Bài thu hoạch môn Triết - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Triết học Mác-Lênin là bộ phận lý luận nghiên cứu những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy; xây dựng thế giới quan, phương pháp luậnchung nhất của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BÀI THU HOẠCH
MÔN: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
Họ và tên: Nguyễn Thu Hương MSSV: K214100743 Lớp: K21410C
Chủ đề: Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi
về chất và ngược lại. Vận dụng phương pháp luận của quy luật vào quá trình học tập của sinh viên.
1. Lý do chọn chủ đề
Triết học Mác-Lênin là bộ phận lý luận nghiên cứu những quy luật vận động, phát
triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy; xây dựng thế giới quan, phương pháp luận
chung nhất của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng. Trong những quy luật trên,
quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và
ngược lại là một vấn đề cơ bản của phép biện chứng duy vật triết học Mác. Quy luật này
chỉ ra phương thức vận động, thay đổi, phát triển của các sự vật trong lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy.
Nhận thấy tầm quan trọng và tính ứng dụng của quy luật nên em muốn nghiên cứu
kỹ hơn về về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung và quy luật
lượng-chất nói riêng để từ đó rút ra bài học cho bản thân để ứng dụng vào cuộc sống thực
tiễn và lan tỏa hiểu biết của mình đến cho mọi người.
2. Nội dung chủ đề:
2.1 Khái niệm về chất và lượng
2.1.1. Khái niệm về chất:
Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật,
là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái khác.
Chất có những đặc điểm cơ bản. Đầu tiên, chất biểu hiện tính ổn định tương đối của
sự vật, hiện tượng, nghĩa là khi sự vật, hiện tượng này chưa chuyển hoá thành sự vật, hiện
tượng khác thì chất của nó chưa thay đổi. Mỗi sự vật, hiện tượng đều có quá trình tồn tại
và phát triển qua nhiều giai đoạn. Trong mỗi giai đoạn, sự vật, hiện tượng lại có chất riêng
ở giai đoạn đó. Thứ hai, mỗi sự vật, hiện tượng không phải chỉ có một chất mà có nhiều chất.
Ví dụ về chất là khi ta nói đến muối ăn là nói đến chất của muối (NaCl) và thuộc
tính của muối là thể kết tinh, tan trong nước, có vị mặn…Như vậy, thể kết tinh, tan trong
nước, vị mặn là những tính chất (thuộc tính) quy định vốn có của sự vật (muối) không lệ
thuộc ý muốn của con người do vậy mang tính khách quan.
2.1.2 Khái niệm về lượng:
Lượng dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng về mặt quy mô,
trình độ phát triển, các yếu tố biểu hiện ở số lượng các thuộc tính, ở tổng số các bộ phận,
ở đại lượng, ở trình độ quy mô và nhịp điệu vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
Lượng của sự vật, hiện tượng còn được biểu hiện ra ở kích thước dài hay ngắn, quy mô to
hay nhỏ, tổng số ít hay nhiều, trình độ cao hay thấp, tốc độ vận động nhanh hay chậm,
màu sắc đậm hay nhạt,... 1
Lượng có một số đặc điểm cơ bản. Đầu tiên là tính khách quan vì nó là một dạng
của vật chất, chiếm một vị trí nhất định trong không gian và tồn tại trong một thời gian
nhất định. Thứ hai, có nhiều loại lượng khác nhau trong các sự vật, hiện tượng; có lượng
là yếu tố quy định bên trong, có lượng chỉ thể hiện những yếu tố bên ngoài của sự vật,
hiện tượng; sự vật, hiện tượng càng phức tạp thì lượng của chúng cũng phức tạp theo. Thứ
ba, trong tự nhiên và xã hội, có lượng có thể đo, đếm được; nhưng trong xã hội và tư duy
lại có những lượng khó đo lường bằng những số liệu cụ thể mà chỉ có thể nhận biết được
bằng tư duy trừu tượng. Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ có ý nghĩa tương đối. Tuỳ
theo từng mối quan hệ mà xác định đâu là lượng và đâu là chất. Có cái là lượng ở trong
mối quan hệ này, lại có thể là chất ở trong mối quan hệ khác.
