BÀI THU HOẠCH VỀ CHUYẾN ĐI BẢO TÀNG 2 | Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM

Trong khóa học "Lịch Sử Đảng Cộng sản Việt Nam", việc tổ chức chuyến đi tham quan Bảo tàng 2 là một phần quan trọng giúp sinh viên nắm vững và hiểu sâu hơn về lịch sử và sự phát triển của Đảng. Bằng cách tiếp cận các hiện vật, tư liệu và diễn giải trực quan tại bảo tàng, sinh viên có cơ hội trải nghiệm và thảo luận về những sự kiện và nhân vật quan trọng trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Bài thu hoạch về chuyến đi này thường bao gồm việc chuẩn bị trước, ghi chép và ghi nhận các thông tin quan trọng, cũng như viết báo cáo hoặc thảo luận sau chuyến đi để phản ánh và chia sẻ những hiểu biết và suy nghĩ mới. Mục tiêu của bài thu hoạch là tạo ra một trải nghiệm học tập sinh động và thú vị, đồng thời khuyến khích sinh viên phát triển kỹ năng quan sát, phân tích và trình bày.

lOMoARcPSD| 41487147
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN
VĂN KHOA BÁO CHÍ & TRUYỀN THÔNG
BÀI THU HOẠCH GIỮA KỲ
Môn Lịch sử Đảng
Giảng viên: PGS.TS Dương Kiều Linh
Sinh viên: Lê Huỳnh Công Khải
Lớp: K21A Báo chí CLC
MSSV: 2156031018
TP. HỒ CHÍ MINH - 2022
lOMoARcPSD| 41487147
BÀI THU HOẠCH VỀ CHUYẾN ĐI BẢO TÀNG
Giới thiệu về bảo tàng:
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tọa lạc tại số 28 đường Văn Tần, phường
Thị Sáu, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Bảo tàng được xây dựng vào ngày
4/9/1945 mang tên NTrưng bày tội ác Mỹ - Ngụy, sau đó Nhà Trưng bày Tội ác
Chiến tranh xâm lược (ngày 10/11/1990) cuối cùng tên như bây giờ vào ngày
4/7/1995).
Như tên gọi, bảo tàng lưu giữ nhiều tài liệu và hiện vật còn sót lại của các cuộc
kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ vẫn đang được mở rộng thêm. Với tổng số tài
liệu, hiện vật phim ảnh lên đến hơn 20.000, hơn 1.500 trong số chúng đã được giới
thiệu với 9 chuyên đề trưng bày thường xuyên của bảo tàng. Không những thế, với sự
ảnh hưởng của đại dịch những năm qua, bảo tàng đã nâng cao chất lượng cũng như áp
dụng công nghệ tiên tiến vào việc tham quan. Khách du lịch giờ đây còn thể tham
quan từ xa qua ứng dụng của bảo tàng, được thuyết minh với số ngôn ngữ. Từ đó,
trải nghiệm của du khách được cải thiện hơn bao giờ hết. Đến với bảo tàng Chứng tích
Chiến tranh, khách tham quan không chỉ biết thêm về lịch sử đấu tranh giành lại độc
lập, tự do của dân tộc Việt Nam, còn hiểu hơn về những bài học của người xưa để
lại và giá trị của sự hòa bình.
Hiện, bảo tàng đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa Thể thao Thành phố Hồ Chí
Minh và là thành viên của Hội đồng các bảo tàng thế giới (ICOM).
Nội dung bài thu hoạch:
Đây là 9 chuyên đề được trưng bày thường xuyên tại bảo tàng Chứng tích
Chiến tranh:
- Những sự thật lịch sử
- Hồi niệm
- Việt Nam - Chiến tranh và hòa bình
- Chất độc da cam trong chiến tranh ở Việt Nam
- Tội ác chiến tranh xâm lược
- Hậu quả chất độc da cam
- Thế giới ủng hộ Việt Nam kháng chiến chống Mỹ 1954 - 1975
- Chế độ lao tù trong chiến tranh xâm lược Việt Nam
Trong số đó, chuyên đđể lại cho em nhiều n tượng nhất “Thế giới ủng hộ
Việt Nam kháng chiến chống Mỹ 1954 - 1975”. Tại bảo tàng, những hình ảnh về cuộc
biểu tình các ớc trên thế giới, bảng biểu với nhiều ngôn ngữ khác nhau số
hiện vật khác đến từ khắp mọi đất nước được trưng bày cthích cùng chi tiết.
