Triết học trong cuộc sống - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen

Triết học trong cuộc sống - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI- LUẬT
BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
MÔN: TRIẾT HỌC TRONG CUỘC SỐNG
ĐỀ TÀI
VICTIM BLAMING - NẠN NHÂN CỦA TẤN
CÔNG TÌNH DỤC VÀ ÁP LỰC PHẨM GIÁ
Giảng viên hướng dẫn: TS Dương Ngọc Dũng
Sinh viên: Châu Phạm Thùy Giang
Mã số sinh viên: 22301267
Mã lớp: 2500
- Ăn mặc hở hang thế kia là muốn câu dẫn đàn ông chứ gì?
- phải xử lẳng thế nào mới bị người ta hiếp chứ. Sao thằng đó hiếp
không phải người khác.
- Chắc “ăn chia” không đều nên mới quay ngược lại tố nhau như thế. Nhìn con bé đó là
biết ngay cái loại chuyên quyến rũ đàn ông.
Đó những suy nghĩ đầu tiên khi con người ta nghe thấy một vụ tấn công tình dục.
Trong hội ngày nay, chúng ta dần dần dành nhiều sự quan tâm hơn đối với các nạn nhân bị
xâm hại. Bằng chứng là các tổ chức, chiến dịch, hiệp hội xã hội bảo vệ quyền lợi xuất hiện hàng
loạt. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một thực tế đáng tiếc: Victim blaming, hay còn được gọi là xu
hướng đổ lỗi cho nạn nhân. Điều này đã đang trở thành vấn đề nhức nhối đáng báo động
không chỉ trong thực tế xã hội, mà còn chính trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta.
Khi đánh giá một cuộc tấn công tình dục, thứ duy nhất chúng ta nên tập trung vào
liệu hay không sự đồng thuận của nạn nhân, chứ không phải bộ trang phục họ mặc, lịch sử
tình trường hay nồng độ cồn trong máu của họ. Nạn nhân bị xâm hại phải trải qua sự đau đớn, tủi
nhục về cả thể xác lẫn tinh thần, đổi lại là sự nghi kị, phán xét và chỉ trích gay gắt đến từ xã hội.
Việc đổ lỗi này diễn ra dưới nhiều hình thức mức độ. Tùy thuộc vào nghề nghiệp, tính cách
hoặc môi trường sống của nạn nhân. Ví như khi một người bị móc túi, họ sẽ bị quở trách tại sao
lại để ví ở túi quần hớ hênh như thế, sao lại mang theo nhiều tiền thế. Một khiai đó cho rằng
nạn nhân thể làm đó khác hơn để không xảy ra tai nạn, thì theo từng mức độ, họ đã góp
phần vào vấn nạn đổ lỗi này.
Hindsight bias (tạm dịch Thiên kiến hậu nghiệm) một hiện tượng tâm trong đó
mọi người xu hướng đánh giá quá cao khả năng dự đoán kết quả sau khi biết kết quả. Nó đề
cập đến xu hướng tin tưởng một cách sai lầm rằng một người thể dự đoán chính xác một sự
kiện hoặc kết quả sau khi xảy ra, ngay cả khi rất ít hoặc không có bằng chứng nào chứng
minh cho dự đoán đó trước đó. Bệnh ung thư? “ Bệnh tim? “Lẽ ra họ nên ngừng hút thuốc.” Chà,
họ nên tập thể dục nhiều hơn.” “Nếu là tôi, tôi không ăn diện hở hang phản cảm thì Bị xâm hại?
hắn ta đâu có làm gì tôi.”, “Đáng ra thấy đường tối thế thì không nên đi vào mới phải.”
Một hiện tượng tâm lý khác cũng góp phần vào xu hướng đổ lỗi cho nạn nhân được gọi là
Quy chụp sai lệch căn bản (Fundamental attribution error), khi mọi người có xu hướng đánh giá
đúng hoặc sai lầm về nguyên nhân hoặc ý nghĩa của hành vi của người khác. Thay xem xét
các yếu tố bên ngoài như môi trường hoặc tình huống, người ta thường có xu hướng quan sát
giải thích hành vi của người khác bằng cách nhìn vào nhân cách hay tính cách của họ. Ví như khi
thấy một người đạt điểm kém trong bài kiểm tra, ta sẽ trách người đó lười biếng, chưa đủ thông
minh. Nhưng khi đổi lại người bị điểm kém là chính bản thân mình, chúng ta sẽ quy lỗi sang cho
tình huống xung quanh như phòng học đó quá nóng, đề kiểm tra có nhiều phần lắt léo quá.
Mặc dù một số trường hợp đổ lỗi cho nạn nhân chắc chắn bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết,
hèn hạ hoặc cảm giác tự cao tự đại, nhưngthể một nguyên nhân khác, thậm chí còn quan
trọng hơn. Theo nhà tâm lý học Ronnie Janoff-Bulman của Đại học Massachusetts, chúng ta
thể dễ dàng tin vào khả năng bất khả xâm phạm của nhân mình cáigọi “positive
assumptive worldview” (tạm dịch Thế giới quan giả định tích cực). một mức độ nào đó, hầu
hết chúng ta đều tin rằng thế giới về bản tốt đẹp, những điều tốt đẹp đó sẽ xảy đến với
1
những người tốt, may mắn thay, chúng ta những người tốt. Hầu hết chúng ta đều tiếp thu
những niềm tin này từ khi còn nhỏ. Nhưng chúng ta không hoàn toàn từ bỏ thế giới quan màu
hồng của mình khi trưởng thành. Tất nhiên là chúng ta không hề ngu ngốc. Ở mức độ ý thức nào
đó, tất cả chúng ta đều biết rằng những điều tồi tệ luôn thể xảy ra với những người tốt. Tuy
nhiên, bất chấp nhận thức hời hợt này, Janoff-Bulman lập luận rằng, mức độ sâu hơn, hầu hết
chúng ta vẫn giữ niềm tin rằng thế giới về bản công bằng. Đó do tại sao chúng ta
những câu nói như “Việc gì đến sẽ đến”, “Không có lửa làm sao có khói” và “Gieo nhân nào thì
gặt quả đó”.
Theo Melvin Lerner, nhu cầu duy trì niềm tin vào một thế giới công bằng của một người
có thể là nguyên nhân khiến chúng ta có xu hướng đổ lỗi cho nạn nhân. Khi điều tồi tệ xảy ra với
một người (có vẻ rất giống chúng ta), điều này đe dọa đến niềm tin của chúng ta rằng liệu thế
giới có còn công bằng. Nếu người đó có thể trở thành nạn nhân của cưỡng hiếp, hành hung, cướp
hoặc tấn công thì chúng ta cũng thể. vậy, để tự an ủi bản thân khi đối mặt với nhận thức
đáng lo ngại này và duy trì thế giới quan lạc quan của mình, về mặt tâm lý, chúng ta tách mình ra
khỏi nạn nhân. Just-world phenomenon (hiện tượng thế giới công bằng) mô tả xu hướng của con
người tin rằng thế giới hiện tại các sự kiện trong đó được xem công bằng thích hợp.
Người ta phải nhận lấy cái “Quả” cho cái “Nhân”họ đã tạo ra.lẽ nạn nhân sống sót sau
vụ tấn công tình dục đang mặc quần áo khiêu khích. Có thể nạn nhân sau vụ nổ súng đó liên
quan đến hoạt động băng đảng. Có lẽ hàng xóm của tôi là lý do dẫn đến vụ trộm đó vì đã kết giao
với nhầm người. Nếu đúng như vậy, chúng ta tự nhủ, thì điều đó sẽ không xảy ra với mình.
