Bài thu hoạch lịch sử đảng/ Trường đại học Nguyễn Tất Thành
Đại hội IV (12/1976) tổng kết và đề cao tinh thần yêu nước, đoàn kết chiến đấu của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước như một trang sử chói lọi nhất, một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX. Đảng khẳng định đoàn kết toàn dân, toàn Đảng, dân tộc và đoàn kết quốc tế chính là nguồn sức mạnh to lớn để giữ vững nền độc lập, hòa bình của đất nước hôm nay. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46797209 Mở đầu
Dân tộc ta đã trải qua biết bao trang sử oanh liệt với những ngày tháng đầy khó khăn và
thử thách. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, mọi khó khăn đều được
giải quyết một cách tài tình. Đảng đã góp công lớn cho nền độc lập dân chủ của nước Việt
Nam và dân tộc Việt Nam ngày nay.
Do hạn chế về mặt kiến thức, lý luận nên bài tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu
xót. Rất mong nhận được nhận xét của giảng viên để có thể hoàn thiện hơn. Đề bài
Câu 1: Trình bày những bài học lớn về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi ra
đời (2/1930) cho đến nay. Trả lời
Năm bài học lớn về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong tiến trình lãnh đạo
cách mạng Việt Nam và thời kì đổi mới (2/1930-1/2021/ Đại hội XIII của Đảng):
1. Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH.
Đây là bài học xuyên suốt quá trình cách mạng Việt Nam. Độc lập dân tộc gắn liền với
CNXH là quan điểm nhất quán của Đảng, là nhiệm vụ quan trọng trong mọi giai đoạn cách
mạng. Tùy vào đặc điểm và tình hình của mỗi giai đoạn mà Đảng ta xác định tập trung thực
hiện một trong hai hoặc song hành cả hai nhiệm vụ; mục tiêu tiên quyết luôn được hướng
tới đó là mục tiêu độc lập dân tộc.
2. Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Lý luận Mác-Lênin về cách mạng xã hội, Hồ Chủ tịch nhấn mạnh cách mạng muốn
thành công thì phải lấy dân làm gốc. Chính nhân dân là người làm nên thắng lợi lịch sử từ
Cách mạng Tháng Tám cho đến nay. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, phải phòng ngừa
nguy cơ sai lầm đường lối, xa rời quần chúng nhân dân và suy thoái một bộ phận cán bộ, đảng viên.
3. Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết, đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân,đoàn
kết dân tộc, đoàn kết quốc tế.
Đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc, là nguyên tắc của Đảng chân chính cách
mạng, là sức mạnh to lớn để giữ vững nền độc lập, hòa bình của đất nước; là đường lối
chiến lược nhất quán của ĐCSVN và dựa trên nền tảng vững chắc là liên minh giữa giai cấp
công nhân và nông dân, đội ngũ tri thức, giai cấp, tầng lớp khác; bất kể là quốc tế thì vẫn là
một đại gia đình các nước XHCN anh em, láng giềng.
4. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnhquốc tế.
Sức mạnh dân tộc là tổng hợp nội lực quốc gia (vật chất, tinh thần, có sẵn, đang xây
dựng…); sức mạnh thời đại là sự phát triển nhảy vọt (kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học kĩ
thuật…). Chủ nghĩa Mác-Lênin mang bản chất quốc tế, Hồ Chủ tịch thấy rõ sự cần thiết lOMoAR cPSD| 46797209
phải kết hợp giữa hai sức mạnh nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp thực hiện nhiệm vụ xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. “Nhưng muốn người ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã”
5. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cáchmạng Việt Nam.
