-
Thông tin
-
Quiz
Bài thu hoạch tham quan bảo tàng Tp HCM - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Bài thu hoạch tham quan bảo tàng Tp HCM - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Kinh tế chính trị Mác-Lênin (DC102EL01) 134 tài liệu
Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Bài thu hoạch tham quan bảo tàng Tp HCM - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Bài thu hoạch tham quan bảo tàng Tp HCM - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (DC102EL01) 134 tài liệu
Trường: Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
















Tài liệu khác của Đại học Hoa Sen
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA LOGISTICS - TMQT 🙚 🙘
BÁO CÁO THU HOẠCH NHÓM ĐỀ TÀI
TỘI ÁC CỦA ĐẾ QUỐC MỸ TRONG CUỘC
CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC TẠI VIỆT NAM Môn học
: Lích sử Đảng Cộng sản Việt Nam Lớp : 1192
Giảng viên hướng dẫn : Nguyến Minh Quang Nhóm : 04 Sinh viên : Ngô Chí Thiện 22118591 Nguyễn Hữu Đăng Thiện 22101246 Hoàng Đăng Thiện 22113991 Cao Trọng Khoa Thy 22106858 Nguyễn Thanh Thi 22104852 Nguyễn Thị Lệ Thư 22100231 Đỗ Lương Hương Thanh 22105177 Nguyễn An Minh Nhựt 22008191
TP. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2024
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM STT Họ và tên MSSV 1 Ngô Chí Thiện 22118591 2 Nguyến Hữu Đăng Thiện 22101246 3 Hoàng Đăng Thiện 22113991 4 Cao Trọng Khoa Thy 22106858 5 Nguyễn Thanh Thi 22104852 6 Nguyễn Thị Lệ Thư 22100231 7 Đỗ Lương Hương Thanh 22105177 8 Nguyễn An Minh Nhựt 22008191
BẢNG PHẤN CÔNG CÔNG VIỆC Mức độ STT Họ và tên - MSSV Nội dung hoàn thành Ngô Chí Thiện - Phần 1.3 1 100% (22118591)
+ Thám sát Mỹ Lai (Sơn Mỹ) - Phần 1.3 Nguyễn Hữu Đăng Thiện 2
+ Thảm sát Thạch Phong, tỉnh 100% (22101246) Bến Tre - Phần 1.5 Hoàng Đăng Thiện 3
+ Cuộc tấn công bằng chất độc 100% (22113991)
hóa học của Mỹ với Việt Nam - Phần 1.4 Cao Trọng Khoa Thy
+ Cuộc tấn công bằng không 4 100% (22106858)
quân của Mỹ đối với miền Bắc Việt Nam - Phần 1.1 Nguyễn Thanh Thi
+ Định nghĩa về “Tội ác chiến 5 100% (22104852) tranh xâm lược” - Kết luận - Phần 1.6 Nguyễn Thị Lệ Thư 6
+ Cuộc tấn công bằng bom mìn, 100% (22100231)
vật nổ của Mỹ trong chiến tranh - Phần 1.2 Đỗ Lương Hương Thanh 7 + Nhà tù Côn Đảo 100% (22105177) + Nhà tù Phú Quốc - Phần 1.2 Nguyễn An Minh Nhựt 8 + Nhà lao Tân Hiệp 100% (22008191)
+ Nhà giam thiếu nhi Đà Lạt
PHẦN 1. NHỮNG TỘI ÁC CỦA ĐẾ QUỐC MỸ TRONG CHIẾN TRANH XÂM
LƯỢC TẠI VIỆT NAM
1.1. Định nghĩa về “Tội ác chiến tranh xâm lược của Mỹ”
Trong bản tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ vào năm 1776 đã có một đoạn viết
rằng: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền
không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự
do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Thế nhưng khi tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, quân đội Mỹ đã chà đạp
các "quyền" nói trên, kể cả luật pháp quốc tế, thực hiện một cách có hệ thống việc bắt
bớ, tra tấn, hãm hiếp, bắn giết dân thường và tù binh, kể cả thực hiện những cuộc
thảm sát hàng loạt: việc sử dụng vũ lực quá mức, tấn công vào dân thường, sử dụng
vũ khí hóa học và sinh học, tra tấn tù nhân, hủy diệt cơ sở hạ tầng dân sự, và gây ra
thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường. Trong bối cảnh chiến tranh Việt Nam, những
tội ác này được thể hiện qua các chiến dịch quân sự tàn bạo như Chiến dịch Rolling
Thunder, sử dụng bom napalm và chất độc da cam, gây ra hậu quả thảm khốc và lâu
dài cho người dân và môi trường Việt Nam. Những hành động này không chỉ vi phạm
các quy tắc chiến tranh theo Công ước Geneva mà còn để lại di chứng nặng nề cho
nhiều thế hệ, chứng tỏ bản chất tàn bạo và phi nhân tính của các cuộc chiến tranh xâm lược do Mỹ tiến hành.
