Bài thu hoạch nhóm 3 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Bài thu hoạch nhóm 3 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học.
Môn: Kinh tế quản trị, Quản trị kinh doanh (TV181)
Trường: Đại học Hoa Sen
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN BÀI THU HOẠCH
Đề tài: Sau khi tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh (bến Nhà
Rồng), anh/chị hãy phân tích và nêu cảm nhận về quá trình vượt khó
khăn thử thách để tìm đường giải phóng dân tộc, thoát khỏi sự xâm
lược của Thực dân và Đế quốc phương Tây.
Giảng viên hướng dẫn : Cô Hồ Thị Trinh Nhóm thực hiện: Nhóm 3 Tháng 10 năm 2022
Trường Đại học Hoa Sen THÀNH VIÊN NHÓM 3 STT HỌ và TÊN MSSV 1 Lê Gia Hân 22103327 2 Lê Võ Hương Giang 22116583 3 Trần Ngọc Nguyễn Anh 22113808 4 Nguyễn Trần Trâm Anh 22123108 5 Nguyễn Tâm Quang 22000936 6 Ngô Quang Long 22002963 7 Nguyễn Phương Hưng 22000083 2 | P a g e
Trường Đại học Hoa Sen MỤC LỤC
I. LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... 4
II. MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 5
III. NỘI DUNG ..................................................................................................... 5
IV. KẾT LUẬN ................................................................................................... 11
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 12 3 | P a g e
Trường Đại học Hoa Sen I. LỜI CẢM ƠN
Kính gửi cô Hồ Thị Trinh!
Chúng em xin cảm ơn Trường Đại học Hoa Sen và giảng viên bộ môn Tư tưởng
Hồ Chí Minh, cô Hồ Thị Trinh đã tạo điều kiện cho chúng em có chuyến đi tham quan
và trải nghiệm những điều hay và mới mẻ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh hay còn có tên
gọi khác là Bến Nhà Rồng. Để chúng em hiểu rõ hơn về công lao to lớn trong giữ nước
và dựng nước của Bác.
Sau một buổi tham quan và học hỏi tại Bến Nhà Rồng, chúng em đã được biết
thêm nhiều kiến thức hay về lịch sử. Đồng thời, chúng em xin cảm ơn các quý anh chị
hướng đãn viên tại đây đã rất nhiệt huyết chào đón chúng em và đã truyền tải cho
chúng em về lịch sử hình thành đất nước Việt Nam.
Và dưới đây là bài cảm nhận của em sau buổi tham quan tại Bảo tàng. Vì lượng
kiến thức còn hạn chế, trong quá trình làm bài báo cáo sẽ khó tránh khỏi những sai sót,
chúng em mong cô sẽ bỏ qua. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của cô để
chúng em học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn trong những bài sắp tới.
Chúng em xin chân thành cảm ơn cô! 4 | P a g e
Trường Đại học Hoa Sen II. MỞ ĐẦU
Có lẽ với không ít học sinh, lịch sử luôn là một môn học đáng kính trọng, nhưng
lại có phần còn khô khan khó tiếp thu. Bản thân nhóm chúng tôi cũng vậy. Trước khi
học môn “Tư tưởng Hồ Chí Minh”, nhóm chung tôi đều đồng ý với nhau rằng quãng
thời gian học lịch sử trong thời kỳ trung học của cả nhóm thật vất vả và không đọng lại
được bao nhiêu kiến thức. Thế nhưng, chuyến tham quan đến bảo tàng Hồ Chí Minh,
hay còn gọi là bến Nhà Rồng, đã giúp tất cả thành viên nhóm chúng tôi thay đổi suy nghĩ của mình. III. NỘI DUNG
Bến nhà Rồng là cụm di tích lịch sử
toạ lạc tại quận 4 thuộc thành phố Hồ Chí
Minh. Nơi đây đã trở thành di tích nổi
tiếng lịch sử của dân tộc vì là nơi mà
Nguyễn Tất Thành, sau này gọi là Hồ Chí
Minh, vị cha già vĩ đại của dân tộc, ra đi
tìm đường cứu nước. Theo lời hướng dẫn
viên du lịch giới thiệu trong quá trình đoàn
lớp chúng tôi tham quan, nơi đây ban đầu
là một thương cảng chuyên giao lưu, buôn
bán hàng hoá giữa người dân thành phố
Hồ Chí Minh và các thương nhân nước
ngoài. Sau sự kiện Nguyễn Tất Thành rời
cảng ở đây ra đi tìm đường cứu nước, cảng
đã trở thành địa danh lịch sử có ý nghĩa
đặc biệt, và nhà nước ta đã quyết định xây
dựng thành khu di tích lịch sử với tên gọi chính thức là “Bảo tàng Hồ Chí Minh”.