Hồ Chủ tịch khẳng định, cách mạng trước hết phải có Đảng cách mạng để tổ chức phong
trào cách mạng của quần chúng. Sự phát triển, không ngừng đổi mới góp phần để hoàn
thành sứ mệnh của Đảng cầm quyền. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930 là
một bước ngoặt lịch sử của cách mạng Việt Nam và thực tiễn cách mạng 92 năm qua đã
chứng minh sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Câu 2: Phân tích và liên hệ thực tế lịch sử bài học kinh nghiệm: Đảng không ngừng củng
cố, tăng cường đoàn kết, đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết
quốc tế. Bạn học được gì từ bài học đại đoàn kết của Đảng Cộng sản Việt Nam Trả lời
Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết rằng: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.
thành công, thành công, đại thành công”. Đoàn kết từ lâu đã là một truyền thống quý báu
của dân tộc và của Đảng ta, được lưu truyền cho đến đời nay và hơn thế nữa. Đoàn kết là
sức đề kháng để Đảng phòng ngừa các nguy cơ bè phái, cục bộ, “lợi ích nhóm”, “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” và làm thất bại các âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình. Trong
tác phẩm Đường cách mệnh, Nguyễn Ái Quốc đã nói: “Cách mệnh là việc chung của dân
chúng, chứ không phải là việc của một hai người”. Đoàn kết còn là yếu tố cơ bản nhất để
hình thành và phát triển ĐCSVN. Ngay từ khi mới thành lập Đảng, người cộng sản Việt
Nam đã thông qua đề nghị của Nguyễn Ái Quốc: bỏ mọi thành kiến xung đột cũ, thành thật
hợp tác để thống nhất các nhóm cộng sản ở Đông Dương. Trong Cương lĩnh 2011, Đảng
xác định đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế là nguồn
sức mạnh to lớn của cách mạng nước ta.
Cương lĩnh 2011 là cơ sở đoàn kết, thống nhất tư tưởng với hành động của toàn Đảng,
toàn dân. Đoàn kết toàn Đảng có mối quan hệ mật thiết và gắn liền với đoàn kết toàn dân,
dân tộc, quốc tế. Đoàn kết toàn Đảng là yếu tố quan trọng hàng đầu. Minh chứng là ở các
Đại hội lớn của Đảng đều chủ trương củng cố xây dựng bộ máy chính quyền trong sạch,
bền vững, nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ, viên chức. Đảng có thể được ví
như người cầm lái cho con thuyền mang tên Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam, như Hồ Chủ tịch đã khẳng định: cách mạng trước hết phải có Đảng cách mạng để tổ
chức phong trào cách mạng của quần chúng. Mỗi Đảng viên phải thấu hiểu lẫn nhau thì
Đảng mới trở nên vững mạnh, có vậy thì mới làm nền tảng cho sự phát huy đoàn kết toàn
dân, đoàn kết quốc tế. Bác Hồ cũng ghi trong Di chúc rằng: “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một
lòng một dạ phục vụ giai cấp phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành
lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến
từ thắng lợi này đến thắng lợi khác". Sự đoàn kết ấy nhất định phải dựa trên cơ sở trực tiếp lOMoAR cPSD| 46797209
là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; và cơ sở sâu xa là cùng thống nhất vì một
lợi ích chung của đất nước.
Củng cố, tăng cường đoàn kết toàn Đảng, toàn dân, dân tộc và quốc tế là chủ trương hết
sức quan trọng, là tiền đề và nền tảng để Đảng đảm đương được vai trò lãnh đạo trong mọi
thời đại. Đại hội XI chỉ rõ: "Để đảm đương được vai trò lãnh đạo, Đảng phải vững mạnh về
chính trị, tư tưởng và tổ chức; thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nâng cao trình
độ trí tuệ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực lãnh đạo. Giữ vững truyền
thống đoàn kết thống nhất trong Đảng", Đảng cần thực hiện: "tăng cường dân chủ và kỷ
luật trong hoạt động của Đảng. Thường xuyên tự phê bình và phê bình, đấu tranh chống chủ
nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và mọi hành động chia rẽ, bè phái"
Sau đây là những liên hệ thực tế cho thấy Đảng luôn không ngừng củng cố, tăng cường
đoàn kết trong suốt quá trình lãnh đạo cho đến ngày nay và thậm chí là trong tương lai:
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng thể hiện sự đoàn kết về ý chí, quyết tâm trong
nhiệm vụ chính trị: đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Nam
hoàn toàn độc lập, lập chính phủ và tổ chức quân đội công nông. Hơn hết là cương lĩnh xác
định lực lượng cách mạng là công nông, ra sức thu phục đại bộ phận giai cấp vô sản, tầng
lớp trí thức, tiểu tư sản, tư sản, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng. Đó
chính là điểm ghi nhận về quyết tâm và định hướng đoàn kết toàn Đảng, toàn dân, dân tộc.