Trong một thí nghiệm kinh điển được công bố trên Bản tin m , Lerner đồng
nghiệp Carolyn Simmons đã cung cấp bằng chứng cho lời giải thích này. Trong nghiên cứu của
họ, một số người phụ nữ được yêu cầu xem qua màn hình video khi một người khác nhận được
một loạt cú sốc điện có vẻ đau đớn. Những người phụ nữ này cho rằng họ đang quan sát một thí
nghiệm về khả năng học tập của con người, trong đó, người trên màn hình nhận những sốc
như một hình phạt cho lỗi lầm của ấy trong việc ghi nhớ từ. Nhưng người đó thực sự chỉ
một diễn viên. Khôngngạc nhiên khi tất cả những người tham gia đều cảm thấy khó chịu
trước sự đau khổ của nạn nhân. Nhưng đây là lúc thí nghiệm trở nên phức tạp hơn một chút. Một
số người tham gia có cơ hội giúp cho nạn nhân bằng cách bỏ phiếu ngừng trừng phạt cô ấy bằng
những cú sốc điện, thay vào đó thưởng cho ấy tiền khi ấy trả lời đúng. Nhóm người tham
gia thứ hai không hội này; họ được yêu cầu chỉ ngồi nhìn nạn nhân bị sốc liên tục
không thể làm gì. Kết quả cho thấy sự khác biệt rõ rệt giữa hai nhóm: Những người được trao
hội giúp đỡ cho biết họ coi nạn nhân một người tốt. Nhưng những người bị buộc đứng nhìn
tình trạng bất công diễn ra, lại coi thường nạn nhân, coi ấy người đáng chịu điều đó. Nói
một cách khác, vì họ không thể thực sự mang lại công lý nên họ bảo vệ quan điểm của mình rằng
thế giới là một nơi công bằng bằng cách tin rằng nạn nhân, vì một lý do nào đó chắc chắn không
phải người tốt. Điều này cho phép chúng ta duy trì thế giới quan màu hồng tự trấn an bản
thân rằng điều tồi tệ đó sẽ chẳng thể xảy ra với mình. Nhưng nó bỏ qua thực tế rằng thủ phạm
phải chịu trách nhiệm về các hành vi tội phạm và bạo lực chứ không phải nạn nhân. Cho dù đó là
chúng ta đồng cảm với thủ phạm
2
hay vì chúng ta đã tự thuyết phục bản thân một cách sai lầm rằng chúng ta đang sống trong một
thế giới công bằng thì việc đổ lỗi cho nạn nhân là không thỏa đáng.
3
Sherry Hamby- giáo sư tâm lý học tại Đại học miền Nam, đồng thời là chủ biên soạn tập
báo Tâm học về bạo lực của Hiệp hội Tâm Hoa Kỳ nói rằng “Tư duy của người Mỹ được
khuyến khích từ nhỏ, giúp họ nuôi dưỡng ướcvà niềm tin rằng chính mình thể kiểm soát
vận mệnh. Điều này làm cho khát vọng về công bằng trở nên mạnh mẽ hơn trong tâm trí họ.”
Trái lại, trong một số nền văn hóa khác, nơi chiến tranh, nghèo đói hay định mệnh thường
xảy ra, việc tin rằng những điều xấu có thể xảy đến đến một người tốt sẽ dễ dàng hơn. Quy trách
nhiệm chủ yếu cho nạn nhân thay vì tin rằng nạn nhân chỉ vì thiếu may mắn, cũng là một cách để
tránh thừa nhận một điều "không tưởng" có thể xảy ra với chính mình. Trong khi con người ta có
thể chấp nhận rằng sẽ những tai họa họ không lường trước được, hầu hết đều tin rằng họ
khả năng kiểm soát phòng thủ kỹ lưỡng để không trở thành nạn nhân của tội ác.vậy,
những người này khóthể thừa nhận rằng nạn nhân của tội ác không góp phần (hoặc chịu một
phần trách nhiệm) về vận rủi của chính mình, cũng như tiếp tay cho bọn tội phạm. Hamby tuyên
bố thêm rằng ngay cả những người hiểu biết sâu rộng như các bác trị liệu trong những
chương trình cảnh giác, cũng thể đổ lỗi cho nạn nhân. Theo đó, phụ nữ được khuyến khích
cẩn trọng hơn và tránh trở thành nạn nhân tội phạm. "Cách an toàn nhất là đừng rời khỏi nhà, chỉ
như vậy mới giúp bạn tránh được những tác động tiêu cực từ bên ngoài", cô nói, "Tôi không
nghĩ mọi người sẽ đúng nếu tiếp tục suy nghĩ và hành động như vậy, bởi vì điều đó liên tục chối
bỏ trách nhiệm để tránh bị tội phạm xâm phạm".
Năm 2012, cả thế giới, đặc biệt luận Ấn Độ rúng động bởi vụ án gái Y khoa bị
cưỡng hiếp tập thể trên xe buýt. Nữ sinh Jyoti Singh, 23 tuổi, sau khi xem phim cùng với bạn
trai, cả hai bắt xe buýt về nhà. Cả hai không ngờ đây lại trở thành khởi đầu của mọi bất hạnh sau
đó. Jyoti bị 6 tên côn đồ thay nhau cưỡng hiếp, đánh đập bằng thanh sắt. Người bạn trai trong
quá trình can ngăn cũng bị bạo hành một cách tàn nhẫn. Cuối cùng, bọn chúng ném cả hai xuống
đường trong trạng thái lột trần, thậm chí chúng còn ý định cán chết họ. Jyoti bị thương
nghiêm trọng từ tâm hồn đến thể xác, cô qua đời hai tuần sau đó. Vụ án gây phẫn nộ khắp Ấn Độ
thời điểm đó. Hàng chục cuộc biểu tình đòi nữ quyềnyêu cầu những hình phạt nghiêm khắc
hơn đối với tội phạm cưỡng dâm.
4
Điều đáng nói ở đây, Mukesh Singh, tài xế lái chiếc xe buýt ngày hôm đó (1 trong 6 tên
con đồ tham gia vụ hiếp dâm tập thể), gây tranh cãi với phát biểu của mình trong một cuộc
phỏng vấn. Cụ thể, Singh nói rằng vụ việc lần này đã dạy cho các cặp đôi bài học đắt giá rằng
đừng nên đi chơi vào ban đêm. Hắn ta còn tuyên bố nếu hai người họ không chống trả thì chúng
sẽ chẳng đánh đập đến mức đó "Khi bị cưỡng hiếp,ta không nên chống trả. Cô ta chỉ nên im
lặng đồng thuận. Sau đó chúng tôi sẽ thả ta chỉ đánh anh chàng kia thôi.” Trong suốt
quá trình kiện cáo, bọn chúng không hề tỏ ra ăn năn hối cải. "Phụ nữ phải chịu trách nhiệm
nhiều hơn đàn ông nếu bị cưỡng hiếp" "Nếu một gái đoan trang sẽ chẳng ra, hắn nói.
ngoài lúc 9h tối. Cô ta phải làm việc và trông nhà cửa, chứ không phải lang thang ở vũ trường,
sàn nhảy, làm những thứ sai trái, mặc những bộ đồ sai trái." Luật sư biện hộ cho nhóm này cũng
thể hiện thái độ cực đoạn về phụ nữ. "Nếu chị em hay con gái của tôi tham gia vào những hoạt
động này trước hôn nhân tự làm ô nhục mình bằng những điều đó, tôi sẽ đưa họ đến trang
trại, tưới xăng lên người và châm lửa đốt chết họ trước mặt toàn thể gia đình", ông này nói. Một
luật sư khác cũng đồng tình: "Trong xã hội này, chúng ta không thể nào cho phép phụ nữ ra khỏi
nhà sau 6h30 hay 7h30, đối với người không quen biết". Phát ngôn của Singh thổi bùng lên ngọn
lửa phẫn nộ của dư luận Ấn Độ, đặc biệt phụ nữ. Hàng trăm phụ nữ từ khắp nơi trên Ấn Độ
cùng nhau tụ tập lại biểu tình trước tòa án.luận khi đó tranh luận gay gắt về việc nên áp
dụng án tử hình cho các tội phạm tình dục hay không. Đa số cho rằng nếu ban án tử hình, thì
thay vì chỉ cưỡng hiếp, chúng sẽ giết người. Dưới sức épluận, 5/6 tên bị tuyên án tử hình (1
tên mới 17 tuổi nên phạt cải tạo). Thế nhưng từ thời điểm đó đến nay, số vụ án cưỡng dâm tại Ấn
Độ vẫn gia tăng không ngừng, thậm chí càng táo tợn man rợ hơn, mọi nỗ lực dường như
chưa bao giờ là đủ.
Vào năm 2015, vụ án nữ sinh viên bị hiếp dâm ngay trong khuôn viên trường Stanford lại
một lần nữa gây ra làn sóng phẫn nộ. Chanel Miller, sinh năm 1922, một gái xinh đẹp thông
minh, ước của cô là trở thành nhà văn viết truyện cho trẻ em. Tối hôm đó, Chanel được em
gái mời đến dự buổi tiệc do các nam sinh Đại học Stanford tổ chức. uống say gục xuống
sàn. Một lúc sau , hai nam sinh Stanford (cũng nhân chứng mấu chốt trong vụ án) phát hiện
một cặp đôi đang nằm trên bãi cỏ, người nam đang đè lên cô gái bất tỉnh. Họ bước tới can thiệp,
người đàn ông giật mình bỏ chạy nhưng nhanh chóng bị bắt giữ. Chanel được đưa tới bệnh viện
trong trạng thái bất tỉnh, quần áo rách rưới và có dấu hiệu bị xâm hại. Hung thủ là Brock Turner
(khi đó chỉ mới 19 tuổi), sinh viên trường Stanford, đồng thời là một VĐV bơi lội sáng giá.
