-
Thông tin
-
Quiz
Bài thuyết trình làm việc nhóm - Luật hành chính | Trường đại học Luật, đại học Huế
Bài thuyết trình làm việc nhóm - Luật hành chính | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Luật Hành Chính(DHLH) 23 tài liệu
Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Bài thuyết trình làm việc nhóm - Luật hành chính | Trường đại học Luật, đại học Huế
Bài thuyết trình làm việc nhóm - Luật hành chính | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật Hành Chính(DHLH) 23 tài liệu
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Preview text:
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
BÀI THUYẾT TRÌNH LÀM VIỆC NHÓM
CHỦ ĐỀ: TỪ VỤ VIỆC VỀ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY
FORMOSA GÂY RA VÀO NĂM 2016 TẠI VÙNG BIỂN BỐN TỈNH MIỀN
TRUNG. PHÂN TÍCH ĐỂ THẤY RÕ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN
QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH TRONG VỤ VIỆC TRÊN. TÊN NHÓM: Nhóm 5 LỚP:LKT- K47K
HỌC PHẦN: Luật hành chính
GIẢNG VIÊN: ThS. Bùi Thị Nhuận Ánh
Huế, ngày 24 tháng 4 năm 2024 1 MỤC LỤC
1. MÔ TẢ VỤ VIỆC VỀ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY
FORMOSA............................................................................................................3
2. TRÁCH NHIỆM CỦA CHÍNH PHỦ.............................................................4
3. TRÁCH NHIỆM CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG..................7
4. TRÁCH NHIỆM CỦA SỞ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG:......................10
5. TRÁCH NHIỆM CỦA UBND TỈNH HÀ TĨNH.........................................12
a) Trách nhiệm trước khi xảy ra sự cố:..........................................................12
b) Trách nhiệm trong khi xảy ra sự cố:..........................................................14
c) Trách nhiệm sau khi xảy ra sự cố:.............................................................14
6. TRÁCH NHIỆM CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN KỲ ANH, PHÒNG
TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG..........................................................................16
a) Trách nhiệm của UBND Huyện Kỳ Anh trong sự cố môi trường của công
ty Formosa:.......................................................................................................16
b) Trách nhiệm của phòng tài nguyên môi trường.........................................18
7. TRÁCH NHIỆM CỦA UBND PHƯỜNG KỲ TRINH...............................19
8. TỔNG KẾT VẤN ĐỀ...................................................................................21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................24
DANH SÁCH NHÓM 5......................................................................................25 2 NỘI DUNG
1. MÔ TẢ VỤ VIỆC VỀ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY FORMOSA
Tóm tắt diễn biến sự cố này, Bộ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường Trần
Hồng Hà nói, trong tháng 4 - 2016 tại ven biển 4 tỉnh miền Trung gồm Hà
Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế đã xảy ra sự cố môi trường
nghiêm trọng làm hải sản chết bất thường, gây thiệt hại lớn về kinh tế - xã
hội, môi trường biển, ảnh hưởng xấu đến người dân, an ninh trật tự. Ngay khi
có thông tin sự cố, lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã quyết liệt chỉ đạo các biện
pháp hỗ trợ tạo ổn định cuộc sống của người dân vùng thiệt hại, giữ vững an
ninh trật tự, xác định làm rõ nguyên nhân, đối tượng gây ra sự cố để có giải
pháp xử lý. Các bộ, ngành đã huy động hơn 100 chuyên gia, ngành khoa học
đầu ngành từ 30 cơ quan trong và ngoài nước, tổ chức thu thập, có sự phản
biện của các chuyên gia quốc tế đã xác định nguồn thải lớn xuất phát từ khu
vực Vũng Áng (Hà Tĩnh) chứa các độc tố nguy hại theo dòng hải lưu di
chuyển hướng Bắc - Nam qua 4 tỉnh. Đây là nguyên nhân làm hải sản và sinh
vật biển chết hàng loạt nhất là ở tầng đáy.