Điểm đáng chú ý là cương lĩnh đã xác định tinh thần đoàn kết quốc tế: chỉ rõ Cách mạng
Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, do đó phải liên lạc với các dân tộc bị áp
bức và giai cấp vô sản thế giới, đặc biệt là giai cấp vô sản Pháp.
Khôi phục phong trào 1932-1935, Đảng có chính sách tập hợp quần chúng để tiến hành
cuộc đấu tranh. Sau Đại hội I (3/1935) của Đảng, trong các Hội nghị BCHTW (19361938),
Đảng chủ trương tăng cường đoàn kết toàn dân bất kể tôn giáo, dân tộc hay đảng phái để
thực hiện nhiệm vụ trước mắt; củng cố đoàn kết quốc tế chặt chẽ với giai cấp công nhân và
Đảng Cộng sản Pháp, “ủng hộ Mặt trận nhân dân Pháp”.“Tuyên ngôn của ĐCSĐD đối với
thời cuộc” (3/1939) đã kêu gọi tinh thần đoàn kết toàn dân rằng: “Toàn dân phải thống nhất
hành động chống nguy cơ chiến tranh đế quốc; đòi dân sinh, dân chủ, hòa bình”. Trong tác
phẩm Tự chỉ trích, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã chỉnh đốn Đảng và củng cố đoàn kết toàn
Đảng về mặt tư tưởng - hành động thông qua nguyên tắc tự phê bình và phê bình. Tháng
1/1937, lợi dụng phong trào đón rước phái viên G.Gôđa và toàn quyền Brêviê, Đảng một
lần nữa biểu dương lực lượng hùng hậu của quần chúng nhân dân nhằm đề cao sức mạnh
đoàn kết toàn dân. Hội nghị BCHTW lần 8 (5/1941) mang khẩu hiệu: “Đoàn kết toàn dân,
chống Nhật, chống Pháp, tranh lại độc lập; hoãn cách mạng ruộng đất”, lập Mặt trận Việt
Minh. Nội dung của hội nghị: thực hiện đoàn kết quốc tế giữa Việt Nam - Lào - Campuchia
chống kẻ thù chung; tập hợp những người có lòng yêu nước để đứng lên giành quyền độc
lập, tự do cho dân tộc “không phân biệt thợ thuyền, dân cày, phú nông…, ai có lòng yêu
nước thương nòi sẽ cùng nhau thống nhất mặt trận, thu góp toàn lực…”, “điều cốt yếu hơn
hết là họ có tinh thần cứu quốc”. lOMoAR cPSD| 46797209
Điểm đáng chú ý là sự thành lập Mặt trận Việt Minh (1941) và một số mặt trận ở các năm
sau đó gồm Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam (1946), Mặt trận Liên Việt (1951), Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam (1955), Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam (1960), Liên minh các
lực lượng dân tộc, dân chủ và hoà bình Việt Nam (1968) Đảng đã thành công phát triển
khối đại đoàn kết dân tộc.
Sau Cách mạng Tháng Tám, chỉ thị Kháng chiến kiến quốc (25/11/1945) của BCHTW
Đảng nêu rõ nhiệm vụ lớn trước mắt: “diệt giặc đói, dốt, ngoại xâm” nhằm ổn định đời sống
nhân dân, củng cố tinh thần dân tộc. Ngày 12/12/1946, Trung ương ra chỉ thị Toàn dân
kháng chiến; 19/12 Hồ Chủ tịch ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Hai tiếng “đồng
bào”, “anh em” trong lời kêu gọi của Bác Hồ đã tiếp thêm động lực cho sức mạnh của tinh
thần yêu nước, đoàn kết toàn dân, toàn Đảng. Bất kể là “đàn ông, đàn bà, già, trẻ, không
chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc”, “Hễ là người Việt Nam” thì phải đồng lòng chống thực
dân Pháp cứu nước. Đại đoàn kết là nguồn sức mạnh to lớn để giữ vững nền độc lập của đất
nước. Về đoàn kết quốc tế, Chính phủ chủ trương tích cực mở rộng quan hệ ngoại giao với
các nước trong phe XHCN. Đầu năm 1950, Trung Quốc, Liên Xô, các nước Đông Ấu, Triều
Tiên,…đã công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Trong chiến dịch Thượng
Lào (1953), quân đội nhân dân Việt Nam đã giúp Chính phủ kháng chiến Lào giải phóng
đất đai, mở rộng căn cứ, phá thế bố trí chiến lược của thực dân Pháp, góp phần tăng cường đoàn kết Việt - Lào.
