Bài thu hoạch quốc phòng an ninh
Bài thu hoạch quốc phòng an ninh
Môn:
Trường: Trường Đại học Công nghệ Thông tin, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BÀI THU HOẠCH
Tình hình biển đảo của nước ta hiện nay Họ tên: , MSSV:
Đại đội: 04, Tiểu đội: 05, STT:
Câu hỏi: Hãy nêu cảm nghĩ của bản thân về tình hình Biển Đông gần đây; quan điểm chủ
trương của Đảng, Nhà nước ta trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo và giải quyết tranh chấp trên
biển. Từ đó hãy liên hệ trách nhiệm của bản thân đối với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam! Bài làm
Biển đảo Việt Nam trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của người Việt Nam.
Các tư liệu khoa học và pháp lý được công bố hiện nay đều thể hiện quá trình khai phá, chiếm
hữu và thực thi chủ quyền liên tục của Việt Nam suốt chiều dài lịch sử. Tuy nhiên những năm
gần đây, Trung Quốc đã có nhiều hành động xâm hại đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam: bắt
ngư dân Việt làm ăn, tấn công các tàu Việt trên vùng biển của chính Việt Nam, ngang ngược xây
dựng thành phố Tam Sa trên quần đảo Hoàng Sa. Những hành động nói trên của phía Trung
Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa; xâm phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển của
Việt Nam; vi phạm Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa
Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10/2011; trái với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở
Biển Đông (DOC) và Tuyên bố cấp cao kỷ niệm 10 năm DOC, làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp.
Về quan điểm chủ trương của Đảng, Nhà nước ta trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Các quan
điểm nhất quán của ta với các vấn đề tranh chấp trên biến. Ta vẫn phải kiên quyết, kiện trì giữ
vững độc lập toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Giữ vững môi trường hòa bình, ổn
định để xây dựng đất nước. Giữ vững quan hệ hợp tác hữu nghị giữa các nước, vùng lãnh thổ.
Đặc biệt là các nước láng giềng, các nước lớn.
Quan điểm đấu tranh, bảo vệ chủ quyền biển đảo:
1) Khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quyền và lợi ích hợp
pháp của Việt Nam trên Biển Đông.
2) Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và xây dựng đất nước, không ủng hộ nước này chống
nước khác, không bị lôi cuốn vào xung đột giữa Mĩ và Trung Quốc. Phản đối các hành động
làm phức tạp thêm tình hình.
3) Xử lí vấn đề Biển Đông theo phương châm: bình tĩnh, kiềm chế, kiên quyết, kiên trì, linh
hoạt; kết hợp chặt chẽ với đấu tranh pháp lý, đấu tranh thực địa; giải quyết các bốc đồng trên
biển bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.
4) Luôn nêu cao tinh thần cảnh giác sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu cao, bất luận trong mọi
tình huống phải bảo vệ xững chắc 21 đảo, 33 điểm đóng quân trên quần đảo Trường Sa; bảo
vệ chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam.
5) Luôn tuân theo phương châm: 4 tránh, 4 không và 8K.
Học sinh, sinh viên đi đầu trong việc tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng
đồng về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam. Đồng thời tranh thủ
các nguồn lực và sự ủng hộ từ hợp tác quốc tế với các nước bè bạn và các tổ chức quốc tế trên
mọi lĩnh vực. Vì vậy mỗi chúng ta cần phải có ý thức trách nhiệm đối với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo nước nhà.
Là học sinh sinh viên, phải tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục pháp luật về
quản lý. Cũng như bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức
cho cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên. Bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo.
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó. Kiểm soát và khắc phục
hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển. Xây dựng và quảng bá thương hiệu biển Việt Nam. Góp
phần tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế trong quản lý,
bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo. Khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia vào học các
ngành nghề liên quan tới biển, đảo.