Bộ tài nguyên và môi trường chủ trì cùng các bộ ngành tổ chức rà soát các
nguồn thải, thành lập đoàn kiểm tra liên ngành và phát hiện công ty gang thép
Hưng Ngiệp Formosa (FHS) đã có một số hành vi vi phạm. Đoàn cũng xác
định những sự cố xảy ra trong quá trình vận hành của Formosa dẫn đến nước
thải từ công ty xả ra biển có chứa các độc tố như Phenol, Cyanua vượt quá
mức cho phép nhiều lần. Theo kiểm tra, chỉ có duy nhất Formosa có thải ra
các chất độc tố này. Từ các căn cứ trên, Bộ tài nguyên và môi trường chủ trì
với các bộ ngành đã thẩm định kỹ lưỡng, tham vấn các nhà khoa học trong và
ngoài nước và kết luận: Những vi phạm và sự cố trong quá trình thi công vận
hành thử nghiệm tổ hợp nhà máy của FHS là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi
trường biển nghiêm trọng, làm hải sản chết bất thường tại 4 tỉnh miền Trung thời gian qua. 3
Từ những chứng cứ khách quan, khoa học, Bộ tài nguyên và môi trường
cùng các bộ ngành liên quan đã nhiều lần làm việc với tập đoàn Formosa Đài
Loan, công ty Formosa Hà Tĩnh để tới ngày 28 – 6 - 2016, phía Formosa Hà
Tĩnh đã nhận trách nhiệm về việc gây ra sự cố môi trường làm hải sản chết
hàng loạt vừa qua. Cũng theo bộ trưởng Trần Hồng Hà, phía Formosa Hà
Tĩnh đã công khai xin lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam vì để xảy ra sự cố
môi trường nghiêm trọng trên. Formosa cũng thực hiện bồi thường về kinh tế
cho người dân và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, bồi thường xử lý ô nhiễm và
phục hồi môi trường ven biển tại 4 tỉnh miền Trung với tổng số tiền trên
11.500 tỷ đồng (500 triệu USD). Bên cạnh đó, Formosa sẽ khắc phục triệt để
các tồn tại, hạn chế của hệ thống xử lý chất thải, nước thải, hoàn thiện công
nghệ sản xuất, đảm bảo xử lý triệt để các chất thải độc hại trước khi thải ra
môi trường theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước để không tái diễn
sự cố môi trường như đã xảy ra. Formosa cũng cam kết phối hợp với các bộ
ngành của Việt Nam và các tỉnh miền Trung xây dựng các giải pháp đồng bộ
để kiểm soát môi trường biển miền Trung, đảm bảo phòng chống ô nhiễm, tạo niềm tin với Việt Nam1.
2. TRÁCH NHIỆM CỦA CHÍNH PHỦ
- Chính phủ có trách nhiệm trong vụ Formosa vì những lý do sau:
“Nghị định 19/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường được quy
định tại khoản 1, khoản 2 Điều 10. “Trách nhiệm các cơ quan quản lý và các đơn vị
1. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường:
a) Xây dựng và ban hành các hướng dẫn về trình tự, thủ tục, nội dung thẩm
định, phê duyệt, kiểm tra, xác nhận hoàn thành phương án, phương án bổ
1 Sự cố môi trường ven biển miền Trung: Formosa nhâ›n lỗi và bồi thường 500 triê›u USD,
https://cadn.com.vn/su-co-moi-truong-ven-bien-mien-trung-formosa-nhan-loi-va-boi-thuong-500-trieu- usd-post150815.html 4
sung và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản;
b) Thống nhất quản lý nhà nước về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải
tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản;
c) Thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận hoàn thành phương án,
phương án bổ sung thuộc thẩm quyền;
d) Xây dựng và ban hành hướng dẫn kỹ thuật về bảo vệ môi trường, cải tạo,
phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản;
đ) Định kỳ kiểm tra, thanh tra công tác bảo vệ môi trường, cải tạo, phục hồi
môi trường của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, báo cáo Thủ
tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
2. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (gọi tắt là Bộ, ngành):
a) Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, ban hành hoặc trình
cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản có liên quan tới cải tạo, phục hồi
môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản;
b) Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan, tổ chức liên
quan tổ chức triển khai các quy định về cải tạo, phục hồi môi trường và ký
quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản theo
quy định tại Nghị định này;
c) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn
việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường tại các quỹ
bảo vệ môi trường.”
- Theo đó, trong công tác bảo vệ môi trường thì chính phủ phải có trách nhiệm:
+ Thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước;
ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp
luật, cơ chế, chính sách về bảo vệ môi trường.
+ Quyết định chính sách về bảo vệ, cải thiện và giữ gìn môi trường; chỉ đạo
tập trung giải quyết, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái môi
trường, cải thiện chất lượng môi trường ở các khu vực trọng điểm; kiểm soát 5
ô nhiễm, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường; phát triển năng lượng sạch,
sản xuất và tiêu dùng bền vững; phát triển ngành công nghiệp môi trường, dịch vụ môi trường
- Chính phủ còn có những thiếu sót trong quản lý:
+ Chính phủ đã cấp phép cho Formosa Hà Tĩnh hoạt động khi chưa đánh giá
đầy đủ tác động môi trường, dẫn đến việc công ty xả thải độc hại ra biển.
