-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài thu hoạch môn Pháp luật đại cương | Trường Đại học Đồng Tháp
Bài thu hoạch môn Pháp luật đại cương | Trường Đại học Đồng Tháp. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 111 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Pháp luật Việt Nam đại cương 19 tài liệu
Đại học Đồng Tháp 205 tài liệu
Bài thu hoạch môn Pháp luật đại cương | Trường Đại học Đồng Tháp
Bài thu hoạch môn Pháp luật đại cương | Trường Đại học Đồng Tháp. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 111 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật Việt Nam đại cương 19 tài liệu
Trường: Đại học Đồng Tháp 205 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Đồng Tháp
Preview text:
BÀI THU HOẠCH: PHÁP LUẬT VN ĐẠI CƯƠNG
HỌ VÀ TÊN GV: GV-Ths Phạm Thị Tuyết Giang HỌ VÀ TÊN: MSSV: NGÀY SINH: NHÓM:
Trường Đại Học Đồng Tháp PHẦN THỨ NHẤT.
ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Chương 1. Một số vấn đề cơ bản về nhà nước
Đọc Tập Bài giảng PLVNĐC - tái bản lần 1 (trang 2-17) + Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 2013:
Câu 1: Trình bày khái niệm và phân tích các đặc trưng của nhà nước:
Khái niệm: Nhà nước là một tổ chức có quyền lực chính trị đặc biệt, có quyền
quyết định cao nhất trong phạm vi lãnh thổ, thực hiện sự quản lý xã hội bằng
pháp luật và bộ máy Nhà nước được duy trì bằng nguồi thuế đóng góp từ xã hội.
Phân tích đặc trưng của nhà nước:
So với các tổ chức khác trong xã hội có giai cấp, Nhà nước có một sô đặc điểm đặc thù sau:
Thứ nhất, sự tồn tại của Nhà nước về không gian được xác định bời yếu tổ lãnh
thổ. Lãnh thổ là một trong ba yếu tố tạo thành quốc gia. Lãnh thổ của quốc gia
gồm đất đai nằm trong biên giới, hài phận và không phận theo quy định của pháp luật quốc tế.
Thứ hai, Nhà nước là tổ chức có chủ quyền quốc gia: Chủ quyền quồc gia là chủ
quyền độc lập về lãnh thổ, dân cư và chính quyền, chủ quyền này được các
nước trên thế giới tôn trọng. Các quốc gia dù lớn hay nhỏ đều được bình đẳng
với nhau trong việc quyết định các vấn để liên quan đến chức năng đồi nội và
đối ngoại của một nước, thể hiện quyền tự quyết của một quốc gia. Chủ quyền
quốc gia là thuộc tính gắn liền với Nhà nước. Về mặt đối nội Nhà nước có
quyền quyết định tất cả các vấn đề thuộc các ngành, các lĩnh vực trong đời sống
xã hội. Vê mặt đối ngoại Nhà nước có quyền đại diện nhân dân tham gia vào
các quan hệ với các nước và vùng lãnh thổ trên thê giới.
Thứ ba, Nhà nước có quyền phân chia lãnh thổ theo đơn vị hành chính và quản
lý dân cư theo lãnh thổ: Nhà nước là tổ chức có chức năng quản lý xã hội, để
thực hiện hiệu quả việc quản lý này, Nhà nước được quyền phân chia lãnh thổ
rộng lớn thành từng đơn vị khác nhau trong phạm vi lãnh thổ. Những đơn vị này
thường được Nhà nước căn cứ
vào vị trí địa lý, đặc tính dân cư theo từng vùng, miền khác nhau để xác lập
đồng thời Nhà nước xây dựng các cơ quan nhà nước trên từng đơn vi này để
thưc hiện chức năng quản lý xã hội. Ở mỗi quốc gia khác nhau cách gọi tên các
đơn vị này có khác nhau, thông thường là tỉnh, thành phố, quận, huyện, phường
xã, ... hay tên gọi chung là các đơn vi hành chính.
Thứ tư, Nhà nước ban hành ra pháp luật và đảm bảo cho pháp luật được thực
hiện. Nhà nước là tổ chức có chức năng quản lý xã hội, để đảm bảo hiệu quả
công việc quản lý xã hội, Nhà nước sử dụng pháp luật là công cụ chủ yếu. Nhà
nước có quyền ban hành pháp luật nhằm định hướng xã hội theo ý chí của Nhà
nước và đảm bảo việc thực hiện pháp luật trong xã hội.
Thứ năm, Nhà nước có bộ máy chuyên làm nhiệm vụ quản lý - cai trị bao gồm:
quân đội, cảnh sát, nhà tù, ... Để giúp Nhà nước thực hiện việc quản lý xã hội,
Nhà nước thiết lập quyền lực đặc biệt cho phép Nhà nước có quyền lực bao
trùm trên khặp các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, ... trong xã hội.
