Bài thuyết trình mô hình nhà nước Việt Nam | Trường Đại học Kinh tế – Luật
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan
quyền lực cao nhất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội được giao quyền lập hiến, lập pháp, giám sát tối cao và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lý luận nhà nước và pháp luật (llnnvpl)
Trường: Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45876546
MÔ HÌNH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM QUỐC HỘI
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan
quyền lực cao nhất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội được giao quyền lập hiến, lập pháp, giám sát tối cao và quyết
định những vấn đề quan trọng của đất nước CHỦ TỊCH NƯỚC
Chủ tịch nước là một thiết chế khá đặc thù; là người đứng đầu Nhà nước,
đại diện cho nước CHXHCNVN về hai mặt đối nội và đối ngoại. Chủ tịch
nước là biểu tượng cho sự ổn định, bền vững và thống nhất của quốc gia.
Chủ tịch nước được bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội bởi Quốc hội
và chịu trách nhiệm, báo cáo công tác trước Quốc hội.
Ủy ban quốc phòng và an ninh là cơ quan thuộc Chủ tịch nước, do Chủ
tịch nước làm chủ tịch. CHÍNH PHỦ
Điều 94 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Chính phủ là cơ quan hành
chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.”. Cơ
cấu: Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, Chính phủ tập trung và chủ động
hơn trong việc xây dựng và điều hành chính sách, tổ chức thi hành pháp
luật và lãnh đạo hệ thống hành chính quốc gia; thực hiện cải cách hành
chính theo hướng xây dựng nền hành chính phục vụ. TÒA ÁN NHÂN DÂN
Điều 104 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Tòa án nhân dân tối cao là
cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” lOMoAR cPSD| 45876546
Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người,
quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
Điều 107 Hiến pháp năm 2013 quy định:“Viện kiểm sát nhân dân thực
hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.”
Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con
người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo
đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (2015) nêu rõ bộ máy Nhà
nước Việt Nam tổ chức chính quyền ở cấp địa phương với 3 cấp: cấp tỉnh
(tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương), cấp huyện (huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh) và cấp xã (xã, phường, thị trấn).
Mỗi đơn vị hành chính đều có tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND) và
Ủy ban nhân dân (UBND) phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải
đảo, đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt do luật định nhằm quản lý các
ngành, lĩnh vực trên cơ sở tập trung, dân chủ, kết hợp hài hòa giữa lợi ích
của cộng đồng dân cư địa phương với lợi ích chung của cả nước.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP
Điều 113 Hiến pháp 2013 và Điều 6 Luật Tổ chức chính quyền địa
phương (2015) chỉ rõ: “HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa
phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân,
do nhân dân bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ
quan nhà nước cấp trên.”
ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP
UBND là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, do HĐND cùng
cấp bầu ra, là cơ quan chấp hành của HĐND. UBND chịu trách nhiệm thi lOMoAR cPSD| 45876546
hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị
quyết của HĐND cùng cấp.
HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Hình thức nhà nước là cách thức tổ chức quyền lực, là phương thức
chuyển ý chí của giai cấp thống trị thành ý chí nhà nước
Nói đến hình thức nhà nước là nói đến cách thức tổ chức quyền lực nhà
nước theo chiều ngang, ở cấp tối cao; cách thức tổ chức quyền lực nhà
nước theo chiều dọc, từ cấp tối cao xuống cấp cơ sở; phương pháp, cách
thức để thực hiện quyền lực nhà nước.
Hình thức nhà nước là khái niệm chung được hình thành từ ba yếu tố cụ
thể: Hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị.
HÌNH THỨC CHÍNH THỂ
Hình thức chính thể nhà nước là cách thức và trình tự thành lập cơ quan
cao nhất của quyền lực nhà nước, xác lập mối quan hệ giữa cơ quan đó
với cơ quan cấp cao khác và với nhân dân.
Có thể chia hình thức chính thể thành hai dạng cơ bản là chính thể quân
chủ và chính thể cộng hoà.
1. Chính thể quân chủ
- Quân chủ tuyệt đối là chính thể mà người đứng đầu nhà nước
(vua, hoàng đế) có quyền lực vô hạn. VD: các vị vua phong kiến
ở Việt Nam, Trung Quốc (vua là con của trời)
- Quân chủ lập hiến là chính thể mà người đứng đầu nhà nước chỉ
nắm một phần quyền lực tối cao, bên cạnh đó còn có cơ quan
quyền lực khác là Nghị Viện. VD: Thái Lan (bên cạnh sự tồn tại
của nhà vua, còn có quốc hội => vua mang yếu tố tư tưởng, hình tượng hơn là cai trị) lOMoAR cPSD| 45876546
2. Chỉnh thể cộng hòa:
Cộng hoà là chỉnh thể mà trong đó quyền lực cao nhẩt của nhà nước
thuộc về cơ quan (tập thể) đại diện của nhân dân. Mỗi nước có thể có
quy định riêng về trình tự, thủ tục thành lập, nhiệm vụ quyền hạn... của cơ quan này.
