-
Thông tin
-
Quiz
Bài thuyết trình: " nguồn gốc nhà nước "
Bài thuyết trình: " nguốn gốc nhà nước " môn lý luận nhà nước và pháp luật, giúp bạn tham khảo và ôn luyện
Lý luận nhà nước và pháp luật (llnnvpl) 249 tài liệu
Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 1.4 K tài liệu
Bài thuyết trình: " nguồn gốc nhà nước "
Bài thuyết trình: " nguốn gốc nhà nước " môn lý luận nhà nước và pháp luật, giúp bạn tham khảo và ôn luyện
Môn: Lý luận nhà nước và pháp luật (llnnvpl) 249 tài liệu
Trường: Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 1.4 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:





Tài liệu khác của Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoARcPSD| 36723385
BÀI 1: NGUỒN GỐC NHÀ NƯỚC
Vấn đề về nguồn gốc nhà nước luôn là chủ đề nổi bật trong cuộc đấu tranh tư tưởng
trên thế giới trong mọi thời đại. Từ thời trung cổ, nhiều nhà tư tưởng đã đưa ra những lý
giải về nguồn gốc nhà nước và cho đến nay, vấn đề về nguồn gốc nhà nước vẫn luôn là
chủ đề nổi bật trong cuộc đấu tranh tư tưởng trên thế giới. Nhìn nhận một cách khái quát,
chúng ta thể phân chia những quan điểm, học thuyết về nguồn gốc nhà nước thành hai
loại: học thuyết Mác- Lênin về nguồn gốc nhà nước và học thuyết khác về nguồn gốc nhà
nước (còn gọi là các học thuyết phi mácxit)
1. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin về nguồn gốc của Nhà nước
Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin, Nhà nước là một phàm trù lịch sử
chứ không phải một hiện tượng vĩnh cửu. Nhà nước có quá trình phát sinh, phát triển và
tiêu vong. Xã hội loài người đã trải qua thời kỳ không có nhà nước, chỉ khi xã hội phát
triển đến một giai đoạn nhất định thì nhà nước mới xuất hiện. Sự ra đời của nhà nước
được trình bày chủ yếu trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”
Ví dụ: Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa Liên bang Nga Điểm tích cực: -
Dưới chủ nghĩa xã hội, công nhân không còn bị bóc lột vì họ sở hữu tư liệu sản xuất. -
Lợi nhuận được phân bổ công bằng giữa tất cả các công nhân theo đóng góp cá nhân của họ. -
Hệ thống hợp tác cũng cung cấp cho những người không thể làm việc. Nó
đáp ứng nhu cầu cơ bản của họ vì lợi ích của toàn xã hội. -
Hệ thống xóa đói giảm nghèo: nó cung cấp quyền truy cập như nhau để
chăm sóc sức khỏe và giáo dục, sẽ không ai bị phân biệt đối xử. -
Tài nguyên thiên nhiên được bảo tồn vì lợi ích của toàn thể. Điểm tiêu cực: -
Nhược điểm lớn nhất của chủ nghĩa xã hội là nó dựa vào bản chất hợp tác
của con người để làm việc. Nó bỏ qua những người trong xã hội là những người cạnh
tranh, không hợp tác. Những người cạnh tranh có xu hướng tìm cách lật đổ và phá vỡ xã
hội vì lợi ích của chính họ. Chủ nghĩa tư bản thì cho rằng sự tham lam này là tốt nó giúp
cho con người làm việc chăm chỉ hơn để cạnh tranh nhau. Còn ở chủ nghĩa xã hội coi như nó không tồn tại. lOMoARcPSD| 36723385 -
Kết quả là, chủ nghĩa xã hội không thưởng xứng đáng cho những người
được gọi là doanh nhân. Chính vì thế họ đấu tranh vì một xã hội tư bản. -
Một bất lợi thứ ba là chính phủ có trong tay rất nhiều quyền lực. Chính phủ
có thể ban hành các hoạt động miễn là nó đại diện cho mong muốn của người dân. Nhưng
các nhà lãnh đạo chính phủ có thể lạm dụng vị trí này và đòi quyền lực cho chính bản thân họ.
2. Một số quan điểm phi macxit về nguồn gốc của nhà nước
Ngay từ thời trung cổ, trung đại đã có nhiều nhà tư tưởng từ góc độ tiếp cận khác
nhau đưa ra những lý giải khác nhau về nguồn gốc của nhà nước. Dưới đây là một số học
thuyết cơ bản về nguồn gốc của nhà nước
2.1. Theo thuyết thần quyền:
Thuyết thần quyền ra đời vào thời kỳ cổ đại và trung đại. Khi chính phủ của một xã
hội là một tổ chức tôn giáo hoặc một người tôn giáo là lãnh đạo cao nhất thì cấu trúc này
được gọi là chế độ thần quyền. Dân chúng có thể bầu ra người đứng đầu và người này được
xem như là người hỗ trợ cho các vị thần hoặc Chúa.
Thần quyền bao gồm ba phái: phái quân quyền, phái giáo quyền và phái dân quyền.
