-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tiểu luận môn kinh tế chính trị Mác - Lênin
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại và hiệu quả hơn, hình thành các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút khoa học công nghệ hiện đại và đầu tư bên ngoài vào nền kinh tế. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Kinh tế chính trị ( UEH ) 16 tài liệu
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 1.7 K tài liệu
Bài tiểu luận môn kinh tế chính trị Mác - Lênin
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại và hiệu quả hơn, hình thành các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút khoa học công nghệ hiện đại và đầu tư bên ngoài vào nền kinh tế. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Kinh tế chính trị ( UEH ) 16 tài liệu
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 1.7 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA TÀI CHÍNH BÀI TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
Giảng viên: Lộ Kim Cúc
Mã học phần: 23C1POL51002428
Họ và tên: Nguyễn Thanh Thuỷ
Lớp FNC05 MSSV: 31221026350
Phòng học: B2-303 Buổi: Chiều Thứ 7 lOMoAR cPSD| 47206071 MỤC LỤC
I. Phân tích tính tất yếu, và những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế..................1
1. Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế..........................................1
2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển của Việt Nam...................1
II. Các dẫn chứng cụ thể về tác động tiêu cực từ hội nhập kinh tế quốc tế đến quá trình
phát triển của Việt Nam thời gian qua trên các mặt về kinh tế, chính trị, văn hoá....2
III. Giải pháp khắc phục những tác động tiêu cực để nâng cao hiệu quả của hội nhập kinh
tế quốc tế trong phát triển của Việt Nam.......................................................................3 lOMoAR cPSD| 47206071 NỘI DUNG
I. Phân tích tính tất yếu, và những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế
1. Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế
Thứ nhất, do phân công lao động quốc tế là tiền đề cho sự hình thành các quan hệ kinh tế
quốc tế. Phân công lao động quốc tế ngày càng phát triển và bao trùm toàn bộ nền kinh tế
thế giới làm cho nền kinh tế của các nước ngày càng gắn chặt vào nền kinh tế toàn cầu,
hình thành các mối quan hệ vừa lệ thuộc, vừa tương tác lẫn nhau trong một chỉnh thể
khiến cho hội nhập kinh tế quốc tế trở thành xu thế chung của thế giới.
Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế là đòi hỏi khách quan trọng bối cảnh toàn cầu hóa kinh
tế vì toàn cầu hóa kinh tế đã lôi cuốn tất cả các nước vào hệ thống phân công lao động
quốc tế, các mối liên hệ quốc tế của sản xuất và trao đổi ngày càng gia tăng, khiến cho
nền kinh tế của các nước trở thành một bộ phận hữu cơ và không thể tách rời nền kinh tế toàn cầu.
Thứ ba, hội nhập kinh tế quốc tế là con đường có thể giúp cho các nước đang và kém
phát triển có thể tận dụng thời cơ phát triển rút n gắn, thu hẹp khoảng cách với các nước
tiên tiến, khắc phục nguy cơ tụt hậu ngày càng rõ rệt, thu hút vốn để thúc đẩy công
nghiệp hoá, tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới và nâng cao mức thu nhập của các tầng lớp dân cư.
2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển của Việt Nam
2.1 Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế
- Mở rộng thị trường để thúc đẩy thương mại phát triển, giúp tăng trưởng kinh tế nhanh,
bền vững và chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang chiều sâu với hiệu quả cao.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại và hiệu quả hơn, hình thành các lĩnh
vực kinh tế mũi nhọn để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp
phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút khoa học công nghệ hiện đại và
đầu tư bên ngoài vào nền kinh tế.
- Nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia.
- Tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế, nguồn tín
dụng và các phương thức quản trị phát triển để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế.
- Cải thiện tiêu dùng trong nước, người dân được thụ hưởng các sản phẩm hàng hóa, dịch
vụ đa dạng về chủng loại, mẫu mã và chất lượng với giá cạnh tranh.
- Tạo tiền đề cho hội nhập về văn hóa, tiếp thu những giá trị tinh hoa của thế giới, bổ
sung những giá trị và tiến bộ của văn hóa, văn minh của thế giới để làm giàu thêm văn hóa dân tộc.
