Bài thu hoạch LSĐ 20 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Bài thu hoạch LSĐ 20 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Senvà thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN Học kì: 2232 ♨ ♨ ♨ ♨ BÀI THU HOẠC H
VỀ CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM TRONG CHIẾN TRANH TP. HỒ CHÍ MINH – 02/2023 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN Học kì: 2232 ♨ ♨ ♨ ♨
MÔN: LỊCH SỬ
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Giảng viên: Nguyễn Minh Quang Lớp: 1200 – Nhóm 2
TP. HỒ CHÍ MINH – 02/2023 2 TÊN THÀNH VIÊN VÀ
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC PHẦN PHÂN CÔNG CÔNG TRĂM STT HỌ TÊN MSSV VIỆC HOÀN THÀNH
Hậu quả chất độc da cam gây 1 Trần Ngọc Phương Anh 22103435 100% ra sau chiến tranh.
Khắc phục hậu quả chất độc d 2 Trần Lê Kim Chi
22105521 cam sau chiến tranh, tổng hợ 100% nội dung.
Chất độc da cam trong chiến 3
Trương Mộng Song Dân 22100095 100% tranh Việt Nam.
Khắc phục hậu quả chất độc d 4 Lê Như Hậu 22122578 100% cam sau chiến tranh. Chất độc màu da cam 5 Hoàng Văn Hiếu 22011426 100% trên thế giới. Viết lời cảm ơn và 6 Trần Thị Mỹ Tâm 22123168 100%
cảm nhận sau chuyến đi.
Định nghĩa, khái niệm về chất 7 Lê Thanh Vy 22116945 100% độc màu da cam. LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến trường Đại học Hoa Sen, đặc
biệt là thầy Nguyễn Minh Quang trong quá trình gia khóa học chúng em được thầy
quan tâm và chỉ dậy rất tận tình và được truyền đạt những kiến thức quý báu của
môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam đến chúng em trong thời gian vừa qua.
Cảm ơn thầy vì đã đưa chúng em đi tham quan Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh để
chúng em có thể tìm hiểu về những di tích, văn hoá, những gì còn sót lại và những
hậu quả mà chiến tranh đã gây ra. Về kiến thức và từ ngữ, lý luận của chúng em
còn nhiều hạn chế nên bài báo cáo của chúng em không thể tránh khỏi những thiếu
sót. Chúng em mong nhận được nhận xét, đánh giá và góp ý của thầy để bài báo
cáo của chúng em hoàn thành tốt hơn.
Chúng em cảm ơn thầy rất nhiều. Chúc thầy có nhiều sức khoẻ và gặp nhiều may mắn. 4 MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................. 4
MỤC LỤC ....................................................................... 5
NỘI DUNG ...................................................................... 7
1. Khái niệm. ......................................................................... 7
2. Chất độc da cam trên thế giới. ......................................... 9
3. Chất độc da cam trong chiến tranh Việt Nam. ............. 11
a) Liều lượng và các chất mà quân đội Mỹ sử dụng. ...............................11
b) Chiến dịch Ranch Hand ........................................................................12 4. Hậu qu c
ả ủa chất độc màu da cam sau chiến tranh. .... 16
5. Cách khắc phục hậu quả chất độc màu da cam. .......... 20
a) Cách khắc phục từ Đảng và Nhà nước Việt Nam. ...............................20
b) Sự nổ lực, cố gắng vượt qua khó khăn của các nạn nhân....................22
CẢM NHẬN SAU CHUYẾN ĐI .................................. 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................ 27 5 6 NỘI DUNG 1. Khái niệm.
Chất da cam là một chất lỏng màu nâu đỏ hay màu nâu, không tan trong
nước, tan trong dầu diezen và các dung môi hữu cơ. Để dễ nhận biết và phân biệt
các loại chất độc, quân đội Mỹ dùng sơn với màu sắc khác nhau sơn thành những
vạch sơn trên các phương tiện chứa các chất độc này. Thùng phi chứa hỗn hợp
được sơn vạch màu da cam, từ đây có tên gọi là chất da cam.
Chất độc da cam có chứa chất độc dioxin, nguyên nhân của nhiều bệnh
như ung thư, dị dạng và nhiều rối loạn chức năng ở cả người Việt lẫn các cựu quân
nhân Hoa Kỳ. Chất này được Mỹ sử dụng trên diện rộng từ năm 1961 đến 1971,
gây ngộ độc nặng ở nhiều nơi tại Việt Nam. Các cơ quan y tế Việt Nam ước tính
rằng khoảng 400.000 người đã thiệt mạng hoặc tàn tật do chất độc hóa học, và
khoảng 500.000 trẻ em sinh ra bị dị dạng hoặc dị tật. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
ước tính có khoảng 1 triệu nạn nhân Việt Nam bị tàn tật hoặc ốm đau do chất độc
da cam. Chất độc màu da cam cũng gây nguy hiểm cho sức khỏe của binh lính Hoa
Kỳ và đồng minh của Hoa Kỳ (Mỹ, Hàn Quốc, v.v.) và con cháu của họ, những
người đã tiếp xúc với chất này. Cho đến nay, các tổ chức cựu chiến binh ở Mỹ, Úc,
Hàn Quốc đã khởi kiện và đòi bồi thường, nhưng các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam đã thua kiện. 7
Hình 1.1: Thùng phi chứa hỗn hợp chất màu da cam.
Hình 1.2: Máy bay của quân đội Mĩ rải thứ chất “diệt cỏ”. 8
2. Chất độc da cam trên thế giới.
Vào những năm 1940, chất độc màu da cam được sản xuất tại Hoa Kì
với mục đích sử dụng trong công nghiệp hay xung quanh đường sắt, đường dây
điện nhằm kiểm soát cây cối . Chất độc da cam được sử dụng lần đầu ở các cuộc
đột kích bên đường của quân giải phóng La Mã, mục đích là làm cho lá rụng ở các
khu có thể che dấu điểm phục kích của Anh. Sau đó, Hoa kì đã cân nhắc, đánh giá
về cách thức này và quyết định sử dụng chất này như là một chất hợp pháp trong
chiến tranh. Trong thời chiến, Hoa Kì đã mua một lượng lớn hợp chất hoá học này
để rải khắp rừng ở Việt Nam khiến cho quân Việt Nam lẫn quân của Mĩ chịu hậu
quả to lớn sau này. Trong thời chiến, các chiến binh đã được thông báo và được
thuyết phục là hoá chất này vô hại nhưng sau chiến tranh kết thúc thì họ bắt đầu có
những dấu hiệu hao hụt sức khoẻ. Ngoài ra, còn có một số khu thử nghiệm hay kho
lưu trữ mà Hoa Kì sử dụng ở một số nước khác như: Úc, Canada, Gram, Hàn
Quốc, New Zealand, Philippines, Johnston, Nhật Bản, Thái Lan và Hoa Kì.
Tại Lào, trong số 517 trường hợp khuyết tật và dị tật bẩm sinh cho đến
nay được Dự án Di sản Chiến tranh ở Lào ghi nhận, khoảng ba phần tư, chẳng hạn
như các chi bị dị tật, có thể được xác định bằng mắt thường dưới dạng các tình
trạng hiện có liên quan đến phơi nhiễm chất độc màu da cam. 9
Hình 2.1: Năm 1994, gia đình của James Ruts có số thành viên là 11 người, trong đó
có 8 người con bị dị tật bẩm sinh về não,…
Hình 2.2: Bé gái bị dị tật tay bẩm sinh, cha của bé đã tham gia chiến trường Việt Nam năm 1982. 10