-
Thông tin
-
Quiz
Bài thu hoạch thực tế chính trị - xã hội | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Khái quát về cơ sở đến nghiên cứu thực tế chính trị - xã hội. Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và hoạt động của hệ thống chính trị tại địa phương. Tìm hiểu, nghiên cứu về việc thực hiện chuyên môn của cơ sở thực tế chính trị - xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Thực tế Chính trị Xã hội 79 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Bài thu hoạch thực tế chính trị - xã hội | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Khái quát về cơ sở đến nghiên cứu thực tế chính trị - xã hội. Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và hoạt động của hệ thống chính trị tại địa phương. Tìm hiểu, nghiên cứu về việc thực hiện chuyên môn của cơ sở thực tế chính trị - xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Thực tế Chính trị Xã hội 79 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA CHÍNH TRỊ HỌC BÀI THU HOẠCH
HỌC PHẦN THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
Học tên: Phạm Đỗ Thanh Thuỳ Lớp: CT02056_K43_1 Ngành: Quản Lý Công Khóa:43 HÀ NỘI – 02/12 1 NỘI DUNG BÀI THU HOẠCH
Phần I . Khái quát về cơ sở đến nghiên cứu thực tế chính trị - xã hội
1. Khái quát về trụ sở du lịch tỉnh Ninh Bình
2. Lịch sử hình thành Cố Đô Hoa Lư
1.1. Giới thiệu chung
1.2. Khái quát về: Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Lê Phong Đĩnh
1.3. Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng 3. Phố cổ Hoa Lư
4. Vườn quốc gia Cúc Phương
5. Điều kiện tự nhiên xã hội
Phần II. Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và hoạt động của hệ
thống chính trị tại địa phương
Phần III. Tìm hiểu, nghiên cứu về việc thực hiện chuyên môn của cơ sở thực tế
chính trị - xã hội
Phần VI. Kết quả đạt được gắn với chuẩn đầu ra của ngành học. 2 LỜI MỞ ĐẦU
Hãy cùng em trở về Ninh Bình
Tràng An, nơi hoà mình giữ sơn thuỷ tuyệt vời
Hoa Lư thành vẫn in đậm dấu vết năm xưa
Vua Đinh vẫn hiện hữu áo bào vẫn hiển hiện
Chúng ta hãy lên đỉnh Bái Đính, nơi tay chắp cầu nguyện
Tiếng chuông chùa vang lên, điệo khúc bay theo những đám mây trời
Đèo Ba Dội, kỉ niệm ngọt ngào về một tình yêu
Hồn thơ ấm áp trải lòng hoà nhạc vang lên
Ai đã từng đến Phát Diệm, quê ta thân thương
Thăm nhà thờ đá, tiếng thánh ca vang lên như câu chuyện cổ tích
Nắng xanh trải dài đỉnh núi Cánh Diều
Nước non, non nước, biết bao điều ước mong
Thuyền ơi, có còn nhớ hồ Hoàng Long ?
Rừng Cúc Phương thắm, hoa nở rực rỡ
Ninh Bình, như lời mời gọi từ bốn phương. Tuấn Phương -
Đây là những câu thơ giới thiệu hết sức duyên dáng về mảnh đất Ninh Bình.
Chuyến đi thực tế chính trị - xã hội ngày vừa rồi ở nơi đây đã cho chúng em thấy sự
mộc mạc hết sức bình dị, những vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ của mảnh đất Ninh Bình.
Bên cạnh những vẻ đẹp đó chúng em còn được tìm hiểu về tình hình thực tế chính
trị – xã hội và những công tác thông tin, đối ngoại và tuyên truyền về du lịch ở
vùng đất nơi đây, từ chuyến đi chúng em được bổ sung thêm nhiều kinh nghiệm
thực tế và làm bùng lên ngọn lửa trong mỗi sinh viên chúng em 3
Em xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc Học Viện, khoa chính trị học và các
thầy, cô đã đồng hành cùng chúng em trong chuyến đi và tạo điều kiện cho chúng
em có một chuyến đi vô cùng ý nghĩa, bên canh đó là lời cảm ơn sâu sắc tới cô
hướng dẫn viên Định Thị Tâm đã đồng hành cùng chúng em trong chuyến đi tới
những địa điểm du lịch và truyền tải tới chúng em những kiến thức lịch sử, văn háo
đầy màu sắc của vùng đất Ninh Bình. Sau đây là bài báo cáo và kết quả em quan
sát, trai nghiệm thực tế chính trị - xã hội tại một số địa danh của tỉnh Ninh Bình.
CHƯƠNG TRÌNH TOUR : DU NGOẠN NINH BÌNH
Du lịch Ninh Bình – Ninh Bình một tỉnh thuộc miền Bắc nước ta, cách thủ đô Hà
Nội khoảng 90km về phía Nam. Đến với tour du lịch Ninh Bình du khách sẽ được
tham quan nhièu danh lam thắng cảnh đẹp cả về cảnh quan và ý nghĩa lịch sử. Nơi
đây đã trở thành nơi được du khách lựa chon trong kỳ nghỉ dưỡng của mình .
Ngoài ra, khi đi Ninh Bình bạn có thể thưởng thức món ăn đặc sắc, tham gia nhiều
lễ hội thú vị mà chỉ có thể bắt gặp ở nơi đây, hãy cùng simle Travel khám phá tour
du lịch Ninh Bình nhé !
NGÀY 1 ; HÀ NỘI – CỐ ĐÔ HOA LƯ Sáng :
6h30 : Xe đón thầy cô và các bạn sinh viên tại Học Viện Báo Chí và Tuyên Truyền.
Địa chỉ : 36, Đ Xuân Thuỷ, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
9h00 : Buổi sáng ngày đầu tiên các bạn sinh viên và các thầy cô đến làm việc tại Sở
Du Lịch tỉnh Ninh Bình, hướng dẫn viên đón đoàn tại cơ quan.
12h00 : Đoàn ăn trưa tại nhà hàng địa phương với nhiều đặc sản như : thịt dê, cơm
cháy… Ăn xong đoàn về nhận phòng, nghỉ trưa tại khách sạn 4 sao Vissai Chiều : 4
14h00 : Đoàn thăm quan cố đô Hoa Lư, được các anh chị hướng dẫn viên truyền
đạt nhiều kiến thức giúp các bạn sinh viên và thầy cô tìm hiểu về lịch sử các triều
đại phong kiến trị vị Việt Nam trong suốt 41 năm, từ năm 968 đến 1010.
Cố đô Hoa Lư là một trong 4 vùng lõi của khu quần thể di sản thế giới Tràng An,
Ninh Bình. Nơi đây thuộc địa phận của xã Trường Yên , huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh
Bình. Tổng diện tích cố đô lên đến 300 ha với nhiều công trình kiến trúc có giá trị
lịch sử, văn hoá cùng phong cảnh non nước hữu tình. Đây cũng là một trong những
địa điểm du lịch được yêu thích bậc nhất của Ninh Bình nói riêng và Việt Nam nói chung.
17h00 : Đoàn về khách sạn vissai nghỉ ngơi
18h30 : Đoàn ăn tối tại nhà hàng địa phương
Buổi tối đoàn tham quan tự do tại Phố cổ Hoa Lư về đêm 5
NGÀY 2 : VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG
Buổi sáng : Đoàn tập chung ăn buffet tại khách sạn
7h30 : Xuất phát đến vườn quốc gia Cúc Phương Ninh Bình
Cúc Phương là một khu rừng đặc dụng, hay còn gọi là hu bảo tồn thiên nhiên, nằm
trên địa phận của 3 tỉnh : Thanh Hoá, Hoà Bình, Ninh Bình, diện tích rừng Cúc
Phương lên tới 22,408 ha, đây là một trong những khu rừng quốc gia có hệ sinh
thái động thực vật vô cùng phong phú. Bên cạnh đó, tại đây cũng có nhiều loại
động vật quý hiếm giúp cho du khách có thể thoả sức khám phá và trải nghiệm.
Vườn Cúc Phương là một trong những địa điểm siêu hot thu hút nhiều khách du
lịch trong và ngoài nước. Tại đây, đoàn có thể tham quan, khám phá nhiều điều hấp dẫn như sau :
Vườn thực vật Cúc Phương : Hệ sinh thái vườn Cúc Phươgn vô cùng
phong phú và đa dạng. Đây là điểm rừng mưa nhiệt đới nên thời tiết khá mát
mẻ, trở thành nơi sinh sống của nhiều loại động vật quý hiếm…
Khu bảo tồn linh trưởng Cúc Phương : là một trong những khu bảo tồn
thiên nhiên quan trọng nhất ở Việt Nam. Khu vực này là nơi cư trú của nhiều 6
loài linh trưởng quý hiếm như khỉ hổ, khỉ vàng. Khu bảo tồn này cũng là nơi
nghiên cứu khoa học về linh trưởng và bảo tồn môi trường.
12h00 : Quý khách đến nhà hàng ăn trưa, đoàn ăn trưa tại nhà hàng với nhiều món ăn khác nhau
Chiều : Kết thúc chương trình tour đoàn quay trở lại Hà Nội.
Phần 1: GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ CÔNG TRÌNH XÃ HỘI
1. Sở du lịch tỉnh Ninh Bình
Khi tới Ninh Bình chúng em được tập kết tại sở du lịch tỉnh Ninh Bình được
đón tiếp bởi các cán bộ quản lý du lịch tỉnh Ninh Bình. Khi tới trụ sở du lịch
Ninh Bình chúng em được các đồng chí lãnh đạo và các thầy cô, các chú, cô làm
trực tiếp tại sở du lịch Ninh Bình báo cáo cho chúng em nghe về sự phát triển
của tỉnh Ninh Bình về chiến lược phát triển từ nay đến 2030-2045 kỉ niệm 100
năm thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng như 100 năm thành lập Việt Nam 7
dân chủ Cộng Hoà. Ninh Bình cũng hướng phấn đấu trở thành đô thị loại I trực
thuộc trung ương. Phó giám đốc sở du lịch tỉnh Ninh Bình ông Phạm Duy
Phong đã khái quát cho chúng em về địa hình, thiên nhiên nơi đây sự hình thành
của những núi đá vôi, dòng sông, con suối, diện tích. Bên cạnh đó phó giám đốc còn khái quát về :
lịch sử hình thành của tỉnh Ninh Bình : Vùng đất Ninh Bình xưa là kinh
đô của Việt Nam giai đoạn 968 – 1010 với 3 triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý
Về văn hoá : Ninh Bình có rất nhiều dấu ấn, dấu tích cho rằng phật giáo
đã tồn tại nơi đây từ thời xa xưa. Ninh Bình là nơi xuất hành của vu Trần
Nhân Tông, nơi ông xuất gia tu hành
Không chỉ vậy các cán bộ hoạt động trong sở du lịch còn khái quát, giới thiệu cho
chúng em một số địa điểm du lịch nổi tiếng tại tỉnh Ninh Bình như : Tràng An,
Tam Cốc,… khu du lịch Tràng An đóng vai trò rất lớn chiếm 60-70% lượng khách
du lịch của cả tỉnh. Bên cạnh đó còn rất nhiều khía cạnh về tự nhiên khoáng sản 2. Cố đô Hoa Lư khái quát chung : 8
Hình ảnh Cố Đô Hoa Lư 9
Sau khi rời khỏi trung tâm thành phố trên hành trình tới cố đô Hoa Lư chúng
em được thưởng thức sự thơ mộng của cảnh quan dọc 2 bên đường những
phiến đá vôi trập trùng, nhấp nhô trải dài hai bên đường tạo nên sự cổ kính
mà không kém phần sang trọng. Ninh Bình được nổi tiếng với những cảnh
đẹp hữu tình của núi non và sông nước, đi dọc đường tời cố đô chúng ta như
đang lạc vào một bức tranh thiên nhiên sống động với nhiều màu sắc những
phiến đá vôi được đan xen lẫn các thung lũng xanh mướt, thời tiết âm u
những không kém phần lãng mạn của vùng đất nơi đây. Trên đoạn đường tới
cố đô chúng em đi được đi qua điểm du lịch : Tam Cốc – Bích Động và Di
sản Tràng An. Điểm qua đôi nét về Tam Cốc và khu di sản Tràng An. Tam
Cốc là một địa điểm du lịch nổi tiếng nằm ở huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình,
khu vực này chứa nhiều giá tri văn hoá độc đáo Tam Cốc, hay còn được gọi
là ‘Vịnh Hạ Long trên cạn’, được hình thành bởi ba hang động tự nhiên, nơi
đây nổi bật với dãy núi đá vôi sừng sững, xen lẫn những thung lũng xanh
mướt và dòng sông Ngô Đồng êm đềm.
Quần thể Tràng An là một vùng du lịch tổng hợp gồm các di sản văn hoá và
thiên nhiên thế giới do UNESCO công nhận tại tỉnh Ninh Bình. Trước đó, 10
nhiều di tích danh thắng nơi đây đã được Chính Phủ Việt Nam xếp hạng di
tích quốc gia đặc biệt quan trọng. Khu quần thể Tràng An mang trong mình
mang trong mình những khung cảnh thiên nhiên độc đáo từ núi đá, hệ sinh
thái, rừng cây, thảm thực vật, đồng lúa hồ đầm.
“Cồ Việt quốc lương tống khai bảo
Hoa Lư đô thị hán Tràng An”
Tức Đại Cồ Việt sánh ngang với thời khai bảo Nhà Tống, cũng như Kinh Đô
Hoa Lư cũng sánh ngang với Kinh Đô Tràng An của Nhà Hán. Hai câu đối
vẫn còn lưu trong đền thờ Đinh Tiên Hoàng đã khẳng định vị trí đặc biệt của
Hoa Lư ngay từ buổi đầu lập quốc. Với tầm nhìn của một thủ lĩnh quân sự
Đinh Tiên Hoàng đã triệt để lợi dụng được điều kiện tự nhiên xây thành đắp
luỹ, dựng một công trình kiên cố đậm chất quân sự nhưng vẫn đảm bảo là
chung tâm chính trị văn hoá Kinh Đô Hoa Lư được xây dựng gồm 3 vòng
thành với tổng diện tích khoảng 400 ha nơi đặt cung điện được gọi là thành
Hoa Lư, Thành Hoa lư có hai vòng điện sát nhau được gọi là thành nội và thành ngoại
Cố Đô Hoa Lư nằm ở xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh BÌnh. Năm
968 khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, Kinh đô Hoa Lư được chọn là kinh đô đầu
tiên của nhà nước phong kiến tập quyền và sau này cũng là kinh đô của hai
triều đại phong kiến lớn của nước Việt là nhà Tiền Lê và nhà Lý. Sau sự kiện
vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, nơi đây được gọi với một cái tên
khác là Cố Đô Hoa Lư, đóng vai trò là căn cứ quân sự quan trọng của quân
và dân Đại Việt dưới triều Lý – Trần – Lê – Mạc – Tây Sơn. Cố Đô Hoa Lư
ngày nay không còn nguyên vẹn mà thờ Vua Đinh, vua Lê uy nghiêm chỉ
được xây dựng theo mô phỏng của kinh đô Hoa Lư xưa. Dù kiến trúc trong
quần thể Cố Đô Hoa Lư đều magn một nét rất riêng biệt, nhưng lại chứa
đựng chung những dấu tích của thời gian. Tất cả làm nên một vẻ đẹp cổ kính,
hào hùng của dân tộc. Khi tới Cố Đô Hoa Lư chúng em được tham quan đền 11
thờ vua Đinh Tiên Hoàng, đền thờ vua Lê Đại Hành đây là một trong những
di tích lịch sử văn hoá nổi bật của Việt Nam, thờ hai vị vua có công lớn trong
việc xây dựng và bảo vệ đất nước trong thời kì đầu của lịch sử phong kiến Việt Nam.
2.1 : Đền Vua Đinh Tiên Hoàng, đền vua Lê Đại Hành
2.1.1 : Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng
Đền thờ Đinh Tiên Hoàng a. Cấu trúc 12
Kiến trúc của ngồi đền được xây dựng vào thế kỉ XVII có niên đại hơn 400
năm, xây dựng mô phỏng theo cung điện, bên ngoài đây được gọi là Ngọ
Môn Quan được khắc 4 chữ Hán là Bắc – Môn – Toà – Thượng (Tức là đề
phòng giặc Bắc hay phía Bắc giặc lúc nào cũng lăm le xâm lược nước ta) vào
sâu bên trong kiến trúc được xây dựng mô phỏng cung điện được gọi là nghi
môn nội và nghi môn ngoại hay còn gọi là cửa nghi lễ bên ngoài và cửa nghi
lễ bên trong. Tại đền thờ Vua Đinh có 2 sập long sàng (trong Hán tự long
sang còn được gọi là giường rồng những không phải là nơi vua ra nằm mà
đây là sập thờ) có niên đại hơn 400 năm.
Cặp long sang tai đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng 13
Kiến trúc nghi môn ngoại (nghi lễ bên ngoài) cửa nghi lễ nơi đây được làm
ngưỡng cửa cao đây là kiến trúc cổ truyền Việt Nam khi bước vào chúng ta
đều co gối và khom lưng cúi đầu để tỏ lòng tôn kính đối với người bên trong.
Đường đi vào được lát hình chữ “vương” được gọi là đường thần đạo hay
đường chính đạo, trước kia dành riêng cho kiệu của vua xa giá. Tiếp sâu bên
trong được gọi là nghi môn nội (nghi lễ bên trong). Đi hết chính đạo, qua hai
trụ cột lớn là đến sân rồng. Giữa sân rồng có một long sàng bằng đá chung
quanh chạm nổi. Hai bên sập rồng có hai con nghê đá chầu, được tạc trên hai
tảng đá xanh nguyên khối. Tiến dần vào trong, ở giữa có long sàng bằng đá.
Cạnh hông của sập đá tạc đầu rồng. Bề mặt của sập rồng được tạc nổi hình
con rồng với dáng vẻ khỏe mạnh và uy dũng. Hai bên long sàng là tượng hai
con nghê chầu bằng đá xanh thuộc thế kỷ 17. Long sàng tượng trưng cho bệ
rồng nên được điêu khắc với họa tiết rất đẹp. Hai tay vịn của long sàng là hai
con rồng đang uốn mình trên tầng mây cao. Dáng rồng rất thanh cao với đầu
ngẩng cao để bờm bay phất phới, râu dài thả rủ về phía trước. Xung quanh
long sàng có cắm cờ tượng trưng cho các đạo quân, có nghê chầu, có ngựa
trắng... Long sàng trước Nghi môn ngoại và trước Bái đường Đền thờ Vua
Đinh Tiên Hoàng đã được thủ tướng chính phủ công nhận là Bảo vật quốc
gia Việt Nam. Tiến vào là ngưỡng cửa đá được chạm khắc tứ quý: Long – Ly
– Quy – Phụng. Long được thể hiện cho nhà vua , Ly thể hiện cho thái bình
bị trị, Quy thể hiện cho sự trường tồn , Phụng thể hiện cho sắc đẹp của hoàng
hậu. Vào bên trong chính điện, đền thờ vua Đinh được xây dựng vào thế kỉ
XVII mô phỏng cung điện kiến trúc theo kiểu chữ Hán nội công ngoại quốc.
Ngồi đền có 3 cung bên ngoài hay còn gọi là bái đường, trong cùng là chính
cung thờ vua Đinh và các con của ông gồm: 3 hoàng tử và 2 công chúa.
Những bức tượng tại đây đều được làm từ thế kỉ XVII, tượng của vua đội mũ
bình thiên (bình thiên là ngang với trời chỉ có vua được đội) mặc áo long bào
được, áo thuê rồng mang quyền lực của một vị vua. 14 b. Vua Đinh Tiên Hoàng Vua Đinh Tiên Hoàng
Vua Đinh sinh năm 924 Đinh Tiên Hoàng Ông là người có công đánh dẹp
, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên của loạn 12 sứ quân
Việt Nam sau thời Bắc thuộc. vốn họ Đinh tên Bộ Thân phụ vua là Công
Trứ, nha tướng của Dương Đình Nghệ, cai trị Hoan Châu, mẹ là họ Đàm,
nằm mộng thấy có một người lớn tay cầm cái ấn vua đến xin làm con, bèn có
mang mà sinh ra vua, được ít lâu thì thân phụ dắt vào ở trong động, chơi với
trẻ chăn trâu, lũ trẻ tôn làm đàn anh. Mỗi khi chơi đùa, giao tay nhau cho vua
ngồi lên, khiêng đi làm xe, lấy bông lao làm cờ, dàn ra hai bên, rước đi làm
như nghị vệ nhà vua. Trong nhà nuôi được con lợn, thừa lúc mẹ đi vắng, vua
mổ lợn khao bọn trẻ rồi di cư đến Đào Úc Sách. Bà mẹ sợ, mang chuyện ấy
nói với chú Đinh Dự, Dự cầm dao đi tìm, đuổi đến bờ sông, vua chạy sa vào
bùn lầy, thấy có con rồng vàng, đỡ hai bên vua sang qua sông. Ông chú sợ bỏ
về, vua bèn theo bọn ngư hộ làm nghề đánh cá, bắt được ngọc huê lớn để vào
đáy giỏ. Đến đêm vào chùa ngủ trọ, nhà sư thấy trong cái giỏ có tia sáng 15
tròn, hỏi cớ sao, và nói rằng: "Anh này ngày sau cao quý không thể nói
được". Sau đến nương nhờ Trần Minh Công, làm chỉ huy của quân Trần
đánh đâu được đấy, gọi là Vạn Thắng Vương. Quần thần dâng tôn hiệu là
Đại Thắng Minh Hoàng đế
Dẹp loạn 12 sứ quân: Khi vua Đinh trưởng thành gặp thời loạn lạc, là thời
điểm nước ta vua Ngô Quyền mất năm 944 xảy ra cuộc nội chiến ở trong
nước đó là loạn 12 sứ quân. Loạn 12 sứ quân xảy ra là mỗi sứ quân một cát
cứ một hung trược yêu cầu của lịch sử thời bấy giờ là phải thống nhất được
đất nước, và người làm nên được yêu cầu của lịch sử đó chính là Đinh Bộ
Lĩnh. Ông đã đứng lên tập hợp lực lượng tại động Hoa Lư nay thuộc xã Gia
Hưng huyện Gia Viễn, ông đã liên kết sứ quân hung mạnh tại cửa Bố Hà
Khẩu tỉnh Thái Bình. Vua Đinh vừa đánh vừa rụ hang cho tới năm 968 ông
đã dẹp loạn 12 sứ quân lên ngôi thiên tử. Ông đã đưa giang sơn về một mối
mở ra nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên tại nước ta, ông đã
khẳng định nền độc lập của nước ta, lấy tên nước là Đại Cồ Việt. Việc đặt
tên nước là Đại Cồ Việt để sánh ngang với Đại Tống, Đại Đường của Trung
Quốc lấy niên hiệu riêng là Thái Bình sánh ngang với niên hiệu khai bảo của
nhà Tống. Vua Đinh xưng đế để sánh ngang với hoàng đế Trung Quốc.
Sự nghiệp thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh là một sự nghiệp cao cả,
thời gian vua Đinh giữ ngôi là 11 năm từ năm 968 tới 979 ông bang hà năm 56 tuổi.
Điểm qua một số dẹp loạn sứ quân: Mở đầu sự nghiệp dẹp loạn, Đinh Bộ
Lĩnh đã đánh bại lực lượng do Lữ Xử Bình và Kiều Công Hãn ở triều
đình Cổ Loa, là những quyền thần nhà Ngô trực tiếp tranh giành ngôi vua.
Sứ quân Đỗ Cảnh Thạc là một sứ quân mạnh, có thành cao hào sâu. Ban
đêm, Đinh Bộ Lĩnh cho quân bao vây 4 mặt thành và tiến đánh bất ngờ vào
Trại Quyền. Bấy giờ Đỗ Cảnh Thạc đang ở đồn Bảo Đà, quân tướng không
ứng cứu được nhau, bị mất cả thành luỹ, đồn trại, lương thực bèn bỏ thành 16
chạy. Hai bên giao tranh hơn một năm sau, Đinh Bộ Lĩnh hạ được thành. Đỗ
Cảnh Thạc bị trúng tên chết. Sứ quân Kiều Công Hãn đóng tại Phong Châu,
chiếm 3 châu Thái Châu, Hào Châu và Phong Châu xưng là Kiều Tam Chế.
Trước thế mạnh của sứ quân Đinh Bộ Lĩnh, Kiều Công Hãn thua chạy đem
quân xuống phía nam với ý định hợp sức với Ngô Xương Xí. Khi đến thôn
Vạn Diệp (Xã Nam Phong, Nam Trực, Nam Định) bị một hào trưởng địa
phương là Nguyễn Tấn đem quân chặn đánh, Kiều Công Hãn bị thương chạy đến Lũng Kiều thì mất
2.1.2. Đền thờ vua Lê Đại Hành
Đền vua Lê Đại Hành là một di tích lịch sử văn hoá thuộc khu di tích quốc
gia đặng biệt Cố Đô Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. Đền thờ Vua Lê Đại Hành, thái
hậu Dương Vân Nga, Lê Long Đĩnh, ngoài ra còn có bài vị thờ công chúa Lê
Thị Phất Ngân và tướng Phạm Cự Lượng. Đền nằm cách đền vua Đinh Tiên
Hoàng 300m, thuộc thành Đông kinh đô Hoa Lư xưa, nay là làng cổ Yên
Thành, xã Trường Yên, Ninh Bình. Đền vua Lê quy mô nhỏ hơn đền vua
Đinh nên không gian trong đền khá gần gũi và huyền ảo
Đền vua Lê Đại Hành 17 a. Kiến trúc
Đền được xây theo kiểu nội công ngoại quốc nhưng có quy mô nhỏ hơn đền Vua
Đinh. Trước mặt đền là khu quảng trường trung tâm cố đô Hoa Lư và núi Đèn nằm
bên sông Sào Khê, sau đền là hào nước bảo vệ cố đô chạy dưới chân núi Đìa.Qua
Nghi môn ngoại (cửa ngoài) theo đường chính đạo lát gạch, phía bên trái là một
hòn non bộ lớn, cao 3m tượng hình chim phượng múa, mỏ quay vào đền, hai cánh
như đang bay. Bên tay phải là nhà Tiền bái, ở mặt tiền có hòn non bộ "Hổ phục"
gồm gốc cây duối thân to có 9 núi, tuổi thọ trên 300 năm. Bên trái nhà Tiền bái có
hòn non bộ có dáng "voi quỳ" được khắc hai chữ Hán "Bất di". Theo đường chính
đạo bên phải còn có hồ nước rộng. Qua Nghi môn nội (cửa trong) cũng 3 gian,
theo chính đạo kiến trúc đăng đối là hai vườn hoa, tiếp đó là hai dãy nhà vọng. Ở
giữa vườn hoa bên phải có hai non bộ "Phượng ấp", bên trái là hòn non bộ "Long
Mã". Ở sân rồng gần gian giữa của Bái đường có long sàng bằng đá.
Đền có 3 toà: toà ngoài là Bái đường, toà giữa là Thiêu hương thờ Phạm Cự Lượng,
người có công với vua Lê Đại Hành. Gian giữa chính cung thờ Lê Hoàn ngồi
hướng về phía trước, bên phải là Lê Long Đĩnh quay về hướng bắc, bên trái là
hoàng Hậu Dương Vân Nga quay hướng nam về phí đền vua Đinh Nét độc đáo ở
đền thờ vua Lê Đại Hành là nghệ thuật chạm gỗ thế kỷ 17 đã đạt đến trình độ điêu luyện, tinh xảo. Vua Lê Đại Hành 18 Vua Lê Đại Hành
Vua Lê Đại Hành tên thật là Lê Hoàn, sinh năm 941, quê tại huyện Thọ Xuân tỉnh
Thanh Hoá. Cha mẹ mất sớm Lê Hoàn đã được một viên quan họ Lê nhận làm con
nuôi. Trong trận chiến dẹp tan 12 sứ quân trở về kinh đô Hoa Lư thì Lê Hoàn đã có
công lao lớn, được vua Đinh Tiên Hoàng phong cho chức Thập đạo tướng quân.
Kết thúc năm 979 sau khi đức vua Đinh Tiên Hoàng bang hà, Lê Hoàn lên ngôi
thay nhà Đinh trị vì đất nước. Ngay sau khi lên ngôi, Lê Hoàn đã lấy niên hiệu là
Thiên Phúc. Vua Lê Đại Hành là người đầu tiên mở mang bờ cõi nước ta về phía
nam, từ tỉnh Hà Tĩnh đến Quảng Bình ngày nay. Để ca ngợi công lao to lớn của vua
Lê Đại Hành, sử thần có viết: “ Vua đánh đâu được đấy, đánh tan quan Chiêm
Thành để rửa nỗi nhục… bắt sứ thần, dẹp tan quân Tống để bẻ tan âm mưu quyết
tháng của tôi bọn họ. có thể gọi đây là bậc anh hung nhất đời vậy.” Vua Lê Đại
Hành băng hà vào năm 1005, và sau khi đức vua băng hà, người con trai thứ 3 là Lê
Long Việt thay vua cha trị vì đất nước. Nhưng Lê Long Việt chỉ ở ngôi được 3
ngày vì bị người em trai của mình là Lê Long Đĩnh ám sát để cướp ngôi. Sau khi
Lê Long Đĩnh lên ngôi, ngài ở ngôi 4 năm, hưởng thọ 24 tuổi. Sau khi Lê Long
Đĩnh băng hà, triều thần nhà Lê không còn suy tôn bất kì ai trong dòng tộc hộ Lê 19
lên ngôi nữa mà đã suy tôn một người ngoài dòng tộc là Lý Công Uẩn – một vị tướng tài của nhà Lê. 3. Phố Cổ Hoa Lư
Ninh Bình, nơi thiên nhiên không chỉ ban tặng cảnh quan hùng vĩ, thơ mộng. Nơi
đây còn tọa lạc một nét đẹp lịch sử được tái hiện chân thực văn hóa và truyền thống
của nước Đại Việt vào những năm thế kỉ X. Nét đẹp ấy mang tên gọi của một địa
danh nổi tiếng là phố cổ Hoa Lư. Phố cổ Hoa Lư tọa lạc tại khu vực núi Kỳ Lân,
phường Tân Thành, thành phố Ninh Bình . Được khánh thành và đưa vào hoạt
động vào đầu năm 2022, phố cổ Hoa Lư nhanh chóng trở thành điểm đến thu hút
đông đảo du khách bởi vẻ đẹp độc đáo, tái hiện một phần nào đó không gian văn
hóa, lịch sử của kinh đô Hoa Lư vang danh một thời. Nơi đây được ví như một bức
tranh sống động về cuộc sống của người dân Đại Cồ Việt dưới thời trị vì của hai
triều đại Đinh - Lê (968 - 1010). Phố cổ Hoa Lư tọa lạc tại khu vực Núi Kỳ Lân,
chính thức đi vào hoạt động đầu năm 2022. Lấy cảm hứng từ văn hóa Đại Việt thời
thế kỷ thứ 10, phố cổ này tái hiện sinh động nét đẹp về kiến trúc, đời sống văn hóa
xã hội, cùng các phong tục tập quán đặc sắc của người Việt qua nhiều thế hệ. Phố
cổ Hoa Lư Ninh Bình được chia thành hai khu chính: Khu trưng bày sản phẩm và
khu ẩm thực, mỗi khu vực đều phản ánh những giá trị văn hóa và lịch sử, vừa về
mặt vật chất lẫn tinh thần.
Điểm nhấn khi tới phố cổ Hoa Lư chính là tòa tháp Tứ Ân tọa lạc giữa lòng hồ Kỳ
Lân, phát sáng lung linh thu hút mọi ánh nhìn mỗi khi bước qua. Tháp Tứ Ân là
một công trình kiến trúc độc đáo, đặc sắc và mang đậm nét Phật giáo Việt
Nam. Khi đi bộ vào sâu bên trong, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng Bảo Tháp Kỳ
Lân Tự (Chùa Bạc) tọa lạc dưới chân núi Kỳ Lân, cao 27m với 3 tầng mái đao cong
vút uy nghi. Không gian linh thiêng tôn thờ Đức Phật, Chùa Bạc được chế tác và
xây dụng hoàn toàn bằng đá Granite đỏ với lối kiến trúc mang đậm nét văn hóa chùa chiền cổ Việt Nam. 20