-
Thông tin
-
Quiz
Bài thu hoạch LSĐ/ Trường đại học Nguyễn Tất Thành
Ngày 15 tháng 3 năm 1979, Bộ Ngoại giao Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (nhà nước duy nhất kế thừa tất cả các nhà nước tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam trước năm 1976, bao gồm cả hai nhà nước tr?ước đó là Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa từng tuyên bố chủ quyền đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa) công bố bị vong lục về vấn đề biên giới Việt - Trung. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Lịch sử Đảng(MC) 880 tài liệu
Đại học Nguyễn Tất Thành 1 K tài liệu
Bài thu hoạch LSĐ/ Trường đại học Nguyễn Tất Thành
Ngày 15 tháng 3 năm 1979, Bộ Ngoại giao Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (nhà nước duy nhất kế thừa tất cả các nhà nước tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam trước năm 1976, bao gồm cả hai nhà nước tr?ước đó là Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa từng tuyên bố chủ quyền đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa) công bố bị vong lục về vấn đề biên giới Việt - Trung. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử Đảng(MC) 880 tài liệu
Trường: Đại học Nguyễn Tất Thành 1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Nguyễn Tất Thành
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46797209
1. Các anh chị hãy trình bày những vấn đề cơ bản nhất của cách mạng Việt
Nam giai đoạn từ năm 1975 – 2018. Mỗi vấn đề đó đã để lại cho chúng ta bài học gì? (7 điểm)
- Thống nhất đất nước về mặt nhà nước, ý nghĩa vai trò.
Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một dấu son
chói lọi, một võ công hiển hách nhất, đồng thời đây cũng là một trong những sự kiện
quan trọng, có tầm vóc và ý nghĩa to lớn trong lịch sử thế giới thế kỷ 20.
Cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 cũng đã để lại cho chúng ta nhiều
bài học lịch sử vô cùng quý giá đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới hiện nay.
Bên cạnh đó, cuộc cách mạng công nghiệp mới cũng mở ra cơ hội vô cùng to lớn cho
các nước “đi sau” như Việt Nam có thể thực hiện thành công chiến lược phát triển “rút
ngắn” để thoát khỏi tình trạng tụt hậu, gia nhập vào hàng ngũ những quốc gia tiên tiến
nhất. Song, kèm theo đó, nguy cơ mà cuộc cách mạng này đưa lại cũng rất lớn: đó có
thể là sự lệ thuộc lâu dài và vĩnh viễn về công nghệ và sự kiểm soát vô giới hạn của
những tập đoàn công nghệ toàn cầu đối với mọi lĩnh vực của đời sống dân tộc
Trong bối cảnh đó, bài học về sự phân tích khoa học, về tầm nhìn và bản lĩnh chớp thời
cơ chiến lược của Đại thắng mùa Xuân 1975 càng có giá trị thiết thực. Thực tế là,
giống như 45 năm trước, đất nước Việt Nam, cách mạng Việt Nam không có lựa chọn
nào khác, ngoài việc cả quyết xông vào dòng thác lũ của thời đại, chấp nhận thách
thức lịch sử, do đó, “biến nguy thành cơ”, phát huy cao độ ý chí và khát vọng của dân
tộc để chiếm lấy những lợi thế, vượt qua trở ngại để tiến bước.
Đáp lại nguyện vọng chính đáng của nhân dân cả nước, đồng thời phù hợp với thực tế
lịch sử dân tộc – “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” – Hội nghị lần thứ
24 Ban chấp hành TRung ương Đảng (9/1975) đã đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống
nhất đất nước về mặt nhà nước.
Nghị quyết của Đảng nêu rõ: “Thống nhất đất nước vừa là nguyện vọng tha
thiết của nhân dân cả nước, vừa là quy luật khách quan của sự phát triển cách mạng
Việt Nam, của lịch sử dân tộc Việt Nam”.
Từ ngày 15 đến 21 /11/1975, Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước được
tổ chức tại Sài Gòn. Hai đoàn đại biểu đại diện cho hai miền tham dự. Hội nghị nhất trí
hoàn toàn các vấn đề về chủ trương, biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
Ngày 25/4/1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành trong
cả nước. Hơn 23 triệu cử tri( chiếm 98.8% tổng số cử tri) đi bỏ phiếu và bầu ra 492 đại biểu. lOMoAR cPSD| 46797209
Từ 24/6 đến 3/7/1976, Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất họp kỳ đầu tiên tại Hà Nội.
Quốc hội thông qua chính sách đối nội và đối ngoại của Nhà nước Việt Nam
thống nhất, quyết định đổi tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ ngày
2/7/1976), quyết định Quốc huy mang dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
QUốc kỳ là lá Cờ đỏ sao vàng, Quốc ca là bài Tiến quân ca, thủ đô là Hà Nội, thành
phố Sài Gòn – Gia Định được đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh.
Quốc hội đã bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, bầu Ban dự thảo Hiến pháp. Tôn Đức Thắng được bầu làm
chủ tịch nước, Trường Chinh được bầu làm chủ tịch Ủy ban thường vụ QUốc hội,
Phạm Văn Đồng làm thủ tướng.
Ở địa phương, Quốc hội quyết định tổ chức thành ba cấp chính quyền: cấp tỉnh
và thành phố trực thuộc Trung ương, cấp huyện và tương đương, cấp xã và tương
đương. Ở mỗi cấp có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
Với kết quả của kì họp thứ nhất QUốc hội khóa VI, công việc thống nhất đất
nước về mặt nhà nước đã hoàn thành. Từ đây, việc tiếp tục hoàn thành thống nhất trên
tất cả các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, xã hội, sẽ gắn liền với việc thực
hiện những nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa trong phạm vi cả nước.
Ngày 31/1/1977, Đại hội đại biểu các Mặt trận của hai miền Nam – Bắc đã họp ở
thành phố Hồ Chí Minh, quyết định thống nhất các Mặt trận thành Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Ngày 18/12/1980, Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được Quốc hội thông qua.
Ý nghĩa của việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước
Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước là một yêu cầu tất yếu khách quan
của sự phát triển cách mạng Việt Nam và kết quả giành được đó thể hiện lòng yêu
nước, tinh thần đoàn kết dân tộc, ý chí thống nhất Tổ quốc, quyết tâm xây dựng một
nước Việt Nam độc lập, thống nhất của toàn thể nhân dân ta.
Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước đa tạo nên những điều kiện
chính trị cơ bản để phát huy toàn diện sức mạnh của đất nước, tạo điều kiện thuận lợi
để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, tạo ra những khả năng to lớn trong việc phát triển
kinh tế, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với
các nước trên thế giới, nâng cao vị thế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên trường quốc tế.
Việc hoàn thành thống nhất về mặt nhà nước và việc nước VN đã hòa bình,
thống nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quan hệ đối ngoại. Ngày
2/7/1976 khi nước CHXHCNVN tuyên bố thành lập thì đã có 94 nước đặt quan hệ 2 lOMoAR cPSD| 46797209
ngoại giao. Đến 1980 đã tăng lên 106 nước, đến 31/21/1989 có 114 nước đặt quan hệ
ngoại giao, trong đó có 76 nước có đặt quan hệ thương mại. Ngày 20/9/1977, nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của Liên Hợp quốc.
Từ đây ta có tiếng nói trên trường quốc tế, tham gia vào những công việc chung của thế giới.
Vận hành nền kinh tế theo hướng tập trung, quan liêu, bao cấp
Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp là gì?
Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp là cơ chế trong đó nền kinh tế vận
động dưới sự kiểm soát của Nhà nước về các yếu tố sản xuất cũng như phân phối về thu nhập.
