Bài thu hoạch tthcm - bài thu hoạch đi bảo tàng - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen

Bài thu hoạch tthcm - bài thu hoạch đi bảo tàng - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả

Trường:

Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu

Thông tin:
6 trang 1 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài thu hoạch tthcm - bài thu hoạch đi bảo tàng - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen

Bài thu hoạch tthcm - bài thu hoạch đi bảo tàng - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả

28 14 lượt tải Tải xuống
LÊ THẢO NGUYÊN
22110599
Lớp thứ 5 ca 3_ 1671_2331
BÀI TẬP TUẦN SINH HOẠT CÔNG DÂN
Đề bài: Anh chị học được gì từ tấm gương đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh
Giảng viên: Huỳnh Thị Bích Vân
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh
một công nhân nước Việt, người con mang dòng máu Lạc Hồng, không ai không
biết tới sự hi sinh to lớn của bác Hồ. Công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh với dân tộc ta
như non cao, biển rộng. Người gắn hiếnng trọn đời mình cho sự nghiệp cách
mạng của Đảng tadân tộc ta; hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân
cho đến hơi thở cuối cùng. Hồ Chí Minh, tưởng, đạo đức, phong cách thống nhất
biện chứng, làm thành diện mạo nhân cách văn hoá, nhất văn hoá lãnh đạo. Chủ tịch
Hồ Chí Minh đại, anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại.
Cuộc đời sự nghiệp của Người niềm tự hào của dân tộc ta, Nhân dân ta. Người đã
để lại một di sản vô cùng quý giá và bất diệt cho toàn Đảng, toàn dân ta, đó là hệ thống tư
tưởng và tấm gương đạo đức của mình. Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh đã, đang và mãi là chủ trương lớn trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.
Bởi vì, tưởng đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh luônbộ phận quan trọng của nền
tảng tinh thần xã hội, là động lực, nguồn sức mạnh để nhân dân ta phát huy nội lực, vượt
qua thách thức, khó khăn để tiến lên. Đặc biệt, học tập làm theo tấm gương đạo đức
của Bác. Vấn đề đặt ra đây chúng ta học những trong khong tưởng, tấm
gương đạo đức vô cùng vĩ đại của Người. Theo em, mỗi công dân nước Việt nên học tập,
noi theo những điều này ở Bác.
Thứ nhất, lòng yêu nước thương dân.
Yêu nước thươngn tưởng phẩm chất đạo đức tiêu biểu của Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Từ khi còn học sinh tiểu học, mỗi người đều đã thuộc lòng 5 điều Bác Hồ dạy,
và điều đầu tiên là” Yêu tổ quốc, yêu đồng bào”. Yêu Tổ quốc luôn là điều tiên quyết, là
tiền đề cho mọi sự phát triển đất nước, mỗi công dân cần phải nêu cao tinh thần yêu nước
vì đó là lương tâm và trách nhiệm của mỗi người Việt Nam chân chính, đoàn kết, giúp đỡ
lẫn nhau. Phải giữ gìn sự đoàn kết dân tộc, kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng
trước mọi mưu đồ của các thế lực bên ngoài hòng chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chia
rẽ Đảng với nhân dân, mọi biểu hiện của cá nhân hay tổ chức trái với tinh thần yêu nước
chân chính. Phải có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, quyết tâm phấn đấu vì sự
bình yên của đất nước Việt Nam văn minh, giàu đẹp.
Thứ hai, học tập tấm gương mẫu mực về "cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư".
Sinh thời, là Chủ tịch nước - người đứng đầu một quốc gia được hưởng những đặc quyền
dành cho nguyên thủ, nhưng những bữa ăn hàng ngày của Bác vẫn thật thanh đạm chỉ rau
dưa, muối… Khi trở về Thủ đô, Bác không trong dinh thự sang trọng dành cho
nguyên thủ quốc gia trong ngôi nhà dành cho người thợ điện. Đồ dùng cho sinh
hoạt hàng ngày của Bác cũng thật giản dị: áo kaki đã bạc màu, đôip làm từ lốp cao
su… Người lý giải cho việc làm của mình bằng một lý do hết sức thuyết phục đó là trong
điều kiện đất nước còn đang hết sức khó khăn, nghèo khổ thì Người không thể một mình
hưởng thụ.