Đại hội III (9/1960) của Đảng tích cực ủng hộ sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước, đặt mục tiêu thống nhất đất nước. Đảng khẳng định đó là một cuộc đấu tranh gay go,
gian khổ, lâu dài, nhưng thắng lợi cuối cùng nhất định về nhân dân ta, Nam - Bắc sum họp
một nhà. Hội nghị chính trị đặc biệt (3/1964) củng cố khối đại đoàn kết và quyết tâm chiến
đấu vì mục đích lớn nhất. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi kháng chiến chống Mỹ cứu
nước (1966). Thắng lợi của hai cuộc kháng chống Pháp - Mỹ là kết quả của tình đoàn kết
chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương và là kết quả của sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn
của các nước XHCN anh em, phong trào công nhân - nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới
cũng như nhân dân tiến bộ Mỹ Đảng thành công trong tăng cường đoàn kết quốc tế. Sự
hình thành của ba tổ chức mặt trận: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận dân tộc giải phóng
miền Nam Việt Nam và Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ và hoà bình ở Việt Nam.
Sau đại thắng mùa Xuân (1975), Hội nghị Hiệp thương chính trị đại biểu Bắc - Nam
(11/1975) khẳng định: Nước Việt Nam là một, nước nhà cần được sớm thống nhất về mặt
nhà nước. Đó không chỉ là sức mạnh toàn Đảng hay toàn dân, mà còn là sức mạnh dân tộc, toàn diện cả nước.
Đại hội IV (12/1976) tổng kết và đề cao tinh thần yêu nước, đoàn kết chiến đấu của nhân
dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước như một trang sử chói lọi nhất, một
chiến công vĩ đại của thế kỷ XX. Đảng khẳng định đoàn kết toàn dân, toàn Đảng, dân tộc
và đoàn kết quốc tế chính là nguồn sức mạnh to lớn để giữ vững nền độc lập, hòa bình của
đất nước hôm nay. Ngày 26/12/1978, quân tình nguyện Việt Nam kết hợp với Mặt trận Đoàn lOMoAR cPSD| 46797209
kết Dân tộc Cứu nước Campuchia tổng tiến công để xóa bỏ tập đoàn Pôn Pốt, góp phần tăng
cường đoàn kết quốc tế. Ngày 18/2/1979, Việt Nam và Campuchia ký Hiệp ước hòa bình,
hữu nghị và hợp tác. Ngày 18/4/1979, Việt Nam và Trung Quốc từng bước giải quyết tranh
chấp về lãnh thổ và các vấn đề khác, khôi phục hòa bình, quan hệ hữu nghị truyền thống
giữa nhân dân hai nước.
