Bài tiểu luận học phần: Giáo dục đại học thế giới và Việt Nam | Học Viện Phụ Nữ Việt Nam

Bài tiểu luận học phần: Giáo dục đại học thế giới và Việt Nam | Học Viện Phụ Nữ Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Trường:

Học viện Phụ nữ Việt Nam 605 tài liệu

Thông tin:
6 trang 5 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài tiểu luận học phần: Giáo dục đại học thế giới và Việt Nam | Học Viện Phụ Nữ Việt Nam

Bài tiểu luận học phần: Giáo dục đại học thế giới và Việt Nam | Học Viện Phụ Nữ Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

306 153 lượt tải Tải xuống
BÀI TIỂU LUẬN HỌC PHẦN
Giáo dục đại học thế giới và Việt Nam
GV Ngô Thị Trang
Câu hỏi: Thầy (cô) hãy cho biết quan điểm của mình về ý kiến sau “Muốn phát
triển nền giáo dục nước này, hãy nhập khẩu nền giáo dục của nước khác phát triển
hơn”.
Nhập khẩu nền giáo dục của nước khác có thể là một ý tưởng tốt để phát triển giáo
dục nếu được thực hiện một cách đúng đắn. Tuy nhiên, việc áp dụng nền giáo dục
của một nước khác vào môi trường giáo dục của một nước khác có thể gặp phải
nhiều thách thức.
Trước tiên, nền giáo dục của một nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm lịch
sử, văn hóa hội. vậy, việc nhập khẩu nền giáo dục của một nước khác
thể không phù hợp với môi trường giáo dục nước đích. Điều này thể dẫn đến
việc giáo dục đó không hiệu quả hoặc không thể thực thi một cách hiệu quả. Trong
bối cảnh hội nhập toàn cầu hóa hiện nay, việc học tập tiếp thu các điểm tiên
tiến của một nền giáo dục để áp dụng vào một nước khác điều hoàn toàn bình
thường, thậm chí cần được khuyến khích. Thí dụ, cần nghiên cứu tổng thời gian
học tập trên lớp của học sinh cùng lứa tuổi, cùng bậc học để xem xét xem việc
phân bổ thời gian học tập của học sinh nước ta đã phù hợp chưa; trong đó, thời
gian dành cho học văn hóa bao nhiêu, tự học bao nhiêu, rèn luyện thể chất
bao nhiêu… Hay cần thiết xem cách đánh giá học sinh của các nước như thế nào,
bằng điểm số hay bằng xếp loại, nếu bằng điểm thì dùng thang điểm nào (điểm 5,
10, 20 hay 100)… Tất cả các điều đó cần được nghiên cứu thấu đáo để vận dụng
linh hoạt chứ không phải là áp dụng máy móc, tràn lan.
Xét cho cùng, một nền giáo dục tiến bộ của một nước thành công nước đó
như thế nào thì cũng không nghĩa sẽ thành công tương tự khi áp dụng vào
một nước khác, bởi còn rất nhiều yếu tố khác tác động đến. Chẳng hạn, yếu tố gần
như có tính quyết định là điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước đó. Thí dụ, so với
Phần Lan, nước ta nhiều điểm khác biệt nét: về dân số 4,5 so với 95 triệu
người, mật độ dân số 18 so với 308 người/km2; GDP là 224 so với 594 tỉ USD
(tính theo sức mua tương đương), thu nhập bình quân 49.780 so với 6.253
USD/người/năm. Từ những đặc điểm này sẽ tác động đến những đặc điểm khác,
như trình độ văn hóa, trình độ tay nghề, lối sống, sự chênh lệch về điều kiện kinh
tế giữa các vùng miền, khả năng tiếp cận với các phương tiện/thiết bị kỹ thuật hiện
đại, việc đi lại, nhu cầu giáo dụcnhu cầu hưởng thụ… Hay trong giáo dục, một
đứa trẻ Phần Lan thể s điều kiện thụ hưởng những thành tựu về giáo dục
có nhiều điều khác với đứa trẻ ở Việt Nam cùng độ tuổi; một giáo viên ở Phần Lan
thu nhập (trong tương quan với thu nhập chung của hội Phần Lan) khác với
thu nhập của giáo viên Việt Nam; điều kiện dạy và học của giáo viênhọc sinh ở
Phần Lan cũng sẽ rất khác so với ở Việt Nam… Vì vậy, mô hình giáo dục của Phần
Lan sẽ rất khó áp dụng được ở Việt Nam bởi những điểm khác biệt đó.