Nhà nước can thiệp sâu vào các hoạt động của nền kinh tế, không coi trọng các quy
luật thị trường. Kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể giữ vai trò chủ đạo, các thành phần
kinh tế khác hầu như không được chú trọng. Các cơ chế này tuy có những ưu điểm
thích hợp cho hoàn cảnh của đất nước thời kỳ cũ nhưng đồng thời cũng có nhiều hạn
chế kìm hãm sự phát triển của đất nước sau này.
Các đặc trưng cơ bản của cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp
– Nhà nước quản lý kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ
tiêu, pháp lệnh chi tiết áp từ trên xuống dưới. Nhà nước xây dựng các chỉ tiêu một
cách chủ quan, sau đó đưa xuống cho các doanh nghiệp, thậm chí cả hợp tác xã thực
hiện. Và việc cấp phát vốn, vật tư, giao nộp sản phẩm cho Nhà nước cũng đều nằm
trong chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao cho. Điều này, buộc các doanh nghiệp, hợp
tác xã chỉ quan tâm đến một vấn đề duy nhất đó là hoàn thành chỉ tiêu.
– Cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các
doanh nghiệp. Những thiệt hại về vật chất do các quyết định không đúng gây ra thì
Ngân sách Nhà nước phải gánh chịu. Mặt khác, Nhà nước chỉ coi trọng kinh tế quốc
doanh và kinh tế tập thể, điều này làm hạn chế sự phát triển và đóng góp vào nền
kinh tế của các thành phần kinh tế khác. Hậu quả là cơ quan quản lý Nhà nước làm
thay chức năng quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
– Quan hệ hàng hóa – tiền tệ bị coi nhẹ, chỉ là hình thức, quan hệ hiện vật là chủ yếu.
Trong thời kỳ này, các công cụ như giá cả, lãi suất, tiền lương chỉ áp dụng để tính
toán một cách hình thức. Giá cả không phản ánh quan hệ cung cầu. Mặt khác, tiền
lương được quy định theo cấp bậc hành chính và thâm niên, tính theo chủ nghĩa bình 3 lOMoAR cPSD| 46797209
quân, không tính theo hiệu quả lao động của mỗi người. Tất cả đó đã dẫn đến tình
trạng khan hiếm hàng hóa khiến cuộc sống chật vật không những về số lượng mà cả
về chất lượng của nhiều mặt hàng.
– Bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều cấp trung gian
Hệ thống thể chế chưa đồng bộ, còn chồng chéo, thiếu thống nhất, thủ tục hành chính
còn rườm rà, phức tạp, trật tự, kỷ cương chưa nghiêm. Tổ chức bộ máy cồng kềnh
nhiều tầng nấc, phương thức quản lý hành chính vừa tập trung quan liêu vừa phân tán
chưa thông suốt. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ công chức còn nhiều điểm yếu về phẩm
chất, tinh thần, trách nhiệm.
Đánh giá về cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp
Thứ nhất: Về ưu điểm
– Đối với kinh tế: Trong thời kỳ kinh tế còn tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng thì
cơchế này có tác dụng nhất định, nó cho phép tập trung tối đa các nguồn lực kinh tế
vào mục đích chủ yếu trong từng giai đoạn và điều kiện cụ thể, đặc biệt trong quá
trình công nghiệp hóa theo xu hướng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
– Đối với văn hóa: Biểu hiện rõ nhất của cơ chế này là tuy các văn nghệ sĩ được tập
hợp trong các hội sáng tác, nhưng cơ cấu và cách làm việc của các hội này chủ yếu
vẫn giống như mọi cơ quan hành chính sự nghiệp nhà nước. Văn nghệ sĩ chuyên
nghiệp là những cán bộ trong biên chế, những viên chức ăn lương để sáng tác. Điều
này có những mặt tốt, đã từng phát huy được hiệu quả.
– Đối với xã hội: Cơ chế này ra đời trong thời kỳ đất nước vừa bước qua những năm
tháng đau thương của chiến tranh. Tình hình xã hội còn nhiều rối ren, phức tạp. Vì
vậy, cơ chế đã góp phần ổn định đời sống xã hội, duy trì trật tự xã hội. Thứ hai: Về hạn chế
– Đối với kinh tế: Theo thời gian, cơ chế này ngày càng không phù hợp với hoàn cảnh
của đất nước. Nó làm thủ tiêu cạnh tranh, kìm hãm tiến bộ khoa học – công nghệ,
triệt tiêu động lực kinh tế đối với người lao động, không kích thích tính năng động, 4 lOMoAR cPSD| 46797209
sáng tạo của các đơn vị sản xuất kinh doanh. Chính điều này đã làm cho nền kinh tế
rơi vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng. – Đối với văn hóa:
Quy luật sàng lọc không phát huy được tác dụng. Số lượng văn nghệ sĩ chuyên nghiệp
đến một lúc nào đó sẽ vượt quá tỷ lệ cần thiết so với số dân, đồng thời cũng quá tải so
với khả năng cung cấp vật chất của kinh tế đất nước.
Mặt khác, do bị “viên chức hóa”, văn nghệ sĩ không sống chủ yếu bằng sáng tác. Một
số người trở thành quan chức đầu ngành, ngoài các quyền lợi của những viên chức cấp
cao, nếu vẫn sáng tác, họ còn được mặc nhiên hưởng đặc quyền của lối “khen chê theo
chức vụ”, và khả năng quan liêu hóa, xa rời đời sống nhân dân lại nhiều hơn các đồng
nghiệp khác. Một số khác, dần dà tỏ rõ không có tài năng đặc biệt, nhưng không bị luật
sàng lọc gạt bỏ để chuyển nghề, cho nên rất dễ tìm đến các đề tài nhất thời, cục bộ, dễ
chạy theo minh họa cho các chủ trường vốn chỉ có ý nghĩa nhất thời ngắn ngủi, tạo ra
một số lượng quá lớn những tác phẩm xoàng xĩnh, nhạt nhẽo, vô thưởng vô phạt, hạ
thấp trình độ chung của văn nghệ.
– Đối với xã hội: Sản xuất công – nông nghiệp đình đốn. Lưu thông, phân phối ách
tắc. Lạm phát ở mức ba con số. Đời sống của các tầng lớp nhân dân sa sút chưa từng
thấy. Ở thành thị, lương tháng của công nhân, viên chức chỉ đủ 10 – 15 ngày. Ở nông
thôn, vào lúc giáp hạt có tới hàng triệu gia đình nông dân thiếu ăn. Tệ nạn xã hội lan
rộng. Lòng dân không yên.
Các kỳ Đại hội Đảng
Đại hội IV: Hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả
nước đi lên chủ nghĩa xã hội
Đại hội lần thứ IV của Đảng là đại hội toàn thắng của sự nghiệp đấu tranh giải phóng
dân tộc, tổng kết những bài học lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đưa cả nước tiến lên CNXH.
thực hiện chính sách hòa hợp dân tộc, cải tạo XHCN, hàn gắn vết thương chiến tranh,
từng bước khôi phục, phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội; đẩy mạnh công
nghiệp hóa XHCN, xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật của CNXH. 5 lOMoAR cPSD| 46797209
Ðại hội quyết định lấy lại tên ban đầu của Ðảng là Ðảng Cộng sản Việt Nam; bầu BCH
Trung ương gồm 101 ủy viên chính thức, 32 ủy viên dự khuyết. BCH Trung ương đã
bầu Bộ Chính trị gồm 14 ủy viên chính thức và ba ủy viên dự khuyết. Đồng chí Lê
Duẩn được bầu làm Tổng Bí thư của Ðảng.