- Tạo điều kiện cho cải cách chính trị hướng tới xây dựng một nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa, xây dựng một xã hội mở, dân chủ, văn minh. 1 lOMoAR cPSD| 47206071
- Giúp đảm bảo an ninh quốc gia, ổn định ở khu vực và quốc tế, cùng giải quyết những
vấn đề chung như môi trường, biến đổi khí hậu, phòng chống tội phạm và buôn lậu quốc tế.
2.2 Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế
- Cạnh tranh gay gắt với các đối thủ nước ngoài khiến nhiều doanh nghiệp và ngành kinh
tế nước ta gặp khó khăn trong phát triển, thậm chí là phá sản.
- Gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế vào thị trường bên ngoài, khiến nền kinh tế dễ bị
tổn thương trước những biến động về chính trị, kinh tế thế giới.
- Phân phối không công bằng lợi ích, có nguy cơ làm tăng khoảng cách giàu - nghèo và
bất bình đẳng xã hội.
- Có thể tạo ra một số thách thức đối với quyền lực Nhà nước, chủ quyền quốc gia.
- Gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống Việt Nam bị xói mòn trước sự
“xâm lăng” của văn hóa nước ngoài. Tăng nguy cơ gia tăng của tình trạng khủng bố
quốc tế, buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, nhập cư bất hợp pháp… II. Các
dẫn chứng cụ thể về tác động tiêu cực từ hội nhập kinh tế quốc tế đến quá trình
phát triển của Việt Nam thời gian qua trên các mặt về kinh tế, chính trị, văn hoá.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, các doanh nghiệp trong nước ta đang
chịu sức ép rất lớn từ các công ty lớn nước ngoài.Thực trạng những năm gần đây, cụ thể
là Công ty TNHH Tập đoàn gỗ Hương Sơn (Lạng Giang) đã đầu tư hàng chục tỷ đồng
trang bị, lắp đặt hệ thống máy móc hiện đại, đưa ra thị trường những sản phẩm có chất
lượng cao nhất về ván ép gỗ để tiêu dùng trong và ngoài nước nhưng điều khiến doanh
nghiệp lo lắng là sự cạnh tranh với gỗ ép từ Trung Quốc.
Tại thị trường Bắc Giang, một số cửa hàng vật liệu xây dựng và cơ sở chế biến nội thất
cũng sử dụng gỗ dán, gỗ ép, gỗ công nghiệp có nguồn gốc từ Trung Quốc. Điều này được
lý giải vì lợi thế cạnh tranh lớn nhất của loại hàng này là giá rất rẻ, mẫu mã đa dạng đáp
ứng được mọi nhu cầu của khách hàng về hình thức, hoa văn phong phú, bề mặt bóng
bẩy, giả vân đa dạng các loại gỗ và đặc biệt họ đánh mạnh vào tâm lý người tiêu dùng
Việt Nam với mức giá chỉ từ hơn 100 nghìn đồng/m2, trong khi hàng trong nước thường có giá cao hơn 20-30%.
Ngoài ra, sản phẩm đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng cao trong những
năm qua cũng từng bị nước này nghi ngờ ngành gỗ Việt Nam đang trở thành điểm đến
đầu tư “núp bóng” của một số nhà đầu tư ngoại và Trung Quốc để tránh thuế. Hơn nữa
trong bối cảnh cuộc thương chiến Mỹ – Trung hiện nay, Việt Nam sẽ có nguy cơ bị biến
thành “cứ điểm” để các doanh nghiệp Trung Quốc gian lận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa.
Việc này cũng khiến hàng Việt Nam có nguy cơ trở thành sân sau của các nước đầu tư
vốn và đồng thời bị áp thuế trừng phạt với mức cao từ các quốc gia nhập khẩu trong đó
có Mỹ và các nước châu Âu. Điều này sẽ tác động tiêu cực lên các mặt về kinh tế, chính
trị, văn hoá của Việt Nam như sau: 2 lOMoAR cPSD| 47206071
Tác động tiêu cực về mặt kinh tế:
- Cạnh tranh khốc liệt: Với việc mở cửa thị trường, các công ty nước ngoài đều có thể
đầu tư và cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp trong nước
- Sự phụ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài: Hội nhập kinh tế quốc tế có thể làm tăng sự
phụ thuộc của Việt Nam vào nguồn vốn nước ngoài, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI). Điều này có thể tạo ra rủi ro về tài chính và ảnh hưởng đến chủ quyền kinh tế của Việt Nam.