Những hành động trên không chỉ vi phạm các quy tắc chiến tranh theo Công ước
Geneva mà còn để lại những di chứng nặng nề và lâu dài cho Việt Nam. Hậu quả của
các tội ác này không chỉ giới hạn trong thời gian chiến tranh mà còn kéo dài qua nhiều
thế hệ, gây ra những khó khăn và đau khổ to lớn cho người dân và đất nước Việt Nam.
Những tội ác này đã làm tổn thương sâu sắc lòng dân, để lại những vết thương khó
lành trong lịch sử và tâm hồn dân tộc Việt Nam.
1.1.1 Nhà tù Côn Đảo
Hệ thống nhà tù Côn Đảo - nơi từng được mệnh danh là “địa ngục trần gian” in
đậm những tội ác khủng khiếp của chế độ thực dân, đế quốc khi có đến gần 20.000
chiến sĩ cách mạng bị giam cầm, tra tấn và hy sinh. Sau khi thực dân Pháp rút khỏi
Côn Đảo, vào năm 1955, Mỹ - ngụy đã tiếp quản nơi này.
Chúng cho xây dựng thêm 4 trại giam mới bao gồm: Trại Phú Phong, Trại Phú An, 1
Trại Phú Bình - Chuồng cọp kiểu Mỹ và Trại Phú Hưng. Mỗi trại tù có 2 dãy, mỗi dãy
có 48 phòng giam biệt lập. Qua các thời kỳ, hệ thống nhà tù Côn Đảo bao gồm có 127
phòng giam, 44 xà lim, 504 phòng “biệt lập chuồng cọp”. Mỗi một loại phòng giam,
phòng cầm cố tập thể, biệt lập chuồng cọp, phòng tắm nắng, hầm phân bò…, đều gắn
liền với những câu chuyện rùng rợn về cách mà bọn cai ngục tra tấn, hành hạ người tù. 2
Hình 1: Chuồng Cọp – một trong những hệ thống nhà tù Côn Đảo
Nhắc đến nhà tù Côn Đảo không thể không nhắc đến “Chuồng cọp”. “Chuồng cọp”
kiểu Mỹ được xây dựng năm 1971 với tên gọi Trại Phú Bình do các chuyên gia của
Mỹ thiết kế, chủ yếu tra tấn tù nhân về mặt tinh thần. “Chuồng cọp” kiểu Mỹ gồm
384 phòng biệt giam được chia làm 4 khu vực, mỗi khu có 2 dãy và mỗi dãy có 48
phòng. Đây là một kiểu nhà giam đặc biệt bằng bê tông, không có bệ nằm, người tù
phải nằm dưới nền xi măng ẩm thấp. Phía trên của mỗi buồng giam đều có song sắt
như kiểu “chuồng cọp” Pháp nhưng không có hành lang bên trên mà thay bằng mái
tôn thấp, trong phòng giam không có bệ, tù nhân phải nằm dưới nền nhà và đại tiểu
tiện trong thùng gỗ nhỏ. Có thời điểm mỗi phòng giam từ 8 - 10 người, các thùng gỗ
này đến vài tuần không được cho đổ, phòng giam không khác nào nhà vệ sinh bẩn
thỉu hôi thối nhằm tra tấn tinh thần những người tù cộng sản. Tù nhân bị giam trong
chuồng cọp phải chịu tra tấn dã man, như là đóng đinh vào tay, chân, đục răng, thiêu
sống, chôn sống… Cấu trúc bên ngoài một phòng biệt giam trong khu chuồng cọp.