Với quyền lực này Nhà nước có
quyền sử dụng sức mạnh cưỡng chế buộc tất cả các thành viên trong xã hội phải
phục tùng ý muốn Nhà nước, từ đó duy trì sự thông trị của giai cấp thống trị trong xã hội.
Thứ sáu, Nhà nước là tố chức duy nhất trong một quốc gia có quyền phát hành
tiền, ban hành và thu các loại thuế. Cũng như các tổ chức khác trong xã hội khi
hoạt động đều cần phải có nguồn lực, các Nhà nước thường tạo nguồn lực hoạt
động thông qua các khoản thu từ xã hội là thuê.
Câu 2: Phân tích chức năng của Nhà nước, liên hệ các chức năng này với
chức năng của nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Chức năng của Nhà nước: Chức năng nhà nước là những mặt hoạt động cơ bản
của nhà nước, phù hợp với bản chất, mục đích, nhiệm vụ của nhà nước và được
xác định bởi điều kiện kinh tể xã hội của đất nước trong những giai đoạn phát triển của nó.
Liên hệ các chức năng này với chức năng của nhà nước CHXHCN Việt Nam:
1. Chức năng kinh tế: Hiện nay, Việt Nam phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, vì vậy nội dung, cách thức thực hiện chức
năng này có những điểm khác với trước đây. Chức năng kinh tế của Nhà
nước ta bao gồm hai mặt là tổ chức kinh tế và quản lí kinh tế.
Nhà nước khẳng định: “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tể; kinh tế nhà nước
giữ vai trò chủ đạo” (khoản 1 Điều 51 Hiến pháp năm 2013).”
2. Chức năng chính trị: Đây là chức năng rất quan trọng của Nhà nước ta
hiện nay khi mà các thế lực thù địch vẫn nuôi dưỡng âm mưu chống đối
nhà nước, chống đối công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội một cách tinh
vi, phức tạp. Nhà nước phải kiên quyết nghiêm trị mọi sự phản kháng của
bất cứ lực lượng chống đối nào nhằm bảo vệ thành quả cách mạng, giữ
vững an ninh chính trị, đảm bảo ổn định trật tự xã hội, phát triển đất
nước, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Tuỳ theo đặc điểm tình hình
cụ thể mà nhà nước có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó,
cần phát huy sức mạnh của toàn xã hội, hết sức chú trọng xây dựng các
lực lượng vũ trang chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.
Trong điều kiện ngày nay, đòi hỏi Nhà nước ta phải không ngừng đề cao
cảnh giác, kịp thời phát hiện và xử lí nghiêm minh bất cứ hành vi phản kháng, chống đối nào.
3. Chức năng xã hội: Chức năng xã hội của Nhà nước cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam rất phát triển và được tiến hành với nhiều nội dung phong
phú. Về văn hóa, giáo dục, về quốc tế và phát triển nguồn năng lực, khoa
học công nghệ, về vấn đề dân tộc tôn giáo, về bảo vệ môi trường, phòng
chống thiên tai, ứng phó thảm họa, ..
4. Chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của cá
nhân, tổ chức trong xã hội
Để đạt được mục tiêu xây dựng xã hội ngày càng dân chủ văn minh, nhà
nước Việt Nam luôn chú trọng đến hoạt động bảo vệ pháp luật nhằm đảm bảo
sự ổn định của xã hội cũng như bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các cá
nhân, tổ chức trong xã hội.
Thực hiện chức năng này, trước tiên nhà nước ban hành pháp luật quy định cách
thức xử sự của tất cả các thành viên trong xã hội khi tham gia vào các quan hệ
xã hội được pháp luật điều chỉnh. Pháp luật quy định cho các chủ thể những
hành vi được làm, những hành vi phải làm cũng như những hành vi bị cấm.
Đồng thời pháp luật cũng quy định trách nhiệm của nhà nước trong việc tổ chức
thực hiện và đảm bảo cho quy định của pháp luật được thực hiện trong thực tế.
Cùng với việc quy định trong pháp luật, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
còn tích cực, chủ động thực thi nhiệm vụ của mình, đảm bảo các điều kiện thực
tế cho các chủ thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ. Đồng thời, các cơ quan
nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền luôn kịp thời phát hiện và xử lí nghiêm
minh mọi vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của nhà nước,
của cộng đồng cũng như của mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội.
Bên cạnh đó nhà nước còn tiến hành nhiều hoạt động khuyến khích, động viên
công dân tích cực tham gia phòng, chống các hiện tượng vi phạm pháp luật;
kiểm tra giám sát hoạt động của nhà nước trong thực hiện các quyền lợi của
công dân, qua đó phát huy sức mạnh to lớn của mọi tầng lớp nhân dân trong
việc xây dựng một xã hội ổn định và phát triển.