+ Việc giám sát hoạt động của doanh nghiệp chưa hiệu quả, không phát hiện
ra hành vi vi phạm của Formosa kịp thời.
- Chính phủ phản ứng chậm trễ:
+ Sau khi sự cố môi trường xảy ra, Chính phủ đã mất nhiều thời gian mới có
thể đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp.
+ Việc cung cấp thông tin cho người dân về vụ việc còn nhiều hạn chế, dẫn
đến hoang mang và lo lắng trong dư luận.
- Chính phủ còn thiếu minh bạch:
+ Quá trình đàm phán bồi thường thiệt hại cho người dân diễn ra thiếu minh
bạch, dẫn đến nhiều nghi ngờ về việc Chính phủ thiên vị cho Formosa.
+ Việc xử lý các cá nhân có liên quan đến vụ việc cũng chưa được công khai đầy đủ.
- Chính phủ đã thực hiện những biện pháp sau trong vụ Formosa:
+ Theo quy định tại khoản 3, điều 96, Hiến pháp 2013:
“Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
3. Thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học,
công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an
ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thi hành lệnh động viên hoặc động
viên cục bộ, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết
khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của Nhân dân”
+ Theo quy định tại khoản 2, điều 34, Nghị định 19/2015/NĐ-CP hướng dẫn
Luật Bảo vệ môi trường: 6
“ Theo khoản 2 Điều 34. Danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng và biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường
2. Biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường đối với cơ sở gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng khi đưa vào danh mục bao gồm:
a) Di dời địa điểm đến vị trí phù hợp với quy hoạch và sức chịu tải của môi trường;
b) Cải tạo, nâng cấp hoặc xây dựng mới hệ thống xử lý chất thải đạt quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
c) Cải tạo, phục hồi môi trường tại khu vực đã gây ô nhiễm.”
+ Yêu cầu Formosa xin lỗi và bồi thường thiệt hại cho người dân và môi trường.
+ Khởi tố hình sự đối với các cá nhân có liên quan đến vụ việc.
+ Ban hành các quy định mới về quản lý môi trường chặt chẽ hơn.
+ Hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường.
3. TRÁCH NHIỆM CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
- Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với vụ án Formosa rất
quan trọng và nặng nề. Formosa là một công ty đa quốc gia có trụ sở tại Đài
Loan, và nó đã gây ra một trong những thảm họa môi trường nghiêm trọng
nhất ở Việt Nam trong lịch sử gần đây, gọi là "vụ cá chết hàng loạt" vào năm
2016. Dưới góc độ trách nhiệm, Bộ Tài nguyên và Môi trường của một quốc
gia có nhiệm vụ chính là bảo vệ và quản lý tài nguyên tự nhiên và môi trường sống của cộng đồng.
- Trong trường hợp Formosa, trách nhiệm của bộ này bao gồm:
+ Giám sát và Đánh giá Môi trường: Bộ Tài nguyên và Môi trường cần giám
sát chặt chẽ hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt là những ngành công
nghiệp như chế biến hóa chất, sản xuất thép và các ngành công nghiệp nặng 7
khác. Việc đánh giá tác động môi trường của các dự án công nghiệp lớn như
Formosa cũng thuộc trách nhiệm của họ.
+ Thực Thi Luật Pháp Môi trường: Bộ Tài nguyên và Môi trường cần đảm
bảo rằng các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và luật pháp
môi trường. Trong trường hợp vi phạm, họ phải đưa ra các biện pháp trừng
phạt và phải áp dụng một cách công bằng và hiệu quả.
+ Bảo vệ Quyền Lợi Công Dân: Bộ này phải bảo vệ quyền lợi của cộng đồng,
đảm bảo rằng môi trường sống của người dân không bị ảnh hưởng tiêu cực
bởi các hoạt động công nghiệp độc hại như của Formosa. Điều này bao gồm
cả việc đảm bảo an toàn thực phẩm và nước uống cho cộng đồng.
+ Hỗ trợ Phục hồi và Bồi thường: Khi xảy ra thảm họa môi trường như vụ cá
chết hàng loạt, Bộ Tài nguyên và Môi trường phải đảm bảo rằng các biện
pháp phục hồi được thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả. Họ cũng
phải đàm phán với công ty gây ra thảm họa để đảm bảo rằng các biện pháp
bồi thường được thực hiện một cách công bằng và đủ đáng.