Ví dụ về tính khách quan của lượng là khi ta nói đến lượng nguyên tố hóa học trong
một phân tử nước (H2O) nghĩa là gồm hai nguyên tử hiđro và một nguyên tử oxi.
Ví dụ về tính đo đếm được và không đo đếm được của lượng: trọng lượng của cơ
thể hay chiều cao của một con người… là những đại lượng đo đếm được còn lượng tri
thức hiểu biết của một lớp học cao hay thấp là đại lượng không đo đếm được mà phải khái
quát bằng tư duy trừu tượng.
2.1.3 Mối quan hệ chặt chẽ giữa lượng và chất
Mỗi sự vật, hiện tượng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng. Hai mặt
này tác động biện chứng lẫn nhau theo cơ chế khi sự vật, hiện tượng đang tồn tại, chất và
lượng thống nhất với nhau ở một độ nhất định. Cũng trong phạm vi độ đó chất và lượng
đã tác động lẫn nhau làm cho sự vật, hiện tượng dần biến đổi bắt đầu từ sự thay đổi về
lượng. Quá trình thay đổi của lượng diễn ra theo xu hướng hoặc tăng hoặc giảm nhưng
không lập tức dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng. Chỉ khi lượng thay đổi
đến giới hạn nhất định (đến độ) mới dẫn đến sự thay đổi về chất. Như vậy, sự thay đổi về
lượng tạo điều kiện cho chất đổi và kết quả của sự thay đổi đó là sự vật, hiện tượng cũ
mất đi; sự vật, hiện tượng mới ra đời.
2.2 Khái niệm về độ, điểm nút và bước nhảy
2.2.1 Khái niệm về độ
Độ dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất và quy định lẫn nhau giữa chất và lượng; là
giới hạn tồn tại của sự vật, hiện tượng mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa dẫn đến sự
thay đổi về chất; sự vật, hiện tượng vẫn còn là nó, chưa chuyển hoá thành sự vật, hiện tượng khác.
Ví dụ: Người sống lâu nhất thế giới từng được biết đến có tuổi thọ 146 tuổi. Nên
với dữ kiện này, ta có thể thấy giới hạn từ 0 – 146 năm là “độ” của con người xét về mặt
tuổi. Diễn đạt theo triết học thì: Sự thống nhất giữa trạng thái còn sống và số tuổi từ 0 –
146 là “độ tồn tại” của con người.
2.2.2 Khái niệm về điểm nút
Điểm nút là giới hạn mà tại đó bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng đưa ngay tới sự
thay đổi về chất của sự vật.
Ví dụ: Ở ví dụ về độ đã nêu trên thì 0 độ C, 100 độ C, 146 tuổi là những điểm nút.
2.2.3 Khái niệm về bước nhảy
Bước nhảy dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật do những thay đổi về
lượng trước đó gây ra. 2
Ví dụ: Sự chuyển hóa từ nước lỏng thành hơi nước là một bước nhảy. Có bước nhảy
này là do nước lỏng có sự thay đổi về nhiệt độ và đạt đến 100 độ C.