2. Một vấn đề khác là văn hóanền tảnghội, giữa Việt Nam và các nước Bắc
Âu do sự cách biệt về địa lý, sự ít giao lưu trong tiến trình lịch sử, các điểm chung
gần như không nhiều. Vậy liệu những nước có đặc điểm xã hội - xã hội tương đồng
với Việt Nam thì có nên tiếp nhận các điểm tiến bộ về giáo dục của nước đó không,
chẳng hạn với Nhật Bản, Hàn Quốc? Hoặc những nước từng có những liên hệ nhất
định với Việt Nam hiện đang nền giáo dục khá tiến bộ như Nga, Pháp, Mỹ,
Úc… thì liệu nên học cái hay của họ không? Đây
cũng điều cần suy nghĩ, khi đặt ra vấn đề “nhập
khẩu giáo dục”.
Trong khi đó, Việt Nam cũng đã từng những lần
“nhập khẩu giáo dục” khi lãnh đạo ngành giáo dục các
thời kỳ đi tham quan hình giáo dục nước nào thì
mang về một số điểm mới nào đó. Những điểm mới đó
không phải là không có ích, không thiết thực nhưng lại
kém hiệu quả bởi việc áp dụng khá máy móc chưa
được nghiên cứu thấu đáo. Chẳng hạn, hình giáo
dục VNEN là một thí dụ. Hoặc sự duy trì tính liên tục,
hệ thống cũng không được thực hiện, bởi mỗi kỳ bộ trưởng một quan điểm
khác nhau và thường chọn một mô hình mới thay thế.
Nếu có sự “nhập khẩu
giáo dục” từ Bắc Âu thì
e rằng một vòng luẩn
quẩn mới sẽ tái diễn,
khi quá trình thực hiện
bộc lộ những hạn chế,
đòi hỏi phải thay thế,
có khi lại bằng một mô
hình giáo dục được
nhập khẩu từ một đất
nước, một khu vực
khác.
Do đó, nếu sự “nhập khẩu giáo dục” từ Bắc Âu thì e rằng một vòng luẩn quẩn
mới sẽ tái diễn, khi quá trình thực hiện bộc lộ những hạn chế, đòi hỏi phải thay thế,
khi lại bằng một hình giáo dục được nhập khẩu từ một đất nước, một khu
vực khác.
3. Xét cho cùng, việc tiếp thu cái mới khó đạt kết quả như mong muốn nếu bản
thân không một nền tảng thực sự vững chắc. Hiện nay, nền tảng của giáo dục
nước ta vốn dựa trên những điều kiện kinh tế - hội còn thiếu bền vững, chẳng
hạn, sở vật chất còn quá thiếu thốn, trường lớp còn tạm bợ, thiếu nhiều trang
thiết bị cần thiết phục vụ dạy học; nhiều nơi số quá đông, trong lớp sự
chênh lệch nhiều về giới tính, đặc điểm thể trạng, thể chất, năng lực…; giáo viên
nơi thiếu nhưng nơi thừa, chất lượng chưa đồng đều, thu nhập không bảo
đảm sự toàn tâm toàn ý cho hoạt động giáo dục; nhận thức của nhiều người dân đối
với việc học của con em còn hạn chế… Với những điều đó thì dù đem một mô hình
giáo dục tiên tiến nào vào áp dụng ở nước ta cũng khó mang lại hiệu quả thực sự.