Ðại hội V: Tất cả vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì hạnh phúc của nhân dân
Đại hội đánh giá toàn diện những thắng lợi mà Đảng và nhân dân ta giành được trong
công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc từ sau năm 1975, khắc phục những hậu quả nặng
nề do chiến tranh để lại.
Ở miền Nam, công cuộc cải tạo XHCN đạt được những kết quả bước đầu.
Đại hội bầu BCH Trung ương gồm 116 ủy viên chính thức, 36 ủy viên dự khuyết. BCH
bầu Bộ Chính trị gồm 13 ủy viên chính thức và 2 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Lê Duẩn
được BCH Trung ương bầu tiếp tục làm Tổng Bí thư của Đảng.
* Từ đại hội lần thứ IV qua thứ V ta thấy được Đảng và nhà nước đang bắt đầu xây dựng
lại cơ câu của đất nước để phát triển, khác phục các hậu quả của chiến tranh đạt nhân
dân làm mấu chốt phát triển vì dân, sau khi Tổng Bí thư Lê Duẩn từ trân hội đồng bắt
đầu bầu Tổng Bí thư mới là đồng chi Trường Chinh
Đại hội VI: Khởi xướng và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đất nước
Đại hội quyết tâm đổi mới công tác và lãnh đạo của đảng theo tinh thần cách mạng và khoa học.
Đổi mới cơ cấu phát triển nông nghiệp và công nghiệp thực hiện 3 chương trình kinh tế
bao gồm: Chương trình lương thực, thực phẩm; chương trình hàng tiêu dùng; chương trình hàng xuất khẩu.
Đại hội VI đã đưa ra quan điểm mới về cải tạo XHCN dựa trên 3 nguyên tắc: Nhất thiết
phải theo quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực
lượng sản xuất để xác định bước đi và hình thức thích hợp. Phải xuất phát từ thực tế của
nước ta và là sự vận dụng quan điểm của Lê-nin coi nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành
phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ. Trong công cuộc cải tạo XHCN, phải xây
dựng quan hệ sản xuất mới trên cả 3 mặt xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất,
chế độ quản lý và chế độ phân phối XHCN. *
ở đại hội lần thứ VI nhà nước bắt đầu chú trọng vào sự phát triển của đất nước
đổimới công tác lãnh đạo của đảng và bất đầu tập trung pát triển các ngành công nghiệp
nông nghiệp và bầu thêm các bộ mặt nhà nước mới nhằm phát triển và quản lý đất nước
hợp lý hơn đối với đại hội đảng lần thứ V thì có nhiều bước ngoặc đổi mới để phát triển
nền kinh tế và quản lý đất nước
Đại hội VII: Đổi mới toàn diện, đồng bộ, đưa đất nước tiến lên theo con đường XHCN 6 lOMoAR cPSD| 46797209
Nhiệm vụ chính: Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đưa đất nước đi theo con đường đổi mới.
Đại hội khẳng định: Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có nguyên tắc và có bước đi vững chắc,
đó là mệnh lệnh của cuộc sống, là quá trình không thể đảo ngược.
Đại hội một lần nữa khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp
công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao
động và của cả dân tộc. Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm
nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản. *
trong đại hội đảng lần này nhiệm vụ chính vẫn là đưa đất nước lên con đường
pháttriển đổi mới được thông qua Cương Lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
Đại hội lần VIII:
Sau bốn ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Đại hội đã thông qua những văn kiện quan trọng sau đây:
1. Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII.
2. Phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 1996-2000.
3. Điều lệ Đảng (bổ sung, sửa đổi).
4. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam.
Các văn kiện nêu trên bao gồm những nội dung cơ bản sau:
Báo cáo Chính trị đã đánh giá 5 năm thực hiện nghị quyết Đại hội VII như sau: Về
thành tựu, văn kiện khẳng định chúng ta đã giành được 5 thành tựu quan trọng:
l. Đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, hoàn thành vượt mức nhiều mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm.
2.Tạo được mọt số chuyển biến tích cực về mặt xã hội.
3. Giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh.
4. Thực hiện có hiệu quả một số đổi mới quan trọng về hệ thống chính trị.
5. Phát triển mạnh mối quan hệ đối ngoại, phá thế bao vây cấm vận, tham gia tích cực
vào đời sống cộng đồng quốc tế.
Cùng với việc đánh giá đóng thành tựu, Đảng ta cũng chỉ rõ những khuyết điểm và yếu kém: 1.
Nước ta còn nghèo và kém phát triển. Chúng ta chưa thực hiện tốt cần kiệm
trong sản xuất, tiết kiệm trong tiêu dùng, dồn vốn cho đầu tư phát triển. 7 lOMoAR cPSD| 46797209
Nhà nước còn thiếu chính sách để huy động có hiệu quả nguồn vốn trong dân. Sử dụng
nguồn lực còn phân tán, kém hiệu quả, chưa kiên quyết tập trung cho các chương trình,
dự án kinh tế - xã hội cấp thiết. 2.
Tình hình xã hội còn nhiều vấn đề tiêu cực và nhiều vấn đề phải giải quyết. Nạn
tham nhũng, buôn lậu, lãng phí của công chưa ngăn chặn được. Tiêu cực trong bộ máy
nhà nước, đảng và đoàn thể, trong các doanh nghiệp nhà nước, nhất là trên các lĩnh
vực nhà đất, xây dựng cơ bản, hợp tác đầu tư, thuế, xuất nhập khẩu... nghiên trọng kéo
dài. Việc làm đang là vấn đề gay gắt. Sự phân hoá giàu nghèo giữa các vùng, giữa
thành thị và nông thôn và giữa các tầng lớp dân cư tăng nhanh. 3.
Việc lãnh đạo xây dựng quan hệ sản xuất mới có phần vừa lúng túng vừa buông
lỏng. Chậm tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế, chính sách để tạo điều kiện thuận lợi
cho doanh nghiệp nhà nước nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy vai trò chủ đạo
trong nền kinh tế quốc dân. Chưa quan tâm tổng kết thực tiễn. 4.
Quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội, các hoạt động khoa học và công nghệ, bảo
vệ tài nguyên và môi trường sinh thái, giáo dục, đào tạo, thông tin, báo chí, xuất bản,
văn hoá, văn nghệ chưa tốt. 5.
Hệ thống chính trị còn nhiều nhược điểm. Năng lực và hiệu quả lãnh đại của
Đảng, hiệu lực quản lý, điều hành của Nhà nước, hiệu quả hoạt động của các đoàn thể
chính trị, xã hội chưa nâng lên kịp với đòi hỏi của tình hình.
Đánh giá tổng quát sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện và 5 năm thực
hiện Nghị quyết Đại hội VII Báo cáo Chính trị khẳng định đất nước đã vượt qua một
giai đoạn thử thách gay go và đạt những thắng lợi nổi bật trên nhiều mặt. Đại hội lần IX:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng họp tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 19
22/4/2001, với sự tham gia của 1.168 đại biểu đại diện cho gần 2,5 triệu đảng viên trong toàn Đảng.
Đại hội diễn ra trong bối cảnh chung: Kết thúc thế kỷ XX và bước sang thế kỷ XXI.
Toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ. Quan hệ song phương, đa phương giữa các quốc gia
ngày càng sâu rộng trên nhiều lĩnh vực.
Thành tựu quan trọng sau 15 năm đổi mới tạo thế và lực thúc đẩy công cuộc đổi mới
nước ta đi vào chiều sâu. Bên cạnh đó, nước ta còn phải đối phó với những thách thức:
tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, chệch hướng
XHCN, nạn tham nhũng quan liêu, "diễn biến hoà bình” do các thế lực thù địch gây ra.