Những trách nhiệm này là cực kỳ quan trọng trong việc bảo vệ môi
trường và sức khỏe của cộng đồng, và Bộ Tài nguyên và Môi trường phải
thực hiện chúng một cách nghiêm túc và có trách nhiệm. - Cơ sở pháp lý
+ Khoản 1, Điều 10, Luật bảo vệ môi trường 2014
“Điều 10. Trách nhiệm lập quy hoạch bảo vệ môi trường
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lập quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia.”
+ Khoản 3, khoản 4, Điều 104, Luật bảo vệ môi trường 2014:
Điều 104. Xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
3. Việc rà soát, phát hiện cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được tiến
hành hằng năm và theo trình tự sau: 8
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ lập danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn
trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này và biện pháp xử lý gửi Bộ Tài
nguyên và Môi trường tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
b) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
lập danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc lĩnh vực quốc
phòng, an ninh và biện pháp xử lý gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp,
trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
c) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ
quyết định danh sách và biện pháp xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng;
d) Quyết định xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải
được thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nơi cơ sở có hoạt động
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và công khai cho cộng đồng dân cư biết
để kiểm tra, giám sát.
4. Trách nhiệm tổ chức xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng quy định như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ tổ chức xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn;
b) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
tổ chức xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh;
c) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng thuộc thẩm quyền quản lý; 9
d) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh hằng năm đánh giá kết quả triển khai thực hiện xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
+ Khoản 3, Điều 107, Luật bảo vệ môi trường 2014 “Đi ề u 107. Trách nhi ệ m trong khắ c ph ụ c ô nhi ễ m và ph ụ c h ồ i môi tr ườ ng
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau:
a) Quy định tiêu chí phân loại khu vực ô nhiễm môi trường;
b) Hướng dẫn thực hiện hoạt động cải tạo, phục hồi môi trường; kiểm tra xác
nhận hoàn thành khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường;
c) Điều tra, đánh giá và tổ chức thực hiện các hoạt động khắc phục ô nhiễm và
cải thiện môi trường đối với các khu vực bị ô nhiễm liên tỉnh.”
+ Điểm b, khoản 2, điều 111, Luật bảo vệ môi trường 2014
“Điều 111. Xác định thiệt hại do sự cố môi trường
2. Trách nhiệm điều tra, xác định phạm vi ô nhiễm, thiệt hại do sự cố môi
trường gây ra được quy định như sau:
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh tổ chức, điều
tra, xác định phạm vi ô nhiễm, thiệt hại do sự cố môi trường gây ra trên địa bàn liên tỉnh.”
4. TRÁCH NHIỆM CỦA SỞ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG:
- Theo điều 2 của Quyết định 30/2015/QĐ/UBND, từ đó phân tích trách nhiệm
của sở tài nguyên và môi trường:
+ Về công tác quản lý nhà nước:
Phê duyệt phương án thanh tra, kiểm tra chuyên ngành bảo vệ môi trường. 10
Tổ chức thanh tra, kiểm tra chuyên ngành bảo vệ môi trường đối với các tổ
chức, cá nhân vi phạm quy định về bảo vệ môi trường.
Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Hướng dẫn, hỗ trợ các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các
quy định về bảo vệ môi trường.
+ Về công tác tuyên truyền, giáo dục:
Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên
chức và người dân về bảo vệ môi trường.
Phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường.
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp
với đặc điểm địa phương.
+ Về công tác phối hợp:
Phối hợp với các cơ quan chức năng khác trong việc bảo vệ môi trường.
Phối hợp với các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ trong việc tuyên
truyền, giáo dục bảo vệ môi trường.
Phối hợp với các cơ quan truyền thông trong việc tuyên truyền, phổ biến
pháp luật về bảo vệ môi trường.
+ Về các tài nguyên quản lí:
Quản lý đất đai: lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất; cấp,
chuyển quyền sử dụng đất; thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất;...
Quản lý khoáng sản: cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản; thanh tra,
kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản;...
Quản lý nước: cấp phép khai thác, sử dụng nước; bảo vệ nguồn nước;...
Quản lý rừng: cấp phép khai thác, sử dụng rừng; bảo vệ rừng;..