2.2.4 Mối quan hệ giữa độ, điểm nút, bước nhảy và lượng, chất hay sự thay đổi
về chất tác động sự thay đổi về lượng
Chất mới của sự vật chỉ xuất hiện khi sự thay đổi về lượng đạt đến điểm nút khi sự
vật mới ra đời với chất mới lại có một lượng mới phù hợp tạo nên sự thống nhất mới giữa
chất và lượng, sự tác động của chất mới đối với lượng mới được biểu hiện ở quy mô tồn
tại nhịp điệu sự vận động. Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện
chứng giữa hai mặt chất và lượng. Sự thay đổi dần dần về lượng tới điểm nút tất yếu sẽ
dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy; đồng thời, chất mới sẽ tác động trở lại
lượng, tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự vật, hiện tượng. Quá trình đó liên tục
diễn ra, tạo thành phương thức cơ bản, phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của
sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
2.3 Ý nghĩa của phương pháp luận
Đầu tiên là tác động của phương pháp luận lên nhận thức. Nhờ có phương pháp
luận lượng chất mà chúng ta hiểu rằng bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng đều vận động
và phát triển. Sự vật, hiện tượng nào cũng đều tồn tại hai mặt: lượng và chất. Do đó khi
nhận thức, chúng ta cần nhận thức về cả hai mặt lượng và chất để có có cái nhìn phong
phú hơn về những sự vật, hiện tượng tồn tại xung quanh chúng ta. Vậy nên cần phải làm
rõ quy luật phát triển của sự vật, hiện tượng bằng cách xác định giới hạn độ, điểm nút, bước nhảy.
Thứ hai, tác động của quy luật trong thực tiễn. Muốn có sự biến đổi về chất thì cần
kiên trì để biến đổi về lượng (bao gồm độ và điểm nút). Cần tránh hai khuynh hướng sau:
nôn nóng tả khuynh (một cá nhân không kiên trì và nỗ lực để có sự thay đổi về lượng
nhưng lại muốn có sự thay đổi về chất) và bảo thủ hữu khuynh (lượng đã được tích lũy
đến mức điểm nút nhưng không muốn thực hiện bước nhảy để có sự thay đổi về chất).
Nếu không muốn có sự thay đổi về chất thì cần biết cách kiểm soát lượng trong giới hạn
độ. Bước nhảy là một giai đoạn hết sức đa dạng nên việc thực hiện bước nhảy phải được
thực hiện một cách cẩn thận.
2. 4. Sự vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của quy luật vào phương pháp học
tập và quá trình học tập
2.4.1 Vận dụng phương pháp luận lượng chất nhằm tác động lên ý thức
Tri thức là hành trang không thể thiếu của mỗi người. Từ khi sinh ra, chúng ta
đã tích lũy tri thức theo từng giai đoạn phát triển: từ những điều cơ bản nhất như ngôn
ngữ, đồ vật, màu sắc đến những kiến thức về các lĩnh vực trong cuộc sống như văn học,
toán học, lịch sử. Đặc biệt là những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta được
tiếp thu những tri thức cơ bản về cuộc sống trong lĩnh vực tự nhiên và xã hội. Nhận thức
được điều đó, em không ngừng trau dồi thêm cho bản thân những kiến thức và kỹ năng
cần thiết bằng việc chú ý lắng nghe giáo viên hay giảng viên giảng bài trên lớp để hiểu rõ
và sâu hơn về vấn đề mình đang tiếp thu, luôn cố gắng hoàn thành bài tập tại nhà để khắc
sâu hơn và vận dụng kiến thức đã tiếp thu.Kết quả của quá trình không ngừng trau dồi về
lượng đó (dành nhiều thời gian hơn cho học tập, tập trung tâm trí nhiều hơn cho việc lắng
nghe và tiếp thu,..) sẽ được đánh giá qua các bài kiểm tra, bài thi giữa kỳ, cuối kỳ và sau
đó chuyển sang một cấp học mới cao hơn. Qua đây có thể thấy, quá trình tích lũy tri thức, 3
quá trình học tập là độ; các bài kiểm tra là điểm nút và việc chuyển sang cấp học mới là
bước nhảy. Trong suốt quá trình học tập, em phải thực hiện rất nhiều quá trình tích lũy về
lượng để từ đó thực hiện các bước nhảy và tạo thành chất mới. Sau đó, chất mới sẽ tác
động ngược lại về lượng và thúc đẩy em không ngừng trau dồi hơn nữa để thực hiện bước
nhảy tiếp theo. Cụ thể hơn những tác động đó là lối suy nghĩ và hành động của em sau
mỗi quá trình tích lũy về lượng để thực hiện bước nhảy làm thay đổi về chất và từ chất đó
lại tác động ngược lại về lượng. Ở bản thân em có sự chín chắn và trưởng thành hơn, quá
trình trình thực hiện quá trình tích lũy kiến thức cũng khác hơn.