Hành trình tìm kiếm độc lập ấy đã được thể hiện rất rõ ràng và chi tiết tại Bảo
tàng Hồ Chí Minh với những hình ảnh, vật chứng, bút tích chân thực. Thông qua
chuyến đi đến bảo tàng Hồ Chí Minh, tôi đã có thêm cho bản thân nhiều thông tin về
tiểu sử của Bác cũng như những điều mà Bác đã cống hiến, hi sinh vì độc lập tổ quốc Việt Nam. 5 | P a g e
Trường Đại học Hoa Sen
Hành trình ra đi tìm đường cứu nước của chủ tịch Hồ Chí Minh kéo dài trong 30
năm, từ năm 1911 – 1941, với nhiều giai đoạn và biến cố. Theo đó, có thể chia hành
trình của Bác thành 4 giai đoạn chính như sau:
- Giai đoạn năm 1911 – 1918.
- Giai đoạn năm 1919 – 1923.
- Giai đoạn năm 1924 – 1930.
- Giai đoạn năm 1931 – 1941.
Với việc theo dõi hành trình theo đuổi độc lâp của Bác thông qua những chứng
tích được lưu lại tại Bảo tàng, tôi đã rút ra được nhiều bài học về tư tưởng, lý tưởng
cách mạng và nhiều giá trị đạo đức từ Bác. Dưới đây, tôi sẽ trình bày tóm tắt một số
thông tin có được từ chuyến đi Bảo tàng này.
Ngày 5/6/1911, người thanh niên Văn Ba đã tiến lên con tàu Latouche Treville
rời cảng Nhà Rồng, bắt đầu hành trình tìm kiếm con đường độc lập cho dân tộc Việt
Nam. Với chí hướng cao đẹp lý tưởng vững vàng và tinh thần tuổi trẻ, Bác đã bắt đầu
chuyến đi 30 năm của mình qua 28 quốc gia và 4 châu lục.
Trong khoảng thời gian này, Bác chủ yếu làm việc và học tập không ngừng nghỉ
trên từng chuyến hải trình để học tiếng Pháp, mở rộng mối quan hệ của bản thân và
trau dồi khả năng viết bằng tiếng Pháp. Chính nhờ khoảng thời gian này, Bác đã luyện
cho mình ngòi bút viết sắc sảo, đồng thời đến được với chủ nghĩa Mác – Lênin, một
trong những chủ nghĩa quan trọng trong hoạt động cách mạng. Bên cạnh đó, khoảng
thời gian chu du ở các chân trời mới này còn giúp Bác bắt đầu hành trình tố cáo những
tội ác của thực dân Pháp tại Việt Nam. Năm 1917, Bác tham gia vào các phong trào
công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười tại Nga và củng cố
tư tưởng cách mạng của bản thân.
Ở các giai đoạn tiếp theo, Bác Hồ đã có nhiều cột mốc hoạt động nổi bật như:
- Ngày 18/6/1919, Người gửi đến Hội nghị Vecxai Bản yêu sách của nhân dân
An Nam, đòi thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam. 6 | P a g e
Trường Đại học Hoa Sen
- Tháng 7/1920, Người đọc Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa
của Lênin, khẳng định con đường đòi lại độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam
- Tháng 12 – 1920, tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu
tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
- Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số người yêu nước của các thuộc địa
Pháp sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Paris để tuyên truyền, tập hợp lực lượng chống chủ nghĩa đế quốc.
- Năm 1922, báo Người Cùng Khổ (Le Paria) được ra đời.
- Tháng 6/1923, Bác đi Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân, sau đó làm việc
ở Quốc tế cộng sản viết nhiều cho báo Sự Thật (Paravda) và Tạp chí Thư tín quốc tế.