HÌNH THỨC CẤU TRÚC
Hình thức cấu trúc Nhà nước là sự tổ chức Nhà nước theo đơn vị hành
chính lãnh thổ và tính chất quan hệ giữa các bộ phận cấu thành Nhà nước,
giữa các cơ quan Nhà nước trung ương và cơ quan Nhà nước địa phương.
Được chia làm hai dạng cơ bản là nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang.
1. Nhà nước đơn nhất là nhà nước có chủ quyền chung, có hệ thông cơ
quan quyền lực và quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương
2 Nhà nước liên bang là nhà nước có chủ quyền quốc gia vừa do chính
quyền liên bang vừa do chính quyền các bang nắm giữ; có sự phân
chia quyền lực giữa chính quyền liên bang và chính quyền các bang,
sự phân chia này có thể diễn ra trên một số hoặc cả ba lĩnh vực là
lập pháp, hành pháp, tư pháp;… VD: Liên bang Nga
Vậy nhà nước Việt Nam vừa có hình thức chính thể vừa có hình thức
cầu trúc vì hông qua nguyên tắc bầu cử bình đẳng, phổ thông, trực
tiếp và bỏ phiếu kín nhân dân đã bỏ phiếu bầu ra cơ quan đại diện
của mình (Quốc hội, HĐND các cấp). Quyền lực Nhà nước tối cao
thuộc về Quốc hội và Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam là Nhà nước đơn nhất, có độc lập, chủ quyền, có một hệ thống
pháp luật thống nhất, có hiệu lực trên phạm vi toàn quốc. lOMoAR cPSD| 45876546
CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ
Chế độ chính trị là tổng thể các phương pháp mà nhà nước sử dụng để
thực hiện quyền lực nhà nước. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị,
văn hoá, xã hội... của đất nước mà chế độ chính trị có những biểu hiện
khác nhau, tuy nhiên có thể chia thành hai dạng cơ bản là chế độ chính trị
dân chủ và chế độ chính trị phản dân chủ.
Dân chủ là chế độ chỉnh trị mà nhân dân có quyền tham
gia vào việc tố chức, hoạt động của các cơ quan nhà
nước, bàn bạc, thảo luận và quyết định những vấn đề
quan trọng của đất nước. Trong đó, nhà nước sử dụng
các phương pháp dân chủ trong tổ chức và hoạt động của
bộ máy nhà nước; nhà nước thừa nhận, bảo đảm, bảo vệ
các quyền tự do chính trị của nhân dân; hoạt động của
nhà nước được thực hiện một cách công khai; phương
pháp giáo dục thuyết phục được coi trọng...
Phản dân chủ là chế độ chính trị mà nhân dân không có
quyền tham gia vào việc tổ chức, hoạt động của các cơ
quan nhà nước, không có quyền bàn bạc, thảo luận và
quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Trong
đó, nhà nước sử dụng các cách thức, thủ đoạn chuyên
quyền, độc đoán trong tổ chức và hoạt động của bộ máy
nhà nước; các quyền, tự do chính trị của nhân dân không
được nhà nước thừa nhận hoặc bị hạn chế, bị chà đạp;
phương pháp cưỡng chế được chú trọng...
Nhà nước Việt Nam là nước theo thể chế Dân chủ
Ở Việt Nam hiện nay, theo nguyên tắc Hiến pháp, hoạt động thể chế hoá
do hai chủ thể thực hiện, là Đảng và Nhà nước. Với vai trò lãnh đạo,Đảng
tạo lập các cơ sở chính trị, định hướng nội dung, mục tiêu cho toàn bộ
hoạt động thể chế hoá. Trách nhiệm của Nhà nước là tiếp tục xây dựng và lOMoAR cPSD| 45876546
hoàn thiện hệ thống thể chế trên cơ sở phù hợp với các định hướng chính trị do Đảng đưa ra. Phân công như sau:
Đảng giữ vai trò lãnh đạo đối với các hoạt động của Nhà
nước, trong đó có hoạt động thể chế hoá. Đảng lãnh đạo
Nhà nước bằng đường lối, chính sách, tổ chức cán bộ và
chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các đường lối,
chính sách đó.. Đảng giới thiệu và cử những đảng viên
ưu tú của Đảng tham gia vào các chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước.
Nhà nước quản lý, các tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể quần chúng
tham gia quản lý… nói cách khác, đó cũng là cơ chế thực hiện dân chủ ở Việt Nam.