2.4.2 Vận dụng phương pháp luận nhằm tác động lên thực tiễn hành động
Nhận thức được tầm quan trọng của quy luật lượng-chất, em không ngừng tìm tòi,
học hỏi, lên kế hoạch và lộ trình rõ ràng cho quá trình học tập để tránh khuynh hướng nôn
nóng tả khuynh. Thay vì cố gắng đốt cháy giai đoạn ôn tập, không chủ động nghiêm túc
ôn luyện mà suy nghĩ các cách gian lận, quay cóp, chép bài bạn khác để thực hiện bước
nhảy thay đổi về chất thì em lên kế hoạch cụ thể cho từng ngày xem mình nên bắt đầu ôn
luyện như thế nào, ở mỗi phần sẽ phải ôn tập những khía cạnh nào của vấn đề vì em nhận
ra việc đốt cháy giai đoạn sẽ khiến bạn thân trong thời gian ngắn có thể nhanh chóng thay
đổi về chất mà không phải thay đổi về lượng quá nhiều nhưng nếu xét về dài hạn thì sẽ
gây lên một lỗ hổng lớn trong kiến thức khiến quá trình tích lũy về lượng sau này trở nên
khó khăn và mất nhiều thời gian hơn. Lượng không thay đổi được thì chất cũng không
được hình thành, điều này khiến bản thân dễ nản chí và bỏ cuộc. Mặt khác, em luôn cố
gắng không để tâm lý sợ sệt, cho rằng bản thân chưa đủ sẵn sàng cản trở quá trình tạo ra
chất mới. Nếu em cố gắng tích lũy thật nhiều lượng đến điểm nút nhưng lại để tâm lý ấy
cản trở bản thân thực hiện bước nhảy và dần em chẳng thể tạo ra được chất mới. Việc
không tạo được chất mới khiến em giậm chân tại chỗ với một khối lượng lớn lượng đã
tích lũy và hơn nữa, việc không tạo ra được chất mới để tác động lại quá trình tích lũy
lượng sẽ khiến bản thân em không phát triển được, lùi lại phía sau so với sự phát triển
không ngừng của xã hội và dần em sẽ dễ rơi vào trạng thái tiêu cực. Chính những nhận
thức này đã khiến em không ngừng nắm bắt cơ hội cho bản thân, không ngại thử thách,
khó khăn để thực hiện bước nhảy và kết quả là em thay đổi được về chất, đạt được những
thành tựu ngoài sức mong đợi của bản thân. 2.4.3 Kết luận
Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất
và ngược lại là quy luật cơ bản, phổ biến về phương thức chung của các quá trình vận
động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Những sự thay đổi về chất của sự vật,
hiện tượng lại tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự vật, hiện tượng trên các phương
diện khác nhau. Đó là mối liên hệ tất yếu, khách quan, phổ biến, lặp đi lặp lại trong mọi
quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng thuộc mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy.
Như vậy, có thể thấy việc áp dụng đúng đắn quy luật chuyển hóa từ những sự thay
đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại vào các hoạt động trong đời
sống là vô cùng quan trọng, đặc biệt trong hoạt động tích lũy kiến thức của học sinh, sinh
viên. Bởi có như vậy hoạt động đó mới có hiệu quả, góp phần đào tạo ra những con người
cú đủ cả chất và lượng để đưa đất nước ngày một phát triển hơn. 4 5