- 11/11/1924, Người về Quảng Châu và xây dựng những nhân tố bảo đảm cho
cách mạng Việt Nam, đưa chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam, khơi dậy tinh thần
đấu tranh của các tầng lớp nhân dân, xây dựng tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản
Việt Nam, phát triển lực lượng cách mạng...
- Tháng 6/1925 : Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên nhằm tổ chức
và lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống Pháp.
- Ngày 9/7/1925, Người và một số nhà yêu nước Triều Tiên, Indonesia lập ra Hội
Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông.
- Ngày 6/1 đến ngày 3/2/1930, Người chủ trì Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng
sản cộng sản, soạn thảo Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam…
- Ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc trở về nước để trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng.
Có thể thấy rằng, hành trình tìm kiếm độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam của
Bác là một hành trình dài đằng đẵng với rất nhiều nỗ lực và tinh thần kiên trì. Hành
trình này đã để lại cho đời sau vô số bài học về giá trị của học tập, rèn luyện, tinh thần
sắt đá và cả lòng yêu nước. Với chuyến đi tham quan tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, tôi đã
càng hiểu sâu sắc hơn những hi sinh của ông cha ta cho độc lập ngày hôm nay, 7 | P a g e
Trường Đại học Hoa Sen
Trên chuyến hành trình đi tìm ánh
sáng cho dân tộc, Nguyễn Tất Thành bắt
đầu bằng những các công việc nặng nhọc
trên tàu. Trong sự nhọc nhằn, vất vả của
một người phụ bếp phải làm việc quần quật
suốt ngày, Người vẫn không một chút than
phiền và thậm trí vừa làm việc vừa học tập.
Bởi mục đích cao cả phía trước, Người chấp
nhận mọi khó khăn, gian khổ để đến nước
Pháp và các nước khác với quyết tâm tìm ra
con đường cứu nước của mình. Khi con tàu
cập cảng Mác-Xây, đến mảnh đất của chủ
nghĩa thực dân Pháp, nơi họ lớn tiếng nói
rằng phải đi “khai hoá văn minh” cho các dân tộc khác, Nguyễn Tất Thành lại thấy
một sự thực nơi đây cũng có những người cần được khai hoá và cuộc sống còn rất nhiều bất công.
Hành trình cứu nước của Nguyễn Tất Thành không dừng lại ở Pháp, Người tiếp
tục bôn ba nhiều năm qua khắp các châu lục Âu, Á, Phi, Mĩ. Song hành với ý chí kiên
cường phải tìm ra bằng được con đường cứu nước là một nghị lực lớn lao, thôi thúc
Nguyễn Tất Thành tiếp tục hành trình đầy gian khổ qua các đại dương. Với hai bàn
tay, Người đã làm nhiều công việc khác nhau, ở nước Anh, anh thanh niên Nguyễn Tất
Thành đã làm công việc cào tuyết; sau đó làm người đốt lò, rửa bát; ở Pháp Người,
làm nghề rửa ảnh... Để vượt qua mùa đông lạnh giá ở Pari, Nguyễn Tất Thành đã phải
dùng một viên gạch nung trong bếp của khách sạn để đêm đông băng giá nằm cho đỡ
lạnh. Nhưng tất cả những khó khăn, thử thánh đó đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành vượt
lên tất cả để tìm đến chân lý của thời đại và thực hiện cho được mục đích cao cả của đời mình. 8 | P a g e
Trường Đại học Hoa Sen
Cuộc hành trình của người
vượt qua ba đại dương, bốn châu
lục, 28 nước, bôn ba ròng rã trên
một chằng đường dài ước tính hàng
chục vạn hải lý, từ trung tâm văn
minh nhất của thế giới, tới nơi bần
cùng và thống khổ nhất của nhân
loại bấy giờ. Trên suốt chặng
đường bôn ba, cuộc sống đầy gian
khổ không làm người chùn bước,
trái lại, càng tôi luyện, nung đúc
lòng yêu nước nồng nàn với mục
tiêu giải phóng dân tộc. Người
tranh thủ mọi cơ hội để học tập,
nghiên cứu các học thuyết cách
mạng, hòa mình vào thực tiễn đấu
tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản và thuộc địa.