Trong bối cảnh đó, nên chăng cần lo củng cố nội lực - tức là khắc phục các vấn đề
hạn chế mang tính căn cơ của nền giáo dục - trước khi nghĩ đến việc vận dụng một
hình giáo dục nào đó? Hay chỉ tiếp thu từng phần nhỏ lẻ, thực sự phù hợp,
cần thiết, còn hơn nguyên một hình rồi loay hoay theo kiểu “gọt chân cho
vừa giày”? Đây chính vấn đề ngành giáo dục cần quan tâm trong tiến trình
đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước nhà!
Nhập khẩu giáo dục giúp rút ngắn khoảng cách với các nước
Việc nhập sách giáo khoa, chương trình giáo dục ở các nước tiên tiến, đã có nghiên
cứu trên sở khoa học việc tốt, giúp rút ngắn khoảng cách giáo dục của Việt
Nam các nước, kế thừa thành tựu của họ, mình cũng không phải mày đổi
mới từng chút một. Tuy nhiên, sách giáo khoa của họ được xây dựng dựa trên nền
kinh tế hội đã phát triển, tâm sinh lứa tuổi của học trò khác nhiều so với
điều kiện Việt Nam.
Cần chế Việt hóa, chọn lọc các yếu tố lợi phù hợp hoàn cảnh trong
nước. Nên nhập khẩu các môn khoa học tự nhiên đóthế mạnh của họ, nhưng
cần cẩn trọng với các môn khoa học hội. Ngoài ra, việc thay đổi chương trình
giáo dục phải đi liền với thay đổi năng lực nhận thức của giáo viên, phụ huynh, học
sinh.
Phải thừa nhận rằng phụ huynh, học sinh, thậm chí giáo viên còn chạy theo thành
tích, điểm số mà quên đi ý nghĩa thực chất của việc học là vui vẻ, tăng hiểu biết, kỹ
năng và phẩm chất con người.
Cẩn thận xung đột giữa cái mới và cái cũ
Trước khi nghĩ tới việc nhập khẩu chương trình giáo dục của Phần Lan, hay thực
hiện bất cứ cải cách nào khác ở quy mô cả nước, Bộ GD-ĐT cần phải tổ chức đánh
giá thành công hay thất bại của chương trình VNEN một cách thực sự nghiêm túc,
khách quan, công bằng.
Câu hỏi chúng ta cần trả lời không phải đơn giản chỉ VNEN đã thành công
hay thất bại với những thành tựu VNEN đạt được? Đâu nguyên nhân
với những thất bại của VNEN, đâu là khó khăn, trở ngại, thách thức, và liệu chúng
ta có thể có cách làm nào khác để vượt qua những khó khăn đó?
Phần Lan hay bất kỳ nước nào đi nữa thì những xung đột giữa mới cũng
sẽ xảy ra, đòi hỏi chúng ta tìm cách giải quyết, chứ không thể xem như không
có, hoặc vì vậy mà thôi không làm nữa.
Không có đội ngũ, nguồn nhân lực giỏi thì khó có thể thành công
Ngày nay, yêu cầu về chất lượng đối với người thầy cũng rất cao. Đồng thời với
dạy chữ, người thầy còn phải dạy người. Dạy chữ không chỉ đơn thuần là truyền
đạt kiến thức, mà quan trọng hơn là phải tạo cho người học khả năng sáng tạo, khả
năng tự thích nghi với mọi hoàn cảnh. Muốn vậy người học phải nắm được những
điều bản chất nhất, những cái cơ bản nhất. Người thầy còn phải là một điển hình
tốt về tinh thần tự học, tự vươn lên, một tấm gương sáng ngời về đạo đức, về nhân
cách đối với học sinh. Như vậy, chất lượng đòi hỏi ở người thầy là rất cao, rất toàn
diện.