Sự tách biệt giữa nhà nước và thực thể siêu nhiên không phổ biến trên thế giới hiện
nay nhưng cách đây hàng triệu, hàng nghìn năm lại rất phổ biến. Trong suốt quá trình lịch
sử, có nhiều quốc gia và nhóm bộ lạc đã tồn tại dưới chế độ thần quyền, bao gồm nhiều
nền văn minh sơ khai. Ví dụ như: Ai Cập cổ đại, Trung quốc cổ đại, Tây Tạng.
Thời kỳ khai sáng đánh dấu sự kết thúc của chế độ thần quyền ở hầu hết các nước
phương Tây. Ngày nay chỉ còn lại một số quốc gia vẫn còn theo chế độ thần quyền và đa
số trong đó thuộc châu Á. Ví dụ như: Saudi Arabia, Iran, Afghanistan, Vatican.
Điểm tích cực của thuyết thần quyền: -
Xóa bỏ phân cực chính trị -
Mức độ thực thi và tuân thủ pháp luật cao hơn -
Sự thỏa hiệp là điều không cần thiết trong chế độ thần quyền - Chế độ thần
quyền có thể tạo nên một cuộc sống tốt hơn Điểm tiêu cực của thuyết thần quyền: -
Chế độ thần quyền giảng dạy mọi người về hòa bình nhưng lại khuyến khích cho sự bất hòa. -
Thần quyền có thể là một hình thức cai trị nguy hiểm. -
Chế độ thần quyền dựa trên tham vọng ích kỷ. -
Có thể thay đổi niềm tin tôn giáo của một quốc gia. -
Doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại khi họ tuân theo luật thần quyền. -
Chế độ thần quyền chỉ là tạm thời.
2.2. Theo thuyết gia trưởng:
Thuyết gia trưởng ra đời vào thời kỳ cố - trung đại lOMoARcPSD| 36723385
Thuyết gia trưởng nói rằng nhà nước chính là kết quả của sự phát triển tự nhiên của
gia đình và quyền gia trưởng. Nói cách khác, nhà nước chính là một mô hình gia đình mở
rộng và quyền gia trưởng được nâng lên thành hình thức tự nhiên của xã hội loài
người. Ví dụ như: Gia đình Pater của La Mã, hệ thống gia đình ở Ấn Độ Điểm
tích cực của thuyết gia trưởng: -
Thuyết gia trưởng kêu gọi mọi người trong xã hội đoàn kết với như những
người thân trong gia đình. -
Sự can thiệp của giới cầm quyền trong một số chuyện cần thiết sẽ có thể bảo
đảm được quyền lợi của mọi người.
Điểm tiêu cực của thuyết gia trưởng: -
Không có gì đảm bảo rằng nó có thể thực sự cải thiện chất lượng cuộc sống
của người dân một cách toàn vẹn và theo một cách nào nó có thể làm mọi thứ tồi tệ hơn. -
Những can thiệp của nhà nước về mặt kinh tế có thể gây ra những hậu quả
không lường trước được; đặc biệt, chúng có thể giúp tạo ra thứ mà các nhà kinh tế gọi là 'rủi ro đạo đức'.
2.3. Theo thuyết bạo lực:
Thuyết bạo lực cho rằng nhà nước xuất hiện trực tiếp từ các cuộc chiến tranh xâm
lược chiếm đất, là việc sử dụng bạo lực của thị tộc đối với thị tộc khác mà kết quả là thị
tộc chiến thắng đặt ra một hệ thống cơ quan đặc biệt – nhà nước – để nô dịch kẻ chiến bại.
Bộ lạc, thị tộc mạnh hơn sau khi chiến thắng sẽ nghĩ ra một hệ thống cơ quan đặc
biệt để cai trị kẻ bại trận.
Ví dụ: Cuộc chiến tranh giữa các thị tộc như Lưỡng Hà, Ly Lạp, Peru, Colombia, Đức quốc xã
Điểm tích cực của thuyết bạo lực: -
Đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển của nhà nước -
Ra đời do nhu cầu quản lý xã hội, bảo vệ an toàn cho mọi người, bảo vệ lợi ích chung
Điểm tiêu cực của thuyết bạo lực: -
Học thuyết này ủng hộ chân lý của kẻ mạnh và quyền cai trị kẻ yếu -
Xã hội sẽ không có hòa bình vì bạo lực, chiến tranh được coi là mục đích của sự phát triển -
Xã hội sẽ không có công lý, đạo đức và tình người. -
Biện minh cho sự bất bình đẳng, sự nô dịch và thống trị con người trong xã
hội, coi đó như một điều tự nhiên, tất yếu.
