-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tiểu luận học phần Luật hình sự của trường đại học Luật Hà Nội
Bài tiểu luận học phần Luật hình sự của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem!
Preview text:
lOMoARc PSD|27879799 Mục lục
Lời mở đầu .................................................................................................................... 1
A, BẢN ÁN VỤ VIỆC SỐ 01 ....................................................................................... 2
I, Toàn văn bản án ...................................................................................................... 2
II. Tóm tắt bản án ..................................................................................................... 10
III. Các vấn đề pháp lý được giải quyết trong vụ án ..................................................11
1, chủ thể trong quan hệ tranh chấp bổi thưởng thiệt hại ...........................................11
2, Thứ hai, về căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại ..................................................11
3, Căn cứ pháp luật áp dụng để giải quyết vụ án........................................................11
4, Kết luận của tòa án ................................................................................................11
IV, Quan điểm của nhóm về nội dung giải quyết của tòa án ..................................... 12
A, BẢN ÁN VỤ VIỆC SỐ 02 ..................................................................................... 13
I, Toàn văn bản án .................................................................................................... 13
II, Tóm tắt bản án ..................................................................................................... 19
III, Các vấn đề pháp lý được giải quyết trong bản án ............................................... 20
1, Thời điểm diễn ra sự kiện ..................................................................................... 20
2, Xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường ..................................................... 20
3, Căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại ................................................................... 21
4, Những căn cứ pháp luật để giải quyết vụ án trên .................................................. 22
IV, Quan điểm của nhóm về nội dung giải quyết của Tòa án .................................... 23
Kết luận....................................................................................................................... 24
Danh mục tài liệu tham khảo ....................................................................................... 24 Lời mở đầu
Tài sản đáp ứng các nhu cầu, lợi ích của con người nhưng bên cạnh đó nó cũng
tiềm ẩn nguy cơ, rủi ro nhất định mà con người không thể luôn luôn kiểm soát được.
Trong thực tế măc dù con người đã có ý thức phòng ngừa cũng như nhờ vào các thànḥ
tựu khoa học công nghê hiệ n đại, nhưng bất cứ lúc nào con người cũng có thể bị thiệ
ṭ hại do chính tài sản mang lại. Do đó mà pháp luât đã đặt ra vấn đề điều chỉnh các bồị
thường thiệt hại xảy ra ngoài hợp đồng. Vì vậy nhóm em chọn đề bài: “Sưu tầm hai bản
án về bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra được Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải
quyết” các điều kiên phát sinh trách nhiệ m bồi thường thiệ t hại do tài sản gây ra và xác ̣
định trách nhiêm bồi thường thiệ t hại do tài sản gây ra, đồng thời nêu ra các điểm bấṭ
câp và đưa ra các ý kiến đóng góp đối với quyết định của Tòa án trong mỗi vụ việc.̣ lOMoARc PSD|27879799
A, BẢN ÁN VỤ VIỆC SỐ 01 I, Toàn văn bản án
TÒA ÁN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH
BÌNH DƯƠNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bản án số: 130/2018/DS-PT Ngày 10-7-2018
V/v tranh chấp yêu cầu bồi thường
thiệt hại do tài sản bị xâm phạm NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TÒA ÁN NHÂN
DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
- Thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm gồmcó: Thẩm phán - Chủ tọa
phiên tòa: Ông Đào Minh Đa Các Thẩm phán: Ông Đoàn Hoài Trí
Bà Nguyễn Thị Duyên Hằng
- Thư ký phiên tòa: Bà Dương Thị Kim Thoa – Thư ký Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương.
- Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Dương tham gia phiên tòa:
Bà Đặng Hà Nhung – Kiểm sát viên.
Ngày 10 tháng 7 năm 2018 tại trụ sở Toà án nhân dân tỉnh Bình Dương xét
xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số 92/2018/TLPT-DS ngày 03 tháng 5 năm
2018 về việc “tranh chấp yêu cầu bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm”.
Do Bản án dân sự sơ thẩm số 03/2018/DSST ngày 27 tháng 02 năm 2018 của
Tòa án nhân dân huyện B, tỉnh Bình Dương bị kháng cáo.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm 96/2017/DS-PT ngày 24 tháng
5 năm 2018 giữa các đương sự:
- Nguyên đơn: Ông Lê Quang Đ, sinh năm 1966; địa chỉ: Tổ 4, ấp Tân L, xã
Đất C, huyện B, tỉnh Bình Dương.
Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị V, sinh năm
1968; địa chỉ: Tổ 4, ấp T, xã Đ, huyện B, tỉnh Bình Dương (văn bản ủy quyền
ngày 16 tháng 10 năm 2017).
- Các bị đơn:
1. Ông Nguyễn Đắc T1, sinh năm 1957;
2. Bà Lê Thị Thanh T2, sinh năm 1961;
Cùng địa chỉ: Tổ 4, ấp T, xã Đ, huyện B, tỉnh Bình Dương. lOMoARc PSD|27879799
1. Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
2. Bà Nguyễn Thị V, sinh năm 1968;
3. Bà Lê Thị G, sinh năm 1988;
4. Bà Lê Thị C, sinh năm 1987;
5. Ông Lê Quang T3, sinh năm 1991;
6. Bà Lê Thanh T4, sinh năm 1993;
Cùng địa chỉ: Tổ 4, ấp T, xã Đ, huyện B, tỉnh Bình Dương.
- Người kháng cáo: Bị đơn ông Nguyễn Đắc T. NỘI DUNG VỤ ÁN:
Nguyên đơn trình bày:
Ngày 13 tháng 7 năm 2017, cây cao su của vợ chồng ông Nguyễn Đắc T1,
bà Lê Thị Thanh T2 bị ngã đập vào bình điện (Trạm biến áp 1x25KVA) của vợ
chồng ông Lê Quang Đ, bà Lê Thị V làm đứt dây, gây nổ làm hư hỏng thiết bị, dẫn
đến mất điện. Khi nhân viên của Điện lực huyện B xuống thì bà V liên hệ với vợ
chồng ông T1, bà T2 sang đ giải quyết nhưng chờ rất lâu thì bà T2 mới đến; bà V
đã soi đèn pin lên bình điện cho bà T2 xem cành cây cao su của bà T2 đang nằm
trên Trạm biến áp 1x25KVA của gia đình bà V làm đứt dây, hư hỏng thiết bị, gây
nổ bình điện dẫn đến mất điện.
Sau khi cho bà T2 xem hiện trạng vụ việc, ông Đ đã yêu cầu bà T2 cho nhân
viên của Điện lực huyện B tiến hành chặt cành cây ngã trên trạm biến áp xuống,
sửa chữa lại trạm biến áp và yêu cầu gia đình bà T2 phải chịu hoàn toàn chi phí
sửa chữa. Tuy nhiên, bà T2 cho rằng do nhà ông Đ, bà V sử dụng điện quá tải nên
bị nổ bình, hư hỏng nên không chịu trách nhiệm đối với chi phí sửa chữa. Nghe bà
T2 nói vậy thì nhân viên của Điện lực huyện B giải thích cho bà T2 về nguyên
nhân làm đứt dây và hư hỏng thiết bị điện gây nổ bình điện, dẫn đến mất điện là
do cành cây cao su gãy ngã vào bình điện, bà T2 không ở lại đ nghe giải thích mà
chạy xe về nhà. Vợ chồng ông Đ, bà V đến Công an xã Đ nhờ ra làm chứng đ cho
đơn vị sửa chữa điện chặt cành cao su đang nằm trên bình điện (Trạm biến áp
1x25KVA) đ sửa chữa nhằm có điện đ sử dụng.
Khi sửa chữa, nhân viên của Điện lực B đã cúp điện khu nhà trọ của ông Đ,
bà V 01 ngày và 01 đêm, chi phí sửa chữa hết số tiền là 9.087.000 đồng. Do đó,
ông Lê Quang Đ yêu cầu ông Nguyễn Đắc T1 cùng bà Lê Thị Thanh T2 phải bồi
thường chi phí sửa chữa là 9.087.000 đồng.
Bị đơn trình bày:
Ông T1, bà T2 không đồng ý toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn vì các lý do sau:
Thứ nhất: Nguyên nhân gây hư hỏng tại Trạm biến áp 1x25KVA của ông Đ
vào ngày 13 tháng 7 năm 2017 không phải do cây cao su của ông T1, bà T2 gây
ra. Nếu ông Đ cho rằng nhánh cây cao su ngã đè lên dây diện, gây hư hỏng lOMoARc PSD|27879799
tại Trạm biến áp 1x25KVA của ông thì tại sao ông Đ không lưu lại hình ảnh hoặc
video, ghi nhận sự việc này đ làm chứng cứ chứng minh và đ buộc bồi thường?
Mặt khác, theo biên bản làm việc ngày 13 tháng 7 năm 2017 ghi nhận sự việc
nhánh cây cao su ngã vào làm đứt 01 “hotline” tại Trạm biến áp 1x25KVA của ông
Đ mà không có sự chứng kiến và chữ ký của vợ chồng ông T1, bà T2 và không
được đóng dấu bởi cơ quan có thẩm quyền, văn bản này không có giá trị pháp lý,
thiếu khách quan và không phản ánh đúng nguyên nhân gây ra sự cố hư hỏng tại
Trạm biến áp 1x25KVA. Thời đi m gây ra sự cố hư hỏng tại Trạm biến áp 1x25KVA
thì trời mưa lớn, có nhiều sấm sét, sự cố xảy ra có th là do thiên tai hoặc nguyên nhân khác.