Ðại hội nhìn lại chặng đường 71 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam; tổng kết 5 năm
thực hiện Nghị quyết Ðại hội VIII; 15 năm đổi mới đất nước, 10 năm thực hiện chiến
lược KT-XH, rút ra bài học kinh nghiệm, từ đó phát triển và hoàn thiện đường lối, định 8 lOMoAR cPSD| 46797209
ra chiến lược phát triển đất nước trong 20 năm đầu của thế kỷ XXI; vạch ra phương
hướng, nhiệm vụ xây dựng Ðảng ta ngang tầm đòi hỏi của dân tộc trong thời kỳ mới;
sửa đổi, bổ sung Ðiều lệ Ðảng.
Ðại hội đã thông qua báo cáo chính trị với tiêu đề: "Phát huy sức mạnh toàn dân tộc,
tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh CNH - HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN".
Về những kinh nghiệm sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới, đại hội chỉ ra những
bài học kinh nghiệm chủ yếu. Ðó là, trong quá trình đổi mới, phải kiên trì mục tiêu độc
lập dân tộc và CNXH trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Ðổi mới phải dựa vào Nhân dân, vì lợi ích của Nhân dân, phù hợp với thực tiễn, luôn
luôn sáng tạo. Ðổi mới phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Ðường
lối đúng đắn của Ðảng là nhân tố quyết định thành công của Đại hội thứ X
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra trong thời
điểm lịch sử có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Sự nghiệp đổi mới trên đất nước ta đã trải
qua 20 năm. Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vừa kết thúc 5 năm thực hiện Nghị
quyết Đại hội IX của Đảng, cũng là 5 năm đầu tiên của thế kỷ XXI. Nhìn khái quát 20
năm đổi mới chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, đã đưa lại
cho đất nước ta một sự thay đổi cơ bản, toàn diện, làm cho thế và lực, uy tín quốc tế
của nước ta tăng lên nhiều so với trước.
Đại hội X của Đảng có nhiệm vụ nhìn thẳng vào sự thật để kiểm điểm, đánh giá khách
quan, toàn diện thành tựu và những yếu kém, khuyết điểm, đồng thời rút ra những bài
học kinh nghiệm qua việc thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, thực hiện nhiệm
vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2001 – 2005), chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
10 năm (2001-2010) và nhìn lại 20 năm đổi mới; từ đó tiếp tục phát triển và hoàn thiện
đường lối, quan điểm, định ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước 5
năm tới (2006-2010); phương hướng, nhiệm vụ xây dựng Đảng; bổ sung sửa đổi một
số điểm trong Điều lệ Đảng; bầu Ban Chấp hành Trung ương khoá X.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã quyết định:
- Thông qua Báo cáo Chính trị, Báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế
- xã hội 5 năm 2006-2010 và Báo cáo về công tác xây dựng Đảng của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khoá IX trình Đại hội; giao Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá
X căn cứ vào kết quả biểu quyết và những kết luận của Đại hội để hoàn chỉnh và chính thức ban hành.
- Thông qua toàn văn Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam đã được bổ sung, sửa đổi. 9 lOMoAR cPSD| 46797209
- Giao Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X và các cấp uỷ, tổ chức đảng xây
dựngchương trình và kế hoạch hành động cụ thể để tổ chức thực hiện thắng lợi
đường lối và những chủ trương đã nêu trong các văn kiện Đại hội.
Đồng chí Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X đọc
diễn văn bế mạc Đại hội đã nhấn mạnh: Thành công của Đại hội X của Đảng cổ vũ
mạnh mẽ toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tiến lên tranh thủ thời cơ, vượt qua
thách thức, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ hơn, phát triển với tốc độ
nhanh hơn và bền vững hơn. Đại hội chân thành cảm ơn các Đảng Cộng sản và công
nhân, các Đảng cầm quyền của các nước, các tổ chức quốc tế đã gửi thiệp chúc mừng đến Đại hội. Đại hội thứ XI
: “Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng ta diễn ra trong một thời điểm có ý
nghĩa rất quan trọng. Sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước đã trải qua 25 năm. Cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã được thực hiện 20
năm. 5 năm qua (2006 - 2010), toàn dân và toàn quân ta đã nỗ lực phấn đấu đạt được
những thành tựu quan trọng, đáng tự hào. Chúng ta đã thực hiện thành công chặng
đường đầu của công cuộc đổi mới, đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, đời
sống nhân dân có nhiều thay đổi tích cực, sức mạnh quốc gia về mọi mặt được tăng
cường, độc lập, tự chủ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững, vị thế và uy tín của
Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao, tạo tiền đề để nước ta tiếp tục phát triển
mạnh mẽ và bền vững hơn trong giai đoạn mới”.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng có nhiệm vụ nhìn thẳng vào sự thật,
nói đúng sự thật, đề cao tinh thần tự phê bình nghiêm túc, để kiểm điểm, đánh giá
khách quan, toàn diện những thành tựu và yếu kém, khuyết điểm, đồng thời rút ra
những bài học kinh nghiệm qua việc thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng, thực
hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2006 - 2010), tổng kết Chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2001 - 2010) và 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trên cơ sở đó, Đại hội quyết
định việc bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991; xác định Chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội 10 năm (2011 - 2020); đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ 5 năm (2011 - 2015).
Phương hướng và chiến lược trong thời gian tới
Về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020, Đại hội Đảng lần thứ XI đã
quyết định mục tiêu tổng quát của Chiến lược là: Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ
bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân
chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên
rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của
Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát
triển cao hơn trong giai đoạn sau. 10 lOMoAR cPSD| 46797209
Về phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011 – 2015, Ban Chấp hành
Trung ương đã xác định mục tiêu tổng quát trong 5 năm tới là: “Tiếp tục nâng cao
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới;
xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại
đoàn kết toàn dân tộc; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; tăng cường hoạt động đối
ngoại; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; tạo nền
tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Đại hội thứ XII
Báo cáo nêu rõ, “Năm năm qua, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, tình hình thế giới,
khu vực có nhiều diễn biến rất phức tạp; kinh tế thế giới phục hồi chậm; khủng hoảng
chính trị ở nhiều nơi, nhiều nước; cạnh tranh về nhiều mặt ngày càng quyết liệt giữa
các nước lớn tại khu vực; diễn biến phức tạp trên Biển Đông,... đã tác động bất lợi đến
nước ta. Trong nước, ngay từ đầu nhiệm kỳ, cùng với những ảnh hưởng của khủng
hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, những hạn chế, khiếm khuyết vốn có của
nền kinh tế chưa được giải quyết, những hạn chế, yếu kém trong lãnh đạo, quản lý và
những vấn đề mới phát sinh đã làm cho lạm phát tăng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng
đến ổn định kinh tế vĩ mô, tốc độ tăng trưởng và đời sống nhân dân. Thiên tai, dịch
bệnh, biến đổi khí hậu gây thiệt hại nặng nề. Nhu cầu bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi
xã hội ngày càng cao. Đồng thời, chúng ta phải dành nhiều nguồn lực để bảo đảm quốc
phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền đất nước trước những động thái mới của tình hình
khu vực và quốc tế. Trong bối cảnh đó, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã nỗ lực
phấn đấu thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng, đạt được những thành quả quan trọng.