Bên cạnh đó, cùng với sự thuyết minh truyền cảm dồi dào cảm c của hướng dẫn
viên, em đã thật sự hòa vào bối cảnh lịch sử khi đó, hòa vào với không khí mãnh liệt
lOMoARcPSD| 41487147
đó. Khi xem các tác phẩm tại đó, em đã phải thốt lên: “Làm thế nào mà các nước khác
trên thế giới lại có thể biết được tội ác của Mỹ khi đấy, làm sao để họ thđứng
về phía Việt Nam?”. Đất nước ta vốn chỉ một nước nhỏ bé yếu thế so với một
cường quốc phát triển thịnh vượng như Mỹ, thế nhưng, với sự đóng góp to lớn của
Đảng bấy giờ, chúng ta không chỉ giành được sự ủng hộ của thế giới còn đạt đến
thắng lợi vẻ vang.
Qua sự thành công vang dội của chiến dịch Điện Biên Phủ (13/3/1954 -
7/5/1954), dân ta với mục tiêu hòa bình thống nhất, Hiệp định Giơ Ne (7/1954)
đã được ký kết. Chính phủ ta đã tăng cường quan hệ ngoại giao bằng các chuyến thăm
đến các nước trên thế giới, vừa tố cáo hành vi tội ác của Mỹ trước luận toàn thế
giới cũng như học tập để khôi phục tình hình nước ta. Thế nhưng, với âm mưu chia
cắt nước ta, chính quyền Mỹ - Diệm đã dùng mọi cách để chống phá can thiệp vào
công cuộc thống nhất của nước ta. Chúng đã chèn ép biết bao nhiêu người chiến sĩ yêu
nước, máy chém đi khắp nơi để đàn áp cách mạng. Trước tình cảnh đó, Hội nghị
Trung ương lần thứ 15 (1/1959) đã đưa ra chiến lược mới, đổi sang thế tấn công. Từ
đó, dân ta vùng dậy, phong trào Đồng Khởi bùng nổ các tỉnh miền Nam, đánh một
đòn bất ngờ cho quân Mỹ. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời
vào ngày 20/11/1960, thực hiện chủ trương chính sách ngoại giao hòa bình, thống
nhất hai miền đất nước, chống chiến tranh m lược lên tiếng đòi lại nền hòa bình
thế giới. Từ đó, “tiếng lành vang xa”, Việt Nam ta nhận được số sự công nhận
ủng hộ từ khắp nơi trên thế giới. Nhiều chính khách Mỹ và quốc tế đã lên tiếng ủng hộ
các chính sách của ta.
Chính phủ ta khi đó đã tích cực hoạt động ngoại giao cùng với vận động sự ủng
hộ quốc tế qua các chủ trương đề cao chính nghĩa, lên án chiến tranh phi nghĩa, những
hành vi tâm của Mỹ qua việc chèn ép bịa đặt, vu khống chính phủ ta. Không
những thế, ta vạch trần hành vi che giấu tội ác của Mỹ cho các vị khách quốc tế, cho
họ thấy nội tình sự thật của Việt Nam khi đấy. Và từ đó, ta đã đẩy Mỹ vào thế khó khi
mâu thuẫn giữa sự dối trá họ đưa ra thế giới sự thật ớc ta đã cung cấp.
Các nước trên thế giới bắt đầu đòi sự chấm dứt cuộc chiến tranh xâm ợc phi
nghĩa tại Việt Nam.