Tác động tiêu cực về mặt chính trị:
- Mất độc lập quyết định: Hội nhập kinh tế quốc tế có thể đặt Việt Nam vào tình huống
phải tuân thủ các quy tắc và tiêu chuẩn của các tổ chức quốc tế. Điều này có thể làm mất
đi độc lập quyết định của Việt Nam và ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia.
- Mất cân bằng quyền lực: Hội nhập kinh tế quốc tế có thể tạo ra sự mất cân bằng
quyền lực giữa các quốc gia. Việt Nam, như một quốc gia đang phát triển, có thể gặp khó
khăn trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia và đàm phán với các quốc gia có quyền lực kinh tế lớn hơn.
Tác động tiêu cực về mặt văn hóa:
Nguy cơ xói mòn bản sắc văn hóa: hội nhập kinh tế quốc tế có thể gây ra sự xâm nhập và
ảnh hưởng của văn hóa nước ngoài, dẫn đến mất bản sắc văn hóa của Việt Nam. Sự lan
truyền của các phong cách sống, giá trị và hình thức văn hóa từ các quốc gia khác có thể
làm suy giảm giá trị và đặc trưng của văn hóa truyền thống Việt Nam.
III. Giải pháp khắc phục những tác động tiêu cực để nâng cao hiệu quả của hội nhập
kinh tế quốc tế trong phát triển của Việt Nam.
Thứ nhất, nhận thức sâu sắc về thời cơ và thách thức do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại
- Nhận thức hội nhập kinh tế là một thực tiễn khách quan, không một quốc gia nào có
thể né tránh hoặc quay lưng với hội nhập. Việt Nam cũng không thể đứng ngoài dòng
chảy acủa lịch sử, hội nhập quốc tế không chỉ là “khẩu hiệu thời thượng” mà phải là
“phương thức tồn tại và phát triển” của nước ta hiện nay.
- Tư duy hội nhập chuyển từ “mở rộng quan hệ, gia nhập và tham gia hợp tác quốc tế”
sang “chủ động đóng góp, tích cực khởi xướng và tham gia định hình các cơ chế hợp
tác”. Với tầm và quy mô hội nhập hiện nay, các mối quan hệ kinh tế quốc tế của nước ta
không đơn thuần là “hội nhập” mà ở tầm “liên kết.
- Về chủ thể tham gia hội nhập, nhà nước là người dẫn dắt tiến trình hội nhập và hỗ trợ
các chủ thể khác cùng tham gia sân chơi ở khu vực và toàn cầu.
Thứ hai, xây dựng chiến lược và lộ trình hội nhập kinh tế phù hợp
Cần đánh giá đúng được bối cảnh quốc tế, xu hướng vận động kinh tế, chính trị thế giới,
tác động của toàn cầu hóa, của cách mạng công nghiệp để từ đó xây dựng chiến lược hội 3 lOMoAR cPSD| 47206071
nhập kinh tế cần nghiên cứu kinh nghiệm của các nước, nhằm đúc rút cả những bài học
thành công và thất bại của họ để tránh đi vào những sai lầm mà các nước đã từng phải gánh chịu hậu quả.
Chiến lược hội nhập kinh tế phải toàn diện đồng thời có tính mở, điều chỉnh linh hoạt để
ứng phó kịp thời với sự biến đổi của thế giới và các tác động mặt trái phát sinh trong quá
trình hội nhập kinh tế. Bên cạnh đó, tập trung các nguồn lực để hình thành các lĩnh vực
nòng cốt, các nhân tố đột phá trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ ba, tích cực, chủ động tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế, thực hiện đầy đủ các
cam kết của Việt Nam trong các liên kết quốc tế và khu vực.
Với tư cách là thành viên của các tổ chức kinh tế quốc tế như: WTO, ASEAN, APEC...