Các chỉ tiêu quan trọng : -
Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 6,5 - 7%/năm. Đến
năm2020, GDP bình quân đầu người khoảng 3.200 - 3.500 USD; tỉ trọng công nghiệp
và dịch vụ trong GDP khoảng 85%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm bằng
khoảng 32 - 34% GDP; bội chi ngân sách nhà nước còn khoảng 4% GDP. Năng suất các
nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng khoảng 30 - 35%; năng suất lao động
xã hội bình quân tăng khoảng 5%/năm; tiêu hao năng lượng tính trên GDP bình quân
giảm 1 - 1,5%/năm. Tỉ lệ đô thị hoá đến năm 2020 đạt 38 - 40%. -
Về xã hội : Đến năm 2020, tỉ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã
hộikhoảng 40%; tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 65 - 70%, trong đó có bằng cấp,
chứng chỉ đạt 25%; tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; có 9 - 10 bác sĩ và
trên 26,5 giường bệnh trên 1 vạn dân; tỉ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt trên 80% dân số;
tỉ lệ hộ nghèo giảm bình quân khoảng 1,0 - 1,5%/năm. 11 lOMoAR cPSD| 46797209 -
Về môi trường : Đến năm 2020, 95% dân cư thành thị, 90% dân cư nông thôn
đượcsử dụng nước sạch, hợp vệ sinh và 85% chất thải nguy hại, 95 - 100% chất thải y
tế được xử lý; tỉ lệ che phủ rừng đạt 42%.
Các nhiệm vụ trọng tâm :
Trong nhiệm kỳ Đại hội XII, trên cơ sở quán triệt và lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện việc
thực hiện các quan điểm, nhiệm vụ trên tất cả các lĩnh vực đã nêu trong Báo cáo chính
trị và Báo cáo kinh tế - xã hội, cần đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, phát
huy mọi nguồn lực và động lực để phát triển đất nước nhanh, bền vững; đặc biệt chú
trọng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có kết quả các nhiệm vụ trọng tâm sau : (1)
Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về
tưtưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội
bộ. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng
lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. (2)
Xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu
lực,hiệu quả; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu. (3)
Tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất
laođộng và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả ba đột phá
chiến lược (hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới
căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân
lực chất lượng cao; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ), cơ cấu lại tổng thể và
đồng bộ nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước, chú trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
gắn với xây dựng nông thôn mới. Chú trọng giải quyết tốt vấn đề cơ cấu lại doanh nghiệp
nhà nước, cơ cấu lại ngân sách nhà nước, xử lý nợ xấu và bảo đảm an toàn nợ công. (4)
Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất
vàtoàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển
đất nước; bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Mở rộng và đưa vào
chiều sâu các quan hệ đối ngoại; tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, thực hiện hiệu
quả hội nhập quốc tế trong điều kiện mới, tiếp tục nâng cao vị thế và uy tín của đất nước trên trường quốc tế. (5)
Thu hút, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực và sức sáng tạo của Nhân dân. Chăm
lonâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giải quyết tốt những vấn đề bức thiết; tăng cường
quản lý phát triển xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người; bảo đảm an sinh
xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và giảm nghèo bền vững. Phát huy quyền làm chủ của
nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. (6)
Phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung
xâydựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây
dựng môi trường văn hoá lành mạnh. 12 lOMoAR cPSD| 46797209
Đổi mới (Đại hội VI) 12/1986
Đại hội nhận định, 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ V là những năm đầy thử
thách đối với Đảng và nhân dân ta. Tuy đạt được những thành tựu quan trọng, nhưng
tình hình kinh tế - xã hội đang gặp khó khăn gay gắt; mất cân đối lớn trong nền kinh tế
chậm được thu hẹp,… Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, Đại hội nhấn
mạnh, trong những năm qua việc nhìn nhận, đánh giá tình hình cụ thể về các mặt của
đất nước có nhiều thiếu sót, dẫn đến nhiều sai lầm trong việc xác định mục tiêu và
bước đi. Đó là những sai lầm nghiêm trọng kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, về
chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện, nhất là bệnh chủ quan duy ý chí, lạc hậu về nhận thức lý luận.
Khẳng định đổi mới là yêu cầu bức thiết, có ý nghĩa sống còn đối với nước ta, Đại hội
đã đề ra đường lối đổi mới, trước hết là đổi mới cơ cấu kinh tế; thực hiện ba chương
trình kinh tế về lương thực, thực phẩm; hàng tiêu dùng; hàng xuất khẩu. Việc cải tạo
xã hội chủ nghĩa nhất thiết phải theo quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất
với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất để xác định bước đi và hình thức thích
hợp; phải xuất phát từ thực tế của nước ta và vận dụng quan điểm của Lê-nin coi nền
kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ. Trong cải tạo
xã hội chủ nghĩa phải xây dựng quan hệ sản xuất mới trên cả ba mặt xây dựng chế độ
công hữu về tư liệu sản xuất, chế độ quản lý và chế độ phân phối xã hội chủ nghĩa.
Đại hội xác định nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát của những năm còn lại của
chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, tiếp tục xây dựng
những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong
chặng đường tiếp theo. Để biến mục tiêu đó thành hiện thực, điều quan trọng hàng
đầu là đổi mới chính sách kinh tế, chính sách xã hội, nhằm khai thác nhanh và có hiệu
quả mọi khả năng hiện có và tiềm tàng của nền kinh tế. Cụ thể là, bố trí lại cơ cấu sản
xuất, điều chỉnh lớn cơ cấu đầu tư; xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ
nghĩa, sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế. Việc bố trí lại cơ cấu kinh
tế phải đi đôi với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Phát huy mạnh mẽ và đồng bộ khoa
học - kỹ thuật. Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại,...
Về công tác xây dựng Đảng, Đại hội xác định, để chuyển biến tình hình, Đảng ta trước
hết phải thay đổi nhận thức, đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế; đổi mới tổ
chức; đổi mới đội ngũ cán bộ; đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác. Nâng cao
chất lượng đảng viên và sức mạnh chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, tăng cường
đoàn kết nhất trí trong Đảng là nhiệm vụ quan trọng, vừa cơ bản, vừa cấp bách của
công tác xây dựng Đảng. Đi đôi với việc xác định đúng chức năng, nhiệm vụ quản lý
của các cấp, các ngành, phải đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, xây dựng đội
ngũ cán bộ quản lý có phẩm chất và năng lực đáp ứng được yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý.
Các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ Quốc (TQ, Campuchia) Gạc Ma, Hoàng Sa……
Xung đột giành quyền kiểm soát tại Quần đảo Trường Sa 1988 là sự kiện xung đột tại
khu vực quần đảo Trường Sa năm 1988 khi Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân
Trung Quốc tấn công vũ trang hòng chiếm đóng bãi đá Cô Lin, bãi đá Len Đao và bãi
đá Gạc Ma, bấy giờ đang được Hải quân Nhân dân Việt Nam cho người bảo vệ và 13 lOMoAR cPSD| 46797209
đang xây dựng công trình trên các đảo này. Sự kiện xảy ra khi mà dư luận thế giới
đang tập trung vào tình hình Campuchia, trước khi các nước ASEAN lắng dịu lại quan
hệ với Việt Nam trong vấn đề Campuchia.[9]
Do ba bãi đá này không có quân đội đồn trú nên Hải quân Việt Nam phải đưa quân ra
bảo vệ và xây dựng công trình trên các bãi đá. Phía Trung Quốc cho quân đổ bộ ngăn
chặn, nổ súng để giật cờ Việt Nam trên bãi đá Gạc Ma, sau đó lại dùng pháo trên
chiếm hạn bắn vào tàu vận tải hải quân Việt Nam (không có pháo để tự vệ), khiến cuộc
chiến nổ ra vào sáng ngày 14 tháng 3 năm 1988.[10][11] Phía Việt Nam bị mất ba tàu
vận tải của Hải quân, 64 thủy binh Việt Nam đã thiệt mạng. Trung Quốc bị hư hại một
số xuồng đổ bộ, thương vong 25 thủy binh. Sau đó, Trung Quốc đổ quân chiếm đóng
bãi đá Gạc Ma và hai nước cùng cho hải quân ra đóng giữ một số đá ngầm khác mà hai
bên cùng tuyên bố chủ quyền. Phía Trung Hoa Dân Quốc (tại đảo Đài Loan) đã bày tỏ
quan điểm ủng hộ quân đội Trung Quốc ở trong trận này.
