Bài thu hoạch môn Triết học Mac-Lenin | Trường Đại học Đồng Tháp
Bài thu hoạch môn Triết học Mac-Lenin | Trường Đại học Đồng Tháp. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 5 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lênin (GE40383)
Trường: Đại học Đồng Tháp
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ GIÁO D C Ụ VÀ ĐÀO T O Ạ TR N ƯỜ G ĐẠI H C Ọ Đ N Ồ G THÁP -- - - - -- - - - BÀI THU HO C Ạ H HỌC PH N
Ầ TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN H
ọ và tên: Lê Huỳnh Trọng Phúc
MSSV: 0022411384 S ố th
ứ tự: 85 Lớp học ph n
ầ : GE4091-FR Đ n
ồ g Tháp, 12/2022
Câu 1 (3 điểm): Sự khác nhau giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
khi giải quyết vấn đề cơ bản của triết học? Lấy ví dụ chứng minh.
Vấn đề muôn thuở của 2 trường phái chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
chính là vật chất và ý thức, vật chất và ý thức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong
khi chủ nghĩa duy vật nói vật chất là cái có trước ý thức, vật chất quyết định ý thức,
thì người theo trường phái chủ nghĩa duy tâm lại cho rằng ý thức là cái có trước, nó
quết định thế giới vật chất
Chủ nghĩa duy tâm có 2 hình thái cơ bản là chủ nghĩa duy tâm khách quan và
chủ nghĩa duy tâm chủ quan. Các nhà triết học theo hình thái chủ nghĩa duy tâm khách
quan cho rằng sự vật hiện tượng mà ta thấy chỉ là bóng của ý niệm được gán lên 1
dạng vật chất, ví dụ như khi tìm thấy được 1 loại chất mới thì các nhà khoa học sẽ đặt
tên cho nó như vậy thì sự vật phụ thuộc vào ý niệm do con người gán cho. Còn về phía
các nhà duy tâm chủ quan, họ cho rằng sự vật tồn tại phụ thuộc vào sự nhận thức của
chủ thể cảm nhận, trong đó có 2 khía cạch, khía cạch thứ nhất cho rằng sự tồn tại của
sự vật phụ thuộc vào sự cảm nhận của của chủ thể ,ý ở đây muốn nói là thứ gì mà chủ
thể không cảm nhận được thì có nghĩa là không tồn tại, điều này dã bị bát bỏ vì bây
giờ xung quanh chúng ta tồn tại song điện thoại, song tín hiệu wifi, chúng ta không
thấy được nó không cónghĩa là nó không tồn tại, ở khía cạnh thứ 2 thì “tồn tại nghĩa là
được cảm nhận” có nghĩa là có những thứ vẫn tồn tại nơi nào đó nhưng chúng ta
không thể cảm nhận được sự tồn tại của nó cho đến khi tha nhìn thấy, hoặc chạm vào,
thì đến lúc đó ta mới biết được sự tồn tại của nó, ví dụ như khi nghỉ hè thì thầy cô chưa
có ý niệm gì về sự tồn tại của sinh viên khóa 2022 nhưng sau khi vào học rồi thì thầy
cô mới nhìn thấy các sinh viên và mới bắt đầu có ý niệm về họ.
Toàn bộ các học thuyết về triết học được xây dựng theo chủ nghĩa duy vật tuy
mỗi thời kì có mỗi điểm khác nhau nhưng đều thừa nhận và chứng minh rằng: cơ sở
chủ yếu của mọi tồn tại trong thế giới tự nhiên và xã hội là vật chất. Cho đến nay chủ
nghĩa duy vật đã tồn tại, và phát triển qua 3 hình thức cơ bản, đó là: chủ nghĩa duy vật
chất phác, chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng. Tính chất của
chủ nghĩa duy vật thời chất phác mang tính thơ ngây, chất phác do các nhà triết học
duy vật cổ đại khẳng định thế giới này là vật chất, nhưng do những hạn chế về nhận
thức và khoa học nên học chỉ quy vật chất về vật thể, ví dụ như nhà triết học Thales,
ông cho rằng vật chất chính là nước, thế giới không có gì khác ngoài nước, mọi vật từ
nước mà ra và khi chết đi sẽ trở về lại thành nước. Chủ nghĩa duy vật siêu hình ra đời
khi cơ học cổ điển đạt được nhiều thành tựu to lớn, các nhà triết học thời kì này 1 mặt
thì thừa nhận thế giới là vật chất và họ quy vật chất về khối lượng, họ xem thế giới là 1
cỗ máy khổng lồ, mỗi bộ phận sẽ đảm nhận các chức năng giống nhau và không liên
hệ gì với nhau, có nghĩa là mọi sự vật tồn tại độc lập, tách rời nhau. Chủ nghĩa duy vật
biện chứng do C. Mác và Ph. Ăngghen xây dựng, chủ nghĩa duy vật biện chứng cho
rằng thế giới là vật chất và vật chất là tất cả những gì tồn tại bên ngoài con người,
không lệ thuộc vào cảm giác của con người, thế giới vật chất tồn tại trong mối quan hệ
tác động và chuyển hóa lẫn nhau
Ví dụ: người theo trường phái chủ nghĩa duy tâm cho rằng con người được chúa
trời tạo ra và gán ý niệm của mình lên 2 con người đầu tiên là Adam và Eva, trong khi
đó chủ nghĩa duy vật cho rằng con người được hình thành là do hàng trăm triệu năm của sự tiến hóa loài.