Hơn nữa, Đảng đưa ra chiến lược “vừa đánh vừa đàm” để vừa thể đạt được
thành công về mặt quân sự, giành độc lập đất nước còn khía cạnh ngoại giao,
chính trị. Ta lên tiếng với giọng điệu đanh thép, lập trường vững chắc đối đầu trực
tiếp với chính quyền Mỹ, buộc họ dừng lại mọi hành vi nhẫn tâm phi đạo đức. Với
số cuộc tiến công như “Tết Mậu Thân 1968”, “Điện Biên Phtrên không 1972”,
Mỹ bị đánh một đòn tâm lý nặng nề, mất đi thế chủ động ban đầu. Cùng với vụ việc lộ
tài liệu mật của Lầu Năm Góc về chiến tranh Việt Nam bối Watergate, Mỹ đã
mất đi hoàn toàn sự can thiệp và chia cắt chủ quyền Việt Nam. Và cuối cùng, đất nước
ta đã giành được nền độc lập, tự do đã bị đánh cắp bấy lâu, cũng như làm tiền đề thúc
đẩy phong trào giải phóng dân tộc cho các nước thuộc địa khác trên toàn thế giới.
lOMoARcPSD| 41487147
Cảm nhận của bản thân:
thể nói, với sự chiến lược quân sự tài tình cùng với chính sách ngoại giao
thuyết phục của Đảng, ớc Việt Nam ta đã nhận được số sự ủng hộ từ bạn
quốc tế. Không ai thể nghĩ rằng một ớc nhỏ lại thể trực tiếp đối đầu giành
thắng lợi vẻ vang trước một cường quốc. Qua đó, em đã cảm nhận được sự nhiệt huyết
tận tụy của Đảng trong công cuộc giải phóng từ những chủ trương của Đảng.
Không chỉ đấu tranh trên chiến trường, Đảng ta còn phải đấu tranh trong hoạt
động ngoại giao, đàm phán để hỗ trợ các cuộc chiến tranh trang giành được thắng
lợi. một sinh viên được sinh ra sống n trong thời bình, em không khỏi nghẹn
ngào biết ơn trước những giá trị cha ông ta, Đảng đã để lại cho những thế
hệ sau này. Đối với em, những chuyến tham quan bảo tàng chính một trong những
cách hiệu quả nhất để thế hệ trẻ như chúng em thể hiểu về một thời súng đạn hào
hùng, cũng như những bài học lịch sử vô cùng đắt giá.
Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình Lịch sử Đảng không chuyên
2. PGS.TS Nguyễn Tùng (2019), Mặt trận ngoại giao trong kháng chiến
chống Mỹ cứu nước, Trường Đại học Khoa học Đại học Thái Nguyên, truy
cập ngày 5/1/2023 http://lichsu.tnus.edu.vn/chi-tiet/775--Mat-tran-ngoai-giao-
trong-khang-chien-chong-My-cuu-nuoc
| 1/4

Preview text:

lOMoAR cPSD| 41487147
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN
VĂN KHOA BÁO CHÍ & TRUYỀN THÔNG
BÀI THU HOẠCH GIỮA KỲ
Môn Lịch sử Đảng
Giảng viên: PGS.TS Dương Kiều Linh
Sinh viên: Lê Huỳnh Công Khải Lớp: K21A Báo chí CLC MSSV: 2156031018
TP. HỒ CHÍ MINH - 2022 lOMoAR cPSD| 41487147
BÀI THU HOẠCH VỀ CHUYẾN ĐI BẢO TÀNG
Giới thiệu về bảo tàng:
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tọa lạc tại số 28 đường Võ Văn Tần, phường
Võ Thị Sáu, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Bảo tàng được xây dựng vào ngày
4/9/1945 mang tên Nhà Trưng bày tội ác Mỹ - Ngụy, sau đó là Nhà Trưng bày Tội ác
Chiến tranh xâm lược (ngày 10/11/1990) và cuối cùng có tên như bây giờ vào ngày 4/7/1995).