Việt Nam đã nỗ lực thực hiện nghiêm túc các cam kết và tích cực tham gia các hoạt động
trong khuôn khổ các tổ chức này, đặc biệt là về cắt giảm thuế mở cửa dịch vụ, đầu tư,...
đã góp phần nâng cao uy tín, vai trò của Việt Nam trong các tổ chức này. Việc tích cực
tham gia các liên kết kinh tế quốc tế và thực hiện nghiêm túc các cam kết của các liên kết
góp phần nâng cao uy tín, vai trò của Việt Nam trong các tổ chức này.
Thứ tư, hoàn thiện thể chế về kinh tế và luật pháp
- Để nâng cao hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế, cần hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường trên cơ sở đổi mới mạnh mẽ về sở hữu, coi trọng khu vực tư nhân, đổi mới doanh
nghiệp nhà nước, hình thành đồng bộ các loại thị trường; đảm bảo môi trường cạnh tranh
bình đẳng giữa các chủ thể kinh tế.
- Đổi mới cơ chế quản lý của Nhà nước trên cơ sở thực hiện đúng các chức năng của
Nhànước như: định hướng phát triển, tạo môi trường, hỗ trợ và giám sát hoạt động các
chủ thể kinh tế. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, giảm thiểu các thách
thức do tranh chấp quốc tế.
Thứ năm, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế
- Để đứng vững trong cạnh tranh, các doanh nghiệp phải chú trọng tới đầu tư, cải tiến
công nghệ để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Đặc biệt là phải học hỏi cách thức
kinh doanh, chấp nhận cạnh tranh bình đẳng, nâng cao năng lực quản trị, đồng hành với Chính phủ.
Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn với nhu cầu của
doanh nghiệp. Phát triển, hoàn thiện cơ sở hạ tầng sản xuất, giao thông, thông tin, dịch
vụ… giúp giảm chi phí sản xuất và tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút vốn, công nghệ
tiên tiến, thúc đẩy năng suất lao động của các doanh nghiệp.
Thứ sáu, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ của Việt Nam
Nền kinh tế độc lập tự chủ là nền kinh tế không bị lệ thuộc, phụ thuộc vào nước khác,
người khác, hoặc vào một tổ chức kinh tế nào đó về đường lối, chính sách phát triển,
không bị bất cứ ai dùng những điều kiện kinh tế, tài chính, thương mại, viện trợ... để áp
đặt, khống chế, làm tổn hại chủ quyền quốc gia và lợi ích cơ bản của dân tộc. 4 lOMoAR cPSD| 47206071
Để xây dựng thành công nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với tích cực và chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi Việt Nam phải thực hiện một số biện pháp sau đây: - Xây
dựng, hoàn thiện, bổ sung đường lối phát triển chung và đường lối kinh tế của đất nước
phù hợp với từng giai đoạn.
- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tái cấu trúc nền kinh tế, tăng
trưởng chủ yếu theo chiều sâu. Mở rộng và tìm kiếm thị trường mới, đa dạng hóa thị
trường, nguồn vốn đầu tư và đối tác, đổi mới công nghệ.
- Tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế bằng đổi mới, hoàn thiện thể chế
kinh tế, cải cách hành chính, tăng cường áp dụng khoa học công nghệ hiện đại, đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành kinh tế.
- Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với đảm bảo quốc phòng, an ninh và đối ngoại
trong hội nhập quốc tế.
- Giữ vững độc lập, tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, kết hợp sức mạnh dân
tộc với sức mạnh thời đại, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 5 lOMoAR cPSD| 47206071
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phương, Q. (2019, 7 23). Sản phẩm Trung Quốc “mượn” xuất xứ hàng Việt: Thách thức
của doanh nghiệp ngành gỗ. Retrieved from Báo Bắc Giang:
http://baobacgiang.com.vn/bg/kinh-te/295416/san-pham-trung-quoc-muon-xuatxu-
hang-viet-thach-thuc-cua-doanh-nghiep-nganh-go.html
trị, K. L. (2019). Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Kinh tế chính trị. TP.HCM: Bộ GD&ĐT
Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. 6