5
Đa số cho rằng việc say tỉ trong buổi tiệc do đám đàn ông tổ chức- nơi hừng hực
hocmone tình dục, nên việc trở thành con mồi của đám con trai mới lớn ở đó là điều xứng đáng.
Ngoài ra, Brock sinh viên đại học danh giá, điển trai, một vận động viên tài năngsáng giá
của Mỹ. Khi công khai danh tính đôi bên, Chanel được bảo vệ bằng cách chỉ gọi là “Emily Doe”
trong các văn bản. Trái ngược lại khi giới thiệu về Brock thì truyền thông lại đề cập đến thành
tích bơi lội ấn tượng của hắn ta. Nói một cách dễ hiểu hơn, người ngoài nhìn vào, Brock có nhiều
thứ để mất hơn, còn Chanel từ đầu vốn đã thất bại về tư cách.
Hắn ta thay đổi lời khai rằng hai người họ đã hôn nhau Chanel có vẻ thích khi anh ta
chạm vào vùng kín. Khi tuyên án, thẩm phán ghi nhận những ý kiến của Chanel, nhưng đồng
thời cũng có cả lý lịch tốt của Brock, cho rằng hắn ta đã phạm tội trong tình trạng say xỉn và việc
ngồi tù sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tương lai của hắn. Bản án thấp nhất đã được ban hành: 6 tháng
giam 3 năm quản chế. Sau 3 tháng tù, “cải tạo tốt” nên hắn được tự do. Sau hơn 18
tháng đấu tranh trong đau đớn và tủi nhục, không chỉ Chanel mà dư luận khi ấy cũng bàng hoàng
khi tên hung thủ chỉ mất 90 ngày trong tù cho cả 3 tội danh. May mắn hơn Jyoti, Chanel vẫn giữ
được tính mạng, nhưng và gia đình phải sống trong thương tổn chỉ trích từ cộng đồng
hội. Mãi nhiều năm về sau, khi xuất bản cuốn tự truyện “Know my name”, Chanel mới can đảm
công khai danh tính trong vụ án năm đó. Một lần nữa đứng lên và tiếp thêm dũng khí cho những
người phụ nữ bị tấn công tình dục.
Vào năm 2021, một tiếp viên hàng không người Philipine, Christine Angelica Dacera
được tìm thấy chết trong bồn tắm tại nhà riêng trong tình trạng bị xâm hại nghiêm trọng. Nghi
phạm gần 11 người đàn ông. Đáng buồn thay, thứ người ta quan tâm là “party tại khách sạn” chứ
không phải “xâm hại tập thể”. Nhiều người để lại bình luận khiếm nhã chỉ trích cách ăn mặc, tạo
dáng của Christine dưới bài đăng trên mạng hội của cô. Họ cho rằng điều này đang khiêu
khích, kích thích thú tính bên trong của đàn ông. (đến nay cảnh sát vẫn chưa đưa ra bất kỳ kết
luận chính thức nào)
Cũng vào năm đó, t du học sinh Hàn Quốc đăng tải lên mạng i viê c bị nhóm
thanh niên Viê t Nam cưỡng hiếp p thể. Bài viết thu hút rất nhiều lượt tương tác. Mặc đã có
đầy đủ bằng chứng thuyết phục, nhưng gái vẫn không tránh khỏi những bình luâ n chỉ trích,
6
săm soi thậm tệ. Họ cho rằng gái đã “gài bẫy”, dựng chuyê n nhằm lấy tiền bồi thường, cho
rằng việc một gái uống rượu say xỉn với một đám đàn ông thì việc bị xâm hại hoàn toàn
xứng đáng.
Năm 2018, một trường cấp 2 tại TPHCM, một nữ sinh lớp 8 tố cáo bị một nhóm bạn nam
hành động sàm sỡ. địa điểm xảy ra không camera, nên chỉ thể xử cảnh cáo. Một
vài bạn học chỉ trích cô bé vì đã quá thân thiết với đám con trai, muốn gây sự chú ý trong trường.
Phụ huynh của những bạn nam đó gọi điện chobé, dùng lời lẽ miệt thị nặng nề, cho rằng
đã làm ảnh hưởng đến danh tiếng của mình, từ nay về sau hãy tránh xa con họ ra. khi
đó, là tôi.
Mũi dùi của các vụ án nêu trên, bất kể tình tiết mức
độ nặng hay nhẹ, đều chĩa về phía nạn nhân, bất kể họ đã phải
chịu những chấn thương nghiêm trọng về cả tâm hồn thể
xác. Không một ai phải bị trừng phạt bằng việc cưỡng hiếp chỉ
người đó say xỉn. Người say xứng đáng chịu những lần nôn
mửa, những cơn đau đầu khủng khiếp vào hôm sau, nhưng
chắc chắn không phải việc bị hãm hiếp. Việc một người ra
ngoài vào buổi tối muộn, hay việc một cô gái thân thiết với các
chàng trai, càng không phải do để họ bị cưỡng hiếp. Đổ lỗi,
chỉ trích luôn dễ dàng hơn cảm thông. Người ta dạy con gái
hãy biết bảo vệ mình, hãy đứng đắn, hãy chính chuyên. Chứ
không dạy con trai đừng đi xâm hại con gái người khác.
Vào năm 2019, Bỉ đã tổ chức một cuộc triển lãm với tên gọi “What were you wearing”,
trưng bày 18 bộ trang phục các nạn nhân sống sót của tấn công tình dục đã mặc khi bị xâm
hại với mục đích chứng minh rằng: Cách ăn mặc của một người không phải do để họ trở
thành mục tiêu của tội phạm tình dục. Từ quần áo quân nhân, áo mi quần jeans, áo thun
đơn giản, hay thậm chí là quần áo của trẻ sơ sinh. Triển lãm nhận được sự chú ý từ khắp nơi trên
thế giới, các câu chuyện được kể lại theo một cách mới mẻ hơn, vừa bảo vệ được danh tính nạn
nhân, nhưng vẫn mang tính giáo dục ý thức cao.
Một số bình luận bên dưới bài đăng của nữ du học sinh nói trên
3 năm sau đó, Liên Hợp Quốc tổ chức cuộc triển lãm tương tự nhưngquy mô lớn hơn
tại trụ sở Hoa Kỳ. Triển lãm có sự hợp tác giữa RISE (một cơ quan thúc đẩy quyền công dân)
Spotlight Initiative (hợp tác toàn cầu kéo dài giữa Liên Hợp Quốc Liên minh Châu Âu).
Người xem có thể thấy được sự đa dạng của trang phục - về độ tuổi, giới tính cũng như văn hóa,
các tình huống xảy ra. Sự kiện gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về nguy của nạn xâm hại
tình dục, đồng thời tiếp thêm dũng khí cho các nạn nhân may mắn sống sót tìm đến các cơ quan,
tổ chức bảo vệcung cấp quyền lợi để họ thể tái hòa nhập lại với hội. Điều quan trọng
nhất là xóa tan định kiến victim blaming đối với các nạn nhân.
Với 103 bộ trang phục đại diện cho 1,3 tỷ nạn nhân may mắn sống sót sau tấn công tình
dục, cuộc triển lãm nhận được sự hưởng ứng tích cực từ khắp nơi trên thế giới. Amanda Nguyễn,
Giám đốc điều hành sáng tạo của RISE, đồng thời nạn nhân của một trong những câu
chuyện tại đó phát biểu rằng: “Đây câu trả lời mạnh dạn cho mọi người thấy những chúng
tôi đã mặc,hội để mở mang hiểu biết thay đổi quan điểm về việc quy trách nhiệm cho
nạn nhân của xâm hại tình dục”. Những bộ trang phục càng bình thường lại càng dễ chạm đến
mọi thành phần, tầng lớp trong xã hội. Dù bạn giàu hay nghèo, nam hay nữ, xinh đẹp hay xấu xí,
sống môi trường tốt hay xấu, ăn mặc kín đáo hay mát mẻ, thì đều khả năng trở thành con
mồi cho kẻ xâm hại.