Sau đây sẽ đi sâu phân tích thêm về tình hình đội ngũ giảng viên đại học của Việt
Nam. Trong mấy chục năm qua các trường đại học của ta đã có những bước tiến
vượt bậc. Giáo dục đại học đã có những đóng góp đáng kể trong công tác đào tạo
cán bộ cho sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Đội ngũ giảng viên
đại học đã trưởng thành nhanh chóng, trong đó có một số cán bộ xuất sắc, đạt trình
độ quốc tế. Tuy nhiên, bước vào giai đoạn mới và trước yêu cầu của sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đội ngũ giảng viên của ta còn có nhiều
nhược điểm cả về số lượng và chất lượng. Cả nước ta có khoảng 22000 giảng viên
đại học và cao đẳng, trong đó chỉ có khoảng 3000 (chiếm 13,6%) có trình độ trên
đại học. Số người có học vị tiến sĩ chỉ vào khoảng trên 200 (chiếm gần 1%). Các tỷ
lệ trên đây rất thấp so các nước. Và như vậy là, sắp sang đến thế kỉ XXI rồi mà tình
trạng người chỉ có trình độ đại học dạy đại học đang còn phổ biến trong các trường
đại học của ta. Ở các nước tiên tiến trên thế giới và ở nhiều đại học trong khu vực,
phần lớn giảng viên đại học có trình độ trên đại học. Đội ngũ giảng viên đại học
của họ không những hơn ta về chất lượng mà còn nhiều gấp đôi, gấp ba ta về số
lượng, trên cùng số đầu sinh viên. Ở ta còn một tình hình đã ở trên mức báo động
là tuổi của giáo viên quá cao. Hầu hết các giáo sư đã sắp đến tuổi nghỉ hưu. Số
giảng viên đại học ở tuổi dưới 35 chỉ chiếm vài phần trăm. Với tình hình này chỉ
trong vòng mười năm nữa, các trường đại học của ta sẽ thực sự bị khủng hoảng về
đội ngũ giảng dạy. Do vậy, vấn đề rất cấp bách đối với nước ta là phải nhanh chóng
nâng cao trình độ giảng viên, tăng cường mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo
cán bộ có trình độ trên đại học, đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, khẩn trương đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ trẻ và giỏi, có những chính sách đặc biệt để khuyến khích nghề dạy
học, ngành sư phạm, tạo những điều kiện thuận lợi cho việc du học và giao lưu
quốc tế.
Sẽ rất tốt nếu chúng ta làm được điều này, nhưng để thể làm được thì vấn đề
mấu chốt vẫn phải con người. Chương trình hay chẳng đội ngũ giỏi để
thực thi thì cũng như không. Bài học về VNEN vẫn còn đó, nên biết thêm rằng
Phần Lan, giáo viên muốn được tuyển dụng dạy tiểu học phải trình độ thạc sĩ.
Trong khi đó ta thì chỉ cần đạt 12,5 điểm cho 3 môn thi đã đủ chuẩn vào Đại
học sư phạm để ra làm thầy.
Giáo dục Phần Lan đẳng cấp đã được thế giới công nhận trong mục tiêu phát
triển duy học trò. Chương trình đã phù hợp với trình độ hệ thống giáo viên
Phần Lan, nhưng trong mối tương quan với trình độ giáo viên Việt Nam còn chênh
quá lớn.
Để được nền giáo dục chất lượng đứng đầu thế giới như bây giờ, người Phần
Lan đã tập trung đầu rất nghiêm túc cho công tác đào tạo giáo viên trong suốt
nhiều thập niên từ thế kỷ trước đến nay. Còn ta, sau hơn 70 năm ở miền Bắc và 40
năm ở miền Nam, chất lượng đội ngũ phạm chỉ thấy càng ngày càng xuống dốc
vẫn đứng ngoài lề những chuẩn mực chung của các nền giáo dục tiến bộ. Nhập
khẩu giáo dục sẽ không dễ dàng như nhập khẩu thực phẩm hay xăng dầu!