Các phòng đều được xây dựng cao, cửa sắt kiên cố, thiếu ánh sáng. Cầu thang lên tầng
trên dành cho cai ngục đi lên quan sát tù nhân từ các phòng và thực hiện hành vi tra
tấn từ trên xuống. Bên trên, cai ngục đi dọc hành lang để theo dõi, kiểm soát người tù,
trên tay luôn cầm gậy sắt dài nhọn sẵn sàng chọc xuống tù nhân nào chống đối. Trên
mỗi buồng giam đều có 1 thùng nước bẩn, 1 thùng vôi bột, khi tù nhân có dấu hiệu
phản đối, cai ngục rắc vôi bột làm 3 mù mắt tù nhân. 4
Phòng tắm nắng còn được gọi là Chuồng cọp lộ thiên, được xây dựng từ thời Pháp,
bao gồm 60 phòng chia làm 4 dãy. Phòng không có mái che, là nơi tù nhân bị giam
cầm ngoài trời dưới cái nắng gay gắt, mưa dầm hoặc sương lạnh về đêm. Một số
phòng tắm nắng còn là nơi chứa các thùng phân, làm nơi tra tấn tù nhân theo kiểu đánh hội đồng.
Hình 2: Phòng tắm nắng
1.1.2 Nhà tù Phú Quốc
Từ năm 1967, chính quyền Sài Gòn cải tạo Nhà lao Cây Dừa do thực dân Pháp xây
dựng nhằm mục đích giam cầm, tra khảo những "cán binh cộng sản". Nhà lao Cây
Dừa được đổi tên thành Trại giam tù binh Chiến Tranh Phú Quốc hay còn gọi Trai
giam tù binh Cộng sản Phú Quốc. Khắp các khu trại tù là trùng trùng hàng rào kẽm
gai 10 – 15 lớp ken cứng, hệ thống bảo vệ kiên cố, dày đặc. Ban đầu, Nhà tù Phú
Quốc có đến tận 12 khu, được đánh số thứ tự 1 đến 12. Từ năm 1972, nhà tù này mở
rộng thêm 2 khu (13, 14). Mỗi khu chia làm nhiều phân khu và có thể chứa lên đến
3.000 tù binh/ khu. Nhà tù được xem là nơi giam giữ tù binh cộng sản lớn nhất miền
Nam, với hơn 32.000 tù binh bị giam giữ. Có lúc lên tới 40.000 người nếu tính cả tù
chính trị nhiều thời kỳ.
Ở Phú Quốc, đi giữa những rào chắn thép gai dày đặc, những dãy nhà tù, chuồng
cọp, biệt giam được tái hiện mới thấy đầy đủ sự rùng rợn, tàn ác mà 40.000 người
chiến sĩ cách mạng đã chịu. Trong từng mạch đất, máu của những cựu tù và xương thịt của hơn
4.000 chiến sĩ nằm lại nơi đây đã hòa vào phần đất thiêng liêng tươi đẹp phía Tây
Nam của Tổ quốc. Nơi đây hoang vu, hẻo lánh giữa biển khơi cách xa đất liền, xa dân
cư, chúng mặc sức dùng mọi thủ đoạn tra tấn áp bức các tù binh mà không sợ bị dư 5
luận quốc tế lên án, cách ly tù binh với cuộc chiến tranh nhân dân đang sục sôi trong
đất liền, hạn chế các cuộc đấu tranh vượt ngục, tránh những cuộc tấn công giải thoát tù binh. 6
Theo hồ sơ lưu trữ, ở nhà tù Phú Quốc có những ngón đòn tra tấn hiểm ác được
địch “đúc kết thành kinh nghiệm” và ghi chép thành văn bản để truyền tay nhau “học
tập” và “thực hành” trên thân thể tù binh. Chúng đã áp dụng khoảng 45 hình thức tra
tấn đối với tù binh kiểu trung cổ đến hiện đại như: đánh bằng chày vồ, roi cá đuối, ép
ván, quay điện, gõ thùng, rút móng chân, móng tay, chiếu đèn điện cực mạnh cho mù
mắt, đổ nước xà bông sôi vào miệng… Tù binh chịu cảnh tra tấn hơn thời Trung cổ.
Hàng loạt các loại cực hình: đóng đinh vào tay, chân, đầu; đốt dây kẽm cháy đỏ đâm
vào da thịt, đục răng, trùm bao bố chế nước sôi hoặc đổ lửa than, ném vào chảo nước
sôi, thiêu sống, chôn sống… Các tù binh cởi trần, trói chân tay vào tường, trụ nhà. Cai
ngục dùng những roi cá đuối sắc nhọn quật mạnh vào người tù, rồi giật gây ra vết đau thấu xương thịt...