Câu 2 (3 điểm): Thế nào là nguyên tắc khách quan? Vận dụng nguyên tắc
khách quan vào đổi mới phương pháp học tập của bản thân.
Nguyên tắc khách quan là nguyên tắc mà ở đó sự đúng đắng chỉ xảy ra khi con
người nhìn từ nhiều phía của vấn đề trước khi đưa ra quyết định, phải lấy thực tế khách
quan làm cơ sở cho mọi hoạt động, tôn trọng hành động theo quy luật khách quan, tôn
trọng sự thật, không để sự chủ quan, nóng vội đưa ra quyết định. Mọi hoạt động thực
tiễn, hoạt động nhận thức đều phải xuất phát từ thực tế khách quan, từ điều kiện hoàn
cảnh khách quan. Nguyên tắc khách quan đặt ra yêu cầu khi đánh giá phân tích sự vật
hoặc hiện tượng nào đó, ta phải tái hiện những đặc trưng, thuộc tính vốn có của đối
tượng được nhắc đến, không dùng ý muốn chủ quan đề áp đặt, gán ghép, tô vẽ thêm
bớt cho sự vật hiện tượng những cái mà nó không có.
Yếu tố khách quan luôn luôn là chìa khóa cho sự thành công nếu như bạn vận
dụng đúng cách, như trong việc học tập, thay vì chỉ nghe thầy cô giảng viên, và những
tài liệu trong sách giáo khoa tình em sẽ tra cứu thông tin từ nhiều nguồn khác nhau
như trên internet, sách,… từ đó góp nhặt lại những ý chính hay và bổ ích để giỏi hơn
Câu 3 (4 điểm): Vận dụng nội dung về mối quan hệ biện chứng giữa lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất vào phân tích quá trình phát triển lực lượng
sản xuất ở Việt Nam thông quan quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay.
Trước năm 1986 Việt nam bị cho là một nước không chịu phát triển, bởi vì nước
ta không quan tâm nhiều đến lực lượng sản xuất mà chỉ quan tâm đến quan hệ sản xuất
xã hội chủ nghĩa, mà trong đó lực lượng sản xuất mới là cái quyết định sự hình thành,
phát triển và biến đổi quan hệ sản xuất thì lại rất thấp kém. Sau năm 1986 nhờ có công
cuộc đổi mới đất nước mà nền kinh tế nước ta khởi sắc, đạt được nhiều thành tích
nhưng vẫn chưa thực sự vượt bậc và đang có nguy cơ bị tụt hậu. Nguyên nhân chủ yếu
là do lực lượng sản xuất của Việt Nam chưa được đánh giá cao và còn lạc hậu so với
các nước khác, vì vậy việc tạo ra một lực lượng sản xuất phù hợp với cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0 hiện nay đóng vai trò chủ cho sự bức phá và đi lên của Việt Nam
trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay.
Sau đại hội 6 của Đảng 1986, với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá
đúng sự thật, phải tuân theo quy luật khách quan đầu tiên ta phải đẩy mạnh phát triển
lực lượng sản xuất, phát triển mạnh về công cụ lao động, công nghệ, áp dụng khoa học
kĩ thuật trong mọi lĩnh vực, nhưng quan trọng nhất vẫn là yếu tố người lao động, cùng
với đó là phải điều chỉnh quan hệ sản xuất cho phù hợp với lực lượng sản xuất để tránh
việc bị kìm hãm và thụt lùi, ta đã thực hiện nhiều hình thức sở hữu như sở hữu toàn
dân, sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân, đảng chủ trương phát triển
kinh tế nhiều thành phần theo kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, trong
đó việc phát triển thành phần kinh tế tư nhân được chú trọng để phát triển trình độ lực
lượng sản xuất, mọi hoạt động sản xuất đều phải tuân theo quy luật của thị trường,
phải tuân theo quy luật của kinh tế thị trường, thực hiện nhiều hình thức phân phối và
trong đó phân phối theo lao động là cơ bản. sau mọi sự điều chỉnh về sở hữu, về tổ
chức, quản lí và phân phối thì quan hệ sản xuất dần phù hợp với sự phát triển của lực
lượng sản xuất từ đó sản xuất được thúc đẩy, phát triển nền kinh tế của Việt Nam,
nâng cao mức sống, đời sống vật chất tinh thần của người dân. Vậy chứng tỏ rằng
chúng ta phải làm theo đúng quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với sự phát triển
của lực lượng sản xuất vì lực lượng sản xuất chỉ phát triển khi có quan hệ sản xuất phù
hợp, còn nếu “làm sai quy luật thì sẽ phải trả giá”