- Quá trình xử lý của sở tài nguyên và môi trường khi xảy ra vụ formasa:
+ Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh giám sát 24/24h kết quả quan trắc tự
động, liên tục đối với nước thải và khí thải của Formosa Hà Tĩnh. 11
+ Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh vừa có công văn yêu cầu các cá nhân
và 3 tập thể trực thuộc Sở tự kiểm điểm nghiêm túc vì để xảy ra sự cố môi
trường liên quan việc xả thải và chôn lấp chất thải công nghiệp lẫn nguy hại
của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, việc làm rõ
trách nhiệm của từng tập thể, cá nhân sẽ được căn cứ vào chức năng, nhiệm
vụ, lĩnh vực phụ trách công tác theo từng thời kỳ.
+ Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh cùng các cá nhân đã tổ
chức tự kiểm điểm và nhận hình thức kỷ luật.2
5. TRÁCH NHIỆM CỦA UBND TỈNH HÀ TĨNH
Để xảy ra vụ việc có hậu quả nghiêm trọng như trên thì trách nhiệm của
UBND tỉnh Hà Tĩnh là không nhỏ
a) Trách nhiệm trước khi xảy ra sự cố:
- UBND tỉnh Hà Tĩnh có nhiều trách nhiệm trong vụ việc Formosa xả thải gây
ô nhiễm môi trường biển năm 2016, bao gồm:
+ Quản lý nhà nước về môi trường: Theo Luật Bảo vệ môi trường 2014 chúng
ta có thể thấy rằng UBND tỉnh có trách nhiệm quản lý nhà nước về môi
trường trên địa bàn tỉnh, bao gồm việc cấp phép hoạt động cho các doanh
nghiệp, giám sát việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, xử lý vi
phạm và khắc phục hậu quả môi trường. Việc ký kết hợp đồng thiếu chặt chẽ:
UBND tỉnh Hà Tĩnh đã thiếu sót trong việc thẩm định năng lực tài chính, kỹ
thuật và kinh nghiệm xử lý môi trường của Formosa trước khi ký kết hợp đồng đầu tư.
+ Cấp phép cho Formosa: Việc cấp phép hoạt động cho dự án Formosa Hà
Tĩnh được thực hiện theo quy định điều 47 của Luật Đầu tư 2005, cũng tại
cuộc họp báo Chính phủ, liên quan đến việc cho Formosa thuê đất đến 70
năm sẽ được xử lý như thế nào, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đào Quang Thu cho
2 Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh tự kiểm điểm sau sự cố Formosa, https://vnexpress.net/thoi-su/so-tai-
nguyen-va-moi-truong-ha-tinh-tu-kiem-diem-sau-su-co-formosa-3455801.html 12
biết, theo các luật hiện hành, nhất là Luật Đất đai, việc cho thuê đất có thể kéo
dài đến 70 năm. Tuy nhiên, việc cho phép thời gian hoạt động của dự án vẫn
theo Luật Đầu tư hiện hành năm 2014. Tại Điều 47 đã quy định về việc
ngừng, tạm ngừng hoạt động của các dự án đầu tư, có 5 trường hợp sẽ bị các
cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư tạm ngừng hoạt động của dự án, trong đó
có 1 trường hợp là để khắc phục vi phạm về môi trường theo đề nghị của cơ
quan nhà nước về quản lý môi trường. UBND tỉnh Hà Tĩnh đã cấp phép cho
Formosa Hà Tĩnh hoạt động Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương, bao
gồm cả hệ thống xử lý nước thải. Việc cấp phép này vấp phải nhiều tranh cãi
vì thiếu đánh giá đầy đủ về tác động môi trường và tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm.
+ Thiếu hiệu quả trong công tác quản lý: Việc giám sát hoạt động của
Formosa chưa đầy đủ, thiếu chặt chẽ, dẫn đến việc Formosa vi phạm các quy
định về môi trường trong thời gian dài mà không bị phát hiện và xử lý kịp thời.
+ Chưa có biện pháp phòng ngừa hiệu quả: UBND tỉnh Hà Tĩnh chưa xây
dựng và triển khai các biện pháp phòng ngừa sự cố môi trường quy mô lớn,
dẫn đến hậu quả nặng nề khi sự cố Formosa xảy ra.
+ Theo điểm b, khoản 2, điều 11, Luật bảo vệ môi trường 2014
“Điều 11. Tham vấn, thẩm định, phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường:
2. Thẩm định và phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường được quy định như sau:
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo quy hoạch
bảo vệ môi trường cấp tỉnh sau khi lấy ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường bằng văn bản “
+ Thiếu sót trong thẩm định: UBND tỉnh Hà Tĩnh đã thiếu sót trong việc thẩm
định hồ sơ dự án Formosa, dẫn đến việc cấp phép cho công ty này hoạt động
khi chưa đảm bảo đầy đủ các điều kiện về môi trường. 13
+ Quản lý lỏng lẻo: Việc giám sát hoạt động của Formosa của UBND tỉnh Hà
Tĩnh được đánh giá là thiếu chặt chẽ, tạo điều kiện cho công ty này vi phạm
quy định về môi trường.
b)Trách nhiệm trong khi xảy ra sự cố:
- Phản ứng chậm trễ: UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có phản ứng chậm trễ trong việc
huy động lực lượng, triển khai các biện pháp ứng phó khẩn cấp và cung cấp
thông tin cho người dân sẽngay sau khi sự cố xảy ra.
- Thiếu minh bạch trong thông tin: Việc cung cấp thông tin về sự cố cho người
dân thiếu minh bạch, không đầy đủ, dẫn đến hoang mang và bức xúc trong dư luận.
- Chưa có giải pháp xử lý kịp thời: UBND tỉnh Hà Tĩnh chưa có giải pháp kịp
thời để khắc phục hậu quả của sự cố, ảnh hưởng đến môi trường và đời sống người dân.
c) Trách nhiệm sau khi xảy ra sự cố:
- Chưa có chế tài xử lý nghiêm minh: Việc xử lý các vi phạm của Formosa
chưa được thực hiện một cách nghiêm minh, thiếu tính răn đe, dẫn đến nguy
cơ tái diễn các vi phạm tương tự.
- Bồi thường thiệt hại chưa thỏa đáng: Việc bồi thường thiệt hại cho người dân
bị ảnh hưởng bởi sự cố còn nhiều bất cập, chưa đảm bảo tính công bằng và thỏa đáng.
- Chưa có giải pháp phục hồi môi trường hiệu quả: Việc triển khai các giải
pháp phục hồi môi trường sau sự cố còn chậm trễ, chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
- Phản ứng chậm trễ: UBND tỉnh Hà Tĩnh đã phản ứng chậm trễ trong việc xử
lý sự cố cá chết và ô nhiễm môi trường biển do Formosa gây ra.
- Thiếu minh bạch: UBND tỉnh Hà Tĩnh thiếu minh bạch trong việc cung cấp
thông tin cho người dân về sự cố và các biện pháp khắc phục.
Kết luận: UBND tỉnh Hà Tĩnh có nhiều trách nhiệm trong vụ việc
Formosa, bao gồm cả trước, trong và sau khi xảy ra sự cố. Việc thiếu sót 14
trong công tác quản lý, giám sát và ứng phó sự cố đã dẫn đến hậu quả
nặng nề về môi trường và đời sống người dân. UBND tỉnh Hà Tĩnh cần
nghiêm túc rút kinh nghiệm từ vụ việc này, tăng cường công tác quản lý
môi trường, nâng cao năng lực ứng phó sự cố và đảm bảo tính minh bạch
trong thông tin để lấy lại niềm tin của người dân. Tuy nhiên UBND tỉnh
hà tĩnh đã kịp thời đưa ra các biện pháp giải quyết các hậu quả, nhằm
xoa dịu dư luận và bù đắp thiệt hại của nhân dân sớm đưa cuộc sống của
nhân dân trở lại bình thường.
- Uỷ ban nhân dân Hà Tĩnh đã triển khai nhiều biện pháp để khắc phục hậu quả
sự cố môi trường biển do Công ty Formosa Hà Tĩnh gây ra, bao gồm:
+ Về khắc phục thiệt hại: Hỗ trợ người dân, cung cấp gạo, nhu yếu phẩm cho
người dân bị ảnh hưởng, hỗ trợ tài chính cho các hộ nuôi trồngthủy sản bị
thiệt hại, tạo việc làm cho người lao động mất việc do sự cố.
+ Bồi thường thiệt hại: yêu cầu Formosa bồi thường thiệt hại cho môi trường
và người dân theo quy định của pháp luật, giám sát việc Formosa thực hiện nghĩa vụ bồi thường.
+ Về khắc phục ô nhiễm môi trường: yêu cầu Formosa ngừng xả thải trái
phép ra biển, khắc phục các vi phạm về môi trường, xây dựng và vận hành hệ
thống xử lý nước thải đạt chuẩn, nâng cấp các thiết bị bảo vệ môi trường, tăng
cường giám sát môi trường như là lấy mẫu nước, khí, đất để kiểm tra chất
lượng môi trường thường xuyên, kiểm tra hoạt động của Formosa để đảm bảo
thực hiện đúng các cam kết về bảo vệ môi trường, phối hợp với các cơ quan
chức năng như phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành liên
quan để xử lý sự cố, trao đổi kinh nghiệm với các địa phương khác trong việc
khắc phục sự cố môi trường.