Hình 3: Tù nhân tại nhà tù Phú Quốc bị giết hại tàn nhẫn
Ở trại giam Phú Quốc, việc đánh phạt dã man có đủ loại, đủ kiểu, gây chết chóc,
thương tật về thể xác, tinh thần suốt đời, nhưng với bọn cai ngục như thế vẫn chưa đủ,
chúng còn sáng tạo ra những kiểu giam cầm để hành hạ đày đọa tù binh đến tận cùng,
đó là những chuồng cọp, biệt lập, biệt giam cùng với các hình thức tra khảo, đánh đập
man rợ nhất. Trại giam Phú Quốc là một nhà tù kẽm gai khổng lồ dày đặc bao kín các
phòng giam, kẽm gai 12 lớp giăng quanh khu giam, 5 lớp giăng quanh mỗi phân khu,
kẽm gai giăng quanh các phòng giam không cho tù binh qua lại nói chuyện với nhau. 7
Không giống với các nhà tù khác, chuồng cọp ở Phú Quốc cũng là chuồng cọp kẽm gai, 8
chúng giam giữ những tù nhân mà chúng cho là nguy hiểm. Chúng cho làm chuồng
cọp tại tất cả các phân khu trại giam để kỷ luật đối với những người chúng cho là đầu
sỏ chống đối. Tù binh bị nhốt vào chuồng cọp chỉ có thể nằm vì chiều cao chuồng cọp
chỉ 0,5 - 0,8 m, phía dưới là nền cát, có khi trải đá cuội, đá dăm. Bị nhốt vào chuồng
cọp sẽ bị dầm mưa dãi nắng. Nhiều người bị giam trong chuồng cọp dài ngày, nắng
nóng lên cơn sốt mà chết; nhiều người chết cứng trong chuồng cọp vì đêm lạnh...
Hình 4: Nhà giam bằng kẽm gai tại Nhà tù Phú Quốc
1.2. Các cuộc thảm sát tàn bạo của quân đội Mỹ đối với nhân dân miền Nam
1.3.1. Thảm sát Mỹ Lai (Sơn Mỹ)
Ngày 16 tháng 3 năm 1968, tại làng Mỹ Lai, tỉnh Quảng Ngãi, một trong những sự kiện
đen tối nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam đã diễn ra. Vụ thảm sát Mỹ Lai là một
hành động tàn bạo của quân đội Mỹ, khiến khoảng 500 dân thường vô tội thiệt mạng.
Đây là câu chuyện về nỗi kinh hoàng mà người dân làng Mỹ Lai phải chịu đựng dưới
tay quân đội Mỹ. Vào thời điểm đó, Mỹ đang tiến hành chiến dịch quân sự mang tên
"Operation Muscatine" nhằm tiêu diệt lực lượng cộng sản ở miền Nam Việt Nam. Đại
đội Charlie, thuộc Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Bộ binh 20, Sư đoàn Bộ binh 23 (còn gọi là
"Americal Division"), do Trung úy William Calley chỉ huy, được lệnh tấn công vào làng
Mỹ Lai vì nghi ngờ đây là nơi ẩn náu của lính Việt Cộng. Sáng sớm ngày 16 tháng 3,
quân đội Mỹ tiến vào làng Mỹ Lai. Không có bất kỳ sự kháng cự nào từ phía dân làng, 9
nhưng lính Mỹ vẫn hành động một cách tàn nhẫn và không thương tiếc. Họ bắt đầu bắn
giết dân thường một cách vô tội vạ. Những người dân, bao gồm cả phụ nữ, trẻ em và
người già, bị buộc phải tập trung lại thành nhóm và bị bắn chết một cách dã man. Nhiều
người bị giết hại khi đang cố gắng chạy trốn hoặc đang cầu xin sự thương xót.