Trong các tài liệu của Hải quân Việt Nam, sự kiện này là một phần trong các hoạt động
"bảo vệ chủ quyền" trong Chiến dịch CQ-88 (Chủ quyền-88). Nhiều tài liệu Việt ngữ
gọi vắn tắt sự kiện này là Hải chiến Trường Sa hoặc Thảm sát Gạc Ma. Các tài liệu
Trung Quốc gọi sự kiện này là Xích Qua tiêu hải chiến (赤瓜礁海战), Nam Sa chi
chiến (南沙之戰) hoặc "3·14" hải chiến ("3·14"海战).
Tranh chấp chủ quyền tại 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa
Nhiều nước tham gia cuộc tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Trường Sa có quân đội
đóng trên từng phần của quần đảo Trường Sa và kiểm soát nhiều căn cứ trên các đảo
nhỏ và đá chìm khác nhau. Ðài Loan chiếm đảo lớn nhất là đảo Ba Bình. Tháng 2 năm
1995, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chiếm đá Vành Khăn (Mischief Reef), gây nên
một cuộc khủng hoảng chính trị lớn ở Đông Nam Á, đặc biệt với Philippines. Ðầu năm
1999, những cuộc tranh cãi lại tăng lên khi Philippines tuyên bố rằng Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa đang xây dựng đồn bốt quân sự trên đá ngầm. Mặc dầu những sự tranh
cãi sau đó đã giảm bớt một chút nhưng chúng vẫn là một trong những nguyên nhân có
thể gây ra một cuộc chiến lớn ở Ðông Á có sự tham gia của Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa hay một cuộc chiến nhỏ hơn giữa các nước tuyên bố chủ quyền khác.
Theo các tài liệu Việt Nam, ít nhất từ 1816, dưới đời vua Gia Long, Nhà Nguyễn Việt
Nam đã chiếm cứ công khai và thực hiện chủ quyền một cách liên tục, hòa bình các
hải đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong suốt triều đại Nhà Nguyễn. Sau khi chiếm được
Đại Nam (tức Việt Nam thời Nhà Nguyễn), nước Pháp tiếp tục thực thi quyền chủ
quyền đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Bia chủ quyền do người Pháp (nhà 14 lOMoAR cPSD| 46797209
nước bảo hộ Việt Nam thời thuộc Pháp), trực tiếp thực thi quyền chủ quyền tại quần
đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, dựng năm 1938 có ghi rõ:
République française [Cộng hòa Pháp]
Empire d’Annam [Đế quốc An Nam]
Archipel des Paracels [Quần đảo Hoàng Sa]
1816 - Île de Pattle 1938 [Đảo Hoàng Sa]
Theo phía Việt Nam, lịch sử Trung Quốc không có bằng chứng đủ để chứng minh họ
đã liên tục chiếm cứ Hoàng Sa, Trường Sa từ đời Hán Vũ Đế hay ít nhất từ đời Mãn
Thanh, bản đồ "Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ" (Địa dư toàn đồ tới các tỉnh của
Trung Quốc được thực hiện dưới thời Nhà Thanh) xuất bản năm 1904 ghi rõ cực nam
Trung Quốc là đảo Hải Nam, không hề bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa.[20]
Ngược lại, phía Trung Quốc cũng tuyên bố họ có chủ quyền từ suốt 2.000 năm qua đối
với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bằng chứng của họ là một số di tích văn hóa
Trung Quốc[cần giải thích (nêu rõ tên di tích)] tại quần đảo Hoàng Sa có niên đại từ
thời kỳ Nhà Đường và Nhà Tống[21][note 1] và có một số bằng chứng về nơi cư trú
của người Trung Quốc trên các đảo[cần giải thích (nêu rõ tên đảo)] trong giai đoạn
này.[22] Trong cuốn sách Võ công thông bảo, được xuất bản trong triều Nhà Tống năm
1044, có ghi nhận lãnh thổ Trung Hoa bao gồm các quần đảo này trong khu vực tuần
tra của Hải quân Nhà Tống.[23]
Hiệp ước Pháp-Thanh năm 1887 (Công ước hoạch định biên giới Pháp - Thanh về biên
giới giữa Trung Quốc với Bắc Kỳ - Convention relative à la delimitation de la frontìere
entre la Chine et le Tonkin), còn gọi là Công ước Constans, ra đời ngày 26-6-1887, nội
dung của công ước này nhằm phân chia lại đường biên giới giữa Bắc Kỳ (Tonkin) và
Trung Quốc:[24] Pháp công nhận các đảo ở về phía Đông của đường kinh tuyến đông
105 độ 43 phút Paris (có nghĩa là đường thẳng Bắc-Nam đi qua đông điểm của đảo Trà
Cổ) thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Dựa vào điều này, Trung Quốc cho rằng Pháp
đã công nhận Trung Quốc có chủ quyền tại quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.[25] Phía
Việt Nam thì cho rằng công ước này bị các học giả Trung Quốc diễn giải sai,[26] bởi
công ước không đề cập quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa; và vì đây là công ước về
biên giới trên biển vịnh Bắc Bộ (Tonkin) nên phải hiểu biên giới này chấm dứt ở điểm
ngang với ranh giới mà trước kia Pháp đã ấn định giữa Bắc Kỳ (Tonkin) và An Nam
(tức là ranh giới giữa miền Bắc và miền Trung Việt Nam). Do đó phía Việt Nam cho
rằng sự phân định này chỉ áp dụng ở vịnh Bắc Bộ, không có giá trị với Trung Quốc
trên toàn tuyến biển của Việt Nam. 15 lOMoAR cPSD| 46797209
Dù sao đi nữa thì vào thời kỳ này, Pháp đã không đóng giữ Trường Sa và Nhà Thanh
đã gửi lực lượng hải quân tới các đảo vào năm 1902 và 1907, đặt cờ và đánh dấu trên
các đảo. Kế đó, Trung Hoa Dân quốc đã tuyên bố quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa
thuộc thẩm quyền của quận Hải Nam.[27]
Năm 1927, Tàu SS De Lanessan của chính phủ Pháp tiến hành một cuộc khảo sát khoa
học trên quần đảo Trường Sa. Năm 1930, chính phủ Pháp tiến hành cuộc khảo sát thứ
hai bằng chiếc La Malicieuse, treo cờ Pháp trên một đảo tên là île de la Tempête (có
nghĩa là đảo Bão Tố, tức đảo Trường Sa ngày nay). Ngư dân người Trung Quốc đã có
mặt trên đảo nhưng người Pháp cũng không trục xuất họ. Năm 1933, 3 tàu Pháp chiếm
quyền kiểm soát chín đảo lớn nhất của quần đảo Trường Sa và tuyên bố chủ quyền của
Pháp đối với quần đảo này. Pháp đưa quần đảo Trường Sa vào thuộc quyền quản lý
của xứ Nam Kỳ (Cochinchine) trong Liên bang Đông Dương.