Chính chủ nghĩa yêu nước cùng với những năm tháng tìm tòi không mệt mỏi về lý
luận và hoạt động trong phong trào công nhân quốc tế, người thanh niên Việt Nam
Nguyễn Tất Thành bất chấp mọi hiểm nguy, đến với chủ nghĩa Mác Lênin, trở thành
nhà hoạt động quốc tế xuất sắc Nguyễn Ái Quốc. Năm 1920, lần đầu tiên được tiếp
xúc với chủ nghĩa Mác-Lênin và tìm thấy chân lý giải phóng dân tộc từ bản Sơ thảo
lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin,
Người đã thực sự xúc động và nói : "Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động,
phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một
mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi
đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải
phóng chúng ta”. Sự tin tưởng của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh vào chủ nghĩa Mác
- Lênin và quyết định áp dụng chủ nghĩa đó vào sự nghiệp cách mạng Việt Nam đã
minh chứng cho tính cách mạng, đổi mới, vượt gộp trong tư tưởng và suy nghĩ của
Người so với các bậc tiền nhân. 9 | P a g e
Trường Đại học Hoa Sen
Tuổi hai mươi mốt, Nguyễn Tất Thành ᴠới lòng nhiệt thành của tuổi trẻ ᴠà hành
trang là bầu máu nóng ѕục ѕôi lòng уêu quê hương đất nước, Người ra đi tìm con
đường chân lý. Để làm được điều đó chứng tỏ Người phải có lòng quуết tâm mạnh mẽ,
dám nghĩ dám làm, dám dấn thân, nhất là trong bối cảnh хã hội lúc bấу giờ. Ở Bác hội
đủ những уếu tố cần thiết cho ѕự dấn thân ᴠào quá trình tìm đường, mở đường, dẫn
đường cho dân tộc Việt Nam đi theo. Đó là ý chí lớn lao, tinh thần ham học hỏi, ѕẵn
ѕàng ᴠượt qua gian khó, tự nguуện hòa ᴠào cuộc ѕống của giai cấp cần lao để trực tiếp
cảm nhận ᴠề thời cuộc…
Một nhà báo Pháp đã viết: “Trong ngót nửa thế kỷ, Ông Hồ lãnh đạo cuộc chiến
đấu chưa từng có về mặt chuyển biến của chiến thuật và tình huống, về tính đa dạng
của cách xử lý, về những hy sinh phải chấp nhận, về sức mạnh yếu khác nhau một trời
một vực ở vũ khí. Bị toà án thực dân xử tử hình, 10 lần thoát khỏi lưu đày và máy
chém, khi thì mặc áo vàng nhà sư Thái Lan, khi thì mặc quân phục bát lộ quân Trung
Quốc. Và, giành chính quyền được rồi, Ông Hồ lại liên tiếp đương đầu với hai đế quốc
phương Tây. Thời nay, có nhà cách mạng nào đủ gan lớn mật dày để chống đối trật tự
của liệt cường với một quyết tâm bền bỉ đến thế?”
Bác của chúng ta đã đi xa, nhưng nhân cách vĩ đại của một vĩ nhân lịch sử và ý
chí, nghị lực cao cả của Người đã và đang tiếp tục dẫn dắt chúng ta thực hiện cho được
khát vọng lớn lao, là: “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước
Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng
đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”. Cuộc đời đấu tranh cách mạng của Hồ Chí
Minh là “tấm gương chói lọi nhiệt tình cách mạng, ý chí cách mạng, thắng không kiêu,
bại không nản, một lòng kiên trì cuộc đấu tranh cách mạng gian khổ, lâu dài cho đến
thắng lợi cuối cùng”. Sức mạnh hiện thực của tấm gương vĩ đại đó đã vượt qua cả
không gian và thời gian, soi sáng con đường đi tới tương lai cho nhân loại cần lao và
mỗi chúng ta. Sức sống trường tồn của tư tưởng và nhân cách vĩ đại Hồ Chi Minh
đúng như một học giả người Mỹ khẳng định tại Đại hội đồng UNESCO: “Hồ Chí
Minh là nhân cách của thời đại... Dân tộc Việt Nam mãi mãi tự hào về Hồ Chí Minh;
nền văn minh của thế kỷ XX này tự hào có một vĩ nhân cả thế giới phong tặng anh
hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hoá kiệt xuất. Hồ Chí Minh mãi mãi là tấm
gương sáng về nhân cách của một con người cho mọi thế hệ tiếp sau” . 10 | P a g e