Thứ hai: Ông Đ không chứng minh được chi phí khắc phục thiệt hại sửa
chữa Trạm biến áp 1x25KVA, không cung cấp được hóa đơn, chứng từ cho từng
khoản chi phí khắc phục thiệt hại mà chỉ cung cấp cho Tòa án: “Bảng chiết tính thí
nghiệm trạm biến áp sự cố” ngày 15 tháng 7 năm 2017 có chữ ký và họ tên ông
Trương Văn H. Biên bản ghi nhận sự cố tại Trạm biến áp 1x25KVA ngày 13 tháng
7 năm 2017 do nhân viên của Điện lực huyện B lập và sửa chữa cũng do nhân viên
Điện lực huyện B thực hiện (theo lời trình bày của ông Đ) nhưng phiếu thu ngày
17 tháng 7 năm 2017 với nội dung thu tiền sửa chữa Trạm biến áp 1x25KVA số
tiền là 9.087.000 đồng không có chữ ký của thủ trưởng đơn vị, kế toán trưởng, thủ
quỹ, không có hóa đơn; người lập bảng ngày 15 tháng 7 năm 2017 và người viết
phiếu thu ngày 17 tháng 7 năm 2017 đều do ông Trương Văn H thực hiện.
Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
Bà Nguyễn Thị V là vợ ông Đ thống nhất với ý kiến và yêu cầu của ông Đ.
Bà Lê Thị G, bà Lê Thị C, bà Lê Thanh T4 và ông Lê Quang T3 là con của
ông Đ và bà V thống nhất với ý kiến và yêu cầu của ông Đ.
Người làm chứng ông Nguyễn Văn S trình bày:
Khoảng 21 giờ 30 phút, ngày 13 tháng 7 năm 2017, ông S nhận được tin báo
của quần chúng nhân dân về việc cháy nổ gây mất điện tại Trạm biến áp 1x25KVA
của ông Lê Quang Đ tại ấp T, xã Đ, huyện B. Khi đến nơi thì ông S thấy có một
nhánh cây cao su gãy nằm trên dây điện của hộ ông Lê Quang Đ; ngoài ra ông S không biết gì khác.
Bản án dân sự sơ thẩm số 03/2018/DS-ST ngày 27 tháng 02 năm 2018 của Tòa
án nhân dân huyện B, tỉnh Bình Dương đã quyết định:
Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện về tranh chấp bồi thường thiệt hại do tài
sản bị xâm phạm đối với ông Nguyễn Đắc T1 và bà Lê Thị Thanh T2.
Buộc ông Nguyễn Đắc T1 và bà Lê Thị Thanh T2 iên đới bồi thường cho
ông Lê Quang Đ số tiền 9.087.000 đồng (chín triệu không trăm tám mươi bảy nghìn đồng).
Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn tuyên về án phí, trách nhiệm chậm thi hành án
và quyền kháng cáo theo quy định.
Ngày 06 tháng 3 năm 2018, bị đơn ông Nguyễn Đắc T1 kháng cáo toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm. lOMoARc PSD|27879799
Tại phiên tòa phúc thẩm, nguyên đơn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện, bị đơn
giữ nguyên yêu cầu kháng cáo. Các đương sự không thỏa thuận được với nhau về
việc giải quyết vụ án.
Đại diện Viện Ki m sát nhân dân tỉnh Bình Dương phát bi u ý kiến:
Về tố tụng: Những người tham gia tố tụng và tiến hành tố tụng đã thực hiện đúng
quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự tại Tòa án cấp phúc thẩm.
Về nội dung: Nguyên đơn khởi kiện bị đơn yêu cầu bồi thường số tiền
9.087.000 đồng do cao su của bị đơn ngã đè lên Trạm biến áp 1x25KVA làm đứt
dây, hư hỏng thiết bị bình điện, gây nổ dẫn đến mất điện. Theo biên bản làm việc
ngày 13 tháng 7 năm 2017, bảng chiết tính thí nghiệm trạm biến áp sự cố ngày 15
tháng 7 năm 2017, biên bản xác minh ngày 04 tháng 12 năm 2017, lời khai người
làm chứng th hiện có việc cây cao su của bị đơn bị đổ, cành cây đè lên Trạm biến
áp 1x25KVA của nguyên đơn làm đứt dây, hư hỏng bình điện dẫn đến mất điện và
nguyên đơn thực hiện sửa chữa với tổng chi phí 9.087.000 đồng. Tuy nhiên bảng
chiết tính thí nghiệm trạm biến áp sự cố ngày 15 tháng 7 năm 2017 th hiện có
700.000 đồng là chi phí bảo trì trạm biến áp của nguyên đơn nhưng Tòa án cấp sơ
thẩm buộc bị đơn bồi thường cho nguyên đơn là chưa phù hợp. Kháng cáo của bị
đơn là có cơ sở chấp nhận một phần.
Do đó, đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận một phần kháng cáo của bị đơn,
sửa bản án dân sự sơ thẩm theo hướng buộc bị đơn bồi thường cho nguyên đơn số tiền 8.387.000 đồng.
Sau khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và đã được
thẩm tra tại phiên tòa, căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, lời trình bày của
đương sự, ý kiến của Ki m sát viên;
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
[1] Về tố tụng: Theo đơn khởi kiện thì ông Đ khởi kiện vợ chồng ông T1,
bà T2; do đó, vợ chồng ông T1, bà T2 là bị đơn trong vụ án. Quá trình tố tụng,
Tòa án cấp sơ thẩm xác định tư cách tố tụng bị đơn trong vụ án là ông T1, bà T2
nhưng nội dung bản án sơ thẩm lại xác định tư cách của bà T2 là người có quyền
lợi nghĩa vụ liên quan là không đúng. Tuy nhiên, vi phạm tố tụng của Tòa án cấp
sơ thẩm không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của
bà T2 nên không cần phải hủy bản án dân sự sơ thẩm.
[2] Về nội dung: Nguyên đơn ông Đ khởi kiện yêu cầu bị đơn ông T1, bà
T2 bồi thường thiệt hại do nhánh cây cao su của ông T1, bà T2 bị ngã vào Trạm
biến áp 1x25KVA của ông Đ, bà V dùng cho việc kinh doanh nhà trọ làm hư hỏng,
phải sửa chữa khắc phục với số tiền 9.087.000 đồng; ông Đ yêu cầu ông T1, bà
T2 bồi thường số tiền 9.087.000 đồng.
Bị đơn ông T1, bà T2 không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của ông Đ và
trình bày: Không có chứng cứ chứng minh nhánh cây cao su của ông T1, bà T2 gãy
ngã vào Trạm biến áp 1x25KVA của ông Đ, bà V; thời đi m xảy ra sự cố trời mưa
lớn, có nhiều sấm sét nên có th là do thiên tai hoặc do nguyên nhân khác gây hư lOMoARc PSD|27879799
hỏng Trạm biến áp 1x25KVA. Mặt khác, chứng từ sửa chữa Trạm biến áp
1x25KVA do ông Đ đưa ra là không hợp pháp; phiếu thu tiền sửa chữa không có
chữ ký của thủ trưởng đơn vị, kế toán trưởng, thủ quỹ, không có hóa đơn đính kèm,
người lập bảng chiết tính ngày 15 tháng 7 năm 2017 và người viết phiếu thu ngày
17 tháng 7 năm 2017 đều do ông Trương Văn H thực hiện.
[3] Xét lời khai của hai bên đương sự, các chứng cứ do hai bên đương sự
cung cấp và các chứng cứ do Tòa án thu thập được, thấy rằng:
Biên bản làm việc về sự cố mất điện tại Trạm biến áp 1x25KVA của ông Lê
Quang Đ do ông Nguyễn Ngọc M - nhân viên của Điện lực huyện B lập vào lúc
21 giờ 30 phút ngày 13 tháng 7 năm 2017 (bút lục 22), có nội dung: ...... “do trời
mưa ,gió lớn làm nhánh cây cao su ngã vào trạm điện gây đứt 01 hotline tại trạm
và đứt 01 chì FCO pha B trụ 01 NR xã Đ, đứt 01 chì FCO tại trạm...hiện tại điện
lực đang cô lập điện nhánh rẽ khách hàng.. đề nghị khách hàng phát quang cây
vi phạm hành lang an toàn lưới điện thay đà composite thí nghiệm kiểm tra bảo
trì lại trạm biến áp do hiện tại không đảm bảo vận hành…”; biên bản có chữ ký
xác nhận của ông Nguyễn Văn S (Công an xã Đ) và bà Nguyễn Thị V (vợ ông Đ).
Bản tự khai ngày 10 tháng 01 năm 2018, ông Nguyễn Văn S cũng thừa nhận nội dung trên.