Năm 1932, Trung Hoa Dân quốc gửi tới chính phủ Pháp một bản ghi nhớ, trong đó chỉ
trích Pháp đã vi phạm chủ quyền của Trung Quốc đối với Trường Sa, vốn đã được
Pháp công nhận tại bản Hiệp ước Pháp-Thanh năm 1887. Tuy nhiên, do trong nước
hỗn loạn nên Trung Hoa Dân quốc không có hành động quân sự trả đũa Pháp. Trung
Quốc chỉ thực sự đưa quân tới đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa vào năm 1946
sau Thế chiến thứ Hai, đổ bộ xuống phá bỏ các mốc chủ quyền của Pháp trước đó.
Năm 1948, do nội chiến xảy ra ở Trung Quốc giữa Trung Hoa Dân quốc với Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa, Trung Hoa Dân quốc buộc phải rút khỏi quần đảo Trường Sa.
Đế quốc Nhật Bản cũng tranh giành chủ quyền với Pháp về quần đảo Trường Sa, năm
1933 họ đưa ra bằng chứng về việc khai mỏ phosphat của các công dân Nhật. Năm
1939, Nhật tuyên bố ý định đặt quần đảo dưới quyền tài phán của họ. Năm 1941, Nhật
dùng vũ lực chiếm quần đảo Trường Sa và tiếp tục kiểm soát nó tới cuối Chiến tranh
thế giới thứ hai, cai quản vùng này như một phần của Đài Loan thuộc Nhật. Một căn
cứ tàu ngầm được thiết lập ở đảo Ba Bình. Năm 1951, Nhật Bản ký Hiệp ước San
Francisco và chấp nhận từ bỏ mọi quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Năm 1945, sau khi Nhật Bản đầu hàng cuối Thế chiến thứ hai, Pháp và Trung Hoa Dân
quốc tái khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa. Trung Hoa Dân quốc đổ
quân lên đảo Ba Bình, chiếm giữ đến năm 1948. Từ 1946 đến năm 1948, Pháp gửi tàu
chiến tới tuần tra quần đảo Trường Sa nhiều lần, và yêu cầu Trung Hoa Dân quốc rút
khỏi quần đảo Trường Sa nhưng không tấn công quân Trung Hoa. Các bên chủ chốt
hiện nay đang tranh chấp quần đảo Trường Sa thực sự đưa quân đến chiếm hữu lâu dài
trở lại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa là từ năm 1956.
Ngày 7 tháng 7 năm 1951 Trần Văn Hữu, Chủ tịch Phái đoàn Chính phủ Quốc gia Việt 16 lOMoAR cPSD| 46797209
Nam (ở thời điểm đó nằm trong Liên hiệp Pháp tức là thuộc sự kiểm soát của nước
Pháp), tới dự Hội nghị San Francisco về Hiệp ước Hòa bình với Nhật Bản tuyên bố
rằng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ lâu đã thuộc về lãnh thổ Việt Nam. Tuy
nhiên, tuyên bố này không được hội nghị công nhận do một số nước khác cũng tuyên
bố chủ quyền tại đây. Do nhiều tranh cãi giữa các bên, vấn đề quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa bị bỏ ngỏ, Hội nghị San Francisco không xác nhận chủ quyền của bất kỳ
nước nào tại 2 quần đảo này, và văn kiện của hội nghị ký ngày 8 tháng 9 năm 1951 chỉ
ghi về hai quần đảo là "Nhật Bản từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa và đòi hỏi đối với hai quần đảo".
Theo Hiệp định Genève năm 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, do có vĩ độ
nằm phía Nam vĩ tuyến 17, vĩ tuyến được dùng làm giới tuyến quân sự tạm thời chia
Việt Nam làm hai vùng tập kết quân sự, nên thuộc vùng tập trung của khối Liên hiệp
Pháp (bao gồm cả chính phủ Quốc gia Việt Nam).
Ngày 20 tháng 5 năm 1956[28] (một số nguồn cho là tháng 7 hoặc tháng 10[29]) Đài
Loan (tức Trung Hoa Dân quốc sau năm 1949) quay lại chiếm giữ, xây dựng cơ sở
quân sự và kiểm soát đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa. Việt Nam Cộng hòa đưa
quân ra chiếm lại vào tháng 8 năm 1956 (đã tuyên bố chủ quyền vào tháng 6), nhưng
sau đó, nhân dịp lễ Song thập 10/10, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã ra lệnh rút quân
khỏi đảo Ba Bình, và Đài Loan kiểm soát đảo cho đến tận ngày nay.
Lần đầu tiên, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (tức Trung Quốc) chiếm đóng một phần
quần đảo Hoàng Sa (các đảo thuộc nhóm An Vĩnh trong đó có đảo lớn nhất là đảo Phú
Lâm) năm 1956, đến tháng 1 năm 1974 Trung Quốc chiếm được toàn bộ quần đảo này.
Trước năm 1988, Trung Quốc chưa chiếm hữu bất cứ một phần nào của quần đảo Trường Sa.
Tháng 4 năm 1956, Việt Nam Cộng hòa kế thừa Quốc gia Việt Nam tuyên bố quản lý
quần đảo Hoàng Sa, nhưng chỉ chiếm hữu được toàn bộ phần phía Tây của quần đảo
này (tức là nhóm Lưỡi Liềm bao gồm đảo Hoàng Sa). Ngày 22 tháng 8 năm 1956, một
đơn vị hải quân Việt Nam Cộng hòa cắm cờ trên quần đảo Trường Sa và dựng bia đá.
Đến ngày 22 tháng 10 thì chính phủ Việt Nam Cộng hòa tuyên bố Trường Sa phụ
thuộc tỉnh Phước Tuy,[30][31] thực hiện chủ quyền của Việt Nam Cộng hòa tại quần đảo Trường Sa.
Ngày 19 tháng 1 năm 1974, trong trận Hải chiến Hoàng Sa, Trung Quốc chiếm phần
còn lại của quần đảo Hoàng Sa từ tay Việt Nam Cộng hòa. Ngày 20 tháng 1 năm 1974
(ngay sau khi diễn ra trận Hải chiến Hoàng Sa), Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng 17 lOMoAR cPSD| 46797209
hòa Miền Nam Việt Nam (do Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam thành lập) đã ra
bản tuyên bố phản đối hành động này của phía Trung Quốc.[32] Cùng năm 1974, Việt
Nam Cộng hòa ra tuyên cáo[33] về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đầu năm
1975, Việt Nam Cộng hòa công bố bạch thư[34] tuyên bố chủ quyền hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời tố cáo Trung Quốc tấn công quân lực Việt Nam
Cộng hòa để chiếm quần đảo Hoàng Sa vào ngày 20 tháng 1 năm 1974.
Philippines lần đầu tiên tuyên bố chủ quyền với quần đảo Trường Sa tại Đại hội đồng
Liên Hợp Quốc năm 1946, thì sự dính líu nghiêm túc của họ chỉ diễn ra vào năm 1956
khi vào ngày 15 tháng 5 công dân Philippines là Tomas Cloma tuyên bố lập ra một nhà
nước mới, Kalayaan (Vùng đất tự do). Năm 1968 Philippines gửi quân tới ba đảo để
bảo vệ các công dân Kalayaan và tuyên bố sáp nhập nhóm đảo Kalayaan. Năm 1972,
Philippines sáp nhập các đảo Kalayaan (tức phần quần đảo Trường Sa) vào tỉnh Palawan của họ.
Năm 1971, Malaysia đưa ra tuyên bố chủ quyền đối với một số đảo thuộc quần đảo
Trường Sa. Tới năm 1983, Malaysia chiếm một đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
Năm 1984, Brunei thiết lập một vùng đánh cá đặc quyền gồm cả đảo chìm Louisa ở
phía Nam quần đảo Trường Sa, nhưng không công khai tuyên bố chủ quyền vùng đó.