Với tất cả niềm lạc quan, tin tưởng chúng ta thể hi vọng đến một thời gian
không lâu nữa, giáo dục ở nước ta sẽ trở thành một ngành cách mạng chất xám đồ
sộ, hiện đại với đội ngũ giáo viên hùng hậu - những người trí tuệ cao, đời
sống vật chất dồi dào, được tôn vinh trong hội. Sư phạm sẽ trthành ngành học
hấp dẫn đối với thế hệ trẻ. Giáo dục sẽ thực sự trở thành một động lực phát triển
đất nước. Các vùng lãnh thổ của nước ta, kể cả nông thôn, miền núi, hải đảo sẽ
phát triển đồng đều trên sở một nền học vấn được nâng cao đáng kể của toàn
dân, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên.
| 1/6

Preview text:

BÀI TIỂU LUẬN HỌC PHẦN
Giáo dục đại học thế giới và Việt Nam GV Ngô Thị Trang
Câu hỏi: Thầy (cô) hãy cho biết quan điểm của mình về ý kiến sau “Muốn phát
triển nền giáo dục nước này, hãy nhập khẩu nền giáo dục của nước khác phát triển hơn”.
Nhập khẩu nền giáo dục của nước khác có thể là một ý tưởng tốt để phát triển giáo
dục nếu được thực hiện một cách đúng đắn. Tuy nhiên, việc áp dụng nền giáo dục
của một nước khác vào môi trường giáo dục của một nước khác có thể gặp phải nhiều thách thức.
Trước tiên, nền giáo dục của một nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm lịch
sử, văn hóa và xã hội. Vì vậy, việc nhập khẩu nền giáo dục của một nước khác có
thể không phù hợp với môi trường giáo dục ở nước đích. Điều này có thể dẫn đến
việc giáo dục đó không hiệu quả hoặc không thể thực thi một cách hiệu quả. Trong
bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, việc học tập và tiếp thu các điểm tiên
tiến của một nền giáo dục để áp dụng vào một nước khác là điều hoàn toàn bình
thường, thậm chí cần được khuyến khích. Thí dụ, cần nghiên cứu tổng thời gian
học tập trên lớp của học sinh cùng lứa tuổi, cùng bậc học để xem xét xem việc
phân bổ thời gian học tập của học sinh nước ta đã phù hợp chưa; trong đó, thời
gian dành cho học văn hóa là bao nhiêu, tự học là bao nhiêu, rèn luyện thể chất là
bao nhiêu… Hay cần thiết xem cách đánh giá học sinh của các nước như thế nào,
bằng điểm số hay bằng xếp loại, nếu bằng điểm thì dùng thang điểm nào (điểm 5,
10, 20 hay 100)… Tất cả các điều đó cần được nghiên cứu thấu đáo để vận dụng
linh hoạt chứ không phải là áp dụng máy móc, tràn lan.
Xét cho cùng, một nền giáo dục tiến bộ của một nước dù thành công ở nước đó
như thế nào thì cũng không có nghĩa là sẽ thành công tương tự khi áp dụng vào
một nước khác, bởi còn rất nhiều yếu tố khác tác động đến. Chẳng hạn, yếu tố gần
như có tính quyết định là điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước đó. Thí dụ, so với
Phần Lan, nước ta có nhiều điểm khác biệt rõ nét: về dân số là 4,5 so với 95 triệu
người, mật độ dân số là 18 so với 308 người/km2; GDP là 224 so với 594 tỉ USD
(tính theo sức mua tương đương), thu nhập bình quân là 49.780 so với 6.253
USD/người/năm. Từ những đặc điểm này sẽ tác động đến những đặc điểm khác,
như trình độ văn hóa, trình độ tay nghề, lối sống, sự chênh lệch về điều kiện kinh
tế giữa các vùng miền, khả năng tiếp cận với các phương tiện/thiết bị kỹ thuật hiện
đại, việc đi lại, nhu cầu giáo dục và nhu cầu hưởng thụ… Hay trong giáo dục, một
đứa trẻ ở Phần Lan có thể sẽ có điều kiện thụ hưởng những thành tựu về giáo dục
có nhiều điều khác với đứa trẻ ở Việt Nam cùng độ tuổi; một giáo viên ở Phần Lan
có thu nhập (trong tương quan với thu nhập chung của xã hội Phần Lan) khác với
thu nhập của giáo viên Việt Nam; điều kiện dạy và học của giáo viên và học sinh ở
Phần Lan cũng sẽ rất khác so với ở Việt Nam… Vì vậy, mô hình giáo dục của Phần
Lan sẽ rất khó áp dụng được ở Việt Nam bởi những điểm khác biệt đó.