Biên bản xác minh ngày 04 tháng 12 năm 2017 (bút lục số 32), ông Trương
Văn H là nhân viên của Điện lực huyện B xác nhận: “..Trạm biến áp 1x25KVA
của ông Lê Quang Đ hỏng thiết bị do trời mưa gió lớn làm nhánh cây cao su ngã
vào trạm điện gây đứt 01 hotline tại trạm và đứt 01 chì FCO pha B tại trụ 01
nhánh rẽ Đ, đứt 01 chì FCO tại trạm, gây mất điện trạm Lê Quang Đ. Các cây
cao su ngoài hành lang an toàn đường điện; tuy nhiên, do trời mưa, gió lớn khiến
cành cây ngã vào trạm điện. Chi phí sửa chữa Trạm biến áp 1x25KVA của ông Lê
Quang Đ theo Bảng chiết tính thí nghiệm trạm biến áp sự cố ngày 15 tháng 7 năm
2017 là 9.087.000 đồng…”.
Tại phiên tòa sơ thẩm (bút lục số 72) ông T1, bà T2 thừa nhận do mưa gió
lớn nên nhánh cây cao su của ông T1 va quẹt vào trạm biến áp của ông Đ gây sự cố mất điện.
Tại phiên tòa phúc thẩm: Ông T1 và bà T2 không thừa nhận nhánh cây cao
su của ông T1 ngã đè vào trạm biến áp của ông Đ. Ông Đ đưa ra các hình chụp th
hiện có duy nhất vườn cây cao su của ông T1, bà T2 là gần trạm biến áp, có cây
cao su nghiêng về hướng trạm biến áp của ông Đ; ông T1 và bà T2 thừa nhận hình
ảnh chụp thực tế vườn cao su của ông T1 và trạm biến áp của ông Đ. Hình chụp
thực tế phản ánh trạm biến áp của ông Đ sát ranh đất vườn
cao su của ông T1, không có cây lâu năm hoặc cao su của người khác gần trạm biến áp.
Do đó có căn cứ xác định nhánh cây cao su lâu năm của ông T1 gãy ngã vào
trạm biến áp, gây chập điện.
Biên bản xem xét thẩm định ngày 27 tháng 6 năm 2018 th hiện: Trạm biến
áp 1x25KVA của ông Đ cách hàng cây cao su của gia đình ông T1 khoảng 05m; lOMoARc PSD|27879799
ranh giới đất giữa hai bên là hàng rào kẽm gai và lưới B40; ông T1 đã cưa cây cao
su gầm trạm biến áp vào cuối tháng 4 năm 2018; ông T1 xác định không muốn cưa
cây cao su nhưng do Trưởng ấp T vận động gia đình ông cưa do mùa mưa bão nên ông mới đồng ý.
Với những chứng cứ đã phân tích ở trên thì có căn cứ xác định: Trời mưa
to, gió lớn nên làm gãy nhánh cây cao su của ông T1, bà T2 và rơi trúng Trạm biến
áp 1x25KVA của ông Đ, gây sự cố mất điện.
[4]Khoản 2, 3 Điều 584 của Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “..Người
gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp
thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị
thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản
phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh
theo quy định tại khoản 2 Điều này…”.
Điều 604 của Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Chủ sở hữu, người
chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra”.
Cây cao su của ông T1, bà T2 trồng trên đất ông T1, bà T2 và đảm bảo
khoảng cách an toàn (khoảng cách 05m) với trạm Trạm biến áp 1x25KVA của ông
Đ, nhưng rõ ràng hình chụp cây cao su bị nghiêng về hướng trạm biến áp, khi có
mưa to, gió lớn nhánh cây cao su bị gãy rơi trúng trạm điện gây sự cố mất điện.
Do đó, mặc dù có sự kiện bất khả kháng nhưng ông T1, bà T2 vẫn phải chịu một
phần trách nhiệm về sự cố làm hư hỏng trạm biến áp của ông Đ, bà V.
[5] Theo bảng chiết tính thí nghiệm trạm biến áp ngày 15 tháng 7 năm
2017 và phiếu thu tiền ngày 17 tháng 7 năm 2017 (bút lục số 23, 35) sửa chữa
Trạm biến áp 1x25KVA mà ông Đ cung cấp thì số tiền sửa chữa là 9.087.000
đồng; tuy nhiên, hóa đơn đã bao gồm các chi phí bảo trì, vệ sinh Trạm biến áp với
số tiền 700.000 đồng, ông Đ và bà V yêu cầu bồi thường khoản tiền này là chưa
đúng pháp luật. Do đó, trừ chi phí bảo trì, vệ sinh là 700.000 đồng thì thiệt hại
thực tế của ông Đ, bà V là 8.387.000 đồng; ông T1, bà T2 phải chịu trách nhiệm
bồi thường ½ thiệt hại xảy ra là 4.193.500 đồng.
Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận toàn bộ yêu cầu của ông Đ là chưa đảm bảo quyền lợi của ông T1, bà T2.
Với những nhận định trên, cần chấp nhận một phần kháng cáo của ông T và
ý kiến của đại diện Viện Ki m sát nhân dân tỉnh Bình Dương; sửa bản án dân sự sơ thẩm.
Án phí dân sự sơ thẩm: Các bên đương sự phải chịu theo luật định.
Về án phí dân sự phúc thẩm: Ông T1 không phải chịu. Vì các lẽ trên, QUYẾT ĐỊNH: lOMoARc PSD|27879799
Căn cứ Điều 147; khoản 2 Điều 148; khoản 2 Điều 308; Điều 309; Điều 313
của Bộ luật Tố tụng dân sự; khoản 2, 3 Điều 584, Điều 604 của Bộ luật Dân sự năm 2015;
Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và
sử dụng án phí và lệ phí Tòa án;
1. Chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của bị đơn ông Nguyễn ĐắcT1.
2. Sửa Bản án dân sự sơ thẩm số 03/2018/DS-ST ngày 27 tháng 02 năm2018
của Tòa án nhân dân huyện B, tỉnh Bình Dương như sau:
Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Lê Quang Đ.
Buộc ông Nguyễn Đắc T1 và bà Lê Thị Thanh T2 phải liên đới bồi thường
cho ông Lê Quang Đ, bà Nguyễn Thị V số tiền 4.193.500 đồng (bốn triệu, một
trăm chín mươi ba nghìn, năm trăm đồng).
K từ ngày người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án cho đến khi
thi hành xong nếu người phải thi hành án chậm thi hành thì phải trả thêm lãi theo
mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 tương
ứng với thời gian và số tiền chậm thi hành. 3.
Án phí dân sự sơ thẩm:
Ông Nguyễn Đắc T1 và bà Lê Thị Thanh T2 phải liên đới chịu 300.000 đồng (ba trăm nghìn đồng).
Ông Lê Quang Đ phải chịu 300.000 đồng (ba trăm nghìn đồng), khấu trừ
tiền tạm ứng án phí đã nộp là 300.000 đồng (ba trăm nghìn đồng) theo Biên lai thu
tiền số 0016627 ngày 28 tháng 9 năm 2017 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện B. 4.
Án phí dân sự phúc thẩm: Chi cục Thi hành án dân sự huyện B,
tỉnhBình Dương trả cho ông Nguyễn Đắc T 300.000 đồng (ba trăm nghìn đồng)
tiền tạm ứng án phí đã nộp theo Biên lai thu số 0016820 ngày 08 tháng 3 năm
2018 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện B.
Theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành
án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền
yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo
quy định tại các Điều 6, 7A và 9 Luật Thi hành án dân sự, thời hiệu thi hành án
được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật k từ ngày tuyên án./. N i nhận:
- Lưu: Hồ sơ, Tòa Dân sự. - VKSND tỉnh Bình
TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ PHÚC THẨM Dương; - Chi cục THADS
THẨM PHÁN - CHỦ TỌA PHIÊN TÒA huyện B; (đã ký) - TAND huyện B;
- Các đương sự (đ thi hành); - Tổ Hành chính Tư pháp; lOMoARc PSD|27879799 Đào Minh Đa lOMoARc PSD|27879799 II. Tóm tắt bản án
Bản án số: 130/2018/DS – PT Ngày 10-7-2018 về tranh chấp bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm.
Nguyên đơn: Ông Lê Quang Đ
Bị đơn: Nguyễn Đắc T1 và Nguyễn Đắc T2 Những
người có nghĩa vụ liên quan: 1. Bà Nguyễn Thị V 2. Bà Lê Thị G 3. Bà Lê Thị C 4. Ông Lê Quang T3 5. Bà Lê Thanh T4
Nguyên đơn trình bày: Ngày 13 tháng 7 năm 2017, cây cao su của vợ chồng
T1,T2 bị ngã đập vào trạm biến áp của vợ chồng ông Đ, bà V gây hư hỏng dẫn đến mất
điện. Ông Đ yêu cầu bà T2 cho nhân viên sửa điện tiến hành chặt cây và sửa chữa đồng
thời phải bồi thường số tiền là 9.087.000 đồng nhưng bà T2 cho rằng nguyên nhân gấy
cháy nổ trạm điệm là do gia đình vợ chồng ông Đ, bà V dùng điện quá tải và không chịu bồi thường.
Bị đơn trình bày: Bị đơn không đồng ý với yêu cầu bồi thường vì các lý do sau:
Thứ nhất: Nguyên nhân gây hư hỏng trạm biến áp không phải là do cây cao su
với lại ông Đ, bà V không có hình ảnh hoặc quay video lại làm chứng cứ để chứng minh
và yêu cầu bồi thường. Mặt khác, sự việc nhánh cây cao su ngã vào trạm biến áp không
có sự chứng kiến và chữ kí của T1, T2 và không có được đóng dấu bởi cơ quan có thẩm
quyền, văn bản này không có giá trị pháp lý. Thời điểm cháy nổ trạm biến áp đang mưa
to và có nhiều sấm sét nên sự cố xảy ra có thể do thiên tai hoặc nguyên nhân khác.