Đại hội VI (12/1986) củng cố ngoại giao, đoàn kết quốc tế với các nước XHCN anh em;
tăng cường đoàn kết nhất trí trong Đảng; kiên quyết thực hiện chính sách “thêm bạn, bớt
thù”, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với tất cả các nước trên nguyên tắc bình đẳng và
cùng có lợi, vì hòa bình và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Cương lĩnh 1991 do Đại hội VII (6/1991) thông qua tổng kết bài học: củng cố, tăng cường
đoàn kết, đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế. Cương
lĩnh xác định hai trong sáu đặc trưng cơ bản của XHCN là: Các dân tộc trong nước bình
đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ; Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân
dân tất cả các nước trên thế giới. Cương lĩnh còn nhận thức rõ đoàn kết là nền tảng để thống
nhất tư tưởng, hành động, tạo ra sức mạnh tổng hợp đưa cách mạng Việt Nam tiếp tục phát
triển. Từ tháng 11/1991, Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ; tăng cường
đoàn kết đặc biệt với Lào; xây dựng quan hệ với Campuchia; phát triển quan hệ với các
nước trong khu vực, trở thành thành viên của ASEAN và bình thường hóa quan hệ Việt
Nam với Hoa Kỳ (7/1995). Hiện nay 2023, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 189 nước,
quan hệ kinh tế với hơn 221 thị trường nước ngoài. Nghị quyết số 7 (17/11/1993) nhấn
mạnh đại đoàn kết vì lợi ích chung của dân tộc, xóa bỏ định kiến, hận thù, hướng về tương
lai; tăng cường Mặt trận Dân tộc thống nhất.
Đại hội VIII (7/1996) nêu rõ quan điểm về công nghiệp hóa trong thời kỳ mới gồm: Giữ
vững độc lập, tự chủ, đi đôi với mở rộng quan hệ quốc tế,…; Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
là sự nghiệp của toàn dân… Về hệ thống chính trị, Đảng tiếp chủ trương xây dựng Nhà
nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh nhằm hoàn thiện và củng
cố tinh thần đoàn kết toàn Đảng.
Đại hội IX (4/2001) tiếp tục mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế; “Việt
Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì
hòa bình, độc lập và phát triển”. Tăng cường đối ngoại về kinh tế cũng là một phương thức
để tăng cường đoàn kết quốc tế. Hội nghị TW 7 (3/2003) đã đưa ra những đổi mới về phát
huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc; nghị quyết số 36 chỉ rõ: “Người Việt Nam ở nước ngoài
là bộ phận không tách rời, là nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan
trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị với các nước khác.”
Sau Đại hội X (4/2006), Đảng tiếp tục củng cố bộ máy cơ quan, tăng cường lãnh đạo
trong công tác phòng, chống tham nhũng. Về phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc, Đảng
chủ trương xây dựng đội ngũ tri thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp - hiện đại hóa,
hội nhập kinh tế quốc tế. Về quan hệ đối ngoại, tháng 11/2006 Việt Nam trở thành thành lOMoAR cPSD| 46797209
viên thứ 150 của WTO; tiếp tục tăng cường mở rộng quan hệ; có quan hệ thương mại đầu
tư với 230 nước và vùng lãnh thổ, với đối tác lớn nhất là Trung Quốc và Mỹ.
Cương lĩnh năm 2011 do Đại hội XI (1/2011) tổng kết đoàn kết là một bài học lớn của
Đảng. Cương lĩnh là cơ sở đoàn kết, thống nhất tư tưởng với hành động của toàn Đảng,
toàn dân. Về xây dựng hệ thống chính trị, Đảng chủ trương củng cố và xây dựng Đảng.
Đại hội tiếp tục tăng cường mở rộng quan hệ kinh tế - thương mại - đầu tư phục vụ phát
triển kinh tế. Vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam tiếp tục được nâng cao.
Đại hội XII (1/2016) chủ trương “Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương”, tăng cường khối đại
đoàn kết toàn dân tộc, chủ động tích cực hội nhập quốc tế, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc
tế, tăng cường đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển, góp phần duy trì môi trường hòa bình.
