóp chết trong trứng,
đất nước vừa có tên trên bản đồ đã tràn ngập giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm và các lực
lượng thù địch. Để bảo vệ "quyền tự do và độc lập" vừa giành được, toàn dân thực hiện
"Sáu biện pháp cấp bách" do Chính phủ lâm thời đưa ra ngày 3-9-1945; cả Nam Bộ
giương cao ý chí "Độc lập hay là chết" do Ủy ban kháng chiến ban hành ngày 23-9-1945;
những đội quân "Nam tiến" tức tốc xuất hành; Chủ tịch Hồ Chí Minh khuyên đồng bào
đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi "Năm ngón tay cũng có ngón vắn ngón dài. Nhưng vắn dài
đều họp nhau lại nơi bàn tay". Cuối năm 1946 cả dân tộc phải bước vào cuộc chiến tranh
không thể tránh khỏi với ý chí quyết tâm "Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu
mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ... Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh
thực dân Pháp để cứu Tổ quốc". Sau "Chín năm kháng chiến thánh thần", quân và dân ta
đã "đánh tan quân bạo tàn" giành lại độc lập tự do ở nửa nước phía Bắc làm hậu phương
cho cuộc kháng chiến trường kỳ về sau.
Nước cộng hòa bước vào tuổi 20, năm 1965 nền độc lập tự do của cả nước lại một lần
nữa đứng trước nguy cơ chiến tranh của đế quốc toàn cầu với việc Mỹ ồ ạt đem quân vào
miền Nam tiến hành chiến lược chiến tranh cục bộ, leo thang mở rộng chiến tranh phá
hoại ra miền Bắc. Độc lập tự do của dân tộc đòi hỏi phải bảo vệ miền Bắc, giải phóng
miền Nam, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc. Thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ
Chí Minh ngày 20-7-1965, "Đứng trước nguy cơ giặc Mỹ cướp nước, đồng bào miền Bắc
và đồng bào miền Nam đoàn kết một lòng, kiên quyết chiến đấu; dù phải chiến đấu 5
năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, chúng ta cũng kiên quyết chiến đấu đến thắng lợi
hoàn toàn". Kiên trì và quyết tâm chiến đấu suốt 10 năm "Vì độc lập vì tự do/ Đánh cho
Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào"; ngày 30-4-1975 nền độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc
đã trở về trong niềm vui đại thắng.
Đối với cách mạng Việt Nam, có chủ nghĩa Mác - Lênin, giai cấp công nhân và nhân dân
Việt Nam ta mới tìm được con đường đi tới độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Từ khi
người cách mạng Hồ Chí Minh tìm thấy ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin, thì chủ
nghĩa Mác - Lênin luôn là ngọn đuốc dẫn đường cách mạng Việt Nam đi đến mọi thắng
lợi. Chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã
dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 3 tháng 2 năm 1930, tạo ra một
bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam.
Trong bối cảnh của thế giới cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi chủ nghĩa tư bản trở
thành chủ nghĩa tư bản độc quyền, chủ nghĩa đế quốc, quy luật phát triển không đều của
chủ nghĩa tư bản thể hiện rõ rệt, V.I.Lê-nin đã phát triển chủ nghĩa Mác, đưa ra lý luận về
khả năng nổ ra và thắng lợi của cách mạng vô sản trước tiên ở một số nước, thậm chí có
thể ở một nước tư bản riêng biệt, là khâu yếu nhất của chủ nghĩa tư bản, mà không nhất
thiết là phải ở các nước tư bản phát triển. Đồng thời, V.I.Lê-nin cho rằng, do tính chất của
thời đại, một nước tư bản chủ nghĩa chưa phát triển, thậm chí chưa qua giai đoạn phát
triển tư bản chủ nghĩa, sau khi cách mạng thắng lợi, có thể xây dựng thành công chủ
nghĩa xã hội qua một thời kỳ quá độ với một loạt các bước quá độ nhỏ. V.I.Lê-nin viết:
“Với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản các nước tiên tiến, các nước lạc hậu có thể tiến tới
chế độ xô-viết, và qua những giai đoạn phát triển nhất định, tiến tới chủ nghĩa cộng sản,
không phải trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”(1). Tiền đề tiên quyết để thực
hiện được điều này, như nhiều lần V.I.Lê-nin chỉ rõ, là phải có một đảng cách mạng lãnh
đạo và giai cấp công nhân, nhân dân lao động phải giành được chính quyền, sử dụng
chính quyền cách mạng đó để tạo ra những tiền đề, điều kiện cho việc xây dựng chủ
nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.. Hiện nay, chúng ta đang phấn đấu xây dựng Quân đội
vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, lấy xây dựng vững mạnh về chính trị làm cơ
sở; do đó, tăng cường giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng; nắm chắc, đánh
giá đúng cả về thời cơ và thách thức, nhận rõ về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù
địch, nâng cao cảnh giác cách mạng; kết hợp giáo dục, rèn luyện về đạo đức, lối sống,
chống chủ nghĩa cá nhân với thực hiện chặt chẽ công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức;
chú trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ, coi trọng công tác quản lý, xây dựng đội ngũ
cán bộ, đảng viên có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực thực hiện nhiệm vụ; nêu cao trách
nhiệm của người đứng đầu; gắn xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh với xây
dựng đơn vị vững mạnh toàn diện… là những biện pháp hữu hiệu góp phần xây dựng
Quân đội vững mạnh toàn diện, thực sự xứng đáng là Quân đội của dân, do dân và vì dân
trong giai đoạn cách mạng mới.