Thứ 2: Ông Đ không chứng minh được chi phí khắc phục thiệt hại sửa chữa trạm
biến áp. Không cung cấp được hóa đơn, chứng từ cho khoản chi phí khắc phục. Biên
lai thu tiền không có chữ ký của thủ trưởng đơn vị, kế toán, thủ quỹ, không có hóa đơn;
người lập bảng và viết phiếu đều do ông H( nhân viên sửa chữa điện) thực hiện.
Nhận định của Tòa án:
Nguyên nhân gây cháy nổ trạm biến áp là do nhánh cây cao su bị gãy rơi vào
trạm biến áp dẫn đến cháy nổ. Tòa án xác định đây là trường hợp bất khả kháng vì cây
cao su đã đảm bảo khoảng cách an toàn là cách xa trạm biến áp 5m. Số tiền 9.087.000
đồng đã bao gồm cả chi phí bảo trì và vệ sinh trạm biến áp nên Nguyên đơn yêu cầu
bồi thường khoản này là không có căn cứ. Ông T1, bà T2 phải bồi thường ½ thiệt hại là 4.193.500 đồng.
Quyết định của tòa án:
1. Chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của bị đơn ông Nguyễn Đắc T1
2. Sửa Bản án dân sự sơ thẩm số 03/2018/DS-ST ngày 27 tháng 02 năm 2018của Tòaán
nhân dân huyện B, tỉnh Bình Dươngnhư sau:Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện
của ông Lê Quang Đ. Buộc ông Nguyễn Đắc T1 và bà Lê Thị Thanh T2 phải liên
đới bồi thường cho ông Lê Quang Đ, bà Nguyễn Thị V số tiền 4.193.500 đồng (bốn
triệu, một trăm chín mươi ba nghìn,năm trăm đồng). K từ ngày người được thi hành lOMoARc PSD|27879799
án có đơn yêu cầu thi hành án cho đến khi thi hành xong nếu người phải thi hành án
chậm thi hành thì phải trả thêm lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468
của Bộ luật Dân sự năm 2015 tương ứng với thời gian và số tiền chậm thi hành.
3. Án phí dân sự sơ thẩm: Ông Nguyễn Đắc T1 và bà Lê Thị Thanh T2 phải liên đớichịu
300.000 đồng (ba trăm nghìnđồng).Ông Lê Quang Đ phải chịu 300.000 đồng(ba trăm
nghìn đồng), khấu trừ tiền tạm ứng án phí đã nộp là 300.000 đồng (ba trăm nghìn
đồng) theo Biên lai thu tiền số 0016627 ngày 28 tháng 9 năm 2017 của Chi cục Thi
hành án dân sự huyện B.
4. Án phí dân sự phúc thẩm: Chi cục Thi hành án dân sự huyện B, tỉnh Bình Dươngtrả
cho ông Nguyễn Đắc T 300.000 đồng (ba trăm nghìn đồng) tiền tạm ứng án phí đã
nộp theo Biên lai thu số 0016820 ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện B.
III. Các vấn đề pháp lý được giải quyết trong vụ án
1, chủ thể trong quan hệ tranh chấp bổi thưởng thiệt hại
Chủ thể bị thiệt hại: ông Lê Quang Đ, sinh năm 1966, địa chỉ: Tổ 4, ấp Tân L, xã
Đất C, huyện B, tỉnh Bình Dương.
Chủ sở hữu cây cao su (chủ thể bồi thường thiệt hại): Ông Nguyễn Đắc T1, sinh
năm 1957; Bà Lê Thị Thanh T2, sinh năm 1961;
Đều có đầy đủ năng lực trách nhiệm và năng lực hành vi dân sự.
2, Thứ hai, về căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại
Xuất phát từ sự việc, ngày 13 tháng 7 năm 2017, nhánh cây cao su của gia đình
ông Lê Đắc T1 và bà Lê Thị Thanh T2 đập ngã đập vào bình điện ( Trạm biến áp
1x25KVA) của vợ chồng ông Lê Quang Đ và bà Lê Thị V làm đứt dây, gây nổ và làm
hư hỏng thiết bị dẫn đến mất điện. Cây cao xu của ông Lê Đắc T1 và bà Lê Thị Thanh
T2 đã được trồng đúng khoảng cách quy định so với trạm biến áp (05m); ; ranh giới đất
giữa hai bên là hàng rào kẽm gai và lưới B40, tuy nhiên theo hình ảnh ghi lại thì cây
cao xu có bị nghiêng về phía trạm biến áp. Như vậy, trong trường hợp này tuy do gió
báo làm nhánh cây cao xu bị đổ nhưng gia đình ông T1 và bà T2 vẫn phải bồi thường
một phần thiệt hại. Chính vì vậy, ở đây đã có điều kiện để phát sinh việc bồi thường
thiệt hại, cụ thể ở đây là việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do cây cối gây ra quy
định tại điều 604 BLDS 2015.
3, Căn cứ pháp luật áp dụng để giải quyết vụ án
Khoản 2,3 điều 584 BLDS 2015
Điều 604 quy định về bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra
Điều 147, khoản 2 điều 148, khoản 2 điều 308, khoản 2 điều 309, Điều 313 của
bộ luật tố tụng dân sự. Điều 2,6,7A,9,30 Luật thi hành án dân sự
4, Kết luận của tòa án.
Tòa án quyết đinh chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của bị đơn Lê Đắc T1,
chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Lê Quang Đ. Buộc ông Lê Đắc T1 và
bà Nguyễn Thị Thanh T2 phải liên đới bồi thường cho ông Lê Quang Đ,bà Nguyễn Thị
V số tiền là 4.193.500 đồng. Quyết định của tòa án là đúng đắn và có căn cứ pháp lí sắc
đáng. Có các bằng chứng và lí lẽ hợp lí hợp pháp. lOMoARc PSD|27879799
IV, Quan điểm của nhóm về nội dung giải quyết của tòa án
1. Không đồng ý với việc áp dụng căn cứ pháp lý của HĐXX trong việc xác định
trách nhiệm bồi thường thiệt hại của ông bà T1, T2.
Trong vụ án này, tại phần nhận định [4], Tòa án phúc thẩm đã căn cứ khoản 2, 3
Điều 584 BLDS 2015 về “Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại”:
“2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường
hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị
thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại
khoản 2 Điều này.” và Điều 604 BLDS 2015 về Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
cây cối gây ra: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi
thường thiệt hại do cây cối gây ra.” để xác định có sự kiện bất khả kháng nhưng ông
bà T1, T2 vẫn phải chịu một phần trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho ông Đ, bà V.
Điều đó có nghĩa là Tòa án đã dẫn chiếu và áp dụng Điều 604 với vai trò là một trường
hợp “pháp luật có quy định khác” quy định tại Khoản 2 điều 584. Tuy nhiên, chúng tôi
nhận thấy cách hiểu và áp dụng trên chưa chính xác về mặt lí luận và không thể áp dụng
đồng thời trong vụ án này dựa trên những lí do: -
Thứ nhất, khoản 2 điều 584 BLDS 2015 quy định các trường hợp miễn trừ
trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một sự đổi mới so với quy định cũ tại Điều 604
BLDS 2005 theo hướng hợp lý hơn về sự thống nhất cho hệ thống quy định và thuận
lợi cho việc xem xét nguyên tắc xác định trách nhiệm cho từng trường hợp cá biệt. Cụ
thể, nếu trước đây BLDS 2005 quy định chi tiết các trường hợp miễn trừ trách nhiệm
trong từng điều luật như Điều 626 BLDS 2005 về “bồi thường thiệt hại do cây cối gây
ra”; Điều 627 BLDS 2005 về “bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình khác gây
ra” thì BLDS 2015 quy định chung thành nguyên tắc về các trường hợp miễn trừ. Theo
đó, mặc dù không nêu tại Điều 604 BLDS về trường hợp được miễn trừ trách nhiệm,
nhưng ta vẫn hiểu rằng các trường hợp miễn trừ trách nhiệm tại Khoản 2 điều 584
BLDS 2015 được áp dụng như một nguyên tắc định hướng cho các trường hợp bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo từng điều luật cụ thể. Do vậy, Điều 604 BLDS
2015 là một quy định độc lập về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu, người
quản lý cây cối trong trường hợp không có yếu tố miễn trừ trách nhiệm và không được
dẫn chiếu và coi là trường hợp “pháp luật có quy định khác” theo quy định Khoản 2 Điều 584 BLDS 2015. -
Mặt khác, cũng trong nhận định [4], Tòa án đã xác định sự kiện cành cây
caosu rơi vào trạm biến áp là sự kiện bất khả kháng, kết hợp với lập luận trên, Tòa
không thể trích dẫn áp dụng đồng thời hai điều luật trong vụ án này.
Do vậy, việc trích dẫn và áp dụng đồng thời hai căn cứ pháp luật của Tòa là mâu
thuẫn và cần xem xét lại.