Đảng chủ trương chỉnh đốn, xây dựng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Đại hội XIII (1/2021) Đảng xác định mục tiêu của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay là: “Phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh
thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá;
bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu để đến giữa
thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Mục
tiêu đó cũng chính là đích đến quy tụ sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Thực tế, khi tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp năm 2020-2021, Đảng đã vận dụng
bài học đại đoàn kết với tinh thần “chống dịch như chống giặc”. Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng kêu gọi toàn Đảng, toàn dân phát huy truyền thống tương thân, tương ái, đoàn kết
của dân tộc, tạo nên sức mạnh và niềm tin để Việt Nam vững vàng vượt qua đại dịch. “Chúng
ta đã cố gắng càng cố gắng hơn nữa; đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa;…toàn dân tộc
muôn người như một, đồng lòng cùng Đảng đẩy lùi, không để dịch lan rộng”. Đồng bào ta
ở nước ngoài đã tích cực tham gia ủng hộ Quỹ vaccine phòng COVID-19, người góp tiền,
người góp công, người góp nhu yếu phẩm ủng hộ, phát cơm miễn phí…
Bài học đoàn kết của Đảng Cộng sản Việt Nam là một đường lối chiến lược đúng đắn, là
giá trị cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh, là động lực chủ yếu mang đến thành công cho
cách mạng Việt Nam. Đoàn kết là nền tảng cho mọi thành công. Từ bài học ấy, cá nhân em
rút ra bài học rằng chúng ta cần phát huy truyền thống tương thân, tương trợ, giúp đỡ lẫn
nhau để cùng tiến bộ, không gây mất đoàn kết trong nội bộ, đoàn kết nhưng không có nghĩa
là bao che cho khuyết điểm của nhau mà mỗi cá nhân cần đề cao tinh thần tự phê bình và
phê bình nhằm hiểu được điểm yếu và điểm mạnh để cùng phát triển bền vững. Mỗi người
dân Việt Nam cần phấn đấu noi theo gương đạo đức của Hồ chủ tịch để tiếp thu tư tưởng
của Người về đại đoàn kết dân tộc. Đoàn kết là yếu tố không thể thiếu trong mọi thời đại,
bất cứ tổ chức, doanh nghiệp nào cũng phải đề cao và tiếp nối bài học ấy. Phải đoàn kết thì
mới gắn kết mọi người, gắn kết cộng đồng người Việt lại với nhau; mở rộng và hợp tác, làm
quen với quốc tế để phát triển về mặt kinh tế, ngoại giao, …Đó cũng là cách mà mỗi cá
nhân chúng ta góp phần bảo vệ Tổ quốc và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh. lOMoAR cPSD| 46797209
Giải thích từ ngữ
CNXH - Chủ nghĩa xã hội; ĐCSVN - Đảng Cộng sản Việt Nam; BCHTW - Ban chấp hành
Trung ương; ĐCSĐD - Đảng Cộng sản Đông Dương. Tài liệu tham khảo
Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, UEH, 2019.
Lê Quang Mạnh, Khẳng định vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam, Báo điện tử - Đảng
Cộng sản Việt Nam, 2021, https://dangcongsan.vn/tieu-diem/khang-dinh-vi-the-va-uytin-
quoc-te-cua-viet-nam-592373.html
Lê Thị Chiên, Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc trong công tác
phòng, chống dịch Covid-19, Đảng bộ tỉnh Bình Định, 2021,
https://binhdinh.dcs.vn/hoctap-lam-theo-tu-tuong-dao-duc-ho-chi-minh/-/view-
content/60081/van-dung-tu-tuong-hochi-minh-ve-dai-doan-ket-dan-toc-trong-cong-tac- phong-chong-dich-covid-19
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Báo điện tử - Đảng Cộng sản Việt Nam, 2019,
https://dangcongsan.vn/tu-lieu-tham-khao-cuoc-thi-trac-nghiem-tim-hieu-90-nam-lichsu-
ve-vang-cua-dang-cong-san-viet-nam/tu-lieu-cuoc-thi/di-chuc-cua-chu-tich-ho-chiminh- 540483.html
Hùng Mạnh, Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là nguồn lực quan trọng của dân
tộc Việt Nam, Báo điện tử - Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021,
https://dangcongsan.vn/nguoi-viet-nam-o-nuoc-ngoai/cong-dong-nguoi-viet-nam-o-
nuocngoai-la-nguon-luc-quan-trong-cua-dan-toc-viet-nam-588816.html
Lê Hải Bình, Đại đoàn kết toàn dân tộc – Cội nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu của
cách mạng Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bình Dương, 2022,
http://tuoitrebinhduong.vn/News/mb/18965/dai-doan-ket-toan-dan-toc-coi-nguon-
sucmanh-dong-luc-chu-yeu-cua-cach-mang-viet-nam