2.4. Theo thuyết “khế ước xã hội”:
Khế ước xã hội trong triết học và chính trị học là một học thuyết mô tả việc con
người cùng thỏa thuận từ bỏ trạng thái tự nhiên để xây dựng cuộc sống cộng đồng, đồng
thời cho rằng sự ra đời của nhà nước là sản phẩm của một khế ước xã hội được ký kết
trước hết giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên không có nhà nước. lOMoARcPSD| 36723385
Chủ quyền nhà nước thuộc về nhân dân, trong trường hợp nhà nước không giữ
được vai trò của mình, các quyền tự nhiên bị vi phạm thì khế ước sẽ mất hiệu lực và nhân
dân có quyền lật đổ nhà nước và ký kết khế ước mới. Ví dụ: -
Hiến pháp của Mỹ là ví dụ rõ ràng của khế ước xã hội, nó đặt ra những gì
chính phủ được và không được làm, đồng thời người dân ở Mỹ, họ đồng ý sự chi phối
bởi các luật lệ được nêu trong Hiến pháp. -
Hai người xảy ra mâu thuẫn, A cho rằng B lấy tiền của mình, B nói không
làm vậy. Thay vì A và B dùng bạo lực với nhau hoặc đột nhập vào nhà B để tìm ra thứ bị
đánh cắp. Họ từ bỏ quyền tự quyết định và tin vào hệ thống pháp luật của nước để tìm ra sự thật
Điểm tích cực của thuyết “khế ước xã hội”: -
Sự ra đời của khế ước xã hội đánh dấu bước phát triển nhận thức mới của
con người về nguồn gốc nhà nước: sự ra đời của Nhà nước là kết quả của một khế ước
được ký kết giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên không có nhà nước, nhà
nước phản ánh lợi ích của các thành viên trong xã hội và mỗi thành viên đều có quyền
yêu cầu nhà nước phục vụ họ, bảo vệ lợi ích của họ. Tư tưởng này nhằm chống lại sự
chuyên quyền độc đoán của chế độ phong kiến, đòi hỏi sự bình đẳng cho giai cấp tư sản
mới ra đời trong việc tham gia nắm chính quyền nhà nước. -
Về mặt lịch sử, thuyết khế ước xã hội về nguồn gốc nhà nước chứa đựng yếu
tố tiến bộ xã hội: nó phủ nhận thuyết thần học về sự ra đời của nhà nước, đồng thời coi
quyền lực của Nhà nước là sản phẩm hoạt động của con người. -
Thuyết khế ước xã hội là cơ sở cho thuyết dân chủ cách mạng, nó hướng tới
tự do, dân chủ cho con người, đồng thời nó cũng là lý luận vững chắc của cách mạng tư
sản lật đổ các nhà nước phong kiến trên thế giới. Giá trị này có thể giải thích: Việc ký kết
hợp đồng thành lập nhà nước, các cá nhân chuyển một số quyền tự nhiên của mình cho
nhà nước, do đó nhà nước có quyền bảo vệ sở hữu, an toàn tính mạng, tài sản cho các
công dân, trong trường hợp nhà nước không giữ được vai trò của mình, các quyền tự
nhiên bị vi phạm thì khế ước xã hội sẽ bị mất hiệu lực và nhân dân có quyền lật đổ nhà
nước và ký kết khế ước mới.
Điểm tiêu cực của thuyết “khế ước xã hội”: -
Giải thích nguồn gốc nhà nước trên cơ sở chủ nghĩa duy tâm, chưa mang
tính khoa học toàn diện khi coi sự ra đời của nhà nước hoàn toàn trên cơ sở ý muốn chủ
quan của các bên tham gia khế ước, chưa nhìn nhận được yếu tố khách quan trong sự tồn
tại của nhà nước, không giải thích được cội nguồn vật chất, yếu tố quyết định từ nền tảng
kinh tế - xã hội, cũng như không chỉ ra bản chất giai cấp của nhà nước.
2.5. Theo thuyết tâm lý:
Thuyết tâm lý lại cho rằng: nhà nước xuất hiện do nhu cầu về tâm lý của con người
nguyên thuỷ có tâm lý sợ hãi trước tai họa của thiên nhiên như bão, lũ và thú dữ. Với nhu
cầu rất lớn về mặt tâm lý để được bảo vệ, con người luôn muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh,
giáo sĩ… Vì vậy, nhà nước là tổ chức của những siêu nhân có sứ mệnh lãnh đạo xã hội lOMoARcPSD| 36723385
Ví dụ: Abu Bakr Al Baghdadi, thủ lĩnh của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Những
chiến binh Hồi giáo tin vào thủ lĩnh, phụ thuộc và nghe lệnh thủ lĩnh, tin rằng họ có thể
mang lại cuộc sống tốt hơn cho người Hồi giáo.
Điểm tích cực của thuyết tâm lý: -
Giải thích được 1 số nguyên nhân cơ bản về việc hình thành cơ sở Nhà nước nguyên thủy.
Điểm tiêu cực của thuyết tâm lý: -
Chỉ lí giải sự ra đời của nhà nước theo chủ nghĩa duy tâm và ý muốn của con người. -
Chưa xem xét đến những khía cạnh kinh tế xã hội dẫn đến sự ra đời của nhà nước. -
Tách rời nhà nước với quá trình vận động và phát triển của đời sống vật chất
xã hội loài người, không nhìn thấy nguyên nhân vật chất của sự ra đời nhà nước.