2. Một vấn đề khác là văn hóa và nền tảng xã hội, giữa Việt Nam và các nước Bắc
Âu do sự cách biệt về địa lý, sự ít giao lưu trong tiến trình lịch sử, các điểm chung
gần như không nhiều. Vậy liệu những nước có đặc điểm xã hội - xã hội tương đồng
với Việt Nam thì có nên tiếp nhận các điểm tiến bộ về giáo dục của nước đó không,
chẳng hạn với Nhật Bản, Hàn Quốc? Hoặc những nước từng có những liên hệ nhất
định với Việt Nam hiện đang có nền giáo dục khá tiến bộ như Nga, Pháp, Mỹ,
Úc… thì liệu có nên học cái hay của họ không? Đây
cũng là điều cần suy nghĩ, khi đặt ra vấn đề “nhập Nếu có sự “nhập khẩu khẩu giáo dục”.
giáo dục” từ Bắc Âu thì
e rằng một vòng luẩn

Trong khi đó, Việt Nam cũng đã từng có những lần quẩn mới sẽ tái diễn,
“nhập khẩu giáo dục” khi lãnh đạo ngành giáo dục các khi quá trình thực hiện
bộc lộ những hạn chế,
thời kỳ đi tham quan mô hình giáo dục nước nào thì đòi hỏi phải thay thế,
mang về một số điểm mới nào đó. Những điểm mới đó có khi lại bằng một mô
không phải là không có ích, không thiết thực nhưng lại hình giáo dục được
kém hiệu quả bởi việc áp dụng khá máy móc và chưa nhập khẩu từ một đất
được nghiên cứu thấu đáo. Chẳng hạn, mô hình giáo nước, một khu vực khác.
dục VNEN là một thí dụ. Hoặc sự duy trì tính liên tục,
có hệ thống cũng không được thực hiện, bởi mỗi kỳ bộ trưởng có một quan điểm
khác nhau và thường chọn một mô hình mới thay thế.
Do đó, nếu có sự “nhập khẩu giáo dục” từ Bắc Âu thì e rằng một vòng luẩn quẩn
mới sẽ tái diễn, khi quá trình thực hiện bộc lộ những hạn chế, đòi hỏi phải thay thế,
có khi lại bằng một mô hình giáo dục được nhập khẩu từ một đất nước, một khu vực khác.
3. Xét cho cùng, việc tiếp thu cái mới khó đạt kết quả như mong muốn nếu bản
thân không có một nền tảng thực sự vững chắc. Hiện nay, nền tảng của giáo dục
nước ta vốn dựa trên những điều kiện kinh tế - xã hội còn thiếu bền vững, chẳng
hạn, cơ sở vật chất còn quá thiếu thốn, trường lớp còn tạm bợ, thiếu nhiều trang
thiết bị cần thiết phục vụ dạy và học; nhiều nơi sĩ số quá đông, trong lớp có sự
chênh lệch nhiều về giới tính, đặc điểm thể trạng, thể chất, năng lực…; giáo viên
có nơi thiếu nhưng có nơi thừa, chất lượng chưa đồng đều, thu nhập không bảo
đảm sự toàn tâm toàn ý cho hoạt động giáo dục; nhận thức của nhiều người dân đối
với việc học của con em còn hạn chế… Với những điều đó thì dù đem một mô hình
giáo dục tiên tiến nào vào áp dụng ở nước ta cũng khó mang lại hiệu quả thực sự.
Trong bối cảnh đó, nên chăng cần lo củng cố nội lực - tức là khắc phục các vấn đề
hạn chế mang tính căn cơ của nền giáo dục - trước khi nghĩ đến việc vận dụng một
mô hình giáo dục nào đó? Hay chỉ là tiếp thu từng phần nhỏ lẻ, thực sự phù hợp,
cần thiết, còn hơn bê nguyên một mô hình rồi loay hoay theo kiểu “gọt chân cho
vừa giày”? Đây chính là vấn đề mà ngành giáo dục cần quan tâm trong tiến trình
đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước nhà!