Như tên gọi, bảo tàng lưu giữ nhiều tài liệu và hiện vật còn sót lại của các cuộc
kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và vẫn đang được mở rộng thêm. Với tổng số tài
liệu, hiện vật và phim ảnh lên đến hơn 20.000, hơn 1.500 trong số chúng đã được giới
thiệu với 9 chuyên đề trưng bày thường xuyên của bảo tàng. Không những thế, với sự
ảnh hưởng của đại dịch những năm qua, bảo tàng đã nâng cao chất lượng cũng như áp
dụng công nghệ tiên tiến vào việc tham quan. Khách du lịch giờ đây còn có thể tham
quan từ xa qua ứng dụng của bảo tàng, được thuyết minh với vô số ngôn ngữ. Từ đó,
trải nghiệm của du khách được cải thiện hơn bao giờ hết. Đến với bảo tàng Chứng tích
Chiến tranh, khách tham quan không chỉ biết thêm về lịch sử đấu tranh giành lại độc
lập, tự do của dân tộc Việt Nam, mà còn hiểu hơn về những bài học của người xưa để
lại và giá trị của sự hòa bình.
Hiện, bảo tàng là đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí
Minh và là thành viên của Hội đồng các bảo tàng thế giới (ICOM).
Nội dung bài thu hoạch:
Đây là 9 chuyên đề được trưng bày thường xuyên tại bảo tàng Chứng tích Chiến tranh:
- Những sự thật lịch sử - Hồi niệm
- Việt Nam - Chiến tranh và hòa bình
- Chất độc da cam trong chiến tranh ở Việt Nam
- Tội ác chiến tranh xâm lược
- Hậu quả chất độc da cam
- Thế giới ủng hộ Việt Nam kháng chiến chống Mỹ 1954 - 1975
- Chế độ lao tù trong chiến tranh xâm lược Việt Nam
Trong số đó, chuyên đề để lại cho em nhiều ấn tượng nhất là “Thế giới ủng hộ
Việt Nam kháng chiến chống Mỹ 1954 - 1975”. Tại bảo tàng, những hình ảnh về cuộc
biểu tình ở các nước trên thế giới, bảng biểu với nhiều ngôn ngữ khác nhau và vô số
hiện vật khác đến từ khắp mọi đất nước được trưng bày và chú thích vô cùng chi tiết.
Bên cạnh đó, cùng với sự thuyết minh truyền cảm và dồi dào cảm xúc của hướng dẫn
viên, em đã thật sự hòa vào bối cảnh lịch sử khi đó, hòa vào với không khí mãnh liệt lOMoAR cPSD| 41487147
đó. Khi xem các tác phẩm tại đó, em đã phải thốt lên: “Làm thế nào mà các nước khác
trên thế giới lại có thể biết được tội ác của Mỹ khi đấy, và làm sao để họ có thể đứng
về phía Việt Nam?”. Đất nước ta vốn chỉ là một nước nhỏ bé và yếu thế so với một
cường quốc phát triển thịnh vượng như Mỹ, thế nhưng, với sự đóng góp to lớn của
Đảng bấy giờ, chúng ta không chỉ giành được sự ủng hộ của thế giới mà còn đạt đến thắng lợi vẻ vang.
Qua sự thành công vang dội của chiến dịch Điện Biên Phủ (13/3/1954 -
7/5/1954), dân ta với mục tiêu hòa bình và thống nhất, Hiệp định Giơ Ne Vơ (7/1954)
đã được ký kết. Chính phủ ta đã tăng cường quan hệ ngoại giao bằng các chuyến thăm
đến các nước trên thế giới, vừa tố cáo hành vi và tội ác của Mỹ trước dư luận toàn thế
giới cũng như học tập để khôi phục tình hình nước ta. Thế nhưng, với âm mưu chia
cắt nước ta, chính quyền Mỹ - Diệm đã dùng mọi cách để chống phá và can thiệp vào
công cuộc thống nhất của nước ta. Chúng đã chèn ép biết bao nhiêu người chiến sĩ yêu
nước, lê máy chém đi khắp nơi để đàn áp cách mạng. Trước tình cảnh đó, Hội nghị
Trung ương lần thứ 15 (1/1959) đã đưa ra chiến lược mới, đổi sang thế tấn công. Từ
đó, dân ta vùng dậy, phong trào Đồng Khởi bùng nổ ở các tỉnh miền Nam, đánh một
đòn bất ngờ cho quân Mỹ. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời
vào ngày 20/11/1960, thực hiện chủ trương chính sách ngoại giao hòa bình, thống
nhất hai miền đất nước, chống chiến tranh xâm lược và lên tiếng đòi lại nền hòa bình
thế giới. Từ đó, “tiếng lành vang xa”, Việt Nam ta nhận được vô số sự công nhận và
ủng hộ từ khắp nơi trên thế giới. Nhiều chính khách Mỹ và quốc tế đã lên tiếng ủng hộ các chính sách của ta.