2. Không đồng ý với việc Tòa án yêu cầu ông bà T1, T2 liên đới chịu một phần
trách nhiệm bồi thường thiệt hại. lOMoARc PSD|27879799
Như tiêu đề nêu trên, chúng tôi không đồng ý với nhận định và phán quyết của
Tòa phúc thẩm về việc yêu cầu ông bà T1, T2 liên đới chịu một phần trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong vụ án này dựa trên những lập luận sau: -
Về mặt lí luận, quy định của pháp luật về sự kiện bất khả kháng được đặt
ra trong những trường hợp xét thấy có đầy đủ ba yếu tố: (i) sự kiện xảy ra một cách
khách quan do tự nhiên (thiên tai, hỏa hoạn, ...) hoặc do con người (bạo động, bất ổn
chính trị, đình công,...); (ii) là sự kiện không thể lường trước được và (iii) không thể
khắc phục dù đã áp dụng mọi biện pháp ngăn chặn có thể. Do vậy sự kiện bất khả kháng
không xác định yếu tố lỗi của chủ thể ở bất kỳ hình thức tồn tại nào hoặc bất kỳ mức
độ nào, từ đó là tiền đề của việc miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại. -
Về mặt thực tế, theo nhận định [4] của Tòa đã xác định sự kiện cành cây
cao su rơi gây ra thiệt hại là một sự kiện bất khả kháng, do vậy, việc Tòa tiếp tục đưa
ra yêu cầu ông bà T1, T2 liên đới bồi thường một phần thiệt hại tại nhận định [4] và [5]
là mâu thuẫn và trái với quy định của pháp luật.
Do vậy, trong trường hợp này, chúng tôi xác định yêu cầu ông bà T1, T2 bồi
thường thiệt hại của Tòa phúc thẩm là không có căn cứ và cần xem xét lại.
A, BẢN ÁN VỤ VIỆC SỐ 02
I, Toàn văn bản án TÒA ÁN NHÂN DÂN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH SÓC T RĂNG
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bản án số: 193/2017/DS-PT Ngày: 28 – 12 - 2017.
V/v Tranh chấp bồi thường thiệt hại tài sản. NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TÒA ÁN
NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG -
Thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm có: Thẩm
phán - Chủ tọa phiên tòa: Ông Phạm Hùng Nuôi. Các Thẩm phán: 1- Ông Nguyễn Văn Dũ. 2- Ông Nguyễn Văn Ngọt. -
Thư ký phiên tòa: Bà Trần Thị Kim Nhẫn - Thư ký Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng. -
Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Sóc Trăng: Bà Trần Hồng Diễm Kiểm
sát viên tham gia phiên tòa. lOMoARc PSD|27879799
Ngày 28 tháng 12 năm 2017, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng xét xử phúc
thẩm công khai vụ án thụ lý số: 180/2017/TLPT-DS ngày 21 tháng 11 năm 2017 về
“Tranh chấp bồi thường thiệt hại tài sản”.
Do bản án dân sự sơ thẩm số 46/2017/DS-ST ngày 28 tháng 9 năm 2017 của Tòa án
nhân dân thị xã N bị kháng cáo.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 286/2017/QĐPT-DS ngày 4 tháng
12 năm 2017, giữa các đương sự: 1.
Nguyên đơn : Ông Nguyễn Văn H, sinh năm 1934. Địa chỉ: Số 34 ấp T, xã
Q, thị xã N, tỉnh Sóc Trăng. (có mặt) 2.
Bị đơn : Ông Danh Hiền Cu T, sinh năm 1971. Địa chỉ: Số 38 đường T, khóm
H, phường M, TX. Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng. (có mặt) 3.
Người có quyền và nghĩa vụ liên quan : Bà Đặng Kim L, sinh năm 1976. Địa
chỉ: Số 38 đường T, khóm H, phường M, TX. Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng. (có mặt) 4.
Người làm chứng :
4.1- Ông NLC1, sinh năm 1964. Địa chỉ: Số 29 ấp T, xã Q, thị xã N, tỉnh Sóc Trăng. (vắng mặt)
4.2- Ông NLC2, sinh năm 1955. Địa chỉ: Số 30 ấp T, xã Q, thị xã N, tỉnh Sóc Trăng. (có mặt) 5.
Người kháng cáo: Ông Nguyễn Văn H là nguyên đơn. NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo án sơ thẩm và các tài liệu có trong hồ sơ, vụ án có nội dung tóm tắt như sau:
1/. Nguyên đơn ông Nguyễn Văn H khởi kiện trình bày: Vào khoảng 09 giờ, ngày
29 tháng 4 năm 2017 có hai con gà trống, 01 con gà trống lông đỏ của ông T và 01
con gà trống lông trắng của ông Nguyễn Văn L rượt đuổi đá nhau chạy vào nhà của
ông, 02 con gà này chạy loạn xạ, nhảy lên bàn thờ, tủ, bàn ghế của ông. Con gà lông
đỏ nhảy lên Tivi hiệu Toshiba, màn hình phẳng 32inch, mua năm 2015 với giá
5.700.000đ làm tivi ngã đập vào mặt bàn gỗ làm cho tivi bể màn hình và hư hỏng
khoảng 90% không còn sử dụng được nữa và kính bàn bị bể chiều dài 120cm, chiều
ngang 90cm, kính ông mua giá 700.000đ mua năm 2016. Sau khi sự việc xảy ra, ông
có trình báo Công an ấp T và ông tạm giữ con gà long đỏ lại làm chứng. Đến khoảng
18 giờ ngày 30/4/2017 thì ông T đến nhà ông để yêu cầu ông trả lại con gà và ông T
thừa nhận con gà này là của ông T. Ông đã nhiều lần yêu cầu và thương lượng với ông
T để yêu cầu bồi thường thiệt hại cho ông nhưng ông T không đồng ý. Đến ngày
18/5/2017, Công an xã Q có mời ông T lên làm việc để thỏa thuận về việc khắc phục
hậu quả cho ông nhưng ông T không chấp nhận. Ông H yêu cầu ông T, bà L phải bồi
thường cho ông số tiền tài sản bị hư hại do Tòa án định giá tổng cộng là 4.110.000đ
(Trong đó tivi hiệu Toshiba 3.900.000đ và tấm kính 210.000đ). lOMoARc PSD|27879799
2/. Bị đơn ông Danh Hiền Cu T trình bày: Hai con gà của ông H trình bày thì có
01 con gà trống tơ lông đỏ là của ông, còn con gà trống lông trắng là của ông Nguyễn
Văn L, cư ngụ số 36, ấp T, xã Q, thị xã N, tỉnh Sóc Trăng. Ông không biết trong 02
con gà thì con gà nào làm hư hỏng tài sản của ông H. Ngoài ra, còn khoảng 03 - 04
con gà mái là của ông H trong nhà. Sự việc ông H có giữ con gà lông đỏ của ông trong
nhà ông H, ông qua xin lại con gà vào khoảng hơn 17 giờ, ngày 30/4/2017 thì ông H
đòi hành hung ông nhưng được vợ ông H can ngăn. Nay ông không đồng ý theo yêu
cầu của ông H vì chưa chắc con gà ông đã làm hư cái tivi và tấm kính nhà ông H.
Sự việc được Tòa án nhân dân thị xã N thụ lý, giải quyết. Tại bản án sơ thẩm số
46/2017/DS-ST ngày 28 tháng 9 năm 2017 đã quyết định như sau: Căn cứ vào khoản
6 Điều 26; điểm a khoản 1 Điều 35; điểm a khoản 1 Điều 39; khoản 1 Điều
147; điểm b khoản 2 Điều 227; Điều 266; điều 271; Điều 273 của Bộ luật Tố tụng dân
sự năm 2015; Căn cứ vào Điều 589 và Điều 603 Bộ luật dân sự năm 2015; Căn cứ vào
điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016, của
Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu nộp, quản lý và sử
dụng án phí và lệ phí Tòa án. Tuyên xử:
1/ Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Nguyễn Văn H về việc
yêu cầu ông Danh Hiền Cu T và bà Đặng Kim L bồi thường cho ông đối với tài sản bị
thiệt hại là cái Tivi hiệu Toshiba, màn hình 32 inch và tấm kính bàn với tổng số tiền
4.110.000đ (Bốn triệu, một trăm, mười ngàn đồng).
Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn tuyên về án phí sơ thẩm và quyền kháng cáo của các đương sự.
Ngày 9-10-2017, nguyên đơn ông Nguyễn Văn H có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm,
yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xét xử chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông, buộc ông
T, bà L phải có trách nhiệm bồi thường cho ông với số tiền 4.110.000đ, do con gà của
ông T, bà L nhảy làm bể tivi hiệu Toshiba, màn hình 32 inch và tấm kính bàn của ông.
Lý do thực tế ông có thiệt hại xảy ra do con gà trống lông đỏ của ông T gây ra và sự
việc có nhiều người làm chứng như ông NLC1, ông Nguyễn Văn L. Khi con gà trống
làm bể tivi và mặt kính nhà ông thì ông có báo đến Công an ấp T và Công an xã Q biết sự việc. *
Tại phiên tòa phúc thẩm hôm nay, nguyên đơn không rút đơn khởi kiện và vẫn
giữ nguyên đơn kháng cáo; Các đương sự không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án. *
Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về tính có căn cứ và hợp pháp
của kháng cáo, về việc tuân thủ và chấp hành pháp luật tố tụng của những người tiến
hành tố tụng và tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án ở giai đoạn phúc
thẩm và tại phiên tòa phúc thẩm; Đồng thời, phát biểu quan điểm về nội dung kháng
cáo, đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo của người kháng cáo và áp
dụng khoản 1 Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 giữ nguyên bản án sơ thẩm.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN: lOMoARc PSD|27879799
Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, được thẩm tra các chứng cứ tại
phiên tòa, căn cứ vào kết quả tranh luận, ý kiến phát biểu và đề nghị của Kiểm sát
viên, những người tham gia tố tụng khác, Hội đồng xét xử nhận định: [I] Về tố tụng : [1]
Người kháng cáo, nội dung và hình thức đơn kháng cáo, thời hạn kháng cáo của
nguyên đơn Nguyễn Văn H là đúng theo quy định tại các Điều 271, Điều 272 và Điều
273 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, nên kháng cáo hợp lệ và đúng theo luật định. [2]
Người làm chứng ông NLC1 vắng mặt tại phiên tòa nhưng đã có lời khai trong
hồ sơ vụ án, việc vắng mặt không gây trở ngại và cũng không ảnh hưởng đến việc xét
xử, căn cứ khoản 2 Điều 229 và khoản 3 Điều 296 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015,
Hội đồng xét xử tiến hành xét xử vụ án. [II]
Về nội dung : [1]
Theo các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ và theo nguyên đơn trình bày thì vào
khoảng 9 giờ ngày 29/04/2017, trong nhà nguyên đơn có con gà nhảy lên tivi làm ngã
tivi xuống mặt bàn gỗ, hậu quả làm cho tivi hiệu TOSIBA 32inch màng hình phẳng,
bể màng hình (khoảng 90%) không còn sử dụng được và bể kiếng bàn (dài 120cm,
rộng 90cm), thiệt hại (theo Biên bản về việc định giá ngày 10/08/2017 (BL 51a)
4.110.000đồng (ti vi 3.900.000đ, kiếng bàn 210.000đ) là sự việc có thật, rõ ràng, xảy
ra trong thực tế và mọi người đều biết. Do đó, về tình tiết, sự kiện này nguyên đơn
không phải chứng minh theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 92 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. [2]
Tuy nhiên, theo nguyên đơn thì nguyên nhân xảy ra thiệt hại là có hai con gà
trống, 01 con gà trống lông đỏ (của bị đơn) và 01 con gà trống lông trắng (của ông
Nguyễn Văn L) rượt đuổi đá nhau chạy vào nhà của nguyên đơn, 02 con gà này chạy
loạn xạ, nhảy lên bàn thờ, tủ, bàn ghế của nguyên đơn, con gà lông đỏ nhảy lên tivi
làm ngã tivi đập vào mặt bàn gỗ gây ra thiệt hại. Ngược lại, theo bị đơn cho rằng theo
nguyên đơn 02 con gà, có 01 con gà trống tơ lông đỏ là của bị đơn và con gà trống
lông trắng là của ông Nguyễn Văn L, bị đơn không biết trong 02 con gà thì con gà nào
làm thiệt hại tài sản của nguyên đơn; ngoài 02 con gà trống nêu trên thì trong nhà
nguyên đơn lúc bấy giờ còn có khoảng 03 - 04 con gà mái là gà của nguyên đơn, nên
bị đơn không đồng ý theo yêu cầu của nguyên đơn, vì con gà của bị đơn không làm
thiệt hại cái tivi và kiếng bàn của nguyên đơn. Do bị đơn không thừa nhận và không
đồng ý theo yêu cầu nguyên đơn, nên nguyên đơn phải có nghĩa vụ chứng minh tivi
và kiếng bàn của mình bị thiệt hại do chính con gà trống lông đỏ của bị đơn gây ra
theo quy định tại khoản 1 Điều 91 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. [3]
Để chứng minh cho nguyên nhân gây ra làm thiệt hại cái tivi và kiếng bàn, sau
khi sự việc xảy ra nguyên đơn bắt giữ lại con gà trống tơ lông đỏ của bị đơn để trình
người lân cận, yêu cầu Công an viên lập biên bản xác minh và tố giác sự việc với Công
an xã Q; đưa ra một số người làm chứng như ông NLC1, ông NLC2 và Nguyễn Văn
L. Xét thấy, trên thực tế con gà của bị đơn có vào nhà của nguyên đơn và nguyên đơn
bắt giữ là có thật, tại cấp sơ thẩm và tại phiên tòa phúc thẩm nguyên đơn đều thừa
nhận khi sự việc diễn biến và xảy ra thì ở trong nhà chỉ có một mình nguyên đơn và
vợ nguyên đơn chứng kiến, ngoài ra không có ai khác chứng kiến; những người làm lOMoARc PSD|27879799
chứng do nguyên đơn cung cấp đều xác nhận là họ không có trực tiếp chứng kiến
nguyên nhân gây ra thiệt hại, nhưng sau khi sự việc xảy ra nguyên đơn kêu đến nhà
xem thì thấy tài sản bị thiệt hại, hoặc sau khi sự việc xảy ra nghe nguyên đơn kể lại
thì mới biết hay nghe nguyên đơn và bị đơn cự cải, nên việc xác định con gà của ai và
con gà nào gây ra thiệt hại tài sản cho nguyên đơn thì họ đều không biết (BL 70, 71).
Đồng thời, ông Trần Bạch T2 (Công an viên) là người lập biên bản xác minh ngày
29/04/2017 và tham gia lập biên bản tiếp nhận tố giác, tin báo ngày 30/04/2017 cũng
xác nhận là không chứng kiến, sau khi sự việc xảy ra ông có xuống lập biên bản, nên
ông thấy cái tivi, kiếng bàn bị bể và kêu nguyên đơn bắt giữ lại con gà (do chưa biết
gà của ai), biên bản xác minh và biên bản tiếp nhận tố giác, tin báo là cũng ghi nhận
theo lời kể nguyên đơn. Mặt khác, sau khi sự việc xảy ra (khoảng 03 tiếng) tại biên
bản xác minh ngày 29/04/2017 (BL 68), nguyên đơn trình bày “...có một con gà trống
màu đỏ nhảy vào nhà tôi nhảy lên bàn tôi làm bể một miếng kiến bàn và bể mặt một
cái vô tuyến...”; nhưng tại biên bản tiếp nhận tố giác, tin báo ngày 30/04/2017 (BL
03), trình bày “...có 2 con gà rượt nhau chạy vô nhà của tôi, một con màu đỏ rượt đá
con màu trắng, con màu đỏ nhảy làm rớt tivi rớt xuống bàn Salong bể kiếng bàn và
bể màng hình tivi...”; và tại đơn khởi kiện ngày 25/05/2017 và trong quá trình giải
quyết vụ án, lại trình bày “có hai con gà trống, 01 con gà trống lông đỏ và 01 con gà
trống lông trắng rượt đuổi đá nhau chạy vào nhà của nguyên đơn, 02 con gà này chạy
loạn xạ, nhảy lên bàn thờ, tủ, bàn ghế của nguyên đơn, con gà lông đỏ nhảy lên tivi
làm ngã tivi đập vào mặt bàn gỗ gây ra thiệt hại” là nguyên đơn trình bày không thống
nhất và có sự mâu thuẫn, nên không đảm bảo tính khách quan. Ngoài ra, nguyên đơn
cũng không cung cấp được chứng cứ nào khác để chứng minh thật sự tài sản của
nguyên đơn cái tivi và kiếng bàn bị thiệt hại do chính con gà của bị đơn gây ra. Do
vậy, cấp sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là có căn cứ và đúng pháp luật.
[4]Từ những phân tích và nhận định nêu trên, nhận thấy toàn bộ nội dung kháng cáo
của nguyên đơn là không có cơ sở, nên không được Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận.
[4.1] Kiểm sát viên đề nghị không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn, áp
dụngkhoản 1 Điều 308 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 giữ nguyên bản
án sơ thẩm là có căn cứ, nên được Hội đồng xét xử chấp nhận.
[4.2] Sau khi đã thảo luận và nghị án Hội đồng xét xử thống nhất áp dụng
khoản 1 Điều 308 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, giữ nguyên bản án sơ
thẩm. [8] Tuy kháng cáo không được chấp nhận, nhưng người kháng cáo là
người cao tuổi nên được miễn toàn bộ tiền án phí phúc thẩm theo quy định tại
điểm đ khoản 1 Điều 12 và khoản 1 Điều 29 Nghị quyết số
326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy
định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa
án. Vì các lẽ trên; QUYẾT ĐỊNH:
Căn cứ vào khoản 1 Điều 308, khoản 6 Điều 313, khoản 1 Điều 148, khoản 2 Điều lOMoARc PSD|27879799
229, khoản 3 Điều 296 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; Áp dụng điểm đ khoản 1
Điều 12, khoản 1 Điều 29 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của
Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử
dụng án phí và lệ phí Tòa án. Tuyên xử :
1/- Không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn Nguyễn Văn H.