Hình 6: Nạn nhân trong vụ thảm sát Sơn Mỹ (Nguồn: Ronald L.Haeberle)
Nhìn vào bức ảnh trên, ta có thể thấy rõ sự man rợ và tàn ác của toán quân lính Mỹ,
chúng nhẫn tgiết hại từ người già đến trẻ con, từ đàn ông đến đàn bà trong thôn Mỹ
Lai. Không chỉ dừng lại ở đó, Nhiều phụ nữ bị hãm hiếp trước khi bị giết. Trẻ em bị
bắn chết ngay trước mặt cha mẹ. Những người già yếu bị đánh đập và tra tấn dã man.
Các ngôi nhà, gia súc và mùa màng bị thiêu rụi hoàn toàn. Hình ảnh những thi thể
nằm la liệt trên đường làng, trong những con mương và trên các cánh đồng, trở thành
biểu tượng cho sự tàn bạo và vô nhân tính của cuộc thảm sát này. Một trong những
điểm sáng hiếm hoi trong sự kiện đẫm máu này là hành động dũng cảm của phi công
trực thăng Hugh Thompson Jr. và hai thành viên phi hành đoàn của ông. Khi chứng
kiến cảnh tàn sát từ trên không, Thompson đã hạ cánh trực thăng xuống làng và đối
diện với lính Mỹ, yêu cầu họ ngừng giết chóc. Thompson và đồng đội đã cứu sống
được một số dân thường còn sống sót và đưa họ đến nơi an toàn. Mặc dù vụ thảm sát
xảy ra vào năm 1968, nhưng phải đến cuối năm 1969, sự kiện này mới được phanh
phui ra ánh sáng nhờ những nhà báo điều tra và những người tố giác dũng cảm. Vụ
thảm sát Mỹ Lai đã gây ra làn sóng phẫn nộ trên toàn thế giới và làm dấy lên phong
trào phản đối chiến tranh ở Mỹ. Trung úy William Calley là người duy nhất bị đưa ra
tòa án quân sự và bị kết tội. Ban đầu, Calley bị kết án tù chung thân, nhưng sau đó án 10
phạt đã được giảm xuống chỉ còn 3 năm quản thúc tại gia. Nhiều người cho rằng bản
án này quá nhẹ so với tội ác mà ông đã gây ra. 11 KẾT LUẬN
Cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ tại Việt Nam đã để lại những dấu ấn
đen tối và đau thương trong lịch sử nhân loại. Những tội ác chiến tranh mà Mỹ gây ra
không chỉ vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế mà còn gây ra những hậu quả khôn
lường cho người dân và môi trường Việt Nam. Các hành động tàn bạo như thảm sát
dân thường, sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt, tra tấn tù nhân, hủy diệt cơ sở hạ tầng
dân sự, và gây thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường đã chứng minh rõ ràng sự tàn
nhẫn và phi nhân tính của cuộc chiến tranh này. Những tội ác này không chỉ gây ra cái
chết và đau khổ cho hàng triệu người dân Việt Nam trong thời gian chiến tranh mà
còn để lại di chứng nặng nề kéo dài qua nhiều thế hệ. Các hậu quả như dị tật bẩm sinh,
bệnh tật, và ô nhiễm môi trường đã ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống và sức khỏe của
người dân Việt Nam cho đến ngày nay. Đồng thời, cuộc chiến tranh còn gây ra những
tổn thất to lớn về kinh tế và xã hội, làm chậm quá trình phát triển và tái thiết của đất nước sau chiến tranh.
Với nhóm chúng em đây thực sự là một trải nghiệm vô cùng đáng nhớ vì đây là lần
đầu tiên nhóm em được tham quan Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh. Khi đến đây,
nhóm chúng em càng thêm xúc động vì những người dân Việt Nam ta để có được bình
yên và tự do như ngày hôm nay chính là do sự đánh đổi bởi xương máu của bao anh
hùng dân tộc đã đứng lên chống thực dân đô hộ để trao cho chúng ta những giây phút
bình yên này. Vì thế để có thể hiểu hơn và sự hy sinh vô cùng oanh liệt của ông cha ta,
chúng em vô cùng biết ơn thầy Nguyễn Minh Quang cũng như nhà trường đã tạo điều
kiện để cho nhóm chúng em có một buổi tham quan vô cùng sinh động và ý nghĩa
cũng như có cơ hội được biết thêm nhiều hơn về kiến thức, một trong số đó là tội ác
của đế quốc Mĩ đã gieo lên cho Việt Nam ta cũng như có thêm tư liệu để có thể hoàn
thành bài báo cáo này một cách chỉn chu nhất. Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn. 12 13