Nhập khẩu giáo dục giúp rút ngắn khoảng cách với các nước
Việc nhập sách giáo khoa, chương trình giáo dục ở các nước tiên tiến, đã có nghiên
cứu trên cơ sở khoa học là việc tốt, giúp rút ngắn khoảng cách giáo dục của Việt
Nam và các nước, kế thừa thành tựu của họ, mình cũng không phải mày mò đổi
mới từng chút một. Tuy nhiên, sách giáo khoa của họ được xây dựng dựa trên nền
kinh tế – xã hội đã phát triển, tâm sinh lý lứa tuổi của học trò khác nhiều so với điều kiện Việt Nam.
Cần có cơ chế Việt hóa, chọn lọc các yếu tố có lợi và phù hợp hoàn cảnh trong
nước. Nên nhập khẩu các môn khoa học tự nhiên vì đó là thế mạnh của họ, nhưng
cần cẩn trọng với các môn khoa học xã hội. Ngoài ra, việc thay đổi chương trình
giáo dục phải đi liền với thay đổi năng lực nhận thức của giáo viên, phụ huynh, học sinh.
Phải thừa nhận rằng phụ huynh, học sinh, thậm chí giáo viên còn chạy theo thành
tích, điểm số mà quên đi ý nghĩa thực chất của việc học là vui vẻ, tăng hiểu biết, kỹ
năng và phẩm chất con người.
Cẩn thận xung đột giữa cái mới và cái cũ
Trước khi nghĩ tới việc nhập khẩu chương trình giáo dục của Phần Lan, hay thực
hiện bất cứ cải cách nào khác ở quy mô cả nước, Bộ GD-ĐT cần phải tổ chức đánh
giá thành công hay thất bại của chương trình VNEN một cách thực sự nghiêm túc, khách quan, công bằng.
Câu hỏi mà chúng ta cần trả lời không phải đơn giản chỉ là VNEN đã thành công
hay thất bại mà là với những thành tựu VNEN đạt được? Đâu là nguyên nhân và
với những thất bại của VNEN, đâu là khó khăn, trở ngại, thách thức, và liệu chúng
ta có thể có cách làm nào khác để vượt qua những khó khăn đó?
Dù Phần Lan hay bất kỳ nước nào đi nữa thì những xung đột giữa mới và cũ cũng
sẽ xảy ra, đòi hỏi chúng ta tìm cách giải quyết, chứ không thể xem nó như không
có, hoặc vì vậy mà thôi không làm nữa.
Không có đội ngũ, nguồn nhân lực giỏi thì khó có thể thành công
Ngày nay, yêu cầu về chất lượng đối với người thầy cũng rất cao. Đồng thời với
dạy chữ, người thầy còn phải dạy người. Dạy chữ không chỉ đơn thuần là truyền
đạt kiến thức, mà quan trọng hơn là phải tạo cho người học khả năng sáng tạo, khả
năng tự thích nghi với mọi hoàn cảnh. Muốn vậy người học phải nắm được những
điều bản chất nhất, những cái cơ bản nhất. Người thầy còn phải là một điển hình
tốt về tinh thần tự học, tự vươn lên, một tấm gương sáng ngời về đạo đức, về nhân
cách đối với học sinh. Như vậy, chất lượng đòi hỏi ở người thầy là rất cao, rất toàn diện.