Nhật Bản cũng một trong những quốc gia tỉ lệ phụ nữ bị quấy rối tình dục cao trên
thế giới. Nhưng tương tự các khu vực khác, thay nhận được sự đồng cảm, họ lại phải đối
diện với loạt chỉ trích nặng nề. Nhà báo Shiori Ito, đã tổ chức một buổi họp báo sau khi tòa án
không xử tội người đã hiếp dâm vào năm 2015, sau một lần hắn ta mời đi ăn tối thảo
luận công việc. Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng cô trông quá quyến rũ, họ gọi cô là một nỗi
xấu hổ, nỗi nhục của phụ nữ. Mãi đến 2017, Nhật Bản bùng lên phong trào #Metoo chống lại nạn
tấn công tình dục. Chỉ trong thời gian ngắn, phong trào nhanh chóng nhận được hưởng ứng mãnh
liệt từ khắp nơi trên thế giới như Việt Nam, Hàn Quốc. Phụ nữ dũng cảm đứng lên kể về câu
chuyện của mình, tiếp thêm dũng khí cho các nạn nhân khác, đồng thời tạo ra mức độ nhận thức
mới hơn về nạn tấn công tình dục, giúp cộng đồng hội cái nhìn khách quan nhẹ
nhàng hơn đối với các nạn nhân. Một số ngôi sao nổi tiếng như diễn viên Alyssa Milano cũng sử
8
dụng hashtag này nói về quá khứ bị xâm hại của mình,đó cũng thể người thân, bạn
của chúng ta. Chính điều đó càng làm cho làn sóng #Metoo trở nên lớn mạnh hơn bao giờ hết.
Lúc này, nhiều người dũng cảm tìm đến các tổ chức cộng đồng xã hội tìm kiếm sự giúp đỡ. Thế
giới khi ấy mới được dịp bàng hoàng về con số nạn nhân tình dục (hơn 97 triệu lượt người dùng
hashtag trên)
cùng lớn.
Một phụ nữ trưởng thành tố cáo bị một người đàn ông xâm hại trong một bữa tiệc.
Thay vì được công nhận và được hỗ trợ, cô bị cho là bịa ra câu chuyện đó nhằm tìm kiếm sự chú
ý. Một gái trẻ bị xâm hại tình dục tại công ty nơi làm việc. Cô bị đồn đoán là muốn dùng
cách “không đứng đắn” để thăng tiến, nhận chỉ trích về nhân cách cả bối cảnh gia đình.
còn hàng triệu câu chuyện chưa được đưa ra ánh sáng, hàng triệu người phụ nữ phải mang theo
bóng đen tâm lý đến suốt cuộc đời.
Sợ bị chỉ trích, sợ gia đình cảm thấy xấu hổ, sợ mang tiếng. Đứng trước cái gọi là “miệng
lưỡi người đời”, áp lực phẩm giá dường như quan trọng hơn tất thảy. Kẻ không xâm hại còn đáng
sợ kẻ xâm hại. Theo thống kê, cứ mỗi 98 giây lại có một người Mỹ bị tấn công tình dục, nhưng
chỉ có 1 trong 3 trường hợp báo án. Một nạn nhân kể lại, khiđến báo án, cảnh sát yêu cầu tái
hiện lại hiện trường. Có khoảng 3 thanh tra cầm máy ảnh đứng xung quanh, một con búp bê hình
người đè lên diễn tả lại cảnh bị cưỡng hiếp. Theo đó phải chứng minh mình đã “bị thiệt
hại” và điều đó là “trái ý muốn”. Đó là khoảnh khắc nhục nhã nhất trong đời mà cô từng trải qua.
Trinh tiết trở thành một ấn dấu về chấtợng của một người phụ nữ. Một kẻ hiếp dâm,
nếu bị bắt sẽ là một kẻ tù tội, còn không thì vẫn là một người bình thường. Nhưng một người phụ
nữ bị hiếp dâm, dù bắt được kẻ gây án hay không, bản thân người đó vẫn bịhội dán mác
“đã bị vấy bẩn”. Trong một cuộc phỏng vấn, một nạn nhân kể rằng, người nhà hung thủ đã
thương lượng thế này: “Chị làm ơn bỏ qua chuyện này. Nếu khởi tố, con tôi chỉ ngồiba năm,
nhưng con gái chị không thể ra đường hay lấy chồng được đâu”. Bởi ai trong chúng ta cũng
giữ quan điểm như thế, nên hung thủ mới ngang nhiên tấn công nạn nhân, lợi dụng sự nghi kỵ,
phán xét của xã hội làm lá chắn cho thú tính bẩn thỉu của mình.
9
Một nạn nhân may mắn sống sót sau tấn công tình dục, ngoại trừ tổn thương về thể xác,
còn dẫn theo nhiều hệ lụy về sau. Trầm cảm, rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD), hay
thậm chí là tự tử. Chúng ta cần phải đẩy mạnh hơn nữa phong trào bảo vệ quyền lợi của các nạn
nhân bị xâm hại, đặc biệt phụ nữ. Quan trọng hơn hết, thay đổi trong chính suy nghĩ của
chúng ta. muốn dù không, chúng ta cũng phải tin rằng, thế giới này thực chất không công
bằng. Bất kì ai trong chúng ta đều có thể trở thành nạn nhân, đồng thời cũng có thể trở thành thủ
phạm. Khi thấy một người khỏa thân trên phố, việc của chúng ta tiếp tục xoay sở cuộc sống
của mình, chứ không phải là chảy nước dãi, rút máy ảnh ra và hãm hiếp người đó.
Chúng ta không thể bắt các người khác phải ăn vận kín đáo, “an toàn”, xử “chuẩn
mực”. Nhưng chúng ta có thể thay đổi suy nghĩhành động của chính mình để không trở nên
đáng sợ. Đừng để niềm tin sai lệch đó củng cố cho suy nghĩ đồi bại của kẻ thủ ác, đừng để bọn
chúng dùng chính chúng ta làm lá chắn cho hành động của mình, đừng để nạn nhân cảm thấy tội
lỗi khi chính họ mới là người cần được bảo vệ. Nếu không thể yêu thương, cũng xin đừng tái tổn
thương các nạn nhân một lần nữa.
Victim blamingmột hệ lụy, tư tưởng sai lệch bắt nguồn từ những định kiến lạc hậu và
lệch lạc. hội ngày càng phát triển, chúng ta càng cần phải chung tay loại bỏ những tiêu cực
này ra khỏi đời sống. Không ai là xứng đáng bị tổn thương bởi những quy chụp sai lệch từ cộng
đồng hội. Chắc chắn không ai mong muốn thấy rằng khi những người thân của mình, hay
chính bản thân người đó, lâm vào hoàn cảnh tương tự và phải chịu đựng sự những chỉ trích như
thế. Hãy nhẹ nhàng, hãy cảm thông với nạn nhân một chút, cũng là với chính bản thân mỗi chúng
ta.
10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. (2022) What were you wearing? UN exhibit demands justice for survivors of sexual
violence.
https://www.spotlightinitiative.org/news/what-were-you-wearing-un-exhibit-
demands-justice-survivors-sexual-violence
2. Mai Thảo (15/08/2020), Hành trình đi tìm công lý của nữ sinh viên bị hiếp dâm trong
khuôn viên trường Stanford, Báo Phụ Nữ.
https://www.phunuonline.com.vn/hanh-trinh-di-tim-cong-ly-cua-nu-sinh-vien-bi-
hiep-dam-trong-khuon-vien-truong-stanford-a1415594.html
3. Anh Ngọc (03/03/2015), Kẻ cưỡng hiếp nữ sinh trên xe buýt Ấn Độ đổ lỗi cho nạn
nhân, VNExpress.
https://vnexpress.net/ke-cuong-hiep-nu-sinh-tren-xe-buyt-an-do-do-loi-cho-nan-nhan-
3152292.html
4. Madhav Gawri (27/05/2020), Psychology of Victim blaming,
https://ylcube.com/c/blogs/psychology-victim-blaming/
5. David B. Feldman (02/03/2018), Why do people blame the victim Psychology Today
https://www.psychologytoday.com/us/blog/supersurvivors/201803/why-do-people-
blame-the-victim
6. Manisha G Kumari, The sexual harassment, victim-blaming, and rape culture - I
remember it all.
https://www.outlookindia.com/website/story/opinion-i-remember-it-all-the-sexual-
harassment-victim-blaming-and-rape-culture/353420
11
| 1/12

Preview text:


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI- LUẬT
BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
MÔN: TRIẾT HỌC TRONG CUỘC SỐNG ĐỀ TÀI
VICTIM BLAMING - NẠN NHÂN CỦA TẤN
CÔNG TÌNH DỤC VÀ ÁP LỰC PHẨM GIÁ
Giảng viên hướng dẫn: TS Dương Ngọc Dũng
Sinh viên: Châu Phạm Thùy Giang Mã số sinh viên: 22301267 Mã lớp: 2500 -
Ăn mặc hở hang thế kia là muốn câu dẫn đàn ông chứ gì? -
Nó phải cư xử lẳng lơ thế nào mới bị người ta hiếp chứ. Sao thằng đó hiếp nó mà không phải người khác. -
Chắc “ăn chia” không đều nên mới quay ngược lại tố nhau như thế. Nhìn con bé đó là
biết ngay cái loại chuyên quyến rũ đàn ông.
Đó là những suy nghĩ đầu tiên khi con người ta nghe thấy một vụ tấn công tình dục.
Trong xã hội ngày nay, chúng ta dần dần dành nhiều sự quan tâm hơn đối với các nạn nhân bị
xâm hại. Bằng chứng là các tổ chức, chiến dịch, hiệp hội xã hội bảo vệ quyền lợi xuất hiện hàng
loạt. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một thực tế đáng tiếc: Victim blaming, hay còn được gọi là xu
hướng đổ lỗi cho nạn nhân. Điều này đã và đang trở thành vấn đề nhức nhối đáng báo động
không chỉ trong thực tế xã hội, mà còn chính trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta.
Khi đánh giá một cuộc tấn công tình dục, thứ duy nhất mà chúng ta nên tập trung vào là
liệu có hay không sự đồng thuận của nạn nhân, chứ không phải bộ trang phục họ mặc, lịch sử
tình trường hay nồng độ cồn trong máu của họ. Nạn nhân bị xâm hại phải trải qua sự đau đớn, tủi
nhục về cả thể xác lẫn tinh thần, đổi lại là sự nghi kị, phán xét và chỉ trích gay gắt đến từ xã hội.
Việc đổ lỗi này diễn ra dưới nhiều hình thức và mức độ. Tùy thuộc vào nghề nghiệp, tính cách
hoặc môi trường sống của nạn nhân. Ví như khi một người bị móc túi, họ sẽ bị quở trách tại sao
lại để ví ở túi quần hớ hênh như thế, sao lại mang theo nhiều tiền thế. Một khi có ai đó cho rằng
nạn nhân có thể làm gì đó khác hơn để không xảy ra tai nạn, thì theo từng mức độ, họ đã góp
phần vào vấn nạn đổ lỗi này.
Hindsight bias (tạm dịch là Thiên kiến hậu nghiệm) là một hiện tượng tâm lý trong đó
mọi người có xu hướng đánh giá quá cao khả năng dự đoán kết quả sau khi biết kết quả. Nó đề
cập đến xu hướng tin tưởng một cách sai lầm rằng một người có thể dự đoán chính xác một sự
kiện hoặc kết quả sau khi nó xảy ra, ngay cả khi có rất ít hoặc không có bằng chứng nào chứng
minh cho dự đoán đó trước đó. Bệnh ung thư? “Lẽ ra họ nên ngừng hút thuốc.” Bệnh tim? “Chà,
họ nên tập thể dục nhiều hơn.”
Bị xâm hại? “Nếu là tôi, tôi không ăn diện hở hang phản cảm thì
hắn ta đâu có làm gì tôi.”, “Đáng ra thấy đường tối thế thì không nên đi vào mới phải.”

Một hiện tượng tâm lý khác cũng góp phần vào xu hướng đổ lỗi cho nạn nhân được gọi là
Quy chụp sai lệch căn bản (Fundamental attribution error), khi mọi người có xu hướng đánh giá
đúng hoặc sai lầm về nguyên nhân hoặc ý nghĩa của hành vi của người khác. Thay vì xem xét
các yếu tố bên ngoài như môi trường hoặc tình huống, người ta thường có xu hướng quan sát và
giải thích hành vi của người khác bằng cách nhìn vào nhân cách hay tính cách của họ. Ví như khi
thấy một người đạt điểm kém trong bài kiểm tra, ta sẽ trách người đó lười biếng, chưa đủ thông
minh. Nhưng khi đổi lại người bị điểm kém là chính bản thân mình, chúng ta sẽ quy lỗi sang cho
tình huống xung quanh như phòng học đó quá nóng, đề kiểm tra có nhiều phần lắt léo quá.
Mặc dù một số trường hợp đổ lỗi cho nạn nhân chắc chắn bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết,
hèn hạ hoặc cảm giác tự cao tự đại, nhưng có thể có một nguyên nhân khác, thậm chí còn quan
trọng hơn. Theo nhà tâm lý học Ronnie Janoff-Bulman của Đại học Massachusetts, chúng ta có
thể dễ dàng tin vào khả năng bất khả xâm phạm của cá nhân mình vì cái mà bà gọi là “positive
assumptive worldview” (tạm dịch Thế giới quan giả định tích cực). Ở một mức độ nào đó, hầu
hết chúng ta đều tin rằng thế giới về cơ bản là tốt đẹp, những điều tốt đẹp đó sẽ xảy đến với 1
những người tốt, và may mắn thay, chúng ta là những người tốt. Hầu hết chúng ta đều tiếp thu
những niềm tin này từ khi còn nhỏ. Nhưng chúng ta không hoàn toàn từ bỏ thế giới quan màu
hồng của mình khi trưởng thành. Tất nhiên là chúng ta không hề ngu ngốc. Ở mức độ ý thức nào
đó, tất cả chúng ta đều biết rằng những điều tồi tệ luôn có thể xảy ra với những người tốt. Tuy
nhiên, bất chấp nhận thức hời hợt này, Janoff-Bulman lập luận rằng, ở mức độ sâu hơn, hầu hết
chúng ta vẫn giữ niềm tin rằng thế giới về cơ bản là công bằng. Đó là lý do tại sao chúng ta có
những câu nói như “Việc gì đến sẽ đến”, “Không có lửa làm sao có khói” và “Gieo nhân nào thì gặt quả đó”.
Theo Melvin Lerner, nhu cầu duy trì niềm tin vào một thế giới công bằng của một người
có thể là nguyên nhân khiến chúng ta có xu hướng đổ lỗi cho nạn nhân. Khi điều tồi tệ xảy ra với
một người (có vẻ rất giống chúng ta), điều này đe dọa đến niềm tin của chúng ta rằng liệu thế
giới có còn công bằng. Nếu người đó có thể trở thành nạn nhân của cưỡng hiếp, hành hung, cướp
hoặc tấn công thì chúng ta cũng có thể. Vì vậy, để tự an ủi bản thân khi đối mặt với nhận thức
đáng lo ngại này và duy trì thế giới quan lạc quan của mình, về mặt tâm lý, chúng ta tách mình ra
khỏi nạn nhân. Just-world phenomenon (hiện tượng thế giới công bằng) mô tả xu hướng của con
người tin rằng thế giới hiện tại và các sự kiện trong đó được xem là công bằng và thích hợp.
Người ta phải nhận lấy cái “Quả” cho cái “Nhân” mà họ đã tạo ra. Có lẽ nạn nhân sống sót sau
vụ tấn công tình dục đang mặc quần áo khiêu khích. Có thể nạn nhân sau vụ nổ súng đó có liên
quan đến hoạt động băng đảng. Có lẽ hàng xóm của tôi là lý do dẫn đến vụ trộm đó vì đã kết giao
với nhầm người. Nếu đúng như vậy, chúng ta tự nhủ, thì điều đó sẽ không xảy ra với mình.
Trong một thí nghiệm kinh điển được công bố trên Bản tin Tâm lý , Lerner và đồng
nghiệp Carolyn Simmons đã cung cấp bằng chứng cho lời giải thích này. Trong nghiên cứu của
họ, một số người phụ nữ được yêu cầu xem qua màn hình video khi một người khác nhận được
một loạt cú sốc điện có vẻ đau đớn. Những người phụ nữ này cho rằng họ đang quan sát một thí
nghiệm về khả năng học tập của con người, trong đó, người trên màn hình nhận những cú sốc
như một hình phạt cho lỗi lầm của cô ấy trong việc ghi nhớ từ. Nhưng người đó thực sự chỉ là
một diễn viên. Không có gì ngạc nhiên khi tất cả những người tham gia đều cảm thấy khó chịu
trước sự đau khổ của nạn nhân. Nhưng đây là lúc thí nghiệm trở nên phức tạp hơn một chút. Một
số người tham gia có cơ hội giúp cho nạn nhân bằng cách bỏ phiếu ngừng trừng phạt cô ấy bằng
những cú sốc điện, thay vào đó thưởng cho cô ấy tiền khi cô ấy trả lời đúng. Nhóm người tham
gia thứ hai không có cơ hội này; họ được yêu cầu chỉ ngồi nhìn nạn nhân bị sốc liên tục mà
không thể làm gì. Kết quả cho thấy sự khác biệt rõ rệt giữa hai nhóm: Những người được trao cơ
hội giúp đỡ cho biết họ coi nạn nhân là một người tốt. Nhưng những người bị buộc đứng nhìn
tình trạng bất công diễn ra, lại coi thường nạn nhân, coi cô ấy là người đáng chịu điều đó. Nói
một cách khác, vì họ không thể thực sự mang lại công lý nên họ bảo vệ quan điểm của mình rằng
thế giới là một nơi công bằng bằng cách tin rằng nạn nhân, vì một lý do nào đó chắc chắn không
phải là người tốt. Điều này cho phép chúng ta duy trì thế giới quan màu hồng và tự trấn an bản
thân rằng điều tồi tệ đó sẽ chẳng thể xảy ra với mình. Nhưng nó bỏ qua thực tế rằng thủ phạm
phải chịu trách nhiệm về các hành vi tội phạm và bạo lực chứ không phải nạn nhân. Cho dù đó là vì chúng ta đồng cảm với thủ phạm 2
hay vì chúng ta đã tự thuyết phục bản thân một cách sai lầm rằng chúng ta đang sống trong một
thế giới công bằng thì việc đổ lỗi cho nạn nhân là không thỏa đáng. 3
Sherry Hamby- giáo sư tâm lý học tại Đại học miền Nam, đồng thời là chủ biên soạn tập
báo Tâm lý học về bạo lực của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ nói rằng “Tư duy của người Mỹ được
khuyến khích từ nhỏ, giúp họ nuôi dưỡng ước mơ và niềm tin rằng chính mình có thể kiểm soát
vận mệnh. Điều này làm cho khát vọng về công bằng trở nên mạnh mẽ hơn trong tâm trí họ.”
Trái lại, trong một số nền văn hóa khác, nơi mà chiến tranh, nghèo đói hay định mệnh thường
xảy ra, việc tin rằng những điều xấu có thể xảy đến đến một người tốt sẽ dễ dàng hơn. Quy trách
nhiệm chủ yếu cho nạn nhân thay vì tin rằng nạn nhân chỉ vì thiếu may mắn, cũng là một cách để
tránh thừa nhận một điều "không tưởng" có thể xảy ra với chính mình. Trong khi con người ta có
thể chấp nhận rằng sẽ có những tai họa mà họ không lường trước được, hầu hết đều tin rằng họ
có khả năng kiểm soát và phòng thủ kỹ lưỡng để không trở thành nạn nhân của tội ác. Vì vậy,
những người này khó có thể thừa nhận rằng nạn nhân của tội ác không góp phần (hoặc chịu một
phần trách nhiệm) về vận rủi của chính mình, cũng như tiếp tay cho bọn tội phạm. Hamby tuyên
bố thêm rằng ngay cả những người có hiểu biết sâu rộng như các bác sĩ trị liệu trong những
chương trình cảnh giác, cũng có thể đổ lỗi cho nạn nhân. Theo đó, phụ nữ được khuyến khích
cẩn trọng hơn và tránh trở thành nạn nhân tội phạm. "Cách an toàn nhất là đừng rời khỏi nhà, chỉ
có như vậy mới giúp bạn tránh được những tác động tiêu cực từ bên ngoài", cô nói, "Tôi không
nghĩ mọi người sẽ đúng nếu tiếp tục suy nghĩ và hành động như vậy, bởi vì điều đó liên tục chối
bỏ trách nhiệm để tránh bị tội phạm xâm phạm".
Năm 2012, cả thế giới, đặc biệt là dư luận Ấn Độ rúng động bởi vụ án cô gái Y khoa bị
cưỡng hiếp tập thể trên xe buýt. Nữ sinh Jyoti Singh, 23 tuổi, sau khi xem phim cùng với bạn
trai, cả hai bắt xe buýt về nhà. Cả hai không ngờ đây lại trở thành khởi đầu của mọi bất hạnh sau
đó. Jyoti bị 6 tên côn đồ thay nhau cưỡng hiếp, đánh đập bằng thanh sắt. Người bạn trai trong
quá trình can ngăn cũng bị bạo hành một cách tàn nhẫn. Cuối cùng, bọn chúng ném cả hai xuống
đường trong trạng thái lột trần, thậm chí chúng còn có ý định cán chết họ. Jyoti bị thương
nghiêm trọng từ tâm hồn đến thể xác, cô qua đời hai tuần sau đó. Vụ án gây phẫn nộ khắp Ấn Độ
thời điểm đó. Hàng chục cuộc biểu tình đòi nữ quyền và yêu cầu những hình phạt nghiêm khắc
hơn đối với tội phạm cưỡng dâm. 4
Điều đáng nói ở đây, Mukesh Singh, tài xế lái chiếc xe buýt ngày hôm đó (1 trong 6 tên
con đồ tham gia vụ hiếp dâm tập thể), gây tranh cãi với phát biểu của mình trong một cuộc
phỏng vấn. Cụ thể, Singh nói rằng vụ việc lần này đã dạy cho các cặp đôi bài học đắt giá rằng
đừng nên đi chơi vào ban đêm. Hắn ta còn tuyên bố nếu hai người họ không chống trả thì chúng
sẽ chẳng đánh đập đến mức đó "Khi bị cưỡng hiếp, cô ta không nên chống trả. Cô ta chỉ nên im
lặng và đồng thuận. Sau đó chúng tôi sẽ thả cô ta và chỉ đánh anh chàng kia thôi.”
Trong suốt
quá trình kiện cáo, bọn chúng không hề tỏ ra ăn năn hối cải. "Phụ nữ phải chịu trách nhiệm
nhiều hơn đàn ông nếu bị cưỡng hiếp"
, hắn nói. "Nếu là một cô gái đoan trang sẽ chẳng ra
ngoài lúc 9h tối. Cô ta phải làm việc và trông nhà cửa, chứ không phải lang thang ở vũ trường,
sàn nhảy, làm những thứ sai trái, mặc những bộ đồ sai trái."
Luật sư biện hộ cho nhóm này cũng
thể hiện thái độ cực đoạn về phụ nữ. "Nếu chị em hay con gái của tôi tham gia vào những hoạt
động này trước hôn nhân và tự làm ô nhục mình bằng những điều đó, tôi sẽ đưa họ đến trang
trại, tưới xăng lên người và châm lửa đốt chết họ trước mặt toàn thể gia đình",
ông này nói. Một
luật sư khác cũng đồng tình: "Trong xã hội này, chúng ta không thể nào cho phép phụ nữ ra khỏi
nhà sau 6h30 hay 7h30, đối với người không quen biết".
Phát ngôn của Singh thổi bùng lên ngọn
lửa phẫn nộ của dư luận Ấn Độ, đặc biệt là phụ nữ. Hàng trăm phụ nữ từ khắp nơi trên Ấn Độ
cùng nhau tụ tập lại biểu tình trước tòa án. Dư luận khi đó tranh luận gay gắt về việc có nên áp
dụng án tử hình cho các tội phạm tình dục hay không. Đa số cho rằng nếu ban án tử hình, thì
thay vì chỉ cưỡng hiếp, chúng sẽ giết người. Dưới sức ép dư luận, 5/6 tên bị tuyên án tử hình (1
tên mới 17 tuổi nên phạt cải tạo). Thế nhưng từ thời điểm đó đến nay, số vụ án cưỡng dâm tại Ấn
Độ vẫn gia tăng không ngừng, thậm chí là càng táo tợn và man rợ hơn, mọi nỗ lực dường như chưa bao giờ là đủ.
Vào năm 2015, vụ án nữ sinh viên bị hiếp dâm ngay trong khuôn viên trường Stanford lại
một lần nữa gây ra làn sóng phẫn nộ. Chanel Miller, sinh năm 1922, một cô gái xinh đẹp thông
minh, ước mơ của cô là trở thành nhà văn viết truyện cho trẻ em. Tối hôm đó, Chanel được em
gái mời đến dự buổi tiệc do các nam sinh Đại học Stanford tổ chức. Cô uống say và gục xuống
sàn. Một lúc sau , hai nam sinh Stanford (cũng là nhân chứng mấu chốt trong vụ án) phát hiện
một cặp đôi đang nằm trên bãi cỏ, người nam đang đè lên cô gái bất tỉnh. Họ bước tới can thiệp,
người đàn ông giật mình bỏ chạy nhưng nhanh chóng bị bắt giữ. Chanel được đưa tới bệnh viện
trong trạng thái bất tỉnh, quần áo rách rưới và có dấu hiệu bị xâm hại. Hung thủ là Brock Turner
(khi đó chỉ mới 19 tuổi), sinh viên trường Stanford, đồng thời là một VĐV bơi lội sáng giá. 5
Đa số cho rằng việc cô say bí tỉ trong buổi tiệc do đám đàn ông tổ chức- nơi hừng hực
hocmone tình dục, nên việc trở thành con mồi của đám con trai mới lớn ở đó là điều xứng đáng.
Ngoài ra, Brock là sinh viên đại học danh giá, điển trai, một vận động viên tài năng và sáng giá
của Mỹ. Khi công khai danh tính đôi bên, Chanel được bảo vệ bằng cách chỉ gọi là “Emily Doe”
trong các văn bản. Trái ngược lại khi giới thiệu về Brock thì truyền thông lại đề cập đến thành
tích bơi lội ấn tượng của hắn ta. Nói một cách dễ hiểu hơn, người ngoài nhìn vào, Brock có nhiều
thứ để mất hơn, còn Chanel từ đầu vốn đã thất bại về tư cách.
Hắn ta thay đổi lời khai rằng hai người họ đã hôn nhau và Chanel có vẻ thích khi anh ta
chạm vào vùng kín. Khi tuyên án, thẩm phán ghi nhận những ý kiến của Chanel, nhưng đồng
thời cũng có cả lý lịch tốt của Brock, cho rằng hắn ta đã phạm tội trong tình trạng say xỉn và việc
ngồi tù sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tương lai của hắn. Bản án thấp nhất đã được ban hành: 6 tháng
tù giam và 3 năm quản chế. Sau 3 tháng ở tù, vì “cải tạo tốt” nên hắn được tự do. Sau hơn 18
tháng đấu tranh trong đau đớn và tủi nhục, không chỉ Chanel mà dư luận khi ấy cũng bàng hoàng
khi tên hung thủ chỉ mất 90 ngày trong tù cho cả 3 tội danh. May mắn hơn Jyoti, Chanel vẫn giữ
được tính mạng, nhưng cô và gia đình phải sống trong thương tổn và chỉ trích từ cộng đồng xã
hội. Mãi nhiều năm về sau, khi xuất bản cuốn tự truyện “Know my name”, Chanel mới can đảm
công khai danh tính trong vụ án năm đó. Một lần nữa đứng lên và tiếp thêm dũng khí cho những
người phụ nữ bị tấn công tình dục.
Vào năm 2021, một tiếp viên hàng không người Philipine, Christine Angelica Dacera
được tìm thấy chết trong bồn tắm tại nhà riêng trong tình trạng bị xâm hại nghiêm trọng. Nghi
phạm gần 11 người đàn ông. Đáng buồn thay, thứ người ta quan tâm là “party tại khách sạn” chứ
không phải “xâm hại tập thể”. Nhiều người để lại bình luận khiếm nhã chỉ trích cách ăn mặc, tạo
dáng của Christine dưới bài đăng trên mạng xã hội của cô. Họ cho rằng điều này đang khiêu
khích, kích thích thú tính bên trong của đàn ông. (đến nay cảnh sát vẫn chưa đưa ra bất kỳ kết luận chính thức nào)
Cũng vào năm đó, mô ‡t du học sinh Hàn Quốc đăng tải lên mạng xã hô ‡i viê ‡c bị nhóm
thanh niên Viê ‡t Nam cưỡng hiếp tâ ‡p thể. Bài viết thu hút rất nhiều lượt tương tác. Mặc dù đã có
đầy đủ bằng chứng thuyết phục, nhưng cô gái vẫn không tránh khỏi những bình luâ ‡n chỉ trích, 6
săm soi thậm tệ. Họ cho rằng cô gái đã “gài bẫy”, dựng chuyê ‡n nhằm lấy tiền bồi thường, cho
rằng việc một cô gái uống rượu say xỉn với một đám đàn ông thì việc bị xâm hại là hoàn toàn xứng đáng.
Năm 2018, một trường cấp 2 tại TPHCM, một nữ sinh lớp 8 tố cáo bị một nhóm bạn nam
có hành động sàm sỡ. Vì địa điểm xảy ra không có camera, nên chỉ có thể xử lý cảnh cáo. Một
vài bạn học chỉ trích cô bé vì đã quá thân thiết với đám con trai, muốn gây sự chú ý trong trường.
Phụ huynh của những bạn nam đó gọi điện cho cô bé, dùng lời lẽ miệt thị nặng nề, cho rằng cô
bé đã làm ảnh hưởng đến danh tiếng của mình, từ nay về sau hãy tránh xa con họ ra. Cô bé khi đó, là tôi.
Một số bình luận bên dưới bài đăng của nữ du học sinh nói trên
Mũi dùi của các vụ án nêu trên, bất kể tình tiết có mức
độ nặng hay nhẹ, đều chĩa về phía nạn nhân, bất kể họ đã phải
chịu những chấn thương nghiêm trọng về cả tâm hồn và thể
xác. Không một ai phải bị trừng phạt bằng việc cưỡng hiếp chỉ
vì người đó say xỉn. Người say xứng đáng chịu những lần nôn
mửa, những cơn đau đầu khủng khiếp vào hôm sau, nhưng
chắc chắn không phải là việc bị hãm hiếp. Việc một người ra
ngoài vào buổi tối muộn, hay việc một cô gái thân thiết với các
chàng trai, càng không phải lý do để họ bị cưỡng hiếp. Đổ lỗi,
chỉ trích luôn dễ dàng hơn cảm thông. Người ta dạy con gái
hãy biết bảo vệ mình, hãy đứng đắn, hãy chính chuyên. Chứ
không dạy con trai đừng đi xâm hại con gái người khác.
Vào năm 2019, Bỉ đã tổ chức một cuộc triển lãm với tên gọi “What were you wearing”,
trưng bày 18 bộ trang phục mà các nạn nhân sống sót của tấn công tình dục đã mặc khi bị xâm
hại với mục đích chứng minh rằng: Cách ăn mặc của một người không phải là lý do để họ trở
thành mục tiêu của tội phạm tình dục. Từ quần áo quân nhân, áo sơ mi và quần jeans, áo thun
đơn giản, hay thậm chí là quần áo của trẻ sơ sinh. Triển lãm nhận được sự chú ý từ khắp nơi trên
thế giới, các câu chuyện được kể lại theo một cách mới mẻ hơn, vừa bảo vệ được danh tính nạn
nhân, nhưng vẫn mang tính giáo dục ý thức cao.
3 năm sau đó, Liên Hợp Quốc tổ chức cuộc triển lãm tương tự nhưng có quy mô lớn hơn
tại trụ sở ở Hoa Kỳ. Triển lãm có sự hợp tác giữa RISE (một cơ quan thúc đẩy quyền công dân)
và Spotlight Initiative (hợp tác toàn cầu kéo dài giữa Liên Hợp Quốc và Liên minh Châu Âu).
Người xem có thể thấy được sự đa dạng của trang phục - về độ tuổi, giới tính cũng như văn hóa,
và các tình huống xảy ra. Sự kiện gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về nguy cơ của nạn xâm hại
tình dục, đồng thời tiếp thêm dũng khí cho các nạn nhân may mắn sống sót tìm đến các cơ quan,
tổ chức bảo vệ và cung cấp quyền lợi để họ có thể tái hòa nhập lại với xã hội. Điều quan trọng
nhất là xóa tan định kiến victim blaming đối với các nạn nhân.
Với 103 bộ trang phục đại diện cho 1,3 tỷ nạn nhân may mắn sống sót sau tấn công tình
dục, cuộc triển lãm nhận được sự hưởng ứng tích cực từ khắp nơi trên thế giới. Amanda Nguyễn,
Giám đốc điều hành và sáng tạo của RISE, đồng thời là nạn nhân của một trong những câu
chuyện tại đó phát biểu rằng: “Đây là câu trả lời mạnh dạn cho mọi người thấy những gì chúng
tôi đã mặc, là cơ hội để mở mang hiểu biết và thay đổi quan điểm về việc quy trách nhiệm cho
nạn nhân của xâm hại tình dục”. Những bộ trang phục càng bình thường lại càng dễ chạm đến
mọi thành phần, tầng lớp trong xã hội. Dù bạn giàu hay nghèo, nam hay nữ, xinh đẹp hay xấu xí,
sống ở môi trường tốt hay xấu, ăn mặc kín đáo hay mát mẻ, thì đều có khả năng trở thành con mồi cho kẻ xâm hại.
Nhật Bản cũng là một trong những quốc gia có tỉ lệ phụ nữ bị quấy rối tình dục cao trên
thế giới. Nhưng tương tự ở các khu vực khác, thay vì nhận được sự đồng cảm, họ lại phải đối
diện với loạt chỉ trích nặng nề. Nhà báo Shiori Ito, đã tổ chức một buổi họp báo sau khi tòa án
không xử tội người đã hiếp dâm cô vào năm 2015, sau một lần hắn ta mời cô đi ăn tối và thảo
luận công việc. Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng cô trông quá quyến rũ, họ gọi cô là một nỗi
xấu hổ, nỗi nhục của phụ nữ. Mãi đến 2017, Nhật Bản bùng lên phong trào #Metoo chống lại nạn
tấn công tình dục. Chỉ trong thời gian ngắn, phong trào nhanh chóng nhận được hưởng ứng mãnh
liệt từ khắp nơi trên thế giới như Việt Nam, Hàn Quốc. Phụ nữ dũng cảm đứng lên kể về câu
chuyện của mình, tiếp thêm dũng khí cho các nạn nhân khác, đồng thời tạo ra mức độ nhận thức
mới hơn về nạn tấn công tình dục, giúp cộng đồng và xã hội có cái nhìn khách quan và nhẹ
nhàng hơn đối với các nạn nhân. Một số ngôi sao nổi tiếng như diễn viên Alyssa Milano cũng sử 8
dụng hashtag này nói về quá khứ bị xâm hại của mình, và đó cũng có thể là người thân, bạn bè
của chúng ta. Chính điều đó càng làm cho làn sóng #Metoo trở nên lớn mạnh hơn bao giờ hết.
Lúc này, nhiều người dũng cảm tìm đến các tổ chức cộng đồng xã hội tìm kiếm sự giúp đỡ. Thế
giới khi ấy mới được dịp bàng hoàng về con số nạn nhân tình dục (hơn 97 triệu lượt người dùng hashtag trên) là vô cùng lớn.
Một phụ nữ trưởng thành tố cáo bị một người đàn ông xâm hại cô trong một bữa tiệc.
Thay vì được công nhận và được hỗ trợ, cô bị cho là bịa ra câu chuyện đó nhằm tìm kiếm sự chú
ý. Một cô gái trẻ bị xâm hại tình dục tại công ty nơi cô làm việc. Cô bị đồn đoán là muốn dùng
cách “không đứng đắn” để thăng tiến, nhận chỉ trích về nhân cách và cả bối cảnh gia đình. Và
còn hàng triệu câu chuyện chưa được đưa ra ánh sáng, hàng triệu người phụ nữ phải mang theo
bóng đen tâm lý đến suốt cuộc đời.
Sợ bị chỉ trích, sợ gia đình cảm thấy xấu hổ, sợ mang tiếng. Đứng trước cái gọi là “miệng
lưỡi người đời”, áp lực phẩm giá dường như quan trọng hơn tất thảy. Kẻ không xâm hại còn đáng
sợ kẻ xâm hại. Theo thống kê, cứ mỗi 98 giây lại có một người Mỹ bị tấn công tình dục, nhưng
chỉ có 1 trong 3 trường hợp báo án. Một nạn nhân kể lại, khi cô đến báo án, cảnh sát yêu cầu tái
hiện lại hiện trường. Có khoảng 3 thanh tra cầm máy ảnh đứng xung quanh, một con búp bê hình
người đè lên cô diễn tả lại cảnh cô bị cưỡng hiếp. Theo đó phải chứng minh mình đã “bị thiệt
hại” và điều đó là “trái ý muốn”. Đó là khoảnh khắc nhục nhã nhất trong đời mà cô từng trải qua.
Trinh tiết trở thành một ấn dấu về chất lượng của một người phụ nữ. Một kẻ hiếp dâm,
nếu bị bắt sẽ là một kẻ tù tội, còn không thì vẫn là một người bình thường. Nhưng một người phụ
nữ bị hiếp dâm, dù có bắt được kẻ gây án hay không, bản thân người đó vẫn bị xã hội dán mác
“đã bị vấy bẩn”. Trong một cuộc phỏng vấn, một nạn nhân kể rằng, người nhà hung thủ đã
thương lượng thế này: “Chị làm ơn bỏ qua chuyện này. Nếu khởi tố, con tôi chỉ ngồi tù ba năm,
nhưng con gái chị không thể ra đường hay lấy chồng được đâu”. Bởi vì ai trong chúng ta cũng
giữ quan điểm như thế, nên hung thủ mới ngang nhiên tấn công nạn nhân, lợi dụng sự nghi kỵ,
phán xét của xã hội làm lá chắn cho thú tính bẩn thỉu của mình. 9
Một nạn nhân may mắn sống sót sau tấn công tình dục, ngoại trừ tổn thương về thể xác,
còn dẫn theo nhiều hệ lụy về sau. Trầm cảm, rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD), hay
thậm chí là tự tử. Chúng ta cần phải đẩy mạnh hơn nữa phong trào bảo vệ quyền lợi của các nạn
nhân bị xâm hại, đặc biệt là phụ nữ. Quan trọng hơn hết, là thay đổi trong chính suy nghĩ của
chúng ta. Dù muốn dù không, chúng ta cũng phải tin rằng, thế giới này thực chất là không công
bằng. Bất kì ai trong chúng ta đều có thể trở thành nạn nhân, đồng thời cũng có thể trở thành thủ
phạm. Khi thấy một người khỏa thân trên phố, việc của chúng ta là tiếp tục xoay sở cuộc sống
của mình, chứ không phải là chảy nước dãi, rút máy ảnh ra và hãm hiếp người đó.
Chúng ta không thể bắt các người khác phải ăn vận kín đáo, “an toàn”, cư xử “chuẩn
mực”. Nhưng chúng ta có thể thay đổi suy nghĩ và hành động của chính mình để không trở nên
đáng sợ. Đừng để niềm tin sai lệch đó củng cố cho suy nghĩ đồi bại của kẻ thủ ác, đừng để bọn
chúng dùng chính chúng ta làm lá chắn cho hành động của mình, đừng để nạn nhân cảm thấy tội
lỗi khi chính họ mới là người cần được bảo vệ. Nếu không thể yêu thương, cũng xin đừng tái tổn
thương các nạn nhân một lần nữa.
Victim blaming là một hệ lụy, tư tưởng sai lệch bắt nguồn từ những định kiến lạc hậu và
lệch lạc. Xã hội ngày càng phát triển, chúng ta càng cần phải chung tay loại bỏ những tiêu cực
này ra khỏi đời sống. Không ai là xứng đáng bị tổn thương bởi những quy chụp sai lệch từ cộng
đồng xã hội. Chắc chắn không ai mong muốn thấy rằng khi những người thân của mình, hay
chính bản thân người đó, lâm vào hoàn cảnh tương tự và phải chịu đựng sự những chỉ trích như
thế. Hãy nhẹ nhàng, hãy cảm thông với nạn nhân một chút, cũng là với chính bản thân mỗi chúng ta. 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. (2022) What were you wearing? UN exhibit demands justice for survivors of sexual violence.
https://www.spotlightinitiative.org/news/what-were-you-wearing-un-exhibit-
demands-justice-survivors-sexual-violence
2. Mai Thảo (15/08/2020), Hành trình đi tìm công lý của nữ sinh viên bị hiếp dâm trong
khuôn viên trường Stanford, Báo Phụ Nữ.
https://www.phunuonline.com.vn/hanh-trinh-di-tim-cong-ly-cua-nu-sinh-vien-bi-
hiep-dam-trong-khuon-vien-truong-stanford-a1415594.html
3. Anh Ngọc (03/03/2015), Kẻ cưỡng hiếp nữ sinh trên xe buýt Ấn Độ đổ lỗi cho nạn nhân, VNExpress.
https://vnexpress.net/ke-cuong-hiep-nu-sinh-tren-xe-buyt-an-do-do-loi-cho-nan-nhan- 3152292.html
4. Madhav Gawri (27/05/2020), Psychology of Victim blaming,
https://ylcube.com/c/blogs/psychology-victim-blaming/
5. David B. Feldman (02/03/2018), Why do people blame the victim Psychology Today
https://www.psychologytoday.com/us/blog/supersurvivors/201803/why-do-people- blame-the-victim
6. Manisha G Kumari, The sexual harassment, victim-blaming, and rape culture - I remember it all.
https://www.outlookindia.com/website/story/opinion-i-remember-it-all-the-sexual-
harassment-victim-blaming-and-rape-culture/353420 11