5. Chức năng bảo vệ đất nước
Bất kì nhà nước nào cũng luôn phải chú trọng thực hiện chức năng bảo vệ đất
nước. Trong điều kiện tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp, nguy cơ
chiến tranh xâm lược vẫn tồn tại, nhà nước Việt Nam cũng như toàn xã hội đều
phải luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống có
thể xảy ra. Thực tế cho thấy, chức năng bảo vệ đất nước luôn được Nhà nước ta
đặc biệt quan tâm ở bất cứ giai đoạn lịch sử nào. Để thực hiện chức năng này,
nhà nước phải không ngừng củng cố nền quốc phòng toàn dân; xây dựng lực
lượng quân đội chính quy, tinh nhuệ, hiện đại và tuyệt đối trung thành với Tổ
quốc, với nhân dân; quy định nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc đối với công dân; phát
huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa; xây dựng thế trận an ninh nhân dân; kết hợp kinh tế với
quốc phòng an ninh, quốc phòng an ninh với kinh tế; sử dụng các diễn đàn quốc
tế để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước...
6. Chức năng quan hệ với các nước khác
Hiện nay Việt Nam đã thiết lập quan hệ hợp tác với khoảng hơn một trăm quốc
gia và vùng lãnh thổ, không phân biệt sự khác nhau về chế độ chính trị xã hội.
Sự hợp tác này diễn ra trên khắp các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hoả xã
hội, an ninh, môi trường... Cùng xu thế hội nhập và phát triển, công dân Việt
Nam làm ăn, sinh sống, học tập ở nước ngoài ngày một đông. Việt Nam phải
thiết lập quan hệ với nhiều nước để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền
lợi của người Việt Nam ở nước ngoài như: vấn đề hợp tác xuất khẩu lao động,
vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài, vấn đề du học sinh Việt Nam, vấn đề cứu
nạn tàu thuyền gặp tai nạn do bão lũ... Điều kiện thế giới ngày càng diễn biến
phức tạp, khó lường, đòi hỏi nhà nước và toàn xã hội phải hết sức tỉnh táo trong
quan hệ đối ngoại, đảm bảo hợp tác, phát triển mà vẫn giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia.
Câu 3: Phân tích khái niệm hình thức nhà nước?Cấu thành hình thức nhà
nước ?Cho ví dụ minh họa từng cấu thành: Hình thức nhà nước là một trong
những vấn đề cơ bản của lý luận về nhà nước. Hình thức nhà nước là yếu tố
quan trọng quyết định kết quả thống trị chính trị của giai cấp thống trị.
Hình thức nhà nước là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước và những biện
pháp để tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước. Hình thức nhà nước là một
khái niệm chung được hình thành từ 3 yếu tố: hình thức chính thể, hình thức cấu
trúc nhà nước và chế độ chính trị.
1. Hình thức chính thể
Hình thức chính thể là cách thức tổ chức các cơ quan quyền lực tối cao của nhà
nước, cơ cấu, trình tự thành lập và mối liên hệ giữa chúng và mức độ tham gia
của nhân dân vào việc thiết lập các cơ quan này.
Hình thức chính thể có hai dạng cơ bản là chính thể quân chủ và chính thể cộng hoà.
Chính thể quân chủ là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập
trung toàn bộ (hay một phần) vào trong tay người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc thừa kế.
Với việc tập trung quyền lực tối cao của nhà nước một phần hay toàn bộ vào
trong tay người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc truyền ngôi mà chính thể
quân chủ có hai biến dạng: quân chủ tuyệt đối và quân chủ hạn chế. Ở các quốc
gia có hình thức chính thể quân chủ tuyệt đối, vua (hoàng đế…) có quyền lực vô
hạn, các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp tối cao đều nằm trong tay người
đứng đầu nhà nước. Hình thức này chủ yếu tồn tại trong hai kiểu nhà nước đầu
tiên là nhà nước chủ nô và nhà nước phong kiến, ví dụ như Nhà nước phong
kiến Việt Nam. Trong nhà nước có chính thể quân chủ hạn chế, người đứng đầu
nhà nước hình thành bằng con đường truyền ngôi chỉ nắm một phần quyền lực
nhà nước tối cao, bên cạnh họ có các cơ quan nhà nước hình thành bằng con sản
có chính thể quân chủ nắm quyền lập pháp, Chính phủ tư sản nắm quyền hành
pháp và quyền tư pháp thuộc về Toà án tư sản còn nữ hoàng hay quốc vương thông thường chỉ
đại diện cho truyền thống và tình đoàn kết dân tộc.
Chính thể cộng hoà là hình hức chính thể trong đó quyền lực tối cao của nhà
nước thuộc về những cơ quan đại diện được bầu ra trong một thời hạn nhất
định. Chính thể cộng hoà cũng có hai biến dạng là cộng hoà dân chủ và cộng
hoà quý tộc. Trong những quốc gia có chính thể cộng hoà dân chủ, quyền tham
gia bầu cử để thành lập các cơ quan đại diện được quy định dành cho mọi công
dân. Tuy nhiên, để có thể hiểu đúng bản chất của vấn đề cần phải xem xét điều
kiện cụ thể để tham gia bầu cử trong từng nhà nước, chẳng hạn như trong nhà
nước dân chủ chủ nô, chỉ có giai cấp chủ nô với có quyền công dân, các tầng
lớp nhân dân khác, đặc biệt là nô lệ không được công nhận có quyền công dân
trong xã hội (Nhà nước ATen). Trong thực tế, giai cấp thống trị của các nhà
nước bóc lột thường đặt ra nhiều quy định để hạn chế quyền bầu cử của nhân
dân lao động. Trong các quốc gia có hình thức chính thể cộng hoà quý tộc,
quyền bầu cử hình thành các cơ quan đại diện chỉ dành cho giai cấp quý tộc
(Nhà nước Spác, Nhà nước La mã).
Trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: tương
quan giai cấp, truyền thống dân tộc, quan điểm pháp lý, đặc điểm kinh tế – xã
hội … Với sự tác động của các yếu tố này đã làm cho hình thức chính thể của
mỗi nhà nước có những điểm khác biệt nhau. Vì thế khi xem xét hình thức
chính thể trong một quốc gia cụ thể cần phải xem xét nó một cách toàn diện tất
cả những yếu tố có ảnh hưởng đến nó.
2. Hình thức cấu trúc nhà nước
Hình thức cấu trúc nhà nước là sự tổ chức nhà nước thành các đơn vị hành
chính lãnh thổ, đặc điểm của mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận cấu thành
của nó, giữa cơ quan nhà nước trung ương với cơ quan nhà nước địa phương.
Có hai hình thức cấu trúc nhà nước cơ bản là cấu trúc nhà nước đơn nhất và cấu trúc nhà nước liên bang.
Hình thức cấu trúc nhà nước đơn nhất là hình thức trong đó lãnh thổ của nhà
nước là toàn vẹn, thống nhất, nhà nước được chia thành các đơn vị hành chính –
lãnh thổ không có chủ quyền quốc gia, có hệ thống các cơ quan nhà nước thống
nhất từ trung ương xuống đến địa phương. Ví dụ: Trung Quốc, Việt Nam,
Campuchia, Lào, Pháp… là những nước đơn nhất.
Nhà nước liên bang là những nhà nước có từ hai hay nhiều nước thành viên hợp
lại. Trong nhà nước liên bang không chỉ có liên bang có dấu hiệu chủ quyền
quốc gia mà trong từng bang thành viên đều có dấu hiệu chủ quyền, ví dụ: Ấn
Độ và Liên Xô trước đây… Ở nhà nước liên bang có hai hệ thống cơ quan
quyền lực và hai hệ thống cơ quan quản lý: một hệ thống chung cho toàn liên
bang và một cho từng nhà nước thành viên.
Trên thực tiễn tồn tại thêm loại hình nhà nước liên minh. Nhà nước liên minh
chỉ là sự liên kết tạm thời của các nhà nước với nhau nhằm thực hiện những
mục đích nhất định. Sự liên kết giữa các nhà nước thành viên trong nhà nước
liên minh lỏng lẻo hơn rất nhiều so với sự liên kết trong nhà nước liên bang.
Các quốc gia thành viên trong nhà nước liên minh giữ lại nhiều chủ quyền hơn
so với chủ quyền được giữ lại của các nước thành viên trong nhà nước liên
bang. Các nhà nước liên minh sau khi đã đạt được những mục đích của mình có
thể giải tán cũng có thể chuyển thành nhà nước liên bang.
3. Chế độ chính trị
Chế độ chính trị là tổng thể các phương pháp, biện pháp mà các cơ quan nhà
nước sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước.
Chế độ chính trị có quan hệ chặt chẽ với bản chất của nhà nước, với nội dung
hoạt động của nó và đời sống chính trị xã hội nói chung.
Trong lịch sử xã hội có giai cấp và nhà nước, giai cấp thống trị sử dụng nhiều
biện pháp, phương pháp để thực hiện quyền lực nhà nước, nhìn chung có thể
phân các phương pháp, biện pháp này thành hai loại chính: phương pháp dân
chủ và phương pháp phản dân chủ, tương ứng với hai phương pháp này có chế
độ chính trị dân chủ và chế độ chính trị phản dân chủ.
Trong chế độ chính trị dân chủ, giai cấp thống trị thường sử dụng chủ yếu
phương pháp giáo dục – thuyết phục. Tuy nhiên, phương pháp dân chủ có nhiều
dạng khác nhau, phụ thuộc vào bản chất của từng nhà nước cụ thể, như: dân chủ
hình thức, dân chủ thực sự, dân chủ giả hiệu, dân chủ rộng rãi…Ví dụ như chế
độ dân chủ trong nhà nước tư sản là biểu hiên cao độ của chế độ dân chủ hình
thức, còn chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa là dân chủ thực sự và rộng rãi.
Trong chế độ chính trị phản dân chủ, giai cấp thống trị thường sử dụng các hình
thức, phương pháp mang nặng tính cưỡng chế, đỉnh cao của chế độ này là chế độ độc tài, phát xít.
Như vậy, hình thức nhà nước là sự hợp nhất của ba yếu tố: hình thức chính thể,
hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị, ba yếu tố này có mối quan hệ
mật thiết với nhau, tác động qua lại chặt chẽ với nhau, thực hiện quyền lực
chính trị của giai cấp thống trị, phản ánh bản chất của nhà nước
Câu 4: Trình bày khái niệm bộ máy nhà nước :
Bộ máy nhà nước là tổng thể các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa
phương hợp thành hệ thống được tổ chức, hoạt động theo những nguyên tắc
thống nhất, tạo thành cơ chế đồng bộ nhằm thực hiện nhiệm vụ, chức năng của
nhà nước. Ở các Nhà nước cổ điển chiếm hữu nô lệ, phong kiến),
ranh giới giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp thường không rõ
ràng. Vua trong nhà nước quân củ chuyên chế có thể nắm giữ cả ba quyền lực theo
nguyên tắc đối trọng, chế ước lẫn nhau giữa ba quyền này. Đối với nhà nước xã hội
chủ nghĩa (XHCN) thì cân bằng 4 hệ thống cơ quan:
nghĩa (XHCN) thì cân bằng bốn hệ thống cơ quan: quyền lực, hành chính, xét xử và kiểm
sát theo nguyên tắc tập quyền XHCN; tức là tập trung quyền lực về tay Nhân dân mà
Quốc hội là người đại diện của toàn dân.
Câu 5 Tóm tắt sơ đồ tổ chức cơ bản trong tổ chức bộ máy nhà nướcc của các
quốc gia trên thế giới.
Đối với Nhà nước cổ điển
Đối với Nhà nước XHCN
Câu 6 : Phân tích các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan
trong bộ máy nhà nước CHXHCNVN.
Hiến pháp năm 2013 quy định 06 nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy
nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Nguyên tắc chủ quyền nhân
dân; nguyên tắc quyền lực thống nhất; nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa;
nguyên tắc công nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công
dân; nguyên tắc Đảng Cộng sản lãnh đạo, nguyên tắc tập trung dân chủ.
Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân (hay còn gọi là nguyên
tắc chủ quyền nhân dân)
– Nguyên tắc quan trọng nhất trong tổ chức bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Sở dĩ đánh giá đây là nguyên tắc quan trọng nhất là bởi lẽ, bộ máy nhà nước là
sự hiện thân của quyền lực nhà nước, là chủ thể áp đặt ý chí bắt buộc đối với
toàn xã hội, vấn đề nền tảng nhất cần phải xác định ở mọi quốc gia là quyền lực
nhà nước thuộc về ai và được thực hiện như thế nào? – Nội dung nguyên tắc:
+ Khoản 2 Điều 2 Hiến pháp 2013 quy định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân
mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội
ngũ trí thức.” Nhân dân ở đây là khái niệm bao trùm toàn thể công dân mà
không thuộc về một người hay một tầng lớp nào, trong khái niệm đó thì mọi
người bình đẳng với nhau mà không có bất kỳ sự phân biệt nào (bình đẳng giữa
nam và nữ, giữa các dân tộc cùng sinh sống trên cùng một lãnh thổ,..). Trong
khái niệm nhân dân, liên minh giai cấp công dân với giai cấp nông dân và đội
ngũ trí thức là bộ phận đông đảo nhất và có ý thức tiên tiến trong xã hội nhất, họ
được xác định là nền tảng để thực hiện quyền lực nhà nước của nhân dân. Vì
quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân nên bộ máy nhà nước ta cũng phải xuất phát từ nhân dân.
+ Điều 6, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà
nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội
đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.” Như vậy, nhân
dân có hai cách thức để thực hiện quyền lức nhà nước: (i) Dân chủ trực tiếp:
Khi có những công việc hệ trọng của đất nước cần ý kiến quyết định của người
dân thì cơ quan nhà nước tổ chức “trưng cầu dân ý” (thường trong xây dựng
luật). (ii) Dân chủ gián tiếp thông qua Quốc hội ở trung ương và Hội đồng nhân
dân ở địa phương. Mối quan hệ giữa đại biểu và người dân là mối quan hệ giữa
người đại diện và người chủ. Người dân bầu ra người đại diện để thay mặt mình
đưa ra các quyết định thực hiện quyền lực nhà nước. Từ các cơ quan đại diện
nhân dân hình thành nên cơ quan khác trong bộ máy nhà nước, bộ máy nhà
nước vận hành theo cách này được gọi là chính quyền đại diện.
+ Theo Khoản 2, Điều 8 Hiến pháp 2013 nêu ra: “Các cơ quan nhà nước, cán
bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân,
liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân
dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan
liêu, hách dịch, cửa quyền.”. Khi quyền lực nhà nước là của Nhân dân thì bộ
máy nhà nước cũng là của Nhân dân, do Nhân dân và phục vụ vì nhân dân.
Nguyên tắc quyền lực thống nhất.
Đây là nguyên tắc nền tảng quan trọng thứ hai của bộ máy nhà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Là nguyên tắc quyết định thiết kế mô hình tổ chức
và hoạt động của bộ máy nhà nước.
– Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013: “Quyền lực nhà nước là
thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước
trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.” – Nội dung nguyên tắc:
+ Quyền lực nhà nước ở Việt Nam là thống nhất. Về phương diện chính trị,
quyền lực nhà nước tập trung thống nhát ở Nhân dân thể hiện qua nguyên tắc
chủ quyền nhân dân. Về phương diện tổ chức thực hiện: quyền lực nhà nước
thống nhất ở Quốc hội. Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất do nhân dân bầu
ra, trao toàn bộ quyền lực của mình cho Quốc hội.
+ Mặc dù Quốc hội là nơi thống nhất quyền lực nhà nước, nhưng Quốc hội
không trực tiếp thực hiện cả 3 quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trong bộ máy
nhà nước mà có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà
nước (Quốc hội thực hiện quyền lập pháp, Chính phủ thực hiện quyền hành
pháp, Tòa án thực hiện quyền tư pháp). Tuy nhiên, Quốc hội luôn có quyền
giám sát tối cao đối với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước.
Với việc áp dụng nguyên tắc này, mô hình tổ chức bộ máy nhà nước đã được
định hình một cách rõ ràng với Quốc hội là cơ quan đứng ở vị trí cao nhất của
bộ máy nhà nước, các cơ quan thực hiện quyền hành pháp, tư pháp và các cơ
quan trung ương khác như Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch nước đều có
vị trí thấp hơn và đặt dưới sự giám sát của Quốc hội.
Nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Đây là nguyên tắc hạt nhân, cốt lõi của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
– Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 2 Hiến pháp năm 2013: “Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân
dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.” Theo quy định này, mô hình lý tưởng mà công
cuộc xây dựng bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam hướng tới
là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với bản chất của Nhân dân, do nhân dân. – Nội dung:
+ Nguyên tắc này thể hiện qua đặc điểm “nhà nước được tổ chức và hoạt động
trên cơ sở Hiến pháp, tôn trọng và bảo vệ Hiến pháp” và “pháp luật có vị trí tối
thượng trong đời sống xã hội” của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Khoản 1, Điều 8 đã biểu hiện rõ Điều này: “Nhà nước được tổ chức và hoạt
động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, …”
+ Nội dung cơ bản của nguyên tắc nà là pháp luật phải có vị trí tối thượng hay
thượng tôn, tối cao với tất cả mọi chủ thể mà trước tiên là tất cả các cơ quan nhà
nước. Tất cả hoạt động của cơ quan nhà nước, người có chức vụ, quyền hạn
trong bộ máy nhà nước đều phải căn cứ vào pháp luật và chỉ được làm những gì
mà pháp luật không cấm và trong khuôn khổ pháp luật đặt ra.
Nguyên tắc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước.
Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản được xác định trên hai phương diện, đó là
lãnh đạo hệ thống chính trị và lãnh đạo Nhà nước.
– Cơ sở pháp lý: Điều 4 Hiến pháp năm 2013.
– Nội dung của nguyên tắc:
+ Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo nhà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nói cách khác, bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt nam, không thể được lãnh đạo bởi một lực lượng nào khác ngoài
Đảng Cộng sản Việt nam.
+ Hoạt động của các tổ chức Đảng và đảng viên phải trong khuôn khổ Hiến
pháp và pháp luật. Điều này là hoạt toàn đúng đắn bởi pháp luật là quy tắc xử sự
chung và có hiệu lực bắt buộc đối với tất cả các chủ thể trong xã hội.
Nguyên tắc tập trung dân chủ- nguyên tắc tổ chức cơ bản của các Đảng
Cộng sản trên thế giới.
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Vai
trò lãnh đạo của Đảng được phát huy chủ yếu thông qua việc lãnh đạo bộ máy
nhà nước. Do đó nguyên tắc tập trung dân chủ cũng trở thành nguyên tắc tổ
chức và hoạt đông của bộ máy nước.
– Cơ sở pháp lý: Điều 8, Hiến pháp năm 2013 “Nhà nước…thực hiện nguyên
tắc tập trung dân chủ”
Ở góc độ vĩ mô, nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ
máy nhà nước có thể được hiểu là sự kết hợp hài hòa và thống nhát giữa hai yếu
tố: tập trung và dân chủ.
– Nôi dung của nguyên tắc:
+ Trong các cơ quan nhà nước, những vấn đề quan trọng nhất thường được
quyết định bởi tập thể theo chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
+ Trong một tập thể thì thiểu số tuân theo đa số, tức là khi quyết định đã đưa ra
bởi tập thể thì tất cả phải thực hiện quyết định đó.
+ Cấp dưới phục tùng cấp trên, địa phương phục tùng trung ương. Tuy nhiên,
trước khi ra quyết định thì cấp trên, trung ương phải tham khảo ý kiến cấp dưới,
khuyến khích tính chủ động của địa phương.
– Ý nghĩa : nguyên tắc tập trung dân chủ có vai trò trong việc bảo đảm sự nhất
quán trong hoạt động của bộ máy nhà nước từ trung ương tới địa phương,
nhưng vẫn khuyến khích được sự chủ động, sáng tạo của cấp dưới và của chính
quyền địa phương, qua đó tránh được sự quan liêu của cấp trên, trung ương.
Nguyên tắc công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
Trong Hiến pháp năm 2013, vấn đề ứng xử đối với quyền con người không
những được quy định tại Chương II mà còn được quy định tại những điều khoản
đầu tiên của Chương I. Điều này chứng tỏ vấn đề ứng xử đối với quyền con
người đã được quy định như một quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đối với tổ chức và
hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nội dung cơ bản của nguyên tắc này là Nhà nước phải hết sức coi trọng vấn đề
quyền con người, nhà nước phải coi nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển
con người là mục đích cao nhất và là mục đích cuối cùng của mình và điều này
phải được thể hiện trong tổ chức cũng như hoạt động của bộ máy nhà nước nói
chung và các cơ quan nhà nước nói riêng.
Về mặt tổ chức, trong bộ máy nhà nước phải có những thiết chế riêng có chức
năng chăm lo tới vấn đề quyền con người.
Về mặt hoạt động, nhà nước phải co thái độ coi trọng toàn diện đối với quyền
con người, quyền công dân. Sự coi trọng toàn diện thể hiện ở bốn nội dung, cụ thể:
1. Nhà nước công nhận quyền con người, quyền công dân;
2. Nhà nước tôn trọng quyền con người, quyền công dân;
3. Nhà nước bảo vệ quyền con người, quyền công dân;
4. Nhà nước bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Câu7
Câu 8. Trình bày địa vị pháp lý, cơ cấu tổ chức và tóm lược quyền hạn của các cơ
quan trong bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam
Địa vị pháp lý là Vị trí của chủ thể pháp luật trong mối quan hệ với những chủ thể
pháp luật khác trên cơ sở các quy định pháp luật. Thông qua địa vị pháp lý có thể phân
biệt chủ thể pháp luật này với chủ thể pháp luật khác, đồng thời cũng có thể xem xét
vị trí và tầm quan trọng của chủ thể pháp luật trong các mối quan hệ pháp luật 1 Vụ Giáo dục Mầm non.
2. Vụ Giáo dục Tiểu học.
3. Vụ Giáo dục Trung học.
4 Vụ Giáo dục Đại học.
5. Vụ Giáo dục dân tộc.
6. Vụ Giáo dục thường xuyên.
7. Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh.
8. Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên.
9. Vụ Giáo dục thể chất.
10. Vụ Tổ chức Cán bộ.
11. Vụ Kế hoạch – Tài chính.
12. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. 13. Vụ Pháp chế.
14. Vụ Thi đua – Khen thưởng. 15. Văn phòng. 16. Thanh tra.
17. Cục Quản lý chất lượng.
18. Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục.
19. Cục Công nghệ thông tin.
20. Cục Hợp tác quốc tế.
21. Cục Cơ sở vật chất.
22. Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
23. Học viện Quản lý giáo dục.
24. Trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh.
25. Báo Giáo dục và Thời đại. 26. Tạp chí Giáo dục. - Quốc hội:
Trong bộ máy Nhà nước Việt Nam, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân
dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan
trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. - Chính phủ:
Trong bộ máy Nhà nước Việt Nam, Chính phủ là cơ quan hành pháp. Chính phủ là cơ
quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy
ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng
và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định.
Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.
Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội
về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự phân công
của Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nhiệm
vụ được phân công. Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt, một Phó Thủ tướng Chính
phủ được Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng
Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách,
cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của chính mình - Tòa án nhân dân
Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
thực hiện quyền tư pháp. Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định.
Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công
dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp của tổ chức, cá nhân. -Viện kiểm sát nhân dân
Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Viện
kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát khác do luật định.
Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền
công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi
ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành
nghiêm chỉnh và thống nhất.
- Chính quyền địa phương
Trong bộ máy Nhà nước Việt Nam còn có chính quyền địa phương. Chính quyền địa
phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam. Các cấp đơn vị hành chính bao gồm: Cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.
Hiện nay, Việt Nam có 05 thành phố trực thuộc Trung ương gồm Hà Nội, Thành phố
Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và 58 tỉnh.
Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ
chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do luật định. - Hội đồng nhân dân
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí,
nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu
trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc
tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân. - Ủy ban nhân dân
Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu
là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
Ủy ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức
thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.
Chương 2. Một số vấn đề cơ bản về pháp luật.:
Câu 1: Phân tích các thuộc tính đặc trưng của pháp luật? Cho ví dụ minh họa
tương ứng với từng thuộc tính.
* Thuộc tính của pháp luật:
- Tính quy phạm phổ biến:
+ Cũng giống như các, quy phạm đạo đức, tập quán, các quy phạm của tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị - xã hội, pháp luật lầ những quy tắc xử sự, là khuôn mẫu của các
hành vi. Những khác với các quy tắc đó, pháp luật có tính quy phạm phổ biến. Quy
phạm pháp luật có tính phổ quát hơn, rộng khắp hơn. Về Nguyên tắc, nhà nước có thể
can thiệp vào bất kỳ lĩnh vực đời sống xã hội nào khi có nhu cầu cần can thiệp, do đó
pháp luật có thể điều chỉnh bất kỳ quan hệ xã hội nào khi nhà nước nhận thấy có yêu
cầu, điều này thể hiện ưu thế của pháp luật so với các quy phạm xã hội khác.
VD: Luật giao thông đường bộ được áp dụng với tất cả công dân đang sinh sống trên
lãnh thổ nước Việt Nam, đối với tất cả mọi người không phân biệt lứa tuổi, giới tính,
tôn giáo, dân tộc,... và được áp dụng nhiều lần.
- Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức:
+ Một trong những yêu cầu của pháp luật là phải đảm bảo sự chuẩn xác về nội dung
để tạo ra một cách hiểu thống nhất. Hình thức pháp luật phổ biến ở khắp các nước trên
thế giới hiện nay là hình thức pháp luật thành văn (còn gọi là luật viết). Tính xác định
chặt chẽ về mặt hình thức đảm bảo mối tương quan giữa nội dung và hình thức của
pháp luật. Nói cách khác, pháp luật chính là phương tiện để nhà lập pháp chuyển tải ý
tưởng của mình và ý tưởng của cộng đồng phù hợp với lợi ích giai cấp thành khung
chuẩn áp dụng chung cho toàn xã hội.
+ Hơn nữa, tỉnh chặt chẽ còn được thể hiện thông qua tinh hệ thống, tức là các thang
bậc của các quy phạm pháp luật trong một quốc gia. Thang bậc ấy xác định giá trị cao
thấp cho từng loại quy phạm pháp luật, được gọi chung là hệ thống pháp luật.
VD: Luật an toàn giao thông có văn bản chứa quy phạm pháp luật. Trong đó sẽ ghi rõ
những trường hợp cũng như hình phạt cho những lỗi vi phạm, như: điều 60 quy định
về độ tuổi của người điều khiển xe máy :
- Người đủ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50cm3
- Người đủ 18 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy có dung tích xi-lanh từ 50cm3 trở lên. - Tính quyền lực:
+ Thông qua bộ máy cưỡng chế (quân đội, cảnh sát, nhà tù), Nhà nước bảo đảm cho
pháp luật được phổ biến rộng rãi và nghiêm chính thực hiện. Trong trường hợp thực
hiện hành vi trái pháp luật, chủ thể phải chịu các biện pháp xử lý tử giáo dục, thuyết
phục đến cưỡng chế. Ví dụ: Hình phạt trong bộ luật hình sự của các nước thể hiện các
“hậu quả pháp lý” nặng nề nhất mà chủ thể phải gánh chịu do hành vi vi phạm pháp luật gây ra..
+ Về bản chất, ý chí trong pháp luật là ý chí của giai cấp cầm quyền, có tính đến phần
nào ý chí của các nhóm lợi ích khác trong toàn xã hội. Đó cũng là lý do giải thích vì
sao pháp luật của kiểu nhà nước này xem một hành vi là nguy hiểm cho toàn xã hội,
phải điều chỉnh bằng luật hình sự, trong khi đó, pháp luật của kiểu nhà nước khác lại
không xem hành vi đó là nguy hiểm.
VD: Hình phạt trong bộ luật hình sự của các nước thể hiện các “ hậu quả pháp lý nặng
nề” nhất mà chủ thể phải gánh chịu do hành vi vi phạm pháp luật gây ra. - Tính ý chí:
+ Về bản chất, ý chỉ trong pháp luật là ý chi của giai cấp cầm quyền, có tính đến phủ
nào ý chí của các nhóm lợi ích khác trong toàn xã hội. Đó cũng là lý do giải thích vì
pháp luật của kiểu nhà nước này xem một hành vi là nguy hiểm cho toàn xã hội, pha
điều chỉnh bằng luật hình sự, trong khi đó, pháp luật của kiểu nhà nước khác lại không
xem hành vi đó là nguy hiểm.
Ví dụ: Quốc Triều hình luật - Luật Hồng Đức năm 1483 (Điều 504) xem hành vi
không che giấu tội của cha mẹ là hành vi có tội, nhưng pháp luật hình sự Nhà nước
CHXHCNVN thì quy định hoàn toàn ngược lại không ai được phép che giấu tội phạm - Tính khách quan
+ Tính khách quan bắt nguồn từ tính xã hội của pháp luật. Các đạo luật các quy định
khác ra đời và tác động vào cuộc sống xã hội không phải phụ thuộc vào ý chí chủ