2/- Giữ nguyên bản án dân sự sơ thẩm số: 46/2017/DS-ST ngày 28 tháng 09 năm 2017
của Tòa án nhân dân thị xã N, tỉnh Sóc Trăng. Như sau:
Căn cứ vào khoản 6 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39, khoản
1 Điều 147, điểm b khoản 2 Điều 227, Điều 266, điều 271, Điều 273 của Bộ luật Tố
tụng dân sự năm 2015; Điều 589 và Điều 603 Bộ luật dân sự năm 2015; điểm đ khoản
1 Điều 12 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016, của Ủy ban thường
vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.
2.1 / Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Nguyễn Văn H về việc
yêu cầu ông Danh Hiền Cu T và bà Đặng Kim L bồi thường cho ông đối với tài sản bị
thiệt hại là cái Tivi hiệu Toshiba, màn hình 32 inch và tấm kính bàn với tổng số tiền
4.110.000đ (Bốn triệu, một trăm, mười ngàn đồng). 2.2
/ Về án phí dân sự sơ thẩm: Ông Nguyễn Văn H không phải chịu.
3/- Án phí dân sự phúc thẩm: Ông Nguyễn Văn H được miễn nộp.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
Trường hợp bản án được thi hành theo Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được
thi hành án, người phải thi hành án có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi
hành án, tự nguyện thi hành án, hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo qui định tại các
Điều 6, 7, 7a, 7b và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện
theo qui định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự. Nơi nhận:
TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ PHÚC THẨM
--VKSND tỉnh Sóc Trăng;TAND thị xã N; THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN TÒA
- Chi cục THA.DS thị xã N; - Các đương sự; - Lưu: HS-TDS. Phạm Hùng Nuôi lOMoARc PSD|27879799
II, Tóm tắt bản án.
Bản tóm tắt : QUYẾT ĐỊNH SỐ 193/2017/DS-PT
Vụ án: Tranh chấp bồi thường thiệt hại tài sản
Nguyên đơn: ông Nguyễn Văn H
Bị đơn: ông Danh Hiền Cu T NHẬN THẤY
Nguyên đơn ông Nguyễn Văn H trình bày:
Vào khoảng 09 giờ ngày 29 tháng 4 năm 2017 có 2 con gà trống, 01 con gà trống
lông đỏ của ông T và 01 con gà trống lông trắng của ông Nguyễn Văn L rượt đuổi đá
nhau chạy vào nhà của ông. Con gà lông đỏ nhảy lên Tivi hiệu Toshiba, màn hình phẳng
32inch, mua 2015 với giá 5.700.000đ làm tivi ngã đập vào mặt bàn gỗ làm cho tivi bể
màn hình và hư hỏng khoảng 90% không còn sử dụng được nữa và kính bàn bị bể chiều
dài 120cm, chiều ngang 90cm, kính ông mua giá 700.000đ mua năm 2016. Sau khi sự
việc xảy ra, ông có trình báo Công an ấp T và ông tạm giữ con gà lông đỏ lại làm chứng.
Đến khoảng 18 giờ ngày 30/4/2017 thì ông T đến nhà ông để yêu cầu ông trả lại con gà
và ông T thừa nhận con gà này là của ông T. Ông đã nhiều lần yêu cầu và thương lượng
với ông T để yêu cầu bồi thường thiệt hại cho ông nhưng ông T không đồng ý. Đến
ngày 18/5/2017, Công an xã Q có mời ông T lên làm việc để thỏa thuận vè việc khắc
phục hậu quả cho ông nhưng ông T không chấp nhận. Ông H yêu cầu ông T, bà L phải
bồi thường cho ông số tiền tài sản bị hư hại do Toà án định giá tổng cộng là 4.110.000đ
(Trong đó tivi hiệu Toshiba 3.900.000đ và tấm kính 210.000đ).
Bị đơn ông Danh Hiền Cu T trình bày:
Hai con gà của ông H trình bày thì có 01 con gà trống tơ lông đỏ là của ông, còn
con gà trống lông trắng là của ông Nguyễn Văn L. Ông không biết trong 02 con gà thì
con nào gà nào làm hư hỏng tài sản của ông H. Ngoài ra, còn khoảng 03-04 con gà mái
của ông H trong nhà. Sự việc ông H có giữ con gà lông đỏ của ông trong nhà ông H,
ông qua xin lại con gà vào khoảng 17 giờ, ngày 30/4/2017 thì ông H đòi hành hung ông
nhưng được vợ ông H can ngăn. Nay ông không đồng ý theo yêu cầu của ông H vì chưa
chắc chắn con gà ông đã làm hư cái tivi và tấm kính nhà ông H.
Tại bản án dân sự sơ thẩm quyết định:
Căn cứ vào khoản 6 Điều 26; điểm a khoản 1 Điều 35; điểm a khoản 1 Điều 39;
khoản 1 Điều 147; điểm b khoản 2 Điều 227; Điều 266; Điều 271; Điều 273 của Bộ
luật Tố tụng dân sự năm 2015… Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn
ông Nguyễn Văn H về việc yêu cầu ông Danh Hiền Cu T và Bà Đặng Thị Kim L bồi lOMoARc PSD|27879799
thường cho ông đối với tài sản bị thiệt hại là cái tivi hiệu Toshiba, màn hình 32inch và
tấm kính bàn với tổng số tiền 4.110.000đ Tại phiên tòa phúc thẩm:
+ Nguyên đơn không rút đơn khởi kiện và vẫn giữ nguyên kháng cáo; Các đương sự
không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án.
+ Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về tính có căn cứ và hợp pháp của
kháng cáo. Đồng thời đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo của người kháng cáo XÉT THẤY
Về tố tụng: người kháng cáo, nội dung , hình thức đơn kháng cáo, thời hạn kháng
cáo của nguyên đơn đúng theo quy định của pháp luật
Về nội dung: Nhận thấy toàn bộ nội dung kháng cáo của nguyên đơn là không
có cơ sở, nên Hội đồng xét xử phúc thẩm không chấp nhận. Đồng thời kiểm sát viên đề
nghị không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn nên được Hội đồng chấp nhận là có
căn cứ, Sau khi thảo luận thì Hội đồng vẫn giữ nguyên bản án sơ thẩm,mặc dù kháng
cáo của nguyên đơn không được chấp nhận nhưng người kháng cáo là người cao tuổi
nên được miễn toàn bộ tiền án phí phúc thẩm . QUYẾT ĐỊNH
+ Không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn Nguyễn Văn H
+ Giữ nguyên bản án dân sự sơ thẩm số: 46/2017/DS-ST ngày 28 tháng 09 năm 2017
của Tòa án nhân dân thị xã N, tỉnh Sóc Trăn
+ Án phí dân sự phúc thẩm: Ông nguyễn Văn H được miễn nộp Bản
án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
III, Các vấn đề pháp lý được giải quyết trong bản án
1, Thời điểm diễn ra sự kiện
Vào khoảng 09 giờ ngày 29 tháng 4 năm 2017, có hai con gà trống, 01 con gà
trống lông đỏ của ông T và 01 con gà trống lông trắng của ông Nguyễn Văn L rượt đuổi
đá nhau chạy vào nhà của ông Nguyễn Văn H, 02 con gà này chạy loạn xạ, nhảy lên
bàn thờ, tủ, bàn ghế của ông dẫn đến thiệt hại về tài sản đã được Tòa án định giá tổng
cộng là 4.110.000đ (Trong đó tivi hiệu Toshiba 3.900.000đ và tấm kính 210.000đ)
2, Xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường
Về nguyên tắc thì người nào có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại thì người
đó phải BTTH do mình gây ra còn đối với BTTH do tài sản gây ra thì về nguyên tắc
trách nhiệm lại thuộc về chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu giao quản lý tài sản
đó chứ không phải thuộc về tất cả mọi người đang chiếm giữ tài sản đó. lOMoARc PSD|27879799
Trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra là trách nhiệm BTTH phát sinh khi tài sản
là nguyên nhân gây ra thiệt hại mà cụ thể trong trường hợp này là ở đây là gia súc gây
thiệt hại…(quy định tại Điều 603 Luật dân sự năm 2015).
Trong vụ án này, theo ông H thì nguyên nhân xảy ra thiệt hại là có hai con gà
trống, 01 con gà trống lông đỏ (của ông T) và 01 con gà trống lông trắng (của ông L)
rượt đuổi đá nhau chạy vào nhà của ông H và gây ra thiệt hại.
Ngược lại, theo ông T cho rằng có 01 con gà trống tơ lông đỏ là của mình và 1
con gà trống lông trắng là của ông L, ông T không biết trong 02 con gà thì con gà nào
làm thiệt hại tài sản của ông H. Hơn nữa, ngoài 02 con gà trống nêu trên thì trong nhà
ông H lúc bấy giờ còn có khoảng 03 - 04 con gà mái là gà của ông H, nên ông T không
đồng ý theo yêu cầu của ông H, vì cho rằng con gà của mình chưa chắc đã làm thiệt hại tài sản của ông H.