Chính phủ ta khi đó đã tích cực hoạt động ngoại giao cùng với vận động sự ủng
hộ quốc tế qua các chủ trương đề cao chính nghĩa, lên án chiến tranh phi nghĩa, những
hành vi và dã tâm của Mỹ qua việc chèn ép và bịa đặt, vu khống chính phủ ta. Không
những thế, ta vạch trần hành vi che giấu tội ác của Mỹ cho các vị khách quốc tế, cho
họ thấy nội tình sự thật của Việt Nam khi đấy. Và từ đó, ta đã đẩy Mỹ vào thế khó khi
mâu thuẫn giữa sự dối trá mà họ đưa ra thế giới và sự thật mà nước ta đã cung cấp.
Các nước trên thế giới bắt đầu đòi sự chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và phi nghĩa tại Việt Nam.
Hơn nữa, Đảng đưa ra chiến lược “vừa đánh vừa đàm” để vừa có thể đạt được
thành công về mặt quân sự, giành độc lập đất nước mà còn ở khía cạnh ngoại giao,
chính trị. Ta lên tiếng với giọng điệu đanh thép, lập trường vững chắc đối đầu trực
tiếp với chính quyền Mỹ, buộc họ dừng lại mọi hành vi nhẫn tâm và phi đạo đức. Với
vô số cuộc tiến công như “Tết Mậu Thân 1968”, “Điện Biên Phủ trên không 1972”,
Mỹ bị đánh một đòn tâm lý nặng nề, mất đi thế chủ động ban đầu. Cùng với vụ việc lộ
tài liệu mật của Lầu Năm Góc về chiến tranh Việt Nam và bê bối Watergate, Mỹ đã
mất đi hoàn toàn sự can thiệp và chia cắt chủ quyền Việt Nam. Và cuối cùng, đất nước
ta đã giành được nền độc lập, tự do đã bị đánh cắp bấy lâu, cũng như làm tiền đề thúc
đẩy phong trào giải phóng dân tộc cho các nước thuộc địa khác trên toàn thế giới. lOMoAR cPSD| 41487147
Cảm nhận của bản thân:
Có thể nói, với sự chiến lược quân sự tài tình cùng với chính sách ngoại giao
thuyết phục của Đảng, nước Việt Nam ta đã nhận được vô số sự ủng hộ từ bè bạn
quốc tế. Không ai có thể nghĩ rằng một nước nhỏ lại có thể trực tiếp đối đầu và giành
thắng lợi vẻ vang trước một cường quốc. Qua đó, em đã cảm nhận được sự nhiệt huyết
và tận tụy của Đảng trong công cuộc giải phóng từ những chủ trương của Đảng.
Không chỉ đấu tranh trên chiến trường, mà Đảng ta còn phải đấu tranh trong hoạt
động ngoại giao, đàm phán để hỗ trợ các cuộc chiến tranh vũ trang giành được thắng
lợi. Là một sinh viên được sinh ra và sống lên trong thời bình, em không khỏi nghẹn
ngào và biết ơn trước những giá trị mà cha ông ta, mà Đảng đã để lại cho những thế
hệ sau này. Đối với em, những chuyến tham quan bảo tàng chính là một trong những
cách hiệu quả nhất để thế hệ trẻ như chúng em có thể hiểu về một thời súng đạn hào
hùng, cũng như những bài học lịch sử vô cùng đắt giá.
Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình Lịch sử Đảng không chuyên
2. PGS.TS Nguyễn Vũ Tùng (2019), Mặt trận ngoại giao trong kháng chiến
chống Mỹ cứu nước, Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên, truy
cập ngày 5/1/2023 http://lichsu.tnus.edu.vn/chi-tiet/775--Mat-tran-ngoai-giao-
trong-khang-chien-chong-My-cuu-nuoc