Sau đây sẽ đi sâu phân tích thêm về tình hình đội ngũ giảng viên đại học của Việt
Nam. Trong mấy chục năm qua các trường đại học của ta đã có những bước tiến
vượt bậc. Giáo dục đại học đã có những đóng góp đáng kể trong công tác đào tạo
cán bộ cho sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Đội ngũ giảng viên
đại học đã trưởng thành nhanh chóng, trong đó có một số cán bộ xuất sắc, đạt trình
độ quốc tế. Tuy nhiên, bước vào giai đoạn mới và trước yêu cầu của sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đội ngũ giảng viên của ta còn có nhiều
nhược điểm cả về số lượng và chất lượng. Cả nước ta có khoảng 22000 giảng viên
đại học và cao đẳng, trong đó chỉ có khoảng 3000 (chiếm 13,6%) có trình độ trên
đại học. Số người có học vị tiến sĩ chỉ vào khoảng trên 200 (chiếm gần 1%). Các tỷ
lệ trên đây rất thấp so các nước. Và như vậy là, sắp sang đến thế kỉ XXI rồi mà tình
trạng người chỉ có trình độ đại học dạy đại học đang còn phổ biến trong các trường
đại học của ta. Ở các nước tiên tiến trên thế giới và ở nhiều đại học trong khu vực,
phần lớn giảng viên đại học có trình độ trên đại học. Đội ngũ giảng viên đại học
của họ không những hơn ta về chất lượng mà còn nhiều gấp đôi, gấp ba ta về số
lượng, trên cùng số đầu sinh viên. Ở ta còn một tình hình đã ở trên mức báo động
là tuổi của giáo viên quá cao. Hầu hết các giáo sư đã sắp đến tuổi nghỉ hưu. Số
giảng viên đại học ở tuổi dưới 35 chỉ chiếm vài phần trăm. Với tình hình này chỉ
trong vòng mười năm nữa, các trường đại học của ta sẽ thực sự bị khủng hoảng về
đội ngũ giảng dạy. Do vậy, vấn đề rất cấp bách đối với nước ta là phải nhanh chóng
nâng cao trình độ giảng viên, tăng cường mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo
cán bộ có trình độ trên đại học, đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, khẩn trương đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ trẻ và giỏi, có những chính sách đặc biệt để khuyến khích nghề dạy
học, ngành sư phạm, tạo những điều kiện thuận lợi cho việc du học và giao lưu quốc tế.
Sẽ rất tốt nếu chúng ta làm được điều này, nhưng để có thể làm được thì vấn đề
mấu chốt vẫn phải là con người. Chương trình hay mà chẳng có đội ngũ giỏi để
thực thi thì cũng như không. Bài học về VNEN vẫn còn đó, nên biết thêm rằng ở
Phần Lan, giáo viên muốn được tuyển dụng dạy tiểu học phải có trình độ thạc sĩ.
Trong khi đó ở ta thì chỉ cần đạt 12,5 điểm cho 3 môn thi là đã đủ chuẩn vào Đại
học sư phạm để ra làm thầy.
Giáo dục Phần Lan là đẳng cấp đã được thế giới công nhận trong mục tiêu phát
triển tư duy học trò. Chương trình đã phù hợp với trình độ và hệ thống giáo viên
Phần Lan, nhưng trong mối tương quan với trình độ giáo viên Việt Nam còn chênh quá lớn.
Để có được nền giáo dục chất lượng đứng đầu thế giới như bây giờ, người Phần
Lan đã tập trung đầu tư rất nghiêm túc cho công tác đào tạo giáo viên trong suốt
nhiều thập niên từ thế kỷ trước đến nay. Còn ta, sau hơn 70 năm ở miền Bắc và 40
năm ở miền Nam, chất lượng đội ngũ sư phạm chỉ thấy càng ngày càng xuống dốc
và vẫn đứng ngoài lề những chuẩn mực chung của các nền giáo dục tiến bộ. Nhập
khẩu giáo dục sẽ không dễ dàng như nhập khẩu thực phẩm hay xăng dầu!
Với tất cả niềm lạc quan, tin tưởng chúng ta có thể hi vọng đến một thời gian
không lâu nữa, giáo dục ở nước ta sẽ trở thành một ngành cách mạng chất xám đồ
sộ, hiện đại với đội ngũ giáo viên hùng hậu - những người có trí tuệ cao, có đời
sống vật chất dồi dào, được tôn vinh trong xã hội. Sư phạm sẽ trở thành ngành học
hấp dẫn đối với thế hệ trẻ. Giáo dục sẽ thực sự trở thành một động lực phát triển
đất nước. Các vùng lãnh thổ của nước ta, kể cả nông thôn, miền núi, hải đảo sẽ
phát triển đồng đều trên cơ sở một nền học vấn được nâng cao đáng kể của toàn
dân, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên.