Bài thu hoạch SHCD | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Phân tích vai trò của đồng chí Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. *Nguyễn Ái Quốc xác định con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Sinh hoạt công dân
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Họ và tên: Nguyễn Thị Phương Anh
Lớp: Công tác xã hội K41 Mã SV: 2151010006 Năm học: 2021 Bài làm: Câu 1
: Phân tích vai trò của đồng chí Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
*Nguyễn Ái Quốc xác định con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản:
Xuất phát từ lòng yêu nước, ngày 5/6/1911 người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất
Thành đã rời Việt Nam ra đi tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc. Năm 1919, lấy
tên là Nguyễn Ái Quốc, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn
Ái Quốc đã gửi tới Hội nghị Véc sai Bản yêu sách của nhân dân An Nam đòi quyền
tự do cho nhân dân Việt Nam và cũng là quyền tự do cho nhân dân các nước thuộc địa.
- Tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp
và bỏ phiếu tán thành Đảng gia nhập Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản), trở thành một
trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
- Năm 1921, cùng với một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp, Nguyễn Ái
Quốc tham gia sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa.
- Tháng 4/1922, Hội xuất bản báo “Người cùng khổ” nhằm đoàn kết, tổ chức và
hướng dẫn phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.
- Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc từ Pháp sang Liên Xô, làm việc tại Quốc tế Cộng
sản. Tháng 10/1923, tại Hội nghị Quốc tế Nông dân lần thứ nhất, Nguyễn Ái Quốc
được bầu vào Hội đồng Quốc tế Nông dân và là đại biểu duy nhất của nông dân thuộc
địa được cử vào Đoàn Chủ tịch của Hội đồng.
- Tháng 11/1924, với tư cách là Uỷ viên Ban Phương Đông Quốc tế Cộng sản và Uỷ
viên Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc).
- Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, trực
tiếp mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ cách mạng, ra tuần báo “Thanh niên”, tờ báo
cách mạng đầu tiên của Việt Nam nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về Việt
Nam, chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Các bài giảng của
Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện được tập hợp in thành sách “Đường Kách
mệnh” - một văn kiện lý luận quan trọng đặt cơ sở tư tưởng cho đường lối cách mạng Việt Nam.
*Quá trình chuẩn bị điều kiện cho sự ra đời của Đảng
a) Về tư tưởng chính trị:
- Tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng
sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp => Nguyễn Ái Quốc từ một người
yêu nước đã chính thức trở thành một người cộng sản.
- Nguyễn Ái Quốc tích cực truyền bá chủ nghãi Mác-Lênin thông qua các bài đăng
trên báo Người cùng khổ, báo Nhân đạo, xuất bản nhiều tác phẩm: bản án chế độ
thực dân Pháp, Đường cách mệnh,....đã vạch rõ thủ đoạn và tội ác của chủ nghĩa đế
quốc, khơi dậy tinh thần dân tộc của quần chúng nhân dân.
- Năm 1927, tác phẩm “Đường cách mệnh” tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái
Quốc ở các lớp huấn luyện chính trị của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được
xuất bản => Tác phẩm đã nêu những vấn đề cơ bản của một Cương lĩnh chính trị, tư
tưởng chính trị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Tác phẩm có giá trị lý luận và
thực tiễn to lớn đối với Cách mạng Việt Nam.
- Quan điểm cách mạng của Nguyễn Ái Quốc thể hiện qua các điểm sau:
+ Vạch rõ bản chất phản động của chủ nghĩa thực dân. Từ đó xác định, chủ nghĩa
thực dân là kẻ thù chung của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới,
là kẻ thù trực tiếp của nhân dân các nước thuộc địa.
+ Cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận của cách mạng vô sản. Giải phóng
dân tộc phải gắn liền với giải phóng nhân dân lao động và giai cấp công nhân.
+ Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và cách mạng ở “chính quốc”
có quan hệ khăng khít với nhau. Phải thực hiện liên minh chiến đấu giữa các lực
lượng cách mạng ở thuộc địa và “chính quốc”.
+ Về lực lượng cách mạng: “công nông là người chủ cách mệnh”, “là gốc cách mệnh;
công nhân là giai cấp lãnh đạo, tiểu tư sản trí thức là bạn đồng minh của cách mạng.
+ Phải thực hiện liên minh, đoàn kết với các lực lượng cách mạng quốc tế, phải nêu
cao tinh thần chủ động cách mạng, ý thức tự lực, tự cường.
=> Quan điểm cách mạng của Nguyễn Ái Quốc đã làm thức tỉnh và giác ngộ quần
chúng nhân dân, thúc đẩy phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân theo hướng cách mạng vô sản. b) Về tổ chức
Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản
của giai cấp công nhân Việt Nam. Đó là huấn luyện, đào tạo cán bộ, từ các lớp huấn
luyện do Người tiến hành ở Quảng Châu (Trung Quốc) để vừa chuẩn bị cán bộ, vừa
truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin. Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt
Nam cách mạng thanh niên, ra báo Thanh niên, mở lớp đào tạo cán bộ cách mạng cho
75 đồng chí. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã giúp cho những người Việt Nam
yêu nước xuất thân từ các thành phần, tầng lớp dễ tiếp thu tư tưởng cách mạng của
Người, phản ánh tư duy sáng tạo và là thành công của Người trong chuẩn bị về mặt
tổ chức cho Đảng ra đời.=> Những hành động chính trị sâu sắc của Nguyễn Ái Quốc
đã làm cho phong trào yêu nước ngã sang hướng mới là Cách mạng vô sản, là tiền đề
cho sựu ra đời của ba Đảng: Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam cộng sản Đang
và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.
Câu 2: So sánh nội dung Chính cương vắn tắt do đồng chí Nguyễn Ái Quốc
khởi thảo và Luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú khởi thảo.
a) Điểm giống nhau:
- Vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin đề ra đường lối cách mạng vô sản.
- Đều xác định nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền là chống đế quốc, chống
phong kiến, 2 nhiệm vụ này có mối quan hệ khăng khít với nhau.
- Đều xác định lãnh đạo là giai cấp công nhân thông qua Chính đảng tiên phong, cách
mạng Việt Nam là 1 bộ phận, có quan hệ mật thiết, gắn bó với cách mạng thế giới.
- Đều xác định được tích chất của cách mạng Việt Nam là: Cách mạng tư sản dân
quyền và thổ địa cách mạng, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa để đi tới xã hội cộng
sản, đây là 2 nhiệm vụ cách mạng nối tiếp nhau không có bức tường ngăn cách.
Phương hướng chiến lược đã phản ánh xu thế của thời đại và nguyện vọng đông đảo của nhân dân Việt Nam.
- Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân lãnh đạo thông qua Đảng. b) Điểm khác nhau: Nội dung
Chính cương vắn tắt do đồng
Luận cương chính trị do
chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo đồng chí Trần Phú khởi thảo
Cách mạng tư sản dân quyền
Làm tư sản dân quyền cách Nội dung cách
phát triển bỏ qua thời kì tư
mạng và thổ địa cách mạng để đi mạng
bản chủ nghĩa và tiến thẳng tới xã hội cộng sản lên con đường XHCN
Công nhân, nông dân, tiểu tư Lực lượng
sản, trí thức. Đối với phú nông, Công nhân và nông dân cách mạng
trung tiểu địa chủ và tư sản thì có
thể lợi dụng hoặc trung lập Phạm vi cách Việt Nam Đông Dương mạng Nhiệm vụ chủ
Chống phong kiến dành ruộng
Chống phong kiến dành ruộng yếu đất cho dân cày đất cho dân cày Mâu thuẫn Mâu thuẫn dân tộc Mâu thuẫn giai cấp chủ yếu Tiến trình
Đánh đổ đế quốc rồi mới đánh
Lật đổ phong kiến tay sai sau cách mạng đổ phong kiến, tay sai
đó mới đánh đổ đế quốc