Làm theo “cần” là chăm chỉ dẻo dai, bền bỉ cả năm, cả đời, làm việc có năng suất, có hiệu
quả trong công việc được giao. Phải biết nuôi dưỡng tinh thầnnguồn lực để làm việc
lâu dài; phải tích cực, sáng tạo trong công việc, đặc biệt trong thời đại khoa học công
nghệ đang phát triển như vũ bảo, kinh tế tri thức đang ngày càng chiếm ưu thế, có cần thì
việc khó khăn mấy cũng làm được. Trong giai đoạn hiện nay cần yếu tố không
thể thiếu được đối với mọi người. Đồng thời đi đôi với cần, phải kiên quyết đấu tranh
chống lại tư tưởng lười biếng, thụ động, trông chờ, ỉ lại trong bản thân mình trong xã hội
hiện nay.
Học tập làm theo “kiệm” mọi người không nên xa xỉ, lãng phí, phô trương hình
thức, biết tiết kiệm thời gian, tiền bạc, sức lao động củanhân, tổ chức, của nhân dân;
tiết kiệm từ cái nhỏ nhất tới những cái lớn lao; tiết kiệm điện, nước, văn phòng phẩm, tiết
kiệm thời gian học tập, nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn, mỗi giây, mỗi phút đối
với những người cán bộ, công chức càng quý báu hơn bội phần, phong cách làm việc
phải khoa học, đúng giờ, tôn trọng mọi người: không gây sự sách nhiễu, lãng phí thời
gian người khác, sống đúng với hoàn cảnh của mình, tấm gương của Bác luôn nhắc nhở
chúng ta về điều đó.
Tuy nhiên, không hiểu chữ “kiệm” theo nghĩa “thắt lưng buộc bụng”, tại thời điểm ta
đang sống, phải biết phân biệt giữa tiết kiệm và bủn xỉn; biết chống lại các biểu hiện phô
trương hình thức, sống đua đòi gây lãng phí.
Học tập làm theo về “liêm” mọi người phải luôn giữ cho mình được trong sạch
không xâm phạm tài sản của người khác, những thứ không phải của mình, không tham
địa vị, không tham tiền tài, không tham danh tiếng, không tham ô, lãng phí, vun vén cho
lợi ích cá nhân. Mỗi người khi làm bất cứ việc gì đều phải đặt chữ liêm khiết, trong sạch
lên hàng đầu, nhất là những người có chức vị, quyền hạn mà thiếu đức liêm, thì rất dễ sa
vào chủ nghĩa cá nhân, tham ô, hối lộ, tư lợi, bất minh, thiếu tuân thủ luật pháp.
Học tập và làm theo Bác về “chính” là bản thân phải thẳng thắn trung thực, không tự cao,
tự đại, không nịnh trên, khinh dưới, không dối trá lừa lọc; luôn giữ thái độ chân thành,
khiêm tốn đoàn kết, luôn cầu tiến bộ; việc được phân công thì phải làm cho tốt, làm đến
nơi, đến chốn; không sợ khó nhọc nguy hiểm. Việc thiện dù nhỏ mấy cũng làm, việc ác
thì nhỏ mấy cũng tránh: phải làm tốt tự phê bình phê bình để phát huy ưu điểm,
khắc phục khuyết điểm, thường xuyên chống lại mọi biểu hiện bất chính, mỗi ngày c
làm được một việc có lợi cho cơ quan, đơn vị, cho Tổ quốc, cho nhân dân.