+ Về phòng ngừa: ban hành các quy định về bảo vệ môi trường: quy định chặt
chẽ hơn về hoạt động xả thải của các doanh nghiệp, yêu cầu các doanh nghiệp
phải có hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn; tăng cường tuyên truyền, giáo dục
về bảo vệ môi trường: nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng 15
của bảo vệ môi trường, khuyến khích người dân tham gia giám sát hoạt động bảo vệ môi trường.
Kết quả: Nhờ những biện pháp trên, chất lượng môi trường biển tại Hà
Tĩnh đã dần được cải thiện. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề cần được giải
quyết, như việc Formosa bồi thường thiệt hại cho người dân và môi trường
chưa đầy đủ. Uỷ ban nhân dân Hà Tĩnh tiếp tục theo dõi sát sao tình hình và
có những biện pháp cần thiết để đảm bảo môi trường được bảo vệ.
6. TRÁCH NHIỆM CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN KỲ ANH,
PHÒNG TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
a) Trách nhiệm của UBND Huyện Kỳ Anh trong sự cố môi trường của công ty Formosa: -
Sự cố môi trường biển do Formosa gây ra tại bốn tỉnh miền Trung vào năm
2016 là một thảm họa môi trường nghiêm trọng, gây thiệt hại nặng nề về kinh
tế, xã hội và môi trường cho người dân và khu vực. Ủy ban nhân dân huyện
Kỳ Anh, là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, có
trách nhiệm nhất định trong việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý và hỗ trợ khắc phục hậu quả sự cố.
- Theo khoản 2, điều 143, Luật bảo vệ môi trường 2014:
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm sau:
a) Ban hành theo thẩm quyền quy định, chương trình, kế hoạch về bảo vệ môi trường;
b) Tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường;
c) Xác nhận, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường theo thẩm quyền;
d) Hằng năm, tổ chức đánh giá và lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường;
đ) Truyền thông, phổ biến, giáo dục chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường; 16
e) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải
quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về bảo vệ môi trường theo quy định của
pháp luật về khiếu nại, tố cáo và quy định của pháp luật có liên quan;
g) Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan giải quyết các vấn
đề môi trường liên huyện;
h) Chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân cấp xã;
i) Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nếu để xảy ra ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng trên địa bàn.
- Về mặt phòng ngừa: Kiểm tra, giám sát hoạt động của Formosa: Việc kiểm
tra, giám sát hoạt động của Formosa được đánh giá là lỏng lẻo, thiếu hiệu quả.
Ủy ban nhân dân huyện chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong việc kiểm
tra việc Formosa tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường. - Về mặt phát hiện:
+ Phản ứng chậm trễ: Khi sự cố môi trường xảy ra, Ủy ban nhân dân huyện
Kỳ Anh đã phản ứng chậm trễ trong việc thông báo cho người dân và các cơ quan chức năng.
+ Thiếu thông tin: Việc cung cấp thông tin cho người dân về sự cố và các biện
pháp khắc phục còn thiếu hụt, không đầy đủ. - Về mặt xử lý:
+ Khả năng ứng phó hạn chế: Ủy ban nhân dân huyện Kỳ Anh thiếu kinh
nghiệm và khả năng để ứng phó với sự cố môi trường quy mô lớn như vậy.
+ Hợp tác chưa hiệu quả: Việc phối hợp với các cơ quan chức năng khác
trong việc xử lý sự cố còn chưa hiệu quả.
- Về mặt hỗ trợ khắc phục hậu quả:
+ Hỗ trợ người dân: Việc hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường
còn hạn chế, chậm trễ.
+ Phục hồi môi trường: Các biện pháp phục hồi môi trường biển sau sự cố
còn chưa đầy đủ, chưa hiệu quả.3
3 Lê Anh Tuấn, Làm rõ trách nhiệm của Formosa quản lý môi trường, https://thanhnien.vn/lam-ro-trach-nhiem-
cua-formosa-va-co-quan-quan-ly-moi-truong-185573733.htm 17
- Để rút kinh nghiệm từ sự cố môi trường Formosa năm 2016, UBND huyện
Kỳ Anh cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau: hoàn thiện hệ thống
pháp luật về bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về môi
trường, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về
bảo vệ môi trường, phát triển hệ thống thông tin cảnh báo môi trường, nâng
cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường.
b)Trách nhiệm của phòng tài nguyên môi trường
- Cơ sở pháp lí: Điều 5, Thông tư liên tịch 50/2014/TTLT-BTNMT-BNV
- Trước khi xảy ra sự cố:
+ Cấp phép hoạt động bảo vệ môi trường cho công ty Formosa.