Tuyên bố chủ quyền của hai bên
Ngày 4 tháng 9 năm 1958, chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra bản "quyết
định về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc" trong đó có đề cập tới Hoàng Sa và
Trường Sa. Sau đó Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng có gửi
một công hàm cho Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai. Về sau công hàm này
(được/bị) phía Trung Quốc diễn giải là sự thừa nhận của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
(là một bên không tham gia vào tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và quần đảo
Trường Sa) về chủ quyền của Trung Quốc đối với Trường Sa và Hoàng Sa.[35][36]
Nhưng theo tiến sĩ Balazs Szalontai, một nhà nghiên cứu về châu Á, khi trả lời phỏng
vấn của Đài BBC, đã cho rằng cả Công hàm của Phạm Văn Đồng cũng như "tuyên bố
miệng" của Ung Văn Khiêm năm 1956 đều không có sức nặng ràng buộc.[36] Theo
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (nhà nước
duy nhất kế thừa chủ quyền của Việt Nam từ 2 nhà nước trước đó là Cộng hòa Miền
Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa) về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa
ngày 7 tháng 8 năm 1979 thì: Sự diễn giải của Trung Quốc về bản công hàm ngày 14
tháng 9 năm 1958 như một sự công nhận chủ quyền của phía Trung Quốc trên các
quần đảo "là một sự xuyên tạc trắng trợn trên tinh thần và ý nghĩa của bản công hàm
chỉ có ý định công nhận giới hạn 12 hải lý của lãnh hải Trung Quốc". Theo báo Đại
Đoàn Kết, một tờ báo của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì, Bắc Kinh
(tức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) đã diễn giải công hàm của Phạm Văn Đồng một 18 lOMoAR cPSD| 46797209
cách xuyên tạc, khi nội dung công hàm không đề cập đến Hoàng Sa và Trường Sa,
không hề tuyên bố từ bỏ chủ quyền với 2 quần đảo này, mà chỉ công nhận hải phận 12
hải lý của Trung Quốc, một hành động ngoại giao hữu nghị của Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa đối với Bắc Kinh trong bối cảnh căng thẳng giữa Bắc Kinh với Đài Loan
(tức Trung Hoa Dân quốc) đang gia tăng ở eo biển Đài Loan.
Về phương diện luật pháp quốc tế, Hoàng Sa và Trường Sa, vào thời điểm 1954-1975,
không thuộc phạm vi quản lý của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nên chính phủ này
không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền tại hai quần đảo này, nên trong
tranh chấp 2 quần đảo này vào thời điểm năm 1958 đến năm 1975, lời tuyên bố của
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được xem như của một quốc gia thứ ba không có ảnh
hưởng đến vụ tranh chấp.[37][38][39][40]
Tháng 7 năm 1951, tại Hội nghị San Francisco về Hiệp ước Hòa bình với Nhật Bản,
Quốc gia Việt Nam tuyên bố quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ lâu đã thuộc lãnh thổ
Việt Nam. Tuyên bố này không bị bác bỏ hay bảo lưu ý kiến nào của 51 nước có mặt
tại hội nghị. Tuy nhiên, hội nghị San Francisco không xác nhận chủ quyền của bất kỳ
nước nào ở Hoàng Sa và Trường Sa, 2 quần đảo này được xem là vô chủ. Tháng 4 năm
1950 Pháp trao lại quyền quản lý quần đảo Trường Sa (và Hoàng Sa) cho chính phủ
Quốc gia Việt Nam nhưng việc đồn trú vẫn do quân đội Pháp đảm nhiệm, và khi người
Pháp rời khỏi Việt Nam sau Hiệp định Genève năm 1954, quyền kiểm soát thuộc về
Quân đội Quốc gia Việt Nam và kế tiếp là Quân lực Việt Nam Cộng hòa thực hiện
đóng giữ Trường Sa. Sau khi Việt Nam thống nhất năm 1975, các lực lượng hải quân
của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tiếp quản quần đảo cho đến nay.
Ngày 15 tháng 3 năm 1979, Bộ Ngoại giao Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (nhà
nước duy nhất kế thừa tất cả các nhà nước tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam trước năm
1976, bao gồm cả hai nhà nước tr?ước đó là Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Việt
Nam Cộng hòa từng tuyên bố chủ quyền đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa)
công bố bị vong lục về vấn đề biên giới Việt - Trung, trong đó lên án việc Trung Quốc
đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trước đó (các năm 1956,
1974). Ngày 28 tháng 9 năm 1979, Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố Sách trắng, giới
thiệu mười chín tài liệu chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
3. Là một sinh viên đại học, em quan tâm tới chính sách nào của Đảng nhất và
giải thích tại sao? (3 điểm) Giảm học phí
Trên cương vị là một sinh viên của trường đại học nguyễn tất thành (nttu) trong các
chính sách của đảng và nhà nước thì chích sách mà em quan tâm đến nhất là vấn đề
miễn giảm học phí cho học sinh , sinh viên của các trường. hiện nay trong thời buổi 19 lOMoAR cPSD| 46797209
tình hình dịch bệnh đang căn thẳng rất nhiều nơi vẫn còn cách ly xã hội, nhà nhà vẫn
chưa thể đi làm lại được thì vấn đề học phí là vô cùng khó khăn. Với em thì do tình
hình dịch bệnh khó khăn về mặt kinh tế em nghĩ với chính sách miễn/giảm học phí sẽ
giúp đỡ được phần nào áp lực về tiền bạc đồng thời sẽ thúc đẩy các bạn sinh viên khác
như em có đủ đều kiện để tiếp tục học trong lúc tình hình dịch covid hiện nay nếu
không có chính sách này thì rất nhiều bạn sinh viên có thể sẽ phải dừng lại việc học và
bỏ lở thời gian học chỉ vì vấn đề không đủ khả năng đóng học phí, vì theo em được
biết sinh viên là tầng lớp tri thức của đất nước nếu phải bỏ lỡ việc học hay dừng lại
trong 1 đến 2 năm thì lãng phí rất thời gian và cơ hội. Vì vậy em thấy được chính sách
miễn/giảm học phí là rất phù hợp.
Thay đổi cơ chế đào tạo, tuyển dụng…
Là một sinh viên đại học, e quan tâm tới chính sách thay đổi cơ chết tuyển dụng và dạo
tạo của đảng và nhà nước.Theo em nhân tài là nguồn lực quyết định tiềm lực và sức
mạnh của quốc gia. Trong bối cảnh hiện nay, việc hoàn thiện chính sách pháp luật về
tuyển dụng,đào tạo, sử dụng và đãi ngộ là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu để
vừa phát huy được các nguồn lực và sức mạnh tổng hợp của quốc gia, tận dụng thời cơ
và hạn chế thách thức, khó khăn, góp phần thực hiện thắng lợi Đề án Chiến lược quốc
gia về thu hút, trọng dụng nhân tài và chiến lược tổng thể phát triển đất nước nhằm mục
đích nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, hạn chế thất nghiệp, nâng cao tay
nghề và kiến thức cho người dân. Từ đó ta sẽ có nên móng vững chắc để phát triển đất
nước vững mạnh từ hiện tải cho đến cả tương lai. Nhưng bên cạnh đó em nghĩ ta cần
thêm nhiều đãi ngộ và chính sách tuyển dụng mọi người, vì so với những nước khác em
thấy nước ta còn kém về mặt này, vì là một đất nước đang phát triển nên ta phải chú
trọng hơn về điều này. 20