Học tập làm theo Người về “chí công tư” bản thân luôn mẫu mực, công bằng,
công tâm, không có lòng riêng, thiên tư, thiên vị, đem lòng chí công vô tư với mọi người,
với việc. Muốn chí công phải chiến thắng được chủ nghĩa nhân, không lòng
riêng chà đạp lên pháp luật, người cán bộ nếu thiếu đi “chí công tư” thì dễ sa
vào chủ nghĩa nhân, cụ bộ, phái, gian xảo, quan lưu, mặt “lạnh”, tham danh, trục
lợi; thích địa vị, quyền hành; tự cao, tự đại, coi thường tập thể; chuyên quyền, độc
đoán…
Thứ ba, học ý chí và nghị lực tinh thần to lớn trong công việc.
Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh một chuỗi những năm tháng hoạt động cực kỳ khó
khăn, gian khổ, thậm chí có những lúc cận kề giữa sự sống và cái chết, nhưng Người vẫn
luôn kiên trì, bình tĩnh, chủ động vượt qua mọi thử thách để đạt được mục tiêu đề ra
đem lại độc lập cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân. Bản thân mỗi người trước hết cần
vượt qua chính mình, vượt qua những cám dỗ đời thường để hoàn thành tốt công việc của
mình. Làm bất cứ việc gì cùng cần phải để cái tâm của mình vô trong đó, cố gắng hết sức
để hoàn thành công việc tốt nhất thể. Bài trừ các hành động làm qua loa, làm cho
khi được giao cho nhiệm vụ gì.
Chủ tịch Hồ CMinh trở thành nhân bằng con đường tự học, tự nghiên cứu. Người
dạy chúng ta luôn một tinh thần vững chắc, một bộ óc sáng suốt, một thể khỏe
mạnh để chiến đấu, học tập và lao động. Không có cái gì dễ mà cũng không có cái gì khó.
Nghĩa là có dễ đi nữa thì cũng phải phấn đấu mới thành công, còn khó đến mấy mà quyết
tâm phấn đấu, phấn đấu phương pháp, có kế hoạch thì cũng thắng lợi. Đâybài học
tinh thần, bài học nghị lực mà Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy thế hệ trẻ phải có niềm tin và sự
phấn đấu nỗ lực của chính bản thân chúng ta.
| 1/6

Preview text:

LÊ THẢO NGUYÊN 22110599 Lớp thứ 5 ca 3_ 1671_2331
BÀI TẬP TUẦN SINH HOẠT CÔNG DÂN
Đề bài: Anh chị học được gì từ tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Giảng viên: Huỳnh Thị Bích Vân
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Là một công nhân nước Việt, người con mang dòng máu Lạc Hồng, không ai là không
biết tới sự hi sinh to lớn của bác Hồ. Công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh với dân tộc ta
như non cao, biển rộng. Người gắn bó và hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách
mạng của Đảng ta và dân tộc ta; hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân
cho đến hơi thở cuối cùng. Ở Hồ Chí Minh, tư tưởng, đạo đức, phong cách thống nhất
biện chứng, làm thành diện mạo nhân cách văn hoá, nhất là văn hoá lãnh đạo. Chủ tịch
Hồ Chí Minh vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại.
Cuộc đời và sự nghiệp của Người là niềm tự hào của dân tộc ta, Nhân dân ta. Người đã
để lại một di sản vô cùng quý giá và bất diệt cho toàn Đảng, toàn dân ta, đó là hệ thống tư
tưởng và tấm gương đạo đức của mình. Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh đã, đang và mãi là chủ trương lớn trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.
Bởi vì, tư tưởng đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là bộ phận quan trọng của nền
tảng tinh thần xã hội, là động lực, nguồn sức mạnh để nhân dân ta phát huy nội lực, vượt
qua thách thức, khó khăn để tiến lên. Đặc biệt, học tập và làm theo tấm gương đạo đức
của Bác. Vấn đề đặt ra ở đây là chúng ta học những gì trong kho tàng tư tưởng, và tấm
gương đạo đức vô cùng vĩ đại của Người. Theo em, mỗi công dân nước Việt nên học tập,
noi theo những điều này ở Bác.