+ Giám sát hoạt động bảo vệ môi trường của công ty Formosa.
+ Yêu cầu công ty Formosa thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo
quy định của pháp luật.
- Trong khi xảy ra sự cố:
+ Phối hợp với các cơ quan chức năng để điều tra nguyên nhân và xử lý sự cố môi trường.
+ Lấy mẫu nước, đất, sinh vật biển để kiểm tra chất lượng môi trường.
+ Cung cấp thông tin cho người dân về tình hình sự cố môi trường và các biện pháp phòng ngừa. - Sau khi xảy ra sự cố:
+ Đánh giá tác động của sự cố môi trường đối với môi trường và sức khỏe con người.
+ Lập kế hoạch khắc phục hậu quả sự cố môi trường.
+ Yêu cầu công ty Formosa bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường gây ra.
Kết luận: Phòng TNMT đã có một số sai sót trong việc quản lý bảo vệ môi
trường dẫn đến sự cố môi trường nghiêm trọng do công ty Formosa gây ra. Cụ thể: 18
+ Thiếu sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động bảo vệ môi trường của công ty Formosa.
+ Không phát hiện kịp thời vi phạm về bảo vệ môi trường của công ty Formosa.
+ Thiếu sự phối hợp hiệu quả với các cơ quan chức năng trong việc điều tra
nguyên nhân và xử lý sự cố môi trường.
+ Ngoài ra, Phòng TNMT cũng cần: tăng cường công tác tuyên truyền, giáo
dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân, phối hợp với các tổ
chức xã hội và các nhà khoa học để nghiên cứu giải pháp khắc phục hậu quả
sự cố môi trường, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường4.
7. TRÁCH NHIỆM CỦA UBND PHƯỜNG KỲ TRINH
- Tại sao UNBD phường Kỳ Trinh phải chịu một phần trách nhiệm của sự cố
formosa 2016 vì theo quy định tại khoản 3, điều 143, Luật bảo vệ môi trường 2014
“Điều 143. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân các cấp
3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau:
a) Xây dựng kế hoạch, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, giữ gìn b) Xác
nhận, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường theo ủy quyền;
kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của hộ gia đình, cá nhân;
b) Xác nhận, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường theo ủy
quyền; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của hộ gia đình, cá nhân;
c) Phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
4 Làm rõ trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong sự cố Formosa, https://baotintuc.vn/thoi-su/lam-
ro-trach-nhiem-cua-bo-tai-nguyen-va-moi-truong-trong-su-co-formosa-20161117123126404.htm 19
trường hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp trên trực tiếp;
d) Hòa giải tranh chấp về môi trường phát sinh trên địa bàn theo quy định
của pháp luật về hòa giải;
đ) Quản lý hoạt động của thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố
và tổ chức tự quản về giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường trên địa bàn;
e) Hằng năm, tổ chức đánh giá và lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường;
g) Chủ trì, phối hợp với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tổ
chức công khai thông tin về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ với cộng đồng dân cư;
h) Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp huyện nếu để xảy ra ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn.”
- Trước khi xảy ra sự cố:
+ Thiếu sự giám sát chặt chẽ các hoạt động của Formosa: Ủy ban Nhân dân
Phường Kỳ Trinh không thường xuyên kiểm tra hoạt động của Formosa, dẫn
đến việc bỏ sót các vi phạm về môi trường.
+ Thiếu sự phối hợp với các cơ quan chức năng khác: Ủy ban Nhân dân
Phường Kỳ Trinh không phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng khác
như Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý Khu kinh tế trong việc quản lý môi trường.
- Trong khi xảy ra sự cố:
+ Phản ứng chậm trễ: Ủy ban Nhân dân Phường Kỳ Trinh đã không có biện
pháp kịp thời để ngăn chặn sự cố môi trường lan rộng.
+ Thiếu thông tin cho người dân: Ủy ban Nhân dân Phường Kỳ Trinh không
cung cấp đầy đủ thông tin về sự cố môi trường cho người dân, dẫn đến hoang
mang và bức xúc trong dư luận. 20