Do ông T không thừa nhận và không đồng ý theo yêu cầu của ông H, nên ông H
phải có nghĩa vụ chứng minh tivi và kính bàn của mình bị thiệt hại do chính con gà
trống lông đỏ của ông T gây ra theo quy định tại khoản 1 Điều 91 Bộ luật Tố tụng dân
sự năm 2015. Vụ việc xảy ra chỉ có nguyên đơn là ông Nguyễn Văn H và vợ ông trực
tiếp chứng kiến và lời khai trong biên bản xác minh ngày 29/04/2017 và trong đơn khởi
kiện ngày 25/05/2017 cũng không được thống nhất về mặt nội dung, đồng thời ông H
cũng không cung cấp được chứng cứ nào khác để chứng minh một cách khách quan
rằng con gà của ông T gây thiệt hại tài sản để có thể yêu cầu ông T bồi thường thiệt hại.
Do vậy trong quyết định của Tòa án nhân dân thị xã N xét xử sơ thẩm và quyết định
của Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng xét xử phúc thẩm đã tuyên không chấp nhận yêu
cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Nguyễn Văn H về việc yêu cầu ông Danh Hiền Cu
T và bà Đặng Kim L bồi thường cho ông đối với tài sản bị thiệt hại là chiếc tivi hiệu
Toshiba, màn hình 32 inch và tấm kiếng bàn với tổng số tiền là 4.110.000 đồng.
Từ những căn cứ nêu trên, chúng ta có thể xác định trong trường hợp này là
không có chủ thể phải BTTH.
3, Căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại
Trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tài sản gây ra thiệt hại được phát sinh
dựa trên các điều kiện:
Có thiệt hại xảy ra
Thiệt hại là những tổn thất thực tế được tính thành tiền, do việc xâm phạm đến
tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức.
Trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra chỉ phát sinh khi có sự thiệt hại về tính
mạng, sức khỏe và tài sản: lOMoARc PSD|27879799
+ Sự thiệt hại về tài sản là sự mất mát hoặc giảm sút tài sản, những chi phí để
ngăn chặn, hạn chế, sửa chữa thay thế, những lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai
thác công dụng của tài sản.về một lợi ích vật chất được pháp luật bảo vệ; thiệt hại về
tài sản có thể tính toán được thành một số tiền nhất định.
+ Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe làm phát sinh thiệt hại về vật chất bao gồm
chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc, phục hồi chức năng bị mất, thu nhập thực tế bị
mất, bị giảm sút do thiệt hại về tính mạng, sức khỏe.
Trong trường hợp trên thiệt hại đã xảy ra đó là TV Toshiba, màn hình 32 inch của
ông H bị vỡ màn hình (hỏng 90%) không sử dụng được nữa (thiệt hại 3.900.000đ) và
tấm kính bàn (dài 120cm, rộng 90cm ) (thiệt hại 210.000đ). Tổng giá trị thiệt hại là 4.110.000đ.
Có sự kiện gây thiệt hại trái pháp luật của tài sản
Thiệt hại phải là do tự thân nội tại của tài sản gây ra chứ không phải do tác động
của hành vi của con người.
Trong trường hợp này là hai con gà trống: 1 con lông đỏ của ông T và 1 con lông
trắng của ông L rượt đuổi đánh nhau chạy vào nhà của ông H và gây thiệt hại. Hai con
gà này tự đánh nhau và chạy vào nhà ông H và gây thiệt hại chứ không phải do ông L
và ông T có hành vi tác động khiên hai con gà này gây thiệt hại cho ông H.
Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và sự kiện gây thiệt hại
Trong trường hợp này, thiệt hại và sự kiện gây thiệt hại có mối quan hệ nhân quả
với nhau. Chính sự kiện 2 con gà đánh nhau chạy vào nhà ông H và nhảy lên bàn thờ,
tủ, bàn ghế đã gây ra thiệt hại là làm vỡ màn hình TV Toshiba 32 inch và vỡ kính bàn (dài 120cm, rộng 90cm).
4, Những căn cứ pháp luật để giải quyết vụ án trên.
Căn cứ theo Bộ luật Dân sự 2015
Điều 589 quy định về “Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm” bao gồm:
1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
4. Thiệt hại khác do luật quy định.
Trong trường hợp của bản án, nguyên đơn tức ông Nguyễn Văn H bị súc vật của ông
Danh Hiền Cu T và bà Đặng Kim L gây thiệt hại về tài sản cụ thể là làm cho Tivi hiệu
Toshiba, màn hình phẳng 32 inch bể màn hình, hư hại 90% không sử dụng được nữa lOMoARc PSD|27879799
và kính bàn bị bể chiều dài 120cm, chiều ngang 90cm. Đây đều là những vật dụng đang
được ông H sử dụng bình thường, gắn liền với lợi ích sử dụng của gia đình ông.
Điều 603 quy định về “Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra” 1.
Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người
khác.Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm
hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 2.
Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho
ngườikhác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu
cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại. 3.
Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì
ngườichiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm
hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật
thì phải liên đới bồi thường thiệt hại. 4.
Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc
vậtđó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
Trong trường hợp của bản án, ông T và bà L sẽ phải bồi thường thiệt hại nếu như gà
của mình gây ra cho gia đình ông H nếu như ông H chứng minh được những thiệt hại
đó là do súc vật của ông T và bà L gây ra.
Với việc thả rông súc vật theo tập quán, để cho súc vật rượt đuổi đá nhau chạy vào nhà
ông H, khiến ông H không thể phán ứng kịp thời, làm hư hại tài sản của gia đình ông
H thì ông T và bà L sẽ phải bồi thường theo tập quán vùng miền, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
IV, Quan điểm của nhóm về nội dung giải quyết của Tòa án.
Thứ nhất, tại phiên tòa cấp sở thẩm thì tòa án không chấp nhận yêu cầu của
nguyên đơn là có căn cứ và đúng pháp luật là hoàn toàn hợp lí. Vì tại 3 thời điểm khác
nhau: tại biên bản xác minh ngày 29/4/2017, tại biên bản tiếp nhận tố giác tin báo ngày
30/4/2017, tại đơn khởi kiện ngày 25/5/2017 thì ông H có lời trình bày khác nhau.
Chứng tỏ nguyên đơn có sự trình bày không thống nhất và có sự mâu thuẫn và không
có chứng cứ cụ thể chứng minh con gà lông đỏ của ông T bà L đã làm thiệt hại tài sản.
Thứ hai, Tòa án không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn và giữ nguyên bản
án sơ thẩm. Điều này cũng hợp lí vì đến thời điểm kháng cáo nguyên đơn không đưa ra
được bằng chứng để chứng minh, mặc dù nguyên đơn có nói đến người làm chứng là
ông NLC1, NLC2 nhưng những người làm chứng do nguyên đơn cung cấp đều xác
nhận là họ không trực tiếp chứng kiến nguyên nhân gây ra thiệt hại.
Như vậy, xét về mặt pháp lý thì Tòa án giải quyết như vậy là hoàn toàn hợp lý
và đúng theo quy định của pháp luật. Nguyên đơn không có bằng chứng cụ thể chứng
minh con gà lông đỏ đã làm thiệt hại tài sản nên bị đơn không phải bồi thường thiệt hại
xảy ra. Nhưng xét về tình, về lý thì ông T bà L phải bồi thường một nửa số thiệt hại tài
sản đã xảy ra cho gia đình ông L. Vì trong quá trình gây ra thiệt hại có sự xuất hiện của
con gà lông đỏ của gia đình ông T. lOMoARc PSD|27879799
Như vậy đối với ý kiến của nhóm về vụ việc này, quyết định của Tòa án về vụ
việc của ông Nguyễn Văn H được Tòa tuyên xử là vô hiệu, xét trên mặt pháp lý, quyết
định của Tòa án là đúng đắn vì ông H không có chứng cớ để chứng minh được gà của
ông T và bà L đã gây thiệt hại cho tài sản của mình. Nhưng một câu hỏi đặt ra, sau tất
cả, ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho sự việc trên? Tuy không thể đưa ra được bằng
chứng chính xác, vì nhiều nguyên do khách quan như sự việc xảy ra bất ngờ không thể
ghi hình lại, không có thiệt hại nào đủ đặc trưng để chỉ ra là do con gà của ông T bà L
làm…, nhưng những thiệt hại là có thật và gia đình ông H phải chịu những thiệt hại đó
là thật. Xét về mặt tập quán và đạo đức, ông H cần có một sự bồi thường, có thể không
phải là bồi thường hoàn toàn, nhưng là một phần cho những thiệt hại mà gia đình ông phải chịu. Kết luận
Qua việc phân tích cũng như tìm hiểu 02 bản án nêu trên, nhóm chúng em cũng
đã có được phần nào kiến thức về vấn đề bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra. Mặc
dù quyết định của Tòa án đối với các vụ việc nêu trên là phù hợp với pháp luật quy
định, xong hợp lý chưa chắc đã hợp tình. Vì vậy các nhà làm luật cần phải điều chỉnh
để cho các quy định đi sát vào thực tế đời sống hơn, để giải quyết vụ việc một cách
toàn diện nhất. Trong quá trình làm bài còn có nhiều thiếu sót, nhóm chúng em rất hi
vọng có được sự góp ý của thầy cô để bài làm được hoàn thiện một cách tốt nhất.
Nhóm em xin chân thành cám ơn thầy cô đã đọc và góp ý bài làm!
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Luật dân sự tập
2. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo Bộ luật dân sự năm 2015, Hồ Quân – Đình Thắng
3. Đặc điểm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Luật Dương Gia
4. Bản án số 130/2018/DS-PT
5. Bản án số 193/2017/DS-PT