Thứ nhất, lòng yêu nước thương dân.
Yêu nước thương dân là tư tưởng và phẩm chất đạo đức tiêu biểu của Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Từ khi còn là học sinh tiểu học, mỗi người đều đã thuộc lòng 5 điều Bác Hồ dạy,
và điều đầu tiên là” Yêu tổ quốc, yêu đồng bào”. Yêu Tổ quốc luôn là điều tiên quyết, là
tiền đề cho mọi sự phát triển đất nước, mỗi công dân cần phải nêu cao tinh thần yêu nước
vì đó là lương tâm và trách nhiệm của mỗi người Việt Nam chân chính, đoàn kết, giúp đỡ
lẫn nhau. Phải giữ gìn sự đoàn kết dân tộc, kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng
trước mọi mưu đồ của các thế lực bên ngoài hòng chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chia
rẽ Đảng với nhân dân, mọi biểu hiện của cá nhân hay tổ chức trái với tinh thần yêu nước
chân chính. Phải có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, quyết tâm phấn đấu vì sự
bình yên của đất nước Việt Nam văn minh, giàu đẹp.
Thứ hai, học tập tấm gương mẫu mực về "cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư".
Sinh thời, là Chủ tịch nước - người đứng đầu một quốc gia được hưởng những đặc quyền
dành cho nguyên thủ, nhưng những bữa ăn hàng ngày của Bác vẫn thật thanh đạm chỉ rau
dưa, cà muối… Khi trở về Thủ đô, Bác không ở trong dinh thự sang trọng dành cho
nguyên thủ quốc gia mà ở trong ngôi nhà dành cho người thợ điện. Đồ dùng cho sinh
hoạt hàng ngày của Bác cũng thật giản dị: áo kaki đã bạc màu, đôi dép làm từ lốp cao
su… Người lý giải cho việc làm của mình bằng một lý do hết sức thuyết phục đó là trong
điều kiện đất nước còn đang hết sức khó khăn, nghèo khổ thì Người không thể một mình hưởng thụ.
Làm theo “cần” là chăm chỉ dẻo dai, bền bỉ cả năm, cả đời, làm việc có năng suất, có hiệu
quả trong công việc được giao. Phải biết nuôi dưỡng tinh thần và nguồn lực để làm việc
lâu dài; phải tích cực, sáng tạo trong công việc, đặc biệt là trong thời đại khoa học công
nghệ đang phát triển như vũ bảo, kinh tế tri thức đang ngày càng chiếm ưu thế, có cần thì
việc gì dù khó khăn mấy cũng làm được. Trong giai đoạn hiện nay cần là yếu tố không
thể thiếu được đối với mọi người. Đồng thời đi đôi với cần, phải kiên quyết đấu tranh
chống lại tư tưởng lười biếng, thụ động, trông chờ, ỉ lại trong bản thân mình trong xã hội hiện nay.
Học tập và làm theo “kiệm” là mọi người không nên xa xỉ, lãng phí, phô trương hình
thức, biết tiết kiệm thời gian, tiền bạc, sức lao động của cá nhân, tổ chức, của nhân dân;
tiết kiệm từ cái nhỏ nhất tới những cái lớn lao; tiết kiệm điện, nước, văn phòng phẩm, tiết
kiệm thời gian học tập, nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn, mỗi giây, mỗi phút đối
với những người cán bộ, công chức càng quý báu hơn bội phần, phong cách làm việc
phải khoa học, đúng giờ, tôn trọng mọi người: không gây sự sách nhiễu, lãng phí thời
gian người khác, sống đúng với hoàn cảnh của mình, tấm gương của Bác luôn nhắc nhở chúng ta về điều đó.
Tuy nhiên, không hiểu chữ “kiệm” theo nghĩa “thắt lưng buộc bụng”, tại thời điểm ta
đang sống, phải biết phân biệt giữa tiết kiệm và bủn xỉn; biết chống lại các biểu hiện phô
trương hình thức, sống đua đòi gây lãng phí.
Học tập và làm theo về “liêm” là mọi người phải luôn giữ cho mình được trong sạch
không xâm phạm tài sản của người khác, những thứ không phải của mình, không tham
địa vị, không tham tiền tài, không tham danh tiếng, không tham ô, lãng phí, vun vén cho
lợi ích cá nhân. Mỗi người khi làm bất cứ việc gì đều phải đặt chữ liêm khiết, trong sạch
lên hàng đầu, nhất là những người có chức vị, quyền hạn mà thiếu đức liêm, thì rất dễ sa
vào chủ nghĩa cá nhân, tham ô, hối lộ, tư lợi, bất minh, thiếu tuân thủ luật pháp.
Học tập và làm theo Bác về “chính” là bản thân phải thẳng thắn trung thực, không tự cao,
tự đại, không nịnh trên, khinh dưới, không dối trá lừa lọc; luôn giữ thái độ chân thành,
khiêm tốn đoàn kết, luôn cầu tiến bộ; việc được phân công thì phải làm cho tốt, làm đến
nơi, đến chốn; không sợ khó nhọc nguy hiểm. Việc thiện dù nhỏ mấy cũng làm, việc ác
thì dù nhỏ mấy cũng tránh: phải làm tốt tự phê bình và phê bình để phát huy ưu điểm,
khắc phục khuyết điểm, thường xuyên chống lại mọi biểu hiện bất chính, mỗi ngày cố
làm được một việc có lợi cho cơ quan, đơn vị, cho Tổ quốc, cho nhân dân.
Học tập và làm theo Người về “chí công vô tư” là bản thân luôn mẫu mực, công bằng,
công tâm, không có lòng riêng, thiên tư, thiên vị, đem lòng chí công vô tư với mọi người,
với việc. Muốn chí công vô tư phải chiến thắng được chủ nghĩa cá nhân, không vì lòng
riêng mà chà đạp lên pháp luật, là người cán bộ nếu thiếu đi “chí công vô tư” thì dễ sa
vào chủ nghĩa cá nhân, cụ bộ, bè phái, gian xảo, quan lưu, mặt “lạnh”, tham danh, trục
lợi; thích địa vị, quyền hành; tự cao, tự đại, coi thường tập thể; chuyên quyền, độc đoán…
Thứ ba, học ý chí và nghị lực tinh thần to lớn trong công việc.
Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là một chuỗi những năm tháng hoạt động cực kỳ khó
khăn, gian khổ, thậm chí có những lúc cận kề giữa sự sống và cái chết, nhưng Người vẫn
luôn kiên trì, bình tĩnh, chủ động vượt qua mọi thử thách để đạt được mục tiêu đề ra là
đem lại độc lập cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân. Bản thân mỗi người trước hết cần
vượt qua chính mình, vượt qua những cám dỗ đời thường để hoàn thành tốt công việc của
mình. Làm bất cứ việc gì cùng cần phải để cái tâm của mình vô trong đó, cố gắng hết sức
để hoàn thành công việc tốt nhất có thể. Bài trừ các hành động làm qua loa, làm cho có
khi được giao cho nhiệm vụ gì.
Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành vĩ nhân bằng con đường tự học, tự nghiên cứu. Người
dạy chúng ta luôn có một tinh thần vững chắc, một bộ óc sáng suốt, một cơ thể khỏe
mạnh để chiến đấu, học tập và lao động. Không có cái gì dễ mà cũng không có cái gì khó.
Nghĩa là có dễ đi nữa thì cũng phải phấn đấu mới thành công, còn khó đến mấy mà quyết
tâm phấn đấu, phấn đấu có phương pháp, có kế hoạch thì cũng thắng lợi. Đây là bài học
tinh thần, bài học nghị lực mà Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy thế hệ trẻ phải có niềm tin và sự
phấn đấu nỗ lực của chính bản thân chúng ta.