Bạo lực học đường (RE) - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Bạo lực học đường (RE) - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Triết học trong cuộc sống (PHI117)
Trường: Đại học Hoa Sen
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
MÔN: TRIẾT HỌC TRONG CUỘC SỐNG GVHD: TS DƯƠNG NGỌC DŨNG SVTH: CHÂU PHẠM THÙY GIANG MSSV: 22301267 BÀI LUẬN CUỐI KÌ
BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG - GÓC ĐỘ TRIẾT HỌC
Trong những năm gần đây, bạo lực học đường dần trở thành vấn đề gây nhức nhối
trong xã hội. Từ hình thức cho đến mức độ đều phát triển theo chiều hướng ngày càng
tiêu cực hơn. Bạo lực học đường xuất hiện khi có sự sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực
với mục đích làm tổn thương, gây tổn hại hoặc đe dọa cho sinh viên, học sinh, hoặc nhân
viên trong môi trường học tập. Đây có thể là hành vi vật lý (ví dụ: đánh đập, bạo hành),
tinh thần (như làm nhục, cô lập), hoặc thậm chí là cả hai. Bạo lực học đường có thể xảy
ra ở mọi cấp bậc giáo dục, từ trẻ em ở trường mẫu giáo đến sinh viên trong các trường đại
học. Các hình thức bạo lực học đường có thể bao gồm: côn đồ, quấy rối tình dục, hành vi
quấy rối, cưỡng ép, đe dọa và nhiều hình thức khác.
Tác động của bạo lực học đường có thể rất nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến
sức khỏe tâm thần và thể chất của nạn nhân, làm giảm hiệu suất học tập, tăng nguy cơ
trầm cảm và tạo ra các vấn đề về tâm lý và hành vi trong tương lai. Do đó, việc ngăn chặn
và giảm thiểu bạo lực học đường là một ưu tiên hàng đầu trong giáo dục và xã hội.
Theo thống kê, trong khoảng gần hai năm qua, cả nước ta xảy ra 699 vụ bạo lực
học đường liên quan đến hơn 2.000 học sinh. Bình quân, cứ 50 cơ sở giáo dục xảy ra 1 vụ
bạo lực học đường. Mô q
t nghiên cứu trên 1.040 học sinh THCS và THPT tại Hà Nội và 1
TP. Hồ Chí Minh năm 2019 cho thấy, 75,7% học sinh tham gia vào bắt nạt trực tiếp và
32,5% học sinh tham gia vào bắt nạt trực tuyến ở các mức độ khác nhau, từ một đến hai
lần trong năm học cho đến việc có thể xảy ra hàng ngày, với các vai trò khác nhau như
thủ phạm, nạn nhân hoặc thậm chí là cả hai. Hầu hết các vụ việc đều được xử lý bằng các
hình thức như: tham vấn tâm lý, phối hợp với gia đình để cùng giáo dục hoặc xây dựng
các kế hoạch can thiệp hỗ trợ, một số trường hợp khác được xử lý theo quy định của pháp luật.
Từ góc độ triết học, chúng ta có thể nhìn nhận và phân tích vấn đề này theo nhiều
khía cạnh khác nhau, từ nguyên nhân đến hậu quả, từ giải pháp đến ý nghĩa hành động
của bản thân. Bằng cách áp dụng các nguyên lý và quan điểm triết học, chúng ta có thể
cung cấp một cái nhìn sâu sắc và toàn diện về bạo lực học đường và cách giải quyết nó.
Một trong những góc nhìn quan trọng từ triết học là sự nhìn nhận về nguyên nhân của
bạo lực học đường. Triết học cho rằng, bạo lực học đường phản ánh sự thiếu tôn trọng, sự
thiếu hiểu biết về hậu quả của hành động và các vấn đề hành xử cơ bản về đạo đức trong
xã hội. Vấn đề này có thể phản ánh sự vắng mặt của giáo dục đạo đức trong xã hội hiện
đại, nơi mà giá trị cá nhân thường được ưu tiên hơn sự tôn trọng và sự đồng cảm. Những
người thực hiện hành vi này có thể đang chịu ảnh hưởng của một số yếu tố xã hội, như áp
lực đồng trang lứa, sự bất ổn gia đình, hoặc môi trường học tập không an toàn.
Gia đình là cái nôi đầu tiên định hình nhân cách cho trẻ. Đứa trẻ nếu chứng kiến
hoặc từng là nạn nhân của bạo lực gia đình thì khả năng cao những hành động đó sẽ hình
thành sâu trong tiềm thức của chúng, bộc phát ra bên ngoài dưới hình thức bạo lực học
đường. Trong độ tuổi đang hình thành, phát triển nhân cách và suy nghĩ, việc tiếp xúc với
bạo lực từ sớm như thế sẽ khiến trẻ ghi nhớ và bắt chước theo, đôi khi là trong trạng thái
không ý thức được. Khi được hỏi về nguyên nhân của hành vi gây bạo lực, phần đông các
em thường cho rằng đa số những người có hành vi bạo lực đều có nguồn gốc từ gia đình,
trong đó có các tình huống bất ổn trong mối quan hệ giữa bố mẹ như ly hôn, bất hòa, đánh nhau, cãi nhau….. 2
Trên thực tế, thời gian mà các em hoạt động chủ yếu là ngoài xã hội. Một vấn đề
đáng chú ý hiện nay là sự tiếp xúc ngày càng nhiều với nền văn hóa ngoại lai, trong đó có
những yếu tố tiêu cực nếu không được lựa chọn và chắt lọc một cách hợp lý, có thể ảnh
hưởng tiêu cực đến cá nhân tiếp nhận. Cụ thể như ảnh hưởng của trò chơi điện tử online,
đặc biệt là những trò mang tính hành động bạo lực, đang có tác động đáng kể đến hành
động và tư duy của các em. Bên cạnh đó, sự lan truyền của phim ảnh bạo lực và đồi trụy,
kết hợp với lối sống thực dụng và tập trung vào vật chất, việc tôn vinh giá trị tiền bạc, và
việc tuyệt đối hóa lợi ích cá nhân mà trẻ phải chứng kiến trong gia đình, trường học, hoặc
trong cộng đồng dân cư, đều là những yếu tố có thể gây hại đến quá trình hình thành nhân cách tiến bộ của trẻ.
Khi trẻ bị ảnh hưởng bởi những thói hư, tật xấu mà lại thiếu sự quan tâm và giáo
dục từ phía cha mẹ, và bị lôi kéo bởi các nhóm xã hội tiêu cực, chúng dễ dàng bị trượt
dốc và thực hiện những hành vi trái ngược với các chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Ở
những người có nhân cách chứa đựng các đặc điểm tiêu cực và lệch lạc, khi đối mặt với
các tình huống không như ý muốn, trẻ thường bảo vệ lợi ích và cái tôi của mình bằng mọi
cách, ưa tiên sử dụng vũ lực, theo cách mà họ thường nhìn thấy trong các trò chơi và
phim ảnh bạo lực. Đây chính là nguyên nhân tâm lý xã hội dẫn đến tình trạng "trẻ hóa tội phạm".
Hoặc đơn giản chỉ xuất phát từ những cảm xúc tiêu cực như sự ác cảm, mất cảm
tình, ganh ghét vì sự vượt trội trong học tập, gia cảnh, nhan sắc hay bất kì một khía cạnh
nào đó; ghen tuông, tranh giành người yêu (nỗi sợ mất mát); những mâu thuẫn trong quá
trình sinh hoạt trên không gian mạng; hay thậm chí là “ngứa mắt thì đánh”….Tất cả đều
là tác nhân thúc đẩy trẻ giải tỏa các bức xúc tâm lý bên trong bằng các hành vi gây hại
cho đối tượng gây cho mình sự khó chịu.
Hậu quả của bạo lực học đường từ góc độ triết học có thể mở ra cái nhìn sâu sắc
hơn về cách mà nó ảnh hưởng đến cá nhân, xã hội và văn hóa. Về mặt cá nhân, bạo lực
học đường có thể gây ra tổn thương về tâm lý và thể chất cho nạn nhân. Cảm giác không
an toàn, sợ hãi, và lo lắng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần và sức khỏe của họ. 3
Nạn nhân có thể trở nên tự ti, tự cô lập bản thân và mất lòng tin vào bản thân và xã hội.
Họ có thể phát triển các vấn đề về tâm lý như trầm cảm, lo âu và stress, gây ảnh hưởng
đến sự phát triển cá nhân và hạnh phúc của họ, hay thậm chí hậu quả nghiêm trọng nhất
là tự tử. Bên cạnh đó, bản thân kẻ bạo lực cũng có sự lệch lạc, méo mó trong nhân cách
và hành xử với những người xung quanh. Nếu không được can thiệp kịp thời, khi đứa trẻ
đó trưởng thành có thể dẫn đến những hành vi nghiêm trọng hơn như phạm pháp, bạo lực
gia đình trong những cộng đồng mà chúng tham gia sau này.
Về mặt xã hội, vấn nạn này có thể tạo ra một môi trường học tập không an toàn,
gây ảnh hưởng đến hiệu suất học tập và thành tích của học sinh. Điều này có thể ảnh
hưởng đến nền giáo dục và đào tạo của quốc gia. Tác động xã hội của bạo lực học đường
có thể dẫn đến sự tách biệt và xung đột trong cộng đồng học đường và xã hội nói chung,
gây ra sự phân biệt và căng thẳng giữa các nhóm dân tộc, tôn giáo hoặc xã hội. Về mặt
văn hóa, bạo lực học đường có thể phản ánh sự mất mát của giá trị đạo đức và tôn trọng
trong xã hội. Nó có thể góp phần làm mờ đi giới hạn giữa đúng và sai, tạo ra một môi
trường văn hóa không lành mạnh và không phát triển. Nếu bạo lực học đường trở nên phổ
biến, nó có thể tạo ra một văn hóa chấp nhận, xem nhẹ và thậm chí là bình thường hóa
bạo lực, ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai và giá trị đạo đức cơ bản của xã hội.
Góp phần phòng chống bạo lực học đường không chỉ là trách nhiệm của một cá
nhân nào mà là của toàn xã hội. Về phía gia đình, bậc cha mẹ cần xây dựng một môi
trường lành mạnh để con cái trưởng thành và phát triển theo hướng tích cực. Đồng thời
quan tâm tới cảm xúc, suy nghĩ của con trẻ, tích cực phối hợp chặt chẽ với nhà trường
trong việc quản lý thời gian của con em nhằm hạn chế những hành vi xấu diễn ra.
Nhìn từ góc độ đạo đức, triết học chú trọng việc phát triển đạo đức và phẩm hạnh
của con người. Nền tảng giáo dục đạo đức xuất phát từ gia đình và trường học có thể giúp
trẻ em có được sự tôn trọng, đồng cảm, biết sẻ chia và hành xử trong “hòa bình”. Một
đứa trẻ được phát triển trong môi trường đề cao các giá trị đạo đức, bản thân chúng sẽ
hiểu và thực hiện được những giá trị đó. Tăng cường giáo dục đạo đức trong các chương
trình giáo dục, không chỉ thông qua sách vở hay lý thuyết suông, mà còn từ những tình 4
huống giao tiếp thực tế, giúp trẻ có cái nhìn rõ ràng và sâu sắc hơn cảm xúc của chính
mình, cũng như của những người xung quanh.
Triết học về nhân quả cho rằng, mọi hành vi đều có Nhân và Quả tương ứng. Và
việc giáo dục cho trẻ giúp chúng nhận biết và hiểu rõ hậu quả của hành vi bạo lực, từ đó
khuyến khích tránh được hành động tiêu cực, thúc đẩy chọn lựa hành vi tích cực.
Để xây dựng môi trường học tập lành mạnh, triết học xã hội nhấn mạnh vai trò của
môi trường xã hội trong hình thành và phát triển con người, đồng thời coi trọng việc xây
dựng một cộng đồng tích cực, nhân văn, hỗ trợ lẫn nhau. Quan sát từ những nước có nền
giáo dục tiên tiến cho thấy, họ rất coi trọng giáo dục cho trẻ từ lứa tuổi mầm non tới học
sinh phổ thông những hiểu biết cơ bản hình thành nhân cách. Trong chương trình giáo
dục, họ dành khá nhiều thời lượng đối với việc giáo dục kỹ năng sống, giáo dục cách ứng
xử thân thiện với bạn bè và với môi trường xung quanh. Các bài học giáo dục này được
biểu đạt bởi những ngôn từ khá mềm dẻo, gần gũi với cuộc sống; kết hợp với các hoạt
động giáo dục ngoài giờ, tìm tòi và đưa ra phương án xử lý những vấn đề hiện đang xảy
ra trong cuộc sống. Vì vậy, học sinh được đưa vào môi trường tự giáo dục, tự rèn luyện.
Việc xây dựng một cộng đồng tích cực, sẽ thúc đẩy sự hợp tác giữa các thành viên, giúp
trẻ em cảm thấy an toàn và được hỗ trợ hơn trong quá trình phát triển của mình. Quan hệ
bình đẳng và tôn trọng sự khác biệt là điều kiện phát triển tự do sáng tạo cá nhân, đồng
thời cũng ràng buộc cá nhân vào trong những quan hệ tất yếu để phòng chống bạo lực. Sự
duy trì bạo lực, dù ở bất cứ quan hệ nào, đặc biệt là trong môi trường học đường, không
bao giờ là chỉ báo cho một sự văn minh.
Trong xã hội hiện đại, bạo lực học đường đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng
đối với hệ thống giáo dục và xã hội. Việc thúc đẩy một môi trường học tập an toàn và tích
cực không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan giáo dục mà còn của toàn bộ cộng đồng.
Bằng cách tìm hiểu và đối mặt với vấn đề này từ góc nhìn triết học, chúng ta có thể nhìn
thấy nhiều khía cạnh sâu sắc hơn về nguyên nhân, hậu quả và giải pháp. 5
Bạo lực học đường không chỉ là vấn đề của các cá nhân mà còn phản ánh sự suy
giảm của giáo dục đạo đức và tình cảm xã hội trong xã hội. Chúng ta có thể thấy rằng
nhiều nguyên nhân có thể góp phần vào sự phát triển của bạo lực, từ môi trường gia đình
bất ổn đến sự tiếp xúc với các yếu tố tiêu cực từ bên ngoài xã hội. Hậu quả của bạo lực
học đường không chỉ là tổn thương về thể chất mà còn là mất mát về tinh thần và phẩm
chất. Trẻ em bị ảnh hưởng có thể phát triển các vấn đề tâm lý và hành vi, gây ảnh hưởng
tiêu cực đến sự tiến bộ trong học tập và cuộc sống. Trên cơ sở những biện pháp trên,
chính phủ cần thúc đẩy việc thực thi các quy định pháp luật liên quan đến bạo lực học
đường và cung cấp nguồn lực cần thiết để hỗ trợ các chương trình phòng ngừa và giảm
thiểu bạo lực trong môi trường học đường. Chỉ khi chúng ta cùng nhau hành động và hợp
tác, chúng ta mới có thể xây dựng một môi trường học đường an toàn và tích